Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY ACAGROUP THỰC HIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.99 KB, 13 trang )

NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN
BCTC DO CÔNG TY ACAGROUP THỰC HIỆN
3.1. Nhận xét về công nghệ và tổ chức kiểm toán tại Công ty ACAGroup
Với mỗi cuộc kiểm toán, chất lượng là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất đối với
Công ty ACAGroup. Vì vậy, Công ty đặc biệt chú trọng đến chương trình, phương pháp
kiểm toán của mình sao cho các chương trình đó trợ giúp hiệu quả nhất cho KTV trong
quá trình thực hiện kiểm toán. Công ty đã xây dựng riêng cho mình các chương trình,
phương pháp kiểm toán dựa trên cơ sở lý thuyết kiểm toán, tuân thủ các chuẩn mực
kiểm toán quốc tế được chấp nhận tại Việt Nam và các quy định về kế toán, kiểm toán
hiện hành của Việt Nam. Trong quá trình áp dụng, KTV không dập khuôn chương trình
kiểm toán này vào tất cả các cuộc kiểm toán mà vận dụng nó một cách sáng tạo và linh
hoạt với điều kiện, đặc thù kinh doanh của từng khách hàng nhằm mang lại hiệu quả
cao nhất cho cuộc kiểm toán đó.
3.2. Nhận xét về quy trình kiểm toán hàng tồn kho
3.2.1. Trong giai đoạn khảo sát, đánh giá khách hàng và ký hợp đồng kiểm toán
Để hạn chế rủi ro hợp đồng kiểm toán, Công ty ACAGroup đã xây dựng cho
mình một quy trình chung để đánh giá khách hàng. Tuỳ vào từng khách hàng với đặc
điểm hoạt động kinh doanh riêng, KTV áp dụng quy trình đó một cách linh hoạt để
từ đó đưa ra những đánh giá chính xác. Với những khách hàng cũ, công việc khảo
sát và đánh giá được giảm thiểu một cách đáng kể do Công ty đã có thực hiện công
việc này vào những năm kiểm toán trước. Trong những năm kiểm toán tiếp theo,
KTV chỉ cần nghiên cứu Hồ sơ kiểm toán chung, hồ sơ kiểm toán năm trước và tìm
hiểu những thay đổi quan trọng có thể ảnh hưởng tới cuộc kiểm toán. Còn với những
khách hàng kiểm toán năm đầu tiên, KTV tìn hiểu kĩ qua các thông tin khách hàng
cung cấp và các thông tin KTV thu được qua mạng Internet, qua báo chí, qua các
doanh nghiệp khác… đồng thời tiến hành đánh giá rủi ro hợp đồng thông qua hệ
thống câu hỏi do Công ty thiết lập. Như vậy, Công ty đã rất chú trọng tới công việc
tìm hiểu, đánh giá khách hàng, tạo tiền đề cho việc lập kế hoạch và thực hiện kiểm
toán sau này.
3.2.2. Trong giai đoạn lập kế hoạch tổng quát và xây dựng chương trình kiểm


toán
Khi tiến hành lập kế hoạch, KTV thu thập các thông tin cơ bản về đặc điểm
hoạt động, ngành nghề kinh doanh, các Chuẩn mực, chế độ kế toán áp dụng trong
chu trình HTK, hệ thống kiểm soát nội bộ đối với HTK, từ đó xác định rủi ro cùng
mức trọng yếu của cuộc kiểm toán và xây dựng quy trình kiểm toán HTK sao cho
phù hợp với mỗi khách hàng, lập kế hoạch chi tiết cho cuộc kiểm toán nhằm mang
lại hiệu quả cao nhất. Ở giai đoạn này, KTV luôn đảm bảo thực hiện theo đúng các
bước mà Công ty đã xây dựng và có những thay đổi linh hoạt để phù hợp với từng
loại hình doanh nghiệp, từng hoạt động sản xuất riêng với những đặc điểm hàng tồn
kho đặc trưng cho doanh nghiệp đó.
3.2.3. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
Trong phần lớn các doanh nghiệp, HTK thường chiếm một tỷ trọng lớn trong
tổng tài sản, nó có vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh và liên
quan tới nhiều chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Do đó, thực hiện kiểm toán chu trình
HTK thường bởi những kiểm toán có chuyên môn nghiệp vụ cao, dày dạn kinh
nghiệm. Dựa vào chương trình kiểm toán đã xây dựng riêng cho khách hàng trong
giai doạn lập kế hoạch, KTV tiến hành các thử nghiệm cần thiết để thu thập bằng
chứng kiểm toán thích hợp. Khi tiến hành kiểm toán, KTV luôn giữ thái độ thận
trọng thích đáng nhằm phát hiện tối đa các rủi ro có thể ảnh hưởng đến công việc
kiểm toán đồng thời nâng cao chất lượng công việc của KTV.
3.2.4. Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Sau khi thực hiện xong các thử nghiệm kiểm toán, trưởng nhóm KTV tổng hợp
kết quả kiểm toán của tất cả các phần hành, xử lý các vấn đề còn tồn đọng cũng như các
sai sót, gian lận KTV phát hiện trong quá trình kiểm toán. Vì tầm quan trọng cũng như
sự ảnh hưởng của HTK tới nhiều khoản khoản mục trên BCTC nên khi rà soát lại công
việc của các KTV trong nhóm, trưởng nhóm kiểm toán vừa xem xét việc thực hiện
kiểm toán HTK của KTV vừa đánh giá kết hợp với kết quả của các phần hành khác
nhằm đảm bảo kết luận về HTK là thích hợp.
Trong quá trình tổng hợp kết quả kiểm toán, KTV tiến hành soát xét các sự kiện
xảy ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán nhằm phát hiện các sự kiện bất thường có liên

quan đến khoản mục HTK hoạc ảnh hưởng tới tính trung thực và hợp lý của các thông
tin về HTK trên BCTC. Khi đã có đầy đủ cơ sở cho kết luận của mình, chủ nhiệm kiểm
toán tiến hanh thảo luận bới BGĐ đơn vị về những vấn đề phải điều chỉnh và chuẩn bị
lập Báo cáo kiểm toán dự thảo.
Sau khi thống nhất ý kiến với BGĐ của khách hàng, Công ty ACAGroup phát
hành Báo cáo kiểm toán cùng với Thư quản lý.
Như vậy, quy trình và các giai đoạn thực hiện cuộc kiểm toán HTK của Công
ty ACAGroup thể hiện tính khoa học cao, tuân thủ các quy định, chuẩn mực kiểm toán
Việt Nam cũng như các quy định, Chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận tại
Việt Nam.
3.3. Kiến nghị và giải pháp hoàn thiện chương trình kiểm toán HTK trong kiểm
toán BCTC do Công ty ACAGroup thực hiện
3.3.1. Tính tất yếu của việc hoàn thiện kiểm toán HTK trong kiểm toán BCTC
Trong những năm gần đây, nên kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển
lớn và được các nước trên thế giới đánh giá cao. Ngày 8 tháng 11 năm 2006, Việt
Nam chính thức gia nhập tổ chức Thương mại Quốc tế. đây là bước ngoặt lịch sử mở
ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho nước ta, đặc biệt đối với nên kinh tế trong
nước. Với những cơ hội, thách thức này, nhu cầu sử dụng các dịch vụ kiểm toán của
các doanh nghiệp ngày càng tăng cao nhằm khẳng định sự minh bạch trong việc lập
và phát hành BCTC, thu hút vốn đầu tư… Trong khi đó, hoạt động kiểm toán trong
nước vẫn còn nhiều hạn chễ trên cả góc độ lý luận và thực tế. Vì vậy , hoàn thiện
quy trình kiểm toán BCTC nói chung và quy trình kiểm toán HTK trong kiểm toán
BCTC nói riêng trở thành một tất yếu khách quan đối với mỗi Công ty kiểm toán.
HTK trong phần lớn các doanh nghiệp có vai trò quan trọng, luôn được các nhà
quản lý chú trọng. Đồng thời, công việc kiểm toán HTK thường phức tạp và đòi hỏi
KTV phải có chuyên môn nghiệp vụ cao, có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, để nâng cao
chất lượng và đảm bảo kết quả tốt trong kiểm toán chu trình này, việc hoàn thiện quy
trình kiểm toán HTK là cần thiết và tất yếu với các Công ty kiểm toán, và do đó cần
thiết và tất yếu với Công ty ACAGroup.
3.3.2. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện chương trình kiểm toán HTK

của Công ty ACAGroup
Về việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ:
Thực trạng của việc đánh giá HTKSNB tại Công ty ACAGroup:
Trong kiểm toán BCTC, KTV phải đánh giá HTKSNB không chỉ để xác minh
tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ mà còn làm cơ sở cho việc xác định phạm vi thực
hiện các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ của đơn vị. Thực hiện công việc
này, ACAGroup xây dựng cho mình hệ thống bảng câu hỏi dựa trên các phương
pháp áp dụng để tìm hiều HTKSNB bao gồm: dựa vào kinh nghiệm trước đây của
KTV với khách hàng và hồ sơ kiểm toán của khách hàng lưu tại Công ty (nếu Công
ty đã thực hiện kiểm toán BCTC cho khách hàng ở những năm trước); thẩm vấn
nhân viên của Công ty khách hàng; xem xét các sổ tay về thủ tục và chế độ áp dụng
cho khoản mục HTK của Công ty khách hàng; kiểm tra các chứng từ và sổ sách đã
hoàn tất có liên quan tới HTK; quan sát hệ thống kho, quy trình công nghệ và quá
trình xử lý nghiệp vụ.
Hệ thống bảng câu hỏi này được thiết kế dưới dạng trả lời “có”, “không” hoặc
“không áp dụng”. Các câu trả lời “không áp dụng” thể hiện các câu hỏi là không phù
hợp với HTKSNB của khách hàng, các câu trả lời “không” sẽ cho thấy nhược điểm của
KSNB.
Để thu thập câu trả lời cho những câu hỏi trong bảng, KTV thường chuyển trước
bảng câu hỏi này cho khách hàng và yêu cầu khách hàng trả lời đầy đủ. Sau đó, để
khẳng định các câu trả lời của khách hàng là đúng đắn và hợp lý, KTV tiến hành kiểm
tra lại.
Ưu điểm của công cụ này là được lập sẵn nên KTV có thể tiến hành nhanh
chóng và không bỏ sót các vấn đề quan trọng. Nhưng do được thiết kế chung nên bảng
câu hỏi này có thể không phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bảng
câu hỏi do Công ty xây dựng còn chưa thực sự phù hợp với mục tiêu của việc đánh giá
hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.
Giải pháp hoàn thiện:
Công ty ACA cần hoàn thiện hơn bảng câu hỏi về HTKSNB đối với khoản mục
HTK để phát huy tối đa ưu điểm của bảng câu hỏi này. Dưới đây là bảng câu hỏi phát

triển từ Bảng câu hỏi của Công ty ACAGroup và có sự tham khảo từ một số Công ty
khác.
Bảng 3.1. Hệ thống câu hỏi đánh giá HTKSNB của khách hàng
Câu hỏi Có Không
Không
áp dụng
1. Công ty thực hiện kiểm kê 1 tháng/ 6 tháng / 1 quý/ 1 năm một lần (gạch chân phương
án lựa chọn).
2. Công việc kiểm kê có được lập kế hoạch trước thành văn bản và có tài liệu hướng dẫn
cho các thành viên tham gia kiểm kê không?
3. Có sử dụng hệ thống an ninh (khu vực kho riêng, có khoá, có bảo vệ, có camera quan
sát, hàng rào…) bảo vệ hàng hoá khỏi mất mát không?
4. Khu vực kho bảo quản có lối ra vào riêng để đảm bảo chỉ những người được phép hoặc
có nhiệm vụ liên quan mới được vào kho không?
5. Thủ kho có được đào tạo đủ kiến thức về quản lý, bảo quản hàng hoá cũng như đảm
bảo an toàn phòng cháy nổ (kho hoá chất, xăng dầu, các hàng dễ cháy…) không?
6. Công ty có mua bảo hiểm cho tài sản, hàng hoá trong kho không?
7. Hệ thống thẻ kho có được duy trì, ghi chép thường xuyên và đầy đủ đối với những loại
đang có trong kho cũng như những loại đang cho vay mượn tạm thời không?
8. Các phiếu nhập/xuất kho có được thủ kho lưu trữ đầy đủ, khoa học để có thể kiểm tra
các số liệu ghi trên thẻ kho cũng như đối chiếu với bộ phận kế toán không?
9. Có quy định thủ kho phải lập báo cáo tổng hợp tình hình nhập - xuất - tồn kho hàng
tháng không?
10. Có quy định phải thực hiện đối chiếu định kỳ hàng tháng, quý giữa thủ kho và kế toán
không? Nếu có chúng có được lập thành văn bản hoặc ký xác nhận không?
11. Các hàng hoá trong kho có được đánh [MÃ QUẢN LÝ] không?
12. Các thông số, mô tả, chỉ dẫn trên thẻ kho, sổ quản lý hàng hoá trong kho có đầy đủ để
có thể tìm được hàng tồn kho trên hiện trường không?
13. Công ty có quy định bộ phận bảo vệ phải xác nhận trên các Biên bản giao/ nhận hàng
(Phiếu nhập/ xuất kho) không?

14. Hệ thống kho của Công ty có đáp ứng được yêu cầu bảo quản đối với những loại hàng
hóa có điều kiện bảo quản đặc biệt không?
15. HTK có được bảo quản để tránh được các hư hỏng về mặt vật lý (mưa nắng, chuột bọ,
mối mọt, gỉ sét…) không?
16. HTK có được sắp xếp khoa học, hợp lý để dễ tìm kiếm và kiểm tra không?
17. HTK lỗi thời, chậm luân chuyển, hư hỏng, kém phẩm chất có được báo cáo thường
xuyên về số lượng và tình trạng để kịp thời ra các quyết định xử lý không?
18. Có quy định thủ kho chỉ được nhập những hàng hoá đã qua kiểm tra của bộ phận chịu
trách nhiệm về chất lượng hàng mua hoặc phải có phê duyệt cho phép nhập kho không?
19. Có quy định thủ kho chỉ được xuất hàng ra khỏi kho khi đã có phê duyệt (lệnh) xuất
kho của cấp lãnh đạo đủ thẩm quyền không?
20. Có quy định trên các Biên bản giao hàng/Phiếu xuất kho phải có chữ ký của người

×