Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số ở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.15 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐÀO TIẾN BA

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - Năm 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐÀO TIẾN BA

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thùy Anh

Hà Nội - Năm 2016




MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................ i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................ ii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... iii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1 .................................................................................................................... 6
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC THIỂU
SỐ Ở HÀ NỘI ................................................................................................................. 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu chính sách phát triển KTXH vùng DTTS ............ 6
1.1.1. Các nghiên cứu về chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS .................... 6
1.1.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về chính sách phát triển KTXH vùng
DTTS ............................................................................................................................... 8
1.2. Cơ sở lý luận về chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS .......................... 9
1.2.1. Cơ sở lý luận về chính sách phát triển KTXH vùng DTTS .................................. 9
1.2.2. Vai trò của chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS .............................. 13
1.2.3. Nội dung các chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS ở Hà Nội .......... 13
1.2.4. Nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách phát triển KTXH vùng DTTS..................... 17
1.2.5. Các tiêu chí đánh giá chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS .............. 20
1.3. Cơ sở thực tiễn về chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS ..................... 24
1.3.1. Kinh nghiệm thực tiễn chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS ........... 24
1.3.2. Bài học kinh nghiệm chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS .............. 28
CHƢƠNG 2 .................................................................................................................. 30
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................. 30
2.1. Phƣơng pháp luận ................................................................................................... 30
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể ...................................................................... 31
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu .............................................................................. 31
2.2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu ................................................................................... 33

2.2.3. Công cụ đánh giá chính sách ............................................................................... 33


CHƢƠNG 3 .................................................................................................................. 34
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG DÂN
TỘC THIỂU SỐ Ở HÀ NỘI ......................................................................................... 34
3.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội vùng DTTS ở Hà Nội ....................................... 34
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên vùng DTTS ở Hà Nội ........................................................... 34
3.1.2. Đặc điểm dân cƣ, dân tộc, văn hóa vùng DTTS ở Hà Nội ................................. 35
3.1.3. Tính đặc thù và những khó khăn về KTXH của vùng DTTS ở Hà Nội ............ 36
3.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS ở Hà Nội ................................... 39
3.2.1. Thực trạng kinh tế xã hội vùng DTTS ở Hà Nội ................................................ 39
3.2.2. Kết quả thực hiện chính sách phát triển KTXH vùng DTTS ở Hà Nội .............. 41
3.3. Đánh giá chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS ở Hà Nội .................... 52
3.3.1. Đánh giá tình hình thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội ...................... 52
3.3.2. Đánh giá chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS ................................. 64
3.3.3. Đánh giá việc hoạch định, tổ chức thực thi chính sách ....................................... 67
3.3.4. Đánh giá việc giám sát, kiểm tra, thanh tra chính sách ....................................... 71
CHƢƠNG 4 .................................................................................................................. 72
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HÀ NỘI ................................... 72
4.1. Bối cảnh mới ảnh hƣởng đến chính sách phát triển KTXH vùng DTTS ............... 72
4.1.1. Bối cảnh quốc tế .................................................................................................. 72
4.1.2. Bối cảnh trong nƣớc ............................................................................................ 73
4.1.3. Bối cảnh của vùng DTTS ở Hà Nội .................................................................... 75
4.2. Quan điểm, định hƣớng hoạch định chính sách phát triển KTXH vùng DTTS ở
Hà Nội ........................................................................................................................... 76
4.2.1. Quan điểm, định hƣớng nhận thức hoạch định hệ thống chính sách .................. 76
4.2.2. Định hƣớng hoạch định, tổ chức thực thi chính sách.......................................... 78
4.3. Giải pháp hoạch định khung chính sách phát triển KTXH vùng DTTS ................ 80

4.3.1. Khung hệ thống chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS ...................... 80
4.3.2. Nhóm chính sách đặc thù phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số .................... 81


4.3.3. Nhóm chính sách đặc thù phát triển xã hội vùng dân tộc thiểu số...................... 83
4.4. Giải pháp tổ chức thực thi chính sách phát triển KTXH vùng DTTS ................... 85
4.4.1. Phân cấp quản lý tổ chức thực thi chính sách ..................................................... 85
4.4.2. Giải pháp tổ chức thực hiện các chính sách ........................................................ 86
4.4.3. Giải pháp về vốn và quản lý, sử dụng vốn đầu tƣ ............................................... 91
4.4.4. Tăng cƣờng hợp tác quốc tế và xã hội hóa phát triển vùng DTTS ..................... 92
4.4.5. Tổ chức thực hiện gắn liền với thanh tra, kiểm tra, giám sát .............................. 93
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 98


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

BHYT

Bảo hiểm y tế

2


CSDT

Chính sách dân tộc

3

DTTS

Dân tộc thiểu số

4

ĐCĐC

Định canh, định cƣ

5

ĐBKK

Đặc biệt khó khăn

6

KTXH

Kinh tế xã hội

7


NTM

Nông thôn mới

8

MTQG

Mục tiêu quốc gia

9

NH CSXH

Ngân hàng chính sách xã hội

10

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

11

NSĐP

Ngân sách địa phƣơng

12


NSTƢ

Ngân sách Trung ƣơng

13

TH

Tiểu học

14

PTCS

Phổ thông cơ sở

15

PTTH

Phổ thông trung học

16

PTDTNT

Phổ thông dân tộc nội trú.

17


UBDT

Uỷ ban Dân tộc

18

UBND

Uỷ ban nhân dân

19

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

20

NGO

21

ODA

22

TPP

23


WTO

Tổ chức phi chính phủ
(Non-Governmental Organization)
Hỗ trợ phát triển chính thức
(Official Development Assistance)
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dƣơng
(Trans-Pacific Partnership)
Tổ chức thƣơng mại thế giới
(World Trade Organization)

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

Bảng

Nội dung

Trang

Kết quả thực hiện Nghị quyết 06-NQ-TU ngày 31/10/2011
1

Bảng 3.1

của Ban Thƣờng vụ Thành ủy về phát triển kinh tế xã hội


55

vùng DTTS ở Hà Nội

2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

Tổng hợp số lƣợng văn bản chính sách phát triển KT-XH
chủ yếu đã ban hành liên quan đến vùng dân tộc thiểu số
giai đoạn 2009 - 2015
Nội dung cơ bản một số chính sách phát triển KTXH vùng
DTTS giai đoạn 2011 - 2015

ii

65

66


DANH MỤC HÌNH
Nội dung

STT Hình


Trang

1

Hình 3.1 Biểu đồ cơ cấu kinh tế vùng DTTS ở Hà Nội năm 2009

40

2

Hình 3.2 Biểu đồ cơ cấu kinh tế vùng DTTS ở Hà Nội năm 2014

40

3

Hình 3.3

4

Hình 3.4

5

Hình 3.5 Sơ đồ hệ thống các bƣớc hoạch định chính sách hiện hành

69

6


Hình 4.1 Đề nghị sơ đồ hệ thống các bƣớc hoạch định chính sách

79

7

Hình 4.2 Đề nghị sơ đồ phân quyền, phân cấp thực hiện chính sách

90

Biểu đồ hộ nghèo, khẩu nghèo, tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS ở
Hà Nội từ năm 2011 đến năm 2015
Biểu đồ tiêu chí NTM đạt đƣợc các xã vùng DTTS ở Hà Nội
đến tháng 9/2015

iii

47

56


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thủ đô Hà Nội là trái tim của cả nƣớc; đầu não chính trị - hành chính quốc
gia; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học - công nghệ, y tế, giáo dục
- đào tạo; đầu mối giao lƣu, giao dịch và hội nhập quốc tế của cả nƣớc; bộ mặt của
quốc gia; nơi hội tụ tinh hoa và sức mạnh của dân tộc; địa danh tiêu biểu cho truyền
thống nghìn năm văn hiến, anh hùng, hòa bình, hữu nghị, đoàn kết của dân tộc Việt
Nam. Thủ đô Hà Nội có vinh dự lớn, đồng thời có trách nhiệm hết sức nặng nề.

Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội, Thủ đô Hà Nội đƣợc
mở rộng đến nay có 30 quận, huyện, thị xã với 584 xã, phƣờng, thị trấn. Đồng bào
dân tộc thiểu số thủ đô Hà Nội chủ yếu sống tập trung thành làng, bản với 152 thôn
tại 14 xã thuộc 5 huyện, bao gồm huyện Ba Vì có 7 xã, huyện Thạch Thất có 3 xã,
huyện Quốc Oai có 2 xã, huyện Chƣơng Mỹ có 1 xã, huyện Mỹ Đức có 1 xã; có
diện tích 33.458 ha chiếm 10% diện tích toàn thành phố, với 67.640 ngƣời/12.304
hộ và có 37 thành phần dân tộc, chiếm 0,9% dân số toàn thành phố.
Giai đoạn 2006 - 2010, Hà Nội (tỉnh Hà Tây và tỉnh Hòa Bình cũ), có 8/140
thôn ĐBKK, Quyết đinh sô 05/2007/QĐ-UBDT ngày 06/9/2007 có 3 thôn ĐBKK,
Quyết định số 01/2008/QĐ-UBDT ngày 11/01/2008 có 5 thôn ĐBKK. Giai đoan
2011 - 2015 theo Quyết định 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013, theo đó Hà Nội có
2/14 xã là xã ĐBKK và có 26/152 thôn là thôn ĐBKK.
Với việc mở rộng địa giới hành chính của Thủ đô bƣớc đầu khắc phục những
bất cập, mất cân đối đang đặt ra trong quá trình phát triển, tạo thêm thế và lực để
xây dựng, phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn trƣớc mắt và lâu dài. Bên cạnh
những ƣu thế thì việc mở rộng Thủ đô cũng tạo ra nhiều khó khăn và thách thức vì
bộ máy hành chính, tổ chức, cán bộ tăng lên so với trƣớc; sự di dân cơ học cùng với
sự đô thị hóa thiếu quy hoạch hoặc quy hoạch chƣa đầy đủ, thiếu khoa học trong
nhiều năm trƣớc dẫn tới tình trạng quá tải về giao thông đô thị, nhà ở, giáo dục, y tế.
Sự phát triển không đồng đều giữa vùng DTTS với vùng đồng bằng, đô thị.
1


Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc rất quan tâm, ban hành nhiều chính
sách phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS. Hệ thống chính sách ngày càng phủ kín
các lĩnh vực, địa bàn, có tính toàn diện; kết quả thực hiện chính sách góp phần quan
trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo; từng bƣớc cải thiện,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân; an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội đƣợc giữ vững. Vùng DTTS ở Hà Nội là vùng có vị trí chiến lƣợc đặc
biệt quan trọng về kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh và môi trƣờng sinh thái; có

nhiều tiềm năng, lợi thế về nông, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch…
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc vùng DTTS ở Hà Nội vẫn là
vùng khó khăn nhất, địa hình hiểm trở, chia cắt phức tạp, dân cƣ sống phân tán;
kinh tế phát triển chậm, sản xuất nhỏ lẻ, tự cung tự cấp; trình độ dân trí và chất
lƣợng lao động còn thấp; hạ tầng cơ sở thiếu đồng bộ và xuống cấp; mức sống so
với vùng đồng bằng, đô thị chênh lệch cao; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, nguy cơ tái
nghèo còn cao, giảm nghèo chƣa bền vững; tiếp cận đối với các dịch vụ y tế, giáo
dục, văn hóa còn hạn chế; chịu ảnh hƣởng nhiều của biến đồi khí hậu, thiên tai sảy
ra thƣờng xuyên; tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ổn định an ninh, chính trị; cơ chế chính
sách đã góp phần chuyển biến tích cực nhƣng vẫn chƣa đáp ứng xu thế phát triển,
việc thực hiện chính sách cũng còn bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế;
Từ những đặc điểm trên, phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS là một chủ
trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc. Để phát triển toàn diện kinh tế xã hội vùng
DTTS ở Hà Nội với mục tiêu nhanh, bền vững. Thực hiện chủ trƣơng này, thành
phố Hà Nội đã có nhiều chính sách kinh tế xã hội phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển
vùng DTTS của Hà Nội, để cụ thể hóa chủ trƣơng đó Ban Thƣờng vụ Thành uỷ Hà
Nội đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 31/10/2011, UBND Thành phố Hà
Nội đã ban hành Kế hoạch số 166/KH-UBND ngày 30/11/2012 về phát triển kinh tế
xã hội vùng DTTS của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015. Theo đó Thành phố
đã dành nguồn lực không nhỏ để đầu tƣ phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS, với
tổng mức đầu tƣ theo Kế hoạch số 166/KH-UBND là 2.012 tỷ đồng cho 186 dự án.
Có thể khẳng định rằng có đƣợc chính sách đúng đắn mới chỉ là “điều kiện
cần” để đƣa chính sách vào cuộc sống, tổ chức thực thi là “điều kiện đủ” của chính

2



×