Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động đến chất lượng thông tin kế toán được trình bày trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

---------------------------

TẠ THỊ THƠ
CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG DOANH NGHIỆP
TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN
KẾ TOÁN ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRÊN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

---------------------------

TẠ THỊ THƠ
CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG DOANH NGHIỆP
TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN
KẾ TOÁN ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRÊN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán


Mã số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN XUÂN HƯNG

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS-TS Nguyễn Xuân Hưng

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 27 tháng 03 năm 2016

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
STT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

PGS.TS. Phan Đình Nguyên

2

TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh

Phản biện 1


3

TS. Phan Thị Hằng Nga

Phản biện 2

4

PGS.TS. Lê Quốc Hội

5

TS. Hà Văn Dũng

Chủ tịch

Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 20 tháng 08 năm 2015

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Tạ Thị Thơ

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 04/02/1991

Nơi sinh: Thái Bình

Chuyên ngành: Kế toán – Kiểm toán

MSHV: 1441850042

I- Tên đề tài:
Các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động đến chất lượng thông tin kế
toán được trình bày trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
thành phố Hồ Chí Minh
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về thông tin kế toán và chất lượng thông tin kế
toán
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận chung và một số giải pháp nâng cao chất lượng thông
tin kế toán được trình bày trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ
và vừa

III- Ngày giao nhiệm vụ: 20/08/2015
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 15/01/2016
V- Cán bộ hướng dẫn: PGS-TS Nguyễn Xuân Hưng
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Các nhân tố bên trong doanh
nghiệp tác động đến chất lượng thông tin kế toán được trình bày trên báo cáo tài
chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh” là công
trình của việc học tập và nghiên cứu khoa học thật sự nghiêm túc của bản thân.
Những kết quả nêu ra trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố trước
đây. Các số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được tổng hợp từ những
nguồn thông tin đáng tin cậy.
TP. HCM, ngày 09 tháng 01 năm 2016
Học viên thực hiện Luận văn

Tạ Thị Thơ


ii

LỜI CẢM ƠN


Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến:
- Các Thầy Cô Trường Đại Học Công Nghệ TP.Hồ Chí Minh đã tận tình truyền
đạt kiến thức nền tảng cơ sở, kiến thức chuyên sâu về Kế toán – Kiểm toán và kinh
nghiệm sống quý báu, thực sự hữu ích tôi trong thời gian thực tập và cả sau này.
- Đặc biệt tôi xin gởi lời tri ân đến Cô Nguyễn Xuân Hưng đã hết lòng hỗ trợ,
giúp đỡ tôi từ khi chọn đề tài, cách thức tiếp cận thực tiễn tại đơn vị thực tập đến
khi hoàn chỉnh luận văn thạc sĩ này.
Xin kính chúc Qúy Thầy Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong công việc.
TP. HCM, ngày 09 tháng 01 năm 2016
Học viên thực hiện Luận văn

Tạ Thị Thơ


iii

TÓM TẮT
Nhằm góp phần làm cho thông tin kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
được minh bạch hơn, lành mạnh hơn, có chất lượng hơn, phù hợp với yêu cầu phát
triển khách quan của nền kinh tế thị trường luận văn đã chọn đề tài “Các nhân tố
bên trong doanh nghiệp tác động đến chất lượng thông tin kế toán được trình
bày trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ
Chí Minh” để nghiên cứu. Bằng việc kế thừa các nghiên cứu trước để xác định các
nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán từ đó xây dựng mô hình cho
các nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh luận văn đã xác định được
6 nhân tố như sau:
Chính sách pháp luật (P), Nhân sự kế toán (N) , Nhà quản lý (L), Môi trường
doanh nghiệp (M) và Thuế (T). Nghiên cứu sử dụng kết quả của bảng câu hỏi sau

khi khảo sát thực tế tại thành phố Hồ Chí Minh và chạy chương trình SPSS 2.0 để
đo lường mức độ tác động của các nhân tố
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 2 nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động đến
chất lượng thông tin kế toán được trình bày trên báo cáo tài chính của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: Chính sách pháp luật, Nhân
sự kế toán. Nhà quản lý, Thuế và Môi trường doanh nghiệp không có ý nghĩa trong
nghiên cứu này. Nhân tố chính sách pháp luật có ảnh hưởng mạnh nhất (β = 0.557 )
tới chất lượng thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài chính của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh, kế tiếp là Nhân sự kế toán (β=
0.259)
Mô hình kết quả nghiên cứu như sau:
Chất lượng thông tin kế toán được trình bày trên báo cáo tài chính của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh = 0.557 x Chính sách
pháp luật + 0.259 x Nhân sự kế toán
Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra một số đề xuất với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
thành phố Hồ Chí Minh nhằm giúp các nhà quản trị nâng cao chất lượng thông tin kế
toán được trình bày trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp mình.


iv

ABSTRACT
To contribute to the accounting information of the medium and small
businesses more transparent, healthier, higher quality, consistent with the objective
requirements of development of market economies have chosen dissertation topic
financial "Factors within the enterprise impact on the quality of accounting
information is presented on the financial statements of small and medium-sized
enterprises in Ho Chi Minh city" to study. By inheriting the previous study to
determine the factors that affect the quality of accounting information from which
to build models for the enterprise internal factors affecting the quality of accounting

information of enterprises small and medium enterprises in Ho Chi Minh city has
identified dissertations 6 following factors:
Legal Policy (TP), HR accounting (N), managers (L), business environment
(M) and Taxes (T). The study used the results of a questionnaire survey after the
fact in Ho Chi Minh and running SPSS 2.0 to measure the extent of the impact
factor
The study results showed that 2 factors affecting business quality accounting
information is presented on the financial statements of small and medium-sized
enterprises in Ho Chi Minh City include: Policy measures legal, accounting
personnel, managers, tax and business environment does not make sense in this
study. Legal Policy factors have the strongest influence (β = 0557) on the quality of
accounting information presented in the financial statements of small and mediumsized enterprises in Ho Chi Minh city, followed by HR Design math (β = 0259
Model results are as follows:
He quality of accounting information is presented on the financial statements
of small and medium-sized enterprises in Ho Chi Minh City = 0557 x Legal Policy
+ 0259 HR accounting
On this basis, the thesis gives some suggestions for small and medium-sized
enterprises in Ho Chi Minh City to help managers improve the quality of accounting
information is presented on the company's financial reports his career.


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC: Báo cáo tài chính
BCĐKT: Bảng cân đối kế toán
BCKQHĐKD: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BCLCTT: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
FASB: Financial Accounting Standards Board
IASB: International Accounting Standards Board

TM BCTC: Thuyết minh báo cáo tài chính
TTKT: Thông tin kế toán
US GAAP: US Generally Accepted Accoungting Principles


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Tóm tắt các nghiên cứu đánh giá chất lượng báo cáo tài chính ................10
Bảng 1.2 Đo lường các đặc tính chất lượng kế toán theo nghiên cứu của ferdy van
beest và các cộng sự ..................................................................................................11
Bảng 2.1 Tổng hợp đặc tính chất lượng thông tin của knight và burn .....................23
Bảng 4.1 Ngành nghề của đối tượng khảo sát...........................................................42
Bảng 4.2 Kết quả crobach alpha các thang đo ..........................................................43
Bảng 4.3 Ma trận nhân tố sau khi xoay ( rotated compoment matrix ) ....................46
Bảng 4.4 Kết quả phân tích efa cho biến phụ thuộc .................................................48
Bảng 4.5 Kết quả tóm tắt cronbach các thang đo sau khi hiệu chỉnh .......................49
Bảng 4.6 Ma trận hệ số tương quan ..........................................................................50
Bảng 4.7 Tóm tắt mô hình.........................................................................................51
Bảng 4.8 Phân tích phương sai ( anova) ...................................................................51
Bảng 4.9 Trọng số hồi qui ( coefficients ) ................................................................52


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Mô hình hệ thống thông tin thành công của delone và mclean (1992) ........6
Hình 1.2 Mô hình hệ thống thông tin thành công của delone và mclean (2003) ........6
Hình 1.3 Mô hình các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin kế toán của
stoderstrom và sun (2007) ...........................................................................................8

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................36
Hình 4.1 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa của nhân tố chất lượng thông tin kế
toán được trình bày trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
thành phố hồ chí minh ...............................................................................................53
Hình 4.2 Biểu đồ dự báo giá trị của nhân tố chất lượng thông tin kế toán được trình
bày trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hồ chí
minh ...........................................................................................................................54
Hình 4.3 Biểu đồ phân tán giá trị của nhân tố chất lượng thông tin kế toán được
trình bày trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hồ
chí minh .....................................................................................................................55
Hình 4.4 Kết quả kiểm định mô hình hồi qui nghiên cứu .........................................57


viii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ II
TÓM TẮT .................................................................................................................III
ABSTRACT ............................................................................................................. IV
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. V
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... VI
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... VII
MỤC LỤC .............................................................................................................. VIII
PHẦN MỞ BÀI...........................................................................................................1
1.TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI .....................................................................................1
2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.....................................................................................2
3.CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .......................................................................................2
4.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .........................................................2
5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................3

6.ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN .....................................................................3
7.KẾT CẤU ĐỀ TÀI...................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................5
1.1

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI ..................................................................5

1.1.1 Mô hình DeLone và McLean ( 1992) ..........................................................5
1.1.2 Mô hình Nelson và các cộng sự ( 2005) ......................................................7
1.1.3

Mô hình Stoderstrom và Sun (2007) ......................................................7

1.1.4

Nghiên cứu của Ferdy van Beest, Geert Braam và Suzanne Boelens –

Trung tâm nghiên cứu kinh tế Nijmegen ( NICE), Viện nghiên cứu quản lý đại
học Radboud Nijmegen (11-15) ...........................................................................9
1.2 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC ...................................................................12
1.2.1 Nghiên cứu của Lê Trường Vinh, luận văn thạc sĩ Đại học kinh tế
Tp.HCM (2008): . ...............................................................................................12
1.2.2 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Phương, luận văn thạc sĩ Đại học Đà
Nẵng (2013): ......................................................................................................13


ix
1.2.3 Nghiên cứu của Phan Minh Nguyệt, luận văn thạc sĩ Đại học kinh tế
Tp.HCM (2014):. ................................................................................................13
1.2.4 Nghiên cứu của Cao Nguyễn Lệ Thư, luận văn thạc sĩ Đại học kinh tế

Tp.HCM (2014): ................................................................................................14
1.2.5 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Nga, nghiên cứu tháng 8/2014: ........14
1.2.6 Nghiên cứu của Phạm Thị Thu Đông, luận văn thạc sĩ Đại học Đà Nẵng
(2013): ...............................................................................................................15
1.3 NHẬN XÉT VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ..................................................15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................16
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ CHẤT
LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN ...........................................................................17
2.1TỔNG QUAN VỀ THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN....17
2.1.1 Thông tin kế toán trình bày trên Báo cáo tài chính ...................................17
2.1.2 Chất lượng thông tin kế toán .....................................................................22
2.2 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN ..................................................24
2.2.1. Quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế - IASB .................25
2.2.2. Quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán Hoa Kỳ - FASB. ..............27
2.2.3. Quan điểm hội tụ IASB – FASB ..............................................................29
2.2.4. Quan điểm của Chuẩn mực kế toán Việt Nam – VAS .............................30
2.2.5 Tổng hợp đặc tính chất lượng TTKT từ các quan điểm trên.....................30
2.2.6 Giả thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trình
bày trên BCTC của các doanh nghiệp nhỏ và vừa .............................................31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................33
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................34
3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU......................................................................................34
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................34
3.1.2 Quy trình nghiên cứu .................................................................................34
3.2 XÂY DỰNG THANG ĐO ......................................................................................37
3.2.1. P- Thang đo chính sách pháp luật ............................................................37
3.2.2. N- Thang đo nhân sự kế toán ...................................................................38
3.2.3. L- Thang đo nhà quản lý ..........................................................................38



x
3.2.4. M- Thang đo môi trường doanh nghiệp ...................................................38
3.2.5. Q- Thang đo thuế ......................................................................................38
3.2.6. C- Thang đo chất lượng thông tin kế toán được trình bày trên báo cáo tài
chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa .............................................................38
3.3 CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU CẦN KIỂM ĐỊNH ...............................................39
3.4 MẪU NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG .......................................................................39
3.4.1 Phương pháp chọn mẫu .............................................................................39
3.4.2 Kích cỡ mẫu khảo sát ................................................................................40
3.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI KHẢO SÁT ..................................................................40
3.6 CÔNG CỤ THU THẬP, PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU .........................................40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................41
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................................42
4.1 MẪU NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG .......................................................................42
4.2 ĐÁNH GIÁ THANG ĐO BẰNG CROBACH ALPHA ................................................43
4.3 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA ( EFA – EXPLORATION FACTOR
ANALYSIS ) .............................................................................................................45
4.4 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ BIẾN PHỤ THUỘC .............................................................48
4.5 KIỂM ĐỊNH THANG ĐO HIỆU CHỈNH...................................................................49
4.6 KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ..........................................49
4.6.1 Phân tích tương quan .................................................................................49
4.6.2 Đánh giá phù hợp mô hình hồi quy tuyến tính bội ....................................50
4.6.3 Kiểm định giả thuyết .................................................................................51
4.6.4 Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi qui ...................................52
4.6.5 Dò tìm các vi phạm giả thuyết cần thiết ....................................................53
4.6.6 Kết luận phân tích hồi qui .........................................................................56
4.7 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................................57
4.8 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4..........................................................................................59
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN CHUNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT

LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRÊN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ..........................................60


xi
5.1 KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................60
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRÌNH BÀY
TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH .........................................................................................................61


1
PHẦN MỞ BÀI

1.

Tính cấp thiết đề tài
Kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về tình hình tài

chính, về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cho các đối
tượng sử dụng thông tin khác nhau như Nhà nước, Ngân hàng, các nhà đầu tư, các
cổ đông, nhà cung cấp, khách hàng… Thông tin kế toán trung thực, chính xác, minh
bạch sẽ giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin đưa ra các quyết định kinh tế đúng
đắn: Nhà nước sẽ xác định được chính xác số thuế doanh nghiệp phải nộp; các nhà
đầu tư, các đối tác khác sẽ thấy an toàn khi đưa ra các quyết định đầu tư, góp vốn;
ngân hàng sẽ yên tâm khi đưa ra các quyết định cho vay thông qua việc thẩm định
báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Cùng với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, sự phát triển của thị
trường vốn, mong muốn thu hút vốn đầu tư nước ngoài, quyết tâm mở cửa hội nhập

với nền kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước thì yêu cầu nâng cao chất lượng
thông tin kế toán ngày càng trở nên cấp thiết.
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam nhất là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ chưa thực quan tâm đến vấn đề chất lượng thông tin kế toán; nói
cách khác, thông tin kế toán chưa có nhiều tác động đến việc ra các quyết định sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay các quyết định cho vay của ngân hàng để
doanh nghiệp phát triển. Điều này do rất nhiều nguyên nhân: môi trường pháp lý
chưa hoàn thiện, ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp chưa tốt, nhận thức
của doanh nghiệp về các đối tượng sử dụng thông tin kế toán còn chưa cao, trình độ
kế toán còn nhiều hạn chế, …Với những lý do trên khiến cho thông tin kế toán được
trình bày trên báo cáo tài chính không được chính xác và minh bạch. Vì vậy việc
nâng cao chất lượng thông tin kế toán cả về lượng lẫn về chất là điều kiện cần và đủ
để Việt Nam phát triển bền vững.
Trên thế giới đã xảy ra nhiều vụ án kinh tế liên quan đến chất lượng thông tin
kế toán trên báo cáo tài chính làm mất lòng tin của nhà đầu tư khi tham gia thị
trường chứng khoán đó là sự sụp đổ của Enron, Worldcom. Tại Việt Nam xảy ra
các vụ bê bối về báo cáo tài chính của công ty Vinashin cũng làm cho nhà đầu tư


2
đặt ra những câu hỏi nghi vấn về mức độ trung thực, chính xác và hợp lý của thông
tin trên báo cáo tài chính hay chính là chất lượng thông tin kế toán
Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính
là vấn đề được quan tâm. Hiểu được vấn đề mang tính thời sự này tôi đã chọn đề tài
“Các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động đến chất lượng thông tin kế toán
được trình bày trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành
phố Hồ Chí Minh” nhằm góp phần làm cho thông tin kế toán trong các doanh
nghiệp vừa và nhỏ được minh bạch hơn, lành mạnh hơn, có chất lượng hơn, phù
hợp với yêu cầu phát triển khách quan của nền kinh tế.
2.


Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn cần đạt được ba mục tiêu như sau:

Thứ nhất: Xác định các nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến chất lượng
thông tin kế toán
Thứ hai: Phân tích các nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến chất lượng
thông tin kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mức độ ảnh hưởng của từng
nhân tố đến chất lượng thông tin kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành
phố Hồ Chí Minh
Thứ ba: Đưa ra các đề xuất giúp cho nhà quản trị có giải pháp để nâng cao chất
lượng thông tin kế toán cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay.
3.

Câu hỏi nghiên cứu
- Những nhân tố nào bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến chất lượng thông

tin kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh ?
- Mức độ tác động của từng nhân tố như thế nào đến chất lượng thông tin kế
toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh ?
- Giải pháp nào giúp nâng cao chất lượng thông tin kế toán của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh ?
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng thông tin kế toán của các doanh nghiệp nhỏ

và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh và các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động
đến chất lượng thông tin kế toán
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu này được thực hiện tại các doanh nghiệp nhỏ và

vừa tại thành phố Hồ Chí Minh thông qua 150 doanh nghiệp


3
Phương pháp nghiên cứu

5.

Luận văn vận dụng 2 phương pháp nghiên cứu đó là
- Phương pháp định tính: Kế thừa các nghiên cứu trước để xác định các nhân
tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán từ đó xây dựng mô hình cho các
nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh và xây dựng bảng câu hỏi
khảo sát sử dụng thang đo Likert 5 điểm.
- Phương pháp định lượng: Dữ liệu khảo sát thu thập được phân tích thông qua
phần mềm SPSS 2.0 và áp dụng phương pháp mô hình hồi qui tuyến tính để đo
lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến
chất lượng thông tin kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí
Minh.
6.

Đóng góp mới của luận văn
Hiện nay, đa số các nghiên cứu của nước ngoài nói chung và Việt Nam nói

riêng đều viết về chất lượng thông tin kế toán có ảnh hưởng đến việc ra quyết định
kinh doanh của nhà đầu tư hoặc các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế
toán trong môi trường ứng dụng hoạch định nguồn nhân lực doanh nghiệp (ERP).
Chưa có nghiên cứu cụ thể nào Xác định được các nhân tố bên trong doanh nghiệp
tác động đến chất lượng thông tin kế toán được trình bày trên báo cáo tài chính của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh

Do vậy đóng góp mới của luận văn đó chính là: Xác định được các nhân tố bên
trong doanh nghiệp tác động đến chất lượng thông tin kế toán được trình bày trên
báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh và
đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến chất lượng thông tin kế toán
được trình bày trên báo cáo tài chính. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng thông tin kế toán được trình bày trên báo cáo tài chính của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, giúp cho người sử dụng
thông tin có cơ sở tham chiếu khi đọc báo cáo tài chính để ra các quyết định phù
hợp
7. Kết cấu đề tài
Luận văn bao gồm 5 chương:


4
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận chung và một số giải pháp nâng cao chất lượng thông tin kế
toán được trình bày trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
thành phố Hồ Chí Minh


5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Có rất nhiều nghiên cứu trong nước và cũng như trên thế giới nghiên cứu về
chất lượng thông tin kế toán. Nghiên cứu với mục đích tìm hiểu các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng thông tin kế toán từ đó có những biệm pháp và kiến nghị để
thông tin kế toán được trình bày trên báo cáo tài chính được minh bạch và chính xác
hơn, bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tư cũng như việc nộp thuế của doanh nghiệp với các

cơ quan chức năng được chính xác để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Có rất nhiều
đề tài đưa ra nhiều yếu tố khác nhau có tác động đến chất lượng thông tin kế toán.
Để hiểu rõ hơn luận văn sẽ tóm tắt một số các mô hình nghiên cứu và bài viết
nghiên cứu có liên quan ở Việt Nam và các nước trên thế giới.
1.1

Đề tài nghiên cứu nước ngoài

1.1.1 Mô hình DeLone và McLean ( 1992)
Theo mô hình của DeLone và McLean (1992), hệ thống thông tin là một hệ
thống sử dụng công nghệ thông tin để thu thập, truyền, lưu trữ, xử lý và biểu diễn
thông tin trong một hay nhiều quá trình kinh doanh và sự thành công của hệ thống
thông tin này phụ thuộc vào hệ thống và chất lượng thông tin của nó. Đồng thời
trong mô hình này cũng chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công trong tổ
chức thông tin kế toán bao gồm 6 nhân tố quan trọng như sau:
- System Quality – Chất lượng hệ thống
- Information Quality – Chất lượng thông tin
- Use – Việc sử dụng hệ thống thông tin
- User Satisfaction – Sự hài lòng của người sử dụng
- Individual Impact – Nhân tố tác động liên quan đến cá nhân
- Organizational Impact – Nhân tố tác động liên quan đến tổ chức


6

Chất lượng
hệ thống
Chất lượng
thông tin


Việc sử
dụng hệ
thống thông
tin

Nhân tố tác
động liên quan
đến cá nhân

Nhân tố tác
động liên quan
đến tổ chức

Sự hài lòng
của người
sử dụng

Hình 1.1 Mô hình hệ thống thông tin thành công của DeLone và McLean(1992)
DeLone và McLean (2003) đã tiếp tục xây dựng một hệ thống thông tin mới
thành công. Trong mô hình này, chất lượng dịch vụ được xem là một nhân tố ảnh
hưởng đến sự thành công của hệ thống. Hơn thế nữa, trong mô hình cũng chỉ ra mục
đích của chất lượng dịch vụ là tạo ra “lợi nhuận ròng” cho các doanh nghiệp và
người sử dụng sẽ sử dụng hệ thống nhiều hơn , hài lòng hơn khi thông tin tạo ra
được giá trị
Chât
lượng hệ
thống

Việc sử dụng hệ
thống thông tin


Chất
lượng
thông tin

Lợi nhuận
ròng
Người sử dụng

Chất
lượng
dịch vụ

Hình 1.2 Mô hình hệ thống thông tin thành công của Delone và McLean (2003)


7
1.1.2 Mô hình Nelson và các cộng sự ( 2005)
Nelson, Todd và Wixom (2005) đã sử dụng mô hình thành công đầu tiên của
De Lone và McLean (1992) để xác định các đặc điểm của hệ thống và chất lượng
thông tin. Theo mô hình này, bốn đặc tính quan trọng của chất lượng thông tin đó
là: chính xác, đầy đủ, thích hợp và có thể hiểu được. Độ chính xác của thông tin nói
chung được định nghĩa là tính trung thực của các thông tin được trình bày. Tính đầy
đủ đề cập đến sự trình bày của tất cả các thông tin có liên quan cho người sử dụng,
thông tin được trình bày hoàn chỉnh cho một người sử dụng, nhưng có thể không
đầy đủ cho nhiều người khác. Tính thích hợp đề cập đến tính kịp thời của thông tin
và tính có thể hiểu được liên quan đến chất lượng thông tin được trình bày.
Ngoài ra, Nelson và các cộng sự (2005) cũng đã xác định các đặc điểm được
bàn luận nhiều nhất về chất lượng hệ thống đó là: khả năng tiếp cận, độ tin cậy, thời
gian đáp ứng, tính linh hoạt và tính toàn vẹn. Khả năng tiếp cận đề cập đến sự dễ

dàng truy cập vào các dữ liệu của người dùng. Độ tin cậy đề cập đến tính có thể tin
được của hệ thống. Điều này có thể được đo lường trong thời gian hoạt động của hệ
thống. Thời gian đáp ứng đề cập đến thời gian cần trước khi một hành động mong
muốn được thực hiện bởi hệ thống. Tính linh hoạt đề cập đến sự dễ dàng thích ứng
với các hệ thống và tính toàn vẹn thể hiện các thông tin từ các nguồn khác nhau đã
được kéo lại với nhau.
Nelson và các cộng sự (2005) cũng đã điều tra những đặc tính chất lượng cho
người sử dụng bằng một nghiên cứu khảo sát bao gồm 465 người sử dụng kho lưu
dữ liệu. Kết quả điều tra này cho thấy độ chính xác là đặc trưng chất lượng thông tin
quan trọng nhất, theo sau đó là tính đầy đủ. Độ tin cậy được xem là đặc trưng quan
trọng nhất của hệ thống chất lượng, tiếp theo là khả năng tiếp cận. Giới hạn cho
người sử dụng kho dữ liệu là một hạn chế trong việc điều tra này. Thông tin kế toán
nói chung là thông tin được chia sẻ bởi hầu hết các đặc tính thông tin lấy từ các kho
dữ liệu.
1.1.3 Mô hình Stoderstrom và Sun (2007)
Theo Stoderstrom và Sun (2007), các yếu tố quyết định đến chất lượng thông
tin kế toán khi áp dụng IFRS bao gồm: hệ thống pháp luật và chính trị, chuẩn mực
kế toán và việc trình bày báo cáo tài chính


8
Hệ thống pháp luật và chính trị

Chuẩn
mực kế

Phát triển thị
trường tài

Cấu trúc

vốn

Chủ sở hữu

Hệ
thống

Chất lượng thông tin kế toán

Hình 1.3 Mô hình các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin kế toán của
Stoderstrom và Sun (2007)
Kết quả nghiên cứu của mô hình cho thấy:
Hệ thống pháp luật và chính trị là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin
kế toán theo nhiều cách khác nhau, nó có thể tác động trực tiếp đến chất lượng
thông tin kế toán hoặc tác động gián tiếp đến chất lượng thông tin kế toán thông qua
chuẩn mực kế toán và việc trình bày báo cáo tài chính. Vai trò của hệ thống luật và
chính trị sẽ giúp cho việc áp dụng IFRS dễ dàng hơn.
Việc trình bày báo cáo tài chính xuất phát từ hai nguồn đó là chi phí công bố
thông tin và lợi ích của các bên trong hợp đồng. Đồng thời, nó cũng chỉ ra bốn yếu
tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán gồm
-

Thị trường tài chính

-

Cấu trúc vốn

-


Chủ sở hữu

-

Hệ thống thuế

Chuẩn mực kế toán cũng chịu sự tác động của hệ thống pháp luật và chính trị,
từ đó sẽ tác động lên chất lượng kế toán. Đồng thời, chuẩn mực cũng nêu rõ các đặc


9
tính chất lượng thông tin kế toán cần đáp ứng đó là tính phù hợp, tính đáng tin cậy,
tính trung thực và có thể hiểu được
1.1.4 Nghiên cứu của Ferdy van Beest, Geert Braam và Suzanne Boelens –
Trung tâm nghiên cứu kinh tế Nijmegen ( NICE), Viện nghiên cứu quản lý đại
học Radboud Nijmegen (11-15)
Nghiên cứu của Ferdy van Beest, Geert Braam và Suzanne Boelens (2009) là
tập trung xây dựng một công cụ đo lường toàn diện để đánh giá chất lượng của báo
cáo tài chính, dựa vào các đặc tính chất lượng thông tin kế toán theo yêu cầu của
FASB và IASB (2008) và các nghiên cứu từ trước về việc đánh giá các đặc tính chất
lượng thông tin kế toán. Đánh giá toàn diện về chất lượng báo cáo tài chính là quan
trọng vì nó thể hiện chất lượng của việc ra quyết định kinh tế của người sử dụng và
nâng cao hiệu quả thị trường, giảm chi phí cho các công ty.
Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu:
Nghiên cứu vận dụng dự án hội tụ IFRS – US GAAP, IASB – FASB để xây
dựng cơ sở đo lường trên nguyên tắc “ Việc áp dụng các mục tiêu và các đặc tính
chất lượng sẽ dẫn tới các tiêu chuẩn chất lượng kế toán tốt, do đó sẽ dẫn đến chất
lượng thông tin báo cáo tài chính tốt và hữu ích cho việc ra quyết định”. Do vậy, có
rất nhiều các nghiên cứu trước đây đánh giá chất lượng của báo cáo tài chính bằng
các phương pháp đo lường khác nhau. Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm khác

nhau, được tóm tắt trong bảng sau:


10
Bảng 1.1 Tóm tắt các nghiên cứu đánh giá chất lượng báo cáo tài chính
Mô hình các yếu
tố đặc biệt trong
Mô hình dồn tích
(Accrual models)

Mô hình giá trị thích

báo cáo hằng

hợp

năm

(Value relevance)

(Specific
elements in

Mô hình đặc
tính chất lượng
(Qualiative
characteristics)

annual reports)
Sử dụng mối liên hệ giữa

Đo lường mức độ
Phương pháp

quản lý thu nhập theo
các quy định và pháp
luật hiện hành

Kiểm tra mức

số liệu kế toán và phản

Phân tích các yếu độ quyết định

ứng của thị trường chứng

tố đặc biệt trình

khoán (giá cổ phiếu) để

bày trong báo cáo thông tin báo

đo lường tính thích hợp và năm bằng kinh

cáo tài chính

đáng tin cậy của báo cáo

bằng các đặc

nghiệm


tính chất lượng

tài chính
Dễ dàng thu thập số
Ưu điểm

liệu để đo lường các
khoản thu nhập của
công ty

tính hữu ích của

Dễ dàng thu thập số liệu
để đo lường thu nhập của
công ty

Tập trung vào

Tập trung vào

chất lượng báo

chất lượng thông

cáo tài chính và

tin báo cáo tài

đo lường trực tiếp chính


Không phân biệt được
Không cung cấp
bằng chứng trực tiếp
Nhược điểm

và toàn diện liên quan
đến việc chất lượng
thông tin báo cáo tài
chính

giữa tính thích hợp và độ
tin cậy khi xây dựng số
liệu kế toán và thị trường
chứng khoán có thể không
hoàn toàn hiệu quả nên
giá cổ phiếu không phải là

Chỉ tập trung vào
các yếu tố đặc

Rất khó khăn để

biệt

đo lường

Rất khó đo lường

đại diện chính xác cho thị

trường chứng khoán

Tác giả

e.g Jones, 1999;

e.g Barth et al, 2001;

e.g. Hirst et al,

Healy &Wahlen,

Choi et al, 1997; Nichols

2004 ; Beretta

1999; Dechow et al,

&Wahlen, 2004; Nelson,

&Bozzolan, 2004;

1995

1996

Cohen et al, 2004

e.g Schipper et
al, 2003; van der

Meulen et al,
2007; Barth et
al, 2006

Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 điểm (từ hoàn toàn không
đồng ý đến hoàn toàn đồng ý) gồm 21 biến quan sát thể hiện các đặc tính chất lượng


×