Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

tình hình sức khỏe của người dân trồng và chế biến thuốc lá ở xã lâu thượng, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên và các yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.14 KB, 46 trang )


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Tác hại của hút thuốc lá đối với sức khỏe đã được chứng minh và đề cập
trong nhiều nghiên cứu. Trước nay chúng ta đều biết hút thuốc lá ảnh hưởng rất
lớn đến sức khỏe không chỉ của người hút mà còn của những người xung quanh
(hút thuốc lá thụ động) [2],[3],[11]. Khói thuốc chứa nhiều thành phần hóa học
có hại cho sức khỏe mà đặc biệt là chất nicotine có trong thuốc lá. Nicotine hấp
thu vào cơ thể qua da, niêm mạc miệng hoặc mũi, hoặc được hít vào phổi, sau khi
vào cơ thể, nicotine nhanh chóng( trong vòng 10 giây) được đưa lên não và gây
nghiện [17]. Chính vì vậy mà không những người hút thuốc mà ngay cả người
không hút thuốc, nếu tiếp xúc với khói thuốc(mà chính xác là chất nicotine có
trong khói thuốc lá) thì cũng sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Hút
thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư, tim mạch, các bệnh phổi,v.v
[4],[5],[17],[20],[22].[24].
Các công ty thường cho rằng trồng thuốc lá sẽ tạo ra nguồn thu nhập dồi dào
cho người nông dân, cộng đồng và các quốc gia. Tuy nhiên, trên thực tế, trong
khi ngành công nghiệp thuốc lá không thể chứng minh được trồng thuốc lá tạo ra
nguồn thu nhập dồi dào cho người trồng thuốc lá thì hậu quả về mặt sức khỏe và
ảnh hưởng lớn đến môi trường do trồng thuốc lá gây nên đã được chứng minh
qua các công trình nghiên cứu trên khắp thế giới. Nguy cơ đối với sức khỏe của
những người trồng thuốc lá xảy ra trong toàn bộ quá trình trồng trọt thuốc lá,
ngay từ khi bắt đầu gieo hạt cho đến khi thu hoạch [18].
Một số nghiên cứu đã chỉ ra tác động có hại của việc trồng và chế biến thuốc
lá đối với sức khỏe của nông dân. Thường xuyên hái và tiếp xúc với cây thuốc lá
khiến người nông dân có thể mắc bệnh thuốc lá xanh (GTS: Green tobaco
sickness), là một dạng nhiễm độc do chất nicotine ngấm qua da tác động lên
người nông dân trồng thuốc lá trong suốt quá trình từ khi trồng, chăm sóc đến thu
hoạch. Bệnh có các triệu chứng điển hình buồn nôn, nôn, mệt mỏi, choáng váng,
thỉnh thoảng thay đổi đột ngột huyết áp và nhịp tim [18]. Việc sử dụng các loại


thuốc trừ sâu để bảo vệ cây thuốc lá khỏi côn trùng và bệnh tật có thể gây cho

2
con người nhiều bệnh tật như ngộ độc, kích ứng da, mắt và các rối loạn tâm lý,
tổn thương hệ thống hô hấp và thận [19].
Hiện nay tại Việt Nam, mặc dù số lượng các nghiên cứu về thuốc lá ở Việt
Nam đang ngày càng tăng, nhưng những thông tin về tác hại của việc trồng thuốc
lá đến sức khỏe người trồng thuốc lá còn rất thiếu. Năm 1996, bệnh nhiễm độc
nicotin ở công nhân làm việc trong môi trường thuốc lá đã được công nhận là
bệnh nghề nghiệp[16]. Tuy nhiên bệnh nhiễm độc nicotin ở người nông dân trồng
thuốc lá lại chưa được chú ý đến.
Chính vì lý do đó mà chúng tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu: “Tình hình
sức khỏe của người dân trồng và chế biến thuốc lá ở xã Lâu Thượng, huyện
Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên và các yếu tố liên quan”.
Mục tiêu của đề tài:
Mục tiêu chung: Mô tả tình hình sức khỏe của những người nông dân trồng
thuốc lá ở xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, Thái Nguyên và các yếu tố liên quan.
Mục tiêu cụ thể:
1.Mô tả tình hình sức khỏe, bệnh tật của người nông dân trồng thuốc lá tự báo
cáo tại xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
2.Phân tích mối liên quan giữa sức khỏe với các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã
hội và hành vi.







3

Chương I. TỔNG QAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về cây thuốc lá
Thuốc lá là một loại cây có tên nicotinana tabacum hay loại cây tương tự
được phơi khô, dùng để hút, nhai, hay làm thuốc hít, có chứa nicotine, là một
chất độc và gây nghiện mạnh, đặc biệt có hàm lượng cao trong các lá già. Nếu
đưa vào cơ thể một lượng lớn chất nicotine có thể gây chết người[4],[9],[17].
Hoạt chất chủ yếu của thuốc lá hoặc thuốc lào là chất Nicotin, một loại
Alcaloid. Nicotin là tên gọi được đặt theo tên của một nhà ngoại giao người Pháp
Nicot (1530 – 1600), người đầu tiên nhập thuốc lá vào Pháp [4]. Thuốc lá được
tìm ra đầu tiên tại Châu Mỹ thế kỷ XV, đến thế kỷ XIX thuốc lá được phổ biến
rộng rãi trên toàn cầu, mãi đến đầu thế kỷ XX con người mới phát hiện ra tác hại
đối với sức khỏe của chất nicotine có trong thuốc lá.[8]. Hàm lượng Nicotin
trong các loại thuốc này thay đổi từ 2 – 10%. Một số loại thuốc lào tốt có thể
chứa đến 16% nicotin. Ở liều thấp nicotine có tác dụng tạo ra sự sảng khoái nhẹ
nhàng, làm dịu cơn đói và bớt mệt mỏi. Nếu sử dụng kéo dài sẽ gây lệ thuộc và
độc hại cho cơ thể, liều cao sẽ gây chết người như đã đề cập ở phần trên [4]. Cơ
quan Kiểm soát Dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp nicôtin vào nhóm các
chất có tính chất dược lý gây nghiện chủ yếu, tương tự như các chất ma tuý
Heroin và Cocain [17]
1.2. Ảnh hưởng của thuốc lá đối với sức khỏe
Hút thuốc lá làm ô nhiễm môi trường và làm hại sức khỏe không chỉ của
người hút thuốc mà cả người không hút thuốc. Có hơn 4000 hóa chất độc hại
chứa trong khói thuốc lá [30]. Có 3 kiểu khói thuốc: dòng khói chính, dòng khói
phụ và khói thuốc môi trường. Dòng khói chính: là dòng khói do người hút thuốc
hít vào. Đó là luồng khí đi qua gốc của điếu thuốc. Dòng khói phụ: là khói thuốc
từ đầu điếu thuốc đang cháy toả ra vào không khí, nó không bao gồm phần khói
thuốc do người hút thở ra. Khoảng 80% điếu thuốc là cháy bỏ đi. Khói thuốc môi
trường: là hỗn hợp của dòng phói phụ và khói thở ra của dòng khói chính cũng
như các chất tạp nhiễm khuếch tán qua giấy quấn thuốc lá và đầu điếu thuốc giữa
các lần hút. Khói thuốc phụ có nhiều hỗn hợp gây ung thư mạnh hơn khói thuốc


4
chính: nồng độ monoxyt cacbon cao gấp 15 lần, nicotine gấp 21 lần, formandehyt
gấp 50 lần, dimethylnitrosamin gấp 130 lần. Nguyên nhân là do khói thuốc phụ
thường bị tạp nhiễm nhiều hơn khói thuốc chính. Dạng khói phụ còn nguy hiểm
hơn khói chính vì cháy ở nhiệt độ cao không qua lọc. Vì vậy người không hút
thuốc lá mà thường xuyên sống trong môi trường có khói thuốc cũng chịu ảnh
hưởng tương tự những người hút thuốc. Tuy nhiên khói phụ được pha loãng bởi
không khí nên mức độ ảnh hưởng đối với sức khỏe phụ thuộc vào thể tích không
khí lớn hay nhỏ.[17],[ 26].
1.2.1.Những nguy hại do hút thuốc lá
Vai trò gây bệnh của hút thuốc đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu
trên thế giới cũng như ở nước ta. Theo thống kê của WHO: hút thuốc lá là
nguyên nhân thứ hai gây tử vong trên thế giới. Hiện tại, hút thuốc lá gây ra cái
chết cho khoảng 5 triệu người mỗi năm. Nếu tình trạng hút thuốc lá tiếp tục tăng
lên thì tính đến năm 2020, số người chết do thuốc lá sẽ lên tới 10 triệu người mỗi
năm [29].
Hút 01 điếu thuốc tức là đã tự mình làm mất đi 5,5 phút cuộc sống. Tuổi thọ
trung bình của người hút thuốc ngắn hơn so với người không hút thuốc từ 05 đến
08 năm Hút thuốc làm tăng tỷ lệ tử vong từ 30 đến 80%, chủ yếu là do các bệnh
ung thư (ung thư phổi), bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các bệnh tim mạch, v.v.
Mức độ tăng nguy cơ phụ thuộc vào tuổi bắt đầu hút (hút thuốc càng sớm thì
nguy cơ càng cao), số lượng thuốc hút trung bình và thời gian hút càng dài thì
nguy cơ cũng càng lớn. [4.][17]
1.2.1.1. Các nguy cơ bệnh lý thường gặp khi hút thuốc lá chủ động.
Hút thuốc và các bệnh ung thư
Thuốc lá gây ra xấp xỉ 90 % tổng số người chết vì ung thư phổi và hút thuốc
lá còn gây ra ung thư ở nhiều các phần khác như ung thư bộ phận thuộc đầu, mặt,
cổ (họng, thanh quản, thực quản, vv.), tuyến tuỵ, tử cung, cổ tử cung, thận, bàng
quang, ruột và trực tràng, v.v. Tỷ lệ tử vong do ung thư phổi tăng theo số lượng

thuốc hút, số năm hút và lứa tuổi bắt đầu hút thuốc lá càng sớm càng nguy hiểm
[14], [22]

5
Hút thuốc và các bệnh hô hấp
Hút thuốc lá gây phá hủy hoặc gây liệt hệ thống lông chuyển của phổi làm
giảm chức năng phổi, là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra bệnh phổi tắc nghẽn
mãn tính. Ngoài ra hút thuốc lá còn tạo điều kiện làm tình trạng của bệnh hen
nặng hơn, dễ gây ra nhiễm khuẩn đường hô hấp (viêm phổi, cúm, viêm khí quản,
v.v)
Hút thuốc và bệnh tim mạch
Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc các bệnh về tim, mạch cao hơn
những người không hút thuốc đặc biệt là bệnh mạch vành. Ngoài ra hút thuốc ảnh
hưởng gây tăng nhịp tim và huyết áp, gây đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim,
phình động mạch chủ, bệnh cơ tim, bệnh mạch máu ngoại vi [14].
Các ảnh hưởng khác của hút thuốc lá chủ động
Các ảnh hưởng của thuốc lá lên chức năng sinh sản:trong quá trình mang
thai, người mẹ hút thuốc lá sẽ làm giảm trọng lượng thai nhi trung bình khoảng
200g, sinh non, băng huyết sau sinh, dễ sẩy thai, gia tăng tần suất sinh ra thai bất
thường bẩm sinh. Thời kỳ cho con bú, người mẹ hút thuốc thì nicotine được thải
qua sữa có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh [4].
Ảnh hưởng lên chức năng thần kinh:Các nghiên cứu mới đây còn chứng
minh, hút thuốc lá làm giảm số lượng tế bào thần kinh trong não.
1.2.1.2. Nguy cơ của việc hút thuốc lá thụ động
Những người không hút thuốc nhưng chung sống hay cùng làm việc với
những người nghiện thuốc lá, đặc biệt là đối tượng trẻ con vẫn có nguy cơ bị
bệnh rất cao do hít phải khói thuốc thụ động. Công nhân làm cho các nhà máy
sản xuất thuốc lá, người nông dân trồng và chế biến thuốc lá cũng bị những nguy
cơ tương tự. Mặc dù không nhìn thấy khói thuốc nữa, nhưng chất độc từ khói
thuốc lá vẫn còn tồn tại khá lâu trong không khí, trong các đồ đạc, quần áo dụng

cụ trong phòng hàng tuần thậm chí hàng tháng [25].
Trẻ em đặc biệt nhạy cảm với khói thuốc, do hệ hô hấp và hệ thống miễn dịch
trong cơ thể phát triển chưa hoàn thiện. Hút thuốc lá thụ động ở trẻ em chủ yếu
do hít phải khói thuốc của các thành viên trong gia đình. Và nguy hiểm là khác

6
với người lớn, họ có khả năng lựa chọn việc ở lại hay không ở lại môi trường có
khói thuốc, trẻ em ít có khả năng lựa chọn hơn. Ở Việt Nam, 70% trẻ em dưới 10
tuổi phải sống chung với người hút thuốc. Trong nghiên cứu được tiến hành tại
Hà Nội, hơn 50% trẻ em dưới 5 tuổi và 56% trẻ em ở tuổi đi học (5->14 tuổi)
phơi nhiễm với thuốc lá thụ động [12].
Tại một nghiên cứu khác trên đối tượng học sinh lứa tuổi từ 13 đến 15 tại 5
tỉnh, Thành phố Việt Nam cho thấy tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc tại nhà
là khá cao trên hầu hết các tỉnh. Cứ 10 học sinh thì có khoảng 6 em nói rằng có bị
tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá tại nhà[2].
Năm 2006, BS Phan Thị Hải và TS Lý Ngọc Kính đã tiến hành nghiên cứu về
tình hinh hút thuốc lá của sinh viên Y Khoa. Trong nhóm sinh viên Y khoa năm
thứ 3 tại 6 trường Đại học Y khoa trên cả nước khi được phỏng vấn về tình trạng
phơi nhiễm với khói thuốc thụ động, kết quả thu được là hơn 60% có phơi nhiễm
với khói thuốc lá tại nhà trong vòng 1 tuần trước khi được phỏng vấn [3].
Khói thuốc thụ động gây nên những bệnh đặc biệt nguy hiểm ở trẻ em:
- Các khối u não;
- Bệnh bạch cầu;
- Viêm đường hô hấp: Viêm phổi, viêm phế quản, có nguy cơ dẫn đến tử
vong;
- Chứng hen xuyễn với các cơn hen thường xuyên hơn;
- Viêm tai giữa cấp tính hay mãn tính dẫn tới điếc;
- Dễ dẫn tới đột tử trẻ sơ sinh (SIDS);
- Gây kích thích ở mắt và họng, thở khò khè, ho và đau đầu;
- Tác động tiêu cực đến hành vi ứng sử và khả năng học tập sau này [12],

[28].
1.2.1.3. Các chứng bệnh khác do hút thuốc lá gây ra:
- Bệnh đường tiêu hóa : viêm Dạ dày Tá tràng, Loét Dạ dày Tá tràng
- Bệnh lý về Tai – Mũi – Họng.
- Những rối loạn về da: xuất hiện sớm các vết nhăn trên mặt, Nicotine làm da
của các ngón tay cầm điếu thuốc trở nên màu vàng nâu.[4],[5].

7
1.2.2 .Ảnh hưởng của trồng thuốc lá đối với sức khỏe
Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng trồng và chế
biến thuốc lá là nguyên nhân gây nhiều chấn thương và bệnh tật cho những người
trồng thuốc lá.

1.2.3.1. Ảnh hưởng do tiếp xúc thuốc lá
Những người tham gia vào trồng trọt và chế biến thuốc lá, đặc biệt là phụ nữ,
sẽ có thể bị “ hội chứng nhiễm độc thuốc lá xanh” (GTS: Green Tobacco
Sickness). Hội chứng này do chất nicotin từ cây thuốc lá ngấm vào da. Các triệu
chứng thường gặp của GTS là hoa mắt, nhức đầu, buồn nôn và có thể bao gồm cả
đau quặn bụng dưới, đau đầu, mệt mỏi, khó thở, đau bụng, tiêu chảy, hoặc thỉnh
thoảng có thể xuất hiện những thay đổi bất thường về huyết áp hoặc nhịp tim.
Hội chứng GTS thường không quá nghiêm trọng và có thể tự phục hồi trong hai
đến ba ngày. Tuy nhiên, các triệu chứng nêu trên có thể diễn biến khá nghiêm
trọng dẫn đến mất nước và cần được chăm sóc y tế khẩn cấp [18],[20],[24],[25].
GTS thường gặp do tiếp xúc với cây thuốc lá khi lá cây vẫn còn ướt. Chất
nicotine trong cây thuốc lá sẽ trộn với nước có trên lá cây và thấm vào quần áo,
sau đó sẽ theo da ngấm vào máu. Quần áo ẩm sẽ giữ nicotine tiếp xúc với da
trong suốt cả ngày làm việc. GTS có thể biểu hiện ra ngay sau một vài giờ làm
việc hoặc đến tận cuối ngày, thậm chí sau khi kết thúc công việc. Để phòng tránh
được GTS, người nông dân có thể mặc quần áo mưa khi tiếp xúc với cây thuốc lá
hoặc chờ đến khi lá cây khô hẳn mới đi làm để hạn chế sự xâm nhập của nicotine

[25].
1.2.3.2. Ảnh hưởng do sử dụng thuốc trừ sâu
Cũng giống như các loại cây hoa màu, trong quá trình phát triển, cây thuốc lá
hay bị sâu bệnh. Việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu để bảo vệ cây thuốc lá khỏi
côn trùng và bệnh tật có thể gây cho con người nhiều bệnh tật như ngộ độc, kích
ứng da, mắt và các rối loạn tâm lý, tổn thương hệ thống hô hấp và thận [19].
1.2.3.3. Ảnh hưởng của áp lực công việc

8
Trồng thuốc lá là một hoạt động nông nghiệp thâm canh, tốn rất nhiều thời
gian, khác với việc trồng các cây nông nghiệp khác như lúa, ngô,v.v. Việc trồng
thuốc lá cần huy động một lực lượng lao động lớn hơn các cây trồng nông nghiệp
khác. Chính vì thế mà các hộ trồng thuốc lá đã tận dụng lao động là phụ nữ và trẻ
em.
Những đứa trẻ với độ tuổi trung bình 10 tuổi, thậm chí nhỏ tuổi hơn, đã tham
gia vào trồng, chế biến thuốc lá ngoài việc học ở trường. Chúng có thể tham gia
vào tất cả các khâu trong quá trình trồng, chế biến thuốc lá. Như gieo hạt, làm cỏ,
tưới nước, thu hoạch, lên sào, v.v.
Phải mất bốn tháng cho việc trồng thuốc lá từ lúc gieo hạt tới lúc được thu
hoạch và bán lá thuốc lá. Trong suốt thời gian đó, người phụ nữ đóng vai trò là
nguồn lao động chính. Ngoài công việc nội trợ, nuôi dạy con cái, người phụ nữ
còn phải tham gia tất cả các công việc trong trồng thuốc lá. Nam giới cũng tham
gia vào trồng thuốc lá nhưng phụ nữ là người làm việc với tần suất nhiều hơn cả
[23].

1.3. Ảnh hưởng của thuốc lá đối với kinh tế gia đình và xã hội.
- Ảnh hưởng kinh tế gia đình: người hút thuốc lá sẽ tiêu phí một khoảng tiền
khá lớn để mua thuốc lá, làm ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình, đặc biệt ở
những gia đình kinh tế khó khăn [7],[9],[10],[28]. Nếu tách chi tiêu cho thuốc lá
khỏi tổng chi tiêu của hộ gia đình để đo lường mức sống của hộ thì sẽ có thêm

1.5% số hộ bị rơi xuống dưới ngưỡng nghèo. Ngược lại, nếu dùng chi tiêu cho
thuốc lá để mua lương thực, thực phẩm cho gia đình thì 11.2% số hộ nghèo lương
thực, thực phẩm( theo định nghĩa của Ngân Hàng Thế giới và tổng cục thống kê,
ngưỡng nghèo lương thực, thực phẩm tại Việt Nam năm 1998 bằng 107 234
VND/tháng) sẽ thoát nghèo [7],[9],[10] . Mặt khác, hút thuốc lá sẽ gây ra những
bệnh tật nguy hiểm như đã trình bày phần trên, chi phí để chăm sóc y tế cho
chính bản thân người hút và người bị hút thuốc lá thụ động trong gia đình là rất
lớn, có gia đình không thể chịu đựng nổi (chưa nói đến những bệnh nan y như
ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…)[7].

9
- Ảnh hưởng đến kinh tế quốc gia: Dựa vào điều tra Y tế Quốc gia năm 2002,
tỷ lệ hút thuốc của nam giới là 38,8%, số nam giới từ tuổi 15 trở lên là 31 triệu
người [10], và việc chi cho thuốc lá trung bình mỗi người là 682.800 đồng/năm;
ước tính tổng số tiền chi cho thuốc lá tại Việt Nam là 8.213 tỷ đồng/ năm [7].
Đất canh tác dùng cho sản xuất các loại cây lương thực bị thu hẹp lại, nhường
chỗ cho cây thuốc lá vì có lợi nhuận cao hơn. Một lượng giấy khổng lồ phục vụ
cho việc vấn các điếu thuốc lá, và các loại bao bì.Để phục vụ cho việc sấy lá
thuốc, hàng năm khoảng 200 000 ha rừng bị phá hủy [26]. Rác rưởi do thuốc lá
cũng ảnh hưởng xấu đến môi trường sống. Chi phí chăm sóc y tế cho những
người dân hút thuốc lá và việc giảm ngày công lao động của họ là những tổn thất
rất lớn cho một quốc gia có nhiều người nghiện thuốc lá. Ngoài ra thuốc lá còn
có nguy cơ gây ra những vụ hoả hoạn dữ dội và những vụ cháy rừng tàn phá tài
nguyên quốc gia [4].
1.4. Tình hình nghiên cứu về sức khỏe người dân trồng thuốc lá.
1.4.1. Nghiên cứu về sức khỏe người dân trồng thuốc lá trên thế giới
Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng trồng và chế
biến thuốc lá là nguyên nhân nhiều chấn thương và bệnh tật cho những người
trồng thuốc lá. Những người tham gia vào trồng trọt và chế biến thuốc lá, trong
đó phụ nữ là đối tượng có nguy cơ cao hơn nam giới, có thể bị GTS (Ballard T và

cộng sự,1995, Arcury TA và cộng sự, 2003) [18],[27]. Sử dụng thuốc trừ sâu và
hóa chất để để bảo vệ cây thuốc lá khỏi sâu, bệnh có thể gây ra cho con người
những bệnh tật như ngộ độc, kích ứng da, mắt và các rối loạn tâm lý, tổn thương
hệ thống hô hấp và thận (Cox C năm 1995) [19].
Schmitt NL, Schmitt J, Kouimintzis DJ, Kirch W, năm 2007 đã tiến hành
nghiên cứu về tỷ lệ mới mắc GTS ở những người thường xuyên tiếp xúc với
thuốc lá (tỷ lệ này là 2 trường hợp trong 100 ngày- người); những người trồng
thuốc lá không hút thuốc có nguy cơ mắc GTS cao gấp 17 lần (tỷ suất chênh
OR=17) những người trồng thuốc lá có hút thuốc [29]. Nghiên cứu của Chloros
D và cộng sự năm 2004 cho thấy công nhân trồng thuốc lá có nguy cơ mắc các
chứng rối loạn đường hô hấp trên (ví dụ như hoạt động bất thường của mũi) cao

10
hơn so với những người khác [21]. Một số yếu tố khác về môi trường như nhiệt
độ, độ ẩm, thời tiết ẩm cũng được chứng minh có mối liên quan chặt chẽ với các
vấn đề sức khỏe của nông dân trồng thuốc lá (Schmitt NL và cộng sự, 2007) [29].
Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu về các vấn đề sức khỏe có liên quan đến
trồng thuốc lá đều thực thực hiện tại Mỹ. Hiện tại, trong khi số lượng người tham
gia trồng trọt và chế biến thuốc lá ở các nước đang phát triển ngày càng tăng lên
thì số liệu về các vấn đề sức khỏe liên quan đến trồng và chế biến thuốc lá ở các
nước này còn rất thiếu [24].
1.4.2. Nghiên cứu về sức khỏe người dân trồng thuốc lá tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, hiện tại đã có một số nghiên cứu về tác hại của thuốc lá và ảnh
hưởng của nó đến tình trạng kinh tế của người hút thuốc lá. Tuy nhiên các nghiên
cứu về trồng thuốc lá vẫn còn hạn chế.
Vũ Xuân Phú và cộng sự 2005, đã tiến hành nghiên cứu “Chi phí cho ba bệnh
liên quan đến thuốc lá - Nghiên cứu chính sách phòng chống tác hại thuốc lá tại
Việt Nam” và đã chứng minh được 3 bệnh thường gặp do thuốc lá là ung thư
phổi, các bệnh không ung thư và bệnh tắc nghẽn đường hô hấp mãn tính gây ra
tốn kém cho xã hội khoảng 804 tỷ đồng (khoảng 50 triệu đô la Mỹ), chiếm

khoảng 0,11% tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam hay 18% kinh phí chính phủ
dành cho y tế và 19% kinh phí do các công ty thuốc lá đóng góp cho nhà nước
[11].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thạc Minh và cộng sự 2002 thì thuốc lá là
nguyên nhân làm nhiều hộ gia đình bị rơi vào đói nghèo. Tiêu dùng thuốc lá
không chỉ gây nên nghèo đói mà còn làm tăng khoảng cách của bất bình đẳng,
tăng khoảng cách giàu nghèo [7].
Năm 2007, Hoàng Văn Minh và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu mô tả
cắt ngang so sánh về tình hình sức khỏe cũng như thu nhập của những người dân
trồng thuốc lá và những người dân không trồng thuốc lá tại một vùng nông thôn
Việt nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi ích kinh tế mà người nông dân thu
được từ trồng trọt thuốc lá là rất nhỏ và những người nông dân trồng thuốc lá có
xu hướng có nhiều vấn đề sức khỏe ốm đau, bệnh tật hơn so với những người

11
nông dân không trồng thuốc lá[8].
Tại Việt Nam, kiểm soát thuốc lá đã và đang nhận được nhiều quan tâm của
Chính phủ và cộng đồng. Nghị định Số 77/2002/QĐ-TTg của Chính phủ phê
chuẩn chương trình phòng chống và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm giai
đoạn 2002–2010, nghị quyết Chính phủ 12/2000/NQ-CP về chính sách kiểm soát
thuốc lá quốc gia 2000 – 2010 đã thể hiện được sự quan tâm của Chính phủ trong
vấn đề kiểm soát thuốc lá. Việt Nam cũng đã ký kết công ước khung về kiểm soát
thuốc lá ngày 8 tháng 8 năm 2003 và phê chuẩn công ước khung về kiểm soát
thuốc lá ngày 17 tháng 12 năm 2004.
Hoàng Văn Kình và cộng sự, 2004 đã tiến hành một nghiên cứu về ảnh hưởng
của các chính sách công với việc giảm hút thuốc lá và tử vong do hút thuốc lá
trong đó nhóm nghiên cứu đã lập mô hình ảnh hưởng của các can thiệp liên quan
đến giá cả(các loại thuế), các quy định liên quan đến nơi không hút thuốc, các
chính sách liên quan đến thông tin đại chúng, cấm quảng cáo, lời cảnh báo sức
khỏe và chiến lược giảm sự tiếp cận của thanh thiếu niên với thuốc lá. Mô hình

toàn diện giả thiết là tăng 100% với thuế thuốc lá; quy định và thực hiện mạnh mẽ
việc cấm hút thuốc nơi làm việc, nhà hàng, quán rượu; chiến dịch thông tin đại
chúng mạnh; thực hiện tốt quy định cấm quảng cáo dưới mọi hình thức; lời cảnh
báo sức khỏe mạnh; ngăn ngừa vị thành niên tiếp cận với thuốc lá. Trong những
năm đầu thực hiện chính sách phòng chống tác hại thuốc lá toàn diện, tỷ lệ hút
thuốc của nam giảm 29.6% tỷ lệ hút thuốc của nữ giảm 22.4% (vào khoảng năm
2013) và tiếp tục giảm 38,5% và 31,8% (vào năm 2033) so với tỷ lệ hút nếu điều
kiện chính sách bình thường như năm 2002[1].
Hiện nay tại Việt Nam, mặc dù số lượng các nghiên cứu về thuốc lá ở Việt
Nam đang ngày càng tăng, nhưng những thông tin về tác hại của việc trồng thuốc
lá đến sức khỏe người trồng thuốc lá còn rất thiếu. Nhằm thúc đẩy sự ra đời và
tăng cường việc thực hiện các chính sách kiểm soát thuốc lá ở Việt nam, các
thông tin đáng tin cậy về ảnh hưởng của trồng trọt và chế biến thuốc lá đối sức
khỏe và kinh tế của những người trồng thuốc lá đang là một nhu cầu bức thiết đối
với các nhà hoạch định chính sách, những cán bộ làm công tác tuyên truyền giáo

12
dục sức khỏe, cũng như cho toàn xã hội nói chung. Để cung cấp những bằng
chứng khoa học về các vấn đề sức khỏe, chi phí y tế và quan niệm về sức khỏe có
liên quan đến trồng trọt và chế biến thuốc lá của người nông dân vùng nông thôn
Việt Nam, việc áp dụng thiết kế nghiên cứu thuần tập và phương pháp nghiên cứu
định tính để dưa ra những bằng chứng khoa học thuyết phục là hết sức cần thiết.

13
Chương II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm
Nghiên cứu được tiến hành tại xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
Võ Nhai là một huyện nông thôn nằm ở phía Bắc, Việt Nam, cách thủ đô Hà
Nội 90 km. Huyện có 14 xã và một thị trấn. Dân số của huyện Võ Nhai khoảng
63.000 người. Địa hình của Võ Nhai chủ yếu là vùng đồi núi và cao nguyên với

diện tích 84.510,4 ha. Võ Nhai có khoảng 29.703 lao động nông nghiệp, chiếm
47,43% dân số. 6 trong tổng số 16 xã (38%) của Huyện Võ Nhai trồng thuốc lá,
luân canh với lúa và các loại ngũ cốc khác như ngô, sắn,vv. Xã Lâu Thượng
thuộc huyện Võ nhai sẽ được lựa chọn vào nghiên cứu.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Người nông dân trồng thuốc lá tại xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái
Nguyên.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 02/2010 đến tháng 06/2010
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang;
- Phỏng vấn đối tượng dựa vào bộ câu hỏi được thiết kế sẵn.
2.4.2 Cỡ mẫu, cách chọn mẫu
- Cỡ mẫu được tính theo công thức:

n=Z²(1-α/2)
1
-

p

ε
² p




+ Với α= 0,05 thì Zα/2= 1,96;
+ Với p= 0,2; ε= 0,2; α= 0,05  cỡ mẫu n= 385 người

- Cách chọn mẫu: Mẫu được chọn chủ đích.
n: là c
ỡ mẫu nghi
ên c
ứu;

p: tỷ lệ ốm trong 1 tháng theo nghiên cứu trước
ở nông dân trồng thuốc lá;
ε: tỷ lệ so với p (được quy ước bởi người nghiên
cứu);
Z(1-α/2)= Zα/2: giá trị Z thu được từ bảng Z


14
+ Chọn chủ đích xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên;
+ Chia tỷ lệ số dân theo từng thôn trong xã;
+ Lấy tỷ lệ thu được nhân với cỡ mẫu thì được số dân cần lấy trong từng
thôn;
+ Trong từng thôn, chọn lần lượt những hộ gia đình có diện tích trồng thuốc
lá từ cao xuống thấp.
Để mô tả và phân tích các chỉ số nghiên cứu theo giới và theo các nhóm đặc
trưng khác nhau về dân số, kinh tế, xã hội nên cỡ mẫu được tăng lên gấp đôi: n=
385 x 2 =770 (người)
Tính đến trường hợp từ chối phỏng vấn nên dự kiến tăng cỡ mẫu lên 5%. Do
đó cỡ mẫu là 809 người => với cỡ hộ gia đình trung bình là 4 người/hộ => số hộ
cần lấy là 200 hộ, và tiến hành phỏng vấn tất cả các thành viên trong hộ gia đình.
- Cơ sở lựa chọn đối tượng: tất cả các thành viên trong hộ gia đình có trồng,
chế biến thuốc lá tại xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
- Cơ sở loại trừ đối tượng:
+ Những đối tượng từ chối phỏng vấn;

+ Đối tượng là người già, trẻ em không có khả năng trả lời sẽ hỏi người biết
nhiều thông tin nhất trong hộ gia đình đó để trả lời thay.
+ Đối tượng mất khả năng giao tiếp (như khiếm thính, câm, tâm thần v.v.)
2.4.3 Biến số và chỉ số nghiên cứu
- Biến số:
+ Nhóm biến số thông tin chung: tuổi, giới, dân tộc, trình độ học vấn, nghề
nghiệp, kinh tế.
+ Nhóm biến số về sức khỏe:
 Tình hình mắc các triệu chứng bệnh trong 1 tháng trước ngày phỏng vấn.
 Ngày không làm việc được trong 1 tháng trước ngày phỏng vấn.
 Tình hình mắc bệnh mạn tính trong 1 tháng trước ngày phỏng vấn.
 Tình trạng sức khỏe do người dân tự đánh giá trong 1 tháng trước ngày
phỏng vấn.
Comment [N1]:
Lần trước em hỏi chị Trang về
cách chọn mẫu, chị Trang bảo lấy hộ trồng thuốc lá
từ nhiều đến ít nhưng cố Tài hỏi có thể lấy danh sách
này không. Em muốn hỏi lại cô về cách chọn mẫu

15
 Chất lượng cuộc sống do người dân tự đánh giá trong 1 tháng trước ngày
phỏng vấn.
+ Nhóm biến số hành vi:
 Thời gian trồng, chế biến thuốc lá trong tháng trước.
 Sử dụng thuốc sâu, hóa chất bảo vệ thực vật, hoặc thuốc kích thích tăng
trưởng trong tháng trước.
 Sử dụng bảo hộ lao động trong quá trình trồng trọt trong tháng trước.
 Tình hình sử dụng thuốc lá .
 Tình hình sử dụng rượu bia
- Chỉ số:

+ Thông tin chung:
 Tỷ lệ người nông dân theo từng nhóm tuổi (0-15; 16-24; 25-44; 45-60;
>60)
 Tỷ lệ người nông dân theo 2 giới nam và nữ.
 Tỷ lệ người nông dân theo dân tộc: kinh, khác.
 Tỷ lệ người nông dân theo trình độ học vấn: không đi học; chưa tốt nghiệp
tiểu học; tốt nghiệp cấp I; tốt nghiệp cấp II; tốt nghiệp cấp III; tốt nghiệp
trung cấp; tốt nghiệp cao đẳng, đại học; trình độ sau đại học.
 Tỷ lệ người nông dân theo nghề nghiệp:nông dân; cán bộ(cán bộ nhà
nước,cán bộ nghỉ hưu); buôn bán; làm thuê( thợ mộc, thợ xây, thợ thủ
công khác); học sinh,sinh viên; công nhân; khác(ghi rõ)
 Tỷ lệ hộ gia đình có các tài sản: xe máy; ti vi; đầu đĩa(VCD/DVD); tủ
lạnh; máy phục vụ sản xuất; khác.
 Tỷ lệ hộ gia đình sống trong các kiểu nhà: nhà ngói cấp 4; nhà trần 1 tầng;
nhà gác( hơn 1 tầng); nhà gỗ tạm; nhà gỗ kiên cố; khác.
 Tỷ lệ hộ gia đình tự đánh giá tình trạng kinh tế theo các mức độ: giàu;
khá; trung bình; nghèo.
 Tỷ lệ hộ gia đình theo tình trạng kinh tế được đánh giá bởi địa phương.
+ Mục tiêu 1:

16
 Tỷ lệ hiện mắc các triệu chứng của người dân trồng thuốc lá trong 1 tháng
trước ngày phỏng vấn.
 Số ngày trung bình người nông dân phải nghỉ việc vì ốm trong tháng
trước.
 Tỷ lệ hiện mắc các bệnh mạn tính theo báo cáo của người dân.
 Tỷ lệ người dân tự đánh giá có các tình trạng sức khỏe khác nhau trong 1
tháng trước ngày phỏng vấn.
 Tỷ lệ người dân tự đánh giá về chất lượng cuộc sống ở các mức độ khác
nhau trong 1 tháng trước ngày phỏng vấn.

+ Mục tiêu 2:
 Số trung bình các triệu chứng cấp tính người dân mắc phải theo các đặc
điểm: tuổi, giới kinh tế, trình độ học vấn, nghề nghiệp, hành vi( trồng, chế
biến thuốc lá; sử dụng thuốc sâu, HCBVTV, chất kích thích tăng trưởng;
sủ dụng bảo hộ lao động; hút thuốc lá; uống rượu bia)
 Tỷ lệ người dân mắc bệnh mạn tính phân theo các đặc điểm: tuổi, giới,
kinh tế, trình độ học vấn, nghề nghiệp, hành vi( trồng, chế biến thuốc lá;
sử dụng thuốc sâu, HCBVTV, chất kích thích tăng trưởng; sủ dụng bảo hộ
lao động; hút thuốc lá; uống rượu bia).
 Tỷ suất chênh hiệu chỉnh mắc bệnh mãn tính theo các nhóm đặc trưng dân
số, kinh tế, văn hoá, xã hội
2.4.4. Xử lý số liệu
- Làm sạch số liệu: số liệu sau khi được thu thập, được kiểm tra ngay dưới địa
bàn nghiên cứu, nếu còn thiếu số liệu sẽ được thu thập bổ sung và làm rõ những
số liệu còn nghi ngờ.
- Nhập số liệu: số liệu được nhập bằng phần mền Epidata 3.0.
- Phân tích số liệu bằng phần mền Stata 10.

17
2.4.5. Sai số, cách khắc phục
- Sai số:
+ Sai số nhớ lại của đối tượng trả lời phỏng vấn: tương tự như trên
+ Sai số do đối tượng từ chối phỏng vấn
- Cách khắc phục:
+ Tập huấn kỹ cho điều tra viên trước khi tiến hành nghiên cứu, tiến hành
phỏng vấn thử giữa các điều tra viên.
+ Trong quá trình chọn mẫu, lấy tăng số đối tượng so với công thức tính mẫu.
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu
- Giải thích rõ cho đối tượng về nội dung và mục đích nghiên cứu để đối
tượng tự quyết định tham gia nghiên cứu;

- Nghiên cứu chỉ tiến hành trên đối tượng tình nguyện tham gia nghiên cứu;
- Những thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu và
đảm bảo bí mật thông tin mà đối tượng đã cung cấp.





18
Chương III. KẾT QUẢ
Nghiên cứu của chúng tôi dự kiến tiến hành trên 200 hộ gia đình với số đối
tượng dự kiến 809 đối tượng. Trên thực tế tiến hành nghiên cứu, chúng tôi điều
tra được 200 hộ gia đình với tổng số đối tượng 775. Với số mẫu này vẫn đảm bảo
kết quả nghiên cứu.
3.1. Một số thông tin chung về dân số, kinh tế xã hội và hành vi của đối
tượng nghiên cứu
Đặc điểm dân số, kinh tế, văn hóa và xã hội của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1.1: Các đặc điểm dân số, kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân
Biến số N Tỷ lệ %
Tu
ổi

0
-

15 tu
ổi

18
7


24
,
1

16
-

24 tu
ổi

109

14
,
1

25
-

44 tu
ổi

265

34
,
2

45

-

60 tu
ổi

158

20
,
4

>60 tu
ổi

56

7
,
2

Gi
ới

Nam

383

49
,
7


N


388

50
,
3

Dân t
ộc

Kinh

225

29
,
2

Nùng

506

65
,
6

Khác


40

5
,
2

H
ọc vấn


ới 16 tuổi

187

24,1

Không đi h
ọc, ch
ưa t
ốt nghiệp tiểu học


61

7,9

T
ốt nghiệp cấp I


13
8

17,
8

T
ốt nghiệ
p c
ấp II

2
90

37,4

T
ốt nghiệp cấp III, sau cấp III

99

12
,
8

Ngh
ề nghiệp
chính 12 tháng
qua
Nông dân


509

65
,
7

H
ọc sinh, sinh vi
ên
, còn nh


211

27,2

Khác
.

55

7,1

Kinh t
ế hộ gia
đình
Khá

54


6
,
9

Trung bình

515

66
,
5

C
ận ngh
èo, nghèo

206

26
,
6





19
Nhận xét: Đặc điểm dân số, kinh tế, văn hóa, xã hội của đối tượng nghiên cứu có
một số nét đặc trưng sau:

Đối tượng nghiên cứu trong độ từ 16 tuổi đến 44 tuổi chiếm 48,3%. Dân tộc
Nùng chiếm đa số (65,6%), tiếp đến là dân tộc kinh, chiếm 29,2%. Đa số đối
tượng nghiên cứu có nghề chính là làm nghề nông nghiệp, chiếm 65,7%.
Tỷ lệ người dân tốt nghiệp cấp III và sau cấp III chiếm 12,8%, có tới hơn 20%
đối tượng nghiên cứu không đi học hoặc chưa tốt nghiệp tiểu học.
Về kinh tế hộ gia đình, theo người dân tự đánh giá, 66,5% số hộ gia đình có
kinh tế trung bình.
Comment [N2]:
Vì đối tượng đã tốt nghiệp cấp
III và sau cấp III nên không chứa đối tượng dưới 16
tu
ổi


20
Một số đặc điểm về hành vi
Bảng 3.1.2: Phân bố đối tượng làm nghề nông nghiệp theo giới và mức độ trồng
thuốc lá của hộ gia đình
M
ức độ trồng thuốc lá

Nam

N


Chung

T
ần số


%

T
ần số

%

T
ần số

%

Nhi
ều (>
10 sào)

45

17,2

53

21,4

98

19,3

Trung bình (6

-
10 sào)

166

63,6

147

59,3

313

61,5

Ít (<6 sào)

50

17,2

48

19,4

98

19,
3



Nhận xét: Tỷ lệ người dân trồng thuốc lá với diện tích trung bình( 6 – 10 sào)
chiếm đa số(65,1%)

Bảng 3.1.3: Sự tham gia trồng và chế biến thuốc lá của người dân theo nhóm
tuổi
Nhóm tuổi
Tr
ồng thuốc lá

Không tham gia

Có tham gia

T
ổng

0
-
15

114

61.0

73

39.0

187


100

16
-
24

14

12.8

95

87.2

109

100

25
-
44

3

1.1

262

98.9


265

100

45
-
60

14

8.9

144

91.1

158

100

>60

45

80.4

11

19.6


56

100

T
ổng

190

24.5

585

75.5

775

100


Nhận xét: Quá trình trồng và chế biến thuốc lá có sự tham gia khá đông người
già(19.6% số người >60 tuổi) và trẻ em(39% số trẻ em từ 15 tuổi trở xuống)
Comment [N3]:
Em nghĩ không cần phân theo
giới vì không so sánh diện tích trồng thuốc lá giữa 2
giói. Cô thấy có được không ạ?
Comment [N4]:
Em muốn đưa bảng này vào để
thấy sự ảnh hưởng của trồng thuốc lá lên các nhóm

tuổi. Cô thấy có được không ạ?

21
Bảng 3.1.4: Tình hình sử dụng bảo hộ lao động của đối tượng nghiên cứu
trong quá trình trồng trọt.
M
ức độ sử dụng thuốc
trừ sâu, HCBVTV,
chất kích thích
Nam

N


Chung

T
ần số

%

T
ần số

%

T
ần số

%


Không bao gi


234

60,6

219

56,3

453

58,5

Hi
ếm khi

89

23,1

102

26,2

191

24,7


Th
ỉnh thoảng

38

9,8

39

10,0

77

9,9

Thư
ờng xuy
ên

25

6,5

28

7,2

53


6,8

Liên t
ục

0

0,0

1

0,3

1

0,1


Nhận xét: Những người nông dân ít sử dụng bảo hộ lao động khi tham gia sản
xuất trong quá trình trồng trọt nói chung và trồng thuốc lá nói riêng. Tỷ lệ nữ sử
dụng bảo hộ lao động nhiều hơn nam. Tỷ lệ không sử dụng bảo hộ lao động
chung cả hai giới chiếm 58,5%

22
Bảng 3.1.5: Tình hình hút thuốc và uống rượu/ bia ở nhóm đối tượng từ 16 tuổi
trở lên theo giới
Hút thu
ốc v
à u
ống

rượu bia
Nam

N


Chung

T
ần
số
%

T
ần
số
%

T
ần
số
%

Hút thu
ốc hiện tại

291

100


297

100

588

100

Hàng ngày

119

41,0

3

1,0

122

20,8

Th
ỉnh thoảng

46

15,9

0


0,0

46

7,8

Không hút

125

43,1

294

99,0

419

71,4

U
ống r
ư
ợu/bia hiện tại

291

100


297

100

588

100

U
ống h
àng ngày

42

14,4

2

0,7

44

7,5

U
ống
1
-
6 l
ần/tuần


47

16,2

1

0,3

48

8,2

U
ống <
1 l
ần 1 tuần

96

33,0

6

2,0

102

17,3


U
ống <
3 l
ần/ tháng

48

16,5

23

7,8

71

12,1

Không u
ống

58

19,9

265

89,2

323


54,9


Nhận xét: Tình hình hút thuốc lá và uống rượu, bia ở nhóm đối tượng từ 16 tuổi
trở lên phổ biến ở nam. Đối tượng nam hút thuốc hàng ngày là 41%, uống
rượu/bia hàng ngày là 14,4%. Tỷ lệ này ở nữ lần lượt là 1% và 0,7%


Comment [N5]:
Em có nên để nguyên bảng này
không ạ vì nếu phân theo nhóm tuổi thì sẽ không so
sánh được giữa nam và nữ chung

23
3.2. Tình hình sức khỏe, bệnh tật của người dân trồng và chế biến thuốc lá.
Bảng 3.2.1: Tình hình ốm trong một tháng qua trước ngày phỏng vấn theo báo
cáo của đối tượng nghiên cứu .
Triệu chứng
Nam (N=386)
Nữ
(N=389)
Tổng
(N=775)
T
ần
số
T
ỷ lệ
%
T

ần
số
T
ỷ lệ
%
T
ần
số
T
ỷ lệ
%
M
ệt mỏi

65

16
,
8

97

24
,
9

162

20
,

9

Bu
ồn nôn

4

1
,
0

27

6
,
9

31

3
,
5

Nôn

2

0
,
5


7

1
,
8

9

1
,
2

Hoa m
ắt, chóng

m
ặt

24

6
,
2

64

15
,
4


88

11
,
4

Đau nh
ức đầu

42

10
,
9

93

23
,
9

135

17
,
4

Đau b
ụng


12

3
,
1

10

2
,
6

22

2
,
8

M
ất ngủ

10

2
,
6

26


6
,
7

36

4
,
7

Khó th
ở hoặc thở gấp

0

0
,
0

5

1
,
3

5

0
,
7


Ra nhi
ều mồ hôi

0

0
,
0

8

2
,
1

8

1
,
0

Rùng mình
ớn lạnh

0

0
,
0


5

1
,
3

5

0
,
7

Đánh tr
ống ngực

(Tim đ
ập nhanh)

0

0
,
0

5

1
,
3


5

0
,
7

Nhợt nhạt, xanh xao 1

0,3

5

1,3

6

0,8

Tăng ti
ết n
ư
ớc bọt

1

0
,
3


8

2
,
1

9

1
,
2

Đau m
ỏi ng
ư
ời

58

15
,
0

82

21
,
1

140


18
,
1

Chán ăn

7

1
,
8

12

3
,
1

19

2
,
5

Ng
ứa, nổi mẩn

2


0
,
5

5

1
,
3

7

0
,
9

Đau m
ắt

0

0
,
0

1

0
,
3


1

0
,
1

Cảm cúm 30

7,8

38

9,8

68

8,8

Bu
ồn chán hoặc phiền muộn

24

6
,
2

24


6
,
2

48

6
,
2

Lo l
ắng, lo sợ một việc g
ì
đó

27

7
,
0

28

7
,
2

55

7

,
1

Khác

15

3
,
9

18

4
,
6

33

4
,
3

Nhận xét: Triệu chứng cấp tính( TCCT) trong một tháng qua được người dân tự
báo cáo nhiều nhất là các triệu chứng: mệt mỏi (20,9%);đau mỏi người(18,1%);
đau nhức đầu(17,4%); hoa mắt, chóng mặt(11,4%); cảm cúm (8,8%). Nhìn chung
nữ có xu hướng mắc các TCCT nhiều hơn nam.

24


2.9
4.4
3.4
2.6
1.9
0.5
1
0.3
0
1
8.5
4.6 4.6
1.6
2.1
1.3
0.5
0.3 0.3
1.8
5.7
4.5
4
2.1
2
0.9
0.8
0.3
0.1
1.4
0
1

2
3
4
5
6
7
8
9
tuần hoàn
não
hô hấp khớp, thần
kinh
tiêu hóa cao huyết
áp
tim mạch tâm thần,
tâm lý
ung thư đái tháo
đường
khác
nam
nữ
chung


Nhận xét: Tỷ lệ hiện mắc các bệnh mãn tính nói chung là 21,9%. Bênh có tỷ lệ hiện mắc cao nhất là bệnh tuần hoàn não (5,9%);
bệnh thuộc hô hấp( 4,5%); và bệnh khớp, thần kinh (4%). Nhìn chung tỷ lệ nữ mắc các BMT cao hơn nam.
Tỷ lệ
%
Bệnh mãn
tính


Biểu đồ 3.2.2: Tỷ lệ người dân mắc bệnh mạn tính

25

0%
20%
40%
60%
80%
100%
nam nữ chung
không biết
rất yếu
yếu
trung bình
khỏe

Biểu đồ 3.2.3: Tỷ lệ tình trạng sức khỏe do người dân tự đánh giá

Nhận xét: Tỷ lệ người dân tự đánh giá sức khỏe của mình trung bình chiếm tới
68,0%, chỉ có 26,2% người dân cho rằng sức khỏe của mình khỏe. Đa số nam và
nữ đánh giá sức khỏe là trung bình( nam: 66,3%; nữ: 69,6%). Nam giới tự đánh
giá sức khỏe của mình khỏe cao hơn nữ( nam: 28,5%; nữ 24,2%), và tình trạng
sức khỏe yếu thấp hơn nữ( nam: 1,0%; nữ 2,8%)

28,5

24,2


26,3

69,6

66,3

68

1,0

0,3

3,9

3,1

0,3

2,8

2,0

3,5

0,3

×