ðẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ðẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ NGỌC LINH
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC
CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC CHỦ ðỀ
ỨNG DỤNG CỦA ðẠO HÀM
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM TOÁN
HÀ NỘI - 2014
ðẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ðẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ NGỌC LINH
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH
QUA DẠY HỌC CHỦ ðỀ ỨNG DỤNG CỦA ðẠO HÀM
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM TOÁN
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN TOÁN)
Mã số: 60 14 01 11
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Hữu Châu
HÀ NỘI - 2014
LỜI CẢM ƠN
Lời ñầu tiên trong luận văn này, tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy
giáo, cô giáo và toàn thể cán bộ công nhân viên của trường ðại học Giáo dục
- ðại học Quốc gia Hà Nội ñã tận tình giảng dạy, hướng dẫn giúp ñỡ và tạo
mọi ñiều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
ðặc biệt, tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Hữu Châu,
người trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo, giúp ñỡ tác giả trong quá trình
nghiên cứu thực hiện ñề tài.
Tác giả xin chân thành cảm ơn ñồng nghiệp trong cơ quan, gia ñình, bạn
bè ñã quan tâm, giúp ñỡ tác giả hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình.
Trong quá trình hoàn chỉnh luận văn, mặc dù ñã rất cố gắng song do
trình ñộ, hiểu biết và thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn khó tránh khỏi
những thiếu sót, khuyết ñiểm. Kính mong sự góp ý, chỉ bảo của các thầy, cô
giáo, bạn bè và ñồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Linh
i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết ñầy ñủ
CNTT
Công nghệ thông tin
DH
Dạy học
DHHT
Dạy học hợp tác
ðC
ðối chứng
ðG
ðánh giá
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
HTHT
Học tập hợp tác
KN
Kỹ năng
KNHTHT
Kỹ năng học tập hợp tác
KT
Kiểm tra
NLHT
Năng lực hợp tác
NLHTHT
Năng lực học tập hợp tác
PPDH
Phương pháp dạy học
PT
Phổ thông
SGK
Sách giáo khoa
STAD
Student team-achievement division
THPT
Trung học phổ thông
TNSP
Thực nghiệm sư phạm
TNTHPT
Tốt nghiệp trung học phổ thông
ii
MỤC LỤC
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt.............................................................ii
Danh mục các bảng .......................................................................................... vi
MỞ ðẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC HỢP TÁC
TRONG MÔN TOÁN....................................................................................... 5
1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan ñến học tập hợp tác............................ 5
1.1.1. Học tập hợp tác ....................................................................................... 5
1.1.2. Mối quan hệ tương tác của HS trong học hợp tác................................... 6
1.1.3. Những dấu hiệu của học hợp tác............................................................. 8
1.1.4. Các loại nhóm học hợp tác...................................................................... 9
1.1.5. Những kết quả HS ñạt ñược khi làm việc trong nhóm hợp tác. ........... 12
1.1.6. Vai trò của học hợp tác ñối với hai nhân tố chính của quá trình dạy học...... 13
1.2. Năng lực hợp tác ...................................................................................... 14
1.2.1. Năng lực ................................................................................................ 14
1.2.2. Năng lực học tập hợp tác....................................................................... 15
1.3. Phát triển năng lực hợp tác....................................................................... 16
1.3.1. Phát triển năng lực học hợp tác............................................................. 16
1.3.2. Dạy học theo hướng phát triển năng lực hợp tác .................................. 18
1.3.3. Những hạn chế của dạy học hợp tác ..................................................... 19
1.3.4. Những kinh nghiệm ñể dạy học hợp tác thành công............................. 20
1.3.5. Một số vấn ñề về năng lực học hợp tác cần hình thành cho học sinh... 21
1.4. Hệ thống các kĩ năng học tập hợp tác ñối với môn Toán cần phát triển
cho học sinh..................................................................................................... 21
1.4.1. Hệ thống kỹ năng học tập hợp tác của HS THPT................................. 21
1.4.2. ðặc ñiểm của dạy học Toán theo hướng phát triển năng lực học hợp tác. ... 23
1.4.3. Các yêu cầu của dạy học theo hướng phát triển năng lực học tập hợp tác.. 29
iii
1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng ñến việc dạy học theo hướng phát triển năng lực
học hợp tác cho HS ......................................................................................... 29
1.5. Thực trạng dạy học theo hướng phát triển năng lực học hợp tác và học
hợp tác của học sinh ........................................................................................ 32
1.5.1. Khái quát về khảo sát thực trạng........................................................... 32
1.5.2. Kết quả khảo sát thực trạng................................................................... 33
1.6. Thực trạng việc dạy và học ñạo hàm ở trường THPT ............................. 35
1.6.1. Dạy học nội dung ứng dụng ñạo hàm chương trình Giải tích lớp 12 ... 35
1.6.2. Thực trạng việc học ñạo hàm ở trường THPT ...................................... 37
1.6.3. Thực trạng việc dạy ñạo hàm ở trường THPT ...................................... 38
1.7. Kết luận chương 1 .................................................................................... 40
Chương 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC CHỦ
ðỀ ỨNG DỤNG CỦA ðẠO HÀM.............................................................. 41
2.1. Xây dựng quy trình dạy học theo hướng phát triển năng lực hợp tác ..... 41
2.2. Sử dụng hợp lí các hình thức dạy học hợp tác ......................................... 61
2.3. Sử dụng linh hoạt cấu trúc nhiệm vụ của nhóm....................................... 68
2.4. Hướng dẫn học sinh học tập hợp tác có hỗ trợ công nghệ thông tin ....... 70
2.5. ðổi mới kiểm tra, ñánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phát
triển năng lực học tập hợp tác ......................................................................... 72
2.6. Một số giáo án dạy học theo hướng phát triển năng lực hợp tác cho học
sinh. ................................................................................................................. 77
2.7. Kết luận chương 2 .................................................................................... 88
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.................................................... 89
3.1. Mục ñích, tổ chức thực nghiệm sư phạm................................................. 89
3.2. Nội dung thực nghiệm.............................................................................. 89
3.3. ðối tượng thực nghiệm ............................................................................ 89
3.4. Tổ chức thực nghiệm................................................................................ 89
3.5. Tiến hành thực nghiệm............................................................................. 90
iv
3.6. ðánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm................................................... 91
3.6.1. ðánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ñối với tình huống dạy học. .. 91
3.6.2. ðánh giá thực nghiệm sư phạm ñối với giáo án minh hoạ ................... 92
3.6.3. ðánh giá thực nghiệm ñối với dạy học theo chủ ñề.............................. 94
3.7. Kết luận chương 3 .................................................................................... 95
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 98
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 100
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Mối quan hệ tương tác của HS hoạt ñộng học tập. .......................... 6
Bảng 1.2: So sánh HS học hợp tác với HS không tham gia học hợp tác........ 12
Bảng 2.1: Khái quát một số cấu trúc Kagan tiêu biểu. ................................... 66
Bảng 2.2: Bảng mô tả cấu trúc nhiệm vụ của nhóm. ...................................... 68
Bảng 3.1: Bảng thống kê kết quả kiểm tra, ñánh giá HS nhóm 1 và nhóm 2....... 92
Bảng 3.2: Bảng thống kê tỉ lệ phần trăm các mức ñộ của bài kiểm tra. ......... 92
Bảng 3.3: Bảng thống kê kết quả kiểm tra, ñánh giá HS lớp TNSP và lớp ðC. .. 94
Bảng 3.4: Bảng thống kê tỉ lệ phần trăm các mức ñộ của bài kiểm tra. ......... 94
vi
MỞ ðẦU
1. Lý do chọn ñề tài
Cùng với sự phát triển của Khoa học kỹ thuật và kinh tế, Giáo dục thế
giới nói chung và Giáo dục Việt Nam nói riêng cũng ñang ngày một ñổi mới
và tiến bộ. ðể có một nền giáo dục tiên tiến và hiện ñại, Giáo dục Việt Nam
ñã thực hiện hàng loạt các biện pháp ñồng bộ như ñổi mới luật Giáo dục, ñổi
mới chương trình dạy - học các cấp và quan trọng hơn hết là cuộc cách mạng
về Phương pháp giáo dục.
ðổi mới phương pháp dạy và học theo hướng trang bị cho học sinh cách
học, phát huy tính chủ ñộng, sáng tạo và sử dụng công nghệ thông tin và
truyền thông trong dạy học, ñặc biệt dạy học phải hướng tới phát triển năng
lực cho người học.
Kỹ năng học tập luôn ñóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập
trong các nhà trường, nó quyết ñịnh chất lượng học tập của mỗi học sinh. Có
nhiều kỹ năng học tập, một trong những kỹ năng học tập mà chúng tôi quan
tâm có thể mang lại hiệu quả cao trong học tập ñó là kỹ năng học tập hợp tác.
Bởi hợp tác là một phẩm chất quý báu của người lao ñộng, ñặc biệt, nó càng
quan trọng hơn trong xã hội hiện ñại, giúp mỗi con người có thể hoà nhập cộng
ñồng xã hội, ñể tiến bộ, thành ñạt trong cuộc sống và nghề nghiệp tương lai.
Gần ñây với xu hướng ñổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực
của người học, cùng với trào lưu phát triển của xã hội trên thế giới, người ta
nhận thấy rằng cần phải dạy cho học sinh cách hợp tác. Hầu hết các giáo viên
ñều cho rằng: DHHT không những phát huy ñược tính chủ ñộng sáng tạo cho
học sinh mà còn rèn luyện cho các em nhiều kỹ năng sống rất cần thiết cho
hiện tại cũng như tương lai. Nhưng làm thế nào ñể phát triển ñược NLHT cho
học sinh thì còn là một vấn ñề mà nhiều nhà giáo dục học, nhiều giáo viên còn
ñang trăn trở nghiên cứu. Ta cần hiểu rằng ñể vận dụng DHHT nhằm phát
triển NLHT cho học sinh không chỉ ñơn giản là ghép nhóm học sinh với nhau
ñể tiến hành quá trình dạy học, nó còn phụ thuộc vào từng môn học, ñiều kiện
1
học, ñối tượng học sinh, tính chất bài học và năng lực sư phạm của từng giáo
viên. Bởi vậy, việc nghiên cứu và vận dụng tổ chức cho học sinh học tập hợp
tác trong quá trình dạy học môn Toán ở trường PT luôn là vấn ñề mới mẻ và
cần thiết.
Nội dung chủ ñề ứng dụng của ñạo hàm trong chương trình toán PT có
vai trò quan trọng trong việc giải quyết các dạng bài toán khác, các dạng bài
tập về ứng dụng của ñạo hàm rất ña dạng và phong phú. Hơn nữa, nó chiếm
một phần không nhỏ trong nội dung ñề thi tốt nghiệp, ñề thi vào các trường
Cao ñẳng, ðại học.
Vì tất cả các lý do trên, tôi lựa chọn ñề tài Phát triển năng lực hợp tác
cho học sinh qua dạy học chủ ñề Ứng dụng của ñạo hàm.. Khi thực hiện ñề
tài này, người viết tin rằng sẽ tích luỹ ñược những tri thức, những kinh
nghiệm cần thiết góp phần phục vụ công tác giảng dạy tốt hơn.
2. Mục ñích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn dạy học theo
hướng phát triển NLHT cho học sinh lớp 12 trong nội dung dạy học “Ứng
dụng của ñạo hàm” - chương trình chuẩn. Từ ñó ñề xuất các biện pháp dạy
học theo hướng phát triển NLHT cho học sinh, nhằm góp phần nâng cao chất
lượng dạy học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học theo hướng phát triển NLHT cho
học sinh THPT.
- Khảo sát, ñánh giá thực trạng kỹ năng học tập hợp tác và dạy học theo
hướng phát triển NLHT cho học sinh THPT
- Xây dựng một số biện pháp dạy học theo hướng phát triển NLHT cho
học sinh và vận dụng thiết kế các tình huống dạy học thông qua dạy học chủ
ñề “Ứng dụng của ñạo hàm” - Giải tích 12 - Chương trình chuẩn.
- Thực nghiệm sư phạm ñể kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của ñề tài.
2