Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ trong việc thực hiện dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.31 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM



LÊ CHÍ CÔNG

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHẬM TIẾN ĐỘ TRONG VIỆC THỰC HIỆN DỰ ÁN
NHÀ Ở XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: KTXD Công trình Dân dụng và Công nghiệp
Mã ngành: 60 58 02 08

TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM



LÊ CHÍ CÔNG

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHẬM TIẾN ĐỘ TRONG VIỆC THỰC HIỆN DỰ ÁN
NHÀ Ở XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: KTXD Công trình Dân dụng và Công nghiệp


Mã ngành: 60 58 02 08

CÁN BỘ HDKH: PGS. TS. NGÔ QUANG TƯỜNG

TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2016


i

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

PGS. TS. NGÔ QUANG TƯỜNG

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ
TP.HCM
ngày … tháng … năm 2016.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1


TS. Khổng Trọng Toàn

Chủ tịch

2

PGS.TS. Nguyễn Thống

Phản biện 1

3

TS. Chu Việt Cường

Phản biện 2

4

TS. Trần Quang Phú

Ủy viên

5

TS. Nguyễn Văn Giang

Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được sửa
chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn


ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: LÊ CHÍ CÔNG

Giới tính: nam

Ngày, tháng, năm sinh: 27/03/1984

Nơi sinh: Quảng Bình

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng

MSHV: 1341870033

công trình dân dụng và công nghiệp
I. Tên đề tài

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ trong việc thực
hiện dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương
II. Nhiệm vụ và nội dung
1. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của luận văn là Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ
trong việc thực hiện dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương, từ đó
xây dựng một hệ thống các nguyên nhân và cách khắc phục. Hỗ trợ cho chủ đầu
tư, các nhà thầu thi công dự đoán và khắc phục được những nhân tố ảnh hưởng
đến dự án so với tiến độ ban đầu. Phân tích cụ thể như sau:
 Xác định thực trạng thực hiện các dự án, công trình nhà ở xã hội trên
địa bàn tỉnh Bình Dương
 Xác định các nhân tố chính gây nên chậm trễ tiến độ của dự án nhà ở xã
hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Xem xét các yếu tố này dưới các góc
nhìn khác nhau của các bên liên quan trong dự án như: Chủ đầu tư, nhà
thầu, đơn vị tư vấn thiết kế, đơn vị quản lý dự án, sự phối hợp giữa các bên
tham gia.
 Đề xuất phương án khắc phục vấn đề chậm trễ tiến độ trong dự án và
đánh giá phương án khắc phục theo các góc nhìn khác nhau.


iii

2. Nội dung
Với mục tiêu của đề tài Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến
độ trong việc thực hiện dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương và qua
nghiên cứu tài liệu về các dự án chậm tiến độ, tác giả đề xuất các nội dung
nghiên cứu như sau:
 Xây dựng mô hình khảo sát
-Xác định thực trạng nhà ở xã hội ở tỉnh Bình Dương.
-Xác định các nội dung chính gây chậm tiến độ dự án trong phạm vi xây

dựng công trình nhà ở xã hội ở tỉnh Bình Dương.
 Thu thập thông tin khảo sát
Thu thập thông tin khảo sát được thực hiên qua hai bước:
Bước 1: Nghiên cứu định tính đưa ra bảng câu hỏi thứ nhất
Bước 2: Kiểm tra bảng câu hỏi, xây dựng bảng câu hỏi chính thức.
 Xây dựng bản câu hỏi
Bảng câu hỏi cần bám sát hướng nghiên cứu đã xác định. Cần tham khảo
các nghiên cứu nước ngoài, tài liệu trong nước cũng như các tạp chí chuyên
ngành. Sau đó thiết lập thành phần và nội dung bảng câu hỏi.
 Thu thập số liệu cho bảng câu hỏi
Thu thập dữ liệu về các yếu tố gây chậm trễ tiến độ trong các dự án xây
dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh. Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên các
nghiên cứu trước đây về các yếu tố gây chậm tiến độ trong dự án xây dựng.
Sau khi thu thập ý kiến từ các đồng nghiệp và một số chuyên gia trong lĩnh vực
xây dựng bảng câu hỏi được hoàn thành.
 Phân tích và xử lý số liệu
Các dữ liệu thu thập được xử lý, phân tích để xếp hạng và định ra các yếu
tố ảnh hưởng lớn đến chậm tiến độ dự án.


iv

 Kết luận
Phân tích và đánh giá kết quả khảo sát, từ đó xác định nguyên nhân chủ
yếu gây chậm tiến độ. Người nghiên cứu đề xuất các biện pháp cải tiến giảm
chậm tiến độ cho dự án.
III. Ngày giao nhiệm vụ: 17/3/2015
IV. Ngày hoàn thành nhiệm vụ:15/04/2016
V. Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Ngô Quang Tường
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

PGS. TS. Ngô Quang Tường


v

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Đồng thời, các thông tin trích dẫn trong Luận văn được tôn
trọng và đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả

LÊ CHÍ CÔNG


vi

LỜI CẢM ƠN
Xin cám ơn Thầy PGS.TS. Ngô Quang Tường Thầy đã đưa ra gợi ý đầu
tiên để hình thành nên ý tưởng của đề tài và đã làm tôi mạnh dạn tiếp cận với
hướng nghiên cứu đồng thời, Thầy là người đã tận tụy giúp tôi hệ thống hóa lại
kiến thức quản lý và định lượng phân tích và hiểu biết thêm về nhiều điều mới

trong quá trình nghiên cứu luận văn này.
Để hoàn thành đề cương luận văn này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của tập thể và các cá nhân. Tôi xin tỏ
lòng biết ơn đến tập thể và các cá nhân đã dành cho tôi sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô thuộc Ban đào tạo Sau đại học,
Khoa Xây dựng trường Đại Học Công Nghệ Tp.HCM đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi trong quá trình học và nghiên cứu khoa học tại đây.
Đề cương Luận văn thạc sĩ đã hoàn thành trong thời gian quy định với sự
nỗ lực của bản thân, tuy nhiên không thể không có những thiếu sót. Kính mong
Quý Thầy Cô chỉ dẫn thêm để tôi bổ sung những kiến thức và hoàn thiện bản
thân mình hơn.
Xin trân trọng cảm ơn.
Tp. HCM, ngày 15 tháng 04 năm 2016

Lê Chí Công


vii

TÓM TẮT
Một dự án được xem là thành công thì tiêu chí đầu tiên phải được thực hiện đó
là tiến độ. Nhưng thông qua các nghiên cứu gần đây thì tình trạng chậm tiến độ
ngày càng tăng.. Thời gian gần đây các công trình nhà ở xã hội ngày càng tăng
trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo đó tình trạng chậm tiến độ cũng tăng theo. Vì
vậy, mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là “Nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến chậm tiến độ trong việc thực hiện dự án nhà ở xã hội trên địa bàn
tỉnh Bình Dương”.
Đề tài nghiên cứu này được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu
tổng hợp, bao gồm việc ứng dụng lý thuyết và nghiên cứu trước, phỏng vấn, lấy
ý kiến chuyên gia, thu thập và xử lý dữ liệu.

Mục tiêu chính của đề tài là xác định các nhân tố chính gây chậm tiến độ
của dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương để từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm giải quyết những tác động nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực
đến các dự án công trình nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
1.Đề tài nghiên cứu 145 mẫu khảo sát với 29 yếu tố làm chậm tiến độ của
các dự án nhà ở xã hội ở tỉnh Bình Dương. Qua thu thập, phân tích dữ liệu khảo
sát và nhờ phương pháp phân tích nhân tố chính (PCA) với phép xoay Varimax
tác giả đã xác định được 20 yếu tố và chia thành 5 nhóm có khả năng gây chậm
tiến độ: (1) Nhóm các yếu tố liên quan đến Năng lực của nhà thầu chính và thầu
phụ; (2) Nhóm các yếu tố liên quan đến Ban quản lý dự án yếu kém; (3) Nhóm
các yếu tố liên quan đến Điều kiện không lường trước; (4) Nhóm các yếu tố liên
quan đến Khả năng tài chính của CĐT và quan liêu của BQL; (5) Nhóm các yếu
tố liên quan đến Thiết kế. Từ 5 nhóm nhân tố đó tác giả đã đưa ra các đề xuất
nhằm mục đích khắc phục tình trạng chậm tiến độ của dự án nhà ở xã hội trên
địa bàn tỉnh Bình Dương trong giai đoạn thi công.
Tóm lại, với những gì đã đạt được trong nghiên cứu, Luận văn đã đưa ra một
góc nhìn tổng quát cho Chủ đầu tư, các đơn vị quản lý, tư vấn, thi công xác định


viii

được các yếu tố quan trọng làm chậm tiến độ. Đưa ra giải pháp tối ưu để kiểm
soát và gảm thiểu tình trạng chậm tiến độ.


ix

ABSTRACT
Construction progress is one of the most important criteria which can be
considered to assess a successful construction project. According to the recent

research, the delay in construction projects is on the rise. In recent time, the
number of the social housing projects is increasing in Binh Duong province
and there are many construction projects have met delays. Thus, the purpose of
this thesis is "Analysis of the factors causing delay in the social housing
projects in Binh Duong".
This research project was based on general research methods, including the
paper work, interviews, expert opinions, questionaires...
The major objectives of this research are determining the main factors
causing delays in the social housing projects in Binh Duong and recommending
the solutions to minimize effects of delay in construction.
There are 145 samples were researched and 29 factors inpact delay in the
social housing projects in Binh Duong. By collecting and analyzing survey data,
the Principal Component Analysis (PCA) was used with Varimax rotation,
twenty two factors were identified and divided into 5 groups which likely to
cause delays: these are (1) The weakness of contractors and subcontractors; (2)
Poor project management unit; (3) Unforeseen site conditions; (4) Financial
difficulties of the owner and the bureaucracy of members of PMU; (5) The
factors related to Design. From five factor groups author recommended the
solutions to solve the problems of delay.
In general, the results of thesis suggest to the investors, the project
management units, consultant , contractors identify the important factors
causing delays , and provide solutions to control and minimize the delay in the
social housing projects in Binh Duong.


i

MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. iv

DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH .................................................................................. vi
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................ 7
1.1 Giới thiệu chung .................................................................................................... 7
1.2 Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 8
1.3 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 8
1.4 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 9
1.4.1 Xây dựng mô hình khảo sát ........................................................................... 9
1.4.2 Thu thập thông tin khảo sát ........................................................................... 9
1.4.3 Xây dựng bảng câu hỏi .................................................................................. 9
1.4.4 Thu thập số liệu cho bảng câu hỏi ................................................................. 9
1.4.5 Phân tích và xử lý số liệu ............................................................................. 10
1.4.6 Kết luận ........................................................................................................ 10
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 10
1.6 Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật áp dụng .................................................... 10
1.6.1 Phương pháp định tính ................................................................................. 10
1.6.2 Phương pháp định lượng .............................................................................. 10
1.7 Đóng góp của đề tài ............................................................................................. 11
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ................................. 12
2.1 Các khái niệm ...................................................................................................... 12
2.1.1 Định nghĩa trễ tiến độ ................................................................................. 12
2.1.2 Phân loại chậm trễ ...................................................................................... 13
2.2 Tình hình nghiên cứu hiện tại.............................................................................. 16
2.2.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài ............................................................... 16
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................ 17


ii

2.3 Kết luận chương ................................................................................................. 19

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẢNG HỎI .............................................. 20
3.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 20
3.2 Quy trình thiết kế bảng câu hỏi .......................................................................... 22
3.3 Nội dung bảng câu hỏi........................................................................................ 23
3.3.1 Giới thiệu chung .......................................................................................... 23
3.3.2 Thang đo ...................................................................................................... 23
3.3.3 Các yếu tố khảo sát và mã hóa dữ liệu bảng hỏi ........................................ 24
3.4 Thông tin chung.................................................................................................. 29
3.5 Xây dựng bảng câu hỏi chính thức ..................................................................... 30
3.6 Thu thập dữ liệu.................................................................................................. 31
3.6.1 Xác định kích thước mẫu ............................................................................. 31
3.6.2 Lựa chọn kỹ thuật lấy mẫu .......................................................................... 31
3.6.3 Phân phối và thu thập dữ liệu ..................................................................... 33
3.7 Các phương pháp và công cụ nghiên cứu .......................................................... 33
3.7.1 Đánh giá thang đo ....................................................................................... 33
3.7.2 Kiểm định khác biệt trung bình tổng thể ..................................................... 34
3.7.3 Lý thuyết về phân tích nhân tố chính........................................................... 34
3.7.4 Phần mềm áp dụng ...................................................................................... 38
3.8 Kết luận chương ................................................................................................. 39
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN DỰ ÁN CÔNG TRÌNH NHÀ Ở XÃ
HỘI Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG ................................................................. 40
4.1 Khái quát về khu công nghiệp ở Bình Dương ..................................................... 40
4.1.1 Khu Đô thị và Công nghiệp Mỹ Phước ........................................................ 41
4.1.2 Khu Đô thị và Công nghiệp Bàu Bàng ......................................................... 43
4.1.3 Khu liên hợp công nghiệp dịch vụ và đô thị Bình Dương ............................ 44
4.1.4 Khu công nghiệp VSIP I ............................................................................... 47
4.2 Thực trạng xây dựng nhà ở xã hội ở tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay48
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ GÂY CHẬM TRỄ TIẾN ĐỘ TRONG
CÁC DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG ..................... 52



iii

5.1 Quy trình phân tích số liệu ................................................................................. 53
5.2 Thống kê mô tả ................................................................................................... 54
5.2.1

Kết quả trả lời bảng câu hỏi ................................................................... 54

5.2.2

Kinh nghiệm của người tham gia dự án .................................................. 55

5.2.3 Chức vụ của người tham gia dự án ............................................................. 56
5.2.3

Lĩnh vực hoạt động .................................................................................. 56

5.2.5

Nguồn vốn................................................................................................ 57

5.2.6

Quy mô dự án .......................................................................................... 58

5.3 Kiểm định thang đo ............................................................................................ 59
5.4 Đánh giá độc lập mức độ xảy ra, mức độ ảnh hưởng......................................... 62
5.4.1 Quy trình đánh giá độc lập từng loại mức độ ............................................. 62
5.4.2 Đánh giá mức độ ảnh hưởng ........................................................................ 63

5.4.3 Kiểm định khác biệt về trị trung bình mức độ xảy ra giữa các nhóm ......... 64
5.5 Phân tích nhân tố chính PCA (Principal Component Analysis) ......................... 66
5.6 Các nhóm nhân tố gây ảnh hưởng đến chậm tiến độ ......................................... 75
5.6.1 Phân tích các nhân tố .................................................................................. 75
5.7 Kết quả và bàn luận ............................................................................................ 76
5.7.1 Năng lực của nhà thầu chính cà nhà thầu phụ ............................................ 76
5.7.2 Ban quản lý dự án yếu kém .......................................................................... 77
5.7.3 Điều kiện không lường trước ....................................................................... 78
5.7.4 Khả năng tài chính của chủ đầu tư và quan liêu của ban quản lý dự án .... 78
5.7.5 Thiết kế ......................................................................................................... 79
CHƯƠNG 6 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 80
6.1 Kết luận .............................................................................................................. 80
6.2 Kiến nghị ............................................................................................................ 81
6.3 Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo........................................................ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 84


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQLDA: Ban quản lý dự án
CĐT: Chủ đầu tư
TVTK: Tư vấn thiết kế
TVGS: Tư vấn giám sát
NOXH: Nhà ở xã hội


v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2. 1. Xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng ..................................................................18
Bảng 3. 1. Tổng hợp và mã hóa dữ liệu .........................................................................27
Bảng 5. 2. Bảng tổng hợp kết quả người trả lời .............................................................54
Bảng 5. 3. Bảng tổng hợp người trả lời theo kinh nghiệm làm việc .............................55
Bảng 5. 4. Bảng tổng hợp người trả lời theo vị trí chức danh ........................................56
Bảng 5. 5. Bảng tổng hợp người trả lời theo lĩnh vực hoạt động ...................................56
Bảng 5. 6. Bảng tổng hợp người trả lời theo quy mô nguồn vốn ...................................57
Bảng 5. 7. Bảng tổng hợp người trả lời theo quy mô dự án ...........................................58
Bảng 5. 8. Kết quả khảo sát chính thức giá trị mean khả năng gây chậm tiến độ ........59
Bảng 5. 9. Bảng tính hệ số Cronbach’s Alpha ..............................................................60
Bảng 5. 10. Bảng tính hệ số tương quan biến tổng ........................................................60
Bảng 5. 11. Giá trị trung bình và xếp hạng các yếu tố theo mức độ xảy ra ...................63
Bảng 5. 12. So sánh kết quả kiểm định One – way ANOVA và Kruskal Wallis ..........65
Bảng 5. 13. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett lần 1 ..................................................66
Bảng 5. 14. Kết quả kiểm tra giá trị Communalities ......................................................66
Bảng 5. 15. Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 1 ............................................................68
Bảng 5. 16. Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 2 ............................................................69
Bảng 5. 17. Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 3 ............................................................70
Bảng 5. 18. Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 4 ............................................................71
Bảng 5. 19. Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 5 ............................................................72
Bảng 5. 20. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett lần 5 ..................................................73
Bảng 5. 21. Kết quả tổng phương sai giải thích .............................................................73
Bảng 5. 22. Kết quả đặt tên 5 nhân tố chính ..................................................................74


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2. 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của dự án ..........................................12
Hình 2. 2. Sơ đồ tiến độ ..................................................................................................13

Hình 2. 3. Chậm trễ đồng thời ........................................................................................15

Hình 3. 1. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................21
Hình 3. 2. Quy trình thiết kế bảng câu hỏi .....................................................................22

Hình 4. 1. Bản đồ vị trí các khu công nghiệp của BECAMEX đầu tư...........................40
Hình 4. 2. Khu công nghiệp Mỹ Phước..........................................................................41
Hình 4. 3. Khu công nghiệp và đô thị Bầu Bàng – Mỹ Phước 5....................................43
Hình 4. 4. Khu liên hợp công nghiệp dịch vụ và đô thị Bình Dương ............................44
Hình 4. 5. Khu liên hợp Công nghiệp- Dịch vụ- Đô thị Bình Dương ............................46
Hình 4. 6. Khu Công nghiệp VSIP I ..............................................................................48

Hình 5. 1. Quy trình phân tích số liệu khảo sát ..............................................................53
Hình 5. 2. Thống kê kết quả trả lời bảng hỏi..................................................................54
Hình 5. 3. Phân loại người trả lời theo kinh nghiệm làm việc ......................................55
Hình 5. 4. Phân loại người trả lời theo vị trí chức danh ................................................56
Hình 5. 5. Phân loại người trả lời theo lĩnh vực hoạt động ...........................................57
Hình 5. 6. Phân loại người trả lời theo quy mô nguồn vốn ............................................58
Hình 5. 7. Phân loại người trả lời theo quy mô dự án ....................................................59
Hình 5. 8. Quy trình đánh giá độc lập từng loại mức độ ................................................62
Hình 5. 9. Biểu đồ Scree Plot .........................................................................................74


7

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Giới thiệu chung
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và có uy tín trên trường thế giới, mức độ
tăng trưởng ngày càng cao. Nguồn nhân lực là một nguồn lực sống, đồng thời là một
nguồn vốn bền vững. Từ xa xưa triết học phương Đông đã coi trọng việc dùng người, do

vậy đã có câu "Thiên thời, địa lợi, nhân hoà"; có nghĩa là muốn làm việc gì thành công
thì cũng phải hội đủ ba yếu tố thời cơ, địa điểm và con người. Trong kinh doanh, đặc biệt
là trong thời đại kinh tế tri thức, vai trò của người lao động ngày càng trở nên quan trọng
hơn, là nguồn lực mang tính chiến lược và là một trong những yếu tố quan trọng quyết
định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp, cơ quan quản lý.
Ngành xây dựng đã đóng góp một phần đáng kể và có vị trí quan trọng trong việc phát
triển kinh tế đất nước và được xem là một ngành năng động, nhiều rủi ro và đầy thách
thức. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thông qua việc xây dựng kết cấu hạ
tầng kỹ thuật, nhà ở cho người lao động là cần thiết và cấp bách. Vì vậy, sự chậm trễ tiến
độ trong dự án xây dựng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát truyển của đất
nước.
Trước tình hình trên ta nhận thấy quản lý tiến độ là một trong những vấn đề mấu chốt
để thành công một dự án. Tiến độ của một dự án đầu tư xây dựng là một kế hoạch cụ thể
thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Trong đó chỉ ra nội dung công việc, thời gian, thời điểm
và nhiều tài nguyên đảm bảo cho công việc đó được thực hiện. Mục đích của dự án đầu
tư xây dựng chính là hoàn thành dự án đúng theo tiến độ được lập, trong đó tiến độ thi
công là thành phần quyết định sự thành công của dự án.
Tỉnh Bình Dương là một tỉnh thành được tách ra từ tỉnh Sông Bé vào năm 1997. Sau
15 năm đổi mới và phát triển, ngày 02 tháng 5 năm 2012 Chính phủ ban hành nghị quyết
số 11/NQ-CP thành lập thành phố Thủ Dầu Một thuộc tỉnh Bình Bình Dương. Dự kiến
đến năm 2020, Bình Dương là đô thị loại I, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm
6 quận nội thành, 4 huyện ngoại thành với 112 xã, phường, thị trấn (60 phường, 39 xã, 13
thị trấn).


8

Hiện nay ngành công nghiệp tỉnh Bình Dương đang trên đà phát triển, lao động ngoài
khu vực tập trung về tỉnh do đó nhu cầu nhà ở lớn, một số dự án nhà ở ASXH đã được
quy hoạnh nhưng chậm triển khai, bàn giao đưa vào sử dụng còn chậm trể. Cụ thể:

1. Khu nhà ở xã hội Mỹ Phước gồm 12 block 5 tầng với 1388 căn hộ
2. Khu nhà ở xã hội Bàu Bàng, giai đoạn 1 gồm 2 block 5 tầng với 320 căn hộ
3. Khu nhà ở xã hội Hòa Lợi gồm 23 block 5 tầng với 2435 căn hộ và Khu nhà ở xã

hội Định Hòa diện tích gần 38 ha, gồm 40 block 5 tầng với 6130 căn hộ
4. Khu nhà ở xã hội VSIP I gồm 6 block 12 tầng và 5 block 5 tầng với 752 căn hộ.

giai đoạn 2 gồm 16 block 12 tầng và 10 block 5 tầng với 4652 căn hộ
Vì vậy Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ trong việc thực hiện dự
án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương đây là một nghiên cứu cần thiết đối với
lĩnh vực ngành xây dựng tại địa bàn tỉnh Bình Dương. Đó cũng chính là mục tiêu hướng
đến của nghiên cứu này.
1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, tác giả tập trung nghiên cứu khám phá các yếu
tố gây ảnh hưởng đến tiến độ trong quá trình thực hiện dự án nhà ở xã hội trên địa bàn
tỉnh Bình Dương làm luận văn nghiên cứu, với mong muốn giải quyết các yếu tố gây
chậm trễ tiến độ trong việc thực hiện dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Nói tóm lại, lựa chọn Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ
trong việc thực hiện dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương” để từ đó có
những nhận xét đánh giá, đóng góp ý nghĩa thực tiễn góp phần đẩy nhanh tiến độ trong
việc thực hiện các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Nhiệm vụ của luận văn là Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ trong việc
thực hiện dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương, từ đó xây dựng một hệ thống
các nguyên nhân và cách khắc phục. Hỗ trợ cho chủ đầu tư, các nhà thầu thi công dự
đoán và khắc phục được những nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ dự án so với tiến độ ban
đầu. Phân tích cụ thể như sau:


9


 Xác định thực trạng thực hiện các dự án, công trình nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh
Bình Dương
 Xác định các nhân tố chính gây nên chậm trễ tiến độ của dự án nhà ở xã hội trên
địa bàn tỉnh Bình Dương. Xem xét các yếu tố này dưới các góc nhìn khác nhau của
các bên liên quan trong dự án như: Chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị tư vấn thiết kế, đơn
vị quản lý dự án, sự phối hợp giữa các bên tham gia.
 Đề xuất phương án khắc phục vấn đề chậm trễ tiến độ trong dự án và đánh giá
phương án khắc phục theo các góc nhìn khác nhau.
1.4 Nội dung nghiên cứu
Với mục tiêu của đề tài Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ trong
việc thực hiện dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương và qua nghiên cứu tài
liệu về các dự án chậm tiến độ, tác giả đề xuất các nội dung nghiên cứu như sau:
1.4.1 Xây dựng mô hình khảo sát
-Xác định thực trạng nhà ở xã hội ở tỉnh Bình Dương.
-Xác định các nội dung chính gây chậm tiến độ dự án đầu tư trong phạm vi xây
dựng công trình nhà ở xã hội.
1.4.2 Thu thập thông tin khảo sát
Thu thập thông tin khảo sát được thực hiên qua hai bước:
Bước 1: Nghiên cứu định tính đưa ra bảng câu hỏi thứ nhất
Bước 2: Kiểm tra bảng câu hỏi, xây dựng bản câu hỏi chính thức.
1.4.3 Xây dựng bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi cần bám sát hướng nghiên cứu đã xác định. Cần tham khảo các nghiên
cứu nước ngoài, tài liệu trong nước cũng như các tạp chí chuyên ngành. Sau đó thiết lập
thành phần và nội dung bảng câu hỏi.
1.4.4 Thu thập số liệu cho bảng câu hỏi
Thu thập dữ liệu về các yếu tố gây chậm trễ tiến độ trong các dự án xây dựng nhà ở
xã hội trên địa bàn tỉnh. Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên các nghiên cứu trước đây về
các yếu tố gây chậm tiến độ trong dự án xây dựng. Sau khi thu thập ý kiến từ các đồng
nghiệp và một số chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng bảng câu hỏi được hoàn thành.



10

1.4.5 Phân tích và xử lý số liệu
Các dữ liệu thu thập được xử lý và phân tích để xếp hạng và định ra các yếu tố ảnh
hưởng lớn đến chậm tiến độ dự án.
1.4.6 Kết luận
Phân tích và đánh giá kết quả khảo sát, từ nội dung này xác định nguyên nhân chủ
yếu gây chậm tiến độ. Từ đó, người nghiên cứu đề xuất các biện pháp cải tiến giảm chậm
tiến độ.
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Thời
điểm thu thập dữ liệu dự kiến là 8 tuần (bắt đầu từ ngày 15/06/2015 đến 15/08/2015).
Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian tháng 09/2015 đến tháng
11/2015. Với dữ liệu thu thập là các số liệu của các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh
Bình Dương.
Phân tích và thảo luận theo quan điểm của các Chủ đầu tư, Ban Quản lý Dự án, các
chuyên gia về Quản lý Dự án xây dựng; Các đơn vị tư vấn Thiết kế, Giám sát; Các đơn vị
thi công và các chuyên gia có nhiều kinh ngiệm trong lĩnh vực xây dựng.
1.6 Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật áp dụng
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước chính: nghiên cứu định tính và định
lượng.
1.6.1 Phương pháp định tính
Tìm hiểu, thu thập, phân loại kết quả có sẵn của những nghiên cứu trước, các bài
báo nghiên cứu khoa học trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế, những
đơn vị thi công, chủ đầu tư, tư vấn giám sát, kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ sư thẩm
định, kỹ sư điện nước, các chuyên gia quản lý trong lĩnh vực xây dựng nhà ở xã hội có
nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý thời gian, chi phí cũng như chất lượng công trình ở
các dự án dân dụng và công nghiệp.

1.6.2 Phương pháp định lượng
Dựa trên những dữ liệu thu thập được từ kết quả khảo sát bằng bảng câu hỏi, tiến
hành kiểm tra thang đo và độ tin cậy của biến quan sát được đánh giá bằng hệ số


11

Cronbach’s Alpha. Phân tích phương pháp PCA để phân nhóm tìm nhân tố chính. Sau đó
phân tích ANOVA để xem xét những quan điểm khác nhau của các bên tham gia.
Từ đó, đưa ra kết luận và kiến nghị để giảm thiểu việc chậm tiến độ trong quản lý
xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương và cho nhiều dự án khác.
1.7 Đóng góp của đề tài
 Về mặt học thuật
Đề tài nghiên cứu về việc ứng dụng các thuật toán để xác định, phân loại, đánh giá,
xếp hạng qua đó phân tích các nhân tố chính ảnh hưởng đến tiến độ các dự án nhà ở xã
hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
 Về mặt thực tiễn


Nghiên cứu này giúp các đơn vị: Chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, quản lý dự án,

đơn vị thi công nhận thấy được các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tiến độ
các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương.


Nghiên cứu này đưa ra các đề xuất cho chủ các đơn vị trong dự án tránh được

các trường hợp gây chậm tiến độ cho dự án.



12

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
Nội dung của Chương 2 sẽ trình bày hai vấn đề chính đó là làm rõ các khái niệm
quan trọng được sử dụng trong Luận văn và tổng hợp các nghiên cứu trước về phương
pháp cũng như các vấn đề áp dụng. Nội dung này sẽ cung cấp một cơ sở lý thuyết vững
vàng và trình bày sơ lược các nghiên cứu trước đã công bố trong và ngoài nước. Từ đó,
nêu ra các điểm khác biệt với các Luận văn và các nghiên cứu trước để hình thành
hướng nghiên cứu sau này.
2.1 Các khái niệm

Hình 2. 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của dự án
Một dự án được coi là thành công là không được vượt chi phí và chậm tiến độ, đối
với dự án nhà ở xã hội thì tiến độ là nhân tố được đặt lên hàng đầu vì vậy nghiên cứu này
tác giả đưa ra một số nguyên nhân của sự chậm trễ tiến độ.
2.1.1 Định nghĩa trễ tiến độ
Sự chậm trễ tiến độ có thể hiểu khác nhau dưới mỗi lĩnh vực nghiên cứu. Có một số
định nghĩa cho sự chậm trễ trong cuốn sách của Keane P. J. and Caletka A. F., (2008). Nó
có thể được hiểu rằng làm một việc gì đó xảy ra muộn hơn dự kiến, hoặc là nguyên nhân
nào đó làm cho sự việc muộn hơn dự kiến hoặc thời gian không kịp.
Assaf and Al-Heiji (2006) sự chậm trễ của dự án xây dựng là “thời gian vượt quá
ngày hoàn thành quy định hay nói cách khác là ngày mà các bên thỏa thuận bàn giao
một dự án”.


13

2.1.2 Phân loại chậm trễ
Nói chung, sự chậm trễ có thể được phân thành 4 loại cơ bản, cụ thể là: quan trọng
hoặc không quan trọng; có thể tha thứ hoặc không thể tha thứ; đền bù hoặc không đền

bù; đồng thời hay không đồng thời.
a.Sự chậm trễ quan trọng hay không quan trọng
Khi nghiên cứu về sự chậm trễ tập trung vào các tiến độ trên toàn bộ dự án hoàn
thành, chậm trễ nên được xem là loại quan trọng hay không quan trọng. Việc hoàn thành
dự án có thể được hiểu là ngày kết thúc dự án hoặc ngày mốc. Theo quan niệm của
Phương pháp Critical Path (CPM) lập kế hoạch, trì hoãn bất kỳ hoạt động trên tiến độ
quan trọng, hay thời gian dài nhất để thực hiện một dự án sẽ trì hoãn việc hoàn thành dự
án. Do đó, sự chậm trễ này phải được phân loại là sự chậm trễ quan trọng. Mặt khác,
nhiều sự chậm trễ xảy ra mà không trì hoãn ngày hoàn thành dự án hoặc một ngày mốc
quan trọng, kể từ khi họ có tổng thời gian hoặc thời gian nghỉ. Đây là những sự chậm trễ
không quan trọng. Đó là giá trị cần lưu ý rằng, bất kỳ sự trì hoãn nào nằm trên đường
găng đều sẽ dẫn đến sự chậm trễ kết thúc một dự án.

Hình 2. 2. Sơ đồ tiến độ
Hình trên mô tả một biểu đồ đơn giản, trong đó 1-3-6-7 là “đường găng”, đường
quyết định dự án có chậm trễ hay không. Bất kỳ sự chậm trễ nào nằm trên đường này sẽ
gây nên dự án bị chậm trễ. Mặt khác, sự chậm trễ trong công việc 2, 4 hoặc 5 không gây
ra sự chậm trễ của dự án.
b.Sự chậm trễ có thể tha thứ và không tha thứ
Tất cả sự chậm trễ đều có thể tha thứ hay không tha thứ. Một sự chậm trễ có thể tha
thứ được nói chung là một sự chậm trễ do những sự kiện không lường trước được vượt ra
ngoài kiểm soát của nhà thầu. Sự chậm trễ do các sự kiện sau đây sẽ được coi là có thể
tha thứ:
- Đình công lao động chung


14

- Cháy
- Chủ đầu tư thay đổi hướng

- Sai sót và thiếu sót trong kế hoạch và thông số kỹ thuật
- Thời tiết bất thường nghiêm trọng
- Can thiệp của các cơ quan bên ngoài
- Thiếu hành động của các cơ quan chính phủ, chẳng hạn như thanh tra xây dựng.
Trước khi sự chậm trễ xảy ra có thể tha thứ được thì họ phải dựa vào hợp đồng xây
dựng. Hợp đồng cần xác định rõ các yếu tố được coi là hợp lệ có thể trì hoãn sự chậm trễ
của dự án.
Sự chậm trễ không thể tha thứ là những sự việc nằm trong phạm vi kiểm soát của
nhà thầu hoặc có thể dự đoán. Đây là một số ví dụ của sự chậm trễ không thể tha thứ:
- Giám sát công trình yếu kém
- Nhà thầu phụ yếu kém
- Cung cấp vật tư không đáp ứng.
Về cơ bản, sự chậm trễ này là do các nhà thầu hay nhà thầu phụ hoặc các nhà cung
cấp nguyên vật liệu, không phải do lỗi của chủ đầu tư. Các nhà thầu có thể được bồi
thường từ các nhà thầu phụ trì hoãn hoặc nhà cung cấp. Do đó, sự chậm trễ được đền bù
thường dẫn đến không có tăng thêm thời gian cho nhà thầu (Al-Aghbari, 2005).
c.Sự chậm trễ đền bù và không đền bù
Sự chậm trễ đền bù là những sự việc được gây ra bởi chủ đầu tư lúc này các nhà
thầu được tăng thêm thời gian hoàn thành dự án. Quay lại sự chậm trễ có thể tha thứ hoặc
không tha thứ, chỉ có sự chậm trễ không có thể tha thứ mới được đền bù. Các hình thức
phổ biến nhất của sự chậm trễ đền bù là bản vẽ và thông số kỹ thuật không đầy đủ, nhưng
một số sự chậm trễ đền bù cũng có thể là sự phát sinh của chủ đầu tư để đáp ứng công
năng sử dụng, hoặc thay đổi chủ đầu tư, vật liệu sử dụng hoặc thay đổi trình tự công việc
lúc này nhà thầu được quyền hưởng thêm chi phí và thời gian cho sự chậm trễ đền bù
(Al-Aghbari 2005).
Một số sự chậm trễ không được đền bù mặc dù sự chậm trễ có thể tha thứ có thể xảy
ra mà nhà thầu không được hưởng bất kỳ sự bồi thường nào từ sự chậm trễ có thể tha thứ



×