Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Nghiên cứu tình hình sử dụng nguồn nước sinh hoạt tại phường chiềng lề, thành phố sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 58 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGUỒN NƢỚC SINH HOẠT
TẠI PHƢỜNG CHIỀNG LỀ, THÀNH PHỐ SƠN LA

Thuộc nhóm ngành khoa học:
Mơi trƣờng (KTCN.08)

Sơn La, 5/2016


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGUỒN NƢỚC SINH HOẠT
TẠI PHƢỜNG CHIỀNG LỀ, THÀNH PHỐ SƠN LA

Thuộc nhóm ngành khoa học:
Mơi trƣờng (KTCN.08)

Sinh viên thực hiện: Phùng Mai Anh Phương
Lị Thị Phương

Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh
Giới tính: Nữ

Lớp, khoa: K54 ĐH Quản lý Tài nguyên & Môi trường C


Khoa : Nông Lâm
Năm thứ: 3 / Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Quản lý Tài Ngun & Mơi trường
Sinh viên chịu trách nhiệm chính : Phùng Mai Anh Phƣơng
Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Tiến Chính

Sơn La, 5/2016

Dân tộc: Thái


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Khoa Nơng Lâm

THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Nghiên cứu tình hình sử dụng nguồn nước sinh hoạt tại phường Chiềng
Lề, thành phố Sơn La
- Sinh viên thực hiện:
1) Phùng Mai Anh Phương
2) Lò Thị Phương
- Lớp: K54 ĐH Quản lý Tài nguyên & Môi trường C Khoa: Nông Lâm Năm thứ: 3
Số năm đào tạo: 4
- Người hướng dẫn: Th.s Nguyễn Tiến Chính
2. Mục tiêu đề tài:
- Xác định được các nguồn gây ô nhiễm đến chất lượng nước mặt tại khu vực nghiên
cứu
- Xác định được nhu cầu và thói quen sử dụng nước sinh hoạt của các hộ gia đình tại
khu vực nghiên cứu
- Xác định chi phí của việc sử dụng các thiết bị lọc nước do ơ nhiễm nước gây ra

3. Tính mới và sáng tạo: ...................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
4. Kết quả nghiên cứu: .....................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................


5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp
chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu
có):
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Ngày

tháng

năm 201..


Sinh viên chịu trách nhiệm chính
(Ký và ghi rõ họ, tên)

Nhận xét của ngƣời hƣớng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

Xác nhận của Khoa

Ngày tháng năm 2016
Người hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ, tên)


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Khoa: Nơng - Lâm
THƠNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƢỢC VỀ SINH VIÊN:
Ảnh 4x6
Họ và tên: Phùng Mai Anh Phương
Sinh ngày: 28 tháng 08 năm 1994
Nơi sinh: Thành Phố Sơn La - Tỉnh Sơn La
Lớp: ĐH Quản lý Tài ngun & Mơi trường (C)
Khóa: 54
Khoa: Nơng - Lâm
Địa chỉ liên hệ: Tổ 2 - Phường Chiềng Lề - Thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn La

Điện thoại: 01696117848
.Email:
II. Q TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm
đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Quản lý Tài nguyên & Môi trường
Khoa: Nông - Lâm
Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích:.......................................................................................................
……………………………………………………………………………………….......
* Năm thứ 2:
Ngành học: Quản lý Tài nguyên & Môi trường
Khoa: Nông - Lâm
Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích:............................................................................................
…………………………………………….......................................................................

Xác nhận của trƣờng đại học
(ký tên và đóng dấu)

Ngày 03 tháng 05 năm 2016
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này chúng em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo
nhiệt tình của thầy cơ và bạn bè để hồn thành tốt đề tài nghiên cứu khoa học.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Th.s Nguyễn Tiến Chính người đã trực tiếp hướng dẫn và truyền đạt những kiến
thức trong thời gian học tập cũng như thực hiện đề tài.
UBND phường Chiềng Lề đã tạo điều kiện cho chúng em hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Nông Lâm đã nhiệt tình giúp
đỡ, chỉ bảo.
Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành đề tài một cách hoàn chỉnh nhất nhưng do trình
độ chun mơn cịn hạn chế, chưa nhiều kinh nghiệm nên khơng tránh khỏi những
thiếu xót. Em kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô giáo
cùng các bạn để đề tài được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Nhóm sinh viên
Phùng Mai Anh Phƣơng
Lò Thị Phƣơng


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................................1
Phần 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................2
1.1. Trên thế giới ...............................................................................................................2
1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................................5
Phần 2: MỤC TIÊU-NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............11
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................11
2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................11
2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................................11
2.3.1. Xác định nguồn gây ô nhiễm đến nguồn nước mặt tại khu vực nghiên cứu ..............11
2.3.2. Xác định nhu cầu và chi phí sử dụng máy lọc nước sinh hoạt của các hộ gia đình
tại khu vực nghiên cứu....................................................................................................11
2.3.3. Đánh giá nhu cầu và thói quen sử dụng nguồn nước sinh hoạt của các hộ gia
đình .................................................................................................................................11

2.4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................11
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu ................................................................................11
2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa ..............................................................................11
2.4.3. Phương pháp phỏng vấn. ......................................................................................12
2.4.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích nước .............................................................16
2.4.5. Phương pháp xử lý thơng tin ................................................................................20
Phần 3: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ......................................................21
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ....................................................................................21
3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................21
3.1.2. Điạ hiǹ h.................................................................................................................21
3.1.3. Khí hậu thuỷ văn...................................................................................................21
3.2. Điề u kiê ̣n kinh tế, văn hoá - xã hội..........................................................................21
3.2.1. Trên lĩnh vực kinh tế.............................................................................................21
3.2.2. Văn hóa - xã hội ....................................................................................................23
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................26
4.1. Hiện trạng ô nhiễm nước mặt tại khu vực nghiên cứu ............................................26
4.1.1. Đặc điểm hệ thống dòng chảy tại khu vực nghiên cứu ........................................26


4.1.2. Đặc điểm ô nhiễm nước tại khu vực nghiên cứu .................................................27
4.1.3. Đặc điểm chất lượng nước thông qua số liệu phân tích .......................................29
4.2. Nhu cầu và chi phí sử dụng máy lọc nước sinh hoạt của các hộ gia đình tại khu
vực nghiên cứu ................................................................................................................39
4.2.1. Nhu cầu sử dụng máy lọc nước tại khu vực nghiên cứu ......................................39
4.2.2. Chi phí sử dụng máy lọc nước tại khu vực nghiên cứu .......................................40
4.3. Đánh giá nhu cầu và thói quen sử dụng nguồn nước sinh hoạt của các hộ gia đình .....41
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ ......................................................................43
1. Kết luận .......................................................................................................................43
2. Tồn tại .........................................................................................................................43
3. Kiến nghị .....................................................................................................................43

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................45


PHỤ LỤC
1. QCVN 01:2009/BYT do Cục Y tế dự phòng và Môi trường biên soạn và được
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số: 05/2009/TT - BYT ngày 17
tháng 6 năm 2009.
2. QCVN 02:2009/BYT do Cục Y tế dự phịng và Mơi trường biên soạn và được
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số: 05/2009/TT - BYT ngày 17
tháng 6 năm 2009.


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Trữ lượng nước trên thế giới (theo F. Sargent, 1974) .....................................4
Bảng 4.1: Các nguồn gây ô nhiễm đến nguồn nước sinh hoạt.......................................27
Bảng 4.2. Bảng tọa độ các điểm quan trắc dòng chảy mặt ............................................29
Bảng 4.3: Thống kê các điểm lấy mẫu theo độ pH của nước sinh hoạt ........................30
Bảng 4.4: Thống kê các điểm lấy mẫu theo độ pH của nước đầu nguồn ......................30
Bảng 4.5: Thống kê các điểm lấy mẫu theo độ pH của của dòng chảy mặt ở phường
Chiềng Lề ........................................................................................................................30
Bảng 4.6: Nhiệt độ các điểm lấy mẫu nước sinh hoạt....................................................32
Bảng 4.7: Nhiệt độ các điểm lấy mẫu nước đầu nguồn .................................................32
Bảng 4.8: Nhiệt độ các điểm lấy mẫu nước dòng chảy mặt ..........................................32
Bảng 4.9: Nồng độ chất rắn hòa tan trong nước sinh hoạt tại khu dân cư.....................34
Bảng 4.10: Nồng độ chất rắn hòa tan trong nước tại khu vực đầu nguồn .....................34
Bảng 4.11: Nồng độ chất rắn hòa tan trong nước tại dòng chảy mặt ............................34
Bảng 4.12: Độ đục của nước sinh hoạt tại khu dân cư...................................................35
Bảng 4.13: Độ đục của nước ở khu vực đầu nguồn .......................................................36
Bảng 4.14: Độ đục của nước ở dòng chảy mặt ..............................................................36
Bảng 4.15. Kết quả phân tích nước trên dịng chảy mặt ................................................37

Bảng 4.16. Kết quả phân tích nước sinh hoạt tại các hộ gia đình ..................................38
Bảng 4.17. Kết quả phân tích nước tại vùng đầu nguồn ...............................................38


DANH MỤC MẪU BIỂU

PHIẾU PHỎNG VẤN ....................................................................................................13
Mẫu biểu 2.1: ..................................................................................................................19
Mẫu biểu 2.2: ..................................................................................................................19
Mẫu biểu 2.3: ..................................................................................................................19


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tỉ lệ giữa các loại nước trên thế giới (1990)....................................................3
Hình 2.1: Xác định điểm quan trắc bằng GPS ...............................................................12
Hình 2.2. Xác định pH của nước và nhiệt độ của nước .................................................17
Hình 2.3. Phương pháp xác định độ đục của nước ........................................................17
Hình 2.4. Phương pháp xác định lượng chất rắn hịa tan trong nước ............................18
Hình 4.1. Vị trí các điểm lấy mẫu tại phường Chiềng Lề .............................................26
Hình 4.2. Màu vàng của nước ở dịng chảy mặt ............................................................28
Hình 4.3. Dịng nước ở đầu nguồn……………………………………………………28
Hình 4.4. Tỷ lệ các ngun nhân gây ơ nhiễm nguồn nước...........................................28
Hình 4.5. Giá trị pH của nước tại các điểm lấy mẫu ......................................................31
Hình 4.6. Giá trị nhiệt độ của nước tại các điểm lấy mẫu..............................................33
Hình 4.7. Giá trị nồng độ chất rắn hịa tan có trong nước tại các điểm lấy mẫu ...........35
Hình 4.8. Giá trị độ đục của nước tại các điểm lấy mẫu ................................................36
Hình 4.9. Tỷ lệ các hộ gia đình sử dụng máy lọc nước khi phỏng vấn .........................39
Hình 4.10. Máy lọc nước sinh hoạt trước khi sử dụng ..................................................40
Hình 4.11. Máy lọc nước uống .......................................................................................40
Hình 4.12. Tỷ lệ các hộ có dùng nước mưa để sinh hoạt ...............................................41

Hình 4.13. Phần trăm số hộ sử dụng nước thải ra từ máy lọc ........................................42


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Viết đầy đủ

Viết tắt

1

BYT

Bộ Y tế

2

GIS

Geographic Information System - Hệ thống thông tin địa


3

NTU

Nephelometric Turbidity Unit


4

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

5

SMEWW

Standard Methods for the Examination of Water and
Waste Water

6

UBND

Ủy ban nhân dân


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước có vai trị vơ cùng quan trọng đối với con người, sinh vật, trong sản xuất,
phục vụ cho đời sống, nước quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Sự
phát triển kinh tế và gia tăng dân số đi kèm là nhu cầu về nước sinh hoạt ngày càng
tăng lên cả về trữ lượng và chất lượng cùng với đó là chất lượng nguồn nước sử dụng
trong cuộc sống sinh hoạt của con người đang được quan tâm hàng đầu. Theo Liên
hợp quốc, 20% dân số thế giới ở 30 quốc gia đang phải đương đầu với tình trạng thiếu
nước,50% dân số ở các nước đang phát triển đang phải chịu những căn bệnh liên quan
đến nước, 80% các bệnh tật ở các nước đang phát triển do ô nhiễm nước gây ra,….
Phường Chiềng Lề nằm ở khu trung tâm thành phố, nơi tập trung đông dân cư. Ngày

nay, các nguồn nước đang ngày càng bị ô nhiễm, chứa nhiều yếu tố độc hại, gây bệnh,
ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng. Hiện nay, phường Chiềng Lề Thành phố Sơn
La đang trong giai đoạn phát triển đô thị nên việc đáp ứng nguồn nước cho sinh hoạt
cũng đang được quan tâm. Nguồn nước sinh hoạt của phường Chiềng Lề được bắt
nguồn từ suối ở xã Chiềng Đen và chảy trực tiếp vào hang Tát Tịng, bản Bó, phường
Chiềng An và chảy vào hệ thống nguồn cung cấp nước cho nhà máy cấp nước Sơn La
trước khi cung cấp cho người sử dụng. Tuy nhiên, tại khu vực nghiên cứu, nguồn nước
sinh hoạt đang bị ô nhiễm do nguyên nhân tự nhiên (nguồn nước chảy qua khu vực núi
đá vôi và do trong nước có chứa các kim loại nặng). Nguyên nhân nhân tạo (do hoạt
động sản xuất, sơ chế nông sản và sinh hoạt của người dân ở khu vực đầu nguồn), đã
ảnh hưởng xấu đến việc cung cấp nguồn nước sạch cho phường Chiềng Lề.
Trước tình trạng ơ nhiễm nước ngày càng ra tăng, con người có xu hướng sử
dụng các thiết bị lọc nước chuyên dụng. Việc sử dụng các thiết bị lọc nước, sửa chữa
và thay thế lõi lọc gây tổn thất về kinh tế cho người sử dụng. Chi phí này chính là sự
tổn thất về kinh tế do ơ nhiễm nước gây ra. Phường Chiềng Lề có 13 đơn vị hành
chính với 2984 hộ gia đình, chất lượng nước thay đổi do nhiều tác động của tự nhiên
và nhân tạo nên nhiều hộ gia đình đã thay đổi thói quen trong việc sử dụng nguồn
nước sinh hoạt. Trong đó, nhiều hộ gia đình sử dụng máy lọc nước để xử lý nước trước
khi sử dụng. Việc sử dụng máy lọc nước chủ yếu là để lọc các tạp chất có hại trong
nước như canxi, magie, chất rắn lơ lửng,…gây nhiều tổn thất về kinh tế. Chính vì vậy,
nhóm đề xuất thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tình hình sử dụng nguồn nƣớc sinh
hoạt tại phƣờng Chiềng Lề, thành phố Sơn La”.
1


Phần 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho tất cả các sinh vật trên trái
đất. Nếu khơng có nước thì chắc chắn khơng có sự sống xuất hiện trên trái đất, thiếu
nước thì nền văn minh hiện nay cũng không tồn tại được. Từ xưa, con người đã biết

đến vai trò quan trọng của nước; các nhà khoa học cổ đại đã coi nước là thành phần cơ
bản của vật chất và trong quá trình phát triển của xã hội lồi người thì các nền văn
minh lớn của nhân loại đều xuất hiện và phát triển trên lưu vực của các con sông lớn
như: nền văn minh Lưỡng Hà ở Tây Á nằm ở lưu vực hai con sông lớn là Tigre và
Euphrate (thuộc Irak hiện nay); nền văn minh Ai Cập ở hạ lưu sông Nile; nền văn
minh sơng Hằng ở Ấn Ðộ; nền văn minh Hồng Hà ở Trung Quốc; nền văn minh sông
Hồng ở Việt Nam. Từ 3.000 năm trước công nguyên, người Ai Cập đã biết dùng hệ
thống tưới nước để trồng trọt và ngày nay con người đã khám phá thêm nhiều khả
năng của nước đảm bảo cho sự phát triển của xã hội trong tương lai: nước là nguồn
cung cấp thực phẩm và nguyên liệu công nghiệp dồi dào, nước rất quan trọng trong
nông nghiệp, công nghiệp, trong sinh hoạt, thể thao, giải trí và cho rất nhiều hoạt động
khác của con người. Ngồi ra, nước cịn được coi là một khống sản đặc biệt vì nó
tàng trữ một nguồn năng lượng lớn và lại hịa tan nhiều vật chất có thể khai thác phục
vụ cho nhu cầu nhiều mặt của con người. Nhưng hiện nay vấn đề nước ngọt trở nên
bức bách, sự tái sinh nước ngọt không kịp đáp ứng nhu cầu của con người ở nhiều nơi
trên thế giới nhất là ở vùng đông dân cư và các đô thị lớn. Ðây là vấn đề hết sức quan
trọng và cấp bách đang đe dọa cuộc sống của con người cũng như các sinh vật nước
bao phủ 71% diện tích của trái đất trong đó có 97% là nước mặn, cịn lại là nước
ngọt. Nước giữ cho khí hậu tương đối ổn định và pha loãng các yếu tố gây ơ nhiễm
mơi trường, nó cịn là thành phần cấu tạo chính yếu trong cơ thể sinh vật, chiếm từ
50%-97% trọng lượng của cơ thể, chẳng hạn như ở người nước chiếm 70% trọng
lượng cơ thể và ở Sứa biển nước chiếm tới 97%. Trong 3% lượng nước ngọt có trên
quả đất thì có khoảng hơn 3/4 lượng nước mà con người khơng sử dụng được vì nó
nằm q sâu trong lịng đất, bị đóng băng, ở dạng hơi trong khí quyển và ở dạng tuyết
trên lục điạ... chỉ có 0, 5% nước ngọt hiện diện trong sông, suối, ao, hồ mà con người
đã và đang sử dụng. Tuy nhiên, nếu ta trừ phần nước bị ơ nhiễm ra thì chỉ có khoảng

2



0,003% là nước ngọt sạch mà con người có thể sử dụng được và nếu tính ra trung bình
mỗi người được cung cấp 879.000 lít nước ngọt để sử dụng (Miller, 1988).

Hình 1.1. Tỉ lệ giữa các loại nước trên thế giới (1990)
Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước ngọt và
sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi. Nhu cầu nước đã vượt cung ở một vài nơi
trên thế giới, trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục tăng làm cho nhu cầu nước
càng tăng. Sự nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước cho nhu cầu
hệ sinh thái chỉ mới được lên tiếng gần đây. Trong suốt thế kỷ 20, hơn một nửa các
vùng đất ngập nước trên thế giới đã bị biến mất cùng với các mơi trường hỗ trợ có giá
trị của chúng. Các hệ sinh thái nước ngọt mang đậm tính đa dạng sinh học hiện đang
suy giảm nhanh hơn các hệ sinh thái biển và đất liền. Chương trình khung trong việc
định vị các nguồn tài nguyên nước cho các đối tượng sử dụng nước được gọi là quyền
về nước (water rights).
Theo hiểu biết hiện nay thì nước trên hành tinh của chúng ta phát sinh từ 3
nguồn: bên trong lịng đất, từ các thiên thạch ngồi quả đất mang vào và từ tầng trên
của khí quyển; trong đó thì nguồn gốc từ bên trong lòng đất là chủ yếu. Nước có
nguồn gốc bên trong lịng đất được hình thành ở lớp vỏ giữa của quả đất do quá trình
3


phân hóa các lớp nham thạch ở nhiệt độ cao tạo ra, sau đó theo các khe nứt của lớp vỏ
ngồi nước thốt dần qua lớp vỏ ngồi thì biến thành thể hơi, bốc hơi và cuối cùng
ngưng tụ lại thành thể lỏng và rơi xuống mặt đất. Trên mặt đất, nước chảy tràn từ nơi
cao đến nơi thấp và tràn ngập các vùng trũng tạo nên các đại dương mênh mơng và các
sơng hồ ngun thủy.
Theo sự tính tốn thì khối lượng nước ở trạng thái tự do phủ lên trên trái đất khoảng
1,4 tỉ km3, nhưng so với trử lượng nước ở lớp vỏ giữa của qủa đất (khoảng 200 tỉ km3) thì
chẳng đáng kể vì nó chỉ chiếm không đến 1%. Tổng lượng nước tự nhiên trên thế giới
theo ước tính có khác nhau theo các tác giả và dao động từ 1.385.985.000 km3 (Lvovits,

Xokolov - 1974) đến 1.457.802.450 km3 (F. Sargent - 1974).
Bảng 1.1. Trữ lượng nước trên thế giới (theo F. Sargent, 1974)
Trữ lƣợng (km3)

Loại nƣớc
Biển và đại dương

1.370.322.000

Nước ngầm

60.000.000

Băng và băng hà

26.660.000

Hồ nước ngọt

125.000

Hồ nước mặn

105.000

Khí ẩm trong đất

75.000

Hơi nước trong khí ẩm


14.000

Nước sơng

1.000

Tuyết trên lục địa

250

Để đánh giá được một cách đúng mức tình trạng ơ nhiễm nước, đầu tiên ta phải
nhìn nhận vấn đề ơ nhiễm nước trên qui mơ tồn cầu. Thực trạng ô nhiễm nước trên
thế giới. Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ
đáng lo ngại. Tốc độ ô nhiễm nước phản ánh một cách chân thực tốc độ phát triển kinh
tế của các quốc gia. Tiếp theo đó là xã hội càng phát triển thì càng xuất hiện nhiều
nguy cơ. Ta có thể kể ra đây vài ví dụ tiêu biểu. Từ các đại dương lớn trên thế giới, nơi
chứa đựng hầu hết lượng nước trên trái đất, nước luôn được lưu thông thường xuyên
và sự ô nhiễm nếu xảy ra cũng rất chỉ mang tính chất nhỏ bé nhưng nay cũng đang
hứng chịu sự ô nhiễm nặng nề, tùy từng đại dương mà mức độ ô nhiễm lại khác nhau.
Nhiều vùng biển trên thế giới đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, đe dọa đến sự sống của
4


các loài động vật biển mà chủ yếu là nguồn ô nhiễm từ đất liền và giao thông vận tải
biển gây nên. Bờ biển Barrow, Alaska trở thành một nơi chứa rác.
Ô nhiễm nước ngọt lại càng trầm trọng. Anh Quốc: Ðầu thế kỷ 19, sông Tamise
rất sạch. Đến giữa thế kỷ 20 nó trở thành ống cống lộ thiên. Các sơng khác cũng có
tình trạng tương tự trước khi người ta đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt. Ở Hoa
Kỳ tình trạng do ơ nhiễm nước cũng xảy ra ở bờ phía đơng, cũng như nhiều vùng khác.

Vùng Ðại Hồ bị ơ nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario ô nhiễm đặc biệt nghiêm
trọng. Ở ngay tại Trung Quốc, hàng năm lượng chất thải và nước thải công nghiệp thải
ra ở các thành phố và thị trấn của Trung Quốc tăng từ 23,9 tỷ m3 trong năm 1980 lên
73,1 tỷ m3 trong năm 2006. Một lượng lớn nước thải chưa qua xử lí vẫn được thải vào
các sông. Hậu quả là, hầu hết nước ở các sông, hồ ngày càng trở nên ô nhiễm. Dựa
trên việc đánh giá 140.000 km sông dọc đất nước Trung Quốc trong năm 2006, chất
lượng nước của 41,7% chiều dài sông xếp ở loại 4 hoặc thậm chí thấp hơn và 21,8%
dưới loại 5
1.2. Ở Việt Nam
Tài nguyên nước ở Việt Nam được đánh giá là rất đa dạng và phong phú, bao
gồm cả nguồn nước mặt và nước ngầm ở các thủy vực tự nhiên và nhân tạo như sông,
suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, giếng khơi, hồ đập, ao, đầm phá và các túi nước ngầm.
Việt Nam có 2378 con sơng, trong đó có 10 sơng/hệ thống sơng lớn có lưu vực
lớn hơn 10.000km2 (Hồng - Thái Bình, Kỳ Cùng - Bằng Giang, Mã, Cả, Vũ Gia - Thu
Bồn, Ba, Srê Pok, Sê San, Đồng Nai, Cửu Long) và 15 lưu vực có diện tích lớn hơn
2.500km2. Diện tích các lưu vực sơng chiếm 80% diện tích của cả nước. Lượng mưa
trung bình hàng năm là 1960mm. Tổng lượng dịng chảy hàng năm của tất cả con sơng
vào khoảng từ 830 đến 840 tỷ m3, trong đó có 300 tỷ m3 là trong lãnh thổ (chiếm 40%)
và khoảng 500 đến 510 tỷ m3 là nước từ ngoài lãnh thổ. Về nước dưới đất, tổng lượng
sản sinh trung bình hàng năm của các tầng chứa nước là 63tỉ m3/năm, so với thế giới là
ở mức dưới trung bình. Tuy có hệ thống sơng ngịi chằng chịt, diện tích lưu vực sơng
lớn nhưng theo IWRA, Việt Nam vẫn thuộc nhóm (Hiệp hội Tài nguyên nước Quốc
tế) quốc gia thiếu nước với ngưỡng dưới 4000m3/năm khi lượng nước mặt bình quân
theo đầu người của Việt Nam năm 2010 chỉ có 3.850m3/năm. Đây là một thực trạng
đáng báo động và nếu không quản lý tốt nguồn tài nguyên này thì chỉ trong tương lai

5


gần, nước ta sẽ rơi vào tình trạng khan hiếm nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an

ninh nguồn nước và an ninh lương thực quốc gia.
Khi con người bắt đầu trồng trọt và chăn ni thì đồng ruộng dần dần phát triển
ở miền đồng bằng màu mỡ, kề bên lưu vực các con sơng lớn. Lúc đầu cư dân cịn ít và
nước thì đầy ắp trên các sơng hồ, đồng ruộng, cho dù có gặp thời gian khơ hạn kéo dài
thì cũng chỉ cần chuyển cư khơng xa lắm là tìm được nơi ở mới tốt đẹp hơn. Vì vậy,
nước được xem là nguồn tài nguyên vô tận và cứ như thế qua một thời gian dài, vấn đề
nước chưa có gì là quan trọng.
Tình hình thay đổi nhanh chóng khi cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện và
càng ngày càng phát triển như vũ bão. Hấp dẫn bởi nền cơng nghiệp mới ra đời, từng
dịng người từ nơng thơn đổ xô vào các thành phố và khuynh hướng này vẫn cịn tiếp
tục cho đến ngày nay. Ðơ thị trở thành những nơi tập trung dân cư quá đông đúc, tình
trạng này tác động trực tiếp đến vấn đề về nước càng ngày càng trở nên nan giải.
Trong những năm gần đây, việc quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam được cải
thiện đáng kể về mặt pháp lý, cấu trúc thể chế và các cơ chế, góp phần vào sự phát triển
kinh tế-xã hội của đất nước. Luật Tài nguyên nước đã được chính thức ban hành từ năm
1998 và các văn bản hướng dẫn pháp quy tiếp theo, đã cung cấp các quy định về quản lý,
điều hành, lưu trữ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên toàn quốc. Sự thay đổi về
thể chế trong quản lý tài ngun nước đã khuyến khích được q trình phi tập trung hóa,
đẩy mạnh sự tham gia rộng rãi của các thành phần ngoài nhà nước trong việc khai thác,
sử dụng và bảo vệ nguồn nước, cung cấp nước sinh hoạt và nước tưới tiêu.
Đặc biệt, Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp
thứ 3 thông qua ngày 21-6-2012. Luật này quy định việc điều tra cơ bản tài nguyên
nước; bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống, khắc phục hậu quả
tác hại do nước gây ra; quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên lãnh thổ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tài nguyên nước quy định trong Luật này bao gồm
nước mưa, nguồn nước mặt và nguồn nước dưới đất. Riêng nước biển, nước khoáng và
nước nóng thiên nhiên được điều chỉnh bằng pháp luật khác.
Theo Luật này, tài nguyên nước ở Việt Nam thuộc sở hữu toàn dân, được Nhà
nước thống nhất quản lý nhằm đảm bảo tất cả mọi người có quyền hưởng lợi từ các
nguồn nước. Hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ giao trách nhiệm

quản lý nhà nước về tài ngun nước nói chung, trong khi Bộ Nơng nghiệp và Phát
6


triển nơng thơn và Bộ Cơng Thương...có trách nhiệm quản lý tài nguyên nước theo
hoạt động của ngành, cho các mục đích tương ứng như thủy lợi, ni trồng thủy sản và
sản xuất điện.
Hiện nay ở nước ta nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng do sự phát triển dân
số và mức sống ngày càng tăng. Tuỳ thuộc vào mức sống của người dân và tuỳ từng
vùng mà nhu cầu sử dụng nước là khác nhau, định mức cấp nước cho dân đơ thị là 150
lít/người/ngày (qua điều tra, tại khu vực nội thành Hà Nội, lượng nước tiêu thụ khoảng
từ 150 đến 200 lít/người/ngày), cho khu vực nơng thơn (nói chung) là 40 - 70
lít/người.ngày. Riêng khu vực các huyện ngoại thành Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, mật
độ dân cư đơng đúc, dân trí cao, kinh tế phát triển lượng nước tiêu thụ cho mỗi người
dân đạt ≈ 150 lít/người/ngày.
Nguồn nước cung cấp cho nước sinh hoạt ở nước ta chủ yếu là nguồn nước mặt
được lấy từ các sông hồ..., sau khi qua xử lý sẽ dẫn đến các hộ dân, các khu công
nghiệp. Hiện nay, hơn 60 % tổng công suất các trạm cấp nước tại các đô thị và khu
công nghiệp trên cả nước dùng nguồn nước mặt với tổng lượng nước khoảng 3 triệu
m3/ ngày đêm. Con số này còn tăng lên nhiều trong những năm tới nhằm cung cấp cho
các đô thị và khu công nghiệp ngày càng mở rộng và phát triển.
Dự kiến 50 năm nữa nuớc ta sẽ rơi vào tình trạng thiếu nước trầm trọng. Sự
biến đổi của khí hậu tồn cầu sẽ dẫn đến sự suy giảm của nguồn nuớc. Các kết quả
nghiên cứu gần đây ở việt Nam cho thấy tổng lượng nuớc mặt của nuớc ta vào năm
2025 chỉ bằng khoảng 96%, đến năm 2070 xuống còn khoảng 90% và năm 2100 con
khoảng 86% so với hiện nay. Với tốc độ phát triển dân số như hiện nay thì đến năm
2025 lượng nước mặt tính bình quân đầu nguời ở nước ta chỉ đạt khoảng 2.830
m3/người. năm. Tính cả luợng nuớc từ bên ngồi chảy vào thì bình quân đạt 7.660
m3 người.năm.
Tài nguyên nước tại Việt Nam phân bố không đều giữa các vùng. Trên 60%

nguồn nước tập trung ở đồng bằng sông Hồng, trong khi tồn phần lãnh thổ cịn lại chỉ
có gần 40% lượng nuớc nhưng lại chiếm 80% dân số cả nước và trên 90% khối lượng
hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Đặc biệt các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ
và lưu vực Đồng Nai - Sài Gòn, lượng nước bình quân đầu người chỉ đạt khoảng 2.900
m3/người.năm, bằng 28% so với mức trung bình của cả nước.

7


Bên cạnh đó, tài nguyên nước của Việt Nam cũng phân bố không đều theo thời
gian trong năm và giữa các năm. Lượng nước trung bình trong 4 đến 5 tháng mùa mưa
chiếm khoảng 75 - 85% trong khi những tháng mùa khô (kéo dài đến 7 - 8 tháng) lại
chỉ có khoảng 15 - 25% lượng nước của cả năm.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao không đi
đôi với việc làm tốt công tác bảo vệ môi trường đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực
tới tài nguyên nước ở nước ta. Tình trạng ơ nhiễm nguồn nước mặt ngày càng tăng về
mức độ và quy mô, một số khu vực đồng bằng đã có biểu hiện ơ nhiễm do các chất
hữu cơ khó phân huỷ và hàm lượng vi khuẩn cao. Các biểu hiện suy thoái, cạn kiệt
nguồn nước đang trở lên rõ rệt và phổ biến ở nuớc ta.
Nước ta có mạng lưới sơng ngịi khá dày đặc, trong đó phải kể tới các sơng lớn,
trong đó có hệ thống sông Mê Kông, tiếp theo là hệ thống sông Hồng, Đồng Nai, sông
Mã, sông Cả, sông Hương, sông Thái Bình, sơng Thu Bồn, …, với diện tích lưu vực
mỗi sơng trên 10.00 km2, lưu lượng các sơng chính vào khoảng 880 km3/năm.
Lượng mưa trung bình hàng năm 1960 mm, tạo ra nước tái tạo được khoảng 324
km3/năm.
Mật độ sông phân bố không đều, phụ thuộc vào điều kiện địa hình, khí hậu của
từng địa phương.
Nhìn chung, các sơng ở nước ta có trữ lượng lớn có khả năng cung cấp cho các
đối tượng dùng nứơc trước mắt và cho tương lai. Tuy nhiên để đảm bảo sử dụng nguồn
nước mặt đựơc lâu dài cần phải có chiến lược sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn nước

mặt do các tác động của con người gây ra.
Ngoài nguồn nước mặt là các sơng, hồ thì ở miền núi nguồn nước suối cũng
đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp cho người dân vùng cao. Nguồn nước suối
có trứ lượng nước và chất luợng nước thay đổi theo mùa. Mùa mưa nước có độ đục
lớn, chứa cặn và cũng chứa nhiều chất hữu cơ. Tuy vậy nhưng tính chất của cặn khác
nước sông. Cặn ở đây là cặn thô, dễ lắng đọng, thời gian lắng nhanh hơn nuớc sông.
Theo kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa học thì lượng nước tham gia vào
chu trình tuần hồn mỗi năm chỉ chiếm khoảng 0,04% tổng lượng nước trên địa cầu.
Tổng lượng nước trong thuỷ quyển khoảng 1.386x106 km3, trong đó có khoảng 2,5%
là nước ngọt. Trong tổng số nước ngọt có khoảng 68,7% tồn tại dưới dạng băng tuyết,
29,9% là nước dưới đất và chỉ có khoảng 0,26% ở trong hệ thống sông, suối, ao, hồ...
8


Việt Nam chúng ta có tài nguyên nước mưa, tài nguyên nước mặt, tài nguyên nước
ngầm và tài nguyên nước biển.
Tài nguyên nước mưa: Với lượng mưa tương đối phong phú, lượng mưa trung
bình hàng năm đạt 1.960 mm đã cung cấp xấp xỉ 650 km3 nước trong năm. Tuy nhiên,
mưa ở nước ta phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian. Miền núi mưa
nhiều hơn vùng đồng bằng và các vùng trũng khuất gió; chênh lệch giữa vùng có
lượng mưa lớn và vùng có lượng mưa nhỏ vào khoảng 5-6 lần (ở những vùng cá biệt
chênh lệch này có thể lên tới xấp xỉ 10 lần). Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến
tháng 11 hàng năm; lượng mưa trong mùa chiếm từ 70-90% tổng lượng mưa/năm.
Mùa khơ kéo dài 5-6 tháng, có khi tới 7-8 tháng, có nơi 2-3 tháng khơng có mưa, là
ngun nhân chính gây thiếu nước, hạn hán nghiêm trọng.
Tài nguyên nước mặt: Sự phân bố nước mặt không đồng đều theo lãnh thổ và
biến đổi theo tháng, theo mùa trong năm và từ năm này qua năm khác vì nước mặt phụ
thuộc chặt chẽ vào sự phân bố của mưa. Vùng có lượng mưa lớn thì có dịng chảy lớn
và ngược lại. Nếu tính cả lượng nước từ ngồi lãnh thổ chảy vào Việt Nam theo hệ
thống sông Mê Kông, sơng Hồng và một số sơng khác thì tài ngun nước mặt tự

nhiên trong các hệ thống sông đạt xấp xỉ 850 km3/năm.
Tài nguyên nước dưới đất: Trữ lượng nước dưới đất được đánh giá theo hai loại: trữ
lượng động tự nhiên và trữ lượng khai thác. Trữ lượng động tự nhiên của nước dưới
đất là lưu lượng dòng chảy ngầm ở một mặt cắt nào đó của tầng chứa nước. Tiềm năng
nước dưới đất có khả năng khai thác của nước ta là rất lớn, khoảng 60 tỷ m3/năm.
Tổng trữ lượng động tự nhiên trên toàn lãnh thổ (chưa kể phần hải đảo) được đánh giá
vào khoảng 1.828 m3/s. Còn trữ lượng khai thác của nước dưới đất là lượng nước tính
bằng mét khối trong một ngày đêm có thể thu được bằng các cơng trình lấy nước một
cách hợp lý về mặt kinh tế - kỹ thuật, với chế độ khai thác nhất định và chất lượng đáp
ứng yêu cầu sử dụng trong suốt thời gian dự kiến sẽ sử dụng nước. Theo kết quả
nghiên cứu đánh giá được tiến hành ở 144 vùng với tổng diện tích 35.000 km2, thì hiện
nay mới xác định được trữ lượng khai thác cấp A là 580.000 m3/ngày đêm; cấp B là
1.300.000 m3/ngày đêm; cấp C là 8.620.000 m3/ngày đêm.
Ngoài các nguồn tài nguyên nước mưa, nước mặt, nước ngầm chúng ta còn
nguồn tài nguyên nước biển rất phong phú và đa dạng. Nước biển là điều kiện để bảo
tồn và duy trì, phát triển các hệ sinh thái nước liên quan, trong đó có các nguồn lợi thuỷ 9


hải sản; là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế như nuôi trồng thuỷ - hải
sản, giao thơng vận tải thuỷ, du lịch giải trí, làm muối, năng lượng... Đồng thời, tài nguyên
nước biển còn tạo mơi trường đặc biệt quan trọng để duy trì các q trình tuần hồn của
nước trong tự nhiên. Khối lượng nước khổng lồ trên biển cùng các hệ sinh thái nước biển
có vai trị quan trọng trong duy trì q trình làm sạch tự nhiên các chất thải ơ nhiễm trên
biển cũng như có nguồn gốc từ đất liền.

10


Phần 2
MỤC TIÊU-NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt của người dân phường
Chiềng Lề, thành phố Sơn La.


Xác định được các nguồn gây ơ nhiễm đến chất lượng nước mặt lại khu vực
nghiên cứu.



Xác định được nhu cầu và thói quen sử dụng nước sinh hoạt của các hộ gia đình
tại khu vực nghiên cứu.



Xác định chi phí của việc sử dụng các thiết bị lọc nước do ô nhiễm nước gây ra.

2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Xác định nguồn gây ô nhiễm đến nguồn nước mặt tại khu vực nghiên cứu
2.3.2. Xác định nhu cầu và chi phí sử dụng máy lọc nước sinh hoạt của các hộ gia
đình tại khu vực nghiên cứu
2.3.3. Đánh giá nhu cầu và thói quen sử dụng nguồn nước sinh hoạt của các hộ
gia đình
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
- Kế thừa báo cáo điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu.
- Kế thừa các nghiên cứu về đánh giá chất lượng nguồn nước tại khu vực nghiên cứu.
2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa

- Phương pháp xác định các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước: Khảo sát thực địa
xác định các nguồn thải vào dòng chảy như: nước thải cà phê, nước thải sinh hoạt, rác
thải, hóa chất nơng nghiệp, chất thải chăn ni… Xác định vị trí các nguồn xả thải: Sử
dụng thiết bị định vị GPS để xác định tọa độ địa lý của từng nguồn xả trên địa bàn
nghiên cứu
- Xác định vị trí lấy mẫu: Sử dụng thiết bị định vị GPS xác định toạ độ: kinh độ,
vĩ độ của điểm lấy mẫu.

11


Hình 2.1: Xác định điểm quan trắc bằng GPS
2.4.3. Phương pháp phỏng vấn.
- Đối tượng phỏng vấn: Người dân sống và sinh hoạt tại phường Chiềng Lề.
- Phỏng vấn theo phương pháp trực tiếp, phỏng vấn 30 hộ trong khu vực
nghiên cứu và lựa chọn các hộ phỏng vấn ngẫu nhiên để thơng qua bảng phiếu phỏng
vấn tính được phần trăm số hộ sử dụng máy lọc nước và số hộ cho rằng nguồn nước
sinh hoạt bị ô nhiễm do những nguyên nhân nào.
- Nội dung phỏng vấn gồm các nội dung cơ bản sau:
+ Xác định nguồn nước sinh hoạt và đặc điểm nguồn nước mặt tại khu vực
nghiên cứu.
+ Xác định nhu cầu và chi phí cho việc sử dụng máy lọc nước sinh hoạt tại khu
vực nghiên cứu.
+ Đánh giá nguồn nước sinh hoạt qua nhu cầu và thói quen sử dụng máy lọc
nước của các hộ gia đình.
Mẫu phiếu phỏng vấn:

12



×