Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính tại các đơn vị kho bạc nhà nước TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH
-------------------------------

PHẠM VĂN HOAN

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI
TUÂN THỦ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
CỦA CÁ NHÂN CƯ TRÚ TỰ KÊ KHAI THUẾ
TẠI TP. HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã ngành: 60340301

TP. HỐ HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH
-------------------------------

PHẠM VĂN HOAN

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI
TUÂN THỦ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
CỦA CÁ NHÂN CƯ TRÚ TỰ KÊ KHAI THUẾ
TẠI TP. HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán


Mã ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHAN ĐÌNH NGUYÊN

TP. HỐ HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS. TS Phan Đình Nguyên
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 27 tháng 3 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT
1
2
3
4
5

Họ và tên
PGS.TS Lê Quốc Hội
TS. Hà Văn Dũng
TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh
TS. Nguyễn Quyết Thắng
TS. Phan Thị Hằng Nga


Chức danh Hội đồng
Chủ tịch
Phản biện 1
Phản biện 2
Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 20 tháng 8 năm 2015

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Phạm Văn Hoan..................................Giới tính: Nam.............................
Ngày, tháng, năm sinh: 20-08-1987...............................Nơi sinh: Nam Định ....................
Chuyên ngành: Kế toán...................................................MSHV: 1441850019 ..................
I- Tên đề tài:
Các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập cá nhân của cá nhân cư
trú tự kê khai thuế tại TP. HCM...........................................................................................
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Nhận diện, đánh giá và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến hành vi
tuân thủ thuế TNCN của cá nhân cư trú thực hiện tự kê khai thuế. Từ đó, đưa ra

những giải pháp để cá nhân nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế TNCN ...................
III- Ngày giao nhiệm vụ: 20-08-2015
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 05-01-2016 ...................................................................
V- Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Phan Đình Nguyên ......................................................
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Phạm Văn Hoan


ii

LỜI CÁM ƠN
Sau một quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Có được kết quả ngày hôm nay, không chỉ do nỗ lực phấn đấu từ bản thân mà còn có

sự giúp đỡ, hỗ trợ và động viên của rất nhiều người.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến Quý Thầy/Cô đã giảng dạy, truyền đạt
kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn đến
những Cán bộ - Phòng Quản lý khoa học - Đào tạo sau đại học luôn thông tin kịp thời
và hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tiếp theo, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo
điều kiện về thời gian, hỗ trợ kinh phí và chia sẻ khó khăn với tôi trong quá trình học
tập.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Phan Đình Nguyên đã truyền đạt cho
tôi những kiến thức và hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong quá trình là luận văn
này.
Xin chân thành cảm ơn.
Tác giả

Phạm Văn Hoan


iii

TÓM TẮT
Nhiệm vụ thu thuế của nhà nước hiện nay đối với Việt Nam nói riêng và các
nước trên thế giới nói chung đang phải đứng trước nhiều thách thức khác nhau. Một
trong những thách thức đó là sự đa dạng hành vi tuân thủ thuế. Trong khi nguồn lực
cho quản lý thu thuế có giới hạn, sự phức tạp về hành vi tuân thủ thuế ngày càng tăng
và khó nắm bắt, từ đó làm cho cơ quan thuế phải chịu nhiều sức ép trong việc làm sao
phải bảo đảm số thu cho ngân sách nhà nước nhằm hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chi cho
phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, tuân thủ thuế đã trở thành một chủ đề nghiên
cứu quan trọng.
Mục đích nghiên cứu là nhận diện và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
tuân thủ thuế thu nhập cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu tiến hành dựa

trên dữ liệu thu được từ khảo sát 220 mẫu người nộp thuế. Nghiên cứu sử dụng phương
pháp kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi
quy đa biến để làm rõ các mối quan hệ giữa các nhân tố. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
có 6 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập cá nhân của cá nhân cư trú tự
kê khai quyết toán tại Thành phố Hồ Chí Minh là: Chính sách thuế, công tác quản lý
thuế, công tác tuyên truyền, xác suất bị kiểm tra thuế, yếu tố kinh tế xã hội và ý thức
chấp hành thuế của người nộp thuế. Trong đó, nhóm yếu tố tác động mạnh nhất đến
hành vi tuân thủ thuế thu nhập cá nhân của cá nhân cư trú tự kê khai quyết toán thuế tại
Thành phố Hồ Chí Minh là yếu tố kinh tế xã hội và yếu tố công tác tuyên truyền.


iv

ABSTRACT
Duties of state tax revenues today for Vietnam in particular and the country in the
world in general are facing many different challenges. One of those challenges is the
variety of tax compliance behavior. While managing resources for limited tax revenues,
the complexity of tax compliance behavior is increasing and elusive, which makes the
tax authorities have come under pressure to do so to ensure the revenues for the state
budget in order to support the implementation of expenditure tasks for economic
development - social. Therefore, tax compliance has become an important research
topic.
Research purpose is to identify and measure factors affecting compliance
behavior of personal income tax in the Ho Chi Minh City. The study is based on data
obtained from the survey sample of 220 taxpayers. In this study, Cronbach's method
Alpha testing, factor analysis and discovery EFA multiple regression analysis to clarify
the relationship between factors. The study results showed that six factors affecting
compliance behavior of individual income tax resident individual self declare and settle
in the Ho Chi Minh City is: tax policy, tax administration, the propaganda, the
probability of being checked taxation, socio-economic factors and consciously abide by

the taxpayer's tax. In particular, the group hit hardest factor to compliance behavior of
individual income tax resident individual self-declaration tax settlement in the Ho Chi
Minh City is the group of social and economic factors and the propagation factor.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CÁM ƠN............................................................................................................. ii
TÓM TẮT.................................................................................................................. iii
ABSTRACT .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC .................................................................................................................. v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU............................................................................ viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ................................ ix
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...............................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
1.1.1. Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu .................................................... 1
1.1.2. Các vấn đề hiện nay .................................................................................. 2
1.1.3. Những nghiên cứu trước ........................................................................... 5
1.1.4. Đánh giá các nghiên cứu trước ................................................................. 7
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 7
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................... 7
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 7
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 7
1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 8
1.5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 9
1.6. Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...............................................................................10

2.1. Các khái niệm .............................................................................................. 10
2.1.1. Thuế thu nhập cá nhân ............................................................................ 10
2.1.2. Tuân thủ thuế .......................................................................................... 10
2.1.3. Không tuân thủ thuế ................................................................................ 11
2.1.4. Cá nhân cư trú ......................................................................................... 12
2.2. Các nghiên cứu trước đây về lý thuyết ........................................................ 13
2.3. Các nghiên cứu trước đây về thực nghiệm .................................................. 17


vi
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................19
3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 19
3.2. Xây dựng khung lý thuyết và mô hình ........................................................ 20
3.3. Giả thiết nghiên cứu .................................................................................... 22
3.4. Đo lường các biến........................................................................................ 23
3.5. Chọn mẫu..................................................................................................... 26
3.5.1. Tổng thể nghiên cứu. .............................................................................. 26
3.5.2. Xác định kích cỡ mẫu. ............................................................................ 26
3.5.3. Phương pháp chọn mẫu. .......................................................................... 27
3.6. Ước lượng, sử dụng các kiểm định ............................................................. 27
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................28
4.1. Thông kê mô tả ............................................................................................ 28
4.2. Phân tích độ tin cậy và phù hợp của thang đo ............................................. 33
4.3. Phân tích nhân tố khám phá ........................................................................ 35
4.4. Phân tích hồi quy tuyến tính ........................................................................ 40
4.4.1. Kiểm định hệ số tương quan ................................................................... 40
4.4.2. Phân tích hồi quy..................................................................................... 41
4.5. Một số bàn luận ........................................................................................... 43
4.5.1. Về kết quả của hệ số tín cậy Cronbach’s Alpha ..................................... 43
4.5.2. Về kết quả của phân tích nhân tố khám phá ........................................... 44

4.5.3. Về kết quả phân tích hồi quy tuyến tính ................................................. 44
4.6. Phân tích kết quả nghiên cứu ...................................................................... 45
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................47
5.1. Kết luận ....................................................................................................... 47
5.2. Kiến nghị ..................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 49
PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
CNTT
EFA
NNT
NSNN
TNCN
TP.HCM

Nội dung
Công nghệ thông tin
Exploratory Factor Analysis
(Phân tích nhân tố khám phá)
Người nộp thuế
Ngân sách nhà nước
Thu nhập cá nhân
Thành phố Hồ Chí Minh



viii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Nội dung

Tên
Bảng 1.1

Bảng 1.1: Thuế, phí và thu khác của Việt Nam giai đoạn

Trang
3

năm 2009-2014
Bảng 1.2

Bảng 1.2: Số thu từ thuế TNCN và Số thu từ thuế, phí và

3

thu khác của cả nước
Bảng 3.1

Thang đo lường các biến

24

Bảng 4.1

Kết quả thống kê mô tả 27 thuộc tính của biến


32

Bảng 4.2 Bảng Bảng thống kê số lượng biến quan sát và hệ số Cronbach’s

35

Alpha của từng thang đo
Bảng 4.3

Kiểm định KMO và Bartlett

37

Bảng 4.4

Bảng tổng hợp phương sai tích lũy

38

Bảng 4.5

Bảng ma trận nhân tố (chưa xoay)

39

Bảng 4.6

Bảng ma trận nhân tố (sau khi xoay)


40

Bảng 4.7

Ma trận hệ số tương quan

41

Bảng 4.8

Kết quả đánh giá độ phù hợp của mô hình

43

Bảng 4.9

Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình

43

Bảng 4.10

Hệ số hồi quy

44


ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

Nội dung

Trang

Hình 1.1

Tỷ lệ tổng số thu thuế, phí và thu khác tại TP.HCM so với
cả nước

4

Hình 1.2

Tỷ lệ Số thu thuế TNCN tại TP.HCM so với cả nước

4

Hình 1.3

Tốc độ tăng bình quân của sáu khoản thuế lớn của Việt

5

Tên

Nam trong giai đoạn 2009-2014
Hình 3.1

Quy trình nghiên cứu


20

Hình 3.2

Mô hình tuân thủ thuế của Fisher (1992)

21

Hình 3.3

Mô hình nghiên cứu

22

Hình 4.1

Độ tuổi của người nộp thuế

29

Hình 4.2

Trình độ học vấn của người nộp thuế

29

Hình 4.3

Thu nhập bình quân một tháng của người nộp thuế


30

Hình 4.4

Nguồn thu nhập của người nộp thuế

30

Hình 4.5

Vị trí làm việc của người nộp thuế

31

Hình 4.6

Thời gian làm việc của người nộp thuế

31


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.1.1. Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu
Để đảm bảo phát triển kinh tế xã hội ổn định, bền vững và chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế, việc tuân thủ các chính sách tài chính trong đó hệ thống chính sách
thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng là hết sức cần thiết, nhằm thực
hiện tốt nhiệm vụ phân bổ nguồn lực đồng thời giải quyết tốt các mối quan hệ giữa

tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng, giữa tăng trưởng với công bằng xã hội và xóa đói
giảm nghèo.
Việc tuân thủ thuế thu nhập cá nhân nhằm đảm bảo ổn định nguồn lực cho
ngân sách nhà nước. Thuế thu nhập cá nhân cũng sẽ góp phần nâng cao tỷ trọng thu
nội địa để ổn định thu cho ngân sách nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế.
Dựa vào những lý luận trên, ta thấy việc tuân thủ các quy định của thuế Thu
nhập cá nhân là cần thiết và hữu ích đối với xã hội.
Thành phố Hồ Chí Minh là một địa phương có số thu từ thuế, phí và thu khác
thuộc ngân sách bằng 23,22 % cả nước (Hình 1.1), nhưng riêng số thu từ thuế thu
nhập cá nhân bằng 43,68% thuế thu nhập cá nhân cả nước (Hình 1.2). Do đó, việc
tìm ra các yếu tố, định lượng được mức tác động của chúng đến hành vi tuân thủ
thuế thu nhập cá nhân đồng thời đưa ra được giải pháp nâng cao tính tuân thủ về
thuế thu nhập cá nhân tại TP. HCM sẽ góp phần lớn vào tổng thu thuế của cả nước.
Trong thời gian vừa qua, chưa có nhiều nghiên cứu về những yếu tố tác động
đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập cá nhân của người nộp thuế nhằm giúp cho nhà
quản lý hoàn thiện chính sách thuế nói chung và các văn bản pháp luật về thuế nói
riêng để đảm bảo có được hệ thống thuế thống nhất, phù hợp. Đồng thời, hệ thống
thuế phải đạt được các yêu cầu về công bằng, rõ ràng, minh bạch, tạo thuận lợi cho
người nộp thuế. Đó chính là lý do, tôi chọn đề tài: “Các yếu tố tác động đến hành
vi tuân thủ thuế thu nhập cá nhân của cá nhân cư trú tự kê khai thuế tại
Thành phố Hồ Chí Minh”


2
1.1.2. Các vấn đề hiện nay
Cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế bắt đầu được thực hiện thí điểm từ năm 2004.
Cơ chế tự khai tự nộp đòi hỏi cả người nộp thuế và cơ quan thuế cần có những hành
vi ứng xử phù hợp nhằm tôn trọng pháp luật thuế. Người nộp thuế được yêu cầu
tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thuế. Cơ quan thuế phải hỗ trợ người nộp

thuế tuân thủ trên cơ sở phân tích và đánh giá được những nhân tố tác động với mức
độ khác nhau đến hành vi ứng xử của người nộp thuế, từ đó tạo ra cơ sở vật chất,
môi trường tổ chức và thái độ thích hợp.
Địa bàn nghiên cứu là thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một địa phương có số
thu từ thuế, phí và thu khác thuộc ngân sách bằng 23,22 % cả nước (Hình 1.1),
nhưng riêng số thu từ thuế thu nhập cá nhân bằng 43,68% thuế thu nhập cá nhân cả
nước (Hình 1.2). Do đó, nếu phát hiện đúng các yếu tố, định lượng được mức tác
động của chúng đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập cá nhân đồng thời đưa ra được
giải pháp hoàn thiện tuân thủ tại đây sẽ góp phần lớn vào tổng thu thuế của cả nước.
Bảng 1.1: Thuế, phí và thu khác của Việt Nam giai đoạn năm 2009-2014
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Chỉ tiêu


2009
Thuế thu nhập doanh nghiệp
######
Thuế giá trị gia tăng
######
Thuế XNK và TTĐB hàng nhập khẩu
76.996
Thuế TTĐB hàng sản xuất trong nước
29.728
Thuế thu nhập cá nhân
14.318
Thuế tài nguyên
19.093
Thuế bảo vệ môi trường
Thuế nhà đất
1.203
Thuế môn bài
1.153
Thuế sử dụng đất nông nghiệp
67
Thuế chuyển quyền sử dụng đất
260
Lệ phí trước bạ
9.670
Thu phí, lệ phí (cả phí xăng dầu) 18.325
Thu tiền cho thuê đất
3.370
Tiền sử dụng đất và thu từ nhà 39.588
Thu khác thuộc ngân sách

23.894
Tổng thu thuế, phí và thu khác ######

Năm
2010
######
######
74.068
37.311
26.276
26.316
1.396
1.326
56

2011
######
######
81.406
42.686
38.469
38.123
11.201
1.589
1.478
72

2012
######
######

72.028
43.356
44.959
42.278
12.680
1.193
1.572
69

2013
######
######
78.752
54.178
46.561
37.889
11.700
1.447
1.693
69

2014
######
######
95.966
55.472
47.853
38.048
12.087
1.464

1.763
61

12.611
20.542
3.791
51.563
17.628
######

15.700
10.341
5.869
54.225
20.420
######

11.820
8.198
7.762
35.991
35.270
######

13.595
10.946
7.753
46.394
94.107
######


16.091
12.005
9.407
43.993
74.092
######

Nguồn: Website Bộ Tài chính\Công khai số liệu\Số liệu quốc tế


3
Bảng 1.2: Số thu từ thuế TNCN và Số thu từ thuế, phí và thu khác của cả nước
và của TP. HCM giai đoạn năm 2009 - 2014
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm

Chỉ tiêu
Tổng số thu từ thuế, phí và thu
khác thuộc ngân sách cả nước
Số thu từ thuế thu nhập cá nhân
Cả nước
Tổng số thu từ thuế, phí và thu
khác thuộc ngân sách tại TP.
Số thu từ thuế thu nhập cá nhân
tại TP. HCM

2009

2010


2011

2012

2013

2014

458.378

576.561

709.701

724.916

813.649

857.087

14.318

26.276

38.469

44.959

46.561


47.853

77.370

104.596

131.318

150.106

166.669

199.000

5.475

10.215

14.653

16.844

17.346

20.900

Nguồn: Website Bộ Tài chính\Công khai số liệu\Số liệu quốc tế
1200000,0


023%
020%

1000000,0
800000,0
600000,0

018%
017%

019%

021%

131318,0

150106,0

709701,0

724916,0

2011

2012

166669,0

104596,0


77370,0
400000,0
200000,0

458378,0

199000,0

576561,0

813649,006

857086,80

2013

2014

2009

2010

Tỷ lệ Tổng số thu từ thuế, phí và thu khác thuộc ngân sách tại TP. HCM so với
cả nước cả nước
Tổng số thu từ thuế, phí và thu khác thuộc ngân sách tại TP. HCM
Tổng số thu từ thuế, phí và thu khác thuộc ngân sách cả nước

Hình 1.1 : Tỷ lệ tổng số thu thuế, phí và thu khác tại TP.HCM so với cả nước
Nguồn: Theo tính toán của tác giả được xử lý trên excel 2010



4
80000,0
044%

70000,0
037%
60000,0

038%

50000,0

037%
20900,0

16844,358

17346,0

44959,0

46561,0

47853,0

2012

2013


2014

14653,285
039%

40000,0

10215,096

30000,0
20000,0
10000,0

038%
38469,0

5475,0

26276,0

14318,0

2009

2010

2011

Tỷ lệ Số thu từ thuế TNCN tại TP. HCM so với cả nước
Số thu từ thuế TNCN tại TP. HCM

Số thu từ thuế TNCN Cả nước

Hình 1.2 : Tỷ lệ Số thu thuế TNCN tại TP.HCM so với cả nước
Nguồn: Theo tính toán của tác giả được xử lý trên excel 2010
045%
040%
039%

035%
030%
025%
020%

020%

015%
010%

017%

014%

014%

005%
004%
000%
Thuế thu nhập Thuế giá trị
gia tăng
doanh nghiệp


Thuế XNK và Thuế TTĐB Thuế thu nhập
TTĐB hàng hàng sản xuất
cá nhân
trong nước
nhập khẩu

Thuế tài
nguyên

Hình 1.3 : Tốc độ tăng bình quân của sáu khoản thuế lớn của Việt Nam trong
giai đoạn 2009-2014
Nguồn: Theo tính toán của tác giả được xử lý trên excel 2010


5
1.1.3. Những nghiên cứu trước
 Công trình nghiên cứu của Allingham và Sandmo mang tên “Income
Tax Evasion: A Theoretical Analysis” vào năm 1972. Đây được xem là nghiên cứu
đầu tiên về hành vi của người nộp thuế. Họ cho rằng trốn thuế phụ thuộc nghịch
biến vào nguy cơ bị phát hiện và mức phạt. Do đó cơ quan thuế cần sử dụng công
cụ truyền thống là kiểm tra thuế và xử phạt.
 Công trình nghiên cứu của Keith Walsh mang tên “Understanding
Taxpayer Behaviour” trình bày tại Hội thảo Nghiên cứu và Phân tích thuế tháng 12
năm 2011 do cơ quan Thuế và Hải quan Ai-len tổ chức. K. Walsh đã tổng hợp và
phân tích năm nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế bao gồm: (1) Sự
làm nản lòng. Tính chặt chẽ và nghiêm minh của pháp luật, tinh thần mẫn cán và
liêm chính của nhân viên thuế và sự trợ giúp hữu hiệu của hệ thống thông tin là ba
yếu tố thuộc nhóm thứ nhất khiến người nộp thuế nản lòng trong việc gian lận thuế.
(2) Chuẩn mực xã hội. Thái độ thượng tôn pháp luật và đề cao trách nhiệm công

dân của cộng đồng xã hội là nhóm yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến tuân thủ thuế. (3)
Công bằng và niềm tin. Niềm tin của người nộp thuế vào sự đối xử công bằng trong
thực thi nghĩa vụ tài chính đối với đất nước ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ. (4) Cơ
hội và sự phức tạp. Sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ và phối hợp hiệu quả từ phía cơ
quan quản lý thuế và những cơ quan nhà nước có liên quan đối với mọi giao dịch
kinh tế của người nộp thuế khiến cho cơ hội gian lận thuế giảm xuống. (5) Kinh tế
vĩ mô và vai trò của chính phủ. Tăng trưởng GDP, công ăn việc làm và hành động
cụ thể, hữu hiệu của chính phủ đối với nền kinh tế có ảnh hưởng đến hành vi tuân
thủ thuế vì người nộp thuế lạc quan vào tương lai cũng như tin rằng chính phủ sử
dụng thuế như cộng đồng cư dân mong đợi.
 Alm Martinez-Vazquez và Schneider (2003) đã công nhận rằng hầu hết
mọi người không muốn nộp thuế, đó là khó khăn cho cơ quan thuế để đánh thuế và
thu thuế ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào.


Theo Kirchler và các cộng sự (2001) cho biết chính phủ có trách nhiệm

quan tâm hàng đầu tới việc đảm bảo các công dân thực hiện theo đúng nghĩa vụ của
mình và cư xử phù hợp với quy định của pháp luật thuế, không phân biệt địa vị xã


6
hội của họ. Để đảm bảo tuân thủ luật thuế và các quy định, hệ thống thuế xây dựng
dựa trên pháp luật về thuế, chính sách thuế và quản lý thuế được đặt ra.
 Fisher và cộng sự (1992) trong nghiên cứu của mình đã phân các yếu tố
thành 4 nhóm chính trong mô hình tuân thủ thuế và mô hình này đã trở nên rất nổi
tiếng. Bốn nhóm này bao gồm: Hệ thống thuế (thuế suất, hình phạt, khả năng bị
phát hiện và sự phức tạp của hệ thống thuế); Thái độ và nhận thức (sự công bằng,
đạo đức và ảnh hưởng của nhóm); Cơ hội không tuân thủ (mức thu nhập, nguồn thu
nhập và nghề nghiệp); và Các yếu tố nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính và giáo dục).

 Công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hoài và các tác giả thuộc
Học viện Tài chính năm 2011 có tên “Giám sát tính tuân thủ thuế ở Việt Nam” cho
thấy rằng hành vi tuân thủ của người nộp thuế không phải là một yếu tố độc lập, bất
biến; nó chịu tác động của các yếu tố trong môi trường hoạt động và các yếu tố
trong bản thân người nộp thuế. Đôi khi, chi phí để tuân thủ thuế là quá cao thì người
ta cũng sẵn sàng chấp nhận không tuân thủ theo luật thuế; và bất cứ nơi đâu có thuế,
nơi đó có tính trạng trốn thuế.
 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai năm 2013 về “Tác động của xác suất
bị kiểm tra tới hành vi tuân thủ thuế của người nộp thu tại Tp. Hồ Chí Minh” kết
luận rằng: (1) Sự tin tưởng của NNT đối với hệ thống quản lý là chưa cao cho nên
nhiều người vẫn còn hời hợt trong nhận thức về tuân thủ thuế. (2) Xác suất bị kiểm
tra tác động đến tính tuân thủ thuế.
 Nghiên cứu của Vương Thị Thu Hiền đăng trên Tạp chí Tài chính số 9
– 2014 về “Nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế qua ứng dụng công nghệ thông
tin” cho rằng một trong những mục tiêu của Chương trình cải cách và hiện đại hoá
ngành Thuế là ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế. Điều này,
không chỉ tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí cho doanh nghiệp mà còn giúp cơ
quan thuế nâng cao chất lượng phục vụ, hỗ trợ cho người nộp thuế và hạn chế sự
gian lận thuế.
 Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng năm 2013 về “Hoàn thiện quản lý nhà
nước đối với thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam”, các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ
thuế: (1) Yếu tố chính sách thuế. (2) Năng lực quản lý của cơ quan thuế. (3) Ý thức
chấp hành thuế của người nộp thuế.


7
 Nghiên cứu của Đặng Thị Bạch Vân (2014) về “Xoay quanh vấn đề
người nộp thuế và tuân thủ thuế” thì có hai nhóm yếu tố tác động đến tuân thủ thuế
gồm: (1) Nhóm yếu tố mang tính chất kinh tế (Mức thu nhập thực tế, Thuế suất,
Xác suất bị kiểm tra thuế và Mức phạt). (2) Nhóm các yếu tố mang tính chất tâm lý

– xã hội (Nhận thức về tính công bằng và Ý thức thuế).
1.1.4. Đánh giá các nghiên cứu trước
Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đưa ra các mô hình và chỉ ra các yếu
tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế nói chung áp dụng cho các nước. Tuy nhiên,
điều kiện kinh tế, xã hội tại Việt Nam khác so với các nước mà các tác giả nước
ngoài nghiên cứu cho nên có những những yếu tố trong mô hình chưa phù hợp.
Các nghiên cứu tại Việt Nam, hầu như có ít nghiên cứu ở trong nước về vấn
đề các yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân, mà các nghiên cứu
này chủ yếu là dùng phương pháp nghiên cứu định tính, nên đề tài chọn phương
pháp nghiên cứu định lượng để đo lường mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến
tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy người
nộp thuế tuân thủ thuế thu nhập cá nhân tốt hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nhận diện và đo lường các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế TNCN
của cá nhân cư trú thực hiện tự kê khai thuế.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nhận diện các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế TNCN của cá
nhân cư trú thực hiện tự kê khai thuế.
- Định lượng mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến hành vi tuân thủ thuế
TNCN của cá nhân cư trú thực hiện tự kê khai thuế.
- Đưa ra được những giải pháp nhằm thúc đẩy cá nhân cư trú thực hiện tự
kê khai thuế tuân thủ thuế thu nhập cá yếu tốt hơn.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Nhân tố nào tác động đến hành vi tuân thủ thuế TNCN của cá nhân cư trú
thực hiện tự kê khai thuế?


8
- Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến hành vi tuân thủ thuế TNCN của

cá nhân cư trú thực hiện tự kê khai thuế?
- Giải pháp để cá nhân nâng cao hành vi tuân thủ pháp luật thuế TNCN của
cá nhân cư trú thực hiện tự kê khai thuế?
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp định tính:


Xem xét, hệ thống hóa và tóm tắt tất cả những kết quả nghiên cứu có

liên quan đến đề tài đã được tiến hành ở trong và ngoài nước;


Thu thập thông tin, số liệu trên báo cáo, phỏng vấn các chuyên gia để

so sánh và tiến hành phân tích dữ liệu.


Thảo luận nhóm nhằm phát hiện, điều chỉnh bổ sung các yếu tố và các

phát biểu trong bảng câu hỏi khảo sát cho nghiên cứu định lượng.


Mô tả, thống kê, so sánh kết quả nghiên cứu.

- Sử dụng phương pháp định lượng:
Dựa vào khung lý thuyết và mô hình được đề xuất, tác giả xây dựng thang đo
để do lường các biến trong mô hình.
Đo lường các biến trong mô hình bằng Bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert
7 mức độ, quy ước là “1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Rất không đồng ý; 3: Không
đồng ý; 4: Phân vân; 5: Đồng ý; 6: Rất đồng ý; 7: Hoàn toàn đồng ý”.

Dữ liệu thu được từ kết quả điều tra, khảo sát được làm sạch, xử lý và mã
hóa trên phần mềm SPSS 22.0.
Sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để đánh giá các thang đo và kiểm định mô
hình lý thuyết đề xuất. Kiểm tra các chỉ tiêu đo lường từng yếu tố ảnh hưởng đến
hành vi tuân thủ thuế thu nhập cá nhân là một thang đo tốt hay không, ta sử dụng hệ
số Crobach’s Alpha. Tiếp theo, phân tích nhân tố EFA để định lại một tập hợp
nhóm quan sát trong mô hình nghiên cứu. Hệ số tương quan giữa các biến độc lập
so với biến phụ thuộc trong mô hình. Phân tích hồi quy tuyến tích để biết được
cường động tác động của các nhân tố lên biến phụ thuộc. Đánh giá sự phù hợp của
mô hình thông qua hệ số xác định R2 . Kiểm tra độ thích hợp của mô hình, xây dựng
hồi quy bội bà kiểm định các giả thiết.


9
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các cá nhân cư trú nộp thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh.
1.6. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị


10

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Các khái niệm

2.1.1. Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập thực nhận
được của cá nhân trong một kỳ tính thuế nhất định (thường là một năm) không phân
biệt nguồn gốc phát sinh thu nhập.
2.1.2. Tuân thủ thuế
 Việc tuân thủ thuế của người nộp thuế tại nước ta quy định ở các văn bản
pháp lý theo Luật định, Nghị định, Thông tư, các văn bản hướng dẫn liên quan và
được quy định tổng quát ở thời điểm hiện tại căn cứ vào Điều 7 của Luật Quản Lý
Thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc Hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 và
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản Lý Thuế số 21/2012/QH13 ngày
20/11/2012 của Quốc Hội liên quan đến nghĩa vụ của người nộp thuế như sau:
Điều 7. Nghĩa vụ của người nộp thuế
1. Đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.
2. Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn;
chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ
thuế.
3. Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.
4. Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ
theo quy định của pháp luật.
5. Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa
vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế.
6. Lập và giao hoá đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng
loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo quy định của
pháp luật.
7. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc
xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản mở tại ngân
hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp
thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.



11
8. Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công
chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
9. Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật
trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay
mặt người nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định.
 Tuân thủ thuế là một thuật ngữ phức tạp để xác định. Đơn giản chỉ cần
hiểu rằng tuân thủ thuế liên quan đến việc hoàn thành tất cả các nghĩa vụ thuế theo
quy định của pháp luật một cách tự nguyện và đầy đủ. (Theo Marti (2000), trích bởi
Nguyễn Thị Mai, 2013)
 Theo Nguyễn Thị Thanh Hoài (2011), tuân thủ thuế là việc chấp hành
nghĩa vụ của người nộp thuế theo đúng luật định, bao gồm các hoạt động đăng ký,
kê khai, báo cáo, nộp thuế. Bất kỳ sự vi phạm nào xuất hiện ở một trong các khâu
trên đều dẫn đến sự không tuân thủ ở các mức độ khác nhau.
 Theo chuẩn mực Châu

u, thực thi nghĩa vụ thuế gồm bốn nội dung cơ

bản: Đăng ký thuế (registration), Khai báo thuế ( iling o tax return), Điều chỉnh
khai báo (correct declaration) và Nộp thuế (payment o tax due). Ngoài ra, tuân thủ
thuế còn bao gồm: giữ sổ sách chứng từ, hạch toán theo chuẩn mực và chấp hành
quyết định của cơ quan thuế.
2.1.3. Không tuân thủ thuế
 Hành vi không tuân thủ thuế là hành vi trái với quy định tại Điều 7 của
Luật Quản Lý Thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc Hội khoá XI, kỳ
họp thứ 10 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản Lý Thuế số
21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc Hội và trái với các nghị định, thông tư,
các văn bản hướng dẫn liên quan.
 Ba hình thức không tuân thủ thuế khác nhau: (1) Không nộp tờ khai thuế
thuộc bất kỳ loại nào; (2) Không kê khai thu nhập nhận được trên tờ khai thuế; và

(3) Giảm thu nhập chịu thuế bằng cách kê khai không đúng những khoản miễn
giảm, loại trừ, hay khấu trừ. (Boidman (1983), Chương trình Giảng dạy Kinh tế
Fulbright Niên khóa 2011-2013, Chương 36 Cải thiện sự tuân thủ thuế)


12
 Tổng quát, không tuân thủ thuế có những hình thức biểu hiện sau: (1)
Chậm hoặc không nộp tờ khai thuế. (2) Khai thu nhập không chính xác.(3) Khai
khống các khoản được giảm trừ. (4) Không nộp thuế đầy đủ, đúng hạn.
2.1.4. Cá nhân cư trú
Theo thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 08 năm 2013, người nộp
thuế là cá nhân cư trú phải đảm bảo một trong những điều kiện sau:
- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong một năm dương lịch hoặc
tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo 1 trong hai trường hợp sau:
 Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú:
Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống
thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký
thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong
Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm
quyền thuộc Bộ Công an cấp.
 Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với
thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như
sau:
Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên theo hướng dẫn nêu trên
nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên
trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê
nhà ở nhiều nơi.
Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ,

nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,... không phân biệt cá nhân tự thuê hay
người sử dụng lao động thuê cho người lao động.
Như vậy, một cá nhân không phân biệt nguồn gốc quốc tịch nếu đáp ứng
các điều kiện trên là đối tượng cư trú để xác định nghĩa vụ thuế tại Việt nam. Cá
nhân kê khai thu nhập phát sinh tại Việt nam và thu nhập phát sinh ngoài Việt nam.


×