Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xi Măng Sông Đà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 75 trang )

Báo cáo thực tập chuyên đề

LỜI NÓI ĐẦU
Cơn bão khủng hoảng kinh tế đã đi qua hầu hết các quốc gia trên thế giới và
có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của mỗi nước mà nó đi qua. Suy thoái
kinh tế- đó là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong năm qua. Nó đã làm không
biết bao nhiêu nhà máy phải ngừng sản xuất, bao nhiêu công ty phải lâm vào cảnh
phá sản, bao nhiêu người lao động lâm vào cảnh thất nghiệp.
Nền kinh tế thị trường vốn đã cạnh tranh gay gắt nay lại càng trở lên gay gắt
hơn khi mà chi tiêu của mỗi người dân luôn trong tình trạng thắt chặt. Chính điều
này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực hơn nữa trong công tác quản lý làm sao
giúp doanh nghiệp đứng vững qua thời gian khó khăn và có cơ hội phát triển. Hạch
toán kế toán là một trong những công cụ quan trọng giúp nhà quản lý điều hành
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận- đó là cái đích mà mỗi nhà sản xuất kinh doanh muốn hướng đến.
Nhưng làm thế nào để để đạt được lợi nhuận và nâng cao lợi nhuận? Đó là bài toán
đặt ra cho các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đã tự tìm ra cho mình một lời giải
phù hợp với điều kiện cụ thể của chính doanh nghiệp. Nhưng có điểm chung giữa
lời giải của các doanh nghiệp đó là các doanh nghiệp luôn không ngừng sản xuất ra
những sản phẩm phù hợp với thị hiếu thị trường, thay đổi mẫu mã nhưng vẫn đảm
bảo chất lượng sản phẩm và quan trọng là đưa ra mức giá hợp lý và cạnh tranh. Để
làm được tất cả những điều đó, mỗi doanh nghiệp phải không ngừng tiết kiệm chi
phí từ đó hạ giá thành sản phẩm.
Muốn vậy doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm. Đây chính là cơ sở giúp doanh nghiệp quản lý được chi phí
phát sinh, phát hiện và hạn chế đến mức tối đa các chi phí không cần thiết từ đó góp
phần hạ giá thành sản phẩm. Hơn nữa giá thành còn là căn cứ để xây dựng giá bán
hợp lý, là căn cứ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giá
thành còn là công cụ quan trọng để kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.


SV: Nguyễn Thị Bích

1

Lớp: Kế toán 2 - K10


Báo cáo thực tập chuyên đề

Với nhận thức trên, sau khi được trang bị lý luận tại nhà trường cộng với kiến
thức thực tế trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xi măng Sông Đà, nhận
được sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Thanh Quý và sự giúp đỡ của các cô
chú, anh chị trong phòng kế toán cũng như trong toàn công ty em đã đi sâu tìm hiểu
và nghiên cứu công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công
ty, từ đó hình thành nên chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài “ Hoàn thiện kế
toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xi Măng
Sông Đà”. Nội dung của chuyên đề gồm ba phần:
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN
LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÔNG ĐÀ.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÔNG ĐÀ.
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÔNG ĐÀ
Do khả năng tìm hiểu thực tế còn hạn chế cũng như thời gian thực tập có hạn
nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được
sự chỉ bảo của các thầy cô cũng như của các cô chú trong công ty để chuyên đề cuối
khoá của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn TS Nguyễn Thanh Quý đã tận tình hướng dẫn em
trong suốt quá trình thực tập và hình thành nên chuyên đề này.
Em xin chân thành cám ơn tập thể cán bộ,công nhân viên công ty cổ phần xi

măng Sông Đà, đặc biệt là phòng KTTC đã nhiệt tình giúp đỡ và chỉ bảo để em có
được những kiến thức thực tế hữu ích hơn trang bị cho những lý thuyết đã học trong
nhà trường.
Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thị Bích

SV: Nguyễn Thị Bích

2

Lớp: Kế toán 2 - K10


Báo cáo thực tập chuyên đề

Chương 1
ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÔNG ĐÀ
1.1. ĐẶC ĐIẾM SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG
SÔNG ĐÀ
1.1.1. Đặc điểm chung của sản phẩm
Sản phẩm công ty cổ phần xi măng Sông Đà là xi măng đóng bao mang mác
PCB 30 với trọng lượng 50kg/bao. Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty thường
mang tính hàng loạt, số lượng sản phẩm lớn, sản phẩm được sản xuất trải qua nhiều
giai đoạn công nghệ.
1.1.2. Những đặc điểm cụ thể của sản phẩm
• Tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm
Do sản phẩm của công ty là sản phẩm cuối cùng của một quá trình sản
xuất liên tục với các khâu sản xuất, chế biến và kiểm tra đan xen nhau nên các

thành phẩm của công ty đều là sản phẩm có chất lượng cao. Do đó công ty đã dần
xây dựng cũng như khẳng định thương hiệu trên thị trường. Tiêu chuẩn chất lượng
sản phẩm xi măng của công ty tuân theo hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 90012000 và tiêu chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao.
• Tính chất của sản phẩm:
Sản phẩm của công ty là xi măng với quy trình công nghệ sản xuất phức tạp,
kiểu chế biến liên tục, sản phẩm hoàn thành phải trải qua nhiều giai đoạn sản xuất
khác nhau nên sản phẩm mang tính chất phức tạp.
• Loại hình sản xuất:
Sản phẩm xi măng của công ty được sản xuất hàng loạt với số lượng lớn
• Thời gian sản xuất:
Do sản phẩm của công ty là xi măng có tính chất phức tạp, quy trình sản xuất
qua nhiều giai đoạn khác nhau nên thời gian sản xuất dài.
• Đặc điểm sản phẩm dở dang:
Sản phẩm dở dang của công ty bao gồm trị giá của các nguyên liệu xuất dùng
trong kỳ chưa sử dụng hết không nhập lại kho và sản phẩm dở dang của từng công
đoạn sản xuất.
1.2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI
MĂNG SÔNG ĐÀ
1.2.1. Quy trình công nghệ

SV: Nguyễn Thị Bích

3

Lớp: Kế toán 2 - K10


Báo cáo thực tập chuyên đề

Quy trình công nghệ bao gồm các bước sau:

Bước 1: Lập kế hoạch sản xuất
Bước 2: Bộ phận sản xuất nhận kế hoạch sản xuất
1.2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được tổ chức điều hành đồng bộ,
thống nhất từ trên xuống dưới. Với cơ cấu quản lý tập trung một lãnh đạo, Tổng
giám đốc trực tiếp chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của công ty. Công
việc được TGĐ phân công cho các Phó tổng giám đốc và trưởng các phòng ban, các
phòng ban tổ chức thực hiện, giao nhiệm vụ cho các phân xưởng, tổ đội và chịu
trách nhiệm báo cáo mọi hoạt động cho lãnh đạo cấp trên. Cơ cấu tổ chức sản xuất
của công ty như sau:
+ Tổng giám đốc: phụ trách điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh, trực tiếp chỉ đạo các công tác kinh tế - kế hoạch, tài chính, tổ chức lao động,
văn phòng vật tư và xây dựng
+ Phó Tổng giám đốc sản xuất: Điều hành mọi hoạt động sản xuất, xây dựng
kế hoạch, tiến độ sản xuất, chỉ đạo công tác vật tư phục vụ cho hoạt động sản xuất.
+ Phó Tổng giám đốc quản trị kỹ thuật: Điều hành các công việc của lĩnh vực
kỹ thuật, biện pháp và phương án sử dụng nguyên liệu phù hợp , đồng thời ban hành
các định mức, tiêu chuẩn chất lượng và yêu cầu kỹ thuật.
+ Phòng Vật tư tiêu thụ: Có nhiệm vụ mua bán nguyên vật liệu, thiết bị cần
thiết, tiếp thị, tiêu thụ xi măng với các công trình, đại lý, cửa hàng.
+ Phòng Quản lý cơ điện: Có nhiệm vụ quản lý, điều hành sửa chữa thay thế
các thiết bị điện đáp ứng yêu cầu sản xuất liên tục của công ty.
+ Phòng Kỹ thuật hóa nghiệm: Có nhiệm vụ điều hành, sản xuất và khống chế
giám sát chất lượng ở các khâu nguyên vật liệu nhập về, nguyên vật liệu sống, nung
Clanhke và thành phẩm xi măng.
+ Phòng Tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc các vấn đề
về nhân sự, tổ chức cán bộ, sắp xếp bộ máy quản lý của công ty một cách gọn nhẹ,
hợp lý và hiệu quả. Tuyển dụng cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng đào tạo đề bạt
cán bộ, thanh toán tiền lương, tiền công và các chế độ khác đối với người lao động,


SV: Nguyễn Thị Bích

4

Lớp: Kế toán 2 - K10


Báo cáo thực tập chuyên đề

chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên, tổ chức phát động
các phong trào thi đua.
+ Phòng Tài chính – Kế toán: Giúp Ban giám đốc lập kế hoạch định mức dự
toán chi phí nguyên vật liệu, định mức đơn giá tiền lương phù hợp với điều kiện sản
xuất kinh doanh của công ty.
+ Các phân xưởng, đội sản xuất: Tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản
phẩm.
• Đặc điểm tổ chức sản xuất:
Khi phát sinh đơn đặt hàng, phòng kinh doanh chuyển cho Tổng giám đốc phê
duyệt, sau đó chuyển cho Phó tổng giám đốc quản trị KHSX. Phó tổng giám đốc
quản trị KHSX tổ chức lập kế hoạch sản xuất. Sau đó xác định số lượng nguyên vật
liệu cần thiết, lập phiếu công nghệ và định mức. Bản kế hoạch này được chuyển cho
Phó tổng giám đốc quản trị kỹ thuật và phòng vật tư tiêu thụ để tổ chức thực hiện kế
hoạch sản xuất. Tại đây, phó giám đốc quản trị kỹ thuật sẽ chịu trách nhiệm về việc
tổ chức sản xuất và giao nhiệm vụ cho các trưởng ca chuyên trách. Các công việc cụ
thể sẽ được giao cho các tổ trưởng để quản lý và tổ chức cho công nhân thực
hiện.
1.3. QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI
MĂNG SÔNG ĐÀ
Chi phí sản xuất chiếm phần lớn trong tổng chi phí phát sinh trong toàn doanh
nghiệp, nó còn là yếu tố không thể thiếu để tính giá thành sản phẩm là một công cụ

để cạnh tranh trên thị trường và là yếu tố quyết định lợi nhuận của công ty. Quản lý
chi phí có khoa học, chặt chẽ mới tiết kiệm được chi phí, sử dụng chi phí có hiệu
quả và thỏa đáng, từ đó lợi nhuận thu lại mới ngày càng tăng cao. Công ty cổ phần
xi măng Sông Đà với bộ máy quản lý đồng bộ từ trên xuống dưới đã tổ chức quản
lý chi phí như sau:
+ Tổng giám đốc: Phụ trách chung mọi hoạt động, lập kế hoạch dài hạn, chiến
lược SXKD, phê duyệt và chỉ đạo công tác quản lý chi phí tại công ty.
+ Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật:
- Đề xuất các biện pháp và phương án sử dụng nguyên vật liệu

SV: Nguyễn Thị Bích

5

Lớp: Kế toán 2 - K10


Báo cáo thực tập chuyên đề

- Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng, định mức kinh tế kỹ thuật
- Phụ trách công tác mua sắm nguyên vật liệu, thiết bị cần thiết
- Đề xuất các biện pháp tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất thuộc lĩnh vực được
phân công phụ trách.
+ Phó tổng giám đốc phụ trách SX:
- Xây dựng quy hoạch sản xuất kinh doanh trong toàn công ty.
- Điều hành và phê duyệt định mức chi phí tại các phân xưởng và đề xuất
những biện pháp tiết kiệm chi phí tại các phân xưởng
- Báo cáo cho Tổng giám đốc về thực trạng chi phí phát sinh tại các nhà máy.
- Triển khai các biện pháp quản lý, giám sát thực hiện để giảm thiểu chi phí tại
các phân xưởng

+ Phòng tổ chức hành chính
- Xây dựng kế hoạch lao động tiền lương;
- Xây dựng các quy chế tiền lương, nội quy lao động , đào tạo lao động, thỏa
ước lao động sao cho việc sử dụng lao động hợp lý, lợi nhuận thu lại tương xứng
với chi phí bỏ ra.
- Báo cáo cho cấp trên thông tin về chi phí lương và các đề xuất tiền lương.
+ Phòng kinh tế kế hoạch :
- Lập dự toán chi phí để đưa lên cấp trên phê duyệt.
- Lập kế hoạch xây dựng.
- Xây dựng các hợp đồng kinh tế.
+ Phòng kế toán tài chính:
- Thực hiện ghi chép đầy đủ, chính xác mọi nghiệp vụ phát sinh trong quá trình
sản xuất, tập hợp đầy đủ chi phí và tổ chức bảo quản lưu trữ hồ sơ số liệu, quản lý
thống nhất số liệu thống kê
- Từ những dữ liệu có được, kế toán cung cấp những thông tin hữu ích cho ban
lãnh đạo về lập kế hoạch SX và quản lý chi phí.
Công tác quản lý chi phí tại công ty cổ phần xi măng Sông Đà hiện nay đã
tương đối thống nhất, chặt chẽ có hiệu quả và tránh được tình trạng lỏng lẻo, lãng

SV: Nguyễn Thị Bích

6

Lớp: Kế toán 2 - K10


Báo cáo thực tập chuyên đề

phí. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh cao hiện nay công ty cần hoàn
thiện hơn nữa, đưa ra nhiều biện pháp quản lý chi phí tối ưu để giảm thiểu chi phí,

đem lại lợi nhuận cao.

SV: Nguyễn Thị Bích

7

Lớp: Kế toán 2 - K10


Báo cáo thực tập chuyên đề

Chương 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÔNG ĐÀ
2.1. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI
MĂNG SÔNG ĐÀ
2.1. Đối tượng và nguyên tắc tập hợp chi phí sản xuất tại công ty cổ phần xi
măng Sông Đà
2.1.1.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Thực chất của việc xác định nơi sinh ra chi phí và nơi gánh chịu chi phí phù
hợp với đặc điểm quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất, phù hợp với yêu cầu
quản lý sản xuất có ý nghĩa quan trọng đối với công tác hạch toán chi phí sản xuất
cũng như công tác tính giá thành sản phẩm của đơn vị. Việc xác định đối tượng tập
hợp chi phí tại Công ty trên cơ sở các căn cứ sau :
+ Căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty là phức tạp,
phải trải qua nhiều công đoạn chế biến, phải theo quy trình công nghệ nhất định.
+ Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của sản phẩm Công ty chỉ sản xuất một loại
sản phẩm là xi măng bao.
+ Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty là việc quản lý tình hình
sản xuất tiến hành ở các phân xưởng.

+ Căn cứ vào yêu cầu trình độ quản lý Công ty, bộ máy kế toán Công ty được
tổ chức theo mô hình tập trung, toàn bộ công tác kế toán tiến hành tại Phòng Kế
toán của Công ty. Với trang thiết bị hiện đại gồm 1 hệ thống máy vi tính và 1 bộ
phận kế toán thành thạo chuyên môn là điều kiện thuận lợi để Phòng kế toán có thể
quản lý sát sao, chi tiết đến từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh của từng phân xưởng.
Dựa vào căn cứ trên, đối tượng tập hợp chi phí của Công ty được xác định là
từng phân xưởng

SV: Nguyễn Thị Bích

8

Lớp: Kế toán 2 - K10


Báo cáo thực tập chuyên đề

2.1.1.2. Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần xi măng
Sông Đà
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất, yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm. Căn cứ vào mục đích, công dụng của chi phí trong sản xuất và để
thuận lợi, đảm bảo sự phù hợp giữa tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm, Công ty đã chia toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ thành các khoản
mục sau :
-

Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

-


Chi phí nhân công trực tiếp

-

Chi phí sản xuất chung. Trong đó :
+ Chi phí nhân viên phân xưởng
+ Chi phí vật liệu
+Chi phí dụng cụ sản xuất
+ Chi phí khấu hao TSCĐ
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Chi phí bằng tiền khác

Do vậy giá thành sản xuất xi măng bao gồm các khoản mục chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
* Tài khoản sử dụng :
Như trên đã đề cập, Công ty sử dụng phần mềm kế toán SAS để thực hiện các
phần hành kế toán. Xuất phát từ đặc điểm các loại chi phí như trên, Công ty đã mở
một hệ thống tài khoản phù hợp, thuận tiện cho công tác hạch toán. Phần mềm kế
toán chỉ cho phép mở các tài khoản do Bộ Tài chính ban hành (các tài khoản này do
những người có mật khẩu hệ thống khai báo, người sử dụng không thể sửa đổi) bao
gồm:
TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
TK 627 - Chi phí sản xuất chung
TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng

SV: Nguyễn Thị Bích

9


Lớp: Kế toán 2 - K10


Báo cáo thực tập chuyên đề

TK 6272 - Chi phí vật liệu
TK 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất
TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278 - Chi phí bằng tiền khác
TK 152 - Nguyên vật liệu
TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
TK 155 - Thành phẩm
TK 632 - Giá vốn hàng bán
Theo yêu cầu của công tác tập hợp chi phí, Công ty sẽ mở thêm các tài khoản
chi tiết bên dưới các tài khoản chính băng các thao tác tiến hành trên máy vi tính.
2.1.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.1.2.1. Nội dung
Chi phí NVL trực tiếp là toàn bộ chi phí về NVL sử dụng cho quá trình sản
xuất. Để tạo ra sản phẩm xi măng, Công ty sử dụng nguyên liệu chủ yếu là đá vôi,
than cám, đất sét, bột sắt, khoáng hoá, thạch cao. Còn xỉ pirít, quặng barít, mạt đá là
phụ gia. Ngoài ra còn sử dụng nguyên liệu than, dầu điêzen, năng lượng dùng cho
sản xuất như điện,... Một số nguyên liệu làm ra sản phẩm sẵn có ở địa phương như:
đá vôi, đất sét, nguyên liệu xỉ thải công nghiệp,... Để mua các nguyên liệu, Công ty
thực hiện ký kết hợp đồng với bên bán và thanh toán tiền sau khi NVL được chuyển
chở về bãi chứa.
Có thể nói, vật tư trong Công ty thường đa dạng về chủng loại, quy cách, kích
cỡ. Bởi vậy, trên cơ sở phân loại vật tư cần lập danh điểm vât tư, đặc biệt trong điều
kiện áp dụng phần mềm trong công tác kế toán như hiện nay. Tại Công ty, hệ thống
phần mềm SAS sẽ giúp xây dựng danh điểm vật tư, thành phẩm bằng cách:

Chọn "Hệ thống danh điểm vật tư" trên Menu "Vật tư thành phẩm" chọn
phân loại vật tư cần lập bảng danh điểm, bấm nút "Thêm". Số hiệu vật tư mới được
tự động khởi tạo. Sau đó nhập diễn dải chi tiết về vật tư, đơn vị tính, sau đó bấm nút
"Ghi", SAS sẽ ghi lại thông tin về vật tư mới khai báo. Đồng thời kế toán viên tiến

SV: Nguyễn Thị Bích

10

Lớp: Kế toán 2 - K10


Báo cáo thực tập chuyên đề

hành đăng ký hệ thống kho vật tư, thành phẩm và theo dõi các nguồn nhập, xuất
trên máy theo yêu cầu quản lý của Công ty.
* Đánh giá vật liệu nhập kho, xuất kho
Các vật liệu của Công ty được nhập từ nhiều nguồn khác nhau và giá nhập
khác nhau. Do đó giá trị vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho được đánh giá theo trị
giá vốn thực tế nhập kho.
Đối với vật tư mua ngoài :
Giá thực tế
nhập kho

Giá mua

Chi phí mua

Khoản chiết khấu


thực tế

giảm giá (nếu có)

ghi trên hóa đơn

Tại Công ty, giá trị vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp bình quân
gia quyền di động đã cài sẵn trong máy. Khi có nghiệp vụ phát sinh máy sẽ tự tính
đơn giá vật tư xuất kho theo công thức :
Đơn giá thực tế

Tổng giá thực tế tại thời điểm xuất kho

bình quân di động

Số lượng tồn kho thực tế tại thời điểm xuất kho

Giá thực tế

Số lượng xuất

Đơn giá thực tế

xuất dùng

dùng tại từng thời

bình quân di động

điểm trong tháng


từng thời điểm xuất kho

trong tháng
2.1.2.2. Tài khoản sử dụng

Toàn bộ chi phí NVL trực tiếp được tập hợp trực tiếp vào TK 621, do đặc
điểm sản xuất của Công ty nên tài khoản này được mở thêm chi tiết để theo dõi
từng đối tượng tập hợp chi phí là các khân xưởng.
Như trên đã đề cập, phần mềm kế toán SAS chỉ cài đặt các tài khoản do Bộ
Tài chính ban hành nên TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” được cài đặt
sẵn, việc mở thêm các tài khoản chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sẽ được thực
hiện
TK 62101 : Xưởng Nguyên liệu
TK 62102 : Xưởng Lò nung

SV: Nguyễn Thị Bích

11

Lớp: Kế toán 2 - K10


Báo cáo thực tập chuyên đề

TK 62103 : Xưởng Thành phẩm
TK 62104 : Phục vụ sản xuất xi măng
2.1.2.3. Quy trình ghi sổ chi tiết
* Chứng từ sử dụng
- Phiếu nhập kho

- Phiếu xuất kho kèm theo Giấy yêu cầu lĩnh vật tư
- Hoá đơn mua hàng
- Sổ chi tiết vật tư hàng hoá
- Bảng kê luỹ kế nhập - xuất - tồn
* Các loại sổ sử dụng:
- Sổ chi tiết xuất vật liệu
- Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
- Bảng tổng hợp chi tiết CP SXKD
* Quy trình ghi sổ chi tiết CP NVLTT
Để đảm bảo nhiệm vụ cung ứng vật tư kịp thời, đúng với các yêu cầu kỹ thuật
trong quá trình sản xuất, tất cả các NVL bắt đầu mua về nhập kho đến khi xuất kho
dùng cho từng phân xưởng, từng mục đích sử dụng đều được kiểm tra đối chiếu
chặt chẽ từ kho đến Phòng Kế toán. Nội dung trình tự ghi chép kế toán chi tiết vật
liệu được Công ty áp dụng theo hình thức thẻ song song. Khi mua NVL về nhập
kho dùng cho sản xuất Công ty sử dụng Hóa đơn của bên bán (liên 2) và Phiếu nhập
kho

SV: Nguyễn Thị Bích

12

Lớp: Kế toán 2 - K10


Báo cáo thực tập chuyên đề

Bảng 2.1: Phiếu đề nghị xuất vật tư công ty cổ phần xi măng Sông Đà
CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÔNG ĐÀ
PHIẾU ĐỀ NGHỊ XUẤT VẬT TƯ
Ngày 11 tháng 1 năm 2011

Số 001543
Người đề nghị: Anh Nguyễn Cao Cường
Nơi nhận: Xưởng nguyên liệu
Lý do đề nghị xuất vật tư: Xuất vật tư để sản xuất sản phẩm
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất
STT
1
2
3

vật tư, dụng cụ, hàng hóa
Đá vôi
Dầu Diezel
Quặng sắt

Ghi
Mã số
ĐV
DD
QS

Người lập phiếu
( Ký, họ tên)

Đơn vị tính
Tấn
Lít
Tấn

Số lượng

7.000
30
300

chú

Trưởng bộ phận
( Ký, họ tên)

+ Thủ kho căn cứ vào số lượng xuất kho thực tế để lập phiếu xuất kho nội bộ
và xuất cho các phân xưởng theo đúng số lượng và quy cách theo yêu cầu. Phiếu
xuất kho được lập riêng cho mỗi lần xuất kho và được lập làm 2 liên: 1 liên do thủ
kho giữ để ghi thẻ kho sau đó chuyển cho phòng kế toán, 1 liên do người lĩnh giữ.
Phiếu này chỉ chi tiết về số lượng NVL xuất kho, chưa có đơn giá và giá trị NVL
xuất kho.

SV: Nguyễn Thị Bích

13

Lớp: Kế toán 2 - K10


Báo cáo thực tập chuyên đề

Bảng 2.2: Phiếu xuất kho nguyên vật liệu
CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÔNG ĐÀ

Mẫu số: 02-VT
( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC

Ngày 20/03/2006 của bộ trưởng

BTC)
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 20 tháng 01 năm 2011

Số: 0015410
Nợ: ……TK 62101……….
Có: ……TK 152……….

Họ, tên người nhận hàng: Nguyễn Thị Hoa

Bộ phận: Xưởng nguyên liệu

Lý do xuất kho: Xuất kho NVL chính để sản xuất sản phẩm
Xuất tại kho: Nguyên vật liệu

Địa điểm: Phường Tân Hòa – TP Hòa Bình – Tỉnh Hòa Bình.

STT

Tên, nhãn hiệu, quy
cách,
phẩm chất vật tư, dụng
cụ,
sản phẩm, hàng hoá

Mã số

Đvt


Theo
c.từ

Thực
xuất

Đơn giá

Thành tiền

A

B

C

D

1

2

3

4

1
2
3


Đá vôi
Dầu Diezen
Quặng sắt

ĐV
Diezel
QS

Tấn
Lít
Tấn

7.000
30

7.000
30

37.000
16.000

259.000.000

300

300

170.000


Số lượng

480.000
51.000.000

Cộng :
310.480.000
Tổng số tiền (viết bằng chữ):Ba trăm mười triệu, bốn trăm tám mươi nghìn đồng chẵn
Người lập phiếu
( Ký, họ tên)

Người nhận hàng
Thủ kho
( Ký, họ tên)
( Ký, họ tên)

SV: Nguyễn Thị Bích

Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

14

Tổng giám đốc
( Ký, họ tên)

Lớp: Kế toán 2 - K10


Báo cáo thực tập chuyên đề


Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho để ghi sổ chi tiết NVL.
Đối với nghiệp vụ xuất NVL vào sản xuất: Hàng ngày theo nhu cầu cần sử
dụng của phân xưởng mình (tất cả các nhu cầu phải dựa trên định mức khấu hao
NVL và kế hoạch sản xuất), tổ trưởng viết phiếu theo yêu cầu lĩnh vật tư. Trên
phiếu phải ghi rõ vật tư cần dùng, số lượng, chủng loại, có chữ ký của Quản đốc
phân xưởng và của Giám đốc Công ty.
Căn cứ vào Phiếu đề nghị xuất vật tư, Phòng vật tư viết Phiếu xuất kho chỉ bao
gồm chỉ tiêu số lượng. Phiếu xuất kho gồm 3 liên : liên 1 lưu tại Phòng vật tư, 1 liên
lưu tại phân xưởng, 1 liên làm cơ sở để xuất vật tư được lưu tại kho.
Kế toán mở sổ hoặc thẻ chi tiết cho từng danh điểm vật tư tương ứng với thẻ
kho. Hàng ngày kế toán vật tư xuống kho vật tư lấy Phiếu nhập, xuất vật tư, trước
khi nhận kế toán kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, đối chiếu với thẻ kho, ký và xác
nhận số tồn. Sau đó mang về Phòng Kế toán làm cơ sở hạch toán chi phí.

SV: Nguyễn Thị Bích

15

Lớp: Kế toán 2 - K10


Báo cáo thực tập chuyên đề

Bảng 2.3: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 62101
CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÔNG ĐÀ
Mẫu số: S36-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC)
SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH

Tài khoản: 62101
Chứng từ

Ngày tháng
ghi sổ
A
01/01/2011

03/01/2011
03/01/2011
….
29/01/2011
31/01/2011

Số hiệu
B

PXK 0042110
PXK 0042111
….
PXK 004214
PXK 0042141

Ngày
tháng

Diễn giải

C
01/01/2011


D
Số dư đầu kỳ
Số phát sinh trong kỳ
CP NVLC tháng 1
Xuất than cám phục vụ cho sản xuất
Xuất đá vôi phục vụ cho sản xuất
….
Xuất đất sét phục vụ cho sản xuất
Xuất xỉ pirit phục vụ cho sản xuất
CP VLP tháng 1
Xuất phụ gia phục vụ sản xuất sản phẩm

Xuất quặng sắt phục vụ sản xuất sản
phẩm
Xuất thạch cao phục vụ sản xuất

03/01/2011
03/01/2011
….
29/01/2011
31/01/2011

06/01/2011


PXK 0042112


06/01/2011



25/01/2011
27/01/2011

PXK 0042138
PXK0042139

25/01/2011
27/01/2011

SV: Nguyễn Thị Bích

Ghi nợ TK 62101

TK đối
ứng

Tổng

NVLC

E

1

2

1521
1521

1521
….
1521
1521
1522
1522
….

1,720,435,954
225,250,100
230,120,145
….
102,874,321
110,120,301
190,879,000
23,230,000


1,720,435,954
225,250,100
230,120,145
….
102,874,321
110,120,301

1522
1522

12,050,000
96,667,000


16 Lớp: Kế toán 2 - K10

NVLP
3

190,879,043
23,230,000

12,050,256
96,667,012


Báo cáo thực tập chuyên đề

Cộng số phát sinh trong kỳ
Ghi có TK 62101
Số dư cuối kỳ

Người ghi sổ
( Ký, họ tên)

SV: Nguyễn Thị Bích

154

1,911,314,997 1,720,435,954
1,911,314,997

Ngày 31 tháng 1 năm 2011

Kế toán trưởng
( Ký, họ tên)

17 Lớp: Kế toán 2 - K10

190,879,043


Báo cáo thực tập chuyên đề

Do Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung nên tất cả chứng từ kế
toán ghi trên sổ Nhật ký chung. Chương trình phần mềm kế toán cài đặt theo hình
thức Nhật ký chung, tất cả các chúng từ nhập thống nhất trên một cửa sổ Nhập chứng
từ theo trình tự thời gian của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chương trình SAS chỉ
cho ghi các chứng từ theo đúng nguyên tắc cân bằng Nợ- Có đối với các tài khoản
trong Bảng cân đối kế toán. Khi nhập dữ liệu ta phải vào từ các tài khoản chi tiết (nếu
tài khoản mở chi tiết )
(Đơn giá thực tế vình quân đã được lập sẵn và máy sẽ tự động tính ra số tiền khi
có nghiệp vụ xuất dùng)
Với Phiếu nhập kho vào mục “Nhập vật tư” trên cửa sổ nhập chứng từ. Sau khi
nhập xong máy sẽ tự động nhập các dữ liệu vào các sổ : Nhật ký chung (Biểu mẫu
2.2), Sổ chi tiết và sổ cái TK 621 cho từng phân xưởng và các sổ liên quan khác như :
Bảng kê lũy kế Xuất - Nhập - Tồn, Sổ cái TK152, Sổ chi tiết vật tư hàng hóa và các
sổ khác có liên quan.
Các sổ chi tiết TK 621 phản ánh chi phí NVL trực tiếp phát sinh theo từng phân
xưởng tạo thuận lợi cho công tác quản lý chi phí này một cách chi tiết. Sổ cái TK 621
phản ánh chi phí NVL trực tiếp phát sinh cho toàn Công ty. Số liệu trên sổ chi tiết
TK621 dùng để đối chiếu với số liệu trên sổ cái TK 621.
Căn cứ vào các sổ chi tiết TK 621 của từng phân xưởng, nhà quản trị nắm bắt
được các khoản mục chi phí NVL phát sinh tại từng phân xưởng là lớn hay nhỏ để

phấn đấu giảm thấp các định mức tiêu hao nhằm mục đích hạ giá thành sản phẩm.
Số liệu trên Sổ cái TK 621 là căn cứ để sau khi kế toán làm nhiệm vụ kết
chuyển, máy sẽ tiếp tục vào Sổ chi tiết TK 154 và Sổ cái TK 154 để tính giá thành.
Sau khi vào cửa sổ Nhập chứng từ, và thao tác nhập các thông tin về phiếu xuất
kho như ở trên thì màn hình giao tiếp hiện ra như sau:

SV: Nguyễn Thị Bích

18

Lớp: Kế toán 2 - K10


Báo cáo thực tập chuyên đề

Click chuột vào nút Ghi hoàn thành thao tác nhập dữ liệu.
2.1.2.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp
Hàng tháng, khi phát sinh nghiệp vụ xuất NVL cho sản xuất trực tiếp sản phẩm,
kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 62101:

1,911,314,997

Có TK 1521:

1,720.435,954

Có TK 1522:

190,879,043


Cuối tháng, kế toán chi phí SX thực hiện kết chuyển chi phí NVLTT sang TK
154 để phục vụ cho công tác tính giá thành phẩm;
Nợ TK 154:

1,911,314,997

Có TK 62101: 1,911,314,997
Hàng ngày, khi các nghiệp vụ chi phí NVLC phát sinh, kế toán tập hợp và vào
Nhật ký chung. Cuối tháng, từ số liệu ở Nhật ký chung, kế toán vào sổ cái TK 62101

SV: Nguyễn Thị Bích

19

Lớp: Kế toán 2 - K10


Báo cáo thực tập chuyên đề

Bảng 2.4. Sổ Nhật ký chung TK62101

CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÔNG ĐÀ

Mẫu số S03a - DN
( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC)
SỔ NHẬT KÝ CHUNG

Chứng từ


Ngày
tháng ghi
sổ
A

Số
B

Diễn giải

Ngày
tháng
C

D

Số
Đã Số
hiệu
ghi thứ
tài
sổ
tự
khoản
cái dòng
đối
ứng
E
G

H
1

Số phát sinh
Nợ


2

Số trang trước chuyển sang
03/01/2011

PXK 0042110 03/01/2011

Xuất than cám phục vụ cho sản xuất

62101

225,250,100

1521
03/01/2011

PXK 0042111 03/01/2011

Xuất đá vôi phục vụ cho sản xuất

\

225,250,100


62101 230,120,145
1521

06/01/2011

PXK 0042112 06/01/2011

Xuất phụ gia phục vụ sản xuất sản phẩm

230,120,145

62101

23,230,000

1522




25/01/2011

PXK 0042138 25/01/2011

SV: Nguyễn Thị Bích






23,230,000


Xuất quặng sắt phục vụ sản xuất sản phẩm
20 Lớp: Kế toán 2 - K10

62101

12,050,000


Báo cáo thực tập chuyên đề

1522
27/01/2011

PXK0042139 27/01/2011

Xuất thạch cao phục vụ sản xuất

62101

12,050,000
96,667,000

1522
29/01/2011

PXK 0042140 29/01/2011


Xuất đất sét phục vụ cho sản xuất

62101

96,667,000
102,874,321

1521
31/01/2011

PXK 0042141 31/01/2011

Xuất xỉ pirit phục vụ cho sản xuất

62101 110,120,301
1521

Cộng chuyển sang trang sau
Sổ này có ............. trang, đánh số từ trang số 01 đến trang ................
Ngày mở sổ: .............................
Ngày 31 tháng 01. năm 2011
Người lập

Kế toán trưởng

Giám đốc

(Ký, họ tên)


(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

SV: Nguyễn Thị Bích

21 Lớp: Kế toán 2 - K10

102,874,321
110,120,301


Báo cáo thực tập chuyên đề

Bảng 2.5. Sổ Cái TK 62101
CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÔNG ĐÀ

Mẫu số S03b - DN
( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC)

SỔ CÁI
Đơn vị tính: VNĐ
Số hiệu tài khoản: 62101

Tên tài khoản: Chi phí NVL trực tiếp

Chứng từ
Ngày
tháng ghi

sổ

Số

Ngày
tháng

A

B

C

Diễn giải

D

Nhật ký
chung
Số
Trang thứ
sổ
tự
dòng
E
F

Số
hiệu
TK

đối
ứng

Số tiền
Nợ



G

1

2

Số dư đầu năm
Số phát sinh trong tháng
31/01/2011 PXK 0042110 03/01/2011

Xuất than cám phục vụ cho sản xuất

1521

225,250,100

31/01/2011 PXK 0042111 03/01/2011

Xuất đá vôi phục vụ cho sản xuất

1521


230,120,145

31/01/2011 PXK 0042112 06/01/2011

Xuất phụ gia phục vụ sản xuất sản phẩm

1522

23,230,000









31/01/2011 PXK 0042138 25/01/2011 Xuất quặng sắt phục vụ sản xuất sản phẩm

1522

12,050,000

31/01/2011

PXK0042139

27/01/2011


Xuất thạch cao phục vụ sản xuất

1522

96,667,000

31/01/2011 PXK 0042140 29/01/2011

Xuất đất sét phục vụ cho sản xuất

1521

102,874,321

SV: Nguyễn Thị Bích

22 Lớp: Kế toán 2 - K10


Báo cáo thực tập chuyên đề

31/01/2011 PXK 0042141 31/01/2011
31/01/2011

Xuất xỉ pirit phục vụ cho sản xuất
Kết chuyển
Cộng số phát sinh tháng

1521
1540

1

110,120,301
1,911,314,997
1,911,314,997 1,911,314,997

Số dư cuối tháng
Cộng luỹ kế từ đầu quý
Sổ này có ............. trang, đánh số từ trang số 01 đến trang ................
Ngày mở sổ: .............................
Ngày 31 tháng 01 năm 2011.
Người lập

Kế toán trưởng

Giám đốc

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

SV: Nguyễn Thị Bích

23 Lớp: Kế toán 2 - K10


Báo cáo thực tập chuyên đề


2.1.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
2.1.3.1. Nội dung
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
và yêu cầu công tác quản lý, Công ty đã áp dụng hình thức trả lương sản phẩm theo
đơn giá khoán 1 tấn xi măng mà Tổng công ty giao.
Căn cứ vào đơn giá Tổng công ty giao, kế hoạch quỹ lương và hiệu quả sản xuất kinh
doanh năm trước, Công ty tính đơn giá tiền lương sản phẩm theo hiệu quả sản xuất,
năng xuất, chất lượng và độ phức tạp của công việc. Từ đơn giá mà Tổng công ty
giao, Công ty có trách nhiệm phân phối trả lương tới tổ sản xuất và người lao động
theo quy chế trả lương nội bộ phù hợp với Luật lao động và quy chế của Công ty.
Việc quy định trả lương cho cá nhân, người lao động trong quy chế của Công ty
là những bộ phận sản xuất chính, bộ phận đòi hỏi kỹ thuật cao, những người lao động
đòi hỏi chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật giỏi, giữ vai trò và đóng góp quan trọng cho
việc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty thì mức lương trả cao hơn
người làm công việc chuyên môn nghiệp vụ thông thường.
Theo hình thức trả lương sản phẩm theo đơn giá khoán, kế toán tính ra tiền
lương phải trả cho từng bộ phận sản xuất như sau:
Lương phải trả = Số lượng sản phẩm hoàn thành x Đơn giá khoán
Ngoài tiền lương chính, trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp còn bao
gồm các khoản phụ cấp, tiền làm thêm vào ngày lễ, chủ nhật, nghỉ phép. Thông
thường Công ty trả lương cho cán bộ công nhân viên vào ngày 10 tháng sau.
Các khoản trích theo lương theo chế độ hiện hành như sau:
- Kinh phí công đoàn: trích 2% theo tiền lương thực tế phải trả công nhân viên
- Bảo hiểm xã hội: trích 20% theo tiền lương cơ bản. Trong đó:
+ 15% tính vào giá thành
+ 5% thu trực tiếp của công nhân
- Bảo hiểm y tế: trích 3% theo tiền lương cơ bản. Trong đó:
+ 2% tính vào giá thành
+ 1% thu trực tiếp của công nhân


SV: Nguyễn Thị Bích

24

Lớp: Kế toán 2 - K10


Báo cáo thực tập chuyên đề

2.1.3.2. Tài khoản sử dụng
Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp được kế toán tiền lương và BHXH tập
hợp theo tháng và tập hợp trực tiếp chi tiết từng phân xưởng. Việc tập hợp chi phí
nhân công trực tiếp sẽ được kế toán tập hợp trên TK 622 và mở chi tiết cho từng phân
xưởng.
Việc mở tài khoản chi tiết cũng tương tự như mở tài khoản chi tiết của TK 621.
Các TK chi tiết gồm:
TK 62201 : Xưởng Nguyên liệu
TK 62202 : Xưởng Lò nung
TK 62203 : Xưởng Thành phẩm
TK 62204 : Xưởng Năng lượng sửa chữa
TK 62205 : Đội vật tư bốc xếp
Các tài khoản sử dụng được cài đặt sẵn liên quan đến các khoản trích theo
lương:
TK 3382 : KPCĐ
TK 338201 : KPCĐ trích từ giá thành
TK 3383 : BHXH
TK 338301 : BHXH trích vào giá thành
TK 338302 : BHXH thu của người lao động
TK 3384 : BHYT
TK 338401 : BHYT trích vào giá thành

TK 338402 : BHYT thu của người lao động
2.1.3.3. Quy trình ghi sổ chi tiết
* Chứng từ sử dụng
- Bảng chấm công
- Phiếu xác nhận công việc hoàn thành
- Bảng thanh toán tiền lương và thu nhập khác
- Các chứng từ chi tiền
* Các loại sổ sử dụng:

SV: Nguyễn Thị Bích

25

Lớp: Kế toán 2 - K10


×