Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy trình thanh toán trên thị trường điện cho các nhà máy thủy điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (914.57 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
------------------------

BÙI HUY KHÁNH

PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THANH TOÁN TRÊN THỊ
TRƯỜNG ĐIỆN CHO NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
------------------------

BÙI HUY KHÁNH

PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THANH TOÁN TRÊN THỊ
TRƯỜNG ĐIỆN CHO NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ MAI ANH


HÀ NỘI – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Họ và tên học viên: Bùi Huy Khánh là học viên lớp cao học 2, khóa 2013B,
chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Mã sinh viên CB131163.
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, tài liệu, kết
quả trong luận văn này là kết quả học tập, nghiên cứu của bản thân tôi. Tôi xin chịu trách
nhiệm mọi vấn đề liên quan về nội dung của đề tài luận văn này.

Ngày

tháng

năm 2016

Học viên

Bùi Huy Khánh

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến TS Nguyễn Thị Mai Anh đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thiện luận
văn này.
Tôi xin cảm ơn Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Công ty Mua bán điện đã tạo điều
kiện về vật chất và tinh thần để tôi tham gia vào chương trình đào Tạo Thạc sĩ kỹ thuật
chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trong Viện Kinh tế & Quản lý,
Viện Đào tạo Sau Đại học của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và các bạn cùng lớp
người ủng hộ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Hà nội ngày… tháng… năm 2016
Học viên

Bùi Huy Khánh

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................................ii
DANH MỤC BIỂU BẢNG ...............................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ..........................................................................................................vii
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.............................................................................. viii
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ QUY TRÌNH THANH
TOÁN CHO CÁC NHÀ MÁY ĐIỆN TRONG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN ......................... 3
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN .................................................3
1.1.1 Thị trường điện, các định nghĩa cơ bản trong thị trường điện Việt
Nam……………………………………………………………………………… 3
1.1.2 Một số dạng thị trường điện trên thế giới .......................................................5
1.1.3 Thu hoạch từ những mô hình trên thế giới ..................................................13
1.1.4 Các đơn vị hoạt động trong thị trường điện..................................................15
1.2 QUY TRÌNH THANH TOÁN CHO CÁC NHÀ MÁY ĐIỆN THAM GIA THỊ
TRƯỜNG ĐIỆN VIỆT NAM ............................................................................ 15
1.2.1 Nguyên tắc thanh toán ..................................................................................15
1.2.2 Cơ chế thanh toán trong thị trường điện.......................................................16

1.2.3 Thanh toán ....................................................................................................16
1.2.4 Các tiêu chí đánh giá thanh toán và thủ tục thanh toán cho các nhà máy tham
gia thị trường điện Việt Nam .............................................................................. 23
a. Tính chính xác....................................................................................................23
b. Tính đúng hạn ....................................................................................................24
c. Tính linh hoạt .....................................................................................................25

iii


1.2.5 Các yêu tố ảnh hưởng đến thanh toán cho các nhà máy trong thị trường điện
Việt Nam ............................................................................................................. 25
a. Các yếu tố mang tính chủ quan ..........................................................................25
b. Yếu tố mang tính khách quan ............................................................................26
KẾT LUẬN CHƯƠNG I ................................................................................................. 31
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THANH TOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG
ĐIỆN CHO CÁC NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ................................................................. 32
2.1 GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN VIỆT NAM ......................................... 32
2.1.1 Điện năng sản xuất........................................................................................32
2.1.2 Cấu trúc thị trường điện Việt Nam ...............................................................34
2.2 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY MUA BÁN ĐIỆN (EPTC).......................... ……41
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của EPTC ..............................................41
2.2.2 Cơ cấu tổ chức EPTC: ..................................................................................42
2.2.3 Nhiệm vụ của Công ty Mua bán điện trong thị trường điện .........................43
2.2.4 Những khó khăn tồn tại của EPTC khi thực hiện nhiệm vụ và yêu cầu hoàn
thiện………….. .....................................................................................................50
2.3 PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THANH TOÁN CHO CÁC NHÀ MÁY THỦY
ĐIỆN…………………………………………………………………………… 51
2.3.1 SMO lập và phát hành bảng kê thanh toán ...................................................51
2.3.2 Các đơn vị phát điện lập và gửi hồ sơ thanh toán.........................................52

2.3.3 Phương thức thanh toán trong hợp đồng mua bán điện của nhà máy thủy điện
...............................................................................................................................52
2.3.4 Thương thảo, ký kết Hợp đồng mua bán điện ..............................................53
2.3.5 Thanh toán cho nhà máy thủy điện ...............................................................57
2.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY TRÌNH THANH TOÁN CHO NHÀ
MÁY THỦY ĐIỆN ............................................................................................ 65

iv


2.4.1 Mức độ hoàn thiện của hồ sơ thanh toán: .....................................................65
2.4.2 Thời hạn kiểm tra hồ sơ: ...............................................................................66
2.4.3 Thay đổi cơ chế thanh toán do các quy định mới. ........................................66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................. 69
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THANH TOÁN
TRÊN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CHO CÁC NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ........................... 70
3.1 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG ĐIỆN VIỆT NAM .......... 70
3.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THANH TOÁN CHO CÁC NHÀ
MÁY THỦY ĐIỆN ............................................................................................ 74
3.2.1 Giải pháp về hoàn thiện hồ sơ thanh toán nhà máy thủy điện trong thị trường
điện ........................................................................................................................75
3.2.2 Giải pháp về rút ngắn thời hạn kiểm tra hồ sơ thanh toán cho các nhà máy
thủy điện ................................................................................................................76
3.2.3 Giải pháp về cơ chế thanh toán cho các nhà máy thủy điện ........................77
3.2.4 Một số kiến nghị ..........................................................................................78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 80
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 82

v



DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 1.1. Số lượng nhà máy điện làm theo thanh toán tham gia thị trường điện ............. 23
Bảng 1.2. Yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan ảnh hưởng tới việc thanh toán nhà máy
điện ................................................................................................................................... 28
Bảng 1.3. Yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới nhà máy thủy điện và nhiệt điện .................... 29
Bảng 1.4. Yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới nhà máy thủy điện và nhiệt điện ................ …30
Bảng 2.1. Tổng sản lượng điện năng toàn quốc và 3 miền Bắc, Trung, Nam. ................. 32
Bảng 2.2. Thời hạn hợp đồng của một số nhà máy thủy điện ........................................... 54
Bảng 2.3. Số liệu thống kê hồ sơ thanh toán tiền điện cho nhà máy thủy điện................ 61
Bảng 2.4. Số liệu thống kê các yếu tố ảnh hưởng tới việc nộp chậm hồ sơ thanh toán của
nhà máy thủy điện ............................................................................................................. 62
Bảng 2.5. Số liệu thống kê các yếu tố ảnh hưởng tới việc thanh toán chậm cho nhà máy
thủy điện ............................................................................................................................ 62

vi


DANH MỤC HÌNH
Hinh 1.1. Quy trình thanh toán cho NMĐ .....................................................................22
Hình 2.1. Biểu đồ sản xuất điện toàn quốc và 3 miền Bắc, Trung, Nam……..……... 32
Hình 2.2. Cơ cấu nguồn điện phân theo loại nguồn. .....................................................33
Hình 2.3. Phụ tải điện toàn hệ thống phân theo 3 miền Bắc – Trung – Nam năm 201433
Hình 2.4. Sơ đồ cấu trúc thị trường điện Việt Nam ......................................................36
Hình 2.5. Sơ đồ 3 giai đoạn phát triển thị trường phát điện cạnh tranh tại Việt Nam .41
Hình 2.6. Sơ đồ tổ chức của Công ty Mua bán điện .....................................................43
Hình 2.7. Cơ cấu tỷ lệ các loại hợp đồng mua bán điện năm 2014 ...............................44
Hình 2.8. Quy trình thanh toán hiện tại của nhà máy thủy điện....................................64


vii


DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
EVN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

EPTC

Công ty Mua bán điện

SMO – A0

Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện

SB - EPTC

Đơn vị mua buôn duy nhất

VCGM
Nhà máy điện BOT

Thị trường phát điện canh tranh Việt Nam
Nhà máy điện nước ngoài Xây dựng - Vận hành – Chuyển
giao

NMNĐ
HĐMBĐ, PPA


Nhà máy nhiệt điện
Hợp đồng mua bán điện

IPP

Nhà máy điện độc lập

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

SXKD

Sản xuất kinh doanh

MW

Megawat

NMĐ

Nhà máy điện

viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cần thiết của đề tài
Sau thời gian dài chuẩn bị, thị trường điện cạnh tranh Việt Nam (VCGM) đã chính
thức đi vào hoạt động vào 01/07/2012. Đây là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phát triển

của thị trường điện Việt Nam được Chính phủ phê duyệt để xây dựng một thị trường
cạnh tranh bán lẻ điện. Sự ra đời của thị trường phát điện cạnh tranh nhằm mục đích đảm
bảo sự bình đẳng trong sản xuất điện năng và giá điện, nâng cao hiệu quả sản xuất, thu
hút thêm các nguồn lực tài chính cho phát điện.
Hiện nay, Công ty Mua bán điện theo dõi 89 Hợp đồng mua bán điện (PPA) tổng
công suất 25.582 MW (gồm 16 PPA của nhà máy nhiệt điện than, 4 PPA của các nhà
máy điện dầu, 53 PPA của nhà máy thủy điện trên 30MW (chiếm 59,55% số lượng hợp
đồng), 7 PPA của nhà máy điện khí, 4 PPA của nhà máy điện gió, 5 PPA nhập khẩu điện
Trung Quốc 220 kV và 110 kV. Hiện tại EPTC đàn thực hiện thanh toán 84 Hợp đồng
với tổng công suất 22.806 MW. Công ty thực hiện thanh toán cho các nhà máy điện trong
nước là 124,9 nghìn tỷ đồng.
Công ty Mua bán điện thực hiện nhiệm vụ của Tập đoàn Điện lực giao theo Quyết
định số 475 /QĐ-EVN ngày 13/6/2014, Công ty đã thực hiện thẩm tra hồ sơ thanh toán
của 220 Hợp đồng mua bán điện với các nhà máy thủy điện nhỏ dưới 30 MW để thực
hiện bù trừ tiền điện với các Tổng Công ty Điện lực. Tổng chi phí mua điện ước tính
6.980,4 tỷ đồng.
Như vậy với số lượng hợp đồng và doanh thu tiền điện từ các nhà máy thủy điện
hiện nay thì việc thanh toán đúng và thanh toán sớm cho các nhà máy đang gặp khó khăn
về tài chính để trả lãi ngân hàng là vô cùng quan trọng.
Trong bối cảnh đó, tôi chọn đề tài ‘Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện
thanh toán trên thị trường điện cho các nhà máy thủy điện‘ với hy vọng đề xuất một số
giải pháp khả thi hoàn thiện quá trình thanh toán, thực hiện hiệu quả thị trường điện.
2. Mục tiêu chính của đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quy trình thanh toán trong thị trường điện
- Phân tích hiện trạng quy trình thanh toán cho các NM thủy điện trên thị trường
điện.

1



- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy trình thanh toán cho các nhà máy thủy điện
trên thị trường điện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quy trình thanh toán cho các nhà máy thủy điện ở Việt
Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Công ty Mua bán điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các
nhà máy thủy điện trong phạm vi thuộc EVN, các nhà máy thủy điện ngoài EVN quản lý.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tổng hợp cơ sở lý luận thị trường điện
- Thống kê, tổng hợp, phân tích tình hình số liệu thực tiễn
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau :
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quy trình thanh toán cho các nhà máy điện trong
thị trường điện
- Chương 2: Phân tích thanh toán cho các nhà máy thủy điện trong thị trường điện
- Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện thanh toán cho các nhà máy thuỷ điện trong
thị trường điện
+ Chiến lược phát triển của thị trường điện VN
+ Các giải pháp hoàn thiện

2


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ QUY TRÌNH THANH
TOÁN CHO CÁC NHÀ MÁY ĐIỆN TRONG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN
1.1.1 Thị trường điện, các định nghĩa cơ bản trong thị trường điện Việt Nam
a. Thị trường điện cạnh tranh (VCGM) được thiết kế theo mô hình Thị trường điều
độ tập trung chào giá theo chi phí.
Điều độ tập trung: Tất cả các nhà máy điện trên hệ thống bắt buộc phải tham gia

thị trường điện và được điều độ vận hành tập trung
Chào giá theo chi phí: Các đơn vị phát điện chào giá theo chi phí biến đổi và được
lập lịch huy động căn cứ theo giá chào
b. Các định nghĩa cơ bản trong thị trường điện:
Để có thể hiểu rõ về thị trường điện tác giả xin giới thiệu một định nghĩa cơ bản
sau :
- Đơn vị mua buôn duy nhất: là đơn vị mua điện duy nhất trong thị trường điện, có
chức năng mua toàn bộ điện năng qua thị trường điện và qua hợp đồng mua bán điện.
- Đơn vị phát điện: là đơn vị sở hữu một hoặc nhiều nhà máy điện tham gia thị
trường điện và ký hợp đồng mua bán điện cho các nhà máy điện này với Đơn vị mua
buôn duy nhất.
- Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện: là đơn vị chỉ huy điều khiển
quá trình phát điện, truyền tải điện, phân phối điện trong hệ thống điện quốc gia, điều
hành giao dịch thị trường điện.
- Đơn vị truyền tải điện: là đơn vị điện lực được cấp phép hoạt động điện lực trong
lĩnh vực truyền tải điện, chịu trách nhiệm quản lý, vận hành lưới điện truyền tải quốc gia.
- Đơn vị quản lý số liệu đo đếm điện năng là đơn vị cung cấp, lắp đặt, quản lý vận
hành hệ thống thu thập, xử lý, lưu trữ số liệu đo đếm điện năng và mạng đường truyền
thông tin phục vụ thị trường điện.
- Bản chào giá là bản chào bán điện năng lên thị trường điện của mỗi tổ máy, được
đơn vị chào giá nộp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện theo mẫu bản
chào giá quy định tại Thông tư 30 của Bộ Công thương.

3


- Bản chào giá lập lịch là bản chào giá được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị
trường điện chấp nhận để lập lịch huy động ngày tới, giờ tới.
- Bảng kê thanh toán là bảng tính toán các khoản thanh toán cho nhà máy điện trực
tiếp tham gia thị trường điện được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện lập

cho mỗi ngày giao dịch và cho mỗi chu kỳ thanh toán.
- Chu kỳ giao dịch là khoảng thời gian 01 giờ tính từ phút đầu tiên của mỗi giờ.
- Chu kỳ thanh toán là chu kỳ lập chứng từ, hoá đơn cho các khoản giao dịch trên
thị trường điện trong khoảng thời gian 01 tháng, tính từ ngày mùng một hàng tháng.
- Hợp đồng mua bán điện là văn bản thỏa thuận mua bán điện giữa Đơn vị mua
buôn duy nhất và các đơn vị phát điện hoặc mua bán điện với nước ngoài.
- Hợp đồng mua bán điện dạng sai khác là hợp đồng mua bán điện ký kết giữa
Đơn vị mua buôn duy nhất với các đơn vị phát điện trực tiếp giao dịch theo mẫu do Bộ
Công thương ban hành.
- Nhà máy điện BOT là nhà máy điện được đầu tư theo hình thức Xây dựng - Kinh
doanh - Chuyển giao thông qua hợp đồng giữa nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
- Nhà máy điện mới tốt nhất là nhà máy nhiệt điện mới đưa vào vận hành có giá
phát điện bình quân tính toán cho năm tới thấp nhất và giá hợp đồng mua bán điện được
thoả thuận căn cứ theo khung giá phát điện cho nhà máy điện chuẩn do Bộ Công thương
ban hành. Nhà máy điện mới tốt nhất được lựa chọn hàng năm để sử dụng trong tính toán
giá công suất thị trường.
- Nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu là các nhà máy thuỷ điện lớn có vai
trò quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh do nhà nước độc quyền xây dựng
và vận hành.
- Nhóm nhà máy thủy điện bậc thang là tập hợp các nhà máy thủy điện, trong đó
lượng nước xả từ hồ chứa của nhà máy thuỷ điện bậc thang trên chiếm toàn bộ hoặc phần
lớn lượng nước về hồ chứa nhà máy thuỷ điện bậc thang dưới và giữa hai nhà máy điện
này không có hồ chứa điều tiết nước lớn hơn 01 tuần.
- Sản lượng đo đếm là lượng điện năng đo đếm được của nhà máy điện tại vị trí đo
đếm.

4



- Sản lượng hợp đồng năm là sản lượng điện năng cam kết hàng năm trong hợp
đồng mua bán điện dạng sai khác.
- Phụ tải hệ thống là tổng sản lượng điện năng của toàn hệ thống điện tính quy đổi
về đầu cực các tổ máy phát điện và sản lượng điện năng nhập khẩu trong một chu kỳ giao
dịch trừ đi sản lượng của các nhà máy phát điện có tổng công suất đặt nhỏ hơn hoặc bằng
30 MW không tham gia thị trường điện và sản lượng của các nhà máy thủy điện bậc
thang trên cùng một dòng sông thuộc một đơn vị phát điện có tổng công suất đặt nhỏ hơn
hoặc bằng 60 MW (đáp ứng tiêu chuẩn áp dụng biểu giá chi phí tránh được).
1.1.2 Một số dạng thị trường điện trên thế giới
a. Thị trường điện tại Anh
Xu hướng tái thiết ngành điện được khởi đầu tại Anh vào thập niên 90. Sự thành
công này đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nước khác. Trước khi hình thành thị
trường điện theo cơ chế thị trường, cơ cấu ngành công nghiệp điện nước Anh mang tính
truyền thống: quốc gia độc quyền với những công ty điện lực có mối quan hệ hàng dọc.
Quá trình tái thiết cơ cấu đã được đề xướng khi Luật Điện lực 1983 ra đời. Luật này cho
phép các nguồn phát tư nhân xây dựng hoạt động và bán điện cho quốc gia thông qua
lưới truyền tải. Bước cải tổ lớn tiếp theo là ban hành Luật Điện lực 1989. Mục tiêu của
luật này là tư nhân hóa hoàn toàn và hình thành được thị trường điện bán lẻ cạnh tranh
vào năm 1998. Năm 1990 với việc phân chia Ban quản lý điện lực trung tâm thành 4 tổ
chức riêng rẽ: 2 công ty nguồn phát (National Power và Powergen), 1 công ty truyền tải
(sau này là National Grid Company) và hệ phân phối bao gồm 12 tiểu bang. Từ lúc đó,
các thị phần dần dần được chia sẻ, trước tiên là cho những khách hàng công nghiệp lớn,
và tới tháng tư năm 1998 là cho tất cả các khách hàng có khả năng, nghĩa là hình thành
thị trường mua bán điện tự do. Những thay đổi ở Anh đặt ra những nhu cầu mới trong xã
hội, nhất là trong liên minh Châu Âu, nơi mà đang cần có những sự cải cách mới nhằm
thúc đẩy sự phát triển đã gần bão hòa trong những thập kỷ trước (để cạnh tranh được với
nền kinh tế khác như Mỹ, Nhật).
b. Thị trường điện các nước Bắc Âu
Sự tái thiết lập cơ cấu ngành điện theo xu hướng tự do hóa tại các nước Bắc Âu đã
xuất hiện theo hai cấp. Tại cấp quốc gia, mỗi quốc gia theo đuổi một quá trình tự do hóa


5


riêng của mình, với các cách thức riêng biệt. Cấp khu vực, quá trình tái lập cơ cấu ngành
điện và tự do hóa tiến hành song song nhằm để thị trường điện Bắc Âu (Nord- Pool) hình
thành và phát triển. Tại cấp khu vực (các quốc gia), nhu cầu chính là phải mở rộng các
nguyên tắc về cạnh tranh trong thị trường nội địa ra biên giới các quốc gia. Nỗ lực hình
thành cơ cấu ngành điện xuyên biên giới nhằm phát triển thị trường tự do Bắc Âu được
đánh dấu bởi sự kiện đã tạo ra một khối thị trường điện chung, hay trung tâm môi giới
mua bán điện Bắc Âu (Nord-Pool) hoạt động xuyên suốt từ thị trường NaUy đến Thụy
Điển. Nguồn gốc Nord-Pool chính là thị trường chung NaUy-Thụy Điển hoạt động
vào tháng 1/1996. Đây là thị trường điện mở hoàn toàn đầu tiên tại Bắc Âu.Tại cấp quốc
gia việc tái thiết diễn ra với cường độ khác nhau, đặc biệt mạnh nhất tại thị trường điện
NaUy và Thụy Điển.
c. Thị trường điện Na Uy:
Với hệ thống có hơn 98% là nguồn phát thủy điện, bắt đầu hình thành cơ
chế cạnh tranh vào năm 1991 bằng việc phá vỡ các quan hệ ngành dọc, hình thành công
ty truyền tải độc lập và thành lập chế độ kinh doanh. Sự cải cách của NaUy không bao
hàm không bất kỳ sự thay đổi nào về quyền sở hữu. Công nghiệp điện năng NaUy đặt
dưới sự kiểm soát sở hữu công cộng (tiểu bang, quốc gia, khu tự trị) và một cơ cấu có tổ
chức phi tập trung và nó được duy trì sau khi cải tổ. Việc kinh doanh điện được khống
chế bởi những hợp đồng song phương giữa nhà cung cấp và khách hàng, thông qua trung
tâm giao dịch. Thị trường này được bổ sung bởi các giao dịch hàng ngày ngoài hợp đồng.
Những thành phần tham gia trong thị trường điện NaUy là 70 nhà sản xuất và 230 nhà
phân phối, cũng như 2 triệu người sử dụng ở đầu cuối. Lượng lớn những người sử dụng
ở đầu cuối kinh doanh trong thị trường bán sỉ trên cơ sở song phương hay giá động
nhưng lượng chủ yếu các khách hàng nhỏ thâm nhập vào thị trường hoặc là qua
công ty phân phối địa phương hoặc qua một nhà cung cấp bên ngoài. Hầu hết
những nhà sản xuất cũng là những nhà phân phối, hầu như tất cả các nhà phân phối cũng

là các nhà thương mại, tức là họ mua sỉ điện năng và bán sỉ hay bán lẻ.
d. Thị trường điện tại Mỹ
Mỹ là nước liên bang (52 bang), mỗi bang hoạt động với hệ thống luật riêng, sự tự
do hóa mang tính pháp lý tại quốc gia này. Ngành điện tại Mỹ được đẩy mạnh tái cấu trúc

6


vào những năm 1995. Do tính chất nước Mỹ là nước liên bang nên cơ chế hoạt động thị
trường điện tại Mỹ giữa các bang có mức độ khác nhau.
Thị trường điện của Mỹ giống như có đa số thị trường điện trên thế giới, ngành
điện Mỹ chưa cho phép phi điều tiết bộ phận truyền tải và phân phối, bộ phận này phụ
thuộc điều khiển bởi Power Pool- trung tâm mua bán điện, Power Pool được kiểm soát
bởi vận hành viên hệ thống độc lập ISO (Independent System Operator).
Tại khu vực nguồn phát được cạnh tranh một cách tự do tại các bang, nhưng có
bang có thị trường trung tâm, vận hành trên cơ sở trao đổi năng lượng (Cali): có bang vận
hành dựa ISO (Pensylvania) và có bang không chính thức có thị trường trung tâm.
Các công ty tư nhân ở thị trường này luôn theo đuổi lợi nhuận kinh tế, họ có thể
sáp nhập và mở rộng đầu tư ra nước ngoài như là sự tiếp tục của quá trình tự do hóa
* Những vấn đề rút ra từ thị trường điện tại Mỹ
- Mở rộng cạnh tranh trong khâu phát điện (tư nhân được phép đầu tư) và quyền
lựa chọn nhà cung cấp của khách hàng.
- Việc tái thiết ngành điện được định hướng nhờ chính sách tổng quát, khu vực tư
nhân sẽ không được khuyến khích vào cấu trúc độc quyền.
- ISO là bộ phận quan trọng trong vận hành thị trường điện tại Mỹ.
e. Thị trường điện tại Ấn Độ
Ngành công nghiệp điện Ấn Độ đã có lịch sử phát triển hơn một thế kỷ, với gần 50
năm đầu phát triển chậm chạp. Khi ban hành Luật Điện lực 1948 đã có tác động củng cố
ngành công nghiệp quan trọng này với sự hợp nhất ở cấp quốc gia và khu vực, hình thành
chế độ công hữu. Mặc dù có những bước tiến dài với những thành công sau đó, hiện nay

Ấn Độ đang cần có những sự đổi mới để đáp ứng những thách thức trong xu thế mới. Ở
Ấn Độ, tiến trình tái thiết cơ cấu ngành điện được thực hiện dưới áp lực của yêu cầu phát
triển kinh tế. Tập hợp của những yếu tố như tăng trưởng kinh tế đột ngột, giá điện thấp và
giảm hiệu suất vận hành trong nhiều năm trước nay đã dẫn đến một sự thiếu hụt nhu cầu
nghiêm trọng đe dọa sự tồn tại của Bộ điện lực quốc doanh (SEB). Tại mức này thì sự
thiếu hụt nhu cầu dùng điện có thể đe dọa triển vọng phát triển kinh tế của Ấn Độ. Cải
tiến giá điện, với quan điểm là tăng giá gần bằng với chi phí biên dài hạn. Sự tái cấu trúc
của SEB được đề xuất với sự phân rã và tư nhân hóa các công ty phân phối. Một trung

7


tâm vận hành mạng lưới và truyền tải trung ương đã được thành lập để phát triển và vận
hành các đường dây liên khu vực và quản lý các trung tâm điều độ khu vực. Việc lựa
chọn một mô hình thị trường thích hợp cho Ấn Độ đang là một bài toán trọng điểm cho
các chuyên gia. Tuy nhiên, do những hạn chế về quan hệ pháp lý cần phải được
Chính phủ và Quốc hội họp bàn rất lâu để chấp thuận vì thế quá trình thị trường hóa
ngành điện còn tiến hành chậm.
* Những vấn đề rút ra từ thị trường điện tại Ấn Độ
- Bước đột phá của thị trường Ấn Độ là việc tư nhân hóa các công ty phân phối.
- Nguyên nhân quá trình thị trường hóa ngành điện là do cơ chế pháp lý
của chính quyền.
f. Thị trường điện Trung Quốc:
Từ khi bước vào thời kỳ mở cửa, cuối những năm 70, nền kinh tế Trung Quốc
tăng trưởng với tốc độ trung bình 9% mỗi năm. Để đạt sự phát triển ổn định như vậy đã
có một bước nhảy vọt về sản lượng điện, từ 65 GW vào năm 1980 lên đến 300 GW vào
năm 2000. Hiện nay, Trung Quốc xếp thứ hai toàn cầu, cả về dung lượng lắp đặt và khả
năng nguồn phát. Tuy nhiên, tính về sản lượng bình quân đầu người, với mức 900 kWh,
Trung Quốc chỉ xếp hạng 80 trên thế giới. Trước xu thế tái lập cơ cấu ngành điện trên
thế giới, Trung Quốc đã xúc tiến nhiều nghiên cứu về xây dựng thị trường điện nhằm tạo

những cơ hội phát triển mới.
Khoảng 3/4 nguồn năng lượng ở Trung Quốc dựa vào nguồn than đá. Ngoài
ra, Trung Quốc cũng phát triển trong khai thác tiềm năng tiềm năng thủy điện. Dự án
Tam Môn với dung lượng dự kiến là 18200 MW, được xem là thủy điện lớn nhất thế giới
hiện nay. Thực tế, sản lượng thủy điện chiếm khoảng 17% tổng sản lượng toàn ngành,
trong khi năng lượng hạt nhân đóng góp 2,1 GW, chiếm khoảng 1,3% và đang có kế
hoạch gia tăng lên 20 GW vào năm 2010.
Ngành điện Trung Quốc theo cơ chế quản lý ngành dọc tức là theo chế độ công
hữu và chính phủ quản lý. Cho đến khoảng giữa thập niên 80, sự đầu tư cơ sở hạ tầng
ngành điện vẫn hoàn toàn dựa vào ngân quỹ nhà nước. Chưa có nguồn phát tư nhân, và
các dự án từ nguồn tài chính nước ngoài vẫn còn phải chờ đợi. Tuy nhiên, ngay từ đầu
năm 90, bộ phận quản lý đầu tư nước ngoài về năng lượng (FDI) được lập ra, và các tổ

8


chức nguồn phát tư nhân (IPP) đã được chấp nhận. Trong suốt thập niên 90, FDI đã cho
phép các dự án đầu tư (IPP) được khoảng 24 GW. Tác động của cuộc khủng hoảng
kinh tế Châu Á vào năm 1997 gây ra sự thiệt hại về sản lượng của ngành, đồng thời làm
giảm mức tiêu thụ trong những năm kế tiếp. Kết quả là có khoảng 27 GW dư thừa.
Hiện nay Ủy ban Kinh tế và Thương mại Quốc gia đảm trách vai trò của chính
phủ trong việc quản lý ngành điện lực. Công tác nghiên cứu và phát triển thị trường điện
cạnh tranh vẫn đang được tích cực thực hiện. Trung Quốc đã xây dựng một chiến lược
bốn bước cho sự đi lên của ngành điện:
- Bước thứ nhất, từ tháng 1.1997 đến tháng 3.1998: thành lập Công ty điện lực
quốc gia (SPC) và giải tán Bộ điện lực, phá bỏ sự độc quyền nhà nước trong ngành điện,
giá điện tại Trung Quốc đã giảm 20%.
- Bước thứ hai, từ 1998 đến 2000: phát triển thị trường cạnh tranh khu vực nguồn
phát và hoàn thành cơ cấu quản lý mới trong hệ thống.
- Bước thứ ba, từ năm 2001 đến năm 2010: hình thành một mạng lưới truyền tải,

phân phối thống nhất toàn quốc một cách đầy đủ, hoàn tất việc tách biệt các bộ phận:
nguồn phát, truyền tải và phân phối.
- Bước thứ tư, từ sau năm 2010: từng bước mở cửa toàn bộ thị trường, chính
thức vận hành thị trường điện cạnh tranh và đạt tiêu chuẩn thế giới để kết nối với các hệ
thống điện các quốc gia trong khu vực.
• Những vấn đề rút ra từ thị trường điện tại Trung Quốc
- Mặc dù là nước xã hội chủ nghĩa nhưng đã sớm cho phép phát triển nguồn phát
điện tư nhân (IPP) với công suất khá lớn (24 GW).
- Thành lập bộ phận nghiên cứu và từng bước hình thành thị trường điện theo kế
hoạch.
- Đây là quốc gia Châu Á mà Việt Nam chúng ta có thể tìm hiểu học hỏi về thị
trường điện.
g. Thị trường điện Philipines
Quá trình cải cách ngành điện của Philipines được bắt đầu từ Đạo luật Cải tổ Điện
lực (EPIRA/RA 9136) do Quốc hội thông qua và được Tổng thống phê duyệt năm 2001.
Những nội dung chính của Đạo luật EPIRA bao gồm:

9


- Cải tổ cơ cấu ngành điện thành bốn lĩnh vực độc lập bao gồm: phát điện, truyền
tải, phân phối, cung cấp (bán lẻ) điện.
- Tách chi phí theo các khâu từ sản xuất đến phân phối; Áp dụng cơ chế tính toán
định giá bán lẻ điện theo tổng chi phí chuyển qua các khâu phát điện, truyền tải, phân
phối (cơ chế pass-through).
- Xây dựng và triển khai thị trường bán buôn điện WESM trên cơ sở cạnh tranh
bình đẳng, minh bạch và tin cậy.
- Hình thành lộ trình phát triển thị trường bán lẻ và cơ chế tự do đấu nối vào lưới
điện quốc gia.
- Thành lập và quy định chức năng nhiệm vụ Ủy ban Điều tiết điện lực ERC.

- Thành lập Tổng Công ty quản lý tài sản và nợ ngành điện PSALM.
- Thành lập Tổng Công ty truyền tải điện Quốc gia Transco.
- Quyết định kế hoạch tư hữu hóa các nhà máy phát điện nhà nước và cho thuê dài
hạn lưới truyền tải.
* Cấu trúc tổng thể và mô hình thị trường điện Philipines
Thị trường điện Philipines (WESM) được thiết kế theo mô hình thị trường chào
giá toàn phần (price bases gross pool), đòi hỏi các nhà máy phát điện chào giá cho tất cả
công suất sẵn sang của họ, không phụ thuộc vào việc họ có các hợp đồng song phương
với bên mua hay không.
Đối với các hợp đồng mua bán điện song phương, sau mỗi ngày giao dịch các bên
cần thông báo cơ quan SMO về sản lượng MWh hợp đồng theo từng chu kỳ giao dịch và
cho mỗi điểm giao/nhận. Dựa trên các thông tin này, cơ quan MO sẽ điều chỉnh lại sản
lượng điện năng thanh toán qua thị trường.
Để đảm bảo tính ổn định trong giai đoạn đầu, WESM khuyến khích các bên mua
và bán ký các hợp đồng song phương vớinhau dưới hình thức Transition Supply
Contracts (TSC). Các TSC có thời hạn một năm và có thể được ký cho 1005 nhu cầu phụ
tải của các công ty phân phối. Tuy nhiên, sau quá trình chuyển đổi, các bên tham gia phải
đảm bảo ít nhất 10% nhu cầu của mình thanh toán bằng giá thị trường. Việc ký hợp đồng
song phương là tự nguyện, nhà nước không có chính sách áp dụng hợp đồng PPA hoặc
hợp đồng khống chế (vesting contract) cho bất kỳ thành viên tham gia thị trường nào.

10


Thị trường WESM hiện tại chỉ dành cho giao dịch điện năng, các dịch vụ phụ kể
cả dịch vụ điều tần và công suất dự phòng đang được NPC cung cấp bằng hợp đồng với
Transco. Giá hợp đồng cho các dịch vụ này được điều tiết bởi ERC. Mặt khác, quy định
thị trường WESM và phần mềm MDOM cho phép đồng bộ tối ưu hóa chi phí năng lượng
và chi phí dịch vụ. Philipines sẽ đưa các dịch vụ vào giao dịch trong thị trường khi điều
kiện cho phép.

* Nguyên tắc vận hành thị trường
Các công ty phát điện chào giá cho 24 giờ hàng ngày (24 chu kỳ giao dịch), bản
chào cho mỗi giờ có thể bao gồm đến mời cặp công suất/giá chào tăng dần. Bên phát điện
có thể thay đổi nội dung bản chào cho từng chu kỳ giao dịch không ít hơn 2 giờ trước khi
chu kỳ giao dịch đó bắt đầu. Bên mua điện là các công ty phân phối cũng có quyền chào
giá cho các mức nhu cầu của họ, tuy nhiên việc chào giá mua hiện nay chưa phải là bắt
buộc.
Lịch điều độ được tập trung cho mỗi chu kỳ giao dịch (hàng giờ) bởi cơ quan MO
dựa trên các bản chào của các nhà máy, nhu cầu phụ tải thực tế và các ràng buộc hệ thống
điện do cơ quan SO cung cấp. Ngay trước mỗi chu kỳ giao dịch, cơ quan MO gửi lịch
điều độ các nhà máy cho cơ quan SO; cơ quan SO sẽ thực thi kế hoạch điều hộ này trên
nguyên tắc đảm bảo an ninh hệ thống. Các nhà máy có trách nhiệm tự lập kế hoạch lên
xuống các tổ máy của mình để có thể tuân thủ theo lệnh điều độ của cơ quan SO (self
commitment).
Giá thị trường được xác định theo phương pháp giá biên nút theo đó giá điện năng
đước xác định theo mỗi giờ giao dịch cho từng nút trong hệ thống có tính đến yếu tố tổn
thất và nghẽn mạch lưới truyền tải. Phần mềm lập lịch điều độ và xác định giá thị trường
được tích hợp trong hệ thống điện.
* Thực tế vận hành và bài học kinh nghiệm
Chính phủ Philipines đã quyết tâm thực hiện cải cách ngành điện, qua việc ban
hành bộ luật EPIRA, tạo ra hành lang pháp lý chắc chắn cho công cuộc cải tổ.
Nhằm chuẩn bị triển khai thị trường điện, các khâu phát điện - truyền tải- phân
phối được tách độc lập, thành lập các đơn vị MO, SO hoàn toàn độc lập với các bên tham
gia thị trường.

11


Những kết quả đầu tiên cho thấy thị trường điện giao ngay WESM đã tạo ra được
môi trường cạnh tranh khá linh động, đặc biệt là cách tính về giá. Việc giá thị trường điện

thay đổi lên xuống theo chu kỳ cao thấp điểm trong ngày thể hiện tính cạnh tranh tích cực
từ các đơn vị phát điện. Cùng với yếu tố này, giá bình quân giảm trong 6 tuần đầu hoạt
động cũng phản ánh thị trường đã vận hành chuẩn, theo hướng tạo ra tín hiệu giá đúng
với quan hệ cung cầu. Nhưng cũng phải nói thêm, hiện nguồn điện Philipines có dự
phòng 40%.
Việc phát triển thị trường theo giá toàn phần, xóa bỏ cơ chế hợp đồng tạo nên sự
không đảm bảo doanh thu cho một số nhà máy điện, hơn nữa, tín hiệu đầu tư chỉ phụ
thuộc vào giá trên thị trường dẫn đến khó thu hút được đầu tư vào nguồn điện cũng như
thực hiện chính sách tư hữu hóa nhà máy điện.
h. Thị trường điện Hàn Quốc
* Quá trình tái cơ cấu ngành điện và xây dựng thị trường điện lực
Bộ thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc đã đưa ra bản kế hoạch tái
cơ cấu ngành điện vào tháng 1 năm 2009. Kế hoạch gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (tới 2002): Tách khâu phát điện của Công ty Điện lực Hàn Quốc
(KEPCO) thành 6 công ty phát điện, trong đó 5 công ty đã từng bước tiến hành cổ phần
hóa. Các công ty phát điện này cạnh tranh để bán điện qua thị trường.
- Giai đoạn 2 (2003-2008): Khâu phân phối và bán lẻ được tách khỏi KEPCO, các
công ty này được tư nhân hóa và hoạt động độc lập. Khách hành sử dụng điện lớn được
quyền lựa chọn công ty cung cấp điện tại địa phương. Lưới điện truyền tải vẫn do Nhà
nước sở hữu và không hạn chế, không phân biệt đối xử đối với các đối tượng đấu nối vào
lưới truyền tải.
- Giai đoạn 3 (sau 2009): Tất cả các khách hàng có quyền lựa chọn nhà cung cấp
điện nào họ muốn.
* Cấu trúc tổng thể và mô hình thị trường điện Hàn Quốc
Đến năm 2012, Hàn Quốc đang vận hành thị trường phát điện cạnh tranh giai đoạn
1 với nguyên tắc chào giá theo chi phí. Các đơn vị phát điện cung cấp cho KPX thông tin
về chi phí biến đổi hàng hàng và chi phí cố định (chi phí công suất) hàng năm. KPX lập

12



kế hoạch huy động nguồn và giá thị trường trước một ngày theo nguyên tắc tối ưu tổng
chi phí biến đổi.
KEPCO hiện tại đóng vai trò là người mua duy nhất, tuy nhiên các khách hàng lớn
có phụ tải trên 50MVA và các điện lực quận huyện đều có thể mua trực tiếp trên thị
trường. Các đơn vị phát điện trên thị trường được thanh toán theo giá duy nhất trên thị
trường là giá biên tải đáy hoặc giá biên hệ thống và chi phí công suất. Giá biên phản ánh
đúng thực chất chi phí của nhà máy điện như chi phí khởi động, chi phí không tải, chi phí
phát sinh tổ máy cuối cùng tham gia phát điện. Đối với chi phí công suất, tất cả các tổ
mát được phát trong bản chào đều được thanh toán khoản chi phí này cho dù tổ máy đó
không được huy động.
* Nguyên tắc vận hành thị trường
Khác hầu hết các thị trường chỉ sử dụng giá biên, thị trường điện Hàn Quốc áp
dụng hai giá biên gồm (i) giá biên tải đáy cho các tổ máy hạt nhân, than (ii) giá biên hệ
thống cho các tổ máy còn lại (chạy khí, dầu).
Hàng ngày trước 10 giờ sáng, các nhà máy điện gửi bản chào cho các mức công
suất phát cho mỗi giờ của ngày tới, căn cứ bản chào cơ quan điều hành thị trường sẽ sắp
xếp các bản chào và lập lịch điều độ dựa trên các chi phí biến đổi của nhà máy trong bản
chào.
* Thực tế vận hành và bài học kinh nghiệm
Thị trường điện Hàn Quốc thời gian hoạt động khá ổn định, có giá điện ở mức hợp
lý, ổn định. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh không cao nên lợi của thị trường mang lại cho
khách hàng chưa nhiều, giá điện hiện nay vẫn là giá điện chịu điều tiết ở mức độ rất cao
chưa phản ánh chính xác giá cả trên thị trường. Hiện nay, chính phủ Hàn Quốc đang có ý
định thay đổi mô hình thị trường điện hiện tại để đẩy mạnh cạnh tranh và thực hiện giai
đoạn hai của quá trình tái cơ cấu ngành điện.
1.1.3 Thu hoạch từ những mô hình trên thế giới
Mỗi một khu vực trên thế giới sẽ có mô hình cấu trúc ngành riêng, phụ thuộc vào
thể chế kinh tế - chính trị - xã hội của khu vực đó. Mặc dù có sự khác nhau về cấu trúc
tại mỗi khu vực, nhưng đều có một số yếu tố chung như sau:


13


Thứ nhất, sự tái lập cơ cấu tổ chức ngành điện dẫn đến những công ty có cơ cấu
ngành dọc được tổ chức lại thành 3 công ty độc lập quan hệ hàng ngang là: nguồn pháttruyền tải và phân phối gọi là việc tái lập cơ cấu chức năng. Điều này bao hàm việc loại
trừ phần nguồn phát ra khỏi định hướng hoạt động của hệ truyền tải để sự cạnh tranh
được phát huy dễ dàng. Thứ hai, do cơ cấu của quá trình cạnh tranh có thể quá đa
dạng nên chúng ta sẽ tách sự cạnh tranh nguồn phát thành một cấp riêng để xem xét.
Cuối cùng, yếu tố tư nhân hóa thường xuyên được kết hợp với việc tái lập cơ cấu. Sự
quan trọng của sở hữu tư nhân làm cho quá trình tái lập cơ cấu chức năng càng thêm
phức tạp ở những lĩnh vực buộc phải có sự quản lý của nhà nước. Có khá nhiều ràng
buộc có thể cản trở tiến trình này. Khi yếu tố kỹ thuật bị môi trường hay những tác động
kinh tế xã hội bên ngoài ràng buộc, như khu vực nhà máy thủy điện hay hạt nhân, thì cơ
chế công hữu vẫn được khuyến khích do thị trường tư nhân không thể dễ dàng dung hòa
được tất cả các yếu tố đó. Những trường hợp như vậy, luôn có một chướng ngại cho việc
tư nhân hóa. Như ở Na Uy tồn tại một chếđộ cạnh tranh mà không có sự tư nhân hóa
nguồn phát do có đến 98% nguồn là nhà máy thủy điện. Những ràng buộc quan trọng
khác bao gồm tính khách quan của thị trường nhiên liệu và khả năng của mạng truyền
tải. Những thị trường điện cạnh tranh sẽ được hưởng lợi từ những thị trường nhiên liệu
cạnh tranh. Ở những khu vực mà mỏ than có mối quan hệ tích hợp hàng dọc với nhà
máy phát điện thì tình hình cạnh tranh có thể trở nên phức tạp. Tình trạng này đã xảy ra
ở Tây Ban Nha, Úc và Alberta (Canada). Tại nhiều quốc gia, khí đốt nắm một vai trò
quan trọng nhằm giảm bớt những trở ngại trong sự cạnh tranh. Những nhà máy có chu
trình khí liên hợp thì khá đơn giản để xây dựng và vận hành, có giá đầu tư thấp và hiệu
suất nhiệt rất cao. Những nơi có cơ sở hạ tầng khí đốt phát triển tốt thì sự cạnh tranh sẽ
được bền vững hơn. Hơn nữa, mối quan hệ kỹ thuật luôn có sự quan hệ mềm dẻo và chặt
chẽ giữa nguồn phát và hệ truyền tải. Bất cứ một trở ngại nào xảy ra trên hệ truyền tải
cũng làm xấu đi hoạt động của thị trường nguồn và ngược lại. Mạng truyền tải là
phương tiện mà qua nó diễn ra sự cạnh tranh điện lực. Khả năng của mạng truyền tải thể

hiện bằng giới hạn quá tải của mạng. Khi mạng bị tắc nghẽn, thị trường bị phân rã về
mặt địa lý, sự cạnh tranh bị giới hạn.
• Kết quả thu được từ thị trường điện ở các nước là:

14


- Cạnh tranh làm giảm giá bán ở khâu phát điện.
- Các quyết định đầu tư được căn cứ trên lợi ích kinh tế.
- Công nghệ sản xuất và phân phối được các nước phát triển chuyển giao, cải thiện
được dịch vụ phục vụ khách hàng.
- Thị trường điện có thể mở rộng qua các quốc gia trong khu vực mà không tổn
thất đến lợi ích của các thành viên tham gia, không phân biệt quyền sở hữu nhà nước hay
tư nhân.
- Hiệu quả cung cấp điện gia tăng.
- Gia tăng nguồn vốn vào ngành năng lượng điện mà Chính phủ không có được.
Tóm lại, quá trình cấu trúc lại ngành điện đòi hỏi có thời gian và không phải là dễ dàng
đối với tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, lợi ích do cơ chế thị trường đem lại là rất to lớn,
điện sẽ rẻ hơn cho người tiêu dùng, nhà nước không phải cấp nhiều vốn đầu tư mà vẫn
đảm bảo nhu cầu năng lượng cho sự phát triển nền kinh tế, nên nhiều quốc gia vẫn theo
đuổi tiến trình tái thiết này.
1.1.4 Các đơn vị hoạt động trong thị trường điện
- Các nhà máy điện có công suất đặt từ 30 MW trở lên đấu nối vào lưới điện quốc
gia (trừ các nhà máy điện gió, điện địa nhiệt).
- Đơn vị mua buôn duy nhất (SB).
- Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện (SMO).
- Các đơn vị cung cấp dịch vụ:
+ Đơn vị cung cấp dịch vụ thu thập và quản lý số liệu đo đếm điện năng
(MDMSP).
+ Đơn vị cung cấp dịch vụ truyền tải điện (TNO)

1.2 QUY TRÌNH THANH TOÁN CHO CÁC NHÀ MÁY ĐIỆN THAM GIA THỊ
TRƯỜNG ĐIỆN
1.2.1 Nguyên tắc thanh toán
- Đơn vị phát điện trực tiếp giao dịch được thanh toán theo giá thị trường điện và
thanh toán theo hợp đồng mua bán điện dạng sai khác.
- Khoản thanh toán theo giá thị trường chỉ áp dụng cho Đơn vị phát điện trực tiếp
giao dịch và được tính toán căn cứ trên các yếu tố sau:

15


×