Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Đổi mới quản lý công tác sinh viên ở trường đại học kinh tế đại học quốc gia hà nội trong chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang tín chỉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.24 KB, 16 trang )

Đại học Quốc gia Hà Nội
Khoa S- phạm

Nguyễn Minh đức

đổi mới quản lý công tác sinh viên
ở Tr-ờng Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia hà nội
trong chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang tín chỉ

luận văn thạc sĩ quản lí giáo dục
Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số
: 60 14 05

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Bá Lãm

Hà nội 2008


đại học quốc gia hà nội
Khoa s- phạm

Nguyễn minh đức

đổi mới quản lý công tác sinh viên
ở tr-ờng đại học kinh tế - đại học quốc gia hà nội
Trong chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang tín chỉ

Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục


Mã số
: 60 14 05

Hà nội 2008


LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn xin được bày tỏ lời cảm ơn tới :
Ban chủ nhiệm, các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ, chuyên viên Khoa Sư
phạm Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho
tác giả trong suốt thời gian học tập tại Khoa.
Đặc biệt, em xin cảm ơn sâu sắc sự chỉ bảo tận tình của PGS.TS Đặng Bá
Lãm trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế trước đây và
Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế hiện nay, cùng các cán bộ chuyên viên các
phòng ban Trường Đại học Kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi về vật chất, tinh thần,
nhiệt tình trong việc cung cấp tài liệu, tham gia đóng góp ý kiến cho tác giả trong
quá trình học tập và làm luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tác giả không thể tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ dẫn, đóng góp của các
thầy giáo, cô giáo và và các đồng nghiệp để luận văn đạt được kết quả tốt hơn.
Xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, tháng 01 năm 2008
Tác giả

Nguyễn Minh Đức


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Công tác sinh viên trong nhà trường là một mảng công việc khá lớn trong
hoạt động của một nhà trường, với chức năng cơ bản là tổ chức, quản lý, giáo dục
và hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập tại nhà trường, đó là một mảng việc
không thể thiếu được trong hoạt động đào tạo nói chung của một nhà trường.
Việt Nam gia nhập WTO, một dấu mốc quan trọng trong sự hội nhập toàn diện
của nước ta với thế giới đang trong xu thế toàn cầu hoá. Trong bối cảnh đó nền giáo
dục Việt Nam nói chung, đặc biệt là giáo dục đại học đang đứng trước những thách
thức mới của hội nhập, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng, chuyển đổi phương thức
đào tạo đáp ứng những chuẩn chung của thế giới.
Từ trước khi Việt Nam gia nhập WTO, để chuẩn bị cho sự hội nhập, để giáo
dục nước ta có thể thích ứng với xu thế và phương thức đào tạo tiên tiến của thế
giới, Đảng và Nhà nước ta đã có hàng loạt những chủ trương về đổi mới giáo dục
đại học.
Nhằm tăng tính liên thông của hệ thống giáo dục đại học nước ta và hội nhập
với giáo dục đại học thế giới, trong những năm gần đây Nhà nước đã đưa ra chủ
trương mở rộng áp dụng học chế tín chỉ trong hệ thống giáo dục đại học. Trong
“Quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2001-2010” được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 47/2001/QĐ-TTg có nêu: các trường
cần “thực hiện quy trình đào tạo linh hoạt, từng bước chuyển việc tổ chức quy trình
đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ.” Trong “Báo cáo về Tình hình Giáo
dục” của Chính phủ trước kỳ họp Quốc hội tháng 10 năm 2004 lại khẳng định
mạnh mẽ hơn: “Chỉ đạo đẩy nhanh việc mở rộng học chế tín chỉ ở các trường đại
học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề ngay từ năm học 2005-2006,
phấn đấu để đến năm 2010 hầu hết các trường đại học, cao đẳng đều áp dụng hình
thức tổ chức đào tạo này”.


Như vậy để thực hiện được các chủ trương của Nhà nước về mở rộng học

chế tín chỉ, cần khẩn trương xây dựng một lộ trình chuyển đổi từ học chế học phần
hiện nay sang học chế tín chỉ trong toàn hệ thống giáo dục đại học.
Trong Luật Giáo dục sửa đổi (được Quốc hội thông qua 20/5/2005) đã đề cập
: "Về chương trình giáo dục: Đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học có
thể được tiến hành theo hình thức tích luỹ tín chỉ hay theo niên chế".
Trong Nghị quyết của Chính phủ số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 về đổi
mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 đã đề ra :
"Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ,
tạo điều kiện thuận lợi để người học tích luỹ kiến thức, chuyển đổi ngành nghề,
liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ở nước ngoài".
Với quan điểm chỉ đạo: “Hiện đại hoá hệ thống giáo dục đại học trên cơ sở
kế thừa những thành quả giáo dục đào tạo của đất nước, phát huy bản sắc dân tộc,
tiếp thu tinh hoa nhân loại, nhanh chóng tiếp cận xu thế phát triển giáo dục đại
học tiên tiến trên thế giới.”
Với mục tiêu chung:“Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học, tạo
được chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu
cầu học tập của nhân dân. Đến năm 2020, giáo dục đại học Việt Nam đạt trình độ
tiến tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới; có năng lực cạnh
tranh cao, thích ứng với cơ chế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa. ”
Trước chủ trương đó Bộ GD&ĐT đã soạn thảo “Đề án đổi mới giáo dục đại
học Việt Nam giai đoạn 2006-2020” trình Chính phủ và đã được phê duyệt tháng
11/2005. Trong đó đề cập tới sự bức thiết phải đổi mới đề án đã chỉ ra : “Bối cảnh
Quốc tế và trong nước: Với sự phát triển nhảy vọt của khoa học và công nghệ, đặc
biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, nhân loại đang bước đầu quá độ sang
nền kinh tế tri thức. Xu thế toàn cầu hoá mạnh mẽ đang diễn ra trên thế giới. Trên


bối cảnh quốc tế đó, triết lý giáo dục cho thế kỷ 21 có những biến đổi to lớn, đó là
lấy “học thường xuyên suốt đời” làm nền móng, dựa trên các mục tiêu tổng quát

của việc học là “học để biết, học để làm, học để cùng sống với nhau và học để làm
người”, nhằm hướng tới xây dựng một “xã hội học tập”. Giáo dục đại học thế giới
phát triển rất nhanh chóng với những xu hướng biểu hiện rõ rệt : đại chúng hoá,
thị trường hoá, đa dạng hoá, và quốc tế hoá.”
Trong Điều lệ trường đại học (Ban hành theo Quyết định số 153/2003/QĐTTg ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ) cũng đã xác định :
“Trường đại học dựa trên chương trình đào tạo của hệ chính quy, thiết kế các
chương trình chuyển đổi và quy định về liên thông giữa các trình độ, hình thức tổ
chức đào tạo và với các cơ sở đào tạo khác; áp dụng quy trình đào tạo linh hoạt;
từng bước chuyển quy trình tổ chức đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ,
thực hiện chế độ cho học và thi lấy chứng chỉ theo từng học phần tạo thuận lợi cho
người học tích luỹ kiến thức và thực hiện bình đẳng về cơ hội học tập hoặc chuyển
đổi nghề nghiệp cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những người ở nông thôn,
miền núi, vùng sâu, vùng xa.”
Ngay từ năm 2001, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số
31/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 về việc thí điểm tổ chức đào tạo, kiểm tra,
thi và công nhận tốt nghiệp đại học, cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ.
Trong Quy định tạm thời về kiểm định chất lượng trường đại học (ban hành
theo Quyết định số 38/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 2/12/2004 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo) tại Tiêu chuẩn 4, tiêu chí 2 cũng đã đề ra : "Thực hiện chế
độ công nhận kết quả học tập của người học (tích luỹ theo học phần); chuyển quy
trình tổ chức đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ".
Mức 1: Thực hiện chế độ tích luỹ kết quả học tập theo từng học phần. Có kế
hoạch tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ.
Mức 2: Tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ đi vào ổn định.”


Thực hiện chủ trương đó của Đảng và Nhà nước, ĐHQG Hà Nội cũng đã có
những chủ trương được thể hiện ở Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết
của Đảng uỷ ĐHQGHN về lộ trình đưa chất lượng đào tạo đạt chuẩn khu vực, từng
bước đạt chuẩn quốc tế, ban hành theo quyết định số 192/ĐT ngày 10/7/2003 của

Giám đốc ĐHQGHN đã nêu: " Các nội dung và giải pháp chính: …6. Đổi mới
công tác quản lý đào tạo: … 6.3. Thí điểm và từng bước mở rộng đào tạo theo hệ
thống tín chỉ";
Tại Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ ĐHQGHN tại Đại hội đại
biểu Đảng bộ lần thứ III (25/10/2005) cũng đã nêu: "Chỉ đạo các đơn vị xây dựng
đề án đào tạo theo học chế tín chỉ, triển khai thí điểm để rút kinh nghiệm, chuẩn bị
các phương tiện, thiết bị, tài liệu, giảng đường, phần mềm quản lý đào tạo … trước
khi nhân rộng"
Trong bộ Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đơn vị đào tạo ĐHQGHN (ban
hành theo Quyết định của Giám dốc ĐHQGHN số 05/QĐ-KĐCL ký ngày
13/12/2005) tại tiêu chẩn 4, tiêu chí 2 đã đề ra yêu cầu “chuyển quy trình tổ chức
đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ”; có 4 mức, trong đó mức 1 và mức 2
như quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo; mức 3 và mức 4 là quy định riêng của
ĐHQGHN; để đạt mức 3 đơn vị đào tạo phải “tham gia các cam kết về chuyển đổi
tín chỉ với các trường đại học trong khối ASEAN” và để đạt mức 4 đơn vị đào tạo
phải “có quan hệ công nhận chuyển đổi tín chỉ với một số trường đại học uy tín
trên thế giới”.
Trong Kết luận của Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Đảng bộ ĐHQGHN
(khoá III) về các giải pháp đột phá nâng cao chất lượng đào tạo (số 57/KL- ĐU,
ngày 13/1/2006) đã nêu : "Đồng thời với việc ưu tiên áp dụng các giải pháp đột
phá … vẫn phải từng bước thực hiện các biện pháp cơ bản, có tính thường xuyên,
lâu dài sau đây: …. Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp theo hướng


từng bước áp dụng phương thức đào tạo theo hình thức tích luỹ tín chỉ và tiếp cận
các chuẩn khu vực, quốc tế".
Thực hiện những chủ trương trên ĐHQGHN đã và đang chỉ đạo các trường
đại học chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ. Yêu cầu
đó đòi hỏi mọi hoạt động của nhà trường phải được chuyển đổi một cách đồng bộ
và phù hợp, trong đó có hoạt động công tác sinh viên.

Trường Đại học Kinh tế được thành lập trên cơ sở Khoa Kinh tế là một đơn
vị được tách từ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN từ tháng
7/1999 thành một đơn vị trực thuộc ĐHQGHN có chức năng gần như một trường.
Từ một đơn vị trong trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn chỉ có chức
năng đào tạo, trở thành một đơn vị với chức năng gần như một nhà trường độc lập,
Khoa Kinh tế đã hình thành một bộ máy quản lý mới tương ứng với chức năng của
mình. Trong đó bộ phận CTSV được hình thành và hoạt động theo mô hình của các
đơn vị trong ĐHQGHN, hoạt động theo hướng đáp ứng cho phương thức đào tạo
theo niên chế.
Hiện nay, cùng với việc chuyển đổi về tổ chức và quy mô, theo chỉ đạo của
Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế cũng
đang thực hiện việc triển khai chuyển đổi phương thức đào tạo từ học chế niên chế
sang học chế tín chỉ, đòi hỏi hoạt động của bộ phận CTSV cũng phải đổi mới về
mặt tổ chức và hoạt động cho phù hợp để đáp ứng được yêu cầu của phương thức
đào tạo mới.
Trường Đại học Kinh tế mới được thành lập, với chủ trương xây dựng một bộ
máy hành chính gọn nhẹ có hiệu quả cao, phù hợp với phương thức đào tạo tín chỉ,
trong đó có bộ phận CTSV. Vì vậy vấn đề quản lý hoạt động CTSV của Trường Đại
học Kinh tế cần được nghiên cứu để tìm ra các giải pháp tổ chức quản lý hiệu quả,
đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ trong thời gian tới.


Ở nước ta, đây là một vấn đề còn rất mới mẻ, hiện nay đã có một số trường
đại học đã thực hiện đào tạo theo tín chỉ song mô hình hoạt động CTSV vẫn đang
trong giai đoạn tìm tòi, chuyển đổi, thử nghiệm. Trước những đòi hỏi và tình hình
như vậy vấn đề đổi mới mô hình, nội dung hoạt động CTSV cho phù hợp với
phương thức đào tạo mới, đồng bộ với các hoạt động khác của Trường ĐH Kinh tế
là một vấn đề cần được nghiên cứu, góp phần để nhà trường thực hiện chuyển đổi
thành công phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ.
Là một cán bộ làm CTSV của Trường ĐH Kinh tế, trước yêu cầu thực tế đặt

ra, với mong muốn góp phần vào sự phát triển của Trường, hoàn thiện và nâng cao
chất lượng công việc của mình tôi chọn đề tài: “ Đổi mới quản lý công tác sinh
viên ở Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh
chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang tín chỉ.”
2. Mục tiêu nghiên cứu

Đề xuất một số giải pháp đổi mới quản lý hoạt động CTSV ở Trường ĐH
Kinh tế đáp ứng yêu cầu chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế
tín chỉ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Hệ thống và làm rõ các khái niệm, lý luận về
- Hoạt động quản lý và quản lý giáo dục.
- CTSV trong trường đại học (chức năng, nhiệm vụ).
- Đào tạo theo học chế tín chỉ trong đào tạo đại học.
- CTSV trong đào tạo theo học chế tín chỉ.
3.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác sinh viên ở Trường Đại học Kinh tế hiện
nay và ở một số trường đã thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ
3.3. Đề xuất một số giải pháp đổi mới hoạt động công tác sinh viên ở Trường
Đại học Kinh tế đáp ứng các yêu cầu chuyển đổi học chế


4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Công tác sinh viên trong trường đại học.
Đối tượng nghiên cứu: Quản lý CTSV ở Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN.
5. Giả thuyết khoa học

Việc chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ kéo theo
những thay đổi trong học tập và sinh hoạt của sinh viên, hoạt động CTSV của

Trường ĐH Kinh tế như hiện nay sẽ không còn thích hợp. Nếu có những giải pháp
đổi mới hợp lý trong quản lý CTSV thì sẽ làm cho hoạt động này phát huy tác
dụng trong học chế mới đó.
6. Đóng góp về mặt khoa học

6.1. Về lý luận
Hệ thống hóa lý luận cơ bản về các vấn đề
- Hoạt động quản lý và quản lý giáo dục
- CTSV trong nhà trường đại học.
- Đào tạo đại học theo học chế tín chỉ.
- CTSV trong học chế tín chỉ.
6.2. Về thực tiễn
Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động CTSV của Trường, tổng kết kinh
nghiệm từ một số trường đại học, những vấn đề đặt ra từ thực tiễn, từ đó đề xuất
một số giải pháp đổi mới quản lý CTSV ở Trường ĐH Kinh tế ĐHQGHN trong
bối cảnh chuyển đổi đào tạo từ niên chế sang tín chỉ.
7. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng một số phương pháp chính sau.
- Nghiên cứu tài liệu: phân tích, hệ thống, khái quát hóa tài liệu.
- Khảo sát thực tế.
- Tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp chuyên gia.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Các văn bản pháp quy
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục
trường đại học, ban hành theo quyết định số: 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày

01/11/2007.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy chế Công tác HSSV trong các trường đào tạo,
ban hành theo quyết định số 1584/GD-ĐT ngày 27/7/1993.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy chế Công tác học sinh sinh viên trong các trường
đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, ban hành theo quyết định số
42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13/8/2007.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú trong các
trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, ban hành theo
Quyết định số 2137/GD-ĐT ngày 28/6/1997.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bổ xung, sửa đổi Quy chế công tác học sinh, sinh viên
nội trú trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề
ban hành theo quyết định số 2137/GD-ĐT ngày 28/6/1997, quyết định số 41/2002QĐBGD&ĐT ngày 18/10/2002.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy chế công tác học sinh, sinh viên ngoại trú trong
các trường Đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, ban hành theo quyết
định số 43/2002/QĐ - BGD&ĐT ngày 22/ 10/2002.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của HSSV các
trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp hệ chính quy, ban hành theo
quyết định số 42/2002QĐ-BGD&ĐT ngày 21/10/2002.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy chế Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên
các cơ sở giáo dục đại học và trường trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy, ban hành
theo quyết định số 60/2007/QĐ-BGDĐT ngày 16/10/2007.


9. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn
2006-2020, Tháng 11/2005.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quyết định về việc thí điểm tổ chức đào tạo, kiểm
tra, thi và công nhận tốt nghiệp đại học, cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín
chỉ, số 31/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/7/2001.
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy định tạm thời về kiểm định chất lượng trường
đại học, ban hành theo quyết định số 38/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 2/12/2004.

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy chế về tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công
nhận tốt nghiệp đại học và cao đẳng hệ chính quy, ban hành theo quyết đinh số
04/1999/QĐ-BGD-ĐT ngày 11/2/1999.
13. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy,
ban hành theo quyết định số 25/2006/QĐ-BGD-ĐT ngày 26/6/2006.
14. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy
theo hệ thống tín chỉ, ban hành theo quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày
15/9/2007.
15. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tài liệu Hội thảo CTHSSV ở nước ngoài (Tập hợp
các báo cáo của các đoàn khảo sát, tiếp cận, trao đổi, học tập các trường đại học
và các cơ sở quản lý giáo dục ở Hàn quốc, Malaysia, Ôxtrâylia, Singapore, Trung
Quốc, Thái Lan). Tháng 4/2007.
16. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh. Nghị quyết liên tịch về tăng cường công tác HSSV và xây dựng Đoàn, Hội,
Đội trong trường học giai đoạn 2003-2007, số 10/2003/NQ-BGDĐT-TWĐ ngày
17/3/2003.
17. Chính phủ. Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003.
18. Chính phủ. Nghị quyết về Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt
Nam giai đoạn 2006-2020, số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005.


19. Chính phủ. Điều lệ trường đại học, Ban hành theo Quyết định số
153/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003.
20. Chính phủ. Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Đại học Quốc gia, ban hành
theo Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg, ngày 12/2/2001.
21. Chính phủ. Quyết định thành lập trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN trên cơ
sở Khoa Kinh tế ĐHQGHN, số 290/QĐ-TTg ngày 06/3/2007.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam . Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.

23. Đảng bộ Đại học Quốc gia Hà Nội. Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ
ĐHQGHN tại Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ III, ngày 25/10/2005.
24. Đại học Quốc gia Hà Nội. Bộ Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đơn vị đào tạo
ĐHQGHN, ban hành theo quyết định số 05/QĐ-KĐCL ngày 13/12/2005.
25. Đại học Quốc gia Hà Nội. Hướng dẫn chuyển đổi chương trình đào tạo hiện
hành phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ, số 771/ĐT ngày 11/8/2006.
26. Đại học Quốc gia Hà Nội. Hướng dẫn xây dựng đề cương môn học phù hợp
với phương thức đào tạo theo tín chỉ, số 775/ĐT ngày 11/8/2006.
27. Đại học Quốc gia Hà Nội. Hướng dẫn sử dụng phương pháp dạy học phù hợp
với phương thức đào tạo theo tín chỉ, số 776/ĐT ngày 11/8/2006.
28. Đại học Quốc gia Hà Nội. Hướng dẫn xây dựng và thực hiện quy trình kiểm
tra-đánh giá kết quả học tập phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ, số
777/ĐT ngày 11/8/2006.
29. Đại học Quốc gia Hà Nội. Quy chế đào tạo đại học ở ĐHQGHN, ban hành
theo quyết định số 10/ĐT ngày 04/2/2004.
30. Đại học Quốc gia Hà Nội. Quy chế đào tạo đại học ở ĐHQGHN, ban hành
theo quyết định số 3413/ĐT ngày 10/9/2007.
31. Đại học Quốc gia Hà Nội. Quy định về Tổ chức và Hoạt động của ĐHQGHN,
ban hành theo Quyết định số 600/TCCB, ngày 01/10/2001.


32. Khoa Kinh tế - ĐHQGHN. Đề án thành lập Trường ĐH Kinh tế - ĐHQG Hà
Nội, 2006.
33. Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tài liệu chương trình tập huấn:
Tổ chức, thực thi và quản lý chương trình đào tạo phù hợp với phương thức đào
tạo theo tín chỉ.
34. Luật giáo dục. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2005.
35. Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Kế hoạch chiến lược phát triển của
Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN, 2007.
36. Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Quy định tạm thời về phân cấp quản lý

trong Trường ĐH Kinh tế, ban hành theo quyết định số 1156/ĐHKT/QĐ-TCCB
ngày 29/10/2007.
* Các tác giả
37. Nguyễn Quốc Chí. Bài giảng Lý luận quản lý giáo dục, 2004.
38. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Bài giảng Cơ sở khoa học quản lý,
2004.
39. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học Kỹ
thuật, 2005.
40. Phạm Minh Hạc. Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, NXB
Chính trị quốc gia Hà Nội, 1999.
41. Lâm Quang Thiệp. Bài viết “Về việc áp dụng học chế tín chỉ trên thế giới và
ở Việt Nam” cho Toạ đàm về đào tạo theo tín chỉ ở ĐHQGHN, 4/2006.
42. Phạm Viết Vượng. Giáo dục học, NXB ĐHQGHN, 2000.
* Các nguồn cung cấp thông tin và tài kiệu khác
43. Trang Web của ĐHQGHN
44.

Trang

Web

của

Trường



Đại

học


Kinh

tế

ĐHQGHN


45. Trang Văn bản pháp quy và hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo





×