Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Một số giải pháp nhằm tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức, viên chức tại ủy ban nhân dân thành phố hà tĩnh 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.66 KB, 3 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
Đề tài: “Một số giải pháp nhằm tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức,
viên chức tại Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Tĩnh”.
Tác giả luận văn: Hoàng Thị Thùy Dung
Khóa học: QTKD - 2014B
Người hướng dẫn: TS. Dương Mạnh Cường
Từ khóa: Động lực làm việc; công chức, viên chức; Ủy ban nhân dân Thành phố
Hà Tĩnh.
Nội dung tóm tắt:
a) Lý do chọn đề tài:
Đội ngũ công chức, viên chức trong cơ quan hành chính nhà nước đóng một vai trò
quan trọng hơn bao giờ hết đối với sự thành công của một cơ quan. Vì vậy yếu tố tạo
động lực làm việc rất quan trọng đối đối với cán bộ, công chức, viên chức.
b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Là phân tích đánh giá thực trạng những nhân tố ảnh
hưởng đến động lực làm việc của công chức, viên chức tại Ủy ban nhân dân Thành phố
Hà Tĩnh. Từ đó kiến nghị đề xuất một số giải pháp nhằm tạo động lực làm việc ở Ủy ban
nhân dân Thành phố Hà Tĩnh.
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn đi sâu vào nghiên cứu tạo động lực làm việc
cho công chức, viên chức.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tại UBND Thành phố Hà Tĩnh qua thực
tiễn 5 năm tại UBND Thành phố Hà Tĩnh. (Số liệu nghiên cứu từ năm 2011-2015).
Đề tài tập trung nghiên cứu vào động lực làm việc của cán bộ, công
chức, viên chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố. Gồm các
phòng ban, đơn vị trực thuộc của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Tĩnh.
c) Tóm tắt các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả
Chương I: Cơ sở lý luận về tạo động lực làm việc cho người lao động.
Động lực làm việc là những thúc đẩy có thể ở dạng có ý thức hay vô thức, vì vậy
không phải lúc nào chúng ta cũng biết rõ điều gì đã tạo động lực cho chúng ta. Động lực
làm việc là sự thôi thúc khiến người ta hành động vì thế nó có một ảnh hưởng rất mạnh,
ảnh hưởng này có thể tốt hoặc xấu. Phần này nêu rõ các lý thuyết khác nhau về động lực



1


làm việc, các nội dung tiêu chí đo lường động lực. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
động lực làm việc của công chức, viên chức để người lãnh đạo đưa ra những biện pháp
phù hợp khuyến khích công chức, viên chức làm việc hiệu quả và chất lượng.
Chương II: Phân tích thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho công chức,
viên chức tại Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Tĩnh. Thông qua việc tìm hiểu nghiên cứu,
khảo sát bằng bảng hỏi để làm rõ thực trạng công tác tạo động lực làm việc của cơ quan.
Qua đó đánh giá được mức độ đồng ý và nhu cầu của công chức, viên chức nêu lên những
mặt đạt được, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân trong công tác tạo động lực thúc đẩy
công chức, viên chức làm việc tại Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Tĩnh.
Chương III: Luận văn nêu định hướng phát triển tạo động lực làm việc nói chung
và hoạt động tạo động lực làm việc của UBND Thành phố Hà Tĩnh nói riêng và đề xuất
một số giải pháp nhằm tạo động lực làm việc cho công chức, viên chức tại Ủy ban nhân
dân Thành phố Hà Tĩnh.
d) Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài áp dụng các phương pháp: Phương pháp khảo sát thực tế; Phương pháp thu thập
và nghiên cứu tài liệu, xử lý thông tin, Phương pháp điều tra xã hội học, Phương pháp
thống kê toán học, Phương pháp phân tích tổng hợp.
Kết luận:
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nghiên cứu nhiều bài viết về động lực làm
việc cho người lao động. Tuy nhiên đây là một đề tài khá rộng. Với khả năng và kinh
nghiệm còn hạn chế, do vậy luận văn còn có những thiếu sót cần được bổ sung và hoàn
thiện. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học để luận văn được hoàn
chỉnh hơn.
Thành phố Hà Tĩnh, ngày

tháng 9 năm 2016

Tác giả

Hoàng Thị Thùy Dung

2


3



×