Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

THỤC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.65 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
----------

BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH
TẾ
Đề tài :
THỤC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO TÌNH HÌNH XUẤT
KHẨU
CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

Giảng viên hướng dẫn : TS. Lưu Quốc
Đạt
Sinh viên thực hiện
: Lê Danh Lam
Lớp
: QH2014E-KTQT CLC
MSSV
: 14050476
Hà Nội,
2016


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

1

Tính cấp thiết của đề tài


1

Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

2

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3

Đóng góp của đề tài
Cấu trúc đề tài

3
3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
4
Tổng quan tình hình nghiên cứu về thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị
trường EU 4
Cơ sở lí luận về hoạt động xuất khẩu cà phê

5

Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc phát triển hoạt động xuất khẩu cà phê sang thị
trường EU 6
CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
Thiết kế nghiên cứu


7

Phương pháp nghiên cứu

7

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2011-2015
8
Thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2011-2015
Các nhân tố ảnh hưởng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU giai đoạn 2011-2015

8

9

Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU giai đoạn 2011-2015 10
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ
CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2015-2030 11
Định hướng của nhà nước cho hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU 11
Đề xuất giải pháp cho hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU
KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

11


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1

2
3

Từ viết tắt
EU
GDP
FED

4

OECD

5
6
7
8
9
10

GMP
ODA
XK
NK
KNXK
XNK

Từ đầy đủ
Liên minh châu âu, với 28 nước thành viên (European Union)
Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product)
Hệ thống Ngân hàng Dự trữ Liên bang (Federal Reserve System)

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic
Cooperation and Development)
Thực hành sản xuất tốt (Good Manufacturing Practices)
Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assitance)
xuất khẩu
nhập khẩu
kim ngạch xuất khẩu
xuất nhập khẩu

DANH MỤC BẢNG, HÌNH
STT
1
2

Hình
3.1
3.2

3

3.3

Nội dung
Sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU 2011-2015
Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU 2011-2015
Cơ cấu chủng loại xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU 20112015

Trang



LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi mở cửa nền kinh tế năm 1986 đến nay, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp,
các sản phẩm nông lâm thuỷ sản hiện là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực và hàng năm đóng
góp khoảng 18,78% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Các mặt hàng nông sản xuất
khẩu chủ yếu là gạo, cà phê, cao su.
Khác với gạo và cao su, cà phê chỉ mới nhận được sự quan tâm đầu tư mạnh mẽ của
chính phủ và người dân từ đầu thập niên 1990, nhưng đã nhanh chóng trở thành mặt hàng
nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nắm giữ tỷ trọng giá trị xuất khẩu nông sản lớn
thứ 2 với khoảng 8,76% (số liệu năm 2015 – Tổng cục Thống kê Việt Nam), chỉ sau gạo
với 9,2%. Hoạt động trồng trọt, sản xuất, kinh doanh cà phê ở các tỉnh đóng góp khoảng
30% thu nhập cho dân địa phương sở tại.
Việt Nam hiện là nước sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Brazil. Các thị
trường nhập khẩu chính là EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Trong đó EU là thị trường nhập khẩu cà
phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 40% trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê
hàng năm. EU cũng là thị trường tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới. Mỗi năm thị trường
EU tiêu thụ khoảng 2,5 triệu tấn cà phê, tương đương 725 triệu cốc mỗi ngày. Trải qua
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu năm 2008 với mức tăng trưởng âm, đến giai
đoạn 2011-2015 các nước EU đã phục hồi trở lại với mức tăng trưởng khiêm tốn 2-3% và
nhu cầu tiêu thụ cà phê có xu hướng tăng đều khoảng 15% mỗi năm. Tuy nhiên, cũng
trong giai đoạn 2011-2015, sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam hàng năm sang thị
trường EU có xu hướng giảm ở mức 10,3%.
Mặc dù trong giai đoạn này, Thủ tướng chính phủ Việt Nam cùng các ban ngành liên
quan đã ban hành, phê duyệt nhiều nghị định, quyết định nhằm tạo ra động lực và hỗ trợ
cho việc sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu cà phê, ví dụ như: Quyết định số 3417/QĐ-BNNTT năm 2014 về việc phê duyệt đề án “Phát triển Ngành cà phê bền vững đến năm 2020”;
Quyết định số 1987/QĐ-BNN-TT năm 2012 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành

4



cà phê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 1729/QĐ-BNNTCCB năm 2013 về việc thành lập ban điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam.
Những nhận định và phân tích trên khẳng định rằng việc xuất khẩu cà phê sang thị
trường EU mặc dù có đóng góp lớn vào đảm bảo tốc độ tăng trưởng cho ngành nông
nghiệp, nhưng trong giai đoạn 2011-2015 dấu hiệu tăng trưởng lại không thực sự tích cực.
Như vậy việc đánh giá thực trạng xuất khẩu ngành cà phê sang thị trường EU giai đoạn
2011-2015 là rất quan trọng và cần thiết. Trên cơ sở đánh giá đó, bài nghiên cứu đưa ra
một số giải pháp giúp đảm bảo sự tăng trưởng bền vững và thúc đẩy xuất khẩu.
2.Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung:
Nêu ra các đặc điểm và phân tích thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường
EU giai đoạn 2011-2015.
Đưa ra một số giải pháp mang tính vĩ mô và vi mô đối với hoạt động xuất khẩu cà phê
giai đoạn sau.
2.2 Nhiệm vụ:
Đưa ra hệ thống cơ sở lí luận, thực tiễn, các yếu tố ảnh hưởng hoạt động xuất khẩu cà
phê Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2011-2015.
Phân tích sâu thực trạng xuất khẩu cà phê sang EU giai đoạn 2011-2015, từ đó chỉ ra
các kết quả, thành tựu, hạn chế, nguyên nhân.
Rút ra bài học cho doanh nghiệp, nhà nước, đề ra một số giải pháp và định hướng trong
tương lai.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường
EU trong giai đoạn 2011-2015.

5


3.2 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian


: Giai đoạn 2011-2015. Bài nghiên cứu chọn giai đoạn này vì có nhiều

chuyển biến lớn trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Không gian: Hoạt động xuất khẩu cà phê sang EU tại thị trường Việt Nam. Đề tài chọn
thị trường Việt Nam bởi vì
Nội dung : Đưa ra được các cơ sở lí luận, thực tiễn, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động xuất khẩu cà phê, đánh giá thực trạng giai đoạn 2011-2015 và đề xuất một số giải
pháp, định hướng.
4. Đóng góp của đề tài
Đề tài sử dụng số liệu cập nhật (đến năm 2015) để đưa ra cái nhìn khách quan, chính
xác về thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU.
Từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị khả khi và hiệu quả cho doanh nghiệp, nhà nước Việt
Nam.
5. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, mục lục và phụ lục, đề tài gồm có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tài liệu, cơ sở lí luận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu cà phê
Việt Nam
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU giai
đoạn 2011-2015
Chương 4: Định hướng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang
thị trường EU giai đoạn 2015-2030

6


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê Việt

Nam sang thị trường EU
Cà phê là mặt hàng nông sản có đóng góp vô cùng quan trọng vào sự tăng trưởng của
nền kinh tế quốc dân, nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý, nhà khoa học,
hoạt động thực tiễn. Vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan với mức độ và
cách tiếp cận khác nhau.
Các công trình nghiên cứu trong nước:
Bài nội san của Trần Khải Nam Trung và Nguyễn Hoàng Mỹ Phương (2015), Nội san
ngành cà phê năm 2015, Công ty nghiên cứu chuyên sâu về thị trường cà phê 123 Global.
Bài viết đưa ra những số liệu thống kê về tình hình sản xuất, xuất khẩu cà phê ở một số
nước là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thế giới như Brazil, Columbia,
Indonesia. Ngoài ra còn đưa ra nhiều số liệu về các thị trường nhập khẩu cà phê lớn trên
thế giới như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Hạn chế là chưa đi sâu vào nêu và phân tích các số
liệu và ảnh hưởng của các chính sách phê duyệt bởi chính phủ Việt Nam về ngành cà phê.
Bài viết của Anh Tùng (2015), Cà phê Việt Nam những năm qua, Tạp chí Thông tin
Khoa học và Công nghệ STINFO Số 3/2015. Bài viết đưa ra những số liệu thống kê về sản
lượng, diện tích và xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn 2007-2015, đề cập đến một số
chính sách liên quan của nhà nước nhằm thúc đầy phát triển ngành cà phê trong giai đoạn
2012-2030, mô tả sơ lược về thị trường cà phê thế giới các năm 2012-2014, đưa ra những
đánh giá nhận xét chung nhất về ngành xuất khẩu cà phê Việt Nam. Hạn chế là chưa phân
tích được mức độ ảnh hưởng của các chính sách nhà nước tới ngành xuất khẩu cà phê.
Nghiên cứu của Phương Hà (2015), Niên vụ 2014/2015: Ngành cà phê không đạt mục
tiêu đề ra. Bài viết nêu ra vấn đề ngành cà phê Việt Nam không đạt được mục tiêu xuất
khẩu 2014/2015 và dự báo sản lượng cà phê 2015/2016 có khả năng giảm từ 20% trở lên.
Đồng thời đưa ra nguyên nhân chính của việc tồn kho, giá giảm của cà phê Việt Nam, từ
đó xây dựng giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn.
7


Các công trình nghiên cứu quốc tế:
Bài nghiên cứu của Surendra Kotecha, Phan Sy Hieu, Michiel Kuit, Jan Von (2012),

Vietnamese coffee compettiveness and policy options to improve it. Bài viết đã đưa ra
những gợi ý về giải pháp và chính sách nhằm nâng cao sức cạnh tranh của ngành cà phê
Việt Nam giai đoạn 2012-2020. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đưa ra những định hướng
nghiên cứu trọng tâm cho các bài nghiên cứu trong tương lai, sâu hơn nữa về chủ đề này.
Hạn chế của bài viết là thiếu việc phân tích các đặc điểm của những chính sách đang hiện
hành.
Bài viết xuất bản trong sách “African Agricultural Reforms: The Role of Consensus
and Institutions” của John Baffes, Anil Onal (2012), Chapter 5: Coffee in Uganda and
Vietnam: Why they performed so differently. Bài viết đã chỉ ra một số lí do, nguyên nhân
về chính sách của chính phủ đã giúp Việt Nam có sự xuất khẩu vượt trội so với Uganda
trong giai đoạn 2004-2011 và nêu ra các thành tựu đã đạt được của cà phê Việt Nam. Tuy
nhiên, hạn chế của bài viết là số liệu chưa thực sự được cập nhật.
Bài nghiên cứu của Adriana Roldán-Pérez, Maria-Alejandra, Gonzalez-Perez, Pham
Thu Huong, Dao Ngoc Tien (2008), Coffee, cooperation and competition: a comparative
study of Colombia and Vietnam. Bài viết đã so sánh tình hình xuất khẩu cà phê của hai
nước Việt Nam và Colombia giai đoạn 2003 – 2008, cho thấy được những kinh nghiệm,
thành tựu, hạn chế của hai nước. Hạn chế là số liệu mang tính cập nhật chưa cao, thiếu đề
cập đến các chính sách cho ngành cà phê của hai nước.
1.2 Cơ sở lí luận về hoạt động xuất khẩu cà phê
1.2.1 Khái niệm: Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế,
là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong một nền thương mại có tổ chức cả bên trong
và bên ngoài nhằm bán sản phẩm trong nước ra nước ngoài thu ngoại tệ, đẩy mạnh sản
xuất hàng hoá phát triển.
1.2.2 Các hình thức xuất khẩu cà phê sang EU: Xuất khẩu uỷ thác, xuất khẩu trực tiếp,
xuất khẩu gián tiếp, xuất khẩu tại chỗ.

8


1.2.3 Vai trò, tác động của xuất khẩu cà phê: Tạo nguồn vốn cho nhập khẩu hàng hoá, dịch

chuyển cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giải quyết công ăn
việc làm, nâng cao thu nhập, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế sâu và rộng. Cụ thể ngành
cà phê giải quyết việc làm cho hơn 2% dân số trong độ tuổi lao động, đóng góp gần 9%
vào tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản và 2% trong toàn bộ GDP nền kinh tế.
1.3 Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc phát triển hoạt động xuất khẩu cà
phê sang thị trường EU
1.3.1 Kinh nghiệm của Brazil:
Thành tựu : Brazil nhờ các chính sách đúng đắn đã trở thành nước xuất khẩu cà
phê lớn nhất thế giới.
Nguyên nhân: Cụ thể thông qua việc hành lập hệ thống giám sát nguồn cung cà phê
hiệu quả, để đưa ra thông tin và dự báo thị trường cà phê chính xác; phát triển hệ thống
nghiên cứu khoa học rất tốt do Chính phủ đầu tư toàn bộ, hệ thống này nghiên chuyên
nghiên cứu để tìm ra những loại giống tốt và đồng bộ, quy trình, kỹ thuật sản xuất và chế
biến tiên tiến. Brazil có sự phân công công việc rất rõ ràng, cụ thể trong toàn bộ quá trình
tạo ra sản phẩm để xuất khẩu.
1.3.2 Kinh nghiệm của Columbia:
Thành tựu: Columbia đã có chính sách hợp lý và đạt được mức giá cà phê ổn định,
bảo vệ được thu nhập của người nông dân.
Nguyên nhân: Những người trồng cà phê được tổ chức trong Liên đoàn nông dân
trồng cà phê Colombia - Federacafé mua cà phê từ người sản xuất, chế biến cà phê, bán
chúng cho thị trường trong nước và hoạt động như một công ty xuất khẩu. Một trong
những mục tiêu chính của Federacafé là bảo vệ thu nhập của người nông dân thông qua
việc đảm bảo giá cho họ thông qua quỹ bình ổn giá cà phê quốc gia (National Coffee
Fund).
Hạn chế: Các hãng kinh doanh nước ngoài mạnh vốn mua hàng thực, lên tới
312.860 bao, chất vào kho và bán giao sau (forward) tham chiếu giá kỳ hạn nếu thấy có
lời. Đây thực chất là một dạng đầu cơ tích trữ đã bị nhiều nước Âu Mỹ lên án.

9



Nguyên nhân: Khi thu mua hàng mạnh, hàng trên thị trường sẽ khan hiếm, các lái
buôn mạnh về vốn tạo những tin đồn hạn hán mất mùa sương giá…để thị trường tưởng thật
và nhờ đó tạo cơn thiếu hàng giả tạo để bán ra với giá rất cao kiếm lời.

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thiết kế nghiên cứu
Bước 1: Thu thập và nghiên cứu tài liệu thứ cấp phục vụ công tác xác định tình hình và
phân tích thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU.
Bước 2: Phân tích, xử lí dữ liệu để đưa ra những đánh giá, các định hướng và giải pháp.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu: Tìm kiếm số liệu thứ cấp từ tạp chí uy tín như
STINFO, trang web của tổng cục thống kê, tổng cục hải quan, Hiệp hội cà phê Việt Nam…
2.2.2 Phương pháp thống kê mô tả: Dựa vào số liệu thứ cấp về tình hình xuất khầu cà phê
của Việt Nam sang thị trường EU và thế giới giai đoạn 2011-2015 làm cơ sở đánh giá,
nhận xét về thực trạng xuất khẩu và tình hình tăng trưởng. Thông qua việc xây dựng các
bảng biểu, đồ thị, vẽ hình bằng phần mềm Excel, đề tài còn đưa ra các so sánh, đối chiếu
số liệu.
2.2.3 Phương pháp so sánh: Dựa trên những tài liệu đã có, đưa ra nhận xét, đánh giá, so
sánh ưu điểm nhược điểm của các tài liệu thứ cấp, so sánh số liệu các năm, các lĩnh vực,…

10


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2011-2015
3.1 Thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn
2011-2015
3.1.1 Sản lượng và kim ngạch cà phê Việt Nam xuất khẩu sang EU giai đoạn 2011-2015
Trong giai đoạn 2011-2015, sản lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang EU chỉ tăng

khoảng 9% năm 2011-12, còn lại thể hiện xu hướng giảm khoảng 5-6% mỗi năm. Sở dĩ
năm 2011-12 có mức tăng trưởng ấn tượng như vậy là vì giá cà phê Việt Nam đạt đỉnh
2150USD/tấn, do tình hình thời tiết ở nhiều nước trồng cà phê trên thế giới có những diễn
biến bất thường và lượng cà phê tồn kho của thế giới lại ở mức thấp. Giai đoạn 2012-15,
mặc dù sản lượng cà phê tại Brazil, Indonesia giảm năm thứ 3 liên tiếp, nhưng đồng tiền
các nước này giảm giá rất mạnh so với đô la Mỹ, kèm với sản lượng tăng năm thứ 3 liên
tiếp tại Colombia và Ethiopia, đã mang lại cho thị trường thế giới nguồn cà phê giá rẻ dồi
dào. El Nino tác động trái chiều lên các nước sản xuất cà phê lớn: Brazil chịu tác động
mạnh và tiếp tục giảm sản lượng; trong khi sản lượng tăng tại Colombia nhờ thời tiết thuận
lợi và hiệu ứng tích cực của chương trình tái canh cà phê của nước này.
3.1.2 Cơ cấu và chủng loại của cà phê Việt Nam xuất khẩu sang EU giai đoạn 20112015

Nhìn chung trong giai đoạn 2011-15 Việt Nam vẫn tập trung xuất khẩu hai loại cà
phê chủ lực là cà phê nhân và cà phê chế biến. Tuy nhiên có một xu hướng đang diễn
ra, đó là việc tăng trưởng xuất khẩu đều đặn từ mức 6% của cà phê chế biến (năm
2011) lên mức 9% (năm 2015). Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho ngành cà phê Việt
Nam, chứng tỏ sự từng bước chuyển dịch cơ cấu cà phê, thể hiện sự hiệu quả của các
chính sách phát triển công nghệ, nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm do doanh
nghiệp và nhà nước thực hiện.
3.2 Các nhân tố ảnh hưởng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU giai đoạn 2011-2015

11


Điều kiện tự nhiên : Trong giai đoạn này, năng suất, sản lượng cà phê giảm ngoài dự
báo. Mất mùa chủ yếu do thời tiết không thuận lợi vào đầu niên vụ, hạn hán kéo dài vào
thời kỳ cà phê ra hoa, sau đó mưa lớn khiến hoa hư hại, cà phê dù đậu quả nhưng nhân bị
lép, hoặc chỉ có nhân đơn.
Nguồn nhân lực: Việt Nam có khoảng 67% trong gần 90 triệu dân trong độ tuổi lao
động, và khoảng 2-3% trong đó tham gia trực tiếp vào ngành công nghiệp trồng trọt, kinh

doanh cà phê. Việt Nam có hơn 140 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhưng chỉ riêng 4
doanh nghiệp top đầu đã chiếm đến 70% thị phần xuất khẩu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp
cũng chỉ dừng lại ở mức xuất thô, chưa tạo được thương hiệu vững vàng ở thị trường EU.
Vốn: Các doanh nghiệp Việt Nam thiếu vốn trầm trọng để phát triển cây cà phê. Theo
nghiên cứu của Hiệp hội Cà phê Việt Nam, cần có 5 tỉ usd từ 2012-2020 để nâng cao chất
lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, chuỗi cung ứng… cho cà phê Việt.
Cơ sở hạ tầng: Không đủ diện tích để xây dựng khu vực phơi, sấy cà phê hạt cũng như
sử dụng tài nguyên nước kém hiệu quả dẫn đến việc thiếu nước trong mùa khô.

3.3 Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU giai đoạn
2011-2015
3.3.1 Thành tựu của hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU giai đoạn 20112015
Việt Nam đã đạt được kết quả tăng trưởng ổn định, giữ vững thị phần xuất khẩu cà
phê sang thị trường EU, ở mức 26-29%.
Bên cạnh đó, cơ cấu của chủng loại cà phê xuất khẩu sang EU cũng thay đổi theo xu
hướng tích cực, cà phê chế biến ngày càng được người tiêu dùng EU tin tưởng và đón
nhận, với mức tăng trưởng 2-3% hàng năm.
Nguyên nhân thành tựu : Chính phủ ban hành nhiều chính sách hiệu quả giúp phát
triển hoạt động xuất khẩu cà phê và nông sản. Các doanh nghiệp biết nắm bắt cơ hội đúng
thời điểm.
3.3.2 Hạn chế của hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU giai đoạn 2011-2015

12


Chất lượng cà phê Việt Nam có đến 70% chưa đạt tiêu chuẩn GSP của EU nên dễ bị
các nhà phân phối , nhập khẩu ép giá, dẫn đến giá thị trường thấp so với nước khác và
không ổn định.
Các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng cũng như ngành cà phê nói chung chưa tạo
được thương hiệu mạnh, có sức ảnh hưởng rộng lớn như Brazil, Columbia. Phần lớn các

doanh nghiệp nhỏ lẻ nên chưa đủ tiềm lực tài chính, nhân lực nghiên cứu kỹ về các thị
trường xuất khẩu.
Nguyên nhân hạn chế: Các doanh nghiệp có đến hơn 80% là doanh nghiệp nhỏ nên
việc sản xuất thiếu tính liên kết, đồng bộ, khó đạt được các tiêu chuẩn cao do EU quy định.
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2015-2030
4.1 Định hướng của nhà nước cho hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU
Đưa ra các chính sách tài chính hỗ trợ cơ sở hạ tầng sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà
phê. Xây dựng trung tâm giao dịch cà phê ở Tp Hồ Chí Minh. Tìm kiếm nguồn vốn ODA
đầu tư cho sản xuất cà phê trong nước.
Hoàn thiện chính sách về chuyển giao công nghệ cho ngành cà phê, đặc biệt là cà phê
chế biến. Đánh thuế thấp hoặc không đánh thuế với các doanh nghiệp nhập máy móc cà
phê phục vụ xuất khẩu. Ban hành lệnh cấm nhập khẩu máy móc công nghệ cũ.
Giúp doanh nghiệp xây dựng văn phòng đại diện cà phê Việt Nam tại các thị trường
nhập khẩu hàng đầu.

4.2 Đề xuất giải pháp cho hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU
Nâng cao chất lượng cà phê nhân và chế biến bằng cách mời chuyên gia nước ngoài
phối hợp cùng chuyên gia trong nước, nghiên cứu thực tế tại các quốc gia có năng suất sản
xuất cà phê lớn trên thế giới và áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến như Israel, Brazil,
Columbia.

13


Nên có sự hỗ trợ tài chính từ nhiều nguồn (ODA, ngân sách…) dành cho các doanh
nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu để phát triển thương hiệu cà phê mạnh, xứng với vị thế
và tiềm năng ngành cà phê Việt Nam.
Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành, đặc
biệt về kỹ thuật chăm sóc, thu hái, sơ chế, bảo quản.

Doanh nghiệp cần đầu tư tài chính và nhân lực để có thể tìm hiểu sâu rộng hơn, nghiên
cứu về tình hình cà phê thế giới để nắm được những số liệu, thông tin kịp thời, chủ động
trong việc sản xuất, kinh doanh.

KẾT LUẬN
Đề tài đã làm rõ được những vấn đề về thực trạng, tình hình xuất khẩu cà phê Việt
Nam sang EU giai đoạn 2011-15 và nêu ra được các định hướng, đề xuất một số giải pháp
đẩy mạnh phát triển xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU.
Khi đánh giá thực trạng xuất khẩu cà phê sang EU, đề tài đã đánh giá trên cơ sở
định tính , từ đó rút ra được các đánh giá chung về thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của
chúng.
Các kết quả nghiên cứu cho thầy hoạt động xuất khẩu cà phê sang EU năm có nhiều
tiềm năng phat triển mạnh hơn nữa trong tương lai, đặc biệt khi các tiêu chuẩn sản phẩm
mới của EU được ban hành.
Bên cạnh các kết quả đạt được, bài nghiên cứu còn một số hạn chế do thiếu số liệu
nên chưa phân tích được thực trạng xuất khẩu của từng quốc gia trong khối EU và đề xuất
các giải pháp phù hợp.
Các nghiên cứu tiếp theo sẽ mở rộng theo hướng thu thập thêm dữ liệu chi tiết hơn,
cụ thể hơn để có số liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu, đánh giá thực trạng xuất khẩu cà phê
Việt Nam vào EU.
14


15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Michael Ward & Nguyen Huong (2015), Vietnam coffee annual May 2015 report,

USDA (United States Department of Agriculture)

2. Upali A. Amarasinghe, Chu Thai Hoanh, Dave D'haeze, Tran Quoc Hung (2015),
Toward sustainable coffee production in Vietnam: More coffee with less water,
Journal of Food Engineering, Pages 96-105
3. Patrick Meyfroidt, Tan Phuong Vu, Viet Anh Hoang (2013), Trajectories of
deforestation, coffee expansion and displacement of shifting cultivation in the
Central Highlands of Vietnam
4. The European Coffee Federation (2015), European coffee report 2012-2014,
/>option=com_content&view=article&id=35&Itemid=94
5. Surendra Kotecha, Phan Sy Hieu, Michiel Kuit, Jan Von (2012) Vietnamese coffee
compettiveness and policy options to improve it.
6. John Baffes, Anil Onal (2012), Coffee in Uganda and Vietnam: Why they
performed so differently.
7. Adriana Roldán-Pérez, Maria-Alejandra, Gonzalez-Perez, Pham Thu Huong, Dao

Ngoc Tien (2008), Coffee, cooperation and competition: a comparative study of
Colombia and Vietnam
8. NCS Nguyễn Văn Hoà (2015), Phát tiển cà phê bền vững ở Việt Nam, Đại học Kinh

tế Huế
9. Trần Khải Nam Trung và Nguyễn Hoàng Mỹ Phương (2015), Nội san ngành cà phê
năm 2015, Công ty chuyên nghiên cứu về thị trường cà phê 123 Global
10. NCS Nguyễn Thanh Trúc (2016), Phát triển công nghiệp chế biến cà phê trên địa
bàn tỉnh Đăk Lăk, Đại học Đà Nẵng
11. Anh Tùng (2015), Cà phê Việt Nam những năm qua, Tạp chí Thông tin Công nghệ

STINFO Số 3/2015.
12. Vương Quân Hoàng (2012), Kinh tế Nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp
13. Th.sĩ Phương Hà (2015), Niên vụ 2014/2015: Ngành cà phê không đạt mục tiêu đề
ra
14. NCS Phạm Ngọc Dưỡng (2012), Thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê trong quá

trình Việt Nam hội nhập, Đại học Kinh tế Luật Tp HCM

16


15. NCS Nguyễn Ngọc Tuấn (2012), Nghiên cứu giải pháp tín dụng của Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với hộ sản xuất cà phê, Đại học Nông
nghiệp Hà Nội
16. Báo cáo điều tra lao động việc làm (2010-2015), Tổng cục thống kê Việt Nam:
www.gso.gov.vn
17. Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường EU (20102015), Tổng cục hải quan Việt Nam: www.customs.gov.vn

17



×