Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Những biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông huyện đan phượng, tỉnh hà tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.25 KB, 15 trang )

Đại học quốc gia hà nội
Khoa s- phạm

--------------

Trần Thị Thu H-ơng

Những biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên
Tr-ờng Trung học phổ thông
Huyện đan ph-ợng, tỉnh hà tây

Tóm tắt luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục.
Mã số: 60 14 05

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: PGS.TS.

Hà nội, 2007

L-u Xuân Mới


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Ngày nay, khái niệm về một quốc gia giàu mạnh được dùng để đề cập tới
các quốc gia có nền kinh tế vững mạnh, khoa học và công nghệ tiên tiến, chính trị
bền vững và trình độ dân trí cao.
Những tiến bộ của khoa học, công nghệ hiện đại đã góp phần thúc đẩy sự ra
đời và phát triển nền kinh tế mới- kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế đó, không phải
tài nguyên, tiền vốn mà trí tuệ con người, chất lượng nguồn nhân lực mới chính là
yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế. Quốc gia nào muốn thành công trong nền


kinh tế tri thức thì phải đầu tư cho giáo dục.
Trong thời đại ngày nay, với xu thế hội nhập, toàn cầu hoá, ngoài những nỗ
lực phát triển của công nghệ thông tin thì sự tăng trưởng của tri thức con người là
một trong những yếu tố cơ bản nhất để phát triển đất nước.
Bất kì một tổ chức nào dù có một nguồn tài chính phong phú, nguồn tài
nguyên dồi dào với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, cũng sẽ trở nên vô ích nếu
không biết quản lí nguồn nhân lực của mình, bởi vậy công tác tổ chức và quản lí
nguồn nhân lực cần được coi trọng và phải xem đó là nhiệm vụ trọng yếu của từng
đơn vị, từng ngành, từng quốc gia.
Trong lĩnh vực giáo dục, quản lý giáo dục có vai trò hết sức quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Trong chiến lược phát triển
giáo dục 2001 -2010 công tác quản lý được xem là khâu đột phá trong việc đề ra
các mục tiêu và giải pháp phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên là khâu then chốt.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “Con người và nguồn
nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo”.


Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định: “Giáo dục và Đào tạo
cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực
thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Chỉ thị 40/CT-TƯ ngày 15
tháng 6 năm 2006 của Ban Bí thư Trung Ương Đảng về việc:
“Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục”.
Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11 tháng 1 năm 2005 của Thủ Tướng
Chính phủ về việc phê duyệt đề án: “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005- 2010”.
Đứng trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ
CNH- HĐH đất nước, đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục còn bộc
lộ những hạn chế: Số lượng giáo viên còn thiếu, cơ cấu giáo viên đang mất cân đối

giữa các môn học, chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên chưa
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển kinh tế xã hội, nhiều giáo viên vẫn
dạy theo phương pháp cũ, nặng về truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát triển tư
duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của học sinh.
Nguyên nhân của những tồn tại và yếu kém là:
Công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chưa sát thực tế, chưa có hiệu
quả cao, phương pháp bồi dưỡng chưa đổi mới, hình thức bồi dưỡng còn đơn điệu.
Công tác kiểm tra đánh giá, xếp loại đội ngũ giáo viên chưa thường xuyên,
chưa công bằng.
Kế hoạch tuyển dụng đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ về cơ cấu, chưa đảm
bảo chất lượng.
Một số cán bộ quản lý, giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về vai trò trách
nhiệm và yêu cầu nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, đổi mới
phương pháp giảng dạy, đổi mới về nội dung trong giaó dục đào tạo trong tình hình
mới, có giáo viên thiếu ý chí, thiếu quyết tâm tu dưỡng phấn đấu về chính trị tư
tưởng, đạo đức lối sống, chuyên môn nghiệp vụ.


Quản lý đội ngũ giáo viên một cách có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng
đội ngũ giáo viên trong nhà trường luôn luôn là vấn đề cấp thiết của xã hội, là sợi
chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ quá trình lịch sử phát triển của nhà trường.
Các trường THPT huyện Đan Phượng trong những năm qua đã làm tốt
công tác tổ chức cán bộ, song bên cạnh đó công tác quản lí nhân lực của nhà
trường, đặc biệt là vấn đề quản lí đội ngũ giáo viên vẫn còn nhiều tồn tại: chưa xây
dựng được mối đoàn kết nhất trí cao trong tập thể đội ngũ giáo viên, chưa phát huy
được sự say mê sáng tạo, lòng nhiệt huyết của toàn thể giáo viên, vẫn còn một số
giáo viên sức khoẻ yếu, năng lực chuyên môn còn hạn chế, kinh nghiệm giảng dạy
còn ít, năng lực nghiệp vụ sư phạm còn yếu. Chính vì vậy mà chất lượng chuyên
môn của nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Thực tế đó đòi hỏi nhà
trường phải có những kế sách, biện pháp quản lí hiệu quả đội ngũ giáo viên một

cách toàn diện,hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát
triển của nhà trường và xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Với tư cách ngươì cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn của nhà trường, bản
thân luôn hy vọng sự nghiệp giáo dục của huyện Đan Phượng sớm có những sự
phát triển để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Trong đó các nhà quản lý cùng với đội
ngũ giáo viên quyết định chất lượng của giáo dục.
Chính vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: "Những biện pháp quản
lí đội ngũ giáo viên trƣờng trung học phổ thông huyện Đan Phƣợng Tỉnh Hà
Tây" làm đề tài nghiên cứu với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng quản lí
đội ngũ giáo viên cho nhà trường THPT huyện Đan Phượng nói riêng và các
trường THPT nói chung đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
2. Mục đích nghiên cứu.


Nghiên cứu để đề xuất một số biện pháp quản lí đội ngũ giáo viên phù hợp
và có tính khả thi trong các trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng Tỉnh
Hà Tây.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Nghiên cứu lí luận về quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ
thông.
3.2. Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên ở 3 trường
trung học phổ thông.
huyện Đan phượng.
3.3. Đề xuất các biện pháp quản lí đội ngũ giáo viên ở trường trung học phổ
thông.
huyện Đan Phượng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu.
4.1. Khách thể: Đội ngũ giáo viên của 3 trường trung học phổ thông.
huyện Đan Phượng.

4.2. Đối tượng nghiên cứu: Những biện pháp quản lí đội ngũ giáo viên 3 trường
trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng .nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục.
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.
Đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên của
Trường THPT huyện Đan Phượng trong 3 năm học: 2004- 2005, 2005-2006, 20062007 và đề xuất các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên phù hợp và có tính khả thi
đối với các trường này.
6. Giả thuyết khoa học.
Nếu áp dụng đồng bộ và hợp lý các biện pháp quản lí đội ngũ giáo viên
trường THPT huyện Đan Phượng mà tác giả đề xuất ở trên thì chất lượng đội ngũ


giáo viên trường THPT huyện Đan Phượng sẽ được nâng cao và đội ngũ giáo viên
sẽ trở thành thế mạnh của nhà trường
7. Phƣơng pháp nghiên cứu.
7.1. Phương pháp luận: Dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng của chủ
nghĩa Mác- Lê nin, quan điểm cụ thể, quan điểm thực tiễn, lí thuyết hệ thống.
7.2.Phương pháp cụ thể:
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc văn bản, tài liệu khoa học, sách có liên
quan đến đề tài để thu thập thông tin.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp thử nghiệm.
7.2.3. Phương pháp hỗ trợ khác: phương pháp thống kê toán học để xử lý thông tin
xây dựng mô hình, sơ đồ, biểu bảng.
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.
8.1. Ý nghiã lý luận: Nghiên cứu để làm sáng tỏ cơ sở lý luận về việc quản lý đội

ngũ giáo viên trường THPT huyện Đan Phượng Tỉnh Hà Tây.
8.2. Ý nghiã thực tiễn: những biện pháp do tác giả đề xuất có giá trị thực tiễn phổ
biến cho các nhà quản lý trường THPT huyện Đan Phượng nói riêng và các trường
THPT có điều kiện KT- XH và giáo dục tương tự.
9. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung chính của luận văn dự
kiến được trình bày thành ba chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận của việc quản lý đội ngũ giáo viên trường trung
học phổ thông.


Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lí đội ngũ giáo viên trường trung học
phổ thông huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây.
Chƣơng 3: Những biện pháp quản lí đội ngũ giáo viên trường trung học phổ
thông huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây.


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
1.1. Cơ sở lý luận của việc quản lý đội ngũ giáo viên trƣờng trung học phổ
thông.
1. 1.1 Một số khái niệm có liên quan đến đề tài:
1.1.1.1. Khái niệm về quản lý:
Khi sự phân công lao động trong xã hội xuất hiện và phát triển sâu rộng thì
sự liên kết giữa con người cá thể với nhau ngày càng cao, con người cá thể một
mặt vừa có khả năng tự chủ, mặt khác mối liên hệ cá thể thành hệ thống xã hội
ngày càng lớn mà không thể đứng ngoài hệ thống xã hội đó, đặc biệt khi xã hội có
và còn giai cấp. Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động.
Như vậy, quản lý là một hoạt động khách quan nảy sinh khi cần có nỗ lực tập thể
để thực hiện mục tiêu chung.

Khi nói đến hoạt động quản lý, ta thường nhắc tới quan điểm của Các Mác
với nội dung: tất cả mọi lao động trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên
một quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến sự chỉ đạo để điều hành những
hoạt đông cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động
của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một
nhạc sỹ độc tấu vĩ cầm thì tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc thì cần phải có
nhạc trưởng.
Theo tác giả Trần Kiểm: "Quản lý là những tác động chủ thể quản lý trong
việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn nhân
lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách
tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất "và" quản lý một hệ
thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thể người- thành viên của hệ- nhằm
làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt mục đích dự kiến" [18, 15]


Theo G.S. Hà Thế Ngữ và G.S. Đặng Vũ Hoạt: " Quản lý là một quá trình
định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý là một hệ thống là quá trình tác động
đến hệ thống nhằm đạt được mục tiêu nhất định " [37,8]
Theo PGS. TS. Đặng Quốc Bảo: " Quản lý là quá trình tác động gây ảnh
hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung. "
[4, Tr 17]
Theo TS. Nguyễn Quốc Chí và PGS. TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc: "Quản lý là
hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến
khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận
hành và đạt được mục đích của tổ chức"[23, tr.1].
Qua những định nghĩa trên ta thấy quản lý có những đặc trưng cơ bản sau:
+ Quản lý bao gồm hai thành phần: chủ thể và khách thể quản lý.
+ Chủ thể và khách thể quản lý có mối quan hệ tác động qua lại, tương hỗ
nhau, " chủ thể làm nảy sinh các tác động quản lý, còn khách thể thì nảy sinh các
giá trị vật chất và tinh thần, có giá trị sử dụng, trực tiếp đáp ứng nhu cầu của con

người, thoả mãn mục đích của chủ thể quản lý."
Do đó: Quản lý là một hoạt động nhằm thực hiện những tác động hướng
đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm khai thác có hiệu quả những
tiềm năng và cơ hội tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích
của tổ chức đật ra. Quá trình tác động này được vận hành trong một môi trường
xác định.
Như vậy quản lý bao giờ cũng tồn tại với tư cách là một hệ thống và nó liên
quan đến nhiều yếu tố: các yếu tố cấu trúc (chủ thể, đối tượng, cơ chế, mục tiêu )
và các yếu tố khác ( tổ chức, môi trường, quyền uy…)

Công cụ

Chủ thể
quản lý

Khách thể
quản lý


Mục tiêu

Sơ đồ 1: Cấu trúc hệ thống quản lý
Quản lý có các chức năng cơ bản như sau:
- Kế hoạch hoá: là việc dựa trên những thông tin thực trạng bộ máy tổ chức,
nhân lực, cơ sở vật chất và các điều kiện khác để vạch ra mục tiêu, dự kiến nguồn
lực ( nhân lực, tài lực và vật lực ), phân bố thời gian, huy động các phương tiện và
đề xuất các biện pháp thực hiện mục tiêu.
- Tổ chức: là việc thiết lập cấu trúc bộ máy, bố trí nhân lực và xây dựng cơ
chế hoạt động; đồng thời ấn định chức năng, nhiệm vụ cho các bộ phận và cá nhân;
huy động, sắp xếp và phân bổ nguồn lực nhằm thực hiện đúng kế hoạch đã có.

- Chỉ đạo: Là chỉ huy, điều phối, hướng dẫn cách làm, động viên, kích thích,
giám sát các bộ phận và khai thác các tiềm năng, tiềm lực của cá nhân thực hiện kế
hoạch theo đúng ý định đã xác định trong bước tổ chức.
- Kiểm tra: là việc theo dõi và đánh giá các hoạt động bằng nhiều phương
pháp và hình thức (trực tiếp hoặc gián tiếp, thường xuyên hoặc định kỳ….) nhằm
so sánh kết quả với mục tiêu đã xác định để nhận biết về chất lượng và hiệu quả
của các hoạt động.
- Các chức năng quản lý trên gắn bó chặt chẽ, đan xen lẫn nhau, diễn ra liên
tiếp có chu kỳ tạo thành chu trình quản lý. Trong chu trình quản lý có một yếu tố
thâm nhập vào mọi chức năng, đó là yếu tố thông tin. Đây là yếu tố nền tảng quan
trọng đảm bảo hiệu quả của từng chức năng quản lý. Mối liên hệ giữa các chức
năng quản lý được thể hiện tại sơ đồ sau đây:


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.Ban Bí thƣ Trung Ƣơng Đảng: Chỉ thị 40/CT-TƯ ngày 15 tháng 6 năm 2006
về việc: " Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
giáo dục".
2. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Đan Phƣợng, tỉnh Hà Tây ( 2005 ): Lịch sử
Cách mạng huyện Đan phượng. Nxb chính trị Quốc gia Hà Nội.
3. Đặng Quốc Bảo- Nguyễn Đắc Hƣng: "Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai
-Vấn đề và giải pháp".
4. Đặng Quốc Bảo ( 1999 ): Một số khái niệmvề quản lý giáo dục, CBQL,
GD&ĐT, Hà nội.
5. Bộ giáo dục và đào tạo (2000): Quyết định 136/QĐ- BGD & ĐT-TCCB về
việc ban hành chương trình quản lí nhân sự trên máy vi tính. Hà Nội
6. Bộ giáo dục và đào tạo (2002): Chiến lược phát triển giáo dục. Nxb giáo dục.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo:
(2004): Thông tư số 22/2004/TT-BGD&ĐT về việc hướng dẫn về loại hình giáo
viên, cán bộ, nhân viên ở các trường phổ thông.

Nhiệm vụ các năm học (Tài liệu của Bộ giáo dục và đào tạo).
(2004): Chỉ thị số 40/2004/CT-BGD&ĐT về tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa trong tổ chức và hoạt động của ngành giáo dục.
(2007): Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường
phổ thông có nhiều cấp học ( Ban hành kềm theo quyết định số: 07/2007/QĐBGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT )
8. Bộ nội vụ:
(2004): Thông tư số 10/2004/TT-BNV hướng dẫn thực hiện một số điều của
Nghị định số 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ,
công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
(2005): Thông tư số 03/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện


chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với
cán bộ, công chức, viên chức.
(2005): Thông tư số 02/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp
chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức, viên chức.
(2005): Thông tư số 04/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cáp
thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức.
(2006): Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông
công lập ( Ban hành kèm theo Quyết định số: 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3
năm 2006 của bộ trưởng Bộ Nội vụ.
9. Bộ Nội vụ- Bộ Tài chính:
(2005): Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện
chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức.
(2005): Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện
chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ với cán bộ, công chức, viên
chức.
10. Chính phủ:
(2003): Nghị định số 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý
cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

(2004): Nghị định số 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công
chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
(2005): Nghị định số 54/2005/NĐ-CP về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi
phí đào tạo đối với cán bộ, công chức.
(2005): Nghị định số 35/2005/NĐ-CP về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức.
(2005): Nghị định số 49/2005/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh
vực giáo dục.
11. Nguyễn Quốc Chí- Nguyễn Thị Mỹ Lộc( 2003 ), Quản lý đội ngũ, ĐH QG
Hà nội.


12. Nguyễn Phúc Châu ( 2004 ), Quản lý nhà trường, đề cương bài giảng
cho các lớp Cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo
dục.
13. Nguyễn Minh Đạo ( 1997 ): Cơ sở Khoa học quản lý, Nxb Chính trị Quốc
gia Hà Nội.
14. Đảng Cộng Sản Việt Nam:
(2001): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb chính trị quốc gia,
Hà Nội
(2006): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb chính trị quốc gia,
Hà Nội
15. Trần Khánh Đức ( 2004 ): Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực
theo ISO & TQM. Nxb giáo dục.
16. Phạm Minh Hạc ( tổng chủ biên ) (1991): Phương pháp luận khoa học và
giáo dục. Nxb Giáo dục, Hà nội.
17. Phạm Minh Hạc (1996): Phát triển giáo dục phát triển con người phục vụ
phát triển xã hội-kinh tế. Nxb KHXH.
18. Trần Kiểm ( 2002 ): Khoa học quản lý nhà trường giáo dục phổ thông, Nxb
Đại học Quốc gia, Hà nội.
19. Đặng Bá Lãm- Trần Khánh Đức (2002): Phát triển nhân lực, công nghệ ở

nước ta trong thời kì CNH - HĐH, Nxb Giáo dục
20. Nguyễn Thị Mỹ Lộc: Giáo trình cao học quản lí nguồn nhân lực. ĐHQG Hà
Nội.
21. Lƣu Xuân Mới: “Phương pháp nghiên cứu khoa học”. Nxb Đại học Sư phạm
Hà Nội, 2003.
22. Lƣu Xuân Mới: " Quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng", giáo trình cho
các lớp Cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục.


13. Ngành giáo dục và đào tạo Hà Tây năm học 2005-2006 ): Công văn số
590/GD-ĐT hướng dẫn: Tiêu chuẩn và chỉ tiêu công tác thi đua khen thưởng
các tập thể và cá nhân ngành giáo dục và đào tạo Hà Tây năm học 2005-2006 ).
24. Hà Thế Ngữ ( 2001): Tuyển tập giáo dục học- Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn. Nxb Đại học Quốc gia, hà nội.
25. Pháp lệnh cán bộ, công chức ( Sửa đổi, bổ xung năm 2000 và 2003 ).
26. Quốc hội nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam
(2000): Luật giáo dục số 38/ 2005/QH 11.
(2000): Nghị quyết số 40/2000/QH 10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông.
(2004): Nghị quyết số 37/2004/QH 11 về giáo dục.
27. Nguyễn Ngọc Quang (1989):Những khái niệm cơ bản về Quản lý giáo dục,
trường CBQL, Hà Nội.
28. Thủ tƣớng chính phủ:
(2001): Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông thực hiện nghị quyết số 40/2000/QH 10 của quốc hội.
( 2001 ): Quyết định số 2012001/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về việc phê
duyệt: " Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010"
(2005): Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án: " Xây dựng
nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn
2005- 2010".

(2005): Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án:" xây dựng xã
hội học tập giai đoạn 2005-2010.
(2005): Quyết định số 61/2005/QĐ-TTg về chế độ, chính sách đối với cán bộ
Đoàn TNCS HCM, Hội LHTNVN trong các trường THPT.
29. Trần Quốc Thành ( 2003 ): Khoa học quản lý đại cương, Đề cương bài
giảng về khoa học quản lý ( dành cho các lớp cao học chuyên ngành quản lý.


30. Đỗ hoàng Toàn (1989): Lý thuyết quản lý, Trường Kinh tế Quốc dân, Hà
Nội.
31. Nguyễn Văn Toàn; (2006): Các giải pháp quản lý của phòng giáo dục nhằm
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học, luận văn thạc sỹ
quản lý giáo dục, chuyên ngành: Quản lý giáo dục. Mã số: 60 14 05.
32. Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 3 (2003). Nxb Từ Điển Bách khoa Việt
Nam
33. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây- Sở GD&ĐT- Sở Nội vụ: Công văn số 1501
HD/ GD&ĐT- NV hướng dẫn tạm thời về nội dung và quy trình đánh giá phân
loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông tỉnh Hà Tây
34. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây:
Phiếu đánh giá xếp loại CBQL (dùng cho cá nhân, tập thể nhà trường và BGH
+ cấp uỷ).
Phiếu đánh giá xếp loại giáo viên (dùng cho hiệu trưởng).
Phiếu đánh giá xếp loại giáo viên (dùng cho cá nhân và tổ chuyên môn).
35. Viện chiến lƣợc và chƣơng trình giáo dục: “ Giáo dục Việt Nam và việc gia
nhập WTO”.



×