ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ THỊ DIỄM MY
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC
CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” VẬT LÝ 10 THPT THƠNG QUA VIỆC SỬ DỤNG
THÍ NGHIỆM
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Thừa Thiên Huế, năm 2017
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ THỊ DIỄM MY
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC
CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” VẬT LÝ 10 THPT THƠNG QUA VIỆC SỬ DỤNG
THÍ NGHIỆM
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lý
Mã số: 60 14 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PSG. TS. LÊ CÔNG TRIÊM
Thừa Thiên Huế, năm 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử
dụng và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác.
Tác giả
Lê Thị Diễm My
ii
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phịng đào tạo sau đại học trường
Đại học Sư phạm Huế, quý Thầy Cô giáo trong tổ Phương pháp giảng dạy Vật lí
cùng q Thầy Cơ giáo khoa Vật lí trường Đại học Sư phạm Huế đã tạo điều kiện
thuận lợi, trực tiếp tham gia giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo PGS.TS. Lê Công Triêm trường Đại học
sư phạm Huế đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập
cũng như trong quá trình thực hiện và hồn thành bài luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và tập thể quý thầy cô giáo trường
THPT Nguyễn Huệ đã nhiệt tình giúp đỡ, trao đổi và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đối với gia đình và bạn bè đã
động viên, giúp đỡ tơi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn !
Thừa Thiên Huế, tháng 10 năm 2017
Tác giả
Lê Thị Diễm My
Thừa T
iii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa ................................................................................................................... i
Lời cam đoan ................................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ..................................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................................ 1
Danh mục các từ viết tắt trong luận văn ......................................................................... 5
Danh mục các bảng biểu, biểu đồ, đồ thị ........................................................................ 6
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 8
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................................... 8
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ........................................................................................ 10
3. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 12
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 12
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 12
6. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 12
7. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 12
8. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 13
9. Đóng góp mới của đề tài ........................................................................................... 13
10. Cấu trúc luận văn .................................................................................................... 14
NỘI DUNG .................................................................................................................. 15
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH THƠNG QUA VIỆC SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM
1.1. Năng lực ................................................................................................................. 15
1.1.1. Khái niệm năng lực ......................................................................................... 15
1.1.2. Đặc điểm của năng lực.................................................................................... 16
1.2. Năng lực hợp tác .................................................................................................... 17
1
1.2.1. Khái niệm năng lực hợp tác ............................................................................ 18
1.2.2. Biểu hiện của năng lực hợp tác ....................................................................... 19
1.2.3. Hệ thống các kĩ năng hợp tác.......................................................................... 20
1.3. Vai trị của thí nghiệm trong việc phát triển năng lực hợp tác ............................... 25
1.4. Biện pháp phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thơng qua việc sử dụng thí
nghiệm ........................................................................................................................... 27
1.4.1. Vai trò của việc phát triển năng lực hợp tác cho học sinh .............................. 27
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển năng lực hợp tác ........................... 28
1.4.2.1. Phẩm chất của cá nhân ............................................................................ 28
1.4.2.2. Kỹ năng giao tiếp của cá nhân................................................................. 28
1.4.2.3. Các yếu tố khách quan............................................................................. 29
1.4.3. Các biện pháp phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thơng qua việc sử
dụng thí nghiệm............................................................................................................. 29
1.4.3.1. Biện pháp 1: Cung cấp cho học sinh kiến thức về năng lực hợp tác và
tăng cường rèn luyện các kĩ năng hợp tác ..................................................................... 30
1.4.3.2. Biện pháp 2: Tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm góp
phần tạo môi trường làm việc hợp tác ........................................................................... 31
1.4.3.3. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường học tập lành mạnh để tạo hứng thú
hợp tác cho học sinh ...................................................................................................... 33
1.4.4. Đánh giá năng lực hợp tác .............................................................................. 34
1.4.4.1. Cơ sở xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác ........................... 34
1.4.4.2. Đánh giá năng lực hợp tác ....................................................................... 35
1.5. Thực trạng của việc phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Vật
lý có sử dụng thí nghiệm ở các trường THPT trên địa bàn thị trấn Phú Phong, tỉnh
Bình Định ...................................................................................................................... 38
1.5.1. Mục đích điều tra ............................................................................................ 38
1.5.2. Kết quả điều tra ............................................................................................... 38
1.5.2.1. Đối với học sinh ...................................................................................... 39
1.5.2.2. Đối với giáo viên ..................................................................................... 39
1.5.3. Nguyên nhân thực trạng .................................................................................. 40
2
1.6. Kết luận chương 1 .................................................................................................. 41
Chương 2. TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
HỢP TÁC CHO HỌC SINH CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” VẬT LÝ 10 THPT THƠNG
QUA VIỆC SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM
2.1. Đặc điểm chương “Chất khí” Vật lý 10 THPT ...................................................... 43
2.1.1. Cấu trúc chương trình chương “Chất khí” Vật lý 10 THPT ........................... 43
2.1.2. Mục tiêu dạy học chương “Chất khí” Vật lý 10 THPT .................................. 44
2.1.2.1. Mục tiêu kiến thức ................................................................................... 44
2.1.2.2. Mục tiêu kĩ năng ...................................................................................... 44
2.1.2.3. Mục tiêu thái độ ....................................................................................... 44
2.1.3. Đặc điểm chương “ Chất khí ” Vật lý 10 THPT ............................................. 44
2.2. Hệ thống thí nghiệm sử dụng trong dạy học chương “Chất khí” theo định
hướng phát triển năng lực hợp tác................................................................................. 45
2.2.1. Thí nghiệm định luật Bơi-lơ Ma-ri-ốt ............................................................. 45
2.2.2. Thí nghiệm định luật Sác-lơ ........................................................................... 46
2.2.3. Thí nghiệm quan sát định tính sự thay đổi của V theo T................................ 47
2.3. Tổ chức dạy học một số bài cụ thể chương “Chất khí” Vật lý 10 THPT theo
hướng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm ... 47
2.3.2. Q trình đẳng nhiệt. Định luật Bôilơ – Mariot ............................................. 47
2.3.2. Qúa trình đẳng tích. Định luật Sáclơ .............................................................. 54
2.3.3. Phương trình trạng thái của khí lí tưởng ......................................................... 60
2.4. Kết luận chương 2 .................................................................................................. 66
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ........................................................ 68
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ..................................................................... 68
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ..................................................................... 68
3.2. Đối tượng và phạm vi thực nghiệm sư phạm ......................................................... 69
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm .................................................................... 69
3.2.2. Phạm vi thực nghiệm sư phạm ....................................................................... 69
3.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm ............................................................................. 69
3
3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ....................................................................... 70
3.4.1. Chọn mẫu thực nghiệm ................................................................................... 70
3.4.2. Quan sát giờ học ............................................................................................. 70
3.4.3. Kiểm tra đánh giá ............................................................................................ 71
3.4.4. Thăm dò ý kiến học sinh ................................................................................. 72
3.5. Tiến hành thực nghiệm........................................................................................... 72
3.6. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm................................................. 73
3.6.1. Đánh giá định tính........................................................................................... 73
3.6.2. Đánh giá định lượng ....................................................................................... 74
3.7. Kết luận chương 3 .................................................................................................. 82
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 86
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... P1
4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Viết tắt
Viết đầy đủ
ĐC
Đối chứng
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
PPDH
Phương pháp dạy học
SGK
Sách giáo khao
TN
Thực nghiệm
TNSP
Thực nghiệm sư phạm
5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Bảng biểu
Bảng 1.1. Bảng biểu hiện của năng lực hợp tác
Bảng 1.2. Hệ thống các kĩ năng hợp tác
Bảng 1.3. Bảng Rubric đánh giá năng lực hợp tác
Bảng 3.1. Bảng số liệu học sinh được chọn làm mẫu thực nghiệm
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá năng lực hợp tác của HS ở nhóm TN và nhóm ĐC
Bảng 3.3. Bảng thống kê điểm số (Xi) của bài kiểm tra
Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất
Bảng 3.5. Bảng phân loại theo học lực của HS
Bảng 3.6. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng
Bảng P.1. Kết quả điều tra thực trạng
Biểu đồ
Biểu đồ 3.1. Điểm trung bình năng lực hợp tác của nhóm TN và nhóm ĐC
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ phân bố điểm của hai nhóm ĐC và TN
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ phân loại theo học lực của HS
Đồ thị
Đồ thị 3.1. Đồ thị phân phối tần suất
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc chương trình chương “Chất khí” Vật lý 10 THPT
Hình 2.2. Thí nghiệm định luật Bơi-lơ Ma-ri-ốt
Hình 2.3. Thí nghiệm định luật Sác-lơ
6
Hình 2.4. Thí nghiệm thay đổi của V theo T
7
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong một phúc trình của Ủy ban Quốc tế về Giáo dục cho thế kỷ XXI của
UNESCO có xác định bốn trụ cột của một nền giáo dục là: Học để biết, học để làm,
học để cùng chung sống với nhau và học để tự khẳng định. Điều này cho thấy mục
tiêu giáo dục của thế giới không chỉ cung cấp kiến thức mà cịn phải hình thành cho
người học những kĩ năng, thái độ để họ có thể sống và làm việc trong xã hội ln
thay đổi. Đi cùng với xu hướng đó, Luật Giáo dục của Việt Nam cũng đã xác định
rõ mục tiêu giáo dục: “Mục tiêu của giáo dục phổ thơng là giúp học sinh phát triển
tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển
năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa” [9].
Sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
cùng với những ảnh hưởng của xã hội tri thức đã tạo ra những cơ hội nhưng đồng
thời cũng đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo dục trong việc đào tạo đội ngũ lao
động. Bên cạnh đó, thị trường lao động ln địi hỏi ngày càng cao ở đội ngũ lao
động về năng lực hành động, khả năng sáng tạo, sự linh hoạt, tính trách nhiệm, năng
lực hợp tác làm việc, khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp trong những tình
huống thay đổi. Vì vậy, giáo dục đóng vai trị then chốt trong việc phát triển kinh tế
xã hội thông qua việc đào tạo con người.
Để thực hiện mục tiêu giáo dục và đáp ứng những đòi hỏi của xã hội, giáo dục
Việt Nam đã và đang tập trung đổi mới, hướng tới một nền giáo dục tiến bộ, hiện
đại và ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nghị quyết 29 ngày
4/11/2013 tại Đại hội TW8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo đã đưa ra quan điểm chỉ đạo khẳng định: “Đổi mới chương trình nhằm phát
triển năng lực và phẩm chất người học, hài hịa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy
chữ và dạy nghề... Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng
hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng
của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập
8
trung dạy cách học, cách nghĩ, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri
thức, kĩ năng, phát triển năng lực” [4].
Thực tế, giáo dục phổ thơng nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương
trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa là từ chỗ
quan tâm đến việc học sinh (HS) học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng
được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành
công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy
cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm
chất cho người học. Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực cũng là
xu hướng chung của giáo dục quốc tế.
Trong các loại năng lực cần hình thành cho HS phổ thông, năng lực hợp tác
được hiểu là khả năng tương tác của cá nhân với cá nhân và tập thể trong học tập và
cuộc sống. Năng lực hợp tác cho thấy khả năng làm việc hiệu quả của cá nhân trong
mối quan hệ với tập thể, trong mối quan hệ tương trợ lẫn nhau để cùng hướng tới
một mục đích chung. Đây là một năng lực rất cần thiết trong xã hội hiện đại, khi
chúng ta đang sống trong một môi trường, một không gian rộng mở của q trình
hội nhập. Bên cạnh đó, năng lực hợp tác là một trong những năng lực được nhiều
nước xây dựng trong bộ các năng lực cốt lõi người học cần có trong thế kỉ XXI.
Việt Nam cũng đã xây dựng bộ năng lực cốt lõi trong đó có năng lực hợp tác, điều
này cho thấy năng lực hợp tác là một năng lực rất quan trọng đối với người học.
Năng lực hợp tác cũng được coi là một giá trị sống cần được hình thành và phát
triển ở HS, do đó việc phát triển năng lực hợp tác cho HS là một vấn đề quan trọng
nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực mới cho xã hội. Tuy nhiên trong
thực tế hiện nay, khả năng hợp tác của HS cịn nhiều hạn chế. Do đó, khi đứng
trước những tình huống, những vấn đề cần có sự hợp tác với nhau, HS tỏ ra lúng
túng không biết phải làm thế nào. Thực tế đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác
nhau, trong đó có nguyên nhân xuất phát từ chỗ việc phát triển năng lực hợp tác cho
HS chưa được nhiều giáo viên (GV) quan tâm đến.
Vật lý là một môn học cần phải trao đổi với nhau nhiều thì mới tìm ra cách
giải quyết tình huống hợp lí nhất. Bên cạnh đó, nhiều kiến thức vật lý có liên quan
9
đến hiện tượng tự nhiên, đến ứng dụng trong đời sống. Mặt khác, nhiều khái niệm,
định luật, thuyết vật lý là khá trừu tượng đối với HS, trong trường hợp đó cần phải
sử dụng thí nghiệm nhằm tăng cường tính trực quan giúp HS dễ hiểu, dễ tiếp thu
hơn. Đặc biệt nếu GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm với nhau theo nhóm để các
em có thể học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau, giúp đỡ nhau cùng thực hiện nhiệm vụ học tập
thì HS sẽ tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng hơn. Qua đó, cũng để phát huy tính
tích cực, tự lực, chủ động và sáng tạo của HS vừa để HS có cơ hội phát triển năng
lực, đặc biệt là năng lực hợp tác. Do vậy, dạy học Vật lý không chỉ đơn thuần cung
cấp cho HS những kiến thức khoa học mà còn trang bị cho HS những kĩ năng hợp
tác cần thiết như: kĩ năng tổ chức nhóm, kĩ năng lập kế hoạch nhóm, cùng nhau tiến
hành thí nghiệm,... để phát triển năng lực hợp tác khi học tập mơn Vật lý.
Chương “Chất khí” Vật lý 10 THPT có nhiều kiến thức liên quan thực tế, gần
gũi với cuộc sống hằng ngày và nhiều định luật TN. Đó là điều kiện thuận lợi để sử
dụng thí nghiệm trong dạy học một số nội dung kiến thức trong chương.
Với tất cả những lí do nêu trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Phát triển năng
lực hợp tác cho học sinh trong dạy học chương “Chất khí” Vật lý 10 THPT thơng
qua việc sử dụng thí nghiệm” với mong muốn góp một phần tư liệu vào việc nâng
cao chất lượng dạy học môn Vật lý phù hợp với xu hướng phát triển năng lực của
học sinh theo xu hướng đổi mới ở nước ta hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Qua quá trình tìm hiểu những thơng tin khoa học có liên quan đến lĩnh vực
nghiên cứu của đề tài, tôi nhận thấy:
Vào khoảng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nhà giáo dục Mỹ John Dewey khi
nói về khía cạnh xã hội của việc học tập thì cho rằng muốn học cách cùng chung
sống trong xã hội thì người học phải trải nghiệm trong cuộc sống hợp tác ngay từ
trong nhà trường. Cuộc sống trong lớp học là quá trình dân chủ hóa trong một thế
giới vi mơ và học tập phải có sự hợp tác giữa các thành viên trong lớp học [14].
Ngồi ra cịn có nhiều tác giả nghiên cứu và đều nhấn mạnh vai trò quan trọng
của năng lực hợp tác trong cuộc sống như: Renkl (1995) và Roenshine, Meister
(1994).
10
Đã có một số luận văn nghiên cứu về năng lực hợp tác của học sinh như:
- “Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Trung học cơ sở qua hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp” luận án tiến sĩ của Lê Thị Minh Hoa. Tác giả đã hệ
thống khá đầy đủ cơ sở lí luận về năng lực hợp tác và nghiên cứu về các biện pháp
giáo dục nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thơng qua hoạt động giáo
dục ngồi giờ lên lớp.
- Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Linh chuyên ngành Lý Luận và Phương pháp dạy
học (bộ mơn Tốn) với đề tài “Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học
chủ đề ứng dụng của đạo hàm”. Tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học theo
hướng phát triển năng lực hợp tác và đã xây dựng một số biện pháp dạy học theo
hướng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh.
Trong một nghiên cứu của Trịnh Văn Biều về dạy học hợp tác-một xu hướng
mới của giáo dục thế kỉ XXI đăng trên tạp chí khoa học ĐHSP TP HCM, tác giả đã
nhấn mạnh: Dạy học hợp tác là một trong những xu hướng mới có nhiều ưu điểm và
hiệu quả cao của giáo dục thế kỉ XXI. Có thể coi dạy học hợp tác là những phương
pháp dạy học mang tính tập thể, trong đó có sự hỗ trơ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các cá
nhân và kết quả là người học tiếp thu được kiến thức thông qua các hoạt động tương
tác khác nhau giữa người học với người học, giữa người học với người dạy, giữa
người học và môi trường.
Trong luận văn với đề tài: “Sử dụng thí nghiệm trong tổ chức dạy học nhóm
phần Quang hình học, Vật lí 11 nâng cao” Lê Thị Kiều Tiên, Huế-năm 2011, tác giả
đã đề xuất quy trình sử dụng thí nghiệm trong dạy học nhóm. Ngồi ra cịn có thể kể
đến nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lợi, Huế-năm 2012 “Sử dụng thí
nghiệm trong tổ chức dạy học nhóm phần Quang hình học, Vật lí 11 THPT với sự
hỗ trợ của MVT” cũng đã đề xuất quy trình sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của
MVT trong dạy học nhóm.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều luận văn nghiên cứu chương “Chất khí”. Tuy
nhiên, các tác giả chưa chú trọng đến việc phát triển năng lực hợp tác cho học sinh
trong dạy học chương “Chất khí” thơng qua việc sử dụng thí nghiệm. Do đó, trong
nghiên cứu của mình, tơi sẽ kế thừa những cơ sở lí luận của các cơng trình nghiên
11
cứu trước đây, điểm mới ở đây là chú trọng tổ chức dạy học theo định hướng phát
triển năng lực hợp tác có sử dụng thí nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng học
tập.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất được một số biện pháp phát triển năng lực hợp tác cho HS
thơng qua việc sử dụng thí nghiệm và vận dụng vào dạy học chương “Chất khí” Vật
lý 10 THPT.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được một số biện pháp phát triển năng lực hợp tác cho HS thơng
qua việc sử dụng thí nghiệm và vận dụng vào dạy học Vật lý thì sẽ giúp HS có hứng
thú học tập, nâng cao năng lực hợp tác, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học
Vật lý ở các trường THPT.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, luận văn có những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực hợp tác cho
học sinh trong dạy học có sử dụng thí nghiệm.
- Tìm hiểu thực trạng tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực hợp tác
cho học sinh có sử dụng thí nghiệm ở trường THPT hiện nay và làm rõ nguyên nhân
của thực trạng đó.
- Đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thơng qua
việc sử dụng thí nghiệm.
- Nghiên cứu đặc điểm, cấu trúc nội dung chương “Chất khí” Vật lý 10 THPT.
- Tổ chức dạy học một số kiến thức cụ thể trong chương “Chất khí” theo định
hướng phát triển năng lực hợp tác có sử dụng thí nghiệm.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm với các HS ở các trường THPT để đánh giá
giả thuyết khoa học của đề tài.
6. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy và học của GV và HS ở trường THPT trong việc phát triển
năng lực hợp tác thơng qua việc sử dụng thí nghiệm.
7. Phạm vi nghiên cứu
12
Trong giới hạn của thời gian nghiên cứu và khả năng cho phép, đề tài chỉ tập
trung nghiên cứu đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực hợp tác cho học sinh
thơng qua việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học chương “Chất khí” Vật lý 10
THPT và tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Quang Trung và THPT Nguyễn
Huệ ở thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
8. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu các văn kiện của Đảng và Nhà Nước cũng như của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng phát triển năng lực cho
học sinh; các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo
dục hiện nay ở nhà trường phổ thông.
Nghiên cứu giáo trình, tài liệu có liên quan đến các nội dung trong đề tài.
Nghiên cứu nội dung, chương trình SGK Vật lý 10 THPT và các tài liệu liên
quan đến chương “Chất khí”.
- Phương pháp điều tra
Thăm dị, trao đổi ý kiến với giáo viên và học sinh để nắm bắt được thực trạng
của việc tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực hợp tác có sử dụng thí
nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT để đánh giá mức độ hiệu quả
và tính khả thi của đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê toán học
Dựa vào số liệu thu thập được, sử dụng phương pháp thống kê để phân tích,
xử lý kết quả TNSP.
Đánh giá hiệu quả q trình dạy học như giả thuyết khoa học đã đề ra.
9. Đóng góp mới của đề tài
Về mặt lí luận
- Đề xuất được một số biện pháp phát triển năng lực hợp tác cho học sinh
thơng qua việc sử dụng thí nghiệm.
Về mặt thực tiễn
13
- Đánh giá được thực trạng của việc tổ chức dạy học theo hướng phát triển
năng lực hợp tác cho học sinh qua việc sử dụng thí nghiệm.
- Đề xuất được tiến trình tổ chức dạy học có sử dụng thí nghiệm một số bài cụ
thể trong chương “Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phát triển năng lực
hợp tác cho HS.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có
ba chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực hợp tác cho học
sinh thơng qua việc sử dụng thí nghiệm
Chương 2. Tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh
chương “Chất khí” Vật lý 10 THPT thơng qua việc sử dụng thí nghiệm
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
14
NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH THƠNG QUA VIỆC SỬ DỤNG
THÍ NGHIỆM
1.1. Năng lực
1.1.1. Khái niệm năng lực
Giáo dục trên thế giới đang đi theo xu hướng dạy học và đánh giá theo năng
lực. Vì vậy mà dạy học theo năng lực đã và đang thu hút sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu, các nhà giáo dục và cả xã hội. Vậy thì năng lực là gì? Đã có rất nhiều
khái niệm về năng lực như sau:
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, năng lực là đặc điểm của cá nhân thể hiện
ở mức độ thơng thạo, tức là có thể thực hiện một cách thành thục và chắc chắn một
số dạng hoạt động nào đó [10].
Theo Weitnert (2001) năng lực là những khả năng và kĩ xảo học được hoặc
sẵn có của cá nhân nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng
về động cơ, xã hội…và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có
trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt [15].
Theo chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể trong chương trình giáo dục
phổ thơng mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Năng lực là khả năng thực hiện thành
công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến
thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,...”[2].
Trần Khánh Đức đã nêu rõ năng lực là khả năng tiếp nhận và vận dụng tổng
hợp, có hiệu quả mọi tiềm năng của con người (tri thức, kĩ năng, thái độ, thể lực,
niềm tin...) để thực hiện cơng việc hoặc đối phó với một tình huống, trạng thái nào
đó trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp [5].
Theo Nguyễn Đức Thâm thì cho rằng: Năng lực gắn liền với kỹ năng, kỹ xảo
trong lĩnh vực hoạt động tương ứng. Xong kỹ năng, kỹ xảo liên quan đến việc thực
hiện một loạt hành động hẹp, chuyên biệt đến mức thành thạo, tự động hóa, máy
móc. Cịn năng lực chứa đựng yếu tố mới mẻ, linh hoạt trong hoạt động, có thể giải
15
quyết nhiệm vụ thành cơng trong nhiều tình huống khác nhau, trong một lĩnh vực
hoạt động rộng [11].
Theo Đặng Thành Hưng: Năng lực là thuộc tính cá nhân cho phép cá nhân
thực hiện thành công hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều
kiện cụ thể [7].
Trong tập tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng
phát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2014
viết rằng: “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức
kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,… nhằm đáp ứng
hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định” [1].
Nhìn chung, năng lực có thể được coi là sự kết hợp linh hoạt của các kiến
thức, kĩ năng, thái độ và động cơ hành động... cho phép con người thực hiện thành
công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện
cụ thể. Hơn nữa, năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố
chất sẵn có, đồng thời qua quá trình kiên trì học tập, hoạt động, rèn luyện và trải
nghiệm mà có được.
1.1.2. Đặc điểm của năng lực
Theo Lê Thị Trinh, các đặc điểm của năng lực là [12]:
- Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân: năng lực khơng phải
chỉ là một thuộc tính, đặc điểm nào đó của cá nhân mà nó bao gồm những thuộc
tính tâm lý và sinh lý. Tuy nhiên, sự tổ hợp này không phải tất cả những thuộc tính
tâm lý và sinh lý mà chỉ bao gồm những thuộc tính tương ứng với những địi hỏi
của một hoạt động nhất định nào đó trong một ngữ cảnh, một tình huống nhất định
và làm cho hoạt động đó đạt được kết quả. Tổ hợp các thuộc tính khơng phải là sự
cộng gọp đơn thuần các thuộc tính đó mà là sự tương tác lẫn nhau giữa các thuộc
tính làm thành một hệ thống, một cấu trúc nhất định. Khi chúng ta tiến hành một
hoạt động cần có những thuộc tính A, B, C… Cấu trúc này rất đa dạng và nếu thiếu
một thuộc tính tâm lý thì thuộc tính khác sẽ bù trừ.
16