Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Chiến lược công nghệ của tổng công ty công nghiệp xi măng việt nam (VICEM) giai đoạn 2014 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.94 MB, 197 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

VŨ MẠNH HÙNG

CHIẾN LƢỢC CÔNG NGHỆ
CỦA TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP XI MĂNG
VIỆT NAM (VICEM) GIAI ĐOẠN 2014 - 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

VŨ MẠNH HÙNG

CHIẾN LƢỢC CÔNG NGHỆ
CỦA TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP XI MĂNG
VIỆT NAM (VICEM) GIAI ĐOẠN 2014 - 2019
Chuyên ngành: Quản trị Công nghệ và Phát triển doanh nghiệp
Mã số: Chuyên ngành thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG VĂN HẢI



Hà Nội - 2014


LỜI CẢM ƠN
Tôi thực sự tự hào là học viên khóa 1 chƣơng trình đào tạo thạc sỹ Quản
trị công nghệ & Phát triển doanh nghiệp.
Trân trọng cảm ơn PGS.TS Hoàng Đình Phi, ngƣời sáng lập chƣơng
trình.
Trân trọng cảm ơn trƣờng Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội, nơi
cho tôi cơ hội đƣợc nghiên cứu, tham gia chƣơng trình.
Trân trọng cảm ơn PGS.TS Hoàng Văn Hải- Giám đốc chƣơng trình,
ngƣời đóng góp công sức to lớn cho sự thành công của Khóa 1- chƣơng trình
đào tạo thạc sỹ Quản trị công nghệ & Phát triển doanh nghiệp. Đồng thời,
thầy đã giúp tôi xâu chuỗi kiến thức để có nền tảng tƣ duy vững chắc về Quản
trị công nghệ & Phát triển doanh nghiệp.
Cảm ơn vợ, ngƣời đã động viên, ủng hộ để tôi tham gia chƣơng trình.
Cảm ơn hai đồng môn thân thiết Trần Thị Kim Anh; Nguyễn Văn Thanh,
sự quan tâm, giúp đỡ và tình bạn là món quà vô giá.
Trân trọng cảm ơn Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam, nơi đã
tạo dựng nghề nghiệp, một mô hình doanh nghiệp mà tôi luôn đam mê nghiên
cứu, học hỏi.
Trân trọng cảm ơn thầy cô; đồng nghiệp; đồng môn; những ngƣời thân
và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tham gia chƣơng
trình.


LỜI CAM KẾT
Tôi cam kết luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện.
Những phần trích đoạn hay những nội dung trích dẫn lấy từ các nguồn

tham khảo đƣợc liệt kê trong phần danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn chƣa đƣợc
công bố trong các nghiên cứu khác.

Tác giả luận văn


MỤC LỤC
Danh mục các ký hiệu viết tắt............................................................................................... i
Danh mục bảng biểu.............................................................................................................ii
Danh mục hình vẽ................................................................................................................iv
Danh muc biểu đồ................................................................................................................. v
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC CÔNG NGHỆ CỦA DOANH
NGHIỆP ..............................................................................................................................11
1.1. Chiến lƣợc và chiến lƣợc công nghệ ................................................................11
1.1.1. Khái niệm chiến lược ...............................................................................11
1.1.2. Khái niệm công nghệ và chiến lược công nghệ .......................................12
1.1.3. Năng lực công nghệ của doanh nghiệp ....................................................15
1.1.4. Vai trò của chiến lược công nghệ trong sự tồn tại và phát triển doanh
nghiệp ....................................................................................................................17
1.2. Quy trình và nhiệm vụ quản trị chiến lƣợc công nghệ ....................................20
1.3. Các công cụ phân tích, đánh giá, hoạch định chiến lƣợc công nghệ ..............21
1.3.1. Mô hình tháp năng lực công nghệ và khả năng cạnh tranh....................21
1.3.2. Mô hình năm lực lượng cạnh tranh ..........................................................25
1.3.3. Mô hình SWOT ...........................................................................................31
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................35
2.1. Định hƣớng phƣơng pháp nghiên cứu ..............................................................35
2.2. Cách thức thực hiện ...........................................................................................37
2.3. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu: ..........................................................................38

CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MÔI TRƢỜNG CHIẾN LƢỢC CÔNG
NGHỆ CỦA VICEM .......................................................................................................40
3.1. Giới thiệu khái quát về VICEM ........................................................................40
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ...........................................................40
3.1.2. Lĩnh vực hoạt động ....................................................................................42


3.1.3. Cơ cấu tổ chức hiện tại ..............................................................................43
3.1.4. Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của Vicem ................................................. 55
3.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Vicem những năm gần
đây(xem phụ lục 3) ...............................................................................................45
3.2. Phân tích thực trạng chiến lƣợc công nghệ của Vicem ...................................45
3.2.1. Thực trạng chiến lược đang theo đuổi của Vicem ...................................45
3.2.2. Tính hiệu quả của chiến lược công nghệ hiện tại với môi trường bên
trong và bên ngoài của VICEM...........................................................................48
3.2.3. Các khó khăn nảy sinh trong gắn kết việc thực thi chiến lược công nghệ
của Vicem với môi trường cạnh tranh ................................................................50
3.3. Phân tích môi trƣờng vĩ mô...............................................................................51
3.3.1. Chính trị(Political).....................................................................................51
3.3.2. Văn hóa – xã hội (Sociocultural) ..............................................................52
3.3.3. Kinh tế (Economic) ....................................................................................54
3.3.4. Công nghệ (Technological) .......................................................................67
3.4. Phân tích năm lực lƣợng cạnh tranh .................................................................72
3.4.1. Áp lực của nhà cung ứng ...........................................................................73
3.4.2. Mối đe dọa của sản phẩm thay thế ...........................................................75
3.4.3. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn........................................................................75
3.4.4. Áp lực của khách hàng ..............................................................................77
3.4.5. Đối thủ cạnh tranh hiện tại .......................................................................79
3.5.Phân tích SWOT .................................................................................................85
3.5.1. Điểm mạnh (Strengths) ..............................................................................85

3.5.2. Điểm yếu (Weaknesses) .............................................................................87
3.5.3. Cơ hội (Opportunities) ..............................................................................88
3.5.4. Nguy cơ (Threats) ......................................................................................90
CHƢƠNG 4: LỰA CHỌN CHIẾN LƢỢC CÔNG NGHỆ CỦA VICEM GIAI ĐOẠN
2014-2019 VÀ CÁC KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI...........................................................93
4.1. Lựa chọn chiến lƣợc công nghệ cho Vicem.....................................................93


4.1.1. Quan điểm đề xuất chiến lược công nghệ ................................................93
4.1.2. Các phương án chiến lược có thể lựa chọn .............................................93
4.2. Đề xuất các nội dung kế hoạch triển khai chiến lƣợc công nghệ của VICEM
giai đoạn 2014-2019 .................................................................................................97
4.2.1. Các mục tiêu vào năm 2019 ......................................................................97
4.2.2. Các kế hoạch cụ thể ...................................................................................98
KẾT LUẬN ......................................................................................................................110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................111
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu viết tắt

Nguyên nghĩa

1

CLCN


Chiến lƣợc công nghệ

2

CLPTNNL

Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực

3

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

4

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

5

VLXD

Vật liệu xây dựng

i



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT

Bảng

Nội dung

Trang

1.

Bảng 1.1

Phân loại chiến lƣợc công nghệ

13

2.

Bảng 1.2

Các tiêu chí đánh giá năng lực công nghệ

23

3.

Bảng 3.1

Các chỉ tiêu thị trƣờng và tài chính


59

4.

Bảng 3.2

Tỷ trọng tiêu thụ XM giữa các quý trong năm từ 1995 - 2003

72

5.

Bảng 3.3

Lãi suất trung bình các năm từ 2008-1013

75

6.

Bảng 3.4

Các đợt điều chỉnh tỷ giá

77

7.

Bảng 3.5


Xếp hạng các đối thủ cạnh tranh trực tiếp

92

8.

Bảng 3.6

Các chỉ số năng lực công nghệ và khả năng cạnh tranh

93

9.

Bảng 3.7

Giá vốn hàng bán của một số sản phẩm xi măng

99

10.

Bảng 3.8

Mô hình SWOT của Vicem

104

11.


Bảng 4.1

Đặc tính cơ bản một số loại máy đập

111

12.

Bảng 4.2

Sự thay đổi các chỉ tiêu vật lý khi thay đổi số tầng

117

13.

Bảng 4.3

Phân loại các nhiên liệu thay thế

125

14.

Bảng 4.4

Nhiệt trị của các nhiên liệu thay thế và truyền thống khác nhau

127


15.

Bảng 4.5

Các điểm cấp lò

129

16.

Bảng 4.6

Các điểm cấp chất thải và các hệ thống lò xi măng

131

17.

Bảng 4.7

Danh sách kiểm tra đối với các tính chất của các nhiên liệu thải

134

18.

Bảng 4.8

Các ƣu thế và bất lợi


135

19.

Bảng 4.9

So sánh một số nƣớc công nghiệp

135

20.

Bảng 4.10

Thành phần điển hình của lốp xe

137

ii


21.

Bảng 4.11

Ví dụ ở Đức

141


22.

Bảng 4.12

Các ví dụ quan trọng đến từ Đức và Áo.

143

23.

Bảng 4.13

Các chất phát thải khi đốt than và gỗ

145

24.

Bảng 4.14

Tiến độ thực thi chiến lƣợc công nghệ của VICEM giai đoạn
2014 - 2019

iii

159


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TT


Hình

Nội dung

1.

Hình 1.1

2.

Hình 1.2

Mô hình năm lực lƣợng cạnh tranh

24

3.

Hình 3.1

Cơ cấu tổ chức hiện tại của VICEM

54

4.

Hình 3.2

Lãi suất trung bình các tháng từ năm 2008-2013


74

5.

Hình 3.3

Mô hình năm lực lƣợng cạnh tranh

83

6.

Hình 4.1

Các kiểu kho đồng nhất sơ bộ phổ biến hiện nay

112

7.

Hình 4.2

8.

Hình 4.3

Mô hình silô đồng nhất đáy côn (chảy rối)

115


9.

Hình 4.4

Mô hình silô đồng nhất điều khiển dòng tháo nhiều cửa

116

10.

Hình 4.5

Calciner kiểu ILC

119

11.

Hình 4.6

Calciner kiểu SLC

120

12.

Hình 4.7

Nhà máy xi măng của hãng Siam Cement tại Thái Lan


122

13.

Hình 4.8

Các nhiên liệu thay thế ―Holderbank‖

129

14.

Hình 4.9

Các điểm cấp chất thải vào lò xi măng

130

15.

Hình 4.10

Đốt các mẩu lốp thải (GM)

139

16.

Hình 4.11


"Van Cadence" trên lò Jollette

140

17.

Hình 4.12

Cấp lốp thải và nhiên liệu thay thế cho lò xi măng (Beuner)

140

18.

Hình 4.13

Đốt TDF ở nhà máy Seattle

141

19.

Hình 4.14

Xử lý rác sinh hoạt và đốt RDF trong một lò SP

142

20.


Hình 4.15

Đốt dầu thải ở nhà máy Lagerdorf

144

21.

Hình 4.16

Sử dụng gỗ thải làm nhiên liệu ở nhà máy Rekingen

146

Mô hình tháp năng lực công nghệ và khả năng cạnh tranh

Mô hình máy nghiền của hãng Loesche lớn nhất hiện nay với 6
con lăn

iv

Trang
21

114


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


TT

Biểu

Nội dung

1.

Biểu 3.1 Thị trƣờng và tài chính

2.

Biểu 3.2

3.

Biểu 3.3 Năng lực công nghệ và khả năng cạnh tranh

Tỉ lệ lợi nhuận trên vốn của một số ngành
năm 2013

v

Trang
60

87
96



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem) là doanh nghiệp có mô
hình công ty TNHH MTV do nhà nƣớc sở hữu 100% vốn, trong năm 2013, Vicem
chiếm 39% thị phần thị trƣờng xi măng Việt Nam.
Tại Quyết định số 1488/QĐ-TTg, ngày 29 tháng 08 năm 2011, của Thủ
Tƣớng Chính phủ về Phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt
Nam giai đoạn 2011-2020 và định hƣớng đến năm 2030, có nêu ― Về công nghệ:
Một là, sử dụng công nghệ tiên tiến với mức độ tự động hóa cao, tiết kiệm tối
đa nguyên liệu, năng lƣợng trong sản xuất. Lựa chọn thiết bị phù hợp nhằm đảm
bảo sản xuất ổn định, sản phẩm chất lƣợng cao, giá thành hợp lý, tăng sức cạnh
tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Đầu tƣ đồng bộ hệ thống
thiết bị tận dụng nhiệt khí thải trong các nhà máy xi măng để phát điện, cụ thể:Các
dự án xi măng đầu tƣ mới (ký hợp đồng cung cấp thiết bị từ ngày Quyết định này
có hiệu lực) có công suất lò nung từ 2.500 tấn clanhke/ngày trở lên, phải đầu tƣ
ngay hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải để phát điện, trừ các dây chuyền sản
xuất xi măng sử dụng chất thải công nghiệp và rác thải làm nhiên liệu; đối với các
nhà máy xi măng đang hoạt động, các dự án xi măng đang triển khai đầu tƣ nhƣng
đã ký hợp đồng cung cấp thiết bị trƣớc ngày Quyết định này có hiệu lực phải hoàn
thành đầu tƣ hạng mục này trƣớc năm 2015; Đối với các nhà máy xi măng có công
suất dƣới 2.500 tấn clanhke/ngày, khuyến khích nghiên cứu đầu tƣ hệ thống thiết bị
tận dụng nhiệt khí thải để phát điện.
Hai là, khuyến khích đầu tƣ công nghệ sản xuất xi măng gắn với việc xử lý và
sử dụng chất thải công nghiệp và rác thải (kể cả rác thải y tế) làm nhiên liệu để tiết
kiệm năng lƣợng và bảo vệ môi trƣờng.
Ba là,đến cuối năm 2015 hoàn thành chuyển đổi công nghệ sản xuất xi măng
từ lò đứng sang lò quay‖

1



Trong chiến lƣợc phát triển của Vicem, về công nghệ có nêu ―Sử dụng công
nghệ tiên tiến của thế giới, tự động hoá ở mức cao, nâng cao chất lƣợng sản phẩm,
tiết kiệm tối đa nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng; tận dụng tối đa năng lực của
ngành cơ khí trong nƣớc để phát triển nội lực, giảm nhập khẩu, đa dạng hoá sản
phẩm xi măng; đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lƣợng sản phẩm và bảo vệ môi
trƣờng theo tiêu chuẩn Việt nam và quốc tế‖1
Nhƣ vậy, việc thiết lập chiến lƣợc công nghệ của Vicem là thực sự cần thiết để
đáp ứng hai yêu cầu lớn. Thứ nhất, thực hiện chỉ đạo của Thủ Tƣớng Chính phủ về
quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định
hƣớng đến năm 2030; thứ hai, phục vụ cho chiến lƣợc phát triển của Vicem. Tuy
nhiên, đến nay2, Vicem chƣa có bất kỳ chiến lƣợc công nghệ nào đƣợc thiết lập.
Từ yêu cầu bức thiết trên, học viên lựa chọn Đề tài “Chiến lƣợc công nghệ
của Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2014-2019” để làm
luận văn tốt nghiệp của mình.
Sự phù hợp của tên đề tài với chuyên ngành đào tạo
Chƣơng trình thạc sĩ Quản trị công nghệ và Phát triển doanh nghiệp là chƣơng
trình mới, lần đầu tiên đƣợc thiết kế và giảng dạy tại Việt Nam, có tính liên ngành,
có sự hợp tác với các trƣờng đại học quốc tế và do ĐHQGHN cấp bằng theo
nguyên tắc đảm bảo chất lƣợng và chuẩn đầu ra. Chƣơng trình thạc sĩ Quản trị công
nghệ và Phát triển doanh nghiệp tích hợp đƣợc các tri thức liên ngành từ quản lý
kinh tế, quản trị kinh doanh tới quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp theo
một trục tri thức thống nhất tập trung vào vấn đề phát triển công nghệ và doanh
nghiệp, nhằm tạo điều kiện cho ngƣời học có cơ hội đƣợc học tập, khám phá tri
thức mới, song cũng đƣợc khuyến khích khả năng tự học và rèn luyện các kỹ năng
tổng hợp lý luận và vận dụng lý luận một cách sáng tạo vào thực tiễn công tác đa
dạng và luôn biến động. Mục tiêu của chƣơng trình là đào tạo ra các nhà quản trị

1
2


Nguồn: />Tính đến hết tháng 3/2014

2


công nghệ, giám đốc điều hành về công nghệ cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc và
doanh nghiệp3.
Tên Đề tài ―Chiến lƣợc công nghệ của Tổng công ty công nghiệp xi măng
Việt Nam giai đoạn 2014-2019‖hàm ý giải quyết các vấn đề liên quan việc thiết
lập, thực thi, quản trị công nghệ của Vicem trong giai đoạn 5 năm tới để phục vụ
cho chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp. Nhƣ vậy, tên Đề tài hoàn toàn phù hợp
với chuyên ngành mà học viên đã đƣợc đào tạo.
Câu hỏi đặt ra đối với vấn đề nghiên cứu
Nội dung Đề tài, về bản chất là trả lời đƣợc hai câu hỏi lớn.
Câu hỏi thứ nhất, thực trạng hoạt động công nghệ của Vicem nhƣ thế nào?
Câu hỏi thứ hai,chiến lƣợc công nghệ giai đoạn 2014-2019 mang lại hiệu quả
cao nhất trong chiến lƣợc phát triển của Vicem là gì?
2. Tình hình nghiên cứu
Về công tác nghiên cứu:
Hiện tại ở Việt Nam chỉ có duy nhất tập đoàn xi măng Holcim (Thụy Sĩ) có
thành lập trung tâm R&D, trung tâm này chủ yếu nghiên cứu các đặc tính cơ lý của xi
măng lò quay công nghệ khô, các doanh nghiệp xi măng khác hoặc không thành lập
hoặc tổ chức nghiên cứu tại các công ty mẹ ở nƣớc ngoài. Hiện nay, Vicem đang xúc
tiến hoàn thiện các thủ tục pháp lý để đầu tƣ xây dựng một trung tâm R&D tại Hà
Nội, chức năng chủ yếu của trung tâm này là: Nghiên cứu, phát minh và triển khai
ứng dụng các loại vật liệu xây dựng mới; nghiên cứu, hợp tác và xây dựng chiến lƣợc
công nghệ cho ngành vật liệu xây dựng Việt Nam; tổ chức hội thảo, giao lƣu, hợp tác
với các tổ chức quốc tế phát triển vật liệu mới. Tổ chức, liên kết đào tạo nguồn nhân
lực chất lƣợng cao cho hoạt động sản xuất, kinh doanh xi măng.

Về nghiên cứu chiến lƣợc công nghệ xi măng tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu
thực hiện đề tài ―Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn
3

Nguồn: />
%C4%91t-thac-si-chuyen-nganh-quan-tri-cong-nghe-va-phat-trien-doanh-nghiep-nam-2012.htm

3


2011-2020 và định hƣớng đến năm 2030‖ do Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 1488/QĐ-TTg, ngày 29 tháng 08 năm 2011, có nghiên cứu về một số
công nghệ sản xuất xi măng, nhƣng chỉ là công nghệ sản xuất mà chƣa phải là công
nghệ tổng thể cho sản xuất kinh doanh xi măng. Tƣơng tự, các nhà sản xuất xi măng
trong nƣớc cũng đều có nghiên cứu về một số công nghệ, giải pháp trong sản xuất
xi măng, nhƣng đó chỉ là công nghệ sản xuất mà chƣa phải là công nghệ tổng thể
cho sản xuất kinh doanh xi măng chứ chƣa nói đến một chiến lƣợc công nghệ rõ rệt
cho sản xuất kinh doanh xi măng.
Gần đây, tại một cuộc hội thảo về xi măng, tác giả đƣợc nghe thông tin Xi
măng Holcim có nghiên cứu về chiến lƣợc công nghệ xi măng, nhƣng thông tin này
chƣa đƣợc kiểm chứng và Holcim cũng chƣa bao giờ công khai chiến lƣợc kinh
doanh hay chiến lƣợc công nghệ xi măng.
Về nghiên cứu chiến lƣợc công nghệ xi măng của Vicem, Luận án tiến sỹ năm
2012 của tác giả Mai Anh Tài về ―Xây dựng chiến lƣợc phát triển của Tổng công ty
Công nghiệp xi măng đến năm 2020‖, luận văn cũng đã đề cập sơ bộ tới các giải pháp
khoa học công nghệ, các giải pháp này chỉ mang tính định hƣớng chung chung mà
chƣa có các kiến giải hay các bƣớc đi cụ thể.
Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, việc xây dựng chiến lƣợc công nghệ
hợp lý cho doanh nghiệp là nhiệm vụ tất yếu để nâng cao sức cạnh tranh, nhằm tồn
tại và phát triển trong bối cảnh có nhiều cơ hội nhƣng áp lực cạnh tranh ngày càng

khốc liệt. Tuy nhiên, chiến lƣợc công nghệ đốivới phần lớn các doanh nghiệp Việt
Nam hoặc là vấn đề rất xa lạ, hoặc là lĩnh vực chƣa đƣợc coi trọng đúng mức. Không
nằm ngoài tình trạng đó, chiến lƣợc công nghệ cho ngành xi măng chƣa đƣợc xem
xét, nghiên cứu một cách nghiêm túc, hoạt động công nghệ xi măng đƣợc thực hiện
rời rạc, không có chiều sâu. Ngoại trừ nhà máy xi măng Bỉm Sơn, công nghệ xi măng
tại các nhà máy thƣờng không đƣợc nâng cấp, thay thế từ khi xây dựng cho tới khi
hoạt động hết khấu hao. Mặt khác, đội ngũ làm công nghệ chỉ chú trọng tới việc triển
khai công nghệ sẵn có đƣợc mua về, mà chƣa đƣợc đào tạo bài bản về chiến lƣợc
công nghệ, quản trị chiến lƣợc công nghệ. Nhân sự chủ chốt tham gia về khoa học

4


công nghệ chƣa đƣợc ủy quyền đầy đủ để có thẩm quyền ra quyết sách về chiến lƣợc
công nghệ.
Nhƣ vậy, chiến lƣợc công nghệ của ngành xi măng tại Việt Nam nói chung và
Vicem nói riêng cần đƣợc hiểu một cách đúng đắn về tầm quan trọng của nó đối
với khả năng cạnh tranh của ngành. Từ đó, có cơ sở để xây dựng chiến lƣợc công
nghệ phù hợp với mục tiêu kinh doanh của Vicem.
Tóm lại, chƣa có bất kỳ chiến lƣợc công nghệ xi măng nào tại Việt Nam đƣợc
công bố, các nghiên cứu về chiến lƣợc công nghệ cũng chỉ mang tính cụ thể về một
loại công nghệ hay giải pháp sản xuất mà chƣa có đƣợc một nghiên cứu chiến lƣợc
toàn diện.
Về hoạt động công nghệ:
Có thể nói trong 10 năm qua, công nghệ sản xuất XM thế giới đã có những cải
tiến vƣợt bậc. Tại VN, các tinh hoa của công nghệ cũng đã đƣợc các nhà đầu tƣ
quan tâm ứng dụng. Nhƣng các công nghệ mới đã phát huy hiệu quả hay chƣa còn
là điều cần xem xét.
Theo một số chuyên gia trong ngành, có thể đánh giá tổng quát về tình hình
ứng dụng công nghệ sản xuất và năng lực vận hành của các nhà máy xi măng trong

nƣớc qua các luận điểm sau:
- Về cơ bản đã làm chủ đƣợc các dây chuyền Công suất lò từ 3.300 tấn
clinker/ngày trở lên (lò 2.500 tấn clinker/ngày hoàn toàn trong tầm tay).
- Trình độ công nghệ xi măng có bƣớc đột phá trong lĩnh vực nghiền xi măng,
trong đó nổi bật là vài năm gần đây, một số dự án đã đƣa vào sử dụng công nghệ
nghiền HOROMILL, là công nghệ khá tối ƣu (năng suất cao, tiết kiệm năng lƣợng,
linh hoạt trong điều chỉnh cỡ hạt). Tuy nhiên cũng đã có dự án phải trả giá do thiếu
kinh nghiệm khi lần đầu tiên nhập khẩu loại thiết bị này.
- Về công nghệ thiết bị của các lò 3.300 tấn clinker/ngày trở lên, tại VN đã đạt
trình độ tiên tiến của thế giới, cho phép linh hoạt trong vận hành và hiệu chỉnh chất
lƣợng. Có thể đốt bằng nhiều loại nhiên liệu, than, hoặc cả nhiên liệu thay thế.

5


- Mặt khác do cơ sở hạ tầng (điện, giao thông…), trình độ vận hành, năng lực
quản lý… còn yếu kém nên quá trình khai thác công nghệ thiết bị còn hạn chế; sản
xuất đạt hiệu quả chƣa cao. Đa số nhà máy mới đạt ở mức vận hành duy trì sản xuất
bình thƣờng, chƣa có nhà máy nào đạt trình độ tối ƣu. Các nhà máy thuộc Vicem
tƣơng đối ổn định hơn.
- Bắt đầu có các doanh nghiệp dịch vụ đƣợc chuyên nghiệp hóa: dọn dẹp vệ
sinh công nghiệp, sửa chữa thay thế vật tƣ phụ tùng nhƣ các doanh nghiệp hàn phục
chế con lăn, bàn nghiền; hoặc nhận hợp đồng phụ trách các khâu sản xuất nào đó
(nhƣ khai thác mỏ, vận chuyển, đóng bao…).
- Công nghiệp sản xuất vật tƣ phụ tùng, spare part… ngày càng phát triển
nhƣng manh mún, chƣa có định hƣớng chiến lƣợc toàn ngành. Chất lƣợng phụ tùng
chƣa ổn định: gạch chịu lửa, bi đạn, tấm lót, vòng bi cỡ nhỏ, gầu nhỏ, băng tải…
Giá thành chƣa thật sự cạnh tranh.
- Khả năng tiếp thu và nhận chuyển giao công nghệ thấp; đa số các kỹ sƣ và
công nhân vận hành mất khá nhiều thời gian để thành thạo công việc.

- Tại bản Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xi măng đến năm 2020,
định hƣớng đến năm 2030 đã có sự đánh giá và định hƣớng công nghệ khá rõ nét.
Nhƣng theo nhiều chuyên gia, thực tế phát triển Ngành xi măng những năm vừa qua
cho thấy còn nhiều yếu tố phải xem xét thêm.
Ngoài các yếu tố đã nêu trong Quy hoạch, trong giai đoạn tới, trƣớc yêu cầu
nghiêm ngặt về bảo vệ môi trƣờng chống biến đổi khí hậu, nên xem xét định hƣớng
thiết bị công nghệ ở các khía cạnh sau:
- Đảm bảo yếu tố tiết kiệm năng lƣợng và mục tiêu phát triển bền vững.
- Hiệu suất sử dụng thiết bị cao nhƣng đảm bảo tuổi thọ.
- Tái sử dụng các vật tƣ tiêu hao nhƣ: vỏ bao, clinker phế phẩm, bi đạn…
- Tận dụng tối đa nhiệt khí thải phục vụ cho phát điện, sấy,…
- Sử dụng rác thải có nhiệt trị cao thay thế một phần nhiên liệu.
- Dễ dàng thay thế, lắp đặt, tính phổ dụng của linh kiện, thiết bị… để giảm
thiểu thời gian gián đoạn trong sản xuất khi thiết bị gặp sự cố.

6


- Khả năng phục chế dễ dàng và hạ giá thành với các thiết bị bị mài mòn: con
lăn, bàn nghiền…
- Các thiết bị điều khiển thông minh, có tính toán đến khả năng sự cố hoặc gặp
thảm họa nhƣ lũ lụt, động đất… có thể gây thảm họa môi trƣờng.
Từ đó cần lƣu ý 2 vấn đề sau:
Thứ nhất, vấn đề nhập khẩu công nghệ thiết bị: Thực tế so sánh các dây
chuyền sản xuất trong nƣớc và một số hãng trên thế giới, ngành công nghiệp xi
măng Việt Nam nên định hƣớng công nghệ và các thiết bị chính nên có xuất xứ từ
các nƣớc Công nghiệp truyền thống về xi măng (nhƣ Tây Âu, Nhật Bản). Đặc biệt
Công nghệ Nhật bản có ƣu điểm tiết kiệm năng lƣợng, tuổi thọ cao, khá thuận lợi
trong vận hành, có thể đƣợc nhiệt đới hóa… khá phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Thứ hai, vấn đề tiếp nhận chuyển giao công nghệ và chủ động vận hành:

Cần có đội ngũ kỹ sƣ có đủ trình độ chuyên môn và ngoại ngữ để tiếp thu, làm chủ
đƣợc hoàn toàn thiết bị công nghệ nhập khẩu; giảm thiểu sự phụ thuộc vào nƣớc
ngoài; nhất là sau một số năm khi thiết bị đã xuống cấp, gặp sự cố hỏng hóc, phải
thay thế sửa chữa.
Khi hiện nay năng lực chế tạo và chủ động sửa chữa lớn của VN đã có cải
thiện, cần thành lập các xi nghiệp chuyên đi sửa chữa, cải tạo… Tập hợp các kỹ sƣ
chuyên ngành và thợ lành nghề có thể đáp ứng tốt yêu cầu sửa chữa, cải tạo của các
nhà máy sản xuất.
Cần có chiến lƣợc phát triển và Tăng cƣờng năng lực chế tạo thiết bị, vật tƣ
của các cơ sở hiện có nhƣ Cơ khí Đông Anh, Lialama, Cơ khí 1/5, Quốc phòng,…
tiến tới thay thế 1 phần thiết bị nhập khẩu (gầu nâng, vòng bi, bánh răng, con lăn,
bàn nghiền, băng tải…)
Khuyến khích các cơ sở trong nƣớc phục chế (sử dụng các kỹ thuật hàn đắp
công nghệ cao) các thiết bị dễ bị mài mòn (con lăn, bàn nghiền) để chủ động sửa
chữa các thiết bị trên, hạ giá thành đáng kể và giảm thiểu thời gian chờ đợi so với
việc đặt hàng nhập khẩu từ bên ngoài.

7


Cần có nghiên cứu kỹ, đánh giá so sánh với trình độ công nghệ của các nƣớc
trong khu vực ASEAN. Từ đó có những giao lƣu hợp tác cần thiết trong việc trao
đổi học thuật, ứng dụng công nghệ mới và kinh nghiệm vận hành.%.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Hoàn thiện các nội dung về chiến lƣợc công nghệ của Vicem giai đoạn 20142019 và đƣợc Vicem bắt đầu thực thi vào nửa cuối năm 2014.
Mục đích nghiên cứu
Nâng cao khả năng cạnh tranh của Vicem trên thƣơng trƣờng, làm nền tảng
cho sự phát triển bền vững của Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ thứ nhất:
Nghiên cứu các công cụ lý thuyết và các mô hình để phục vụ việc thực hiện
luận văn nhƣ: Chiến lƣợc; quản trị chiến lƣợc; chiến lƣợc công nghệ; vai trò của
chiến lƣợc công nghệ đối với sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp; mô hình năm
lực lƣợng cạnh tranh; mô hình PEST; mô hình SWOT; mô hình Tháp năng lực
công nghệ & Khả năng cạnh tranh.
Nhiệm vụ thứ hai:
Xác định phƣơng pháp nghiên cứu ; xác định hƣớng tiếp cận, cách thức tiến
hành nghiên cứu; phƣơng pháp thu thập, xử lý dữ liệu.
Nhiệm vụ thứ ba:
Phân tích, đánh giáhoạt động công nghệ hiện tại của Vicem. Trên cơ sở lý
thuyết và bằng các công cụ chính là mô hình năm lực lƣợng cạnh tranh; mô hình
PEST; mô hình SWOT, mô hình Tháp năng lực công nghệ & Khả năng cạnh tranh
…phân tích và nêu khái quát về hoạt động công nghệ hiện tại của Vicem, tác động
của hoạt động công nghệ tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, những mặt tích
cực và hạn chế của hoạt động công nghệ đến chiến lƣợc phát triển của Vicem.
Nhiệm vụ thứ tư:

8


Đề xuất các nội dung về chiến lƣợc công nghệ của VICEM giai đoạn 2014 2019.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu:
Luận văn tập trung vào đối tƣợng nghiên cứu là chiến lƣợc công nghệ của
doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn giới hạn nghiên cứu vào hoạt động công nghệ của Tổng công ty
công nghiệp xi măng Việt Nam trên toàn lãnh thổ Việt Nam, giai đoạn từ tháng
01/2008 đến tháng 3/2014.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng kết hợp hai phƣơng pháp nghiên cứu định tính và phƣơng
pháp nghiên cứu định lƣợng nhằm phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động công
nghệ của Vicem, từ đó lấy làm cơ sở đề xuất chiến lƣợc công nghệ của Vicem giai
đoạn 2014-2019.
Đối với nghiên cứu định tính, chủ yếu thu thập dữ liệu bằng chữ và là phƣơng
pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của thực trạng hoạt động
công nghệ của Vicem. Trong nghiên cứu định tính tác giả sử dụng theo hình thức
quy nạp, tạo ra lý thuyết, phƣơng pháp nghiên cứu định tính còn sử dụng quan điểm
diển giải, không chứng minh chỉ có giải thích và dùng thuyết kiến tạo trong nghiên
cứu, có nghĩa là tác giả dựa vào các lý thuyết để xây dựng cho mình một hƣớng
nghiên cứu phù hợp với điều kiện.
Đối với nghiên cứu định lượng, chủ yếu thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết
quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch. Nghiên cứu định
lƣợng chủ yếu là kiểm dịch lý thuyết, sử dụng mô hình khoa học tự nhiên thực
chứng luận, phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng có thể chứng minh đƣợc trong
thực tế và theo chủ nghĩa khách quan, do là phƣơng pháp chủ yếu sử dụng con số
và tính khách quan cao nên phƣơng pháp định lƣợng có độ trung thực cao.

9


6. Những đóng góp của luận văn
- Luận văn khái quát đƣợc thực trạng hoạt động về công nghệ của Vicem
- Thiết lập đƣợc các giải pháp chiến lƣợc, các kế hoạch thực hiện Chiến lƣợc
công nghệ của Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2014-2019,
có thể thực thi chiến lƣợc trong thực tiễn.
7. Cấu trúc luận văn:
Ngoài mục lục, lời cảm ơn, tóm tắt nghiên cứu, phần mở đầu, kết luận, các
phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 04 chƣơng:

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về chiến lƣợc công nghệ của doanh nghiệp
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Phân tích, đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc công nghệ của VICEM
Chƣơng 4: Lựa chọn chiến lƣợc công nghệ của VICEM giai đoạn 2014-2019
và các kế hoạch triển khai

10


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC CÔNG NGHỆ CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1. Chiến lƣợc và chiến lƣợc công nghệ
1.1.1. Khái niệm chiến lược
Thuật ngữ ―chiến lƣợc‖ là sự kết hợp của ―Chiến‖ là Chiến đấu, tranh giành
và ―Lƣợc‖ là mƣu, tính. Vậy, chiến lƣợc là những mƣu, tính để chiến đấu và giành
chiến thắng.
* Theo quan niệm truyền thống:
Chiến lƣợc đƣợc xem nhƣ là 1 kế hoạch tổng thể, dài hạn của 1 tổ chức nhằm
đạt tới các mục tiêu lâu dài.
Theo Alfred Chandler, ĐH Harvard: ―Chiến lƣợc là việc xác định những mục
tiêu cơ bản dài hạn của 1 tổ chức và thực hiện chƣơng trình hành động ấy cùng với
việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt đƣợc những mục tiêu‖
Theo GS.Jame B.Quin, ĐH Dartmouth: ―Chiến lƣợc là mẫu hình hoặc kế
hoạch của 1 tổ chức để phối hợp những mục tiêu chủ đạo, các chính sách và thứ tự
hành động trong 1 tổng thể thống nhất‖
Theo nhà nghiên cứu Wuyliam F.Glueck: ―Chiến lƣợc là 1 kế hoạchthống
nhất, toàn diện và phối hợp, đƣợc thiết kế đểđảm bảo rằng những mụctiêu cơ bản
của tổ chứcđạt đƣợc thành tựu‖
* Quan niệm tiếp cận hiện đại
Theo Henry Mintzberg, ĐH McGill: ―Chiến lƣợc là 1 mẫu hình trong dòng

chảy các quyết định và chƣơng trình hành động‖.
Theo PGS.TS. Hoàng Đình Phi, ĐH Quốc gia Hà Nội: Chiến lƣợc là một bản
kế hoạch dài hạn, thông thƣờng từ 5 năm đến 10 năm, trong đó có ghi các mục tiêu
thực hiện, kế hoạch và giải pháp thực hiện và các nguồn lực4.

4

Hoàng Đình Phi ―Giáo trình Quản trị công nghệ‖ ĐH Kinh tế ĐH Quốc gia Hà Nội, NXB ĐH Quốc
gia Hà Nội

11


Vậy, chiến lƣợc là ―Chuỗi các quyết định nhằm định hƣớng phát triển và tạo
ra thay đổi về chất bên trong doanh nghiệp‖5
* Hoạch định chiến lƣợc là việc lựa chọn các chiến lƣợc.
* Thực thi chiến lƣợc là việc đƣa các chiến lƣợc đó vào hành động.
* Kiểm soát chiến lƣợc là việc đảm bảo sao cho mục tiêu chiến lƣợc phải đạt đƣợc.
1.1.2. Khái niệm công nghệ và chiến lược công nghệ
Thuật ngữ công nghệ (technology) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là
technología, trong đó téchnē mang nghĩa là "nghệ thuật, kỹ năng nghề", hoặc ―thủ
công‖ và logía mang nghĩa là ―châm ngôn‖, "nghiên cứu". Vì vậy, thuật ngữ
technología hàm nghĩa về các công cụ, kỹ năng và mƣu mẹo của con ngƣời trong
các hoạt động sống
Thuật ngữ công nghệ phổ biến đến mức, mọi hành vi của con ngƣời đều đƣợc
―công nghệ hóa‖, kể cả những hành vi phi sản xuất nhƣ: Công nghệ chính trị, công
nghệ giáo dục, công nghệ làm báo, công nghệ làm đẹp, v.v…
Theo Luật chuyển giao công nghệ 2006 của Việt Nam, công nghệ đƣợc định
nghĩa là ―các giải pháp, quy trình, bí quyết (có gắn hoặc không gắn với công cụ,
phƣơng tiện) dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm‖. Định nghĩa này còn

chung chung, chƣa mang tính cụ thể cho các loại công nghệ khác nhau nhƣ công
nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ dịch vụ… và chƣa chỉ ra đƣợc các
thành phần cơ bản của một công nghệ.
Ủy ban kinh tế xã hội châu Á - Thái Bình Dƣơng của Liên hợp quốc (ESCAP
hay UNESCAP) định nghĩa: công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình kỹ thuật
dùng để chế biến vật liệu và thông tin (bao gồm tất cả các kỹ năng, kiến thức, thiết
bị và phƣơng pháp sử dụng trong sản xuất, chế tạo, dịch vụ, quản lý và thông tin).
Đồng thời, ESCAP đã chỉ ra bốn thành phần cơ bản của công nghệ, gồm:

5

Hoàng Văn Hải (chủ biên), ―Quản trị chiến lƣợc‖, ĐH Kinh tế ĐH Quốc gia Hà Nội, NXB ĐH Quốc
gia Hà Nội

12


• Kỹ thuật (Techno ware): bao gồm các máy móc thiết bị hay các công cụ và
phƣơng tiện kỹ thuật. Đây là thành phần cốt lõi của bất kỳ công nghệ nào, nhờ đó
mà con ngƣời tăng đƣợc sức mạnh cơ bắp và trí tuệ trong hoạt động sản xuất.
• Con người (Human ware): Bao gồm kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng do học
hỏi, tích luỹ đƣợc trong mọi hoạt động, kể các tố chất sáng tạo, sự khôn ngoan, khả
năng phối hợp, đạo đức và kỷ luật lao động, các tri thức của ngƣời lao động tham
gia vào quá trình sản xuất.
• Thông tin (Infoware): Bao gồm các dữ liệu về phần kỹ thuật, về con ngƣời
và tổ chức; các thông số về đặc tính của thiết bị, số liệu về vận hành thiết bị để duy
trì và bảo dƣỡng, dữ liệu để nâng cao và dữ liệu để thiết kế các bộ phận của phần
kỹ thuật. Thành phần thông tin là tập hợp tất cả các tri thức hiện đƣợc tích luỹ
trong công nghệ.
• Tổ chức (Orgaware): Bao gồm các hoạt động tổ chức và quản lý sản xuất,

với tƣ cách là nhân tố kết nối các thành phần khác của công nghệ.
Bên cạnh đó, ESCAP còn chỉ ra cấu tạo của công nghệ gồm: phần cứng và
phần mềm, dựa trên bốn yếu tố T-I-H-O nêu trên. Trong đó, phần cứng bao gồm
yếu tố đầu tiên (T), là những thành phần vật chất của công nghệ; còn phần mềm
bao gồm các yếu tố còn lại (I-H-O), là những nhân tố thuộc về tri thức, trí tuệ,
phƣơng pháp, bí quyết… Tuy nhiên, việc coi yếu tố ―tổ chức‖ là thành phần cơ bản
không mang tính cụ thể và rất trừu tƣợng, bởi công nghệ bao giờ cũng có yếu tố sở
hữu của một tổ chức hoặc cá nhân nào đó.
Theo cách tiếp cận đƣợc sử dụng trong Luận văn này, cách định nghĩa kết hợp
với phƣơng trình công nghệ thể hiện đƣợc đầy đủ các thành phần cấu thành công
nghệ. Đây là một công cụ lý thuyết hữu hiệu để phân tích mối tƣơng quan giữa các
thành phần khác nhau của cùng một công nghệ hay các hệ thống công nghệ khác
nhau, đó là:
Công nghệ (T) = Máy, công cụ (M) + Tri thức (K) + Kỹ năng (S)
Trong đó: Phần cứng (M) là các công cụ, máy móc, thiết bị, nhà xƣởng…hay
các thành phần vật chất khác gắn với một hệ thống hoạt động nhất định; Phần mềm

13


×