Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong đạt chuẩn ngoại ngữ của sinh viên trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.91 KB, 15 trang )

Đoàn Huyền Trang - CH240312
MỤC LỤC

Page 1


Đoàn Huyền Trang - CH240312
I. Mối quan hệ giữa khách quan và chủ quan
1. Khái niệm “khách quan” và “chủ quan”

Việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là cơ sở để luận giải cho con
người về mối quan hệ giữa họ (con người có ý thức) với thế giới có con người
(thế giới vật chất). Trong tính hiện thực lịch sử của nó, con người khơng chỉ giải
thích thế giới mà cịn cải tạo thế giới bởi thực tiễn. Thực tiễn của con người, một
mặt do có sự tham gia hướng dẫn của ý thức, mặt khác do yêu cầu về tính hiệu
quả quy định nên tất yếu phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa khách quan và chủ
quan. Trong lịch sử, khách quan và chủ quan là vấn đề nhận được sự quan tâm
nghiên cứu của các nhà triết học.
Có nhiều cách khác nhau để nghiên cứu về cặp phạm trù khách quan và chủ
quan, tuy nhiên, để nghiên cứu vấn đề này, ta cần bắt đầu từ việc nghiên cứu chủ
thể và khách thể.
Khách thể là những sự vật, hiện tượng mà chủ thể hướng tới trong hoạt
động của mình, là bộ phận nhất định của thế giới đã và đang tác động qua lại với
chủ thể, tham gia vào mối quan hệ với chủ thể.
Phạm trù “khách quan” dùng để chỉ tất cả những gì tồn tại khơng phụ
thuộc vào một chủ thể xác định, hợp thành một hoàn cảnh hiện thực, thường
xuyên tác động đến việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ và phương thức hoạt
động của chủ thể đó.
Nói đến khách quan là nói đến tất cả những gì tồn tại độc lập, bên ngồi
và khơng lệ thuộc vào chủ thể hoạt động. Ví dụ, khi nghiên cứu về một cái cây,
cái khách quan có thể là mùa, thời tiết, lượng mưa… Kết cấu của cái khách


quan gồm cả cái vật chất có sẵn – được con người cải tạo bằng tự nhiên thứ hai
– hoạt động vật chất của con người và cái tinh thần của cả loài người và những
người khác trong cùng một thời đại. Do vậy, có thể phân cái khách quan thành
cái khách quan tự nhiên và cái khách quan xã hội. Ví dụ như khi nghiên cứu về
Page 2


Đoàn Huyền Trang - CH240312
một cái cây trong sân trường, cái khách quan tự nhiên là thời tiết, mùa, đất và
cái khách quan xã hội là quy hoạch của trường. Khách quan bao gồm những
điều kiện, khả năng và quy luật khách quan, trong đó quy luật khách quan ln
chiếm vai trò quan trọng nhất. Triết học Mác – Lênin luôn xác định khách quan
và chủ quan căn cứ theo những chủ thể nhất định trong mối quan hệ xác định
với khách thể. Không phải mọi điều kiện, khả năng và quy luật khách quan bất
kỳ mà chỉ có những điều kiện, khả năng và quy luật khách quan nào hợp thành
một hoàn cảnh hiện thực thường xuyên tác động đến các hoạt động của một
chủ thể xác định mới được coi là thuộc phạm trù khách quan với hoạt động của
chủ thể ấy. Ví dụ như chỉ thời tiết tại khu vực thành phố Thái Nguyên mới là
cái khách quan tác động tới cái cây mọc trong sân trường Đại học Kinh tế và
Quản trị Kinh doanh chứ không phải thời tiết ở thành phố Hà Nội hay bất cứ
nơi nào khác. Chính vì thế, với những chủ thể khác nhau, quan hệ khác nhau,
lĩnh vực hoạt động khác nhau thì phạm vi, tính chất cái khách quan khơng hồn
tồn như nhau. Phạm trù khách quan ln được đặt trong mối liên hệ với phạm
trù chủ quan.
Phạm trù “chủ quan” dùng để chỉ tất cả những gì cấu thành phẩm chất và
năng lực của một chủ thể nhất định, phản ánh vai trò của chủ thể ấy đối với
những hoàn cảnh hiện thực khách quan trong hoạt động nhận thức và cải tạo
khách thể.
Chủ quan trước hết bao gồm tất cả những gì cấu thành và phản ánh trình độ
phát triển về phẩm chất và năng lực của một chủ thể nhất định. Theo đó, phải kể

đến phẩm chất tư duy, trình độ hiểu biết, đến tình cảm, ý chí, nguyện vọng và
thể chất của chủ thể. Kết cấu của nhân tố chủ quan gồm có tâm lý xã hội (thói
quen, cảm xúc, trạng thái tâm lý, tập tục, lề thói và truyền thống) và tri thức (về
tự nhiên, xã hội…). Ví dụ như khi ơng A nghiên cứu về một cái cây, thói quen,
cảm xúc, trạng thái tâm lý, và tri thức về nông nghiệp, sinh học… của ơng A
chính là cái chủ quan. Nói đến chủ quan là nói đến sức mạnh hiện thực bên
Page 3


Đoàn Huyền Trang - CH240312
trong của chủ thể. Đến lượt nó, sức mạnh ấy lại ln được biểu hiện ra ở năng
lực tổ chức hoạt động (nhận thức và thực tiễn) của chủ thể mà tiêu thức cơ bản,
quyết định để đánh giá năng lực ấy là sự phù hợp giữa hoạt động của chủ thể với
điểu kiện, khả năng và quy luật khách quan.
Như vậy, phạm trù khách quan và chủ quan không đồng nhất với phạm trù
vật chất và ý thức. Bởi vì phạm trù vật chất và ý thức dùng để khái quát bản chất
và mối quan hệ giữa hai hiện tượng chung nhất của thế giới, từ đó để xác định
một thế giới quan nhất định, duy vật hoặc duy tâm. Trong khi đó, phạm trù
khách quan và chủ quan dùng để khái quát bản chất mối quan hệ giữa thế giới
bên ngoài hiện thực với sức mạnh bên trong của một chủ thể xác định (một
người, một tập thể, một tập đoàn, một giai cấp…) trong tồn bộ nhận thức và cải
tạo thế giới đó (trong cấu trúc của chủ thể bao gồm các yếu tố vật chất và tinh
thần). Do đó, khách quan và chủ quan chỉ là nói trong những quan hệ xác định,
ngồi quan hệ đó ra, sự phân biệt khách quan, chủ quan chỉ có ý nghĩa tương
đối. Có hiện tượng trong quan hệ này thì thuộc về khách quan, nhưng trong quan
hệ khác lại thuộc phạm trù chủ quan và ngược lại. Tuy nhiên, nguyên tắc
phương pháp luận cơ bản của triết học Mác – Lênin trong việc giải quyết mối
quan hệ giữa vật chất và ý thức vẫn là cơ sở khoa học để vận dụng vào việc giải
quyết mối quan hệ khách quan và chủ quan.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa “khách quan” và “chủ quan”


Khách quan và chủ quan là hai mặt, hai yếu tố không thể tách rời trong mọi
hoạt động của mỗi chủ thể. Nhưng tính chất của hoạt động nhận thức và cải tạo
thế giới lại ln địi hỏi chủ thể phải giải quyết mối quan hệ giữa khách quan và
chủ quan sao cho phù hợp với vai trị, vị trí thực sự của con người trong thế giới
– nghĩa là phải phù hợp với lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong
việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.
Trong mối quan hệ giữa khách quan và chủ quan thì suy đến cùng, khách
quan bao giờ cũng là cơ sở, tiền đề và giữ vai trò quyết định chủ quan. Bởi vì,
Page 4


Đoàn Huyền Trang - CH240312
các điều kiện, khả năng và quy luật khách quan, không những luôn tồn tại độc
lập không lệ thuộc vào chủ thể, luôn buộc chủ thể phải tính đến trước tiên trong
mọi hoạt động, mà cịn là cội nguồn làm nảy sinh mọi tri thức, tình cảm, ý chí và
nguyện vọng của chủ thể. Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy, nếu chỉ bằng nỗ
lực chủ quan của mình, con người chưa và khơng bao giờ xóa bỏ được bất cứ
một điều kiện, khả năng hay quy luật khách quan nào. Trái lại, chính những điều
kiện khách quan hợp thành hồn cảnh, mơi trường sống và hoạt động hiện thực
của con người và chính việc con người nhận thức được sự vận động, biến đổi
của những khả năng và quy luật khách quan là điểm xuất phát, là tiền đề làm nảy
sinh ở họ những dự kiến, những kế hoạch, hình thành nên trong họ ý chí, quyết
tâm hành động cại biến hiện thực vì nhu cầu lợi ích của mình.
Do bản chất năng động vốn có của mình quy định nên con người luôn vươn
tới tự do trong mọi hoạt động. nhưng con người chỉ được tự do hành động trong
chừng mực họ nhận thức được ngày cành sâu sắc hơn các điều kiện, khả năng và
quy luật khách quan. Không phải thế giới khách quan khn theo ý chí, nguyện
vọng chủ quan của con người, mà trái lại, ý chí, nguyện vọng của con người chỉ
đúng khi nó phản ánh được sự vận động biến đổi của những điều kiện, khả năng

và quy luật vốn có của thế giới khách quan. Nói cách khác, khách quan quy định
nội dung và sự vận động biến đổi của chủ quan.
Giữa các chủ thể có sự khác nhau là ở tính năng động chủ quan trong nhận
thức và hành động. Nhưng giới hạn của tính năng động ấy cũng do khách quan
quy định. Chủ thể khơng thể tùy thích đặt ra cho mình những nhiệm vụ, khơng
thể tự mình sách tạo ra những mục tiêu, phương pháp khi mà quy luật khách
quan không cho phép, khi mà điều kiện lịch sử chưa chin muồi. Nói cách khác,
mọi hoạt động của con người chỉ là sự phản ảnh và hiện thực hóa những nhu cầu
đã chin muồi của đời sống xã hội. Những nhiệm vụ mà con người phải giải
quyết là những nhiệm vụ do lịch sử đề ra và quy định nội dung, biện pháp giải
quyết. Chúng ta đạt được những thành công trong việc cải tạo hiện thực là do sự
Page 5


Đoàn Huyền Trang - CH240312
phản ảnh đúng và hành động theo những quan hệ tất yếu của hiện thức chứ
không phải là do những ảo tưởng chủ quan của mình. Tuy vậy, trong khi khẳng
định khách quan là nhân tố có vai trị quyết định, triết học Mác – Lênin khơng
những khơng phủ định mà cịn đánh giá cao vai trị của tính năng động chủ
quan.
Quan điểm trên đây của triết học Mác – Lê nin xuất phát từ việc giải quyết
mối quan hệ giữa con người trong thế giới khách quan thông qua thực tiễn, xem
con người là một thực thể xã hội năng động và hoạt động bản chất của nó là hoạt
động thực tiễn cải tạo thế giới, sáng tạo ra đời sống xã hội của chính mình.
Chính vì vậy, mặc dù phạm trù chủ quan trước hết phản ánh phẩm chất và năng
lực trí tuệ - tinh thần của chủ thể, nhưng vai trò thực sự của nó lại chỉ có thể
được đánh giá qua tồn bộ hoạt động của con người so với thế giới khách quan.
Nói đến vai trị của nhân tố chủ quan là nói đến vai trị của con người trong
hoạt động (nhận thức và thực tiễn) để cải biến và thống trị thế giới của họ. Con
người, do bản chất xã hội của họ quy định, nên ln có nhu cầu và khả năng tổ

chức các hoạt động khám phá thế giới khách quan. Trên cơ sở đó, con người
nâng cao tri thức, phát triển ý chí, tình cảm của mình theo hướng ngày càng phù
hợp với điều kiện, khả năng và quy luật khách quan của hiện thực. Cũng nhờ đó
mà đường lối, mục tiêu, nhiệm vụ cũng như chủ trương, biện pháp mà con người
đặt ra ngày càng đúng đắn hơn, ít mang tính chất chủ quan duy ý chí hơn. Nói
cách khác đó cũng chính là q trình nhân tố chủ quan của chủ thể ngày càng
được khách quan hóa. Đồng thời chính điều đó lại góp phần nâng cao quyền lực
của con người trong việc làm biến đổi thế giới khách quan theo ý chí, nguyện
vọng và nhu cầu của họ. Điều đó cũng có nghĩa là con người ngày càng chủ thể
thực sự của thế giới khách quan, hay thế giới khách quan ngày càng bị chủ quan
hóa bởi hoạt động cải biến của con người.
Vai trò đặc biệt trên đây của nhân tố chủ quan được thể hiện tập trung ở
phương thức nó biến các quy luật, các điều kiện và khả năng khách quan vốn tồn
Page 6


Đoàn Huyền Trang - CH240312
tại và vận động dưới dạng các “xu hướng có thể” thành hiện thực theo hướng
thỏa mãn tốt nhất nhu cầu, lợi ích của chủ thể. Thơng thường, trong tự nhiên,
các “xu hướng có thể” tự phát triển thành hiện thực khi đủ điều kiện cần thiết,
nhưng trong xã hội q trình đó lại phụ thuộc một cách quyết định vào vai trò
của nhân tố chủ quan.
Mặc dù mọi hoạt động của con người đều phải dựa vào những điều kiện
khách quan nhất định, nhưng con người khơng thụ động chờ đợi sự chính muồi
của điều kiện khách quan, mà trái lại, có thể dựa vào năng lực chủ quan của
mình để phát hiện các điều kiện khách quan và dựa vào các điều kiện đó để tổ
chức, xúc tiến tạo ra những điều kiện khách quan khác cần thiết cho những
nhiệm vụ cụ thể của mình. Bằng cách đó, con người có thể thúc đẩy nhanh hơn
tiến trình biến khả năng thành hiện thực. Tương tự, trong một phạm vi, một sự
vật hiện tượng cụ thể, tiến trình khách quan có thể có nhiều con đường, nhiều

khả năng phát triển. Ở đây, vai trò của con người không phải là ở chỗ dồn mọi
nỗ lực cho bất kì con đường hay khả năng nào sẵn có, mà trái lại, có thể dựa vào
năng lực vốn có của mình để lựa chọn, tác động sao cho chỉ một con đường, một
khả năng khách quan nào đó phù hợp nhất với tiến trình lịch sử cụ thể và nhu
cầu của mình phát triển thành hiện thực mà thơi. Bằng cách đó, như thực tế lịch
sử cho thế, con người có thể đẩy nhanh, rút ngắn tiến trình phát triển của sự vật
mà vẫn đảm bảo tính lịch sử tự nhiên của nó. Cuối cùng, vai trị to lớn của nhân
tố chủ quan còn thể hiện ở chỗ, mặc dù khơng xóa bỏ hoặc sáng tạo ra bất cứ
quy luật khách quan nào, nhưng bằng năng lực chủ quan của mình, con người có
thể điều chỉnh hình thức tác động của quy luật khách quan và kết hợp một cách
khéo léo sự tác động tổng hợp của nhiều quy luật theo hướng phục vụ tốt nhất
cho mục đích của mình. Sở dĩ như vậy là vì tính tất yếu về sự tác đông của quy
luật khách quan không mâu thuẫn với tính phong phú về hình thức và trật tự tác
động của nó trong những điều kiện cụ thể khác nhau; mà việc là biến đổi những
điều kiện này lại nằm trong khả năng thực tế của con người.
Page 7


Đồn Huyền Trang - CH240312
Tóm lại, “thế giới khơng thỏa mãn con người, và con người quyết định biến
đổi thế giới bằng hành động của mình”. Nhưng hành động biến đổi thế giới của
con người chỉ có hiệu quả khi nó được thực hiện bởi những cơng cụ, phương
tiện vật chất và phù hợp với quy luật vốn có của thế giới vật chất, nghĩa là hành
động ấy luôn là một thể thống nhất giữa nhận thức và thực tiễn. Quá trình thực
tiễn – nhận thức – thực tiễn là một q trình vơ tận với sự chuyển hóa khơng
ngừng giữa khách quan và chủ quan theo hướng đưa con người trở thành chủ thể
thực sự của thế giới khách quan. Đó chính là q trình biện chứng “khách quan
hó chủ quan và chủ quan hóa khách quan”, chống “khách quan chủ nghĩa” và
chống “chủ quan duy ý chí”.
II.


Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan tới kết quả học tập của
sinh viên khoa Kinh tế, trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh,
Đại học Thái Nguyên
1. Thực trạng tình hình học tập và rèn luyện của sinh viên Khoa Kinh tế, trường

Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
Chất lượng đào tạo là vấn đề quan tâm đặc biệt của các cơ sở đào tạo và
của cả ngành giáo dục và đào tạo. Có thể nói đó là vấn đề sống cịn của các cơ
sở đào tạo, là cơ sở cho việc xác định uy tín, “thương hiệu” của một cơ sở đào
tạo, là niềm tin của người sử dụng “sản phẩm” được đào tạo và là động lực của
người học. Chất lượng đào tạo được phản ánh thông qua kết quả học tập cuả
sinh viên.
Khoa Kinh tế là một trong 07 khoa chuyên môn của trường Đại học Kinh tế
và Quản trị kinh doanh, với số lượng giáo viên và sinh viên lớn nhất trong toàn
trường. Khoa Kinh tế hiện phụ trách 08 chương trình đào tạo cử nhân và thạc sĩ
các chuyên ngành trọng điểm của trường như Kinh tế Đầu tư, Kinh tế Nông
nghiệp, Kinh tế Y tế… Tuy nhiên một thực tế hiện nay là kết quả học tập của
sinh viên khoa Kinh tế chỉ đạt mức độ trung bình khá, mặc dù kết quả đầu vào
của nhiều sinh viên khá cao.
Page 8


Đoàn Huyền Trang - CH240312
Bảng 1. Kết quả học tập của sinh viên khoa Kinh tế học kỳ I và II
năm học 2014-2015
Kết quả học tập

Học kỳ I


Học kỳ II

Số lượng sinh viên

%

Số lượng sinh viên

%

Xuất sắc

6

2,29

6

2,29

Giỏi

21

8,05

22

8,43


Khá

64

24,52

70

26,83

Trung bình, yếu

170

65,14

163

62,45

Tổng

261

100

261

100


(Nguồn: Kết quả điều tra, 2015)
Trong học kỳ 1 năm học 2014-2015, số sinh viên đạt kết quả học tập xuất
sắc, giỏi (kết quả học tập cao) có 27 sinh viên, chiếm tỷ lệ 10,34%; đa số sinh
viên đạt kết quả học tập khá và trung bình yếu (kết quả học tập thấp), với số sinh
viên đạt loại trung bình yếu lớn nhất 170 sinh viên, chiếm 65,14%, loại khá có
64 em, chiếm 24,52%.
Hình 1. Kết quả học tập của sinh viên khoa Kinh tế học kỳ I
năm học 2014-2015 theo tỉ lệ

Do thích nghi dần với chương trình đào tạo cùng với sự nỗ lực của sinh
viên, kết quả học tập kỳ 2 cao hơn kết quả học tập kỳ 1 năm học 2014- 2015.
Trong học kỳ 2 số lượng sinh viên đạt kết quả học tập cao có 28 sinh viên,
chiếm 10,72%; sinh viên đạt loại khá tăng 6 em, sinh viên đạt loại trung bình
yếu giảm xuống cịn 163 em chiếm 62,45%.
Hình 2. Kết quả học tập của sinh viên khoa Kinh tế học kỳ II
năm học 2014-2015 theo tỉ lệ

Page 9


Đoàn Huyền Trang - CH240312
2. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên khoa

Kinh tế
Thơng qua kết quả phỏng vấn nhóm 261 sinh viên thuộc các chuyên ngành
và khóa khác nhau trong khoa Kinh tế, một số yếu tố khách quan có ảnh hưởng
tới kết quả học tập đã được nhận ra.
Thứ nhất, chất lượng trang thiết bị phục vụ giảng dạy của nhà trường (như
máy chiếu, quạt tường, loa đài, micro cho giảng viên…) còn thấp, khoảng 70,1%
sinh viên cho rằng chất lượng của trang thiết bị phục vụ giảng dạy gây ảnh

hưởng không nhỏ tới sự tập trung của sinh viên vào bài giảng. Những vấn đề về
trang thiết bị phục vụ giảng dạy thường được sinh viên đưa ra gồm có máy chiếu
mờ, thiếu micro trong các phịng học rộng, loa rè, quạt tường và quạt trần hỏng,
số lượng máy vi tính phục vụ việc học tập cịn ít, trong đó, nhiều máy đã bị hư
hỏng… Bên cạnh đó, việc cung cấp tài liệu đầy đủ và bổ ích cũng được sinh
viên quan tâm. Nhiều sinh viên cho rằng thư viện của trường còn nhỏ, số lượng
sách còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập và tìm hiểu của sinh viên,
đặc biệt với những môn học mới, tài liệu giáo trình cịn mới, khó tìm mua như
Kinh tế Y tế, Kinh tế và quản lý bệnh viện…
Thứ hai, phương pháp giảng dạy của giảng viên vẫn còn nhiều hạn chế, cụ
thể có tới 48,7% ý kiến cho rằng phương pháp giảng dạy của giảng viên chưa rõ
ràng và dễ hiểu, gây khó khăn cho việc tiếp thu kiến thức của sinh viên; 52,87%
cho rằng giảng viên chưa thực sự nhiệt tình với sinh viên. Như vậy, phương
pháp giảng dạy của giảng viên có thể trực tiếp làm ảnh hưởng tới kết quả học tập
của sinh viên. Việc lựa chọn phương pháp giảng dạy sinh động, thu hút, dễ hiểu,
phù hợp với từng môn học, từng đối tượng sinh viên, việc liên hệ bài học với
thực tiễn công việc của giảng viên đang ngày càng trở thành vấn đề quan trọng,
nhận được nhiều sự quan tâm của sinh viên. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, do mới
thành lập, số lượng giảng viên có khả năng truyền đạt tốt, kinh nghiệm thực tế

Page 10


Đồn Huyền Trang - CH240312
phong phú của trường nói chung và khoa Kinh tế nói riêng cịn chưa nhiều, chưa
thực sự đáp ứng tốt nhu cầu giảng dạy.
Thứ ba, điều kiện kinh tế gia đình là yếu tố ảnh hưởng lớn tới kết quả học
tập của sinh viên khoa Kinh tế. Với đối tượng đào tạo mục tiêu là con em các
dân tộc trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc, đa phần sinh viên trường
Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh tới từ các tỉnh miền núi, điều kiện kinh

tế cịn nhiều khó khăn như Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái
Nguyên… trong đó, số sinh viên thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo chiếm tỉ lệ cao.
Theo kết quả điểu tra, có tới 37,2% sinh viên khoa Kinh tế đang đi làm thêm để
phụ giúp gia đình. Việc đi làm thêm tuy có thể giúp sinh viên kiếm thêm thu
nhập phụ giúp chi tiêu sinh hoạt và có thêm nhiều kiến thức thực tế bên ngồi xã
hội, tuy nhiên nếu khơng biết cân đối thời gian sẽ làm ảnh hưởng xấu tới kết quả
học tập thậm chí bỏ bê việc học (78,3% sinh viên được phỏng vấn cho rằng việc
đi làm thêm sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới kết quả học tập).
3. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên khoa Kinh

tế
Việc xác định các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh
viên khoa Kinh tế là căn cứ quan trọng để đề xuất giải pháp nâng cao kết quả
học tập của sinh viên khoa Kinh tế của trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh
doanh. Từ phân tích bảng hỏi và qua việc tìm hiểu các tài liệu có ba yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp tới kết quả học tập của sinh viên, bao gồm: nỗ lực học tập,
phương pháp học tập và kỹ năng mềm.
Thứ nhất là nỗ lực học tập của sinh viên. Nỗ lực học tập là yếu tố quan
trọng, có ảnh hưởng mạnh nhất tới kết quả học tập của sinh viên khoa Kinh tế,
đồng thời, đây là yếu tố chủ quan, do bản thân sinh viên quyết định. Phiếu điều
tra đã đưa ra 4 phát biểu để đo lường đánh giá của sinh viên về thuộc tính nỗ lực
học tập của sinh viên. Kết quả cho thấy có tới 56,7% sinh viên cho biết họ thỉnh
thoảng dành thời gian cho việc học tập (dưới 1 giờ mỗi ngày), trong đó đa phần
Page 11


Đoàn Huyền Trang - CH240312
là sinh viên nam. 60,54% sinh viên cho biết họ ít phát biểu ý kiến xây dựng bài.
78,2% sinh viên cho biết họ thường tự giải quyết khi gặp khó khăn trong việc
học tập thay vì hỏi ý kiến của bạn bè, thầy cô.


Page 12


Đoàn Huyền Trang - CH240312
Bảng 2. Đánh giá chung về nỗ lực học tập của sinh viên
Đơn vị: %

ST
T

Các mức độ đánh giá
Tình huống

Bạn có dành nhiều thời
1

Ln

Thường

Thỉnh

Ít

Rất

ln

xun


thoảng

khi

ít

0

34,9

56,7

8,4

0

1,53

32,17

30,6

35,7

0

3,41

78,2


18,39

0

0

6,89

14,17

18,4

60,5

0

gian cho việc học tập
khơng?

2

Bạn có tập trung cao độ
khi học tập khơng?
Khi gặp vấn đề khó khăn

3

trong học tập, bạn có
thường


tự

giải

quyết

khơng?
4

Bạn có hay phát biểu ý
kiến xây dựng bài không?

4
(Nguồn: Kết quả điều tra, 2015)

Thứ hai là phương pháp học tập của sinh viên. Việc lựa chọn phương pháp
học tập phù hợp có thể giúp cho việc học tập của sinh viên có hiệu quả và đạt
được kết quả cao hơn. Tuy nhiên, nhiều sinh viên cịn chưa tìm ra được phương
pháp học tập nào là phù hợp và hiệu quả với mình, do đó, đây cũng là một yếu
tố quan trọng ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên khoa Kinh tế. Phiếu
điều tra đưa ra 10 phát biểu để đo lường đánh giá của sinh viên về thuộc tính
phương pháp học tập của sinh viên. Theo kết quả điều tra có tới 62,5% sinh viên
khoa Kinh tế thỉnh thoảng lập thời gian biểu cho việc học. 75,1% sinh viên thỉnh
thoảng và rất hiếm khi tìm thêm sách tham khảo để đào sâu và mở rộng kiến
thức. Đa số sinh viên không đọc và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Qua đây
Page 13


Đoàn Huyền Trang - CH240312

cho thấy nhiều sinh viên khoa Kinh tế chưa có phương pháp học tập đúng, cịn
trơng chờ vào trúng tủ hay vào các bạn học khác trong lớp.
Thứ ba là kỹ năng mềm của sinh viên. Trong tất cả các tiêu chí được đưa
ra, sinh viên được phỏng vấn phân vân nhiều nhất là kỹ năng mềm của sinh
viên. Tuy đây không phải là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập
nhưng việc có kỹ năng mềm tốt có thể gián tiếp giúp sinh viên có kết quả học
tập tốt hơn. Thực tế điều tra được đa số sinh viên cho rằng họ có kỹ năng thuyết
trình chưa tốt, chưa làm tốt nhiệm vụ của mình khi làm việc nhóm, khả năng
giao tiếp, kỹ năng máy tính và ngoại ngữ cịn chưa tốt. Và khả năng giao tiếp
chưa tốt có ảnh hưởng xấu tới kết quả các môn thi vấn đáp, cũng như việc liên
hệ giải đáp thắc mắc với giảng viên giảng dạy của từng mơn học.
Như vậy, có ba yếu tố chủ quan ảnh hưởng lớn tới kết quả học tập của
sinh viên, bao gồm nỗ lực học tập, phương pháp học tập và kỹ năng mềm.
Trong đó nỗ lực học tập là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất tới kết quả học tập
của sinh viên.

Page 14


Đoàn Huyền Trang - CH240312
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Tài, Phạm Văn Sinh, Giáo trình Triết học, NXB Đại học
Sư phạm, 2014.

Page 15



×