Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Phân tích thống kê tiền lương của người lao động tại Công ty Cổ phần xây dựng và tư vấn Thái Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.85 KB, 40 trang )

Trường Đại họcThương Mại

1

Khoa Kế toán - Kiểm toán

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài.
* Về lý luận:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tiền lương có một ý nghĩa vô cùng to
lớn và quan trọng cả về mặt kinh tế cũng như xã hội. Vì tiền lương có ảnh hưởng
trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, chi phí về tiền
lương cũng ảnh hưởng lớn tới chi phí sản xuất chung, tới lợi nhuận của doanh
nghiệp. Hay nói cách khác tiền lương là một phạm trù kinh tế, chịu tác động của
xã hội.Cụ thể là:
Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của sức lao
động, là giá cả được biểu hiện ra bên ngoài của sức lao động.
Trong chủ nghĩa xã hội tiền lương không phải là giá cả của sức lao động mà
là giá trị của một phần vật chất trong tổng sản phẩm xã hội dùng để phân phối cho
người lao động theo nguyên tắc, làm theo năng lực, hưởng theo năng lực, hưởng
theo lao động.
Với những khái quát như vậy, ta có thể thấy tiền lương chính là một biện
pháp của sản phẩm xã hội mới sáng tạo được biểu hiện bằng tiền mà người lao
động được hưởng dựa trên số lượng và chất lượng lao động của mỗi cá nhân để
bù đắp lại nó mang những sắc thái khác nhau…
* Về thực tiễn.
Đối với các doanh nghiệp thì tiền lương trả cho người lao động là công cụ
quản lý hữu hiệu để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời còn là động lực
kinh tế mạnh mẽ thúc đẩy người lao động làm việc với hiệu quả lao động ngày
càng cao. Chính vì vậy quản lý tiên lương tốt là một việc làm hết sức cần thiết và
quan trọng đối với mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị


trường. Mặt khác, tiền lương còn là một bộ phận cấu thành chi phí sản xuất kinh
doanh và luôn được tính toán quản lý chặt chẽ. Do đó, khi trả lương cho người lao
động doanh nghiệp sẽ thu được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất thông qua
các chính sách tiền lương đã được đề ra.
Sinh viên: Nguyễn Thanh Hằng

Lớp:K40DK20


Trường Đại họcThương Mại

2

Khoa Kế toán - Kiểm toán

Từ việc nghiên cứu, tìm hiều, phân tích và điều tra tình hình thực tế tiền
lương tại công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và tư vấn Thái Bình Dương em thấy rõ
được vai trò, vị trí cũng như mức độ cần thiết của tiền lương đối với mỗi cán bộ
công nhân viên.
Công tác phân tích thống kê tiền lương sẽ giúp cho Ban lãnh đạo Công ty có
được những luồng thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời để có thể đưa ra được
những quyết định, biện pháp nâng cao tiền lương cho cán bộ công nhân viên.
Như chúng ta đã biết: Tiền lương của người lao động là một trong những
động lực rất quan trọng để tăng năng suất lao động và góp phần tăng hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghịêp.Vì thế việc phân tích và nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động là rất cần thiết.
Trên cơ sở đã nêu trên và trong quá quá trình học tập, lý luận tại trường cũng
như việc tìm hiểu thực tiễn trong thời gian thực tập tại Công ty, dưới sự giúp đỡ
của các cô chú, anh chị trong phòng kế toán và đặc biệt dưới sự hướng dẫn tận
tình của cô giáo Th.S Phạm Thị Quỳnh Vân em thấy được tầm quan trọng của tiền

lương đối với người lao động nên em đã lựa chọn đề tài “Phân tích thống kê tiền
lương của người lao động tại Công ty Cổ phần xây dựng và tư vấn Thái Dương
“.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về tiền lương và các phương pháp thống
kê nghiên cứu về tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp, vận dụng các
phương pháp đi sâu phân tích thống kê tiền lương của người lao động tại Công ty
Cổ phần xây dựng và tư vấn Thái Bình Dương để có cái nhìn khách quan và sự
đánh giá tổng quát về mức sống của người lao động tại Công ty
Trên cơ sở phân tích đó đánh giá cơ cấu thu nhập của Công ty, phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến quỹ lương của Công ty và phần nào phát hiện được những
tồn tại, hạn chế trong việc quản lý và sử dụng tiền lương của Công ty. Từ đó đưa ra
các giải pháp nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả quỹ tiền lương tại Công ty.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phân tích thống kê tiền lương tại Công ty Cổ phần xây dựng và tư vấn Thái
Sinh viên: Nguyễn Thanh Hằng

Lớp:K40DK20


Trường Đại họcThương Mại

3

Khoa Kế toán - Kiểm toán

Bình Dương, giai đoạn 2007-2010.
4. Kết cấu của chuyên đề
Chuyên đề bao gồm 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về tiền lương.

Chương II: Phương pháp nghiên cứu và phân tích thực trạng tiền lương của người
lao động tại Công ty Cổ phần xây dựng và tư vấn Thái Bình Dương.
Chương III: Các kết luận và đề xuất giải pháp nhằm quản lý và sử dụng có hiệu
quả tiền lương của người lao động tại Công ty Cổ phần xây dựng và tư
vấn Thái Bình Dương.

Sinh viên: Nguyễn Thanh Hằng

Lớp:K40DK20


Trường Đại họcThương Mại

4

Khoa Kế toán - Kiểm toán

CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG
1.1. Một số định nghĩa khái niệm cơ bản về tiền lương
1.1.1. Khái niệm, vai trò của tiền lương
* Khái niệm về tiền lương
Quá trình phát triển của nền kinh tế có rất nhiều ý kiến khác nhau về tiền
lương, từ những ý kiến đó ta có thể đi đến một khái niệm đầy đủ về tiền lương như
sau: Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá cả sức lao
động mà người sử dụng lao động phải trả cho người cung ứng sức lao động, tuân
theo nguyên tắc cung cầu, giá cả của thị trường và pháp luật hiện hành của Nhà
nước.
Ngoài khái niệm của tiền lương, người ta phân biệt các khái niệm khác như:
Tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế, tiền lương tối thiểu.

- Tiền lương danh nghĩa được biểu hiện là số tiền mà người sử dụng lao động
trả cho người lao động. Số tiền này nhiều hay ít phụ thuộc trực tiếp vào năng suất
lao động, phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm làm việc ngay trong quá trình lao
động
- Tiền lương thực tế được hiểu là số lượng các loại hàng hóa tiêu dùng và các
dịch vụ cần thiết mà người lao động hưởng lương có thể mua được bằng tiền lương
danh nghĩa của họ.
- Tiền lương tối thiểu là mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt
đảm bảo cho người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động
bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích lũy tái sản xuất sức lao
động mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao
động khác.
* Vai trò của tiền lương
Khi nền kinh tế của nước ta chuyển mình từ kế hoạch hóa tập trung sang nền
kinh tế thị trường. Nhà nước chỉ đóng vai trò là người quản lý và điều tiết chứ

Sinh viên: Nguyễn Thanh Hằng

Lớp:K40DK20


Trường Đại họcThương Mại

5

Khoa Kế toán - Kiểm toán

không bao cấp cho các doanh nghiệp như trước đây nữa nên các doanh nghiệp phải
tự tìm kiếm thị trường cho riêng mình nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao
chất lượng để hạ giá thành sản phẩm, nhằm cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Do

đó các doanh nghiệp phải quan tâm đến một yếu tố đầu vào là chi phí sản xuất trong
đó tiền lương, tiền thưởng là một thành phần quan trọng.
Mục đích của các nhà quản lý doanh nghiệp là lợi nhuận, còn mục đích của
người lao động là tiền lương. Với ý nghĩa này tiền lương không chỉ mang tính chi
phí mà nó còn là phương tiện tạo ra giá trị hay còn là nguồn cung ứng sáng tạo sản
xuất, năng lực của lao động trong quá trình sản sinh ra các giá trị gia tăng khác. Do
đó nếu người lao động nhận được tiền lương thỏa đáng thì đó sẽ là nguồn lực kích
thích sáng tạo, làm tăng năng suất lao động. Hơn nữa khi lợi ích và cuộc sống của
người lao động được đảm bảo bằng mức tiền lương thỏa đáng nó sẽ tạo ra sự đoàn
kết tập thể giữa người lao động với mục tiêu và lợi ích của doanh nghiệp, xóa bỏ sự
ngăn cách giữa người lao động với cấp lãnh đạo làm cho người lao động có trách
nhiệm hơn, tự giác hơn với các hoạt động của doanh nghiệp…
Như vậy có thể nói tiền lương là một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng nhất
để tăng năng suất lao động, không ngừng phát triển kinh doanh trong doanh nghiệp
nói riêng và trong toàn xã hội nói chung.
1.1.2 Các hình thức trả lương
Việc trả lương cho người lao động được quản lý bởi các qui phạm, chính
sách, chế độ của nhà nước. Doanh nghiệp xác định tiền lương phải trả cho người lao
động dựa trên số lượng lao động và sức lao động hao phí. Tiền lương của người lao
động được trả theo năng suất lao động, chất lượng lao động và hiệu quả lao động.
Các doanh nghiệp ở nước ta thường áp dụng các hình thức trả lương sau:
1.1.2.1 Hình thức trả lương theo thời gian
Hình thức trả lương theo thời gian được thực hiện bằng việc tính trả lương
cho người lao động theo thời gian làm việc, theo ngành nghề và trình độ thành thạo
nghiệp vụ, kỹ thuật, chuyên môn của người lao động. Tuỳ theo tính chất khác nhau
mà mỗi ngành nghề cụ thể có một tháng lương riêng, trong mỗi tháng lương lại tuỳ
Sinh viên: Nguyễn Thanh Hằng

Lớp:K40DK20



Trường Đại họcThương Mại

6

Khoa Kế toán - Kiểm toán

theo trình độ thành thạo nghiệp vụ, chuyên môn mà lại chia làm nhiều bậc lương,
mỗi bậc lương lại có một mức tiền lương nhất định.
Hình thức trả lương này được áp dụng trong một số loại hình doanh nghiệp
như các doanh nghiệp hoạt động công ích, doanh nghiệp trả tiền cho người lao động
theo hợp đồng đã ký kết.Tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động
của doanh nghiệp người ta trả lương theo hai chế độ:
- Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản
- Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng
1.1.2.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm
Đây là hình thức trả lương cơ bản đang được áp dụng trong khu vực sản
xuất hiện nay. Thực chất tiền lương theo sản phẩm trả cho người lao động căn cứ
vào số lượng, chất lượng sản phẩm làm ra trên cơ sở đơn giản giá tiền lương đã
được xác định.
Tiền lương sản phẩm = Sản lượng thực tế * Đơn giá tiền lương
Đây là hình thức trả lương phù hợp với nguyên tắc phân phối theo lao động,
gắn chặt năng suất lao động với thù lao lao động có tác dụng khuyến khích người
lao động nâng cao trình độ tay nghề, ra sức phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật,
phương pháp lao động, làm tăng thêm sản phẩm cho xã hội.
Trong việc trả lương theo sản phẩm thì điều quan trọng nhất là phải xây
dựng được các định mức kinh tế - kỹ thuật để là cơ sở cho việc xây dựng đơn giá
tiền lương đối với từng loại sản phẩm từng công việc một cách hợp lý. Căn cứ vào
đơn giá sản phẩm của từng đối tượng, hình thức trả lương theo sản phẩm bao gồm:
Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp, gián tiếp, tập thể, theo sản phẩm có

thưởng, theo sản phẩm luỹ tiến, hình thức trả lương khoán.
1.1.2.3 Hình thức trả lương hỗn hợp
Đây là sự kết hợp giữa hình thức trả lương theo thời gian và hình thức trả
lương theo sản phẩm. Theo hình thức này tiền lương được chia thành hai bộ phận:
- Bộ phận lương cứng: Bộ phận này tương đối ổn định nhằm đảm bảo mức
thu nhập tối thiểu cho người lao động. Bộ phận này sẽ được qui định theo bậc lương
Sinh viên: Nguyễn Thanh Hằng

Lớp:K40DK20


Trường Đại họcThương Mại

7

Khoa Kế toán - Kiểm toán

cơ bản và ngày công làm việc của người lao động
- Bộ phận lương mềm: Tuỳ thuộc vào năng suất, chất lượng, hiệu quả lao
động của từng cá nhân người lao động và kết quả kinh doanh từng doanh nghiệp.
1.1.2.4. Hình thức khoán thu nhập
Doanh nghiệp thực hiện khoán thu nhập cho người lao động. Đối với hình
thức trả lương này thì tiền lương phải trả cho người lao động tính vào chi phí SXKD
mà nội dung phân phối thu nhập của doanh nghiệp thông qua đại hội công nhân
viên, doanh nghiệp thoả thuận trước tỷ lệ thu nhập dùng để trả lương cho người lao
động. Vì vậy quỹ tiền lương của người lao động phụ thuộc vào thu nhập thực tế của
doanh nghiệp.
1.1.3. Các chỉ tiêu thống kê tiền lương
* Các chỉ tiêu phản ánh qui mô tiền lương
Quỹ lương theo sản phẩm được xác định theo mô hình sau:

+ MH1: Tính theo sản phẩm hoàn thành
Quĩ tiền lương thực hiện = Đơn giá tiền lương * Khối lượng sản phẩm hoàn thành
Trong đó: Đơn giá tiền lương được tính cho một đơn vị sản phẩm ( sản phẩm quy
đổi) theo công thức sau:
Tổng quỹ tiền lương
Đơn giá tiền lương =
Khối lượng sản phẩm đã hoàn thành
+ MH2: Tính theo lợi nhuận, công thức như sau
Quỹ lương thực hiện = Đơn gía tiền lương * Lợi nhuận thực hiện
Trong đó: Lợi nhuận thực hiện = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
Quỹ lương kế hoạch
Đơn giá tiền lương =
Tổng doanh thu - Tổng chi phí
Quỹ tiền lương kế
hoạch

=

Tổng số lao động định
biên hợp lý

x

Tiền lương bình
quân theo chế độ

Quỹ tiền lương kế hoạch không bao gồm tiền lương của Giám đốc và Phó
Sinh viên: Nguyễn Thanh Hằng

Lớp:K40DK20



Trường Đại họcThương Mại

Khoa Kế toán - Kiểm toán

8

Giám đốc, kế toán trưởng được tính như sau:
Tiền lương bình quân theo chế độ = Mức lương tối thiểu * Hệ số cấp bậc bình quân
+ MH3: Tính theo tổng doanh thu thực hiện, công thức
Quỹ tiền lương thực hiện = Đơn giá tiền lương * Tổng doanh thu thực hiện.
Đơn giá tiền lương được tính từ doanh thu (Phương pháp này chỉ áp dụng
đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không ổn định và không thể tính đơn giá
tiền lương theo các phương pháp trên)mà theo công thức sau:
Quỹ tiền lương kế hoạch
Đơn giá tiền lương =
Tổng doanh thu kế hoạch
* Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu quỹ tiền lương.
Cơ cấu quỹ tiền lương bao gồm: Lương chính (lương cơ bản) và lương phụ.
Lương chính bao gồm lương trực tiếp và phụ cấp.
Sơ đồ 01: Sơ đồ cơ cấu quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương
Lương chính

Lương phụ

Lương trực tiếp

Lương phụ cấp


Trong đó:
+ Lương trực tiếp là khoản tiền lương mà người lao động sẽ được trả trực tiếp theo
chức vụ, theo sản phẩm, theo thời gian.
+ Lương phụ cấp: Bao gồm các khoản phụ cấp như làm đêm, thêm giờ, tiền thưởng
năng suất…
+ Lương phụ: Là các khoản tiền lương từ công tác phí, nhuận bút, nghỉ phép…
Sơ đồ 02: Mối quan hệ giữa các loại tiền lương giờ, ngày, tháng (quý, năm)
Quỹ tiền lương tháng (quý, năm)

Sinh viên: Nguyễn Thanh Hằng

Lớp:K40DK20


Trường Đại họcThương Mại

Khoa Kế toán - Kiểm toán

9

Quỹ tiền lương ngày

Lương phụ cấp tháng

Phụ cấp lương giờ

(quý,năm)

Phụ cấp lương ngày


Trong đó:
+ Phụ cấp lương giờ: Là khoản phụ cấp và tiền thưởng được gắn với giờ làm việc.
+ Phụ cấp lương ngày: là khoản phụ cấp và tiền thưởng gắn liền với tất cả các ngày
lao động.
+ Phụ cấp lương tháng: Là khoản phụ cấp và tiền thưởng gắn liền với kỳ công tác.
* Các chỉ tiêu phản ánh mức lương và tiền lương bình quân.
Tiền lương bình quân của công nhân sản xuất phản ánh mức tiền công được
tính trên một đơn vị lao động đã hao phí cho sản xuất kinh doanh. Công thức tổng
quát tính tiền lương bình quân có dạng như sau:
X

L'

=

F'
L'

Trong đó:
X L ' : Tiền lương bình quân
F’: Tổng quỹ lương
L’: Số lượng lao động đã hao phí cho sản xuất kinh doanh
- Tiền lương bình quân giờ ( X g )
Xg =

Fg
GN

Trong đó:

F g : Tổng quỹ lương giờ
GN: Tống số giờ - người thực tế làm việc
-

Tiền lương bình quân ngày ( X n )
Xn

=

Fn
NN

Trong đó:
F n : Tổng quỹ lương ngày
Sinh viên: Nguyễn Thanh Hằng

Lớp:K40DK20


Trường Đại họcThương Mại

Khoa Kế toán - Kiểm toán

10

NN: Tổng số ngày - người thực tế làm việc
-

Tiền lương bình quân tháng (hay quý, năm) ( X L )
XL


=

F
L

Trong đó:
F: Tổng quỹ lương tháng
L : Số lao động có bình quân

1.2 Nội dung nghiên cứu thống kê tiền lương
1.2.1 Ý nghĩa của việc nghiên cứu thống kê tiền lương
Việc nghiên cứu thống kê tiền lương đóng vai trò to lớn trong xã hội và luôn
gắn liền với người lao động. Việc phân tích thống kê các hoạt động kinh doanh giúp
các doanh nghiệp đưa ra những chủ trương, chính sách và biện pháp quản lý đúng
đắn, phù hợp với tình hình thực tiễn và quy luật khách quan. Phân tích thống kê tiền
lương của người lao động không nằm ngoài mục đích ấy.
Thông qua việc phân tích thống kê tiền lương của người lao động doanh
nghiệp mới thấy rõ ảnh hưởng của tiền lương đến người lao động để từ đó có các
biện pháp khuyến khích người lao động gắn bó với công việc, tích cực phát huy tài
năng, sự sáng tạo của mình vào công việc chung của doanh nghiệp nhằm tăng năng
suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Đồng thời phân tích thống kê tiền lương của người lao động giúp doanh
nghiệp nhận thức rõ nguyên nhân nguồn gốc của những hạn chế trong việc quản lý
và sử dụng quỹ tiền lương để có thể đưa ra các giải pháp cụ thể để cải tiến công tác
quản lý và sử dụng quỹ lương.
1.2.2 Nội dung phân tích thống kê tiền lương
1.2.2.1 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiền lương
Việc lập kế hoạch đối với tiền lương cũng quan trọng giống như việc lập kế
hoạch cho các chi tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh vì tiền lương chính là một

khoản chi phí của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải lập kế hoạch trước để vừa kiểm
soát được chi phí vừa đánh giá được khả năng hoàn thành kế hoạch tương đương
với đánh giá xem xét tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình năm qua tốt hay
Sinh viên: Nguyễn Thanh Hằng

Lớp:K40DK20


Trường Đại họcThương Mại

11

Khoa Kế toán - Kiểm toán

không.
1.2.2.2 Phân tích tiền lương bình quân một lao động.
Phân tích xu hướng biến động của tiền lương bình quân từ đó thấy được sự
tăng giảm tiền lương bình quân 1 lao động trong Công ty.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương bình quân bằng hệ thống chỉ
số để từ đó đề ra được các biện pháp tăng tiền lương cho người lao động.
1.2.2.3. Phân tích tổng tiền lương
Phân tích sự biến động của tổng tiền lương từ đó thấy được sự tăng giảm tiền
lương qua các năm
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổng tiền lương để thấy được sự thay
đổi của từng nhân tố ảnh hưởng tổng tiền lương để từ đó đề ra các biện pháp khắc
phục.
1.2.2.4. Phân tích tổng hợp mối quan hệ giữa việc sử dụng lao đông và tiền
lương của người lao động.
Đây thực chất là xem xét mối tương quan giữa tốc độ phát triển của các chỉ
tiêu như thế nào được coi là hợp lý.

Giải quyết các mối quan hệ hợp lý sẽ kích thích người lao động làm việc,
doanh nghiêp tồn tại và phát triển.

Sinh viên: Nguyễn Thanh Hằng

Lớp:K40DK20


Trường Đại họcThương Mại

12

Khoa Kế toán - Kiểm toán

CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
TIỀN LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY DỰNG VÀ TƯ VẤN THÁI BÌNH DƯƠNG
2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu
2.1.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu trong bản báo cáo được thu thập bằng rất nhiều phương pháp, tuy
nhiên phương pháp thu thập chủ yếu dựa trên phiếu điều tra, phỏng vấn, kết hợp với
các số liệu thu thập tại phòng kế toán, cụ thể:
* Phương pháp khảo sát thông qua phiếu điều tra
Là phương pháp dùng hệ thống câu hỏi chuẩn bị sẵn trên giấy theo các nội
dung xác định. Qua phương pháp này có thể thu thập được các thông tin chủ yếu về
tiền lương cũng như các chính sách về tiền lương mà người lao động nhận được từ
phía doanh nghiệp.
Phiếu điều tra được phát tới từng cán bộ, nhân viên tại các phòng ban. Sau khi

phát phiếu điều tra và nhận được sự hợp tác nhiệt tình của mọi người thì quá trình
thu thập phiếu điều tra khảo sát được diễn ra nhanh gọn và đầy đủ.
* Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp này được thực hiện thông qua việc gặp gỡ trực tiếp các đối tượng
để hỏi và ghi chép tài liệu. Đây là hình thức điều tra cá nhân thường được sử dụng
để thu thập các thông tin xoay quanh vấn đề về tình hình phát triển của công ty, thực
trạng công tác thống kê tiền lương của người lao động tại Công ty…
Phương pháp này tốn ít thời gian, có thể thu thập được ngay các thông tin, tuy
nhiên phương pháp này chỉ được tiến hành với một số ít người nên ta không thể thu
thập được nhiều thông tin, vì vậy cần phải kết với các phương pháp khác.
* Các phương pháp khác
Ngoài hai phương pháp trên ta có thể thu thập được dữ liệu từ các báo cáo về

Sinh viên: Nguyễn Thanh Hằng

Lớp:K40DK20


Trường Đại họcThương Mại

13

Khoa Kế toán - Kiểm toán

hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính của các năm, các chứng từ sổ
sách, các chỉ tiêu kế hoạch định mức tiền lương của công ty như: Bảng lương, số
chi tiết lương …
Qua mạng Internet ta có thể thu thập được các thông tin chung về thu nhập của
doanh nghiệp cũng như các thông tin liên quan bằng cách truy cập vào trang Web
của tổng cục thống kê

2.1.1.2 Phương pháp tổng hợp dữ liệu
Tổng hợp dữ liệu là tiến hành tập trung chỉnh lý, hệ thống hóa thực hiện điều
tra, làm căn cứ cho việc tiến hành phân tích dữ liệu. Để tổng hợp dữ liệu ta sử dụng
phương pháp phân tổ thống kê, một trong những phương pháp chủ chốt trong
nghiên cứu thống kê, được sử dụng trong cả ba giai đoạn: điều tra, tổng hợp và phân
tích thống kê.
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để tiến hành
phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (và các tiểu tổ) có tính
chất khác nhau. (tuỳ theo mục đích nghiên cứu khác nhau mà lựa chọn tiêu thức
phân tổ khác nhau cho phù hợp).
* Ý nghĩa của phân tổ thống kê:
Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê và là
phương pháp quan trọng của phân tích thống kê, đồng thời là cơ sở để vận dụng các
phương pháp thống kê khác.
Phân tổ thống kê là việc làm tất yếu để thực hiện các phương pháp tiếp theo,
nhằm hệ thống hoá các tài liệu ghi chép ban đầu, lập các bảng thống kê và tính toán
chỉ tiêu phục vụ cho bước phân tích thống kê. Chỉ sau khi đã phân chia hiện tượng
nghiên cứu thành các tổ có quy mô và đặc điểm khác nhau, việc tính các chỉ tiêu
phản ánh mức độ kết cấu, sự biến động, mối liên hệ giữa các thành phần, mới có thể
rút ra nhận xét đúng.
2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
2.1.2.1 Phương pháp số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình
* Phương pháp số tuyệt đối
Sinh viên: Nguyễn Thanh Hằng

Lớp:K40DK20


Trường Đại họcThương Mại


14

Khoa Kế toán - Kiểm toán

Biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu trong một khoảng thời
gian xác định
* Phương pháp số tương đối
Biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa các mức độ của hiện tượng. Các loại số
tương đối thường được sử dụng để biểu thị trình độ phát triển, trình độ phổ biến,
quan hệ tỷ lệ, so sánh, kết cấu của hiện tượng. Ngoài ra sử dụng số tương đối để xác
định và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch các chỉ tiêu.
* Phương pháp số trung bình
Là chỉ tiêu phản ánh mức độ điển hình theo một tiêu thức nào đó của tổng thể
nghiên cứu theo thời gian và không gian. Khi sử dụng phương pháp này thường
được kết hợp với phương pháp so sánh để phân tích được toàn diện hơn. Cụ thể:
Khi thống kê phân tích tiền lương của người lao động thường so sánh tiền lương của
người lao động, quỹ lương của doanh nghiệp kỳ báo cáo so với kế hoạch để thấy
được mức độ hoàn thành tỷ lệ, sự biến động tăng giảm của tiền lương, quỹ lương
qua các thời kỳ và xu thế phát triển của nó trong tương lai.
2.1.2.2 Phương pháp bảng thống kê
Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các tài liệu thống kê một cách có hệ
thống, hợp lý và rõ ràng nhằm nêu lên các đặc trưng về lượng của mục đích nghiên
cứu. Phản ánh tiền lương một cách hợp lý rõ ràng thông qua các bảng và các cột
2.1.2.3 Phương pháp đồ thị thống kê
Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét để miêu tả có tính chất quy ước
các tài liệu thống kê. Hiên tượng hoá sự phát triển, kết cấu trình độ phổ biến, kết
quả so sánh và biểu hiện mối quan hệ. Là phương tiện tuyên truyền và biểu dương
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hiện tượng kinh tế - xã hội
khác. Sử dụng, kết hợp các con số và hình vẽ để trình bày về số lượng và chất lượng
của tiền lương, đồng thời khái quát các đặc điểm chủ yếu về bản chất và xu hướng

biến động của tiền lương.
2.1.2.4 Phương pháp dãy số thời gian
Dãy số thời gian là một dãy các giá trị của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo
thứ tự thời gian.
Sinh viên: Nguyễn Thanh Hằng

Lớp:K40DK20


Trường Đại họcThương Mại

15

Khoa Kế toán - Kiểm toán

Dãy số thời gian là một phương pháp phân tích thống kê dùng để phân tích xu
hướng biến động của hiện tượng nghiên cứu theo thời gian. Dựa vào kết quả các chỉ
tiêu phân tích dãy số ta có thể nhận xét về mức độ biến động, tốc độ tăng của hiện
tượng trong một khoảng thời gian nhất định. Mặt khác, dựa vào dãy số thời gian ta
có thể áp dụng các phương pháp để dự đoán thống kê hiện tượng trong thời gian tới.
Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian bao gồm: Mức độ trung bình theo thời
gian, lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn, lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc, tốc
độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển định gốc.
2.1.2.5 Phương pháp chỉ số
Trong thống kê phân tích kinh tế phương pháp chỉ số được sử dụng rất thường
xuyên xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến
đối tượng phân tích. Đối với thống kê phân tích tiền lương của người lao động thì
phương pháp chỉ số được dùng để xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh
hưởng của chúng đến tiền lương của người lao động.
Phương pháp chỉ số được thực hiện dựa trên hệ thống chỉ số. Hệ thống chỉ số là tập

hợp nhiều chỉ số có quan hệ với nhau lập thành một đẳng thức nhất định.
Khi thống kê phân tích tiền lương của người lao động bằng phương pháp chỉ
số doanh nghiệp sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tiền lương của
người lao động. Khi thống kê tiền lương của người lao động ta thướng phân tích
ảnh hưởng của các nhân tố như: Năng suất lao động bình quân, tiền lương bình
quân của một lao động, mức tiêu thụ hàng hoá trong kỳ có liên quan để xác định
mức độ ảnh hưởng của chúng đến tiền lương.
2.2

Tổng quan về Công ty Cổ phần xây dựng và tư vấn Thái Bình Dương

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
-

Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần xây dựng và tư vấn Thái Bình

Dương
-

Mã số thuế: 0102111118

-

Điện thoại: 0437474616

-

Địa chỉ : Số 14B - Lý Nam Đế - Hàng Mã – Hoàn Kiếm - Hà Nội

Sinh viên: Nguyễn Thanh Hằng


Fax: 0437474616

Lớp:K40DK20


Trường Đại họcThương Mại

-

16

Khoa Kế toán - Kiểm toán

Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần Xây dựng Thái Bình Dương là một
Công ty cổ phần do nhiều cổ đông góp vốn, được thành lập ngày 15 tháng 12
năm 2006 .Vốn điều lệ: 3.600.000.000 đồng

2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm sản xuất kinh doanh cuả Công ty
* Chức năng:
Công ty CPTV & XD Thái Bình Dương là một doanh nghiệp tư nhân, đảm
nhiệm chức năng chuẩn bị các mặt hàng xây dựng, xây dựng các công trình dân
dụng và công nghiệp, xây dựng các công trình giao thông thủy lợi, xây dựng các
công trình cấp thoát nước dân dụng và công nghiệp. Xây dựng lắp đặt các hệ thống
chiếu sang đô thị, chiếu sáng công cộng, kinh doanh vật tư thiết bị phụ tùng máy
xây dựng.
* Nhiệm vụ:
Đảm nhận thiết kế, lập dự án thi công các công trình: xây dựng dân dụng,
công nghiệp, giao thông, thủy lợi theo đúng chứng chỉ hành nghề.
Chăm lo đời sống vật chất tình thần cho cán bộ công nhân viên, không ngừng

bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa chính trị khoa học kỹ thuật cho mọi thành viên
trong đơn vị.
Bảo vệ tốt sản xuất, bảo vệ thiên nhiên tài nguyên và môi trường, giữ gìn an
ninh chính trị, trật tự xã hội và quốc phòng. Tham gia tích cực các hoạt động văn
hóa xã hội, công đức từ thiện trong khuôn khổ Nhà nước cho phép.
Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển đến nay Công ty đã đứng vững
trong cơ chế thị trường, cải tiến và thay thế nhiều máy móc thiết bị lạc hậu để phù
hợp với yêu cầu sản xuất.

Sinh viên: Nguyễn Thanh Hằng

Lớp:K40DK20


Trường Đại họcThương Mại

17

Khoa Kế toán - Kiểm toán

2.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
.

Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Phòng
Tổ chức

Hành
chính

Phòng
Kinh
Doanh

Phòng
Kế Toán

Phòng
Kỹ
Thuật

Phòng
Thi công
công
trình

Sơ đồ tổ chức bộ máy phòng kế toán
Kế toán trưởng

- Giám Đốc: là đại diện pháp nhân của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước
Kế toán tiền lương,
Kế toán NVL,
Kế toán tổng hợp.
nhà TSCĐ,
nước vềthanh
mọi toán
hoạt động và kếthàng

quảhoá
kinhkiêm
doanh của doanhKế
nghiệp.
Giám đốc là
toán thuế
thủ ty
khotheo chế độ “ một thủ trưởng “
người điều hành mọi hoạt động của công
- Phó Giám Đốc: làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty,
giúp Giám đốc điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Mối quan hệ giữa các phòng ban:
Các phòng ban có mối quan hệ chặt chẽ trực tiếp với nhau và với ban lãnh đạo
công ty. Các phòng ban cùng trợ giúp nhau thực hiện tốt các kế hoạch mà công ty
giao phó. Mỗi phòng ban có một chức năng khác nhau, do vậy khi thực hiện hoạt
động sản xuất kinh doanh của
Công ty các phòng ban phải có sự hợp tác liên hệ chặt chẽ với nhau tạo hiệu
Sinh viên: Nguyễn Thanh Hằng

Lớp:K40DK20


Trường Đại họcThương Mại

Khoa Kế toán - Kiểm toán

18

quả cao trong công việc. Riêng khối văn phòng không chỉ có mối quan hệ chặt chẽ
với các phòng ban mà còn thay mặt Công ty quan hệ với chính quyền địa phương

giúp Công ty thực hiện các chế độ chính sách pháp luật của Nhà nước và các qui
định của địa phương.
2.2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh
Công ty CPTV & XD Thái Bình Dương luôn đề cao việc sử dụng nguồn vốn
một cách có hiệu quả đem lại lợi ích cao nhất
Bảng 01: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2008 – 2010
S
T

Các chỉ tiêu chính

1

Tổng doanh thu

2
3
4
5

Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
Nộp thuế
Vốn chủ sở hữu

Năm
2008

Năm
2009


Năm
2010

37.086

48.714

2.869
8.286
2.097
3.600

3.618
9.535
2.968
3.600

% chênh lệch
2009/2008

2010/2009

77.000

31,35

58,07

5.761

14.078
3.291
4.000

26,11
15,07
41,53
0

59,23
47,64
10,88
11,1

Nhận xét: Tổng doanh thu của công ty ba năm gần đây ngày một tăng và tốc
độ tăng cũng nhanh hơn qua các năm. Lợi nhuận năm 2009 so với năm 2008 có tốc
độ tăng khá cao (tăng 26,11%,),do Công ty đi vào hoạt động theo mô hình công ty
Cổ phần nên các chính sách quản lý được áp dụng linh hoạt hơn khiến cho các chỉ
tiêu sinh lời năm 2009 đều tăng mạnh so với năm 2008. Sở dĩ như vậy là do tốc độ
tăng lợi nhuận sau thuế năm 2009 cao hơn tốc độ tăng doanh thu thuần. Lợi nhuận
năm 2010 so với năm 2009 tăng cao 59,23%. Các khoản thuế nộp cho nhà nước
cũng tăng xong năm 2010 tăng so với tỉ lệ năm 2009 với mức tăng là 10,88 %. Tổng
tài sản và vốn chủ sở hữu đều tăng qua các năm cho thấy Công ty ngày càng hoạt
động với quy mô lớn mạnh dần lên.
2.3. Phân tích thực trạng tiền lương của người lao động tại Công ty CPTV &
XD Thái Bình Dương
2.3.1 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiền lương
Bảng 02: Phân tích tình hình THKH tiền lương tại Công ty ( Năm 2010)

Sinh viên: Nguyễn Thanh Hằng


Lớp:K40DK20


Trường Đại họcThương Mại

Chỉ tiêu
1. Tổng doanh thu ( trđ)
2. Tổng tiền lương (trđ)
3. Số lượng lao động
(người)
4.Năng suất lao động bình
quân (trđ)
5.Tiềnlươngbình quân(trđ/
người)
6.Tỉ suất tiền lương (%)

Khoa Kế toán - Kiểm toán

19

Tăng giảm TH so với
KH
Số tương
Số tuyệt
đối (Trđ )
đối (%)
15.750
25,72
975

24,22

Ký hiệu

Kế
Hoạch

Thực
hiện

% Hoàn
thành
KH

M
X

61.250
4.025

77.000
5.000

125,72
124,22

T

175


200

114,29

25

14,29

W=M/T

350

385

110

35

10

x =X/T

23
6,57

25
6,49

108,7
98,78


2
-0,08

X’=X/M

8,7
1,22

Nhận xét: Dựa vào bảng trên ta thấy trong năm 2010 Công ty CPTV & XD
Thái Bình Dương đã hoàn thành kế hoạch tiền lương đề ra. Tỷ lệ hoàn thành kế
hoạch tổng tiền lương đạt 124,22% tăng 24,22% so với kế hoạch tương ứng với số
tiền lương trả cho công nhân viên tăng 975(trđ). Tiền lương bình quân có tỷ lệ hoàn
thành kế hoạch đạt 108,7% tăng 8,7% so với kế hoạch số tiền tăng 2 (trđ/người). Mặt
khác, tỷ suất tiền lương giảm 98,78%, tương ứng giảm so với kế hoạch là 1,22%. Sở dĩ
là trong năm qua tổng mức tiêu thụ hàng hoá của Công ty tăng, tăng nhanh hơn tốc độ
tăng của tiền lương( tỷ lệ tăng của mức tiêu thụ hàng hoá là 25,72 còn tỷ lệ tăng của
tiền lương là 24,22%). Điều này cho thấy trong năm qua công việc kinh doanh của
Công ty đã đạt hiệu quả nhưng việc quản lý tiền lương là chưa tốt.
2.3.2 Phân tích tiền lương bình quân 1 lao động tại Công ty CPTV & XD Thái
Bình Dương
Tiền lương bình quân có ý nghĩa rất quan trọng, nó phản ánh mức sống của cán
bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Tiền lương bình quân tăng lên là sự khuyến
khích thiết thực cán bộ công nhân viên hăng hái công tác và cải thiện mức sống của họ.
2.3.2.1. Phân tích xu hướng biến động tiền lương bình quân bằng dãy số thời gian
Sau đây, để tính tiền lương của công ty ta cần dựa vào số liệu của tổng tiền
lương người lao động ( hay tổng quỹ lương ) và tổng lao động trong kỳ.
x=

∑X

∑T

Bảng 03: Bảng tính tiền lương bình quân của Công ty năm 2007 - 2010
Sinh viên: Nguyễn Thanh Hằng

Lớp:K40DK20


Trường Đại họcThương Mại

Năm
2007
2008
2009
2010

Khoa Kế toán - Kiểm toán

20

Tổng tiền lương

Tổng số lao động

( Trđ)
1764
2016
3410
5000


( người )
98
105
155
200

Tiền lương bình quân
( Trđ/ người )
18
19.2
22
25

Từ bảng số liệu trên ta tính được sự biến động của tiền lương bình quân của
công ty thời kỳ 2007-2010.
Bảng 04: Xu hướng biến động tiền lương bình quân của Công ty thời kỳ 2007-2010
Năm
2007

Chỉ tiêu

2008

2009

2010

Tiền lương bình quân
18
19,2

22
25
Lương
tăng Liên hoàn ( Trđ )
1,2
2,8
3
Định gốc 9 Tr đ)
1,2
4
7
giảm tuyệt đối
Tốc độ phát Liên hoàn (%)
106,66
114,58
113,64
Định gốc(%)
100
106,66
122,22
138,88
triển
Công thức tính lương tăng giảm quyệt đối và tốc độ phát triển của tiền lương:
* Lượng tăng giảm tuyệt đối
-

Liên hoàn: δ i = x i - x i −1

-


Định gốc: ∆ i = x i - x 1

-

Bình quân: δ =

∑δ

i

n −1

=

xi
25 − 18
=
= 2,33
n −1
4 −1

* Tốc độ phát triển
-

Liên hoàn: t i =

xi
x 100
xi −1


-

Định gốc: T i =

xi
x1
x1

-

Bình quân: t =

n −1

IIti =

n −1

xn
=
x1

4 −1

25
= 111,6
18

Nhận xét: Qua bảng biến động về tiền lương bình quân của công ty ta thấy:
Tiền lương bình quân của người lao động qua các năm từ 2007-2010 đều tăng. Năm

2007 tiền lương bình quân đạt 18 triệu đồng/người, năm 2010 là 25 triệu
đồng/người. Điều này cho thấy đời sống của người lao động trong công ty đã được
Sinh viên: Nguyễn Thanh Hằng

Lớp:K40DK20


Trường Đại họcThương Mại

Khoa Kế toán - Kiểm toán

21

nâng cao. Tốc độ tăng tiền lương bình quân của người lao động là 11,6% / năm ứng
với số tiền tăng 2,33 triệu đồng. Sở dĩ tiền lương bình quân của Công ty tăng chủ
yếu là do qua các năm vừa qua tốc độ tăng của tổng tiền lương cao hơn tốc độ tăng
của tổng số lao động. Cụ thể năm 2009 và 2010 tiền lương bình quân tăng với tốc
độ nhanh hơn do đây là thời kỳ Công ty không ngừng thay đổi và cải tiến phương
thức kinh doanh nên hiệu quả kinh doanh cao, Công ty thu được nhiều lợi nhuận, từ
đó chế độ đãi ngộ công nhân viên được chú trọng.
2.3.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương bình quân của người lao
động trong Công ty CPTV & XD Thái Bình Dương
Bảng 05: Phân tích biến động tiền lương bình quân một lao động tại Công ty
Bộ phận

Tổng tiền lương
( Trđ )
Năm
Năm
2010

2009
( X0)
( X1 )

Số lao động bình
quân (người)
Năm
Năm
2010 (T
2009(T 0 )
1 )

Tiền lương bình
quân
Năm
Năm
2009 (x
2010(x 1 )
0)

X 0 T1

Bộ phận
trực tiếp

2.205

3.100

sản xuất

Bộ phận

1.205
1.900
gián tiếp
Tổng
3.410
5.000
∑ x0 = 3410 = 22 ( trđ )
x0 =
∑ T0 155
x1 =

∑x
∑T

1

1

=

95

125

23,21

24,8


2901,25

60

75

20,08

25,33

1056

155

200

22

25

2407,5

500
= 25 ( trđ )
200

Sử dụng hệ thống chỉ số: I x = I x ' x I s
Biết: x01 =

∑x t

∑T

0 1
1

=

4407,25
= 22 ( trđ )
200

Thay số vào công thức ta có:

25
25
22,04
=
x
22 22,04
22

⇔ 113,64 = 113,43% x 100,18%

Lượng tăng giảm tuyệt đối: x1 - x0 = ( x1 - x01 ) + ( x01 - x0 )
⇔ ( 25-22) = ( 25- 22,04) + ( 22,04-22)
Sinh viên: Nguyễn Thanh Hằng

Lớp:K40DK20



Trường Đại họcThương Mại


3

=

2,96

+

22

Khoa Kế toán - Kiểm toán

0,4

Nhận xét: Tiền lương bình quân của người lao động trong công ty năm 2009
so với năm 2010 tăng 13,64%, tương ứng 3 triệu đồng do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
+ Do tiền lương bình quân của từng nhân viên tại công ty thay đổi làm cho tiền
lương bình quân một nhân viên toàn công ty tăng 13,43%, tương ứng tăng 2,96 triệu
đồng. Dựa vào bảng tính trên ta thấy sự thay đổi này biểu hiện rõ nhất ở bộ phận
gián tiếp sản xuất. Năm 2010 tiền lương bình quân 1 nhân viên tăng hơn 2 triệu
đồng so với 2009, còn ở bộ phận trực tiếp cũng tăng hơn 1 triệu đồng.
+ Do kết cấu nhân viên trong từng bộ phận thay đổi làm cho tiền lương bình quân 1
nhân viên trong toàn công ty tăng 0,18%, ứng với số tiền tăng là 0,4 triệu đồng.
2.3.3. Phân tích tổng tiền lương của ngư ời lao động tại Công ty CPTV & XD
Thái Bình Dương
2.3.3.1. Phân tích xu hướng biến động của tổng tiền lương
Bảng 06: Biến động tổng tiền lương tại công ty

Năm
Chỉ tiêu
Tiền lương bình quân ( Tr đ/người)
Lượng tăng giảm Liên hoàn (Tr đ)
Định gốc (Tr đ)
tuyệt đối
Tốc độ phát triển Liên hoàn(%)
Định gốc(%)
δ =

5000 − 1764
3236
=
= 1078,66
3
3

Tốc độ phát triển bình quân: t = 3

2007

2008

2009

2010

1764
100


2016
252
252
114,28
114,28

3410
1394
1646
169,14
193,31

5000
1590
3236
146,62
283,44

5000
=1,4153= 141,53%
7764

Nhận xét: Qua biến động tổng tiền lương của công ty từ 2009-2010 ta thấy
bình quân mỗi năm tăng 1.078,66 ứng với tốc độ tăng bình quân là 41,53. Cụ thể
tổng tiền lương năm 2007 đạt 1764 triệu đồng, đến năm 2009 đạt 3410 triệu đồng,
năm 2010 là 5.000 triệu đồng.
2.3.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổng tiền lương
Phân tích sự biến động của tổng tiền lương do ảnh hưởng của tiền lương bình
quân 1 lao động và số lao động bình quân.
Bảng 07: Bảng so sánh tổng tiền lương của công ty năm 2009-2010

Sinh viên: Nguyễn Thanh Hằng

Lớp:K40DK20


Trường Đại họcThương Mại

Khoa Kế toán - Kiểm toán

23

Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Chỉ số (%)
1. Tổng tiền lương (∑ X i ) ( Trđ )
3410
5000
133,12
2. Số lao động bình quân (∑ T i ) ( người)
155
200
129,03
3.Tiền lương bình quân 1 lao động( X )
22
25
113,64
(Trđ)

∑ X = x * ∑T
* I ∑T
∑ T ⇔ 5000 = 25 *

3410
22
∑T

Từ công thức tính tổng tiền lương:
Ta có hệ thống chỉ số: X x = I x

∑X
∑X

1

=

0

X1

*

X0

1
0

200
155

⇔ 146,63% = 113,64*129,03


Chênh lệch tuyệt đối:
(

∑x - ∑x
1

0

) = ( X 1 - X 0 ) * ∑ T1 + (

∑T - ∑T
1

0

)* X 0

⇔ ( 5000 – 3410 ) = ( 25 – 22 ) * 200 + ( 200 – 155 ) * 22


1590

=

600 + 990

Nhận xét: Tổng tiền lương của Công ty năm 2009 so với 2010 tăng 46,63%
tương ứng với số tiền tăng là 1.590 triệu đồng, do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
+ Do tiền lương bình quân 1 lao động trong công ty tăng 13,64% làm cho tổng
tiền lương toàn công ty tăng 600 triệu đồng.

+ Do tổng số lao động tăng 29,03% tương ứng tăng 45 người, làm cho tổng
tiền lương tăng 990 triệu đồng.
Như vậy, tổng tiền lương tăng là do ảnh hưởng của cả tiền lương bình quân 1 lao
động và số lao động, mà chủ yếu là do số lao động tăng. Điều này cho thấy trong kỳ
công ty có mở rộng sản xuất kinh doanh nên số lao động tăng lên là phù hợp.
* Phân tích sự biến động của tổng tiền lương do ảnh hưởng của tỷ suất tiền
lương (X) và tổng doanh thu (∑M)
Bảng 08: Bảng so sánh tiền lương công ty theo tỷ suất tiền lương và tổng doanh
thu năm 2009 và 2010
Chỉ tiêu
1. Tổng doanh thu (∑M) ( Tr đ)
2. Tổng tiền lương(∑X) (Tr đ)
3. Tỷ suất tiền lương (X’) (%)

Sinh viên: Nguyễn Thanh Hằng

Năm 2009
48.714
3.410
7

Năm 2010
77.000
5.000
6.49

Chỉ số (%)
158,06
146,62
92,7


Lớp:K40DK20


Trường Đại họcThương Mại

Khoa Kế toán - Kiểm toán

24

Ta có hệ thống chỉ số: I x = I x ' * I ∑ M

∑X
∑X

∑ M ⇔ 5000
3.410
∑M
Chênh lệch tuyệt đối: ( ∑ X - ∑ X
1

0

=

X '1
*
X '0

1


=

0

1

0

6,49
77.000
⇔ 158,06% = 92,7% * 146,62%
*
7
48.714

) = ( X’ 1 - X’ 0 ) *

∑M

1

+(

∑M - ∑M
1

0

) * X’ 0


⇔ ( 5000 – 3410 ) = ( 6,49% - 7% ) * 77.000 + ( 77.000 – 48.714 ) * 7%
⇔ 1590 = -392 +1982

Nhận xét: Tổng tiền lương của công ty năm 2010 so với năm 2009 tăng
58,06%, ứng với số tiền 1.590 triệu đồng, do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
+ Do tổng doanh thu năm 2010 tăng 46,62% so với 2009, làm cho tổng quỹ
lương toàn công ty tăng 1.982 triệu đồng
+ Do tỷ suất tiền lương giảm 7,3%, làm cho tổng quỹ lương toàn công ty giảm
392 triệu đồng
Như vậy, tổng tiền lương của Công ty tăng chủ yếu là do tổng doanh thu tăng.
Bên cạnh đó tỷ suất tiền lương giảm đi đã tiết kiệm được một khoản chi phí cho
Công ty, như vậy Công ty đã có chiến lược kinh doanh khá tốt.
2.3.4. Phân tích tổng hợp mối quan hệ giữa việc sử dụng lao động và tiền lương
của người lao động tại Công ty CPTV & XD Thái Bình Dương
Bảng 09: Phân tích tổng hợp mối quan hệ giữa việc sử dụng lao động và tiền
lương của người lao động
Chỉ tiêu
1. Tổng doanh thu (∑M) ( Trđ)
2. Số lao động bình quân (∑T) (người)
3. Tổng tiền lương (∑X)
4. Năng suất lao động ( w )(trđ)
5. Tiền lương bình quân 1 lao động (trđ)
6. Tỷ suất tiền lương (X’)(%)

Năm 2009

Năm 2010

Chỉ số (%)


48.714
155
3.410
314
22
7

77.000
200
5.000
385
25
6049

158,06
129,03
146,62
122,61
113,64
92,7

Phân tích:
+ I X > I M : Tổng doanh thu tăng nhanh hơn tổng tiền lương của người lao
động nên tỷ suất tiền lương giảm 7,3%
+ I X > T T : Tổng tiền lương của người lao động tăng nhanh hơn tổng số nhân
viên nên tiền lương bình quân 1 nhân viên tăng 13,64%
+ I M > I T : Tổng mức tiêu thụ hàng hóa tăng nhanh hơn tổng số nhân viên
Sinh viên: Nguyễn Thanh Hằng


Lớp:K40DK20


Trường Đại họcThương Mại

25

Khoa Kế toán - Kiểm toán

nên năng suất lao động bình quân tăng 22,61%.
* Về lao động
Năng suất lao động tăng làm cho tổng doanh thu tăng là :
∆M = ( w1 - w0 ) *

∑T

1

∆M = ( 385 – 314 ) * 200 = 14.200

Số lao động tiết kiệm được là:
∆T = T 1 - ( T 0 * I M ) = 200 – ( 155 * 158,66% ) = 46 ( người )

* Về tiền lương
Tỷ suất tiền lương giảm sẽ tiết kiệm được chi phí cho công ty. Lượng chi phí
tiết kiệm được là: ( X’ 1 - X’ 0 ) *

∑M

1


= ( 6,49 – 7 ) * 77.000 = -39.270 ( Tr đ )

Tiền lương bình quân tăng: I x = 113,64% > 100%
Kết luận chung: Qua việc phân tích tiền lương của người lao động ở các phần
trước và phân tích tổng hợp tình hình sử dụng lao động ở phần này ta thấy rằng tình
hình sử dụng lao động tại công ty là khá tốt, tiết kiệm được lao động, tiền lương của
người lao động không ngừng tăng lên.

CHƯƠNG III
CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM QUẢN LÝ
VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ TIỀN LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO
ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ TƯ VẤN
THÁI BÌNH DƯƠNG
3.1 Các kết luận qua nghiên cứu tiền lương tại Công ty Cổ Phần Tư vấn và
Xây Dựng Thái Bình Dương.
3.1.1 Những kết quả đạt được
Kết thúc nhiệm vụ của các năm, Công ty đã rút ra được nhiều bài học kinh
nghiệm để phát huy và điều chỉnh trong tổ chức, điều hành sản xuất kinh doanh.
Kết quả sản xuất kinh doanh kinh và hoàn thành nhiệm vụ của các năm khẳng
định hướng phát triển của Công ty là đúng đắn, phù hợp với yêu cầu hiện nay của
thị trường.
Sinh viên: Nguyễn Thanh Hằng

Lớp:K40DK20


×