Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở và phương hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.83 KB, 16 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGễ TH THU HUYN

PHP LUT V T CHC HOT NG HềA
GII
C S V PHNG HNG HON THIN

luận văn thạc sĩ luật học

Hà nội - 2007


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGÔ THỊ THU HUYỀN

PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HÒA
GIẢI
Ở CƠ SỞ VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật
Mã số

: 60 38 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Tất Viễn


Hµ néi - 2007

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh kinh tế xã hội ở nƣớc ta hiện nay, công tác hòa giải ở cơ sở
có vị trí rất quan trọng. Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng lần
thứ tám khóa VII (tháng 1-1995) đã khẳng định: "Coi trọng vai trò hòa giải của
chính quyền kết hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở" [1, tr. 30].
Chế định hòa giải cũng đã đƣợc Hiến pháp năm 1992 ghi nhận: "Ở cơ sở,
thành lập các tổ chức thức hợp của nhân dân để giải quyết những vi phạm pháp
luật và những tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật" (Điều
127 Hiến pháp 1992) [29].
Hòa giải thể hiện vai trò của mình trong bảo đảm ổn định xã hội trên nhiều
phƣơng diện. Hòa giải ở cơ sở thể hiện đặc điểm lịch sử, đạo đức tâm lý truyền
thống của dân tộc. Hòa giải góp phần duy trì và phát huy đạo lý, truyền thống tốt
đẹp, thuần phong mỹ tục của dân tộc, thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ.
Hòa giải là sự kết hợp đạo đức và pháp luật trong giải quyết các xung đột
nhỏ trong xã hội. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý và tình, đến mức "thấu
tình, đạt lý". Hòa giải là một phƣơng thức để thực hiện dân chủ, là sự thể hiện rõ
rệt của tƣ tƣởng "lấy dân làm gốc".
Một đặc trƣng cơ bản của hòa giải là bảo đảm quyền tự định đoạt của các
bên trong việc giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn. Đây chính là biểu hiện của tính
dân chủ trong quá trình giải quyết các tranh chấp. Thông qua các hình thức hòa
giải, đặc biệt là hòa giải ở cơ sở, nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình trong
việc giải quyết các tranh chấp, xây dựng tình làng nghĩa xóm, góp phần ngăn ngừa
và hạn chế vi phạm pháp luật, làm giảm số vụ án phải đƣa ra tòa án xét xử. Dễ



trăm lần không dân cũng chịu - Khó vạn lần dân liệu cũng xong nhƣ Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã từng nói.
Tại Hội nghị tập huấn tƣ pháp toàn quốc năm 1950 ở Việt Bắc, Hồ Chủ tịch
đã nói: "Xét xử đúng là tốt, nhưng nếu không phải xét xử thì càng tốt hơn".
Hòa giải ở cơ sở là phong trào có sự tham gia của cả hệ thống chính trị ở cơ
sở: cấp ủy đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Liên
hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh..., qua
đó xây dựng đƣợc một cộng đồng dân cƣ mà vai trò tự quản của ngƣời dân đƣợc
tăng cƣờng, thực hiện đƣợc việc xã hội hóa hoạt động giải quyết tranh chấp, xử lý
vi phạm pháp luật. Đây là một xu hƣớng phát triển khách quan của xã hội, theo đó
Nhà nƣớc có thể từng bƣớc giao cho nhân dân tự quản những gì họ có thể tự quản
đƣợc. Đó chính là biểu hiện của một xã hội dân sự trong Nhà nƣớc pháp quyền xã
hội chủ nghĩa mà chúng ta đang nghiên cứu để khẳng định nó trong quá trình đổi
mới, trong đó có đổi mới việc điều hành, quản lý đất nƣớc và xã hội.
Hòa giải đã từng có trong lịch sử làng xã Việt Nam, gắn liền với quá trình
dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc ta. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 (giai
đoạn 1945 - 1981), chế định hòa giải đƣợc ghi nhận trong các văn bản pháp luật
quy định hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành tƣ pháp,
chế định này hình thành cùng với sự hình thành và phát triển của các cơ quan tƣ
pháp. Nhiệm vụ hòa giải lúc đầu đƣợc giao cho Ban Tƣ pháp xã sau đó đƣợc giao
cho tổ chức xã hội, đó là Tổ hòa giải - một tổ chức mang tính chất tự quản, dân chủ
trực tiếp của nhân dân. Trong giai đoạn từ năm 1982 đến năm 1992, tổ chức và
hoạt động hòa giải đã phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên cũng trải qua nhiều thăng
trầm, tổ chức và hoạt động hòa giải ở nhiều nơi bị giảm sút, gần nhƣ tan rã, hoạt
động không hiệu quả. Từ năm 1992, tổ chức và hoạt động hòa giải đã từng bƣớc
đƣợc khôi phục, củng cố và phát triển.


Ngày 25 tháng 11 năm 1998, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội đã ban hành

Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở. Đây là văn bản pháp lý có hiệu
lực cao nhất từ trƣớc đến nay về hòa giải ở cơ sở, đánh dấu một bƣớc phát triển
mới của công tác hòa giải trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị và phát huy
dân chủ ở cơ sở. Để thực hiện Pháp lệnh, ngày 18 tháng 10 năm 1999, Chính phủ
đã ban hành Nghị định 160/1999/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Pháp
lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, tiếp đó, Nghị định số 62/2003/NĐCP ngày 06 tháng 6 năm 2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Tƣ pháp (thay thế Nghị định 38/CP ngày 04 tháng 6 năm 1993) và
Thông tƣ liên tịch số 04/2005/TTLT-BTP-BNV ngày 05 tháng 5 năm 2005 của Bộ
Tƣ pháp, Bộ Nội vụ hƣớng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các
cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nƣớc về công tác tƣ pháp
ở địa phƣơng (thay thế Thông tƣ liên bộ số 12/TTLB ngày 26 tháng 7 năm 1993)
đều có quy định về việc quản lý nhà nƣớc đối với công tác hòa giải ở cơ sở.
Xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền đòi hỏi cao hơn tính tự quản của ngƣời
dân trong quản lý nhà nƣớc, trong đó có các giải quyết tranh chấp nhỏ, tạo ổn định
và trật tự xã hội mà không cần Nhà nƣớc can thiệp vào. Đó là vấn đề có tính quy luật
của sự chuyển đổi vai trò của Nhà nƣớc trong thế giới hiện đại.
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác hòa giải ở cơ sở trong những
năm qua cũng đã bộc lộ những hạn chế nhƣ chƣa có mô hình thống nhất về tổ chức
hòa giải ở cơ sở, ảnh hƣởng đến chất lƣợng và hiệu quả của Tổ hòa giải trong điều
kiện hiện nay; về trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác hòa giải, phần lớn tổ
viên Tổ hòa giải chƣa đƣợc bồi dƣỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ hòa giải
thƣờng xuyên, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít
ngƣời. Bên cạnh đó, tài liệu hƣớng dẫn nghiệp vụ hòa giải đƣợc biên soạn thống
nhất còn ít, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế cho cán bộ hòa giải nói riêng và
công tác hòa giải nói chung…


Thực tế tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở đang đặt ra nhiều vấn đề trên
cả phƣơng diện lý luận và thực tiễn. Việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng quy định
pháp luật cũng nhƣ thực tiễn áp dụng pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ

sở từ đó đề ra phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ
sở và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả chất lƣợng của công tác hòa giải ở
cơ sở là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và mang tính cấp thiết, góp phần thực hiện
dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội, duy trì, củng cố khối đại đoàn kết dân
tộc trong sự nghiệp xây dựng đất nƣớc.
Đƣợc sự gợi ý của Khoa Luật và Bộ môn Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp
luật, tác giả đã lựa chọn đề tài "Pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở và
phương hướng hoàn thiện" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong nhiều năm qua, nghiên cứu về lĩnh vực hòa giải ở cơ sở cũng đã có
nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu. Chẳng hạn nhƣ cuốn sách: "Một số tham luận
và kinh nghiệm công tác hòa giải ở cơ sở năm 1996" của Sở Tƣ pháp Thành phố
Hồ Chí Minh (1997), "Công tác hòa giải ở cơ sở" do Luật gia Nguyễn Đình Hảo
chủ biên (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997), "Vì hạnh phúc của mọi
nhà" do Phó tiến sĩ Nguyễn Vĩnh Oánh và Luật gia Trần Thị Quốc Khánh chủ biên
(Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998). Tuy nhiên, các công trình nghiên
cứu này mới chỉ dừng lại ở một phạm vi hẹp, đề cập đến thực tiễn tổ chức và hoạt
động của Tổ hòa giải, chứ không đi sâu nghiên cứu về mặt lý luận của công tác hòa
giải ở cơ sở.
Trong một số sách hƣớng dẫn về nghiệp vụ công tác hòa giải ở cơ sở nhƣ:
"Hướng dẫn nghiệp vụ công tác hòa giải ở cơ sở (tủ sách pháp luật xã, phƣờng, thị
trấn)" - Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tƣ pháp, năm 2000 do Tiến sỹ
Dƣơng Thanh Mai chủ biên, "Công tác hòa giải ở cơ sở" - Bộ tài liệu tập huấn
thống nhất về công tác hòa giải ở cơ sở dành cho cán bộ tƣ pháp và các hòa giải


viên do Bộ Tƣ pháp xây dựng trong khuôn khổ Dự án VIE/02/015 "Hỗ trợ thực thi
Chiến lƣợc phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010" do Chƣơng
trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế của
Chính phủ Thụy Điển (Sida), cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế của Chính phủ

Đan Mạch (DANIDA), Chính phủ Na Uy và Chính phủ Ai Len tài trợ, các cuốn
sách này chỉ đề cập đến các quy định pháp luật về công tác hòa giải ở cơ sở với
tính chất hƣớng dẫn nghiệp vụ chứ không đi vào nghiên cứu thực trạng, phân tích,
đánh giá các quy định của pháp luật về lĩnh vực hòa giải ở cơ sở hay nhƣ chỉ đề
cập đến một khía cạnh con ngƣời của công tác hòa giải ở cơ sở nhƣ cuốn sách
"Đánh giá năng lực cán bộ tư pháp cấp tỉnh về quản lý, hướng dẫn công tác hòa
giải ở cơ sở", trong khuôn khổ Dự án VIE/02/015 "Hỗ trợ thực thi Chiến lược phát
triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010", Nhà xuất bản Tƣ pháp, Hà Nội,
2005. Cuốn "Hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật" do Nhà xuất bản
Tƣ pháp, Hà Nội ấn hành năm 2006 cũng đã có một chƣơng riêng về hòa giải ở cơ
sở và phổ biến giáo dục pháp luật. Một số nhà nghiên cứu về xã hội học cũng có
những công trình nghiên cứu liên quan đến hòa giải ở cơ sở nhƣ Giáo sƣ Tƣơng
Lai với bài viết "Đồng thuận xã hội" trên Tạp chí Tia sáng, tháng 11 năm 2005; tác
giả Nguyễn Thị Lan với bài viết "Đồng thuận xã hội và việc xây dựng sự đồng
thuận xã hội ở nước ta hiện nay" đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị, số 6 năm
2006; các bài viết của Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ Bùi Quang Dũng về "Giải quyết xích
mích trong nhóm gia đình: phác thảo từ những kết quả nghiên cứu định tính",
"Giải quyết xích mích trong nội bộ nhân dân: phác thảo từ những kết quả nghiên
cứu định tính", "Hòa giải ở nông thôn miền Bắc Việt Nam (giả thuyết dành cho
một cuộc nghiên cứu)" đăng trên Tạp chí Xã hội học, số 4 năm 2001, số 1 và số 3
năm 2002.
Một số các bài viết trong Tạp chí Dân chủ và pháp luật số chuyên đề tháng
7 năm 2006 về công tác hòa giải ở Hải Phòng mới chỉ đề cập đến thực tiễn công


tác hòa giải nhƣ kết quả, một số tồn tại cũng nhƣ giải pháp nâng cao hiệu quả và
chỉ trong phạm vi một địa bàn nhất định.
Còn đối với các nhà nghiên cứu nƣớc ngoài, cũng đã có những công trình
nghiên cứu, khảo sát trực tiếp hoặc gián tiếp về hòa giải ở cơ sở tại Việt Nam với
tƣ cách là một phƣơng thức giải quyết xung đột xã hội dƣới dạng những tranh

chấp, xích mích nhỏ trong cộng đồng dân cƣ, hoặc cũng có thể coi hòa giải là một
khía cạnh của đời sống xã hội dân sự truyền thống của nông thôn Việt Nam. Đó là
các công trình nghiên cứu của nhóm tác giả về "Đánh giá xã hội dân sự ở Việt
Nam"; Dự án điều tra của Viện Xã hội học - Viện Khoa học xã hội Việt Nam; hoặc
là các công trình nghiên cứu của các chuyên gia Nhật Bản, Hàn Quốc về vấn đề
này.
Tuy nhiên đến nay chƣa có những công trình nghiên cứu một cách cơ bản,
có hệ thống về pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở và phƣơng hƣớng
hoàn thiện ở Việt Nam.
Những vƣớng mắc nói trên chƣa đƣợc đề cập và nghiên cứu một cách thấu
đáo. Do đó, việc nghiên cứu những quy định của pháp luật về tổ chức hoạt động
hòa giải ở cơ sở trên cơ sở đó đề ra phƣơng hƣớng và các giải pháp nhằm hoàn
thiện pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở là cần thiết.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích: làm rõ những vấn đề lý luận về hòa giải ở cơ sở, đánh giá đƣợc
thực trạng tổ chức hoạt động của thiết chế xã hội này, từ đó đề xuất phƣơng hƣớng
và các giải pháp hoàn thiện thể chế hòa giải ở cơ sở.
- Nhiệm vụ: Để đạt đƣợc mục đích trên, trong quá trình nghiên cứu luận
văn cần giải quyết những vấn đề sau:


+ Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về hòa giải ở cơ sở, vai trò của hoạt
động hòa giải đối với đời sống xã hội và nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với
công tác hòa giải ở cơ sở.
+ Nêu, phân tích thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật về tổ
chức hoạt động hòa giải ở cơ sở.
+ Đề xuất phƣơng hƣớng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức
hoạt động hòa giải ở cơ sở.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật

lịch sử, các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể đƣợc tác giả sử dụng trong quá trình
nghiên cứu: phƣơng pháp lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội học.
5. Những điểm mới của luận văn
- Nghiên cứu một cách có hệ thống từ khái niệm, vị trí, vai trò của hòa giải
ở cơ sở cũng nhƣ nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với công tác hòa giải ở cơ
sở nhằm góp phần hoàn thiện những cơ sở lý luận về hòa giải ở cơ sở.
- Phát hiện những điểm còn bất cập trong quy định của pháp luật về hòa
giải ở cơ sở, những tồn tại trong tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở, tìm ra nguyên
nhân của những tồn tại đó. Đề xuất phƣơng hƣớng và một số giải pháp hoàn thiện
pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về mặt lý luận: Nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn có thể đƣợc
khai thác, sử dụng trong công tác nghiên cứu về công tác hòa giải ở cơ sở của các
cơ quan tƣ pháp và có thể làm tài liệu tham khảo trong xây dựng Luật về tổ chức
và hoạt động hòa giải ở cơ sở, dự kiến trong Chƣơng trình xây dựng pháp luật của
Quốc hội khóa XII.


- Về mặt thực tiễn: Các cơ quan tƣ pháp, cán bộ tƣ pháp, hòa giải viên có
thể khai thác, vận dụng những kết quả nghiên cứu của luận văn để tập huấn nhằm
nâng cao chất lƣợng, hiệu quả trong công tác hòa giải ở cơ sở.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn gồm 3 chƣơng, 8 tiết.
Chương 1
HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT
ĐỐI VỚI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ

1.1. SỰ CẦN THIẾT GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP, XÍCH MÍCH NHỎ
TRONG CỘNG ĐỒNG BẰNG HÒA GIẢI


Trong đời sống xã hội, mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời rất đa
dạng, phong phú, bao gồm tổng hòa các mối quan hệ xã hội: quan hệ giữa các
thành viên trong gia đình (quan hệ vợ chồng, ông bà, bố mẹ, con cái, anh chị
em...), quan hệ giữa các thành viên trong môi trƣờng giáo dục: quan hệ thầy trò;
quan hệ của những nhóm ngƣời trong xã hội: quan hệ đồng nghiệp, quan hệ bạn
bè, quan hệ đồng hƣơng...Các quan hệ này có thể hình thành dƣới nhiều góc độ
khác nhau nhƣ quan hệ huyết thống đƣợc pháp luật quy định (quan hệ gia đình),
các quan hệ xã hội khác đƣợc hình thành và chi phối bởi các quy phạm đạo đức xã
hội và đƣợc tồn tại dƣới hình thức khác nhau.
Thực tiễn cho thấy, qua các giai đoạn, qua các thời kỳ lịch sử, trong xã hội, tồn tại
và phổ biến là những quan hệ xã hội tốt đẹp, lành mạnh. Chính những quan hệ tốt
đẹp, lành mạnh đó là nền tảng, là cơ sở, động lực cho việc xây dựng lối sống văn
hóa, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Tuy


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

CÁC VĂN BẢN, NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành
Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Chỉ thị số 30/CT-TW ngày 18/2 của Bộ
Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12 của Ban Bí
thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ

biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ và nhân
dân, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ
Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƢỚC

7. Bộ Tài chính (2005), Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 05/8 hướng dẫn việc
quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật, Hà Nội.
8. Bộ Tƣ pháp (1982), Thông tư số 08/TT ngày 06/01 hướng dẫn xây dựng và kiện
toàn tổ chức hệ thống các cơ quan tư pháp địa phương, Hà Nội.


9. Bộ Tƣ pháp và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (1993), Thông tư liên bộ số
12/TTLB ngày 26/7 hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ
chức cơ quan tư pháp địa phương, Hà Nội.
10. Bộ Tƣ pháp (2002), Quyết định số 584/2002/QĐ-BTP ngày 25/12 về việc ban
hành Chương trình hành động của ngành tư pháp giai đoạn 2002-2007,
Hà Nội.
11. Bộ Tƣ pháp và Bộ Nội vụ (2005), Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-TP-NV ngày
05/5 hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ
quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về công tác tư
pháp ở địa phương, Hà Nội.
12. Chính phủ (1945), Sắc lệnh số 90/SL ngày 10/10 của Chủ tịch nước về việc giữ
tạm thời các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam bộ cho đến khi ban
hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn quốc.
13. Chính phủ (1946), Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01 của Chủ tịch nước về tổ chức các
tòa án và các ngạch thẩm phán.
14. Chính phủ (1946), Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4 của Chủ tịch nước về ấn định

thẩm quyền các Tòa án và sự phân công giữa các nhân viên trong Tòa án.
15. Chính phủ (1950), Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5 của Chủ tịch nước về cải cách
bộ máy tư pháp và Luật tố tụng.
16. Chính phủ (1993), Nghị định số 38-CP ngày 04/6 quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp, Hà Nội.
17. Chính phủ (1998), Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5 ban hành Quy chế
thực hiện dân chủ ở xã, Hà Nội. .
18. Chính phủ (1999), Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06/6 quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp, Hà Nội.
19. Chính phủ (1999), Nghị định số 160/1999/NĐ-CP ngày 18/10 quy định chi tiết
một số điều của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, Hà
Nội.


20. Chính phủ (2003), Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm
2003 đến năm 2007, Hà Nội.
21. Chính phủ (2003), Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7 ban hành Quy chế
thực hiện dân chủ ở xã, Hà Nội.
22. Chính phủ (2004), Nghị định số 171/2004/NĐ-CP ngày 29/9 quy định tổ chức
các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, Hà Nội.
23. Chính phủ (2004), Nghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 29/9 quy định tổ chức
các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh, Hà Nội.
24. Hội đồng Bộ trƣởng (1981), Nghị định số 143/HĐBT ngày 22/11 về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Bộ Tư pháp, Hà Nội.
25. Quốc hội (1960), Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội.
26. Quốc hội (1992), Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội.
27. Quốc hội (1999), Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hà Nội.

28. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
29. Quốc hội (2001), Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết
số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ
họp thứ 10, Hà Nội.
30. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội.
31. Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Hà Nội.
32. Quốc hội (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội.
33. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
34. Quốc hội (2006), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Chương XIV của Bộ
luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 đã được sửa đổi, bổ sung theo


Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4
năm 2002, Hà Nội.
35. Tòa án nhân dân tối cao (1961), Thông tư số 1080/TC ngày 25/9 hướng dẫn
việc thực hiện thẩm quyền mới của Tòa án nhân dân thành phố thuộc tỉnh,
thị xã, huyện, khu phố, Hà Nội.
36. Tòa án nhân dân tối cao (1964), Thông tư số 02/TC ngày 262 về việc xây dựng
Tổ hòa giải và kiện toàn Tổ tư pháp xã, khu phố, Hà Nội.
37. Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội (1998), Pháp lệnh số 09/1998/PL-UBTVQH10 ngày
25/12 về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở, Hà Nội.
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC

38. Toan Ánh (1992), Nếp cũ làng xóm Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,
Thành phố Hồ Chí Minh.
39. Bộ Lao động Thƣơng binh và xã hội (1997), Tài liệu hướng dẫn Tập huấn
Trọng tài lao động, Hà Nội.
40. Bộ Tƣ pháp, Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý (2000), Hướng dẫn nghiệp vụ
công tác hòa giải ở cơ sở (Tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn), Nxb
Thống kê, Hà Nội.

41. Bộ Tƣ pháp, Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật (2005), Kỷ yếu Tọa đàm góp ý, hoàn
thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, Hà Nội.
42. Bộ Tƣ pháp, Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật (2006), Tài liệu tập huấn cho hòa
giải viên, Hà Nội.
43. Bộ Tƣ pháp, Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật (2007), Báo cáo sơ kết 3 năm thực
hiện Chỉ thị 32-CT/TW ngày 9 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật,
nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân của (Phụ lục
số 7), Hà Nội.
44. Phan Huy Chú (1992), Lịch triều Hiến chương loại chí, tập 2, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.


45. Bùi Quang Dũng (2002), "Giải quyết xích mích trong nội bộ nhân dân - phác thảo
từ những kết quả nghiên cứu định tính", Xã hội học, (3), tr. 45, 47.
46. "Đánh giá năng lực cán bộ tƣ pháp cấp tỉnh về quản lý, hƣớng dẫn công tác hòa
giải ở cơ sở" (2005), Dự án VIE/02/015: Hỗ trợ thực thi Chiến lược phát
triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội.
47. Bùi Xuân Đính (2003), "Khái quát về sự hình thành và phát triển của hƣơng
ƣớc mới từ đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX đến nay", Trong sách: Hương ước
trong quá trình thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay, do
GS.TSKH. Đào Trí Úc chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
48. Nguyễn Đình Hảo (1997), Công tác hoà giải ở cơ sở, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
49. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
50. Lịch sử tạp kỷ tập 1 (1975), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
51. Nguyễn Đình Lộc (1998), Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của nhân dân,
do nhân dân và vì nhân dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
52. Hoàng Thị Kim Quế (2002), "Cơ chế điều chỉnh pháp luật và cơ chế điều chỉnh
xã hội", Khoa học, Kinh tế - Luật, T.XVIII (3), tr. 12.

53. Hoàng Thị Kim Quế (chủ nhiệm đề tài) (2002), Mối quan hệ giữa pháp luật và
đạo đức trong quản lý xã hội ở nước ta hiện nay, Báo cáo phúc trình Đề
tài khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội (mã số QX2000.04), Hà Nội.
54. Nguyễn Duy Quý (chủ nhiệm đề tài) (2006), Cơ sở lý luận và thực tiễn về Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, Báo cáo phúc
trình Đề tài KX.04.01, Hà Nội.
55. Tạp chí Dân chủ và pháp luật (2006), Số chuyên đề về phổ biến giáo dục pháp
luật, Hà Nội.
56. Lê Đức Tiết (2005), Văn hóa pháp lý Việt Nam, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội.


57. Lê Đức Tiết (2007), Lê Thánh Tông, vị vua anh minh, nhà cách mạng vĩ đại,
Nxb Tƣ pháp, Hà Nội.
58. Trần Từ (1979), Cơ cấu làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
59. Từ điển luật học (2006), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
60. Từ điển Tiếng Việt (1995), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
61. Đào Trí Úc (1993), Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
62. Đào Trí Úc (chủ biên) (1995), Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật,
Chƣơng trình khoa học công nghệ cấp Nhà nƣớc (mã số KX07), Hà Nội.
63. Nguyễn Tất Viễn (chủ biên) (2006), Hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến giáo dục
pháp luật, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội.
64. Viện ngôn ngữ học (2004), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm Từ
điển học, Hà Nội.



×