Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.39 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGUYỄN THỊ THANH BÌNH

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
KHẢ NĂNG THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số ngành: 60340301

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGUYỄN THỊ THANH BÌNH

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
KHẢ NĂNG THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số ngành: 60340301


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HÀ VĂN DŨNG

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học :TS. HÀ VĂN DŨNG
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 27 tháng 03 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

PGS.TS. Phan Đình Nguyên

Chủ tịch

2


TS. Phan Thị Hằng Nga

Phản biện 1

3

TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh

Phản biện 2

4

PGS.TS. Lê Quốc Hội

Ủy viên

5

TS. Nguyễn Quyết Thắng

Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày

tháng

năm 2015

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN THỊ THANH BÌNH

Giới tính : Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 14-10-1975

Nơi sinh : TP. Hồ Chí Minh

Chuyên ngành: Kế toán

MSHV : 1441850003

I- Tên đề tài:
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG THANH KHOẢN
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
II- Nhiệm vụ và nội dung:
1)

Xác định các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản của các ngân

hàng thương mại.

2)

Đo lường tác động của các nhân tố đến khả năng thanh khoản.

3)

Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý khả năng thanh khoản cho hoạt
động ngân hàng.

III- Ngày giao nhiệm vụ: 20/08/2015
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 15/01/2015
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Hà Văn Dũng
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

TS. Hà Văn Dũng

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn “ Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro
thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam” là bài nghiên cứu của riêng
tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi xin

cam đoan các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ THANH BÌNH


ii

LỜI CÁM ƠN
Để có thể hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin gởi lời cám ơn chân thành
đến Thầy hướng dẫn, TS. Hà Văn Dũng, người đã định hướng trong việc chọn đề tài và
tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình hoàn thành đề tài.
Tôi cũng xin gởi lời cám ơn đến Quý Thầy Cô đã giảng dạy tôi tại Trường Đại
học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh-Hutech, đã trang bị cho tôi những kiến thức
chuyên môn về kế toán để tôi có thể vận dụng vào công việc hiện tại của mình.
Cuối cùng tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến gia đình bé nhỏ của tôi, đến những
người bạn làm trong lĩnh vực ngân hàng, những người bạn học chung lớp 14SKT11
thân thương đã hỗ trợ, góp ý và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cám ơn.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 01 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Bình


iii


TÓM TẮT
Một ngân hàng được coi là hoạt động hiệu quả khi đạt được cả hai mục tiêu
là tối đa hóa lợi nhuận và kiểm soát giảm thiểu rủi ro, trong đó rủi ro thanh khoản
được đánh giá là rủi ro nguy hiểm. Ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt khi luôn
có được nguồn vốn khả dụng với chi phí hợp lý. Điều này đồng nghĩa với việc nếu
ngân hàng không đáp ứng đủ yêu cầu về vốn khả dụng thì sẽ gây thua lỗ và nguy
hiểm hơn là mất khả năng thanh toán, dẫn đến sự đổ vỡ của toàn hệ thống. Vì vậy
việc các ngân hàng thương mại quan tâm đến công tác quản trị thanh khoản không
chỉ vì sự an toàn của ngân hàng mình mà còn vì sự an toàn chung cho cả hệ thống
tài chính.
Mặt khác, môi trường kinh tế ở Việt Nam chưa ổn định, làm cho hoạt động
kinh doanh trở nên phức tạp, khó khăn, áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng lớn
hơn, và mức độ rủi ro cũng sẽ tăng lên. Do đó, để tồn tại và phát triển thì công tác
rủi ro nói chung và quản trị rủi ro thanh khoản nói riêng là rất cần thiết đối với các
ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Với thực trạng trên, đề tài sẽ nghiên cứu phân tích các yếu tố tác động đến
rủi ro thanh khoản nhằm tìm ra các giải pháp quản trị rủi ro cho các ngân hàng
thương mại.
Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp định lượng. Bên cạnh đó sử
dụng phương pháp hồi quy với dữ liệu bảng để tìm hiểu các yếu tố nội tại ngân
hàng và các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến rủi ro thanh khoản. Các biến này sau
khi thu thập sẽ được đưa vào mô hình và dùng phần mềm STATA để xử lý và phân
tích hồi quy dữ liệu. Dữ liệu sử dụng cho đề tài này là dữ liệu bảng được thu thập
trong giai đoạn từ năm 2011-2014 của 34 ngân hàng thương mại Việt Nam.
Nghiên cứu đã thực hiện thống kê mô tả và phân tích hồi quy để làm rõ vấn
đề nghiên cứu. Trong phân tích hồi quy, đề tài đã sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu
bảng bằng phần mềm STATA. Bằng việc sử dụng mô hình FGLS (mô hình hồi quy
quy bình phương tối thiểu tổng quát hiệu quả), nghiên cứu đã tìm thấy tất cả các
biến số đều có tác động âm và có ý nghĩa trong mô hình hồi quy. Các biến dự phòng
rủi ro tín dụng, dư nợ cho vay trên tổng tài sản, chi phí hoạt động trên tổng thu

nhập, lạm phát có mối tương quan thuận; ngược lại, các biến quy mô ngân hàng,


iv
vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, lợi nhuận cận biên, tăng trưởng kinh tế có mối
tương quan nghịch với rủi ro thanh khoản.
Từ kết quả phân tích, nghiên cứu cũng đưa ra được một số kiến nghị nghị đối
với hoạt động của ngân hàng liên quan tới rủi ro thanh khoản nhằm giúp cho các
nhà quản trị trong việc quản lý rủi ro thanh khoản để đảm bảo vừa an toàn và hiệu
quả cho hoạt động.


v

ABSTRACT
A bank functions efficiently only when it achieved two aims. Those are
maximizing the profits and controlling plus reducing the risks, in which liquidity is
considered as a dangerous one. Therefore, the concerning of the commercial banks
on managing the liquidity is not only for their own safety, but also for the safeness
of the finance system.
On the other hand, Vietnam’s economy is still unstable, this makes business
becomes complicated, difficult, enhance the pressure of competition between banks
and risk will increase. In order to survive and develop, risk management especially
liquidity management is necessary for commercial banks in Vietnam this period.
From this situation, this research will discuss and analyze the factors that
affect the risk of liquidity to find the solutions for risk management of commercial
banks.
This research will apply the quantitative method. Besides, the use of
regression analysis and table’s data is to find the inner factors of the bank and the
macroeconomic factors affecting liquidity risk. After collecting and screening, these

variables were incorporated into the model, processed and analyzed data regression
by using STATA software.
This study was conducted through descriptive statistics and regression
analysis to clarify the research problem. In the regression analysis, the research has
applied the STATA software for the spreadsheet data. By using the FGLS model
(Feasible generalized least squares model), the studied had found that all the
variables have negative impact and significance in the regression model. Variables
like the credit loss provision, loan outstanding balance on total assets, operating
expense to total income and inflation have positive correlate; on the other hand,
variables like scale of the bank, equity to total assets, contribution margin, and
economic growth have negative correlate on liquidity risk.
From the analysis, the study also provides a number of recommendations in
the activities of the banks related to liquidity risk in order to help administrators in
managing liquidity risk that results in ensure medium safe and efficient operation.


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CÁM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT ................................................................................................................ v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮC ........................................................................ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ..................................................................... x
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ....................................................................................... 1
1.1 LÝ DO NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................. 1
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................... 1

1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................................................................... 2
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................... 2
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: ....................................................................................... 2
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:........................................................................................... 2
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2
1.6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI....................................................................................... 3
1.7 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................... 4
2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................. 4
2.1.1Khái niệm: ........................................................................................................... 4
2.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại: .............................................................. 4
2.2 LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO .................................................................................... 6
2.2.1 Khái niệm rủi ro ................................................................................................. 6
2.2.2 Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng ....................................................... 6
2.3 LÝ THUYẾT VỀ THANH KHOẢN VÀ RỦI RO THANH KHOẢN ................ 7
2.3.1 Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và các rủi ro khác ................................... 8
2.3.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại ............... 9
2.4 QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI ........................................................................................................................... 10


vii
2.4.1 Sự cần thiết phải quản trị rủi ro thanh khoản ................................................... 10
2.4.2 Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản ............................................................ 11
2.4.3 Các phương pháp đo lường khả năng thanh khoản .......................................... 12
2.5 CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ............................................................................ 15
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 31
3.2 MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU ............................................................................ 31
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 32

3.3.1 Trình bày và thống kê mô tả dữ liệu ................................................................ 32
3.3.2 Khảo sát các cặp tương quan giữa các biến độc lập......................................... 32
3.3.3 Phân tích mô hình hồi quy dữ liệu bảng .......................................................... 32
3.3.4 Kiểm định Hausman ......................................................................................... 32
3.3.5 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ............................................................... 33
3.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ............................................................... 33
3.5 MÔ TẢ CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH ........................................................... 34
3.5.1 Biến phụ thuộc LIQ .......................................................................................... 34
3.5.2 Biến độc lập: .................................................................................................... 34
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 38
4.2 PHÂN TÍCH HỒI QUY ...................................................................................... 44
4.2.1. Ma trận tương quan ......................................................................................... 44
4.2.2. Phân tích mô hình hồi quy dữ liệu bảng. ........................................................ 45
4.2.2.1. Kiểm định Hausman lựa chọn giữa FE và RE ............................................. 45
4.2.2.2. Một số kiểm định dành cho mô hình FE ...................................................... 46
4.2.2.3. Mô hình bình phương tối thiểu tổng quát hiệu quả - FGLS......................... 47
4.3.4 Ý nghĩa của từng biến số hồi quy như sau: ...................................................... 48
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 52
5.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 53
5.3 HẠN CHẾ ........................................................................................................... 54
5.4 HƯỚNG NGHIÊN CỨU MỚI ........................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 55
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................... 58


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮC
STT


Từ viết tắt

Tên đầy đủ

1

CTIR

Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập

2

ETA

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

3

GDP

Tăng trưởng kinh tế

4

INF

Lạm phát

5


LIQ

Khả năng thanh khoản

6

LLTL

Dự phòng rủi ro tín dụng

7

LTA

Dự phòng cho vay trên tổng tài sản

8

NHTM

9

NIM

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

10

SIZE


Quy mô ngân hàng

Ngân hàng thương mại


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trước ................................................................... 33
Bảng 3.1: Tóm tắt các biến của mô hình ................................................................... 46
Bảng 4.1: Thống kê mô tả ......................................................................................... 48
Bảng 4.2: Ma trận tương quan .................................................................................. 56
Bảng 4.3: Kết quả ước lượng hồi quy ....................................................................... 58
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định Hausman .................................................................... 59
Bảng 4.5: Kiểm định phương sai sai số thay đổi ...................................................... 60
Bảng 4.6: Kiểm định tự tương quan của phần dư ..................................................... 60
Bảng 4.7: Mô hình hồi quy FGLS ............................................................................. 61
Bảng 4.8: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu trong đề tài ..................................... 65


x

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Mối liên hệ giữa rủi ro thanh khoản và các rủi ro khác ............................ 13
Hình 2.2: Mô hình các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của Muhammad ..... 22
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 39
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất....................................................................... 43
Hình 4.1: Quy mô ngân hàng qua các năm ............................................................... 49
Hình 4.2: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng qua các năm ............................................. 51
Hình 4.3: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản qua các năm ................................. 52

Hình 4.4: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên qua các năm ................................................... 53
Hình 4.3: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản qua các năm ................................... 54
Hình 4.3: Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập qua các năm .................................. 55


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 LÝ DO NGHIÊN CỨU
Hệ thống ngân hàng luôn vẫn tồn tại nhiều rủi ro, trong đó rủi ro thanh khoản
được đánh giá là rủi ro nguy hiểm nhất. Ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt,
hay nói cách khác ngân hàng không gặp rủi ro thanh khoản khi luôn có được nguồn
vốn khả dụng với chi phí hợp lý vào đúng thời điểm mà ngân hàng cần. Ngược lại,
nếu ngân hàng không đáp ứng đủ nguồn vốn cần thiết để đáp ứng mọi nhu cầu của
thị trường thì sẽ mất khả năng thanh toán, mất uy tín. Vì vậy, việc các ngân hàng
thương mại chú trọng đến công tác quản trị rủi ro thanh khoản không chỉ vì sự an
toàn của ngân hàng mà còn vì sự an toàn của cả hệ thống tài chính – tiền tệ.
Theo Minh Đức (2015) cho rằng các ngân hàng đang mạo hiểm với thanh
khoản, tính đến ngày 31/5/2015 tỷ lệ cho vay trên huy động vốn trên thị trường của
khối ngân hàng thương mại đã lên mức cao với 94,3%, trong khi cùng kỳ 2014 là
90,74%. Tỷ lệ này càng cao, rủi ro thanh khoản tiềm tàng càng lớn. Để đáp ứng khả
năng chi trả tức thời và đảm bảo mức dự trữ bắc buộc, các ngân hàng thương mại
(NHTM) buộc phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng làm cho lãi suất ngân hàng
tăng cao, dẫn đến nguồn vốn hạn hẹp và rủi ro thanh khoản gia tăng. Điều đó làm
cho kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng bị sụt giảm.
Việt Nam trong quá trình hội nhập toàn cầu hóa kinh tế, các hoạt động kinh
doanh trở nên phức tạp, áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng lớn hơn và cùng với
nó, mức độ rủi ro cũng tăng lên. Do đó, để tồn tại và phát triển thì công tác quản trị
rủi ro nói chung và quản trị rủi ro thanh khoản nói riêng hơn bao giờ hết là điều
thực sự cần thiết đối với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Xuất phát từ lý do

đó, em xin chọn đề tài: “Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng thanh
khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” để nghiên cứu.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả
năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam, dựa trên cơ sở đó đề
xuất một số giải pháp cho các nhà quản trị ngân hàng trong việc quản lý thanh
khoản.


2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
 Mục tiêu 1: Xác định các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản của
các ngân hàng thương mại Việt Nam.
 Mục tiêu 2: Đo lường tác động của các nhân tố đến khả năng thanh
khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
 Mục tiêu 3: Đề xuất các giái pháp nhằm quản lý thanh khoản cho hoạt
động ngân hàng trong tình hình hiện nay.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để nghiên cứu này giải quyết tốt các mục tiêu nghiên cứu, cần phải làm rỏ
các câu hỏi sau:
 Các nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản tại các ngân hàng
thương mại?
 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó lên thanh khoản tại các ngân hàng
thương mại như thế nào?
 Các giải pháp nào để quản lý thanh khoản tại các ngân hàng thương mại?
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản

của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Ba mươi bốn (34) ngân hàng thương mại Việt Nam trong 4 năm, giai đoạn từ
năm 2011-2014.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp định lượng, sử dụng phương
pháp hồi quy với dữ liệu bảng để tìm hiểu các yếu tố nội tại ngân hàng và các yếu tố
kinh tế vĩ mô tác động đến khả năng thanh khoản. Bài nghiên cứu này sử dụng
phần mềm STATA để xử lý và phân tích hồi quy dữ liệu. Từ đó cho ta những kết
luận về mối quan hệ, cũng như ý nghĩa thống kê của các biến.


3
1.6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Việc thực hiện nghiên cứu này có ý nghĩa về mặt khoa học cũng như thực
tiễn.
- Về mặt khoa học, nghiên cứu tham gia vào việc hoàn thiện mô hình xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương
mại. Bên cạnh đó, kết quả của nghiên cứu này cũng là sự nhận xét các nghiên cứu
trước ở các nước trên thế giới so với Việt Nam.
- Về mặt thực tiễn, nghiên cứu này sẽ đưa ra những kết luận mang tính chất
tham khảo, giúp cho các nhà quản lý, các nhà quản trị ngân hàng có bức tranh về sự
phát triển của ngành ngân hàng trong việc quản lý thanh khoản để đảm bảo vừa an
toàn và hiệu quả cho hoạt động.
1.7 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài có kết cấu gồm 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan
Trong chương này sẽ giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm lý
do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và phương pháp
nghiên cứu để thực hiện đề tài, ý nghĩa của đề tài.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Nội dung của chương này sẽ khảo sát cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu,
các giả thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu, các nghiên cứu trong nước và nước
ngoài.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Mục đích của chương này là trình bày quy trình nghiên cứu, mô tả mô hình
nghiên cứu, giải thích các biến trong mô hình, thu thập và xử lý số liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương này sẽ đưa ra các kết quả phân tích thống kê mô tả, phân tích tương
quan và phân tích hồi quy. Đồng thời sẽ đưa ra các nhận xét trong quá trình phân
tích.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Chương này sẽ trình bày kết luận từ quá trình phân tích, từ đó đề xuất giải
pháp nhằm quản trị rủi ro thanh khoản hiệu quả, đồng thời cũng nêu lên những hạn
chế của đề tài trong quá trình nghiên cứu.


4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này cung cấp lý thuyết về thanh khoản, lý thuyết về quản trị rủi ro
thanh khoản tại các ngân hàng thương mại. Cuối cùng là tổng quan, hệ thống các
nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến chủ đề nghiên cứu về rủi ro thanh
khoản.

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1.1 Khái niệm:
Theo luật Ngân hàng Pháp năm 1941 định nghĩa: “ Được coi là ngân hàng là
những xí nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thường xuyên nhận của công chúng đưới
hính thức ký thác hay hình thức khác số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các

nghiệp vu, chiết khấu hay tài chính”.
Hay theo luật Ngân hàng của Ấn độ năm 1959 đã nêu; “Ngân hàng là cơ sở
nhận các khoản tiền ký thác để cho vay hay tài trợ, đầu tư”.
Và ở Việt Nam, trong Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH 12 được
Quốc hội thông qua vào ngày 16/06/2010 thì phát biểu:”Ngân hàng thương mại là
loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và
các hoạt động khác có liên quan nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Luật này còn định
nghĩa: “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc
một số các nghiệp vụ sau: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán
qua tài khoản”.
Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tài
chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản
là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn
cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ
của xã hội.
2.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại:
Theo Lê Trung Thành (2002) cho rằng ngân hàng thương mại có ba chức
năng cơ bản: chức năng trung gian tín dụng, chức năng trung gian thanh toán, chức
năng tạo tiền.
Chức năng trung gian tín dụng: Chức năng trung gian tín dụng được xem là
chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng


5
trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa
vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa
đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận
là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi
ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay... Cho vay luôn là
hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, nó mang đến lợi nhuận lớn

nhất cho ngân hàng thương mại.
Chức năng trung gian thanh toán: Các ngân hàng thương mại cung cấp cho
khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm
thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể
chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế
không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh
toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện
các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí,
thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này đã thúc đẩy lưu thông
hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát
triển kinh tế..
Chức năng “tạo tiền”: Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức
năng khác của ngân hàng thương mại là chức năng tín dụng và chức năng thanh
toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động
được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa,
thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng
vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa,
thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống ngân hàng thương mại đã làm
tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi
trả của xã hội
Các chức năng của ngân hàng thương mại có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung,
hỗ trợ cho nhau, trong đó chức năng tín dụng là chức năng cơ bản nhất, tạo cơ sở
cho việc thực hiện các chức năng sau. Đồng thời khi ngân hàng thực hiện tốt chức
năng trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền lại góp phần làm tăng nguồn vốn
tín dụng, mở rộng hoạt động tín dụng.


6

2.2 LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO

2.2.1 Khái niệm rủi ro
Nguyễn Thị Thu Hằng (2009) cho rằng rủi ro là xác xuất gặp nguy hiểm từ
bất kỳ một sự cố tiêu cực nào như bị thương, mất cắp...do tác động của các yếu tố
gây nguy hiểm từ bên trong hoặc bên ngoài gây nên và điều này có thể phòng ngừa
và hạn chế được bằng những dự tính từ trước. Dưới góc độ tài chính, rủi ro được
định nghĩa là xác suất mà lợi nhuận thực tế thu được từ một khoản đầu tư ban đầu
thấp hơn so với mong đợi.
Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng được hiểu là những biến cố không mong
đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi
nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn
thành một nghiệp vụ tài chính nhất định.
2.2.2 Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
Theo Nguyễn Văn Tiến (2010) trình bày trong sách Quản trị rủi ro trong kinh
doanh ngân hàng-Nhà xuất bản thống kê cho rằng:
-

Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng phát sinh khi ngân hàng không thu được
đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi
không đúng kỳ hạn.

-

Rủi ro tỷ giá hối đoái: Là khả năng xảy ra tổn thất với ngân hàng khi tỷ
giá hối đoái thay đổi vượt quá dự tính của ngân hàng.

-

Rủi ro lãi suất: Là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng khi lãi suất
thay đổi ngoài dự tính (cả lãi suất bên tài sản và bên nguồn vốn). Như
vậy, rủi ro này là hậu quả của những thay đổi lãi suất.


-

Rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản là rủi ro xảy ra khi ngân hàng
thiếu ngân quỹ hoặc tài sản ngắn hạn mang tính khả thi để đáp ứng nhu
cầu của người gửi và người vay. Hiểu theo cách khác, rủi ro thanh khoản
xảy ra khi ngân hàng không dự trữ đủ tiền để đáp ứng nhu cầu rút tiền của
khách hàng.

2.2.3 Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
Trịnh Hồng Hạnh (2015) cho rằng quản trị rủi ro thanh khoản là việc ngân
hàng thương mại sử dụng hệ thống các cơ chế quản trị, giải pháp nghiệp vụ và công


7
cụ kỹ thuật thích hợp nhằm duy trì thường xuyên trạng thái cân bằng cung và cầu
thanh khoản, xử lý kịp thời những tình huống rủi ro thanh khoản nhưng vẫn đảm
bảo khả năng sinh lời cho ngân hàng. Quản trị rủi ro bao gồm các bước: Nhận dạng
rủi ro; Đánh giá rủi ro; Kiểm soát phòng ngừa; Tài trợ rủi ro.

2.3 LÝ THUYẾT VỀ THANH KHOẢN VÀ RỦI RO THANH
KHOẢN
Thanh khoản trên thị trường tài chính có nhiều ý nghĩa. Thanh khoản có
nghĩa khả năng một công ty tài chính duy trì cân bằng giữa các nguồn tài chính vào
và ra trong cùng một thời gian (Vento & Ganga, 2009).
Theo tạp chí Basel Committee on Banking Supervision (Sep, 2008) cho rằng
đối với ngân hàng, thanh khoản có nghĩa là đủ tài sản được dùng để trả nợ để đáp
ứng kịp thời các nghĩa vụ tài chính khi các nghĩa vụ này đến hạn trong phạm vi tổn
thất có thể chấp nhận được.
Cũng theo Duttweiler (2009), có hai khía cạnh khác nhau về thanh khoản cần

phải đặc biệt quan tâm, đó là thanh khoản tự nhiên và thanh khoản nhân tạo. Trong
đó thanh khoản nghĩa là các dòng lưu chuyển xuất phát từ tài sản hoặc nợ nhưng có
thời gian theo luật định. Trong lĩnh vực ngân hàng, khi một giao dịch với khách
hàng thường được tái tục, có thể với cùng số tiền hoặc với số tiền nhỏ hơn, lớn hơn
thì nhìn chung nhóm khách hàng này thường hành động gần như theo cách có thể
dự đoán được. Điều này không chỉ đúng với các tài sản mà còn đúng với các khoản
nợ. Còn thanh khoản nhân tạo lại được tạo ra thông qua khả năng chuyển tài sản
thành tiền mặt trước ngày đáo hạn.
Theo Trương Quang Thông (2012) thanh khoản là khả năng tiếp cận các tài
sản và nguồn vốn với một chi phí hợp lý để phục vụ các nhu cầu hoạt động khác
nhau của ngân hàng. Một tài sản có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển đổi
thành tiền thấp và thời gian chuyển đổi thành tiền nhanh. Trong khi đó, nguồn vốn
có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động thấp và thời gian huy động nhanh.
Cũng theo Trương Quang (2012) cho rằng rủi ro thanh khoản là loại rủi ro
đặc trưng và phổ biến. Rủi ro thanh khoản là rủi ro mà ngân hàng thiếu khả năng
thanh toán, do không có khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền, hoặc không có khả
năng huy động, vay mượn để đáp ứng các hợp đồng đã cam kết trước đó.


8
Theo Rudolf Duttweiler (2009) thì rủi ro thanh khoản là nguy cơ không thể
thực hiện các nghĩa vụ thanh toán, theo đó việc không thể thực hiện này sẽ kéo theo
những hậu quả không mong muốn.
Rủi ro thanh khoản theo Basel Committee on Banking Supervision (1997)
xuất phát từ việc ngân hàng không có khả năng gia tăng các khoản mục nguồn vốn
để tài trợ cho việc gia tăng tài sản ngân hàng.
Như Golin (2001) đề cập rằng điều quan trọng để một người quản lý ngân
hàng cần quan tâm đó chính là nguy cơ rủi ro thanh khoản, liệu ngân hàng có đủ tài
sản hiện tại như tiền mặt hay chứng khoán có tính thanh khoản cao, nhằm đáp ứng
nghĩa vụ thanh khoản cho những người gửi tiền, đặc biệt là trong thời điểm kinh tế

khủng hoảng. Nếu không có khả năng thanh toán, ngân hàng có thể bị thất bại.
2.3.1 Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và các rủi ro khác
Rủi ro thanh khoản thường là hệ quả với nhiều rủi ro khác, do đó rủi ro thanh
khoản có nhiều mối quan hệ mật thiết với nhau.
Theo Gianfranco A.Vento (2009) cho rằng mối tương quan của rủi ro thanh
khoản kinh phí và rủi ro tín dụng, ảnh hưởng danh tiếng về thanh khoản, và liên kết
khác giữa thanh khoản ngân hàng và các tính năng điển hình khác. Rủi ro thanh
khoản không phải là một "rủi ro bị cô lập" như tín dụng, rủi ro thị trường (mặc dù
rủi ro tín dụng thường phát sinh như thiếu hụt thanh khoản khi hoàn trả theo lịch
trình đến hạn).
Rủi ro tín dụng

Rủi ro thị trường

Rủi ro tập trung
Rủi ro thanh
khoản
Rủi ro danh
tiếng

Rủi ro hoạt động

Rủi ro trong ngày

Hình 2.1: Mối liên hệ giữa rủi ro thanh khoản và các rủi ro khác
Nguồn: Gianfranco A.Vento (2009)


9
2.3.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại

Theo Valla và Escorbiac (2006) rủi ro thanh khoản có thể đến từ bên tài sản
nợ hoặc tài sản có, hoặc từ hoạt động ngoại bảng của bảng cân đối tài sản.
Theo Trương Quang Thông (2012) đề cập trong sách Quản trị ngân hàng
thương mại thì có ba nguyên nhân làm cho ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thanh
khoản:
 Rủi ro thanh khoản xuất phát từ phía nguồn vốn của bảng cân đối kế
toán.
Ngân hàng thiếu ngân quỹ để đáp ứng các nhu cầu chi trả cho những người
gửi tiền, hoặc thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn mà ngân hàng đã vay. Trong
cơ cấu nguồn vốn của một ngân hàng thương mại, thông thường có một tỷ lệ lớn
các nghĩa vụ nợ ngắn hạn như tiền gửi trên tài khoản vãng lai, các khoản tiết kiệm
ngắn hạn, các khoản vay liên ngân hàng, trong đó, một phần là tiền ký thác trên tài
khoản vãng lai được khách hàng rút ra, phần còn lại được xem là ký thác lõi, là
những nguồn vốn ổn định mà họ có thể sử dụng với kỳ hạn dài hơn. Do đó, các nhà
quản trị phải biết cách điều chỉnh các luồng rút vốn ròng.


Rủi ro thanh khoản xuất phát từ phía tài sản của bảng cân đối kế
toán.

Ngân hàng phải giải quyết các nhu cầu giải ngân cho các khoản tín dụng đã
cam kết. Theo đó, ngân hàng phải có tiền giải ngân cho khách hàng vay nợ, khi họ
muốn rút vốn theo nhu cầu và lịch trình đã thỏa thuận, và do đó làm phát sinh cầu
thanh khoản.
 Rủi ro thanh khoản xuất phát từ việc thiếu ngân quỹ.
Khi ngân quỹ của ngân hàng thương mại ít, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến
việc giải quyết vấn đề thanh khoản của ngân hàng. Giả sử khi có biến cố nào đó xảy
ra như việc khách hàng vay nợ quá nhiều hoặc khách hàng đến rút tiền quá đông thì
nếu ngân hàng có nguồn vốn điều lệ mạnh sẽ không sợ bị ảnh hưởng khi có những
bất thường xảy ra nhưng đối với các ngân hàng nhỏ, họ sẽ khó để xoay sở kịp thời,

và vấn đề làm vào mất khả năng thanh khoản có thể xảy ra.


10
2.4 QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI
2.4.1 Sự cần thiết phải quản trị rủi ro thanh khoản
Theo Samuel Siaw (2013) quản lý rủi ro thanh khoản hiệu quả sẽ giúp đảm
bảo khả năng của một ngân hàng để đáp ứng các nghĩa vụ dòng tiền mà không chắc
chắn là họ đang bị ảnh hưởng bởi sự kiện bên ngoài và hành vi của các tác nhân
khác. Cũng theo Dragos (2006) giải thích những rủi ro thanh khoản cho ngân hàng;
là biểu hiện của các xác suất mất khả năng tài trợ cho các giao dịch của mình, hay
xác suất mà ngân hàng không thể tôn trọng nghĩa vụ hàng ngày của mình cho các
khách hàng trong đó bao gồm việc rút tiền gửi, kỳ hạn thanh toán các khoản nợ
khác, và bao gồm các yêu cầu kinh phí bổ sung cho danh mục cho vay và đầu tư.
Theo Crowe (2009), một ngân hàng có chất lượng tài sản tốt, thu nhập mạnh mẽ và
có đủ vốn vẫn có thể thất bại nếu nó không được duy trì thanh khoản đầy đủ.
Do vậy, công tác quản trị rủi ro thanh khoản có vai trò hết sức quan trọng đối
với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại bởi những lý do sau:
 Sự đánh đổi giữa thanh khoản và khả năng sinh lời
Nợ xấu và thanh khoản yếu là hai nguyên nhân lớn gây nên thất bại trong
hoạt động ngân hàng, chính vì vậy yếu tố thanh khoản thu hút sự chú ý lớn từ các
nhà nghiên cứu nhằm kiểm tra sự ảnh hưởng của nó đến khả năng sinh lời của ngân
hàng. Đề cập đến nghiên cứu trước đây, các kết quả liên quan đến thanh khoản như
nghiên cứu của Molyneux và Thorton (1992) tìm thấy mối quan hệ nghịch biến và
có ý nghĩa giữa mức độ thanh khoản và khả năng sinh lời. Do đó, đảm bảo khả năng
thanh khoản hợp lý luôn mang ý nghĩa quan trọng đối với khả năng sinh lời của
hoạt động ngân hàng.
 Rủi ro thanh khoản làm ngân hàng mất khả năng thanh toán
Những vấn đề nghiêm trọng về thanh khoản chỉ có thể phát sinh khi tiền gửi

được rút ra quá mức và không dự tính trước. Khi những người rút tiền tăng, luồng
tiền chảy ra khỏi ngân hàng cũng sẽ tăng theo. Nếu số dư tiền mặt không đủ để đáp
ứng các yêu cầu rút tiền thì ngân hàng buộc phải bán khẩn cấp các chứng khoán
thanh khoản như trái phiếu, tín phiếu kho bạc hoặc vay mượn trên thị trường tiền tệ.
Trường hợp nếu người rút tiền tiếp tục tăng, ngân hàng không còn khả năng thanh


11
khoản, không thể vay mượn thêm trên thị trường tiền tệ thì khủng hoảng thanh
khoản sẽ xảy ra, khi đó buộc ngân hàng phải bán các tài sản mà không quan tâm đến
giá. Điều này sẽ làm cho ngân hàng chuyển sang rủi ro mất khả năng thanh toán.
 Rủi ro thanh khoản mang tính hệ thống
Khi một ngân hàng không thanh khoản, chuyển thành mất khả năng thanh
toán và buộc phải đóng cửa có thể gây tâm lý lo ngại đối với khách hàng của các
ngân hàng khác. Khách hàng lo sợ ngân hàng nơi mình gửi tiền cũng có thể bị phá
sản nên tìm mọi cách rút tiền ra khỏi ngân hàng đó. Nếu niềm tin của dân chúng bị
lung lay thì trong trường hợp như vậy có thể dẫn đến hàng loạt ngân hàng mất khả
năng thanh toán chỉ trong một thời gian ngắn và khiến cho hệ thống ngân hàng rơi
vào tình trạng hỗn loạn. Sự hỗn loạn của hệ thống ngân hàng có thể chuyển thành
khủng hoảng kinh tế xã hội, chính trị của một quốc gia.
2.4.2 Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản
Theo Trương Quang Thông (2012 cho rằng việc thiết lập và thực thi các
chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản phải dựa vào việc tổ chức chu đáo công tác
hoạch định cung và cầu thanh khoản; phải hướng tới những giải pháp dự phòng, đối
phó trong các tình huống trạng thái thanh khoản mất cân bằng.
Tùy theo điều kiện, đặc điểm hoạt động, ngân hàng có thể lựa chon các chiến
lược quản trị thanh khoản sau:
 Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản
Theo chiến lược này, ngân hàng sẽ tập trung các hoạt động quản trị vào các
khoản tín dụng ngắn hạn. Khối lượng và thời hạn của các nhu cầu tín dụng dự kiến

sẽ được hoạch định tương ứng với các công cụ tiền tệ sẵn có.
Với chiến lược này, ngân hàng sẽ chủ động hơn trong việc đáp ứng các nhu
cầu tín dụng mà không phải lệ thuộc vào các chủ thể bên ngoài khác. Tuy nhiên,
chiến lược dựa vào tài sản có những nhược điểm như sự đánh đổi giữa tài sản có
tính thanh khoản cao nhưng có mức sinh lời thấp. Bên cạnh đó, việc bán hay chuyển
đổi tài sản cũng gây ra rủi ro khi phải bán hay chuyển đổi tài sản với chi phí giao
dịch cao.
 Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào các khoản mục nợ


×