Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế thành phố thủ dầu một

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 146 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

TRẦN THỊ KIM NGÂN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH TUÂN
THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA
VÀ NHỎ TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ
THỦ DẦU MỘT
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

TRẦN THỊ KIM NGÂN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH TUÂN
THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA
VÀ NHỎ TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ
THỦ DẦU MỘT
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Kế toán


Mã số ngành: 60340301

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN TRẦN PHÚC
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN TRẦN PHÚC
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 12 tháng 07 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT
1
2
3
4
5

Họ và tên
PGS. TS. Phan Đình Nguyên
TS. Phạm Ngọc Toàn
PGS. TS. Hồ Thủy Tiên
TS. Phan Mỹ Hạnh
TS. Nguyễn Quyết Thắng


Chức danh Hội đồng
Chủ tịch
Phản biện 1
Phản biện 2
Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 2016

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên:

TRẦN THỊ KIM NGÂN

Ngày, tháng, năm sinh: 31/05/1989
Chuyên ngành:

Kế toán


Giới tính:

Nữ

Nơi sinh:

Bình Dương

MSHV:

1441850029

I- Tên đề tài: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ THỦ
DẦU MỘT
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Đề tài góp phần hệ thống và làm rõ hơn cơ sở lý luận về vai trò của DNVVN
trong hệ thống nền kinh tế Việt Nam nói chung và thực trạng tuân thủ thuế của các
DNVVN tại TP Thủ Dầu Một trong những năm gần đây. Trên cơ sở lý thuyết về tuân
thủ thuế và các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của DNVVN, đề tài thông
qua khảo sát ý kiến của NNT trên địa bàn TP Thủ Dầu Một một cách khách quan để
đưa ra mô hình hồi quy phân tích tác động cụ thể của từng nhân tố đến tính tuân thủ
thuế. Từ kết quả nghiên cứu này, luận văn đề xuất các kiến nghị liên quan nhằm từng
bước cải thiện tính tuân thủ thuế của NNT để CQT có thể lựa chọn chiến lược quản lý
thuế phù hợp.
III- Ngày giao nhiệm vụ:

20/8/2015

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 03/6/2016

V- Cán bộ hướng dẫn:
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

TS. NGUYỄN TRẦN PHÚC

TS. NGUYỄN TRẦN PHÚC
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Trần Thị Kim Ngân


ii

LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình học chương trình cao học ngành Kế toán tại trường Đại học

Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh và nghiên cứu viết luận văn tốt nghiệp, tôi đã
nhận được sự hỗ trợ, động viên từ trường học, cơ quan, gia đình và bạn bè.
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngoài sự đầu tư nghiêm túc của bản thân,
tôi còn được sự hỗ trợ và động viên của nhiều người. Nhân đây, tôi chân thành cảm
ơn: Quý thầy, cô trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt
những kiến thức bổ ích cho tôi, đặc biệt là Tiến sĩ Nguyễn Trần Phúc đã hướng dẫn
tận tình luận văn tốt nghiệp của tôi; Ban Lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Chi cục
Thuế thành phố Thủ Dầu Một đã cung cấp những tài liệu cần thiết liên quan đến
luận văn; Gia đình và bạn bè đã hỗ trợ và động viên tinh thần cho tôi trong quá trình
thực hiện luận văn.
Tôi rất trân trọng sự hỗ trợ, động viên từ giảng viên, đồng nghiệp, gia đình
và bạn bè. Tôi chân thành cảm ơn.
Tác giả: Trần Thị Kim Ngân


iii

TÓM TẮT
Thuế là công cụ quản lý của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của ngành Thuế là
đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế, phí và lệ phí vào Ngân sách
nhà nước. Thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương) cách TP Hồ Chí Minh 30km, là
đô thị nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là trung tâm hành chính,
tổng hợp của tỉnh Bình Dương. Do vị trí địa lý thuận lợi và chính sách ưu đãi đầu
tư, ngày càng có nhiều doanh nghiệp chọn tỉnh Bình Dương nói chung và TP Thủ
Dầu Một nói riêng để đầu tư cơ sở hoạt động, sản xuất, kinh doanh. Theo thống kê,
Chi cục Thuế thành phố Thủ Dầu Một đang quản lý hơn 3.000 doanh nghiệp, trong
đó đa số là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động kinh doanh trên nhiều
lĩnh vực khác nhau. Các doanh nghiệp thành lập ở nhiều loại hình, ngành nghề kinh
doanh và quy mô khác nhau thì nghĩa vụ thuế giữa các doanh nghiệp cũng hoàn
toàn khác nhau. Do cơ chế tự khai tự nộp hiện nay, không tránh khỏi tình trạng có

nhiều doanh nghiệp không chấp hành tốt pháp luật thuế, dẫn đến khó khăn cho cơ
quan thuế trong công tác quản lý thu và chống thất thu thuế, tạo môi trường cạnh
tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp hoạt động tại thành phố Thủ Dầu Một.
Luận văn giới thiệu về tình hình kinh tế xã hội thành phố Thủ Dầu Một,
thông qua đó giới thiệu về Chi cục Thuế thành phố Thủ Dầu Một và các doanh
nghiệp đang hoạt động do Chi cục Thuế thành phố Thủ Dầu Một quản lý. Bằng
phương pháp định tính với lý luận cơ bản, luận văn nêu lên được khái niệm, nội
dung, tiêu chí đánh giá sự tuân thủ thuế của người nộp thuế là doanh nghiệp vừa và
nhỏ kết hợp việc phân tích những nhân tố tác động đến sự tuân thủ thuế của các đối
tượng này. Luận văn cũng giới thiệu về thực trạng tuân thủ thuế trong đăng ký, kê
khai và nộp thuế của các doanh nghiệp do Chi cục Thuế thành phố Thủ Dầu Một
quản lý (giai đoạn năm 2012-2014). Sau đó kiểm tra lại bằng phương pháp định
lượng thông qua việc phát phiếu khảo sát điều tra những nhân tố ảnh hưởng đến sự
tuân thủ thuế của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sau khi tổng hợp phân tích đánh giá kết
quả, tác giả đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao sự tuân thủ thuế đối với người nộp
thuế và cơ quan thuế quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và
thu thuế tại địa bàn thành phố Thủ Dầu Một.


iv

ABSTRACT
Tax is a management tool of the State and its political task is to ensure the
correct, full and timely collection of taxes, fees and charges for the State Budget.
Thu Dau Mot City (Binh Duong), 30km from Ho Chi Minh City, is not only urban
in the key economic area of the South but also the administrative center of Binh
Duong Province. Due to its favorable geographical location and investment
incentives, more and more enterprises choose Binh Duong province in general and
Thu Dau Mot cityin particular for thier investment, production and trading.
According to the statistics, Thu Dau Mot Tax Office is managing more than 3,000

enterprises, the majority

of which are medium and small businesses in many

different fields. Enterprises with various business types and different scale have the
completely different tax liability. Because of self-declaration mechanism at present,
many businesses do not abide by the tax laws. This has led to difficulties for the tax
authorities in managing tax collection and combating tax evasion and creating the
fair competition for the enterprises operating in Thu Dau Mot City.
The thesis introduces social and economic situation of Thu Dau Mot City as
well as the Thu Dau Mot Tax Office and enterprises under its management. By
qualitative methods with basic reasoning, the thesis raises the concept, content and
criteria for assessing the tax compliance of taxpayers who are small and medium
enterprises. Besides that, it also analyze the factors that impact the tax compliance
of these objects. The thesis mentions the status of tax registration compliance, tax
declaration and payment of business under the management of Thu Dau Mot Tax
Office (2012-2014 period). And then it is double-checked with quantitative methods
through survey forms regarding the factors that affect the tax compliance of small
and medium enterprises. After a review of analysis and evaluation of the results, the
author will make recommendations on improving compliance for taxpayers and the
management of tax authority in order to enhance the efficiency of the tax
management and collection in Thu Dau Mot city.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT ...................................................................................................................... iii

ABSTRACT ................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... ix
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................. x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH.................................... xii
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ............................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu của đề tài .................................................................................................... 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu .......................................................... 3
1.5 Nội dung nghiên cứu ................................................................................................. 4
1.6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 4
1.7 Ý nghĩa và đóng góp mới của đề tài ......................................................................... 5
1.7.1 Ý nghĩa bài nghiên cứu .......................................................................................... 5
1.7.2 Những đóng góp mới của nghiên cứu .................................................................... 5
1.8 Kết cấu dự kiến của đề tài ......................................................................................... 5
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ................................... 7
2.1 Giới thiệu về doanh nghiệp vừa và nhỏ .................................................................... 7
2.1.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ...................................................................... 7
2.1.2 Đặc trưng hoạt động kinh doanh của các DN vừa và nhỏ: .................................... 8
2.2 Lý thuyết về tuân thủ thuế:...................................................................................... 10
2.2.1 Khái niệm về sự tuân thủ thuế: ............................................................................ 10
2.2.2 Phân loại tuân thủ thuế: ........................................................................................ 11
2.3 Nội dung quản lý tuân thủ thuế của Doanh nghiệp:................................................ 13
2.3.1 Tuân thủ về đăng ký, kê khai thuế: ...................................................................... 14


vi

2.3.2 Tuân thủ về kê khai thuế: ..................................................................................... 14

2.3.3 Tuân thủ về kiểm tra thuế: bao gồm kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan QLT......... 14
2.3.4 Tuân thủ về nộp thuế:........................................................................................... 14
2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế: .................................................... 15
2.4.1 Nhân tố về đặc điểm hoạt động của DN: ............................................................. 16
2.4.2 Nhân tố đặc điểm hoạt động kế toán .................................................................... 17
2.4.3 Nhân tố ý thức về nghĩa vụ thuế của NNT: ......................................................... 19
2.4.4 Nhân tố chính sách thuế: ...................................................................................... 21
2.4.5 Nhân tố quan điểm về chấp hành thuế của DN .................................................... 23
2.4.6 Nhân tố xác suất bị kiểm tra thuế:........................................................................ 23
2.5 Các nghiên cứu trước có liên quan.......................................................................... 27
Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 32
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TUÂN THỦ THUẾ CỦA DNVVN TẠI CCT TP THỦ DẦU
MỘT HIỆN NAY VÀ THIẾT KẾ NGHI N CỨU............................................................... 33
3.1 Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố Thủ Dầu Một: ................. 33
3.2 Giới thiệu sơ lược về Chi Cục Thuế TP Thủ Dầu Một ........................................... 34
3.2.1 Số lượng Doanh nghiệp do CCT Tp.TDM quản lý ............................................. 35
3.2.2 Loại hình Doanh nghiệp do CCT Tp.TDM quản lý............................................. 36
3.2.3 Quy mô Doanh nghiệp do CCT Tp.TDM quản lý: .............................................. 37
3.2.4 Số thu ngân sách nhà nước:.................................................................................. 38
3.3 Thực trạng tuân thủ thuế của các DN do CCT Tp.TDM quản lý (giai đoạn năm
2012 -2015) ................................................................................................................... 40
3.3.1 Tuân thủ về đăng ký thuế, kê khai thuế: .............................................................. 40
3.3.2 Tuân thủ về báo cáo thông tin đầy đủ chính xác:................................................. 41
3.3.3 Tuân thủ về nghĩa vụ nộp thuế đúng hạn: ............................................................ 43
3.4 Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế của CCT TP Thủ Dầu Một .................. 45
3.4.1 Về phía Doanh nghiệp:......................................................................................... 45
3.4.2 Về phía cơ quan Thuế: ......................................................................................... 46
3.5 Giới thiệu mô hình khảo sát và các giả thuyết ....................................................... 50



vii

3.6 Quy trình nghiên cứu .............................................................................................. 52
3.6.1 Nghiên cứu định tính ............................................................................................ 53
3.6.2 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu đề xuất: ....................................... 54
3.6.3 Mã hóa thang đo ................................................................................................... 57
3.6.4 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát: ............................................................................ 59
3.7 Nghiên cứu định lượng............................................................................................ 60
3.7.1 Đánh giá độ tin cậy các thang đo ......................................................................... 60
3.7.2 Phân tích nhân tố khám phá ................................................................................. 61
3.7.3 Phân tích tương quan............................................................................................ 62
3.7.4 Phân tích hồi quy tuyến tính ................................................................................ 62
3.7.5 Kiểm định sự khác biệt (T-test và ANOVA) ....................................................... 63
Kết luận chương 3 ......................................................................................................... 65
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 66
4.1 Mô tả mẫu khảo sát ................................................................................................. 66
4.2 Phân tích hệ số Cronbach’s alpha ........................................................................... 67
4.3 Phân tích khám phá EFA......................................................................................... 70
4.3.1 Phân tích khám phá thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế ............. 70
4.3.2 Phân tích khám phá thang đo tuân thủ thuế ......................................................... 72
4.4 Mô hình hiệu chỉnh sau khi phân tích nhân tố ........................................................ 75
4.5 Phân tích hồi qui tuyến tính bội .............................................................................. 76
4.5.1 Xác định biến độc lập và biến phụ thuộc. ............................................................ 76
4.5.2 Phân tích tương quan............................................................................................ 76
4.5.3 Hồi qui tuyến tính bội. ......................................................................................... 77
4.5.4 Kiểm tra các giả định hồi qui ............................................................................... 78
4.5.5 Kiểm định độ phù hợp mô hình và hiện tượng đa cộng tuyến. ............................ 80
4.5.6 Phương trình hồi qui tuyến tính bội .................................................................... 81
4.5.7 Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết ............................................................ 82
4.6 Kiểm định sự khác biệt của các biến định tính trong đánh giá tuân thủ thuế. ........ 83

4.6.1 Kiểm định sự khác biệt về loại hình doanh nghiệp .............................................. 83


viii

4.6.2 Kiểm định sự khác biệt về quy mô....................................................................... 84
4.6.3 Kiểm định sự khác biệt về ngành nghề ................................................................ 85
4.6.4 Kiểm định sự khác biệt về thời gian hoạt động ................................................... 86
Kết luận chương 4 ......................................................................................................... 87
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 88
5.1 Kết quả nghiên cứu và đóng góp của đề tài ............................................................ 88
5.1.1 Kết quả nghiên cứu .............................................................................................. 88
5.1.2 Đóng góp của đề tài.............................................................................................. 89
5.2 Ý nghĩa thực tiễn và một số kiến nghị .................................................................... 90
5.2.1 Đối với nhân tố Đặc điểm hoạt động kế toán: ..................................................... 92
5.2.2 Đối với nhân tố Chính sách thuế: ......................................................................... 93
5.2.3 Đối với nhân tố Xác suất bị kiểm tra thuế của DN: ............................................. 95
5.2.4 Đối với nhân tố Ý thức về nghĩa vụ thuế của DN ................................................ 97
5.2.5 Đối với nhân tố đặc điểm hoạt động của DN ....................................................... 99
5.2.6 Đối với nhân tố Quan điểm về chấp hành thuế của DN .................................... 100
5.3 Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo: ......................................... 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 102


ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CCT

Chi cục Thuế


CNTT

Công nghệ thông tin

CQT

Cơ quan thuế

DN

Doanh nghiệp

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

NH

Ngân hàng

NNT

Người nộp thuế

NSNN

Ngân sách nhà nước

QLT


Quản lý thuế

SSKT

Sổ sách kế toán

Tp.TDM

Thành phố Thủ Dầu Một


x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1 Phân loại quy mô doanh nghiệp .................................................................7
Bảng 2. 2 Các chỉ số đặc trưng cho các cấp độ tuân thủ thuế ...................................11
Bảng 2. 3: Các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của DN ........................26
Bảng 2. 4: Tóm tắt các nghiên cứu trước .................................................................. 30
Bảng 3. 1: Số lượng DN đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12
hàng năm trên địa bàn TP Thủ Dầu Một ...................................................................35
Bảng 3. 2: Loại hình DN đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12
hàng năm trên địa bàn TP Thủ Dầu Một ...................................................................37
Bảng 3. 3: Số lượng DN do CCT TP. TDM quản lý theo quy mô vốn và lao động .37
Bảng 3. 4: Tổng hợp số thu NSNN tại CCT TP.TDM (năm 2012-2014)................39
Bảng 3. 5: Số lượng DN do CCT TP.TDM quản lý nộp tờ khai thuế quá hạn quy
định giai đoạn năm 2012- năm 2014 .........................................................................40
Bảng 3. 6: Kết quả thực hiện kiểm tra thuế tại CCT TP.TDM năm 2012-2014 .......41
Bảng 3. 7: So sánh số thu sau kiểm tra thuế các DN do CCT TP. TDM quản lý .....42
Bảng 3. 8: Tình hình nợ thuế tại CCT TP.TDM năm 2012-2014. ............................43

Bảng 3. 9: Thống kê kết quả thu nợ tại CCT TP.TDM năm 2012-2014 ..................44
Bảng 3. 10: Tình hình nợ thuế của các DN do CCT TP.TDM quản lý năm 2014. ..44
Bảng 3. 11: Thiết kế nghiên cứu ...............................................................................52
Bảng 3. 12: Các giả thuyết từ mô hình khảo sát .......................................................55
Bảng 3. 13 Thang đo các thành phần và mã hóa thang đo ........................................ 57
Bảng 4. 1: Thống kê mẫu nghiên cứu .......................................................................67
Bảng 4. 2: Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến tuân
thủ thuế ......................................................................................................................69
Bảng 4. 3: Ma trận xoay nhân tố lần thứ hai .............................................................71
Bảng 4. 4: Kết quả phân tích nhân tố tuân thủ thuế. .................................................73
Bảng 4. 5: Diễn giải các biến quan sát sau khi xoay nhân tố. ...................................73
Bảng 4. 6: Ma trận tương quan giữa các nhân tố ......................................................77
Bảng 4. 7: Kết quả phân tích hồi qui bội ..................................................................78


xi

Bảng 4. 8: Model Summaryb .....................................................................................81
Bảng 4. 9: ANOVAb .................................................................................................81
Bảng 4. 10: Kết quả kiểm định các giả thuyết ..........................................................82
Bảng 4. 11: Kiểm định Levene .................................................................................84
Bảng 4. 12: Kiểm định ANOVA ...............................................................................84
Bảng 4. 13: Kiểm định Levene .................................................................................84
Bảng 4. 14: Kiểm định ANOVA ...............................................................................85
Bảng 4. 15: So sánh trung bình .................................................................................85
Bảng 4. 16: Kiểm định Levene .................................................................................85
Bảng 4. 17: Kiểm định ANOVA ...............................................................................86
Bảng 4. 18: Kiểm định Levene .................................................................................86
Bảng 4. 19: Kiểm định ANOVA ...............................................................................86
Bảng 4. 20: So sánh trung bình ................................................................................. 87

Bảng 5. 1: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tính tuân thủ thuế của các
DNVVN tại CCT Tp.TDM .......................................................................................91
Bảng 5. 2: Trung bình các biến của yếu tố “Đặc điểm hoạt động kế toán” ..............92
Bảng 5. 3: Trung bình các biến của yếu tố “Chính sách thuế” .................................93
Bảng 5. 4: Trung bình các biến của yếu tố “Xác suất bị kiểm tra thuế của DN” .....95
Bảng 5. 5: Trung bình các biến của yếu tố “Ý thức về nghĩa vụ thuế của DN” .......97
Bảng 5. 6: Trung bình các biến của yếu tố “Đặc điểm hoạt động của DN” .............99
Bảng 5. 7: Trung bình các biến của yếu tố “Quan điểm về chấp hành thuế của DN”
.................................................................................................................................100


xii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 2. 1: Cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế .................................................................15
Hình 2. 2: Mô hình nghiên cứu của Festo Nyende Tusubira ....................................29
Hình 3. 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy tổ chức CCT Tp.TDM ..............................35
Hình 3. 2: Số lượng DN kê khai thuế tại CCT TP. TDM .........................................36
Hình 3. 3: Tỷ lệ DN do CCT TP. TDM quản lý theo quy mô vốn. ..........................38
Hình 3. 4: Thống kê số thu NSNN của CCT TP.TDM năm 2012-2014...................39
Hình 3. 5: Quy trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế ........53
Hình 3. 6: Mô hình nghiên cứu chính thức. ..............................................................55
Hình 4. 1: Biểu đồ phân tán của phần dư ..................................................................79
Hình 4. 2: Đồ thị Histogram......................................................................................80


1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1 Đặt vấn đề

Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước (NSNN), tại bất kỳ một
quốc gia nào thuế cũng là một công cụ quan trọng của nhà nước (NN) để quản lý,
điều tiết mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phân phối tiêu dùng. Thuế
là một khoản đóng góp bắt buộc cho NN do luật quy định đối với các pháp nhân và
thể nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của NN. Thuế phản ánh các quá trình phân
phối lại thu nhập trong xã hội, thể hiện các mối quan hệ tài chính giữa NN với các
pháp nhân và thể nhân trong phân phối các nguồn tài chính và là công cụ cơ bản
thực hiện phân phối tài chính. Như vậy, thuế là công cụ quản lý của NN, vì vậy
nhiệm vụ chính trị của ngành Thuế là đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các
khoản thuế, phí và lệ phí vào NSNN.
Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những mục tiêu cao nhất của quản lí thuế (QLT) là tăng tính tuân
thủ tự nguyện của người nộp thuế (NNT), thay vì đưa ra những hình thức xử phạt
các đối tượng trốn và tránh thuế. Tuân thủ thuế là yếu tố cốt lõi của cơ chế tự tính,
tự nộp thuế. Theo đó, việc xây dựng “chiến lược tuân thủ tự nguyện” đang được đặt
ra như một tất yếu trong cơ chế vận hành của mô hình QLT hiện đại- mô hình quản
lí tuân thủ. Đây là vấn đề đang thu hút sự quan tâm của các cơ quan thừa hành trong
lĩnh vực thuế và hải quan cũng như cộng đồng doanh nghiệp (DN) và người dân.
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ Việt Nam (2011), có đến 96% DN
đăng ký ở Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Khối này tạo ra đến
40% tổng sản phẩm quốc nội, tạo ra hơn 1 triệu việc làm mới mỗi năm, chủ yếu
mang lại lợi ích đặc biệt cho nguồn lao động chưa qua đào tạo. Trong nhiều năm
tới, khối DNVVN vẫn là động cơ chạy chính cho nền kinh tế Việt Nam. Theo báo
cáo tổng kết của Tổng cục Thuế (2014), trong năm 2014 cơ quan thuế (CQT) các
cấp đã thanh tra, kiểm tra được 67.814 DN; kiến nghị xử lý thu vào NSNN là
12.212,6 tỷ đồng; giảm khấu trừ là 1.047,4 tỷ đồng; tổng số giảm lỗ là 19.733,4 tỷ
đồng; đã đôn đốc nộp vào NSNN là 7.757,6 tỷ đồng, bằng 80,2% so với cùng kỳ


2

năm 2013 . Như vậy, bên cạnh các DN chấp hành tốt pháp luật thuế thì còn nhiều
DN chưa chấp hành các quy định về đăng ký thuế, kê khai và nộp thuế theo quy
định, đặc biệt có nhiều trường hợp cố tình vi phạm pháp luật thuế nhằm trốn thuế,
gian lận chiếm đoạt tiền thuế của NN. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng tới việc
thất thu NSNN mà còn gây bất bình đẳng trong cạnh tranh và hoạt động kinh doanh
của các DN khác, ảnh hưởng tới vai trò điều tiết vĩ mô của NN thông qua công cụ
thuế.
Theo thống kê, Chi cục Thuế Tp. Thủ Dầu Một (CCT Tp.TDM) đang quản lý
hơn 3.000 DNVVN, đang hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Các
DN thành lập ở nhiều loại hình, ngành nghề kinh doanh và quy mô khác nhau thì
nghĩa vụ thuế giữa các DN cũng hoàn toàn khác nhau. Do cơ chế tự khai tự nộp
hiện nay, vì vậy không tránh khỏi tình trạng có nhiều DN không chấp hành tốt pháp
luật thuế, dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý thu, chống thất thu, thu đúng, thu
đủ, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các DN tại CCT Tp.TDM.
DNVVN đóng góp vào nguồn thu NSNN thông qua nghĩa vụ nộp thuế. DN tự
kê khai tự tính toán số thuế phải nộp, tự nộp tiền thuế theo đúng thời hạn và tự chịu
trách nhiệm về việc kê khai nộp thuế của mình. CQT không can thiệp trực tiếp vào
việc kê khai, nộp thuế của DN trừ trường hợp phát hiện ra các sai sót, vi phạm hoặc
có dấu hiệu không tuân thủ thuế. Vấn đề là trong trường hợp động cơ tuân thủ của
NNT kém cùng với năng lực hiểu biết quy định luật thuế không rõ ràng là nguyên
nhân dẫn đến các hành vi không tuân thủ thuế của DN. Bên cạnh đó chính sách
quản lý thuế hiện nay đang chú trọng việc nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của DN.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tính tuân thủ thuế nhưng ở Việt Nam
nghiên cứu về đề tài này vẫn còn hạn chế. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên đề tài
của bài nghiên cứu “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH TUÂN THỦ
THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI CỤC THUẾ TP
THỦ DẦU MỘT” nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ tự nguyện
của DNVVN qua đó có những giải pháp nhằm nâng cao kiến thức thuế cho
DNVVN để tăng tính tuân thủ thuế.



3
1.2 Mục tiêu của đề tài
Đề tài s phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình tuân thủ thuế của các
DNVVN tại CCT Tp.TDM trên cơ sở nghiên cứu đánh giá thực trạng việc chấp
hành pháp luật thuế hiện nay của các DNVVN do CCT Tp.TDM quản lý, nhận diện
các nhân tố chính tác động đến mức độ tuân thủ pháp luật thuế của các DN trên, từ
đó đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của DNVVN
do CCT Tp.TDM quản lý hiện nay.
Các mục tiêu cụ thể là:
- Nắm bắt thực trạng tuân thủ thuế của các DNVVN do CCT Tp.TDM quản lý
(giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015).
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của các DNVVN đang
hoạt động tại thành phố Thủ Dầu Một.
- Ước lượng mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự tuân thủ thuế của các
DNVVN đang hoạt động tại thành phố Thủ Dầu Một, trên cơ sở đó đưa ra các kiến
nghị nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của các DNVVN.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Các DNVVN do CCT Tp.TDM quản lý thực hiện tuân thủ về đăng ký thuế, kê
khai thuế, chấp hành kiểm tra thuế và nộp thuế trong giai đoạn năm 2012 đến 2015
như thế nào?
Sự tuân thủ thuế của các DNVVN phụ thuộc vào những nhân tố nào?
Mức độ ảnh hưởng của từng nhóm nhân tố đến sự tuân thủ thuế của DNVVN?
Cần thực hiện các giải pháp nào để nâng cao tính tuân thủ nghĩa vụ thuế của các
DNVVN trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một hiện nay?
1.4 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của các
DNVVN tại CCT Tp Thủ Dầu Một. Đối tượng khảo sát của luận văn là các
DNVVN đang hoạt động trên địa bàn Tp Thủ Dầu Một.
Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tính

tuân thủ thuế của DNVVN; các giải pháp nâng cao tính tuân thủ thuế của DNVVN.


4
Về không gian: luận văn được nghiên cứu tại Thành phố Thủ Dầu Một.
1.5 Nội dung nghiên cứu
Đề tài góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về vai trò của
DNVVN trong hệ thống nền kinh tế Việt Nam nói chung và thực trạng tuân thủ thuế
của các DNVVN tại TP Thủ Dầu Một trong những năm gần đây. Trên cơ sở lý
thuyết về tuân thủ thuế và các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của
DNVVN, đề tài thông qua khảo sát ý kiến của NNT trên địa bàn TP Thủ Dầu Một
một cách khách quan để đưa ra mô hình hồi quy phân tích tác động cụ thể của từng
nhân tố đến tính tuân thủ thuế. Dữ liệu được xử lý bằng các phương pháp thống kê
như phân tích độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương
quan hồi quy tuyến tính và kiểm định mô hình để định danh và định lượng được
mức độ tác động của từng nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế của DNVVN ở từng
mức độ khác nhau. Từ kết quả nghiên cứu này, tác giả đề xuất các giải pháp liên
quan nhằm từng bước cải thiện tính tuân thủ thuế của NNT để CQT có thể lựa chọn
chiến lược quản lý thuế phù hợp.
1.6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng đồng thời hai phương pháp định tính và định lượng.
- Phương pháp định tính: thông qua tổng hợp, xử lý, đối chiếu, phân tích, so
sánh số liệu thứ cấp thu thập từ các nguồn thống kê thực trạng hoạt động của các
DN đang kê khai, nộp thuế tại CCT Tp.TDM để tác giả có thể đánh giá sơ bộ về
thực trạng tuân thủ thuế của DNVVN tại CCT Tp.TDM (giai đoạn năm 2012-2015).
Qua đó đúc kết những kinh nghiệm, hạn chế và nguyên nhân.
- Phương pháp định lượng: được sử dụng trên cơ sở phát phiếu điều tra khảo
sát để thu thập thông tin từ các DNVVN đang hoạt động trên địa bàn TP Thủ Dầu
Một do CCT Tp.TDM quản lý, đồng thời thông qua phần mềm thống kê SPSS16, sử
dụng mô hình hồi quy tuyến tính nhằm phân tích đánh giá kết quả thống kê. Sau đó,

đối chiếu với kết quả, nhận định, đánh giá của phương pháp định tính nhằm đề xuất
các kiến nghị nâng cao sự tuân thủ thuế của các DNVVN.


5
- Mô hình khảo sát được xây dựng xoay quanh các nhóm nhân tố ảnh hưởng
đến sự tuân thủ thuế của DNVVN.
1.7 Ý nghĩa và đóng góp mới của đề tài
1.7.1 Ý nghĩa bài nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu đạt được kỳ vọng đóng góp phần nhỏ vào tài liệu tham
khảo cho CCT Tp.TDM hiểu rõ hơn về những nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ
thuế của DN như thế nào. Từ kết quả này CQT có thể tham khảo để thực hiện
những biện pháp phù hợp nhằm từng bước cải thiện tính tuân thủ thuế của NNT là
DNVVN đang hoạt động tại địa bàn TP Thủ Dầu Một.
1.7.2 Những đóng góp mới của nghiên cứu
Nghiên cứu này lựa chọn đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến
sự tuân thủ thuế, đối tượng khảo sát chính là DNVVN, do số lượng DN vừa, nhỏ và
siêu nhỏ chiếm số lượng rất lớn tại TP Thủ Dầu Một và các đối tượng này có trình
độ quản lý, vốn kinh doanh, phương pháp tổ chức DN, áp dụng công nghệ thông tin
(CNTT) tương đối hạn chế, khiến việc tuân thủ pháp luật thuế khó khăn. Bên cạnh
đó, cơ chế quản lý của NN là hậu kiểm thông qua việc quyết toán thuế hoặc thanh
tra thuế khi cần thiết vì vậy vai trò của công tác thanh, kiểm tra rất quan trọng trong
việc định hướng sự tuân thủ thuế của NNT. Dựa trên các mô hình của các nghiên
cứu trước và kết hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNVVN
tại địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của các DNVVN do CCT Tp.TDM quản lý. Từ
kết quả nghiên cứu đạt được, tìm ra các yếu tố chính tác động đến sự tuân thủ thuế
của NNT là DNVVN tại thành phố Thủ Dầu Một, trên cơ sở đó đề xuất CQT có
những cải cách cho phù hợp với tình hình quản lý và thu thuế.
1.8 Kết cấu dự kiến của đề tài

Đề tài nghiên cứu được trình bày thành 6 chương:
Chương 1: Tổng quan – Giới thiệu lý do hình thành đề tài, mục tiêu nghiên
cứu, đối tượng & phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu; ý nghĩa và tính
mới của đề tài nghiên cứu.


6
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước – trình bày các cơ sở lý
thuyết nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của DNVVN, các nghiên cứu trước
có liên quan đến đề tài.
Chương 3: Thực trạng tuân thủ thuế của các DNVVN tại CCT Tp.TDM và
Thiết kế nghiên cứu - Giới thiệu sơ lược về CCT Tp.TDM, thực trạng tuân thủ thuế
của các DN trên địa bàn Tp Thủ Dầu Một về đăng ký thuế, kê khai thuế, kiểm tra
thuế, nộp thuế; Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế của CCT Tp.TDM hiện
nay; giới thiệu mô hình khảo sát và các giả thuyết nghiên cứu, quy trình thực hiện
nghiên cứu, xây dựng mô hình phục vụ cho nghiên cứu cũng như đặt các giả thuyết
nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu bao gồm xây dựng và hoàn thiện bảng câu hỏi khảo
sát, thiết kế mẫu nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu – trình bày thông tin về mẫu khảo sát, kiểm
định mô hình đo lường các nhân tố tác động đến tính tuân thủ thuế, phân tích đánh
giá thảo luận các kết quả.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị - trình bày một số ý nghĩa từ kết quả nghiên
cứu, đề xuất các kiến nghị nhằm làm tăng sự tuân thủ thuế của DNVVN tại CCT
Tp.TDM dựa trên kết quả nghiên cứu và những hạn chế của nghiên cứu, đề nghị các
bước nghiên cứu tiếp theo.


7

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Trong chương này, tác giả giới thiệu về đối tượng khảo sát chính của đề tài
nghiên cứu là DNVVN theo quy định pháp luật Việt Nam, đặc điểm, vai trò của loại
hình DN này trong nền kinh tế Việt Nam. Tiêu chuẩn đánh giá sự tuân thủ thuế của
DN theo quy định của luật quản lý thuế hiện hành và các văn bản pháp luật thuế có
liên quan trong tuân thủ về đăng ký, kê khai và nộp thuế của DN. Đồng thời luận
văn s giới thiệu một số khái niệm cơ bản về tuân thủ thuế theo quan điểm của các
tác giả trong nước và nước ngoài, các nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên
cứu. Từ các nghiên cứu này, tác giả s chọn lọc các nhân tố tác động đến tính tuân
thủ thuế của các DNVVN trên cơ sở lựa chọn các nhân tố phù hợp với tình hình
hoạt động của các DN đang hoạt động trên địa bàn TP Thủ Dầu Một hiện nay để
xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp.
2.1 Giới thiệu về doanh nghiệp vừa và nhỏ
2.1.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ
Bảng 2. 1 Phân loại quy mô doanh nghiệp

Quy mô

I. Khu vực
nông, lâm
nghiệp và
thủy sản
II.
Khu
vực công
nghiệp và
xây dựng
III. Khu
vực dịch
vụ


DN siêu
nhỏ
Lao
động
(người)
≤10

≤10

≤10

DN nhỏ

DN vừa

DN lớn

Vốn
(tỷ
đồng)

Lao
động
(người)

Vốn
(tỷ
đồng)

Lao

động
(người)

Vốn
(tỷ
đồng)

Lao
động
(người)

≤ 20

Trên 10
đến 200

Trên
Trên 200
20 đến
đến 300
100

Trên
100

Trên 300

≤ 20

Trên 10

đến 200

Trên
Trên 200
20 đến
đến 300
100

Trên
100

Trên 300

≤ 10

Trên 10
đến 50

Trên
10 đến
50

Trên
50

Trên 100

Trên 50
đến 100


DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa hay còn gọi thông dụng là DNVVN là
những DN có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Tại Việt Nam,
theo Điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ,


8
DNVVN được định nghĩa như sau “1. DN nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng
ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa
theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác
định trong bảng cân đối kế toán của DN) hoặc số lao động bình quân năm (tổng
nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)”
2.1.2 Đặc trưng hoạt động kinh doanh của các DN vừa và nhỏ:
- Tính chất hoạt động kinh doanh: DNVVN thực hiện các dịch vụ đa dạng và
phong phú như các dịch vụ trong quá trình phân phối và thương mại hoá, sinh hoạt
và giải trí, tư vấn và hỗ trợ. DNVVN có tính linh hoạt nhờ cấu trúc và quy mô nhỏ
nên khả năng thay đổi mặt hàng, chuyển hướng kinh doanh thậm chí cả địa điểm
kinh doanh được coi là mặt mạnh của các DNVVN.
- Về nguồn lực vật chất: Nhìn chung các DNVVN bị hạn chế bởi nguồn vốn,
tài nguyên, đất đai và công nghệ. Sự hữu hạn về nguồn lực này là do nguồn gốc
hình thành DN. Mặt khác còn do sự hạn hẹp trong các quan hệ với thị trường tài
chính – tiền tệ, quá trình tự tích luỹ thường đóng vai trò quyết định của DNVVN.
- Về năng lực quản lý điều hành: Xuất phát từ nguồn gốc hình thành, tính chất,
quy mô nên các quản trị gia DNVVN thường nắm bắt, quản lý hầu hết các mặt của
hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy mà nhiều kỹ năng, nghiệp vụ quản lý trong các
DNVVN còn rất thấp so với yêu cầu.
- Vai trò của các DNVVN trong nền kinh tế Việt Nam: Trong các loại hình sản
xuất kinh doanh ở nước ta hiện nay DNVVN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các
DN ,có sức lan toả trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
Ưu điểm của DNVVN:
Các DNVVN năng động, linh hoạt trước thay đổi của thị trường do DNVVN

có khả năng chuyển hướng kinh doanh nhanh, tăng giảm lao động dễ dàng, nơi làm
việc của người lao động có tính ổn định và ít bị đe doạ mất nơi làm việc.
Việc tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý linh hoạt, gọn nhẹ, các quyết định quản
lý thực hiện nhanh, công tác kiểm tra, điều hành trực tiếp. Qua đó góp phần tiết
kiệm chi phí quản lý DN.


9
Vốn đầu tư ban đầu ít, hiệu quả cao, thu hồi nhanh, điều đó tạo sức hấp dẫn
trong đầu tư sản xuất kinh doanh, mọi thành phần kinh tế vào khu vực này.
Nhược điểm của DNVVN:
Nguồn vốn tài chính hạn chế, đặc biệt nguồn vốn tự có cũng như bổ sung để
thực hiện quá trình tích tụ, tập trung nhằm duy trì hoặc mở rộng sản xuất kinh
doanh. Cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ kỹ thuật thường yếu kém, lạc
hậu. Trình độ quản lý nói chung và quản trị các mặt theo các chức năng còn hạn
chế. Đa số các chủ DN nhỏ chưa được đào tạo cơ bản, đặc biệt những kiến thức về
kinh tế thị trường, về quản trị kinh doanh, về chính sách kế toán và chính sách thuế,
họ quản lý bằng kinh nghiệm và thực tiễn là chủ yếu.
- Về công tác kế toán của DNVVN: tổ chức công tác kế toán của DNVVN tuân
theo quy định Luật kế toán Số: 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003 của Quốc Hội về
nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán và hoạt động
nghề nghiệp kế toán.
Mục tiêu của công tác kế toán tại DNVVN: xác định tính minh bạch của thông
tin kế toán để nhận các khoản tài trợ từ hệ thống NH, quản lý vốn và nợ, ra quyết
định đầu tư của DN, tối thiểu hóa chi phí thuế, tuân thủ quy định khai thuế và thể
hiện trách nhiệm của DN đối với cơ quan NN, cung cấp thông tin cho các cổ đông.
Đối tượng sử dụng thông tin kế toán của các DNNVV tập trung vào chủ sở
hữu, chủ nợ hiện tại và tiềm năng. Do vậy, nghĩa vụ pháp lý công bố thông tin tài
chính của các DNNVV này có những giới hạn nhất định và đơn giản hơn so với các
DN đại chúng có quy mô lớn.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của các DNNVV thường tập trung vào những
ngành nghề kinh doanh chính. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong các DN này
thường là những nghiệp vụ cơ bản gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh chủ
yếu. Các quan hệ kinh tế, tài chính phức tạp thường hiếm khi xảy ra do vậy công tác
kế toán của các DN này chủ yếu tập trung vào những vấn đề cơ bản trong quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh.


×