Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Phát triển kinh tế khu vực miền núi thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.6 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------****----------

ĐỖ THỊ MỸ DUNG

PHÁT TRIỂN KINH TẾ KHU VỰC MIỀN NÚI
THANH HOÁ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------****----------

ĐỖ THỊ MỸ DUNG

PHÁT TRIỂN KINH TẾ KHU VỰC MIỀN NÚI
THANH HOÁ

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số:
60 31 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. Vũ Đức Thanh

HÀ NỘI - 2008


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa
Kinh tế, nay là Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ trong
quá trình nghiên cứu và viết luận văn.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Vũ Đức Thanh đã tận tâm hƣớng dẫn để tôi
hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của lãnh đạo Trƣờng Đào tạo Cán
bộ Dân tộc nơi tôi công tác đã tạo điều kiện cho tôi thu thập và hoàn chỉnh số liệu của luận
văn.
Trong quá trình thực hiện, do hạn chế về lý luận và kinh nghiệm cũng nhƣ thời gian
nghiên cứu luận văn không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến
đóng góp của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2008
Tác giả

Đỗ Thị Mỹ Dung


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN
KINH TẾ KHU VỰC MIỀN NÚI ................................................................. 1
1.1. Lý luận chung về phát triển kinh tế .................................................... 1
1.1.1. Khái niệm phát triển kinh tế ............................................................ 1

1.1.2. Nội dung phát triển kinh tế ............................................................. 8
1.1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế ................................ 17
1.2. Tình hình phát triển kinh tế một số khu vực miền núi nƣớc ta hiện nay
.......................................................................................................................... 21
1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế khu vực miền núi phía bắc ................. 21
1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế khu vực Tây Nguyên ........................... 25
1.2.3. Đánh giá chung về tình hình kinh tế khu vực miền núi cả nƣớc thời kỳ
đổi mới ............................................................................................................ 30
Tóm tắt chƣơng 1 ........................................................................................... 39
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ KHU VỰC MIỀN NÚI
THANH HOÁ ................................................................................................ 40
2.1. Những nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế khu vực ............. 40
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 40
2.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội ............................................................... 45
2.1.3. Các chính sách, chƣơng trình phát triển kinh tế miền núi Thanh Hoá
......................................................................................................................... 53
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế khu vực những năm qua .................... 63
2.2.1. Về tăng trƣởng kinh tế .................................................................... 63
2.2.2. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ........................................................ 67
2.3. Đánh giá quá trình phát triển kinh tế khu vực miền núi Thanh Hoá
......................................................................................................................... 72


2.3.1. Những thành tựu đạt đƣợc ............................................................... 72
2.3.2. Những mặt hạn chế .......................................................................... 74
Tóm tắt chƣơng 2 .......................................................................................... 79
CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
KINH TẾ KHU VỰC MIỀN NÚI THANH HOÁ ........................................ 80
3.1. Bối cảnh hiện nay và định hƣớng phát triển kinh tế khu vực miền núi
Thanh Hoá .................................................................................................... 80

3.1.1. Bối cảnh mới ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế khu vực miền núi
Thanh Hoá ....................................................................................................... 80
3.1.2. Quan điểm định hƣớng và mục tiêu phát triển khu vực miền núi Thanh
Hoá những năm tới .......................................................................................... 83
3.2. Giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế khu vực miền núi Thanh Hoá 90
3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của khu
vực .................................................................................................................. 90
3.2.2. Đào tạo, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực................................. 95
3.2.3. Phát triển thị trƣờng và nâng cao sức tiêu thụ sản phẩm ................ 96
3.2.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng.................................................................... 97
3.2.5. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, tạo động lực mới cho sản xuất
kinh doanh ...................................................................................................... 98
3.2.6. Huy động và sử dụng vốn đầu tƣ .................................................... 98
Tóm tắt chƣơng 3 .......................................................................................... 101
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 102
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển kinh tế – xã hội miền núi, nâng cao mức sống dân cƣ, giảm dần
khoảng cách chênh lệch giữa miền núi với đồng bằng, hƣớng tới phát triển bền
vững là một trong những định hƣớng chiến lƣợc phát triển theo lãnh thổ ở nƣớc
ta. Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của Việt Nam, Thanh Hoá có một vị trí
đầy tiềm năng, hứa hẹn sẽ trở thành một trong những trung tâm phát triển của
đất nƣớc trong thế kỷ XXI.
Thanh Hoá là một tỉnh miền Trung, cách thủ đô Hà Nội 153 km về phía
nam. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 11.106 km2 chiếm 3,37% diện tích cả nƣớc.

Trong đó, khu vực miền núi có diện tích trên 8.000 km2 (chiếm trên 2/3 diện tích
toàn tỉnh). Khu vực miền núi Thanh Hoá gồm 105 xã vùng cao, 102 xã đặc biệt
khó khăn, thuộc chƣơng trình 135 và 15 xã biên giới với chiều dài đƣờng biên
giới 192 km.
Những năm đầu của thế kỷ XX, kinh tế miền núi tỉnh Thanh Hoá cơ bản
là sản xuất tự cung, tự cấp. Lao động nông nghiệp chiếm tới 90%, tỷ lệ đói
nghèo chiếm 60%. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành nhiều
chủ trƣơng, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để khai thác các nguồn lực để
phát triển kinh tế, nâng cao dân trí, xoá đói giảm nghèo, ổn định và nâng dần
mức sống cho đồng bào các dân tộc khu vực miền núi, giữ vững ổn định chính
trị và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng biên giới.
Do có vị trí chiến lƣợc quan trọng cả về kinh tế – xã hội và an ninh, quốc
phòng, trong những năm qua miền núi Thanh Hoá luôn nhận đƣợc sự quan tâm
của Đảng và Nhà nƣớc. Công cuộc đổi mới đã trực tiếp tạo thế và lực cho miền
núi phát triển trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, đến nay khu vực miền núi
Thanh Hoá vẫn còn nhiều khó khăn, yếu kém; kinh tế phát triển chậm và vẫn là
một trong những vùng nghèo nhất của cả nƣớc, sức phát triển kinh tế chƣa tƣơng
xứng với tiềm năng của bản thân khu vực nói riêng và của toàn tỉnh nói chung.
Đứng trƣớc nhu cầu, đòi hỏi của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất


nƣớc vấn đề phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho đồng bào ở vùng miền
núi Thanh Hoá đang ngày càng trở thành một đòi hỏi bức thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều bài viết, công trình nghiên
cứu về vấn đề phát triển kinh tế khu vực miền núi cả nƣớc nói chung và khu vực
miền núi tỉnh Thanh Hoá nói riêng dƣới nhiều góc độ khác nhau. Trong đó có
những công trình chủ yếu nhƣ :
“Giải pháp cải thiện đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số”. Kỷ yếu
khoa học của Viện Dân tộc – Uỷ ban Dân tộc, Nxb. Văn hoá - Thông tin, Hà

Nội - 2005. Cuốn sách là bản tổng tập những tham luận có giá trị, phản ánh sự
hƣởng ứng, xây dựng và triển khai chƣơng trình xoá đói giảm nghèo của các bộ,
ngành, đoàn thể và nhân dân ở những địa phƣơng có các dân tộc thiểu số. Đồng
thời kiến nghị những giải pháp thiết thực nhằm cải thiện đời sống cho đồng bào
các dân tộc thiểu số trong cả nƣớc. Tuy nhiên, đây chƣa phải là công trình
nghiên cứu chuyên sâu về phát triển kinh tế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hoá.
“Thực hiện chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó
khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa” của Hội đồng khoa học – Uỷ ban Dân
tộc, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2006. Cuốn sách đã tiếp cận và trình bày
một cách có hệ thống những nội dung cơ bản của chƣơng trình phát triển kinh tế
– xã hội khu vực miền núi, vùng sâu và vùng xa. Nội dung cuốn sách giới hạn
trong phạm vi các xã đặc biệt khó khăn và chủ yếu tập trung giải quyết các vấn
đề thuộc Chƣơng trình 135.
“Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội miền núi
tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020” của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Thanh Hoá
tháng 5 năm 2006. Đây là kết quả của quá trình khảo sát và đƣa ra những quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội miền núi tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020.
Báo cáo của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá về “Chiến lược phát triển
lâm nghiệp tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2001 - 2010” và “Quy hoạch tổng thể phát
triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá đến năm 2015 và định hướng 2020”…


Ngoài ra cũng có một số đề tài luận văn, luận án viết về vấn đề phát triển
kinh tế khu vực miền núi ở các tỉnh nhƣ: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Kiên
Giang… Song cho đến nay chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu vấn đề
giải pháp phát triển kinh tế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hoá.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích:
Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế ở khu vực miền núi tỉnh Thanh Hoá,
qua đó tìm ra các giải pháp phát triển kinh tế phù hợp với thời kỳ mới nhằm khai

thác hiệu quả các tiềm năng kinh tế góp phần nâng cao chất lƣợng đời sống của
đồng bào khu vực miền núi tỉnh Thanh Hoá.
Nhiệm vụ:
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
-

Làm rõ nội dung và các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế.

-

Nghiên cứu đƣờng lối, chính sách phát triển kinh tế ở Việt Nam nói

chung và Thanh Hoá nói riêng.
-

Đánh giá thực trạng tình hình phát triển kinh tế khu vực miền núi tỉnh

Thanh Hoá.
-

Đề xuất quan điểm định hƣớng và những giải pháp chủ yếu góp phần

thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hoá.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế khu vực miền núi tỉnh
Thanh Hoá.
Phạm vi nghiên cứu:
Khu vực miền núi Thanh Hoá thời kỳ đổi mới, tập trung nghiên cứu chủ
yếu từ năm 2000 đến nay. Liên quan đến vấn đề này, luận văn đề cập đến phát

triển kinh tế ở Việt Nam và một số khu vực miền núi khác trong cả nƣớc.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu


Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu: phƣơng pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử; phƣơng pháp thống kê, tổng hợp, phân tích…
Đồng thời luận văn dựa trên các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
phát triển kinh tế khu vực miền núi. Ngoài ra tác giả còn kế thừa và sử dụng một
số đề xuất và số liệu thống kê của một số công trình có liên quan của các tác giả
trong và ngoài nƣớc.
6. Đóng góp của luận văn
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hoá
từ 2000 đến nay.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế khu vực miền
núi tỉnh Thanh Hoá từ nay đến năm 2010.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3
chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển kinh tế khu vực
miền núi.
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển kinh tế khu vực miền núi Thanh Hoá.
Chƣơng 3: Quan điểm định hƣớng và giải pháp phát triển kinh tế khu vực
miền núi Thanh Hoá.


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ
KHU VỰC MIỀN NÚI

1.1. Lý luận chung về phát triển kinh tế

1.1.1. Khái niệm phát triển kinh tế
1.1.1.1. Phát triển kinh tế
Mục tiêu của các quốc gia là tạo ra sự tiến bộ toàn diện, mà tăng trƣởng
kinh tế chỉ là một điều kiện quan trọng. Thành quả của sự phát triển phải mang
lại cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần cho con ngƣời. Con ngƣời làm cho nền
kinh tế phát triển, đến lƣợt mình sự phát triển của nền kinh tế làm cho con ngƣời
ngày càng hoàn thiện hơn.
Nói đến phát triển là nói đến sự vận động theo chiều hƣớng tiến bộ của
một hệ thống và trong điều kiện một thế giới rộng lớn. Theo quan điểm của triết
học, phát triển là khái niệm chỉ sự thay đổi về quy mô và chất lƣợng của một sự
vật, một hiện tƣợng trong thời gian và không gian nhất định. Nó bao hàm cả
tăng lên và giảm đi về quy mô và sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tƣợng.
Nhƣ vậy, phát triển là khái niệm về sự tồn tại và vận động không ngừng của sự
vật, hiện tƣợng trong một thời gian và không gian cụ thể.
Phát triển kinh tế là việc tổ chức và thúc đẩy những hoạt động của con ngƣời
làm cho nền kinh tế tăng lên cả về quy mô và chất lƣợng; nó đƣợc xem là con
đƣờng dẫn tới ấm no, hạnh phúc và cải biến xã hội đi tới tiến bộ. Phát triển kinh
tế ngoài việc bao hàm quá trình gia tăng kinh tế còn có một nội hàm phản ánh
rộng lớn hơn, sâu sắc hơn, đó là những biến đổi về mặt chất của nền kinh tế – xã
hội. Trình độ phát triển văn minh xã hội thể hiện ở hàng loạt tiêu chí nhƣ: thu
nhập thực tế, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh, trình


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Ban Tƣ tƣởng – Văn hoá Trung ƣơng (2002), Vấn đề dân tộc và chính
sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. CTQG, Hà Nội.


2.

Báo cáo của Oxfam quốc tế (1997), Tăng trưởng với công bằng:
Chương trình thảo luận về chủ đề xoá đói giảm nghèo, Business
Publications, Inc.; Plano, Texas.

3.

Trần Bình (2001), Tập quán hoạt động kinh tế của một số dân tộc ở Tây
Bắc Việt Nam, Nxb. Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

4.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000), Điều tra công tác
khuyến nông, khuyến lâm đến phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp ở
vùng dân tộc miền núi. Báo cáo tổng hợp, Hà Nội.

5.

Trịnh Quang Cảnh (2005), Phát huy vai trò đội ngũ trí thức các dân tộc
thiểu số nước ta trước sự nghiệp cách mạng hiện nay, Nxb. CTQG, Hà
Nội.

6.

Trần Văn Chử (chủ biên) (2000), Kinh tế học phát triển, Nxb. CTQG,
Hà Nội.

7.


Cục Thống kê Tỉnh Thanh Hoá (2006), Niên giám thống kê 2001 –
2005, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

8.

Lê Trọng Cúc (1999), Hiện trạng và xu hướng phát triển ở vùng núi
Việt Nam, Trung tâm Đông – Tây, Hawaii.

9.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
11. PGS.TS. Bế Viết Đẳng (1996), Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển
kinh tế xã hội ở miền núi, Nxb. Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
12. Lê Huy Đức, Trần Đại (2003) (chủ biên), Giáo trình dự báo phát triển
kinh tế – xã hội, Nxb. Thống kê.


13. Phạm Hảo (2005), Phát triển kinh tế thị trường – một số vấn đề thực
tiễn ở miền Trung và Tây Nguyên, Nxb. CTQG, Hà Nội.
14. Hội đồng khoa học – Uỷ ban Dân tộc (2006), Thực hiện chương trình
phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng
sâu, vùng xa, Nxb. CTQG, Hà Nội.
15. Nguyễn Ngọc Hiến (2005), Quản lý, chỉ đạo phát triển kinh tế địa
phương, Nxb. CTQG, Hà Nội.
16. Bùi Thị Bích Lan (2005), Thực trạng đói nghèo và một số giải pháp
xoá đói giảm nghèo đối với các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên,

Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
17. Bùi Tiến Lợi (2002), Phát triển nguồn nhân lực của Thanh Hoá đến
năm 2010 theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb. CTQG, Hà
Nội.
18. Đỗ Hoài Nam (2005), Một số vấn đề phát triển kinh tế của Việt Nam
hiện nay, Nxb. Thế giới.
19. Đỗ Hoài Nam (chủ biên) (1996), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và
phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam, Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội.
20. Phạm Xuân Nam (chủ biên) (2002), Triết lý phát triển ở Việt Nam,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
21. Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (1999), Phát triển con người – Từ
quan niệm đến chiến lược và hành động, Nxb. CTQG, Hà Nội.
22. Ngân hàng phát triển Châu Á, Viện Chiến lƣợc phát triển (2005), Miền
trung: định hướng giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội bền vững,
Báo cáo tổng hợp.
23. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá
IX (2003), Nxb. CTQG, Hà Nội.


24. Nguyễn Quốc Phẩm (2000), Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ
hoá đời sống xã hội nông thôn miền núi cơ sở vùng dân tộc thiểu số các
tỉnh miền núi phía bắc nước ta, Nxb. CTQG, Hà Nội.
25. Đinh Văn Phƣợng (2005), Thu hút và sử dụng vốn đầu tư để phát triển
kinh tế miền núi phía bắc nước ta hiện nay, Luận án Tiến sỹ Triết học.
26. Tatyana P. Soubbotina (2002) (Dịch: Lê Kim Tiên), Không chỉ là tăng
trưởng kinh tế, Nxb. Văn hoá Thông tin.
27. Sở Kế hoạch - Đầu tƣ tỉnh Thanh Hoá (2006), Báo cáo tóm tắt quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội miền núi tỉnh Thanh Hoá đến
năm 2020.

28. Lê Ngọc Thắng (chủ biên) (2006), Giải pháp cải thiện đời sống cho
đồng bào các dân tộc thiểu số, Nxb. CTQG, Hà Nội.
29. Bùi Tất Thắng (1992), Một số lý thuyết phát triển kinh tế hiện đại, Tạp
chí Nghiên cứu kinh tế, số 4 (188) tháng 8 – 1992 và số 5 (189) tháng
10 – 1992.
30. GS.TS. Nguyễn Văn Thƣờng (chủ biên), Một số vấn đề kinh tế – xã hội
Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb. CTQG, Hà Nội.
31. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia (2000), Tư duy mới
về phát triển kinh tế cho thế kỷ XXI, Nxb. CTQG, Hà Nội.
32. Nguyễn Văn Tuấn (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển
kinh tế ở Việt Nam, Nxb. Tƣ pháp.
33. Từ điển kinh tế học hiện đại (1999), Nxb. CTQG, Hà Nội.
34. UNDP và Viện Chiến lƣợc phát triển (2001), Việt Nam hướng tới 2010,
Nxb. CTQG, Hà Nội.
35. Uỷ ban Dân tộc và Miền núi (2001), Về vấn đề dân tộc và công tác dân
tộc ở nước ta, Nxb. CTQG, Hà Nội.
36. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thanh Hoá (2006), Báo cáo“Chiến lược phát
triển lâm nghiệp tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2001 – 2010” và “Quy


hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá đến năm 2015
và định hướng 2020”.
37. Viện Chiến lƣợc phát triển (1998), Lựa chọn và thực hiện chính sách
phát triển kinh tế ở Việt Nam, Nxb. CTQG, Hà Nội.
38. Viện Chiến lƣợc phát triển (2001), Cơ sở khoa học của một số vấn đề
trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam đến năm 2010 và
tầm nhìn 2020, Nxb. CTQG, Hà Nội.
39. Viện Chiến lƣợc phát triển (2002), Quan điểm phát triển trong thiên
niên kỷ mới, trong tài liệu: “Những thách thức đối với thực hiện chiến
lƣợc của Việt Nam”, UNDP công bố.

40. Việc Chiến lƣợc phát triển (2004), Quy hoạch phát triển kinh tế – xã
hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. CTQG, Hà Nội.
41. PGS.TS. Ngô Văn Vịnh (2003), Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch
phát triển kinh tế – xã hội – Học hỏi và sáng tạo, Nxb. CTQG, Hà Nội.
42. PGS.TS. Ngô Văn Vịnh (chủ biên) (2005), Bàn về phát triển kinh tế,
Nxb. CTQG, Hà Nội.



×