Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Đánh giá chất lượng môi trường làng nghề sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.47 KB, 92 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG
----------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
LÀNG NGHỀ SƠN MÀI HẠ THÁI - XÃ DUYÊN THÁI
THƯỜNG TÍN - HÀ NỘI

Người thực hiện

: NGUYỄN THỊ KIM DUNG

Lớp

: MTA

Khóa

: 56

Chuyên ngành đào tạo

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: TS. NGUYỄN THANH LÂM



Hà Nội – Năm 2015


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG
----------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
LÀNG NGHỀ SƠN MÀI HẠ THÁI - XÃ DUYÊN THÁI
THƯỜNG TÍN - HÀ NỘI

Người thực hiện

: NGUYỄN THỊ KIM DUNG

Lớp

: MTA

Khóa

: 56

Chuyên ngành đào tạo


: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: TS. NGUYỄN THANH LÂM

Địa điểm thực tập

: LÀNG NGHỀ HẠ THÁI – XÃ DUYÊN
THÁI
THƯỢNG TÍN – HÀ NỘI


Hà Nội – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận do chính tôi thực hiện, được nghiên cứu độc
lập. Các số liệu thu thập được là các tài liệu được sự cho phép công bố của các
đơn vị cung cấp số liệu, các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc rõ ràng. Các
kết quả được nêu trong bài hoàn toàn trung thực và chưa từng công bố trong bất
kỳ tài liệu nào
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Kim Dung

i


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện khóa luận này em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ,
quan tâm, tạo điều kiện từ mọi phía. Tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn sâu sắc đến:
Thầy giáo TS. Nguyễn Thanh Lâm, giảng viên khoa Môi trường- bộ môn
Quản lý Môi trường trường học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn tôi trong quá trình lựa chọn, triển khai thực hiện đề tài để hoàn thành
khóa luận một cá tốt nhất.
Xin gửi lời cảm ơn tới các nghệ nhân, nhân dân trong làng nghề thủ công mỹ
nghệ Sơn mài Hạ Thái đã không ngần ngại bớt chút thời gian chia sẻ ý kiến, cung
cấp thông tin, số liệu cần thiết góp phần quan trọng để tôi hoàn thành khóa luận.
Xin cảm ơn chân thành tới các cán bộ của UBND xã Duyên Thái, cán bộ
quản lý làng nghề Hạ Thái đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp các số liệu trong quá
trình làm khóa luận.
Xin gửi lời cảm ơn tới các chú, các anh chị cán bộ phòng Tài nguyên và
Môi trường huyện Thường Tín đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp số liệu quan
trọng để tooi có thể hoàn thành bài khóa luận này.
Xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới gia đình đã luôn động viên, nuôi nấng tôi
học tập trong suốt những năm qua.
Xin gửi lời cảm ơn tới các bạn bè đã động viên, giúp đỡ em nhiệt tình trong
quá trình làm khóa luận.
Trong quá trình làm khóa luận do điều kiện về thời gian, tài chính và trình
độ còn hạn chế vì vậy không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy tôi rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô để bài khóa luận được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Kim Dung

ii



MỤC LỤC

iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVMT
CTR
HĐND – UBND
TC/ QCVN
BTNMT
ÔNMT
VSMT

Bảo vệ môi trường
Chất thải rắn
Hội đồng nhân dân- Uỷ ban nhân dân
Tiêu chuẩn/ Quy chuẩn môi trường
Bộ Tài nguyên Môi trường
Ô nhiễm môi trường
Vệ sinh môi trường

iv


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1. Nguyên liệu sử dụng cho quá trình sản xuất sơn mài...........................................................33
Bảng4.2: Thành phần rác thải và nguồn gốc phát sinh:........................................................................36
Bảng 4.3: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt trên địa bàn làng nghề...........................................42

Bảng 4.4: Kết quả phân tích nước ngầm tại làng nghề..........................................................................45
Bảng 4.5: Kết quả phân tích mẫu không khí xung quanh làng nghề......................................................48
Bảng 4.6: Kết quả phân tích môi trường không khí tại các CSSX của làng nghề....................................50
Bảng 4.7. Thống kê tình hình sức khỏe tại làng nghề (N=70)................................................................57

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Quy trình sơn mài với các công đoạn chính.............................................................................4
Hình 4.1: bản đồ xã Duyên Thái............................................................................................................28
Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ kèm dòng thải............................................................................................34
Hình 4.3: Sơ đồ thu gom rác tại làng nghề............................................................................................37
Hình 4.4: Gía trị COD trong môi trường nước mặt tại làng nghề..........................................................42
Hình 4.5: Hàm lượng SS và TS trong môi trường nước mặt của làng nghề...........................................43
Hình 4.6: Hàm lượng độ cứng trong nước ngầm..................................................................................45
Hình 4.7: Hàm lượng bụi và SO2 tại môi trường không khí xung quanh làng nghề..............................48
Hình 4.8. Hàm lượng Benzen trong không khí xung quanh tại làng nghề.............................................49
Hình 4.9. Hàm lượng TSP và SO2 tại môi trường sản xuất của làng nghề.............................................51
Hình 4.10. Hàm lượng Benzen tại môi trường sản xuất của làng nghề.................................................51
Hình 4.11: Biểu đồ những bệnh thường gặp ở làng nghề.....................................................................57

vi


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, cả thế giới đang hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Vừa
phát triển kinh tế hiện đại song song với bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, cùng với
sự đi lên về kinh tế thì vấn đề môi trường đang trở thành vấn nạn, thách thức và

cần cả thế giới chung tay bảo vệ. Ai cũng có thể thấy rằng chất lượng môi
trường càng ngày càng đi xuống với sự biến đổi khí hậu mang tính chất toàn
cầu, tầng ozon bị phá hủy, các tài nguyên đang ngày càng cạn kiệt,diện tích sa
mạc tăng lên,...nhưng không phải ai cũng nhận thấy mình đang trực tiếp hoặc
gián tiếp tàn phá mầm sống của chính mình.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây chính sách phát triển kinh tế- xã
hội và định hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của
đảng và nhà nước đã tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của các làng nghề,
nhiều làng nghề được khôi phục và nhiều làng nghề mới được ra đời. Điều này
góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn và đem lại đóng góp lớn cho nền kinh tế
Việt Nam.
Do tính chất linh hoạt trong sản xuất, quy mô sản xuất nhỏ, sản phẩm đa
dạng và luôn thay đổi theo nhu cầu thị trường, các làng nghề đang là bộ phận
quan trọng cấu thành nền kinh tế và được chú trọng trong các định hướng phát
triển kinh tế thị trường.
Làng nghề sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái- Thường Tín- Hà Nội) có lịch
sử hơn 200 năm. Hạ Thái có đến 60% hộ dân làm nghề truyền thống, đóng góp
75% tổng thu nhập của xã Duyên Thái, được Thành phố quy hoạch là 1 trong 6
điểm làng nghề gắn với du lịch. . đến nay sản phẩm của Hạ Thái đang dần khẳng
định được vị trí và chỗ đứng trong nền kinh tế nhờ thương hiệu và chất lượng
sản phẩm cao. Tuy nhiên mặt trái của sự phát triển này là ngòai một số rất cơ sở
sản xuất lớn chuyển ra ngoài vùng quy hoạch 12 ha tuân thủ các quy định về
đảm bảo về sinh môi trường, đa số các hộ, các cơ sở sản xuất còn lại với quy mô

1


nhỏ lẻ xen lẫn với các khu dân cư, thiếu vốn, cơ sở vật chất nghèo nàn, chắp vá,
thiếu đồng bộ, cùng với đó là sự đầu tư cho việc xây dựng các hệ thống cơ sở hạ
tầng rất ít được quan tâm. [20,21]

Xuất phát từ những lí do trên, nhằm đánh giá được mức độ ô nhiễm hiện
tại đồng thời đề xuất các biện pháp khắc phục và quản lí ô nhiễm tại làng nghề
nên tôi thực hiện đề tài “ Đánh giá chất lượng môi trường làng nghề sơn mài
Hạ Thái - xã Duyên Thái- Thường Tín- Hà Nội”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đánh giá hiện trạng môi trường và hệ thống quản lí môi trường làng nghề
Hạ Thái- xã Duyên Thái- Thường Tín- Hà Nội nhằm đề xuất các giải pháp quản
lí môi trường

2


Phần II
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. ĐẶC ĐIỂM LÀNG NGHỀ SƠN MÀI
Nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam đã xuất hiện, tồn tại và phát triển
khá lâu đời. Rất nhiều nghề thủ công của ta đã trở nên nổi tiếng, nhất là các nghề
thủ công mỹ nghệ. Ngành nghề truyền thống và sản phẩm của nó tạo nên bản
sắc riêng của mỗi ngành kinh tế. Kế thừa, giữ gìn và phát triển nâng cao phẩm
chất về kỹ thuật và mỹ thuật cho ngành nghề truyền thống có ý nghĩa cả về kinh
tế và văn hóa. Tại Việt Nam, những làng nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm
năm với nhiều loại sản phẩm nổi tiếng bởi tính độc đáo và độ tinh xảo cao.
Trong đó sơn mài từ lâu đã được xem như một trong những truyền thống tiêu
biểu đậm nét văn hóa Việt Nam được giới mỹ thuật thế giới biết đến.
Sơn mài được coi là một trong những chất liệu hội họa ở Việt Nam. Đây là
sự tìm tòi và phát triển kỹ thuật của nghề sơn thủ công truyền thống thành kỹ thuật
sơn mài. Kỹ thuật mài là điểm khác biệt lớn nhất giữa đồ thủ công mỹ nghệ và
tranh sơn mài Việt Nam. Ở nước ta có nhiều làng nghề sơn mài truyền thống, có bề
dày lịch sử lâu đời như làng nghề sơn mài truyền thống Huế( các làng Triều Sơn,
Địa Linh, Tiên Nộn), làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp( thị xã Thủ Dầu Mộttỉnh Bình Dương), làng nghề Cát Đằng( huyện Ý Yên- tỉnh Nam Định), làng nghề

sơn mài Hạ Thái( Duyên Thái- Thường Tín- Hà Nội),...[23]
Khi mới ra đời sơn mài chỉ có 3 màu là sơn then( sơn đen), sơn son( sơn đỏ),
sơn cánh gián( màu vàng nâu). Ngày nay các nghệ nhân sơn mài đã phát hiện ra
nhiều màu sơn mới với các sắc độ khác nhau, lộng lẫy mà đằm thắm. [23]
Chất liệu chính của sơn mài là gỗ, tre, nứa, song, mây, gần đây có thêm các
chất liệu mới như composite, gốm sứ… càng tạo nên sự độc đáo cho sản phẩm. Có
thể nói công nghệ sơn mài có nguyên lý chung nhưng khác biệt trong kinh nghiệm
của từng cá nhân nên mỗi làng nghề sơn mài đều có những sản phẩm mang nét đặc
trưng, độc đáo riêng nhờ “bí quyết” các tổ nghề truyền lại.[23]

3


Quy trình sơn mài chung tại các làng nghề sơn mài ở Việt Nam bao gồm 3
công đoạn chính như sau:
Bó cốt gỗ
hom

Bó hom vóc

Chít sơn
Gắn, dán chất
liệu

Trang trí

Tạo màu
Phủ sơn
mài


Mài và đánh
bóng

Đánh bóng, phủ
bóng

Hình 2.1: Quy trình sơn mài với các công đoạn chính
Để bó hom vóc, trước kia các nghệ nhân dùng đất phù sa (hoặc bột đá)
trộn với sơn ta giã nhuyễn cùng giấy bản rồi hom, chít các vết rạn nứt của sản
phẩm, còn ngày nay người ta sử dụng sơn công nghiệp trộn với đất phù sa( hoặc
bột đá). Mỗi lớp sơn lại lót một lớp giấy bả hoặc vải màn. Nếu là sản xuất tranh
sơn dầu thì các nghệ nhân còn phải đục mộng mang cá để cài và gắn sơn cho các
nẹp gỗ ngang ở sau tấm gỗ nhằm chống các vết rạn. Sau đó, để gỗ khô kiệt mới
hom sơn kín cả mặt trước, mặt sau. Công đoạn này chủ yếu để bảo vệ sản phẩm
không bị mối mọt, không thấm nước và không bị co lại do tác động của môi
trường. [23]

4


Khi có được sản phẩm nói trên, các nghệ nhân tiến hành trang trí bằng
cách gắn, dán các chất liệu tạo mầu như vỏ trứng, mảnh xà cừ, vàng, bạc…,sau
đó phủ sơn rồi mài phẳng. Sơn mài có những điểm khác lạ như: muốn làm khô
lớp sơn vừa vẽ, sản phẩm phải được ủ trong tủ kín gió và có độ ẩm cao, muốn
nhìn thấy họa tiết trang trí phải mài mòn đi mới thấy. Công đoạn cuối cùng là
đánh bóng vì sản phẩm sơn mài không được phép phủ dầu bóng. Sự thành công
của một sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào công đoạn này. Có một số thứ được
dùng để mài và đánh bóng như: than củi xoan nghiền nhỏ, tóc rối, đá gan gà…
Bên cạnh đó, để sản phẩm có được màu sắc tươi tắn, một công đoạn khác có tính
quyết định là công đoạn pha sơn. Mỗi gia đình, mỗi cơ sở sản xuất có một bí

quyết pha sơn riêng. Công đoạn này đòi hỏi người thợ sơn phải có kinh nghiệm
từ khâu nấu sơn, cô sơn đặc cho đến khâu thử sơn chín. Hiện nay, làng nghề Hạ
Thái đã áp dụng nhiều kỹ thuật hiện đại vào việc pha chế, thay đổi công đoạn
phủ sơn, tạo cho sản phẩm có độ bóng, bền, đẹp. Mỗi sản phẩm sơn mài phải có
từ 15 đến 16 lớp.[23]
Người ta thường lưu ý rằng sơn mài có những điểm "ngược đời": muốn
lớp sơn vừa vẽ khô, tranh phải ủ trong tủ ủ kín gió và có độ ẩm cao. Muốn nhìn
thấy tranh lại phải mài mòn đi mới thấy hình. Hầu hết họa sĩ đồng ý rằng: kỹ
thuật vẽ sơn mài khó và có tính ngẫu nhiên nên nhiều khi các họa sĩ dày dặn
kinh nghiệm cũng bất ngờ trước một hiệu quả đạt được sau khi mài tranh.
Sản phẩm sơn mài Việt Nam nói chung và sơn mài Hạ Thái nói riêng đã
được trưng bày tại nhiều hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ trong và ngoài nước.
Bên cạnh những sản phẩm sơn mài truyền thống như tranh sơn mài, hoành phi
hay câu đối, các nghệ nhân còn tạo ra nhiều sản phẩm hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu
của du khách trong và ngoài nước như: bát, đĩa, lọ hoa, khay, bàn ghế, giường
tủ... Đặc biệt, gốm sơn mài Hạ Thái hiện đang là mặt hàng được ưa chuộng tại
nhiều nước trên thế giới như: Anh, Pháp, Nga , Mỹ, Tây Ban Nha, Australia, Ý,
Nhật Bản, Hàn Quốc.[17,18]

5


2.2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG
NGHỀ SƠN MÀI
2.2.1 Nguồn gây ô nhiễm môi trường tại làng nghề sơn mài
Sản phẩm sơn mài ngày càng được ưa chuộng tại thị trường trong nước
cũng như quốc tế, do đó càng làng nghề Sơn mài truyền thống ngày càng theo
đà phát triển và đóng góp phần lớn vào kinh tế của địa phương cũng như đóng
góp một phần vào diện mạo văn hóa quốc gia. Tuy nhiên bên cạnh đó vấn đề
ô nhiễm môi trường tại các làng nghề Sơn Mài trong những năm gần đây

ngày càng tăng do sản xuất phát triển không đồng bộ với hệ thống xử lý chất
thải nhìn chung vẫn chưa được quan tâm đầu tư xây dựng và kéo theo nhiều
hệ lụy về sức khỏe.
Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu do hoạt động sản xuất sơn mài. Từ việc sử
dụng nguyên nhiên liệu có độc tính cao, như sơn các loại, máy móc trang thiết bị
còn thô sơ, quy trình sản xuất có nhiều khâu gây phát sinh ô nhiễm[10,19]:
- Nước thải sản xuất Sơn mài chứa các chất ô nhiễm do quá trình pha sơn,
làm đất phù sa, mài nước, nhuộm, nhúng bóng sản phẩm với hàm lượng cặn
cao, dung môi, dầu bóng,...
- Ô nhiễm đất: cặn mài do nước sơn mài thải ra đổ chảy tràn, phế thải hữu
cơ vứt bừa bãi, do nước thải ngấm xuống đất,...
- Ô nhiễm không khí: bụi mài, hơi xăng, tiếng ồn và dung môi hữu cơ tại
các xưởng sản xuất
Nguồn gây ô nhiễm do hoạt động sinh hoạt, giao thông vận tải: Sản xuất
phát triển kéo theo cơ sở hạ tầng phát triển hơn, mật độ các phương tiện giao
thông tăng cao, ngoài người dân tại các làng nghề còn có người từ nơi khác tới
lưu trú để làm việc và giao thương buôn bán. Do đó các hộ dân tại đây trong quá
trình sinh hoạt gia đình, còn phát sinh một lượng lớn rác thải, nước thải chứa
hàm lượng chất hữu cơ cao, hoạt động giao thông đi lại của người dân cũng góp
phần làm ô nhiễm không khí do bụi và khói....[10,19]

6


Nguồn gây ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi, buôn bán: Mặc dù chủ yếu
người dân sinh sống bằng hoạt động sản xuất sơn mài nhưng có một số hộ
không làm nghề, do đó hoạt động chăn nuôi, buôn bán cũng là một trong những
nguyên nhân gây ô nhiễm tại các làng nghề này. Nước thải, phế thải chăn nuôi
chưa qua xử lí và rác thải từ các khu chợ tập trung với số lượng lớn hầu hết
không được thu gom ngay gây mùi hôi thối khó chịu.[10,19]

2.2.2. Chất lượng môi trường đất, nước, không khí tại làng nghề sơn mài
Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2008, chất thải phát sinh tại các
làng nghề đã và đang gây ô nhiễm và làm suy thoái môi trường nghiêm trọng. Ô
nhiễm môi trường tại các làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản
xuất theo ngành nghề và loại hình sản phẩm, tác động trực tiếp tới chất lượng
môi trường đất, nước, không khí trong khu vực cũng như sức khỏe người dân.
Chất lượng môi trường nước: Nước thải sản xuất sơn mài chứa bụi mài
nhỏ mịn làm tăng hàm lượng cặn. Nước thải từ quá trình nhuộm và nhúng bóng
sản phẩm chứa nhiều chất gây ô nhiễm như dung môi, dầu bóng, dư lượng các
hóa chất nhuộm… Hàm lượng COD và BOD5 trong nước thải của làng nghề
vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2-5 lần và 5,5-8,5 lần.[1]
Chất lượng môi trường đất: môi trường đất tại các làng nghề nói chung bị
ô nhiễm do chất thải rắn thải ra bừa bãi, ngoài ra còn do các phế thải hữu cơ và
nước thải ngấm xuống đất gây ô nhiễm. Trong quá trình sản xuất, làng nghề thải
ra một lượng lớn chất thải rắn như xỉ than, phế liệu, cặn hóa chất… Mặc dù đã
có đội ngũ chuyên thu gom rác thải, nhưng với phương tiện còn thô sơ nên chưa
giải quyết được dứt điểm những bức xúc về việc tràn lan chất thải ở các khu vực
dân cư. [1]
Chất lượng môi trường không khí: Ô nhiễm môi trường không khí tại các
làng nghề hầu hết có nguồn gốc chủ yếu do đốt nhiên liệu và sử dụng nguyên
vật liệu, hóa chất trong dây chuyền sản xuất. Than là nhiên liệu chính được sử
dụng phổ biến và thường là than chất lượng thấp. Do đó khí thải ở các làng nghề

7


thường chứa nhiều thành phần ô nhiễm không khí như: bụi, CO 2, CO, NOX, chất
hữu cơ bay hơi,... Nồng độ bụi mài, hơi xăng và dung môi hữu cơ đo được tại
các xưởng sản xuất cao gấp nhiều lần so với quy định của Tổng cục Tiêu chuẩn
đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ). Trong thành phần của các

dung môi pha sơn có các chất gây ung thư, giảm trí nhớ, giảm thị lực và đặc biệt
là các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Chất lượng môi trường không khí xung
quanh các xưởng sản xuất của làng nghề sơn mài cho thấy có hàm lượng bụi
vượt quá tiêu chuẩn cho phép, bụi PM10 từ 3,35 - 3,8 lần, bụi TSP vượt TCCP
2,04 lần[1]
2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
2.3.1. Khái niệm chung về chất lượng môi trường
Theo Ðiều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: "Môi trường bao
gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau,
bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển
của con người và thiên nhiên."
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
- Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá
học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác
động của con người. Ðó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động,
thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây
dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên
khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất
thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm
phong phú.[11]
- Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Ðó là
những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như:
Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ

8


tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường xã
hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên

sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người
khác với các sinh vật khác.
- Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất
cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống,
như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo...
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần
thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên,
không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...[11]
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ
bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc
sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo,
bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường,
tổ chức xã hội như Ðoàn, Ðội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với
những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận,
thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư,
quy định.[11]
Chất lượng môi trường là một tập hợp các thuộc tính và đặc điểm của môi
trường, hoặc khái quát hoặc địa phương, khi họ đụng chạm đến con người và
các sinh vật khác. Nó là điều kiện của một môi trường tương đối so với các yêu
cầu của một hoặc nhiều loài và hoặc với bất kỳ nhu cầu hay mục đích của con
người .[11]
Chất lượng môi trường là một thuật ngữ chung mà có thể tham khảo để
thay đổi đặc điểm có liên quan đến môi trường tự nhiên cũng như môi trường
xây dựng, chẳng hạn như không khí và độ tinh khiết nước hoặc ô nhiễm, tiếng
ồn và các tác động tiềm năng và tác động có thể có đối với sức khỏe thể chất và
tinh thần [12]

9



2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường làng nghề Sơn Mài
Để đánh giá chất lượng môi trường, hiện nay thực hiện đánh giá dựa
theo những chỉ tiêu đã được quy định trong tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường
hiện hành
Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mức, giới hạn cho phép, được quy
định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường. Để đánh giá được chất lượng môi
trường phải dựa vào các chỉ tiêu môi trường đo đạc được và so sánh với tiêu
chuẩn môi trường đã quy định.
Dựa vào đặc tính của nghề sản xuất sơn mài, quy trình sản xuất với những
nguyên nhiên liệu và hóa chất được sử dụng ta có:
* Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước:[6,10]
- Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước mặt như: pH, độ màu, dầu mỡ, TS,
SS, COD, BOD5, DO, NO3-, NH4+, PO43-, Tổng coliform
- Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước ngầm: Độ cứng, pH, COD, NH4+ (tính theo
N)

, NO3-(tính theo N), Fe, Mn, SS, Coliform
- chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thải: chất rắn lơ lửng, pH, COD, BOD5,

Cu, Pb, Mn, As.
- Ý nghĩa các chỉ tiêu này trong nước:[10, 20]
+ DO: hàm lượng DO trong nước phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như áp
suất, nhiệt độ, thành phần hóa học của nguồn nước, số lượng vi sinh, thủy sinh
vật,... hàm lượng DO là một chỉ số đánh giá tình trạng của nguồn nước
Hàm lượng DO có quan hệ mật thiết đến các thông số COD và BOD của
nguồn nước. Nếu trong nước hàm lượng DO cao, các quá trình phân hủy các
chất hữu cơ sẽ phân hủy hiếu khí, còn nếu hàm lượng DO thấp, thậm chí không
còn thì quá trình phân hủy các chất hữu cơ sẽ theo chiều hướng yếm khí. Nếu
hàm lượng DO quá thấp, hoặc không còn, nước sẽ có mùi và trở nên đen do
trong nước lúc này diễn ra chủ yếu là các quá trình phân hủy yếm khí, các sinh

vật không thể sống được. Khi DO xuống đến khoảng 4-5 mg/l, số sinh vật có thể

10


sống trong nước giảm mạnh. Vì vậy DO được sử dụng như một thông số để
đánh giá mức độ ô nhiễm hữu cơ của các nguồn nước. DO có ý nghĩa lớn đối
với sự làm sạch của sông.
+ pH: Nguồn nước có pH > 7 thường chứa nhiều ion nhóm carbonate và
bicarbonate (do chảy qua nhiều tầng đất đá). Nguồn nước có pH < 7 thường
chứa nhiều ion gốc axit.
Bằng chứng dễ thấy nhất liên quan giữa độ pH và sức khỏe của người sử
dụng là nó làm hỏng men răng
pH của nước có liên quan đến tính ăn mòn thiết bị, đường ống dẫn nước
và dụng cụ chứa nước. Đặc biệt, trong môi trường pH thấp, khả năng khử
trùng của Clo sẽ mạnh hơn. Tuy nhiên, khi pH > 8,5 nếu trong nước có hợp
chất hữu cơ thì việc khử trùng bằng Clo dễ tạo thành hợp chất trihalomethane
gây ung thư.
Theo tiêu chuẩn, pH của nước sử dụng cho sinh hoạt là 6,0 – 8,5 và của
nước uống là 6,5 – 8,5.
+ BOD5: Nhu cầu oxy sinh hóa là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy
hóa các chất hữu cơ trong một khoảng thời gian xác định và được ký hiệu bằng
BOD được tính bằng mg/L. Chỉ tiêu BOD phản ánh mức độ ô nhiễm hữu cơ của
nước thải. BOD càng lớn thì nước thải (hoặc nước nguồn) bị ô nhiễm càng cao
và ngược lại.
Thời gian cần thiết để các vi sinh vật oxy hóa hoàn toàn các chất hữu
cơ có thể kéo dài đến vài chục ngày tùy thuộc vào tính chất của nước thải,
nhiệt độ và khả năng phân hủy các chất hữu cơ của hệ vi sinh vật trong nước
thải. Để chuẩn hóa các số liệu người ta thường báo cáo kết quả dưới dạng
BOD5 (BOD trong 5 ngày ở 20 oC). Mức độ oxy hóa các chất hữu cơ không

đều theo thời gian. Thời gian đầu, quá trình oxy hóa xảy ra với cường độ
mạnh hơn và sau đó giảm dần.

11


+ COD: Chỉ tiêu BOD không phản ánh đầy đủ về lượng tổng các chất hữu
cơ trong nước thải, vì chưa tính đến các chất hữu cơ không bị oxy hóa bằng
phương pháp sinh hóa và cũng chưa tính đến một phần chất hữu cơ tiêu hao để
tạo nên tế bào vi khuẩn mới. Do đó để đánh giá một cách đầy đủ lượng oxy cần
thiết để oxy hóa tất cả các chất hữu cơ trong nước thải người ta sử dụng chỉ tiêu
nhu cầu oxy hóa học. Để xác định chỉ tiêu này, người ta thường dùng potassium
dichromate (K2Cr2O7) để oxy hóa hoàn toàn các chất hữu cơ, sau đó dùng
phương pháp phân tích định lượng và công thức để xác định hàm lượng COD.
Chỉ số COD được sử dụng rộng rãi để gián tiếp đo khối lượng các hợp chất hữu
cơ có trong nước. Phần lớn ứng dụng của COD xác định hàm lượng chất ô
nhiễm hữu cơ tìm thấy trong nước bề mặt làm cho COD là một phép đo hữu ích
về chất lượng nước.
+ Coliform: Vi khuẩn Coliform (phổ biến là Escherichia Coli) thường có
trong hệ tiêu hóa của người. Sự phát hiện vi khuẩn Coli cho thấy nguồn nước đã
có dấu hiệu ô nhiễm.
Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng E. Coliform bằng
0. Riêng Coliform tổng số trong nước sạch được cho phép 50 vi khuẩn / 100 ml.
+ NH4+ (tính theo N), NO3-(tính theo N): đây là các dạng thường gặp trong nước của
hợp chất Nitơ, là kết quả của quá trình phân hủy các chất hữu cơ hoặc do ô
nhiễm từ nước thải. Trong nhóm này amoni gây độc nhiều nhất cho cá và các
loài thủy sinh. Nitrit được hình thành từ phản ứng phân hủy Nitơ hữu cơ và
Amoni với sự tham gia của vi khuẩn, sau đó Nitrit sẽ được oxy hóa thành Nitrat.
Ngoài ra nitrat còn có trong nguồn nước thải ra từ hoạt động sản xuất có sử dụng
hóa chất, nước rỉ bãi rác và nước mưa chảy tràn. Sự có mặt của hợp chất Nito

trong nước cho thấy dấu hiệu ô nhiễm nguồn nước.
+ Độ màu: Nước nguyên chất không có màu, vì vậy màu sắc của nước
cho biết mức độ nhiễm bẩn của nước bởi các chất hữu cơ, ion vô cơ, hóa chất
nhuộm,... Độ màu đánh giá phần nào mức độ ô nhiễm của nước.

12


+ Độ cứng: Độ cứng là đại lượng đo tổng các cation có trong nước, nhiều
nhất là ion Canxi và Magie. Nước mặt thường không có độ cứng cao như nước
ngầm. Tùy theo độ cứng của nước người ta chia thành các loại sau:
Độ cứng từ 0- 50mg/l : nước mềm
Độ cứng từ 50- 150mg/l: nước hơi cứng
Độ cứng từ 150- 300mg/l: nước cứng
Độ cứng > 300mg/l: nước rất cứng
Nước cứng cần nhiều xà phòng hơn để tạo bọt hoặc gây hiện tượng đóng
cặn trắng trong thiết bị đun, ống dẫn nước nóng, thiết bị giải nhiệt hay lò hơi.
Ngược lại nước cứng thường không gây hiện tượng ăn mòn đường ống và thiết
bị. Theo tiêu chuẩn nước sạch, độ cứng được quy định nhỏ hơn 350mg/l, đối
với nước ăn uống độ cứng nhỏ hơn 300mg/l. Tuy nhiên khi độ cứng vượt quá
50mg/l trong các thiết bị đun nấu đã xuất hiện cặn trắng. Trong thành phần của
độ cứng, Canxi và Magie là 2 yếu tố quan trọng thường được bổ sung cho cơ thể
qua đường thức ăn.
+ Sắt( Fe): Sắt ít tồn tại trong nguồn nước mặt do ion Fe(II) dễ bị oxy hóa
thành hydroxit Fe(III). Đối với nước ngầm trong điều kiện thiếu khí, Sắt thường
tồn tại ở dạng Fe2+ và hòa tan trong nước. Trong trường hợp nguồn nước có
nhiều chất hữu cơ, Sắt có thể tồn tại ở dạng keo rất khó xử lý. Ngoài ra nước có
độ pH thấp sẽ gây nên hiện tượng ăn mòn đường ống và dụng cụ chứa, làm tăng
hàm lượng Sắt trong nước.
Khi hàm lượng sắt trong nước cao sẽ làm cho nước có vị tanh, màu vàng,

độ đục và độ màu tăng nên khó sử dụng. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch
đều quy định hàm lượng Sắt nhỏ hơn 0,3mg/l.
+ Mangan: Mangan thường tồn tại trong nước cùng với Sắt nhưng hàm
lượng ít hơn. Khi trong nước có Mangan thường tạo thành cặn màu đen và đóng
bám vào thành, đáy bồn chứa.

13


Mangan có độc tính rất thấp và không gây ung thư. Ở hàm lượng cao hơn
0,15mg/l có thể tạo ra vị khó chịu, làm hoen ố quần áo. Tiêu chuẩn nước uống
và nước sạch đều quy định hàm lượng Mangan nhỏ hơn 0,5mg/l.
+ Asen: Do thấm qua nhiều tầng địa chất khác nhau nên nước ngầm
thường chứa Asen nhiều hơn nước mặt. Khi sử dụng nước bị nhiễm Asen có thể
gây ung thư da và phổi. Tiêu chuẩn nước sạch quy định hàm lượng Asen nhỏ
hơn 0,05mg/l. Tiêu chuẩn nước uống quy định Asen nhỏ hơn 0,01mg/l.
+ Đồng( Cu): Đồng không tích lũy trong cơ thể đến mức gây độc, ở hàm
lượng 1-2 mg/l đã làm cho nước có vị khó chịu và không thể uống được khi
nồng độ cao từ 5-8mg/l. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm
lượng đồng nhỏ hơn 2mg/l.
+ Chì(Pb): Trong nước tự nhiên chỉ phát hiện hàm lượng chì từ 0,40,8mg/l. Tuy nhiên do ô nhiễm nước thải hoặc do hiện tượng ăn mòn đường ống
nên có thể phát hiện nồng độ Pb trong nước ở mức độ cao hơn, tiêu chuẩn nước
uống và nước sạch đều quy định hàm lượng Pb nhỏ hơn 0,01mg/l
*Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng không khí: độ ẩm, tốc độ gió, nhiệt độ,
độ ồn, bụi lơ lửng, CO, SO2 và Benzen
2.3.3. Các phương pháp tiếp cận nghiên cứu chất lượng môi trường tại các
làng nghề Sơn Mài
2.3.3.1. Phương pháp lựa chọn điểm nghiên cứu
2.3.3.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích
2.3.3.3. Phương pháp so sánh

Sau khi phân tích mẫu, lấy kết quả phân tích và so sánh với quy chuẩn
môi trường.
2.3.3.4. Phương pháp kế thừa
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các chương trình, dự án trước đây

thuộc danh mục Bảo vệ Môi trường làng nghề phục vụ cho công tác nghiên cứu
của bài báo cáo

14


2.4. Tình hình quản lí nhà nước về môi trường làng nghề Sơn Mài
2.4.1. Hệ thống ISO và QCVN về chất lượng môi trường
2.4.1.1. Hệ thống QCVN đã ban hành
- Căn cứ xây dựng TC/ QCVN:
Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm
chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường
và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả của các đối tượng này.
Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện
áp dụng.
- Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và
yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối
tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ
sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và
an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.
Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới
dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.
Quy chuẩn kỹ thuật môi trường được xây dựng trên cơ sở:
- Đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trường; phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái và

sự cố môi trường;
- Ban hành kịp thời, có tính khả thi, phù hợp với mức độ phát triển kinh tế
- xã hội, trình độ công nghệ của đất nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế
quốc tế;
- Phù hợp với đặc điểm của vùng, ngành, loại hình và công nghệ sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ.
Quy chuẩn chất lượng môi trường được xây dựng nhằm phục vụ yêu cầu
quản lý chất lượng môi trường xung quanh đảm bảo cuộc sống an toàn, làm căn
cứ để xác định mức độ ô nhiễm môi trường

15


Điều 4 của Nghị định số 21/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP quy định chuyển tiếp, rà soát, chuyển đổi tiêu
chuẩn môi trường do Nhà nước công bố bắt buộc áp dụng thành quy chuẩn kỹ
thuật môi trường, gồm:
- Tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh chuyển đổi thành quy
chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh;
- Tiêu chuẩn về chất thải được chuyển đổi thành quy chuẩn kỹ thuật về
chất thải.
2.4.1.2. Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh
Chất lượng nước:
QCVN 08:2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt
QCVN 09:2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm
QCVN 10:2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước biển ven bờ.

QCVN 38:2011/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh;
QCVN 39:2011/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước dùng cho tưới tiêu;
QCVN 44:2012/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước biển xa bờ.
Chất lượng trầm tích
QCVN 43:2012/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
trầm tích.

16


×