BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
------------------------------
BÙI VĂN TRUNG
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN
NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301
TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
------------------------------
BÙI VĂN TRUNG
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN
NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN THỊ HẰNG NGA
TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2016
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học
(Ghi rõ họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
TS. Phan Thị Hằng Nga
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM
ngày 27 tháng 03 năm 2016.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT
Họ và tên
1 PGS.TS. Phan Đình Nguyên
Chức danh Hội đồng
Chủ tịch
2 TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh
Phản biện 1
3 TS. Hà Văn Dũng
Phản biện 2
4 PGS.TS. Lê Quốc Hội
5 TS. Nguyễn Quyết Thắng
Ủy viên
Ủy viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn và
đã được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HỒ CHÍ MINH
TP.HCM, ngày……tháng……năm 2016
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên
: BÙI VĂN TRUNG
Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh
:
06/08/1981
Nơi sinh: Nam Định
Chuyên ngành
:
Kế toán
MSHV: 1441850051
I-Tên đề tài: “PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI
CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN SỞ
GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”
II-Nhiệm vụ và nội dung:
Thực hiện nghiên cứu về phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài
chính của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu lý luận, đo lường, đưa ra giả thuyết và xây dựng mô hình các yếu
tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty ngành bất động sản niêm yết
trên sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.
Thu thập và xử lý số liệu của các yếu tố trong năm tài chính 2010, 2011,
2012, 2013, 2014. Từ đó rút ra được kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
cấu trúc tài chính của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên SGDCK thành
phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quản cấu trúc tài
chính của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên SGDCK TP.Hồ Chí Minh.
III-Ngày giao nhiệm vụ
: Ngày 20/08/2015
IV-Ngày hoàn thành nhiệm vụ : Ngày 15/01/2016
V-Cán bộ hướng dẫn khoa học : Tiến sĩ Phan Thị Hằng Nga
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 01 năm 2016
Học viên thực hiện
Bùi Văn Trung
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Công
nghệ TP.Hồ Chí Minh đã tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi có cơ hội được
học lớp Cao học kế toán niên khoá 2014 – 2016 tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Cô TS. Phan Thị Hằng Nga, người đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm Luận văn này.
Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý Thầy Cô, những
người đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian theo học cao học tại
trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh.
Tôi xin cảm ơn tất cả các bạn đồng nghiệp, đồng môn trong lớp học đã cùng
nhau học tập, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong công việc.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi, những người thân luôn bên
cạnh động viên, hỗ trợ tôi, luôn cho tôi tinh thần làm việc và học tập trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành nghiên cứu này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 01 năm 2016
Học viên thực hiện
Bùi Văn Trung
iii
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này nhằm xác định và phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty ngành bất động sản niêm yết. Trên
cơ sở đó, nêu ra tầm quan trọng và tính hiệu quả cấu trúc tài chính tối ưu của các
công ty ngành bất động sản niêm yết. Nâng cao trình độ hiểu biết giúp các nhà đầu
tư có cái nhìn sâu rộng và chính xác hơn trong các quyết định đầu tư của họ. Góp
phần nâng cao tính lành mạnh và công bằng của một thị trường chứng khoán.
Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố cấu trúc tài sản không ảnh hưởng đến cấu
trúc tài chính của các công ty ngành bất động sản niêm yết. Trong khi đó, các yếu
tố Quy mô doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, tính thanh khoản, tốc
độ tăng trưởng, rủi ro kinh doanh lại ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công
ty ngành bất động sản niêm yết theo mô hình hồi qui, phương trình hồi qui tuyến
tính đa biến của các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính LEV của các doanh
nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM như sau:
LEV = 0.568*SIZE - 0.350*LIQ + 0.219*GRO - 0.133*ROA - 0.123*VOL
Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa một số đề xuất kiến nghị về giải pháp
đối với với các doanh nghiệp ngành bất động sản niêm yết nhằm tăng hiệu quả cấu
trúc tài chính tối ưu, trên cơ sở đó tạo niềm tin và tăng uy tín đối với khách hàng,
thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư đã được đưa ra. Các nhà đầu tư có thể dựa vào
các yếu tố có ảnh hưởng này để biết được thông tin mà các doanh nghiệp đưa ra có
mức độ tin cậy như thế nào, qua đó kết hợp với một số thông tin khác để đưa ra các
quyết định chính xác của mình. Đồng thời, kiến nghị các nhà xây dựng chính sách
cần có cái nhìn tổng quát, sâu rộng hơn khi ban hành các chủ trương chính sách có
liên quan cấu trúc tài chính cũng như các biện pháp chế tài khi doanh nghiệp vi
phạm.
iv
ABSTRACT
The objective of this thesis research aims to identify and analyze the factors
affecting the financial structure of the real estate company listing. On that basis,
outlined the importance and effectiveness of financial structure optimization of the
real estate company listing. To raise the level of knowledge helped investors look
deeper and more accurate in their investment decisions. Contributing to enhance the
soundness and fairness of the securities market.
Research results show that structural factors affecting assets not financial
structure of the real estate company listing. Meanwhile, the element size businesses,
enterprise performance, liquidity, growth, business risks affecting the financial
structure of the company listed real estate sector according to the regression model,
the regression multivariate linear of factors affecting the financial structure of the
business LEV listed on the HCM City Stock Exchange as follows:
LEV SIZE = 0568 * - 0350 * 0219 * LIQ + GRO - 0133 * ROA - 0123 * VOL
In this study, the authors gave some recommendations on solutions for
enterprises listed real estate sector in order to increase the efficiency of optimal
financial structure, thereby creating confidence and rising reputation among
customers, attracting the attention of investors was launched. Investors can rely on
the factors that influence to know the information that businesses have given
confidence level how, through which combined with some other information to
make decisions its exact provisions. At the same time, propose the policy should
have an overview, deeper when issuing policies related financial structures as well
as sanctions if enterprises breach.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT .............................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ ix
DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................................................x
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Lý do nghiên cứu ............................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4
6. Ý nghĩa nghiên cứu ........................................................................................ 4
7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu ........................................................................ 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.......................................................................................6
1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước ............................................................ 6
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ............................................................. 7
1.3. Nhận xét về các nghiên cứu trước ............................................................. 13
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................15
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................................................................16
2.1. Cấu trúc tài chính ...................................................................................... 16
2.1.1. Khái niệm cấu trúc tài chính................................................................... 16
2.1.2. Các thành phần trong cấu trúc tài chính của doanh nghiệp ............. 17
2.1.3. Chỉ tiêu đo lường cấu trúc tài chính ................................................ 19
2.1.4. Các lý thuyết về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp ..................... 19
2.1.4.1. Theo quan điểm truyền thống ...................................................19
2.1.4.2. Theo quan điểm hiện đại ...........................................................20
vi
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. .............. 22
2.2.1. Yếu tố bên trong doanh nghiệp ....................................................... 22
2.2.1.1. Quy mô doanh nhgiệp ...............................................................22
2.2.1.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ...................22
2.2.1.3. Cấu trúc tài sản ..........................................................................23
2.2.1.4. Tính thanh khoản của doanh nghiệp .........................................24
2.2.1.5. Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp .......................................24
2.2.1.6. Rủi ro kinh doanh ......................................................................25
2.2.1.7. Thời gian hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ..................26
2.2.1.8. Hình thức sở hữu của doanh nghiệp..........................................26
2.2.1.9. Chính sách quản lý của lãnh đạo công ty ..................................26
2.2.2. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ....................................................... 27
2.2.2.1. Thuế ...........................................................................................27
2.2.2.2. Lãi suất kỳ vọng thị trường .......................................................28
2.2.2.3. Chính sách quản lý của nhà nước..............................................28
2.2.2.4. Các tiêu chuẩn của ngành kinh doanh .......................................28
2.2.2.5. Tác động của tín hiệu thị trường ...............................................29
2.3. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 29
2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất ...................................................................... 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................31
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................32
3.1. Tổng quan về tình hình thị trường bất động sản ở Việt Nam.................... 32
3.1.1 Khái quát về thị trường bất động sản ở Việt Nam............................ 32
3.1.2. Đặc điểm chủ yếu của thị trường bất động sản ............................... 34
3.2. Thực trạng về cấu trúc tài chính các doanh nghiệp ngành bất động sản ... 38
3.3. Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 40
3.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 42
3.5. Chọn mẫu nghiên cứu................................................................................ 42
3.6. Mô hình nghiên cứu................................................................................... 43
vii
3.6.1. Mô hình tổng quát ........................................................................... 43
3.6.2. Mã hóa các biến ............................................................................... 44
3.7. Đo lường các biến trong mô hình .............................................................. 45
3.7.1. Đo lường biến phụ thuộc ................................................................. 47
3.7.2. Đo lường các Biến độc lập ...........................................................47
3.7.2.1. Quy mô doanh nghiệp (SIZE) ...................................................47
3.7.2.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (ROA) .......48
3.7.2.3. Cấu trúc tài sản doanh nghiệp (TANG) ....................................48
3.7.2.4. Tính thanh khoản của doanh nghiệp (LIQ) ...............................49
3.7.2.5. Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp (GROW) .......................49
3.7.2.6. Rủi ro kinh doanh (VOL) ..........................................................50
3.8. Cách thu thập, xử lý dữ liệu ...................................................................... 51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .........................................................................................53
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................54
4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình......................................................... 54
4.1.1 Thống kê mô tả biến phụ thuộc ........................................................... 54
4.1.2 Thống kê mô tả các biến độc lập ......................................................... 54
4.2 Phân tích mối tương quan giữa các biến trong mô hình.................................. 56
4.3 Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến ............................................ 57
4.3.1 Phân tích mô hình lần 1 .................................................................... 57
4.3.1.1 Mô hình lần 1 .............................................................................57
4.3.1.2 Kiểm định mô hình lần 1 ............................................................57
4.3.2 Phân tích mô hình các lần tiếp theo .................................................. 58
4.3.2.1 Cách loại bỏ biến và mô hình lần cuối ......................................58
4.3.2.2 Kiểm định mô hình hồi quy lần cuối..........................................59
4.3.3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận về kết quả nghiên cứu .................. 65
4.3.3.1 Kết quả nghiên cứu ....................................................................65
4.3.3.2 Bàn luận về kết quả nghiên cứu .................................................68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4..........................................................................................71
viii
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................72
5.1. Kết luận ..................................................................................................... 72
5.1.1. Kết quả đạt được............................................................................. 72
5.1.2. Những hạn chế còn tồn tại ............................................................. 73
5. 2. Kiến nghị ................................................................................................. 73
5.2.1. Về phía công ty niêm yết ............................................................... 73
5.2.1.1. Quy mô doanh nghiệp ..............................................................73
5.2.1.2. Tính thanh khoản .....................................................................76
5.2.1.3. Tốc độ tăng trưởng ...................................................................77
5.2.1.4. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.................77
5.2.1.5. Rủ ro kinh doanh ......................................................................78
5.2.2. Về phía nhà nước ........................................................................78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5..........................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................83
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH 31 DOANH NGHIỆP
PHỤ LỤC 2: SỐ LIỆU THU THẬP VÀ TÍNH TOÁN VỀ THỰC TRẠNG CẤU
TRÚC TÀI CHÍNH
PHỤ LỤC 3: SỐ LIỆU THU THẬP VÀ TÍNH TOÁN DÙNG ĐỂ CHẠY MÔ
HÌNH
PHỤ LỤC 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU KẾT QUẢ CHẠY SPSS
ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GRO
: Tốc độ tăng trưởng
LEV
: Cấu trúc tài chính
LIQ:
: Tính thanh khoản
NXB
: Nhà xuất bản
ROA
: Hiệu quả hoạt độ kinh doanh
ROE
: Chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
SGDCK
: Sở giao dịch chứng khoán
SIZE
: Quy mô doanh nghiệp
TANG
: cấu trúc tài sản (tính hữu hình của tài sản)
TP.HCM
: Thành Phố Hồ Chí Minh
TTCK
: Thị trường chứng khoán
VAS
: Chuẩn mực kế toán Việt Nam
VOL
: Rủi ro kinh doanh
WACC
: Chi phí vốn bình quân gia quyền
x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tóm tắt các kết quả nghiên cứu trước .....................................................12
Bảng 3.1: Mã hóa các biến .........................................................................................44
Bảng 3.2: Mô tả các biến ............................................................................................45
Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả chỉ số LEV của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở
Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh: ...................................................................54
Bảng 4.2: Bảng kết quả thống kê mô tả các biến độc lập ..............................................55
Bảng 4.3: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình ....................................56
Bảng 4.4: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình lần 1 ...........................................57
Bảng 4.5: Các thông số thống kê trong mô hình hồi quy bằng phương pháp Enter 58
Bảng 4.6: Bảng ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập .........63
Bảng 4.7: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính đa biến .........64
Bảng 4.8: Các thông số thống kê trong mô hình hồi qui lần cuối bằng phương pháp
Enter ..........................................................................................................................65
Bảng 4.9: Giả thuyết và kết quả phân tích thực nghiệm sự ảnh hưởng ..........................67
xi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính
...................................................................................................................................30
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................41
Hình 4.1: Đồ thị phân tán giữa cấu trúc tài chính và phần dư từ hồi qui ..................60
Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa.............................................61
Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa .........................................62
Hình 4.4: Mô hình lý thuyết chính thức về cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp
niêm yết trên sở giao dịch dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh ..............................66
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Chúng ta biết rằng hầu hết các doanh nghiệp vận hành đều chú ý sử dụng lợi
ích từ việc vay nợ. Trong điều kiện hoạt động bình thường, tài trợ bằng nợ có thể
giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng sinh lợi, thế nhưng nhà đầu tư nào cũng biết
đến mặt trái của nợ. Khi mọi thứ không diễn biến như các kế hoạch, thì nợ có thể
khiến doanh nghiệp gặp vấn đề nghiêm trọng.
Mặt khác, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện
nay, vấn đề chủ động lựa chọn một cơ cấu tài trợ hợp lý giữa vốn chủ sở hữu và vốn
vay nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp càng trở nên cấp thiết. Song song
với vấn đề đó thì việc tìm ra những yếu tố nào tác động đến cấu trúc tài chính của
các doanh nghiệp và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố ra sao cũng là một vấn đề
rất được quan tâm.
Những năm trở lại đây với tình trạng suy thoái của nền kinh tế thế giới cũng
đã có một phần làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của Việt Nam. Với tình hình đó
nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã lâm vào tình trạng khó khăn và đã có nhiều doanh
nghiệp tiến hành giải thể. Vì vậy buộc các nhà quản trị doanh nghiệp phải cân nhắc,
xem xét mọi quyết định để đạt được hiệu quả cao nhất.
Mỗi ngành đều có những đặc thù riêng, cấu trúc tài chính đặc trưng riêng đặc
biệt là thị trường bất động sản, thị trường bất động sản đóng một vai trò quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân, thể hiện ở các điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, đây là thị trường tài sản có giá trị lớn, có khả năng chuyển đổi, đáp
ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế.
Thứ hai, phát triển và quản lý tốt thị trường bất động sản sẽ góp phần kích
thích sản xuất phát triển, tăng nguồn thu cho ngân sách.
Bên cạnh đó, hiện nay sự phát triển của thị trường bất động sản còn nhiều bất
cập khó khăn, nhất là nhu cầu về vốn. Với đặc điểm là một ngành đòi hỏi vốn lớn và
phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn vay, trong khi tín dụng ngày càng bị thắt chặt và
2
mặt bằng lãi suất cho vay lại cao, các công ty ngành bất động sản cần tìm ra một
cấu trúc tài chính sao cho tối đa hóa được lợi nhuận và gia tăng giá trị doanh
nghiệp.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái cũng như tình hình kinh tế trong
nước còn nhiều khó khăn như hiện nay, muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp
cần phải phát huy tối đa sức mạnh nội tại của mình. Việc xây dựng được cấu trúc tài
chính hợp lý cũng là cách để doanh nghiệp phát huy sức mạnh đó. Cấu trúc tài
chính ưu tiên sử dụng nợ hoặc nghiêng hẳn về sử dụng vốn chủ sở hữu có thể phù
hợp ở giai đoạn này nhưng lại không phù hợp ở giai đoạn khác.
Do vậy, việc nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của
các doanh nghiệp là một việc làm cần thiết và hữu ích giúp các nhà quản trị tổ chức,
sắp xếp lại các nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc lựa chọn và
thực hiện các quyết định tài trợ của mình nhằm đạt được một cấu trúc tài chính hợp
lý, thích ứng với từng giai đoạn phát triển, thực hiện các mục tiêu kinh doanh được
đề ra.
Từ những lý do trên, nhằm giúp các doanh nghiệp xây dựng chính sách tài trợ
hợp lý, đảm bảo khả năng thanh toán và tận dụng hiệu quả tích cực của đòn bẩy nợ
nâng cao giá trị doanh nghiệp, đề tài này thực hiện nghiên cứu: Phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty ngành bất động sản niêm yết
trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc
tài chính của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu cụ thể
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
3
Mục tiêu 1: Xác định những yếu tố nào ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của
các công ty ngành bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố
Hồ Chí Minh.
Mục tiêu 2: Đánh giá thực trạng cấu trúc tài chính của các công ty ngành Bất
động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các
công ty ngành bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ
Chí Minh.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công
ty ngành bất động sản niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh?
Câu hỏi 2: Thực trạng cấu trúc tài chính của các công ty ngành Bất động sản
niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh hiện nay?
Câu hỏi 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công
ty ngành bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Cấu trúc tài chính của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên Sở giao
dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về thời gian: Báo cáo tài chính của các công ty ngành bất động sản
niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trong 05 năm
2010, 2011, 2012, 2013, 2014.
+ Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu về thực trạng cấu trúc tài chính và xác
định, phân phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty
ngành bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh.
4
+ Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu đối với 31 công ty ngành bất
động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh có đầy đủ
dữ liệu được nêu trong báo cáo tài chính.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp định tính: Qua việc thu thập thông tin, dùng phương pháp
thống kê mô tả, so sánh để phân tích, đánh giá thực trạng cấu trúc tài chính của các
công ty ngành bất động sản ngành bất động sản niêm yết.
- Phương pháp định lượng: Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xác định hệ số
hồi quy, trên cơ sở đó xây dựng phương trình các yếu tố tác động đến cấu trúc tài
chính. Từ đó kiểm định sự tác động của các yếu tố đến cấu trúc tài chính của các
công ty ngành bất động sản niêm yết. Khi quá trình kiểm định hoàn tất, đề tài tiến
hành phân tích kết quả và đưa ra một số kiến nghị phù hợp với hiện trạng của ngành
bất động sản.
- Tài liệu sử dụng trong luận văn gồm nguồn tài liệu thứ cấp thu thập từ báo
cáo tài chính của 31 công ty ngành bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh.
6. Ý nghĩa nghiên cứu
Về mặt lý thuyết, đề tài là kết quả của việc thực hành một nghiên cứu khoa
học bằng phương pháp định tính kết hợp định lượng nhằm hiểu rõ và thực hiện
đúng những yêu cầu cơ bản của một nghiên cứu khoa học.
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu cung cấp tổng quan về cấu trúc tài chính của các
công ty ngành bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ
Chí Minh. Điều này giúp ích cho các nhà điều hành doanh nghiệp trong việc phân
tích và đánh giá lợi ích, sự tương quan giữa các yếu tố trên. Từ đó lựa chọn một cấu
trúc tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp mình.
7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu gồm có 5 chương:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
5
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về các nhân tố
ảnh hưởng tới cấu trúc tài chính của công ty, các tác giả đã dùng nhiều phương pháp
khác nhau, nghiên cứu thực nghiệm ở những công ty thuộc nhiều ngành nghề khác
nhau trong những điều kiện kinh tế xã hội ở các nước. Tuy nhiên, bên cạnh những
khác biệt trong kết luận cuối cùng, các tác giả cũng đã có những kết luận giống
nhau về một số yếu tố làm ảnh hưởng tới cấu trúc tài chính của doanh nghiệp.
1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
Nghiên cứu của Jean.J.Chen (2003) (được trích bởi Anh&Yến, 2014) thực
hiện trên 77 công ty lớn có cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán
Thượng Hải, Trung Quốc. Nghiên cứu dựa trên lý thuyết đánh đổi và lý thuyết trật
tự phân hạng để xác định các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty niêm
yết, mô hình gồm: lợi nhuận, khả năng tăng trưởng, tài sản cố định hữu hình, chi phí
kiệt quệ tài chính và lá chắn thuế đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp. Kết quả
nghiên cứu cho rằng tỷ suất sinh lợi và quy mô doanh nghiệp có tác động ngược
chiều (-) với cấu trúc vốn, còn tốc độ tăng trưởng và tài sản cố định hữu hình lại có
tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ.
Nghiên cứu của Wanrapee Banchuenvijit (2009) (được trích bởi Anh&Yến,
2014) được thực hiện trên 81 công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thái
Lan từ năm 2004 - 2008. Mô hình gồm 5 yếu tố: tỷ suất sinh lợi, quy mô doanh
nghiệp, tỷ lệ tài sản cố định hữu hình, tốc độ tăng trưởng tài sản, sự biến động của
lợi nhuận hoạt động. Kết quả nghiên cứu cho rằng có ba nhân tố có ý nghĩa thống
kê ở mức 1% đó là: tỷ suất sinh lợi, tài sản cố định có mối quan hệ ngược chiều với
hệ số nợ, còn quy mô công ty lại có mối tương quan cùng chiều với hệ số nợ.
Nghiên cứu của Antoniou và các cộng sự (2002) (được trích bởi Thái Thị
Nhung, 2014), nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các
tập đoàn ở các nước Châu Âu trên cơ sở số liệu điều tra của những công ty Pháp,
Đức và Anh. Các tác giả đã chỉ ra rằng cấu trúc tài chính có mối tương quan thuận
7
với quy mô công ty nhưng lại có mối tương quan nghịch với chỉ tiêu giá trị thị
trường so với giá trị sổ sách, với cấu trúc kỳ hạn của lãi suất và giá cổ phiếu trên thị
trường.
Nghiên cứu của Huang và Song (2002) (được trích bởi Thái Thị Nhung,
2014), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty trên
cơ sở dữ liệu thị trường và dữ liệu kế toán của hơn 1.000 công ty Trung Quốc được
niêm yết trên thị trường chứng khoán. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng tỉ lệ nợ trên
tổng tài sản của công ty có tương quan thuận với quy mô công ty, lá chắn thuế, tài
sản cố định và có tương quan tỷ lệ nghịch với lợi nhuận và ngành nghề kinh doanh
của các công ty, cấu trúc tài chính tỷ lệ nghịch với hiệu quả kinh doanh.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Nghiên cứu của Lê Thị Kim Thư (2012), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến cấu trúc vốn của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên sở giao
dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đưa ra mô hình gồm 7 nhân tố
tác động cấu trúc vốn của các công ty gồm: Quy mô doanh nghiệp, cấu trúc tài sản,
hiệu quả hoạt động, rủi ro kinh doanh, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp, đặc
điểm riêng của tài sản doanh nghiệp, hình thức sở hữu của doanh nghiệp. Mẫu
nghiên cứu số liệu thu thập từ báo cáo tài chính của 13 công ty ngành bất động sản
niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trong 5 năm 2007 2011.
Phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng phần mềm SPSS16.0 để xác định
hệ số hồi quy.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các
công ty trong mẫu nghiên cứu và cả 4 nhân tố giải thích đến 70,9% ý nghĩa của mô
hình trong đó: quy mô doanh nghiệp (-), hiệu quả hoạt động kinh doanh (-) và đặc
điểm riêng của tài sản (-) có quan hệ ngược chiều với cấu trúc tài chính, trong khi
tốc độ tăng trưởng (+) lại tác động cùng chiều với cấu trúc vốn. Có 3 nhân tố: Cấu
trúc tài sản, rủi ro kinh doanh, hình thức sở hữu của doanh nghiệp không ảnh
hưởng.
8
Nghiên cứu của Đặng Thị Quỳnh Anh & Quách Thị Hải Yến (2014), các nhân
tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh.
- Tác giả sử dụng phương pháp ước lượng các yếu tố không ngẫu nhiên (FEM
– Fixed Effect Model) với mô hình gồm 9 nhân tố: Quy mô doanh nghiệp, khả
năng sinh lợi của doanh nghiệp, sự tăng trưởng của doanh nghiệp, đặc điểm riêng
của tài sản, tài sản cố định hữu hình, tính thanh khoản của tài sản, điều kiện của thị
trường chứng khoán, thuế, điều kiện thị trường nợ.
- Dữ liệu thống kê được thu thập và tổng hợp từ các bảng báo cáo tài chính của
180 công ty phi tài chính niêm yết trên HOSE trong giai đoạn 2010 - 2013, gồm 720
quan sát. Kết quả nghiên cứu cho rằng có 3 nhân tố tác động mạnh đến cấu trúc vốn
của các doanh nghiệp trong giai đoạn này, đó là: Quy mô doanh nghiệp, khả năng
sinh lợi và thuế. Trong đó quy mô doanh nghiệp và khả năng sinh lợi có tương quan
cùng chiều, còn thuế có tương quan ngược chiều với cấu trúc vốn.
Nghiên cứu của Thái Thị Nhung (2014), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
cấu trúc tài chính của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam. Tác giả thu thập dữ liệu mẫu nghiên cứu 57 công ty ngành
bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 4 năm 2010,
2011, 2012, 2013 và đưa ra mô hình nghiên cứu gồm 8 nhân tố: Quy mô doanh
nghiệp, cấu trúc tài sản, hiệu quả hoạt động, rủi ro kinh doanh, sự tăng trưởng của
doanh nghiệp, khả năng thanh khoản, thời gian hoạt động, hình thức sở hữu.
Áp dụng phương pháp hồi quy tuyến tính bội, sử dụng phần mềm phân tích
thống kê Eviews phân tích mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy có 5 nhân tố tác động đến cấu trúc tài
chính của các công ty trong mẫu nghiên cứu, trong đó: Có 4 nhân tố là rủi ro kinh
doanh, sự tăng trưởng của doanh nghiệp, thời gian hoat động và hình thức sở hữu
tác động ngược chiều đến cấu trúc tài chính; và có 1 nhân tố vùa có tác động ngược
chiều vừa có tác động cùng chiều là quy mô doanh nghiệp đến cấu trúc tài chính.
9
Nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2010), nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng tới cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính trong doanh nghiệp. Phương
pháp phân tích đường dẫn dựa trên sở số liệu từ báo cáo tài chính trong 3 năm
(2007-2009) của 428 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. Kết quả
cho thấy tỷ suất nợ bình quân của 428 doanh nghiệp là 51,74%, trong đó:
- Các nhân tố hiệu quả kinh doanh, rủi ro kinh doanh và cấu trúc tài sản tác
động tỷ lệ nghịch đến cấu trúc tài chính, trong khi quy mô của doanh nghiệp lại có
tác động tỷ lệ thuận đến cấu trúc tài chính. Đối với hiệu quả tài chính, tỷ suất lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) trung bình của các doanh nghiệp là 17,63% và
chỉ tiêu này cũng có sự biến động khá lớn giữa các doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Hằng (2013), Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng tới cấu trúc tài chính của các công ty may tại thành phố Đà Nẵng.
- Tác giả nghiên cứu, thu thập dữ liệu của 35 công ty may, số liệu được thu
thập 4 quý/năm từ năm 2007 đến năm 2011, tổng cộng có 590 quan sát. Cấu trúc tài
chính trong nghiên cứu này được cụ thể hóa bằng cách đo giữa tỷ lệ nợ phải trả và
tổng tài sản. Tác giả nghiên cứu các nhân tố tác động gồm: quy mô doanh nghiệp, tỷ
trọng tài sản dài hạn trên tổng tài sản, hiệu quả kinh doanh (ROA, ROE), thời gian
hoạt động của doanh nghiệp, khả năng thanh khoản.
- Kết quả nghiên cứu, cho rằng:
+ Quy mô doanh nghiệp, thời gian hoạt động của doanh nghiệp, khả năng
thanh khoản của doanh nghiệp có quan hệ cùng chiều với cấu trúc tài chính;
+ Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và tỷ trọng tài sản dài hạn quan hệ
ngược chiều với cấu trúc tài chính.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Nga (2010), các nhân tố tác động đến cấu
trúc vốn của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh.
- Tác giả nghiên cứu, thu thập dữ liệu 45 công ty được lấy ngẫu nhiên bao
gồm tất cả các lĩnh vực ngành nghề niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành
phố Hồ Chí Minh trước ngày 01/01/2009. Trong đó, tác giả đưa ra mô hình xem xét
10
các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn: Lợi nhuận trên tổng tài sản, thuế, quy mô
doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng, đặc điểm riêng của tài sản, tính thanh khoản, tỷ
trọng tài sản cố định hữu hình.
- Kết quả nghiên cứu:
+ Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp có tác động mạnh nhất đối với tỷ lệ nợ
ngắn hạn trên tổng tài sản, các công ty có tỷ lệ phát triển cao thì sẽ dễ dàng vay nợ
vì các chủ nợ tin vào triển vọng phát triển của công ty.
+ Tính thanh khoản có tác động trái chiều với đòn bẩy tài chính, khi công ty
có dồi dào tài chính, công ty có khuynh hướng giảm nợ vay và tăng vốn bằng việc
phát hành cổ phiếu huy động vốn.
+ Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản tỷ lệ nghịch với đòn bẩy tài chính. Tỷ lệ lợi
nhuận trên tổng tài sản của công ty càng cao, các công ty càng giảm các khoản nợ.
+ Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản có tác động tỷ lệ thuận với
đòn bẩy tài chính, các công ty khi có tỷ lệ nợ tài sản cố định hữu hình cao thì sẽ là
lợi thế trong việc vay nợ hay khi cần tăng tài sản cố định hữu hình các công ty sẽ đi
vay để tài trợ cho khoản đầu tư này.
+ Quy mô công ty là tỷ lệ thuận với cấu trúc vốn, công ty càng lớn thì càng
vay nhiều.
+ Thuế: Số thuế phải nộp nghịch chiều với tỷ lệ nợ. Tỷ lệ lãi suất có lúc cao
nhất lên đến 21% trong khi nhiều doanh nghiệp chịu mức thuế thu nhập doanh
nghiệp thấp hơn mức lãi suất. Giai đoạn năm 2008 các doanh nghiệp đã giảm việc
đi vay vì mức lãi suất quá cao.
+ Đặc điểm riêng của sản phẩm tỷ lệ thuận với tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, tỷ lên
nợ ngắn hạn trên tổng tài sản và tác động nghịch với tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài
sản.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Quỳnh (2014), các yếu tố ảnh hưởn đến cấu
trúc vốn của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh.