Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Thất nghiệp thanh niên tại Hà nội. Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.86 KB, 16 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện kinh tế thị trường, thất nghiệp là vấn đề mang tính toàn cầu,
nó không loại trừ một quốc gia nào, cho dù quốc gia đó là nước đang phát triển hay
nước có nền công nghiệp phát triển. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các mặt
kinh tế, chính trị và xã hội của mỗi quốc gia. Những hậu quả mà nó gây ra không
dễ gì khắc phục được trong một thời gian ngắn. Do vậy, giảm tỷ lệ thất nghiệp, bảo
đảm việc làm, ổn định đời sống cho người lao động trở thành mục tiêu quan trọng
của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, xuất phát từ một nước nghèo, có nền kinh tế
kém phát triển, dân số tăng nhanh trong nhiều thập kỷ qua, thất nghiệp đang là một
vấn đề gây sức ép rất lớn đối với các nhà hoạch định chính sách cũng như sự lo
lắng đối với từng người lao động. Xuất phát từ điều đó, em đã chọn đề tài: “Thất
nghiệp thanh niên tại Hà nội. Thực trạng và giải pháp” để nghiên cứu. Mục đích
nghiên cứu đề tài nhằm khái quát một số vấn đề lý luận về thất nghiệp, phân tích
đánh giá thực trạng thất nghiệp ở Hà nội hiện nay (bằng cách sử dụng các phương
pháp thống kê toán, phân tích số liệu) và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giảm
tỷ lệ thất nghiệp.


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẤT NGHIỆP THANH NIÊN
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 khái niệm việc làm
Theo tổ chức lao động quốc tế ILO (International Labour Organization): Việc
làm là những hoạt động lao động được trả công bằng tiền và bằng hiện vật.
Quan điểm của Nhà nước ta về việc làm được quy định trong khoản 1, Điều
9, chương II (Việc làm) của Bộ Luật lao động nước CHXHCNVN (2012) quy định:
"Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm".
1.1.2 Người có việc làm
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm người có việc làm là
những người làm việc gì đó được trả tiền công, lợi nhuân hoặc được thanh toán
bằng hiện vật hoặc những người tham gia vào hoạt động mang tính chất tự tạo việc
làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật.


1.1.3 Thất ngiệp
Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong lực lượng lao động
muốn làm việc, nhưng k thể tìm đc việc làm ở mức tiền công đang thịnh
hành. (theo ILO)
1.1.4 Người thất nghiệp
Còn người thất nghiệp là những người không có việc làm nhưng đang tích
cực tìm việc làm hoặc đang chờ được trả lại làm việc. (theo ilo)
1.1.5. thiếu việc làm
Thiếu việc làm: Bao gồm những người có việc làm bấp bênh (không ổn định) hoặc
đang có việc làm (40 giờ trong 5 ngày trở lên) trong tuần lễ tham gia không đầy đủ


thời gian làm trong ngày, trong năm và hưởng thu nhập rất thấp không đủ sống từ
việc làm đó nhưng không thể kiếm được việc làm khác.
Thiếu việc làm là những việc làm không tạo điều kiện cho người lao động
tiến hành nó sử dụng hết quĩ thời gian lao động, mang lại thu nhập cho họ thấp
dưới mức lương tối thiểu và người tiến hành việc làm không đầy đủ là người thiếu
việc làm
1.2. Những hình thức thất nghiệp
1.2.1.
Thất nghiệp tạm thời: Là tình trạng thất nghiệp phát sinh do sự di chuyển
của NLD giwuax các vùng, các địa phương, giữa các giai đoạn khác của
1.2.2.

cuộc sống.
Thất nghiệp cơ cấu: Là tình trạng thất nghiệp xảy ra do sự mất cân đối

1.2.3.

giữa cung-cầu trong nền kinh tế một ngành hoặc một địa phương nào đó.

Thất nghiệp do trì trệ của nền kinh tế: là loại thất nghiệp khi có một tỷ
lệ nhất định NLD trong LLLD k kiếm đc việc làm do sự trì trệ của nền
kinh tế.
Thất nghiệp tự nguyện: là tình trạng NLD k muốn đi làm với những điều

1.2.4.

kiện cụ thể trên TTLD
1.3 các tiêu chí đánh giá thất nghiệp
Có 4 tiêu chí để đánh giá Thất nghiệp thanh niên :
1.3.1) Tỉ lệ thất nghiệp thanh niên Tỉ lệ thất nghiệp thanh niên =Số Thất
nghiệp thanh niênLực lượng lao động thanh niên x 100% Ý nghĩa : Cứ 100 lao
động trong lực lượng lao động thanh niên thì có n lao động thanh niên bị thất
nghiệp
1.3.2 ) Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên so với tỷ lệ thất nghiệp của người
trưởng thành


Công thức tính Tỉ lệ thất nghiệp người trưởng thành Số thất nghiệp người
trưởng thành / lực lượng lao động trưởng thành
1.3.3 ) Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên so với tổng số người thất nghiệp
Công thức tính ( Số thất nghiệp thanh niên / tổng số người thất nghiệp) x 100% Ý
nghĩa : Cứ 100 người bị thất nghiệp thì có n người là thanh niên
1.3.4 ) Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên so với tổng số thanh niên
(Số thất nghiệp thanh niên / tổng số thanh niên ) x100% Ý nghĩa : Cứ 100
thanh niên thì có n người là bị thất nghiệp
1.4 Những tác động của thất nghiệp
1.4.1 tác động của thất nghiệp đến kinh tế:
Thất nghiệp là một sự lãng phí nguồn lực xã hội. đây là một trong những
nguyên nhân cơ bản khiến cho nền kinh tế bị đình đốn, chạm phát triển, thất nghiệp

tăng lên cũng có nghĩa nền kinh tế đang suy thoái- suy thoái do tổng thu nhập quốc
gia thực tế thấp hơn tiềm năng; suy thoái do thiếu vốn đầu tư (vì vốn ngân sách bị
thu hẹp do thất thu thuế, do phải hỗ trợ người lao động mất việc làm…) Thất
nghiệp tăng lên cũng là nguyên nhân đẩy nền kinh tế đến (bờ vực) của lạm phát.
Thất nghiệp là sự mất mát nguồi thu nhập đều đặn, thường xuyên. Đối với ng
thu nhập thấp, k có điều kiện để tích lũy tienf hoặc hiện vật. khi thất nghiệp xảy ra
cs của họ sẽ vô cùng khó khăn. Nhiều khi vì cuộc sống mưu sinh họ bắt buộc học
phải làm việc ở những nơi thiếu uy tín k phù hợp vơi trình độ cũng như khả năng,
do hiệu suất làm việc thấp họ k đảm bảo đc những yêu cầu công việc đặt ra.
1.4.2 tác động của thất nghiệp đến các vấn đề xã hội:
Thất nghiệp không chỉ là vấn đề kinh tế mà nó còn là vấn đền xã hội. nạn
thất nghiệp là đòn rất mạnh giáng vào tâm lý đời số của mọi người và từ đón ảnh
hưởng mãnh liết đến đời số xã hội, thất nghiệp gây ra các hiện tượng tiêu cực như:


trộm cắp, cờ bạc, sa sút đạo đức..., gây ra tổn thất về con người, xã hội, tâm lí và sự
ổn định về tư tưởng chính trị.
1.4.3 tác động của thất nghiệp đến các vấn đề an ninh trật tự, an sinh xã hội
Thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã hội không ổn định; hiện tượng bãi công, biểu
tình đòi quyền làm việc, quyền sống…tăng lên; hiện tượng tiêu cực xã hội cũng
phát sinh nhiều lên như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…Sự ủng hộ của
người lao động đối với nhà cầm quyền cũng bị suy giảm…Từ đó, có thể có những
xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đến biến động về chính trị.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP THANH NIÊN TẠI
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về thành phố Hà Nội
Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, đồng thời cũng là một trung tâm chính
trị, kinh tế, văn hóa, thương mại và du lịch quan trọng của Việt Nam.

Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, ở giữa vùng Đồng bằng Bắc Bộ, tiếp
giáp với các tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía bắc; phía nam giáp Hà Nam và
Hoà Bình; phía đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía tây
giáp tỉnh Hoà Bình và Phú Thọ.
Những nét cơ bản về kinh tế, xã hội
Theo cục thống kê thành phố Hà Nội, đến quý I/2016, tổng sản phẩm trên địa
bàn (GRDP) tăng 6,95% so với cùng kỳ năm trước, vốn đầu tư phát triển tăng
9,5%; tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dic ch vu c tiêu dùng xã hội tăng 9,9%;
kim ngạch xuất khẩu tăng 2,3%, chỉ số giá tiêu dùng đã và đang được kiểm soát.
Những nét cơ bản về lao động việc làm
Hà nội có tổng diện tích 3324,52km2 với dân số 7212,3 nghìn người, mật độ
dân số 2169 người/km2 là thành phố đứng thứ 2 về dân số chỉ sau Thành phố Hồ
Chí Minh.
BẢNG DÂN SỐ PHÂN THEO GIỚI TÍNH, PHÂN THEO THÀNH THỊ, NÔNG
THÔN QUA CÁC NĂM( NGHÌN NGƯỜI)
Năm

Tổng số

Phân theo
giới tính
Nam

Nữ

Phân theo
thành thị,
nông thôn
Thành thị


Nông thôn


2010

6617,9

3218,8

3399,1

2816,5

3801,4

2011

6779,3

3318,4

3460,9

2880,6

3898,7

2012

6957,3


3407,9

3549,4

2958,1

3999,2

2013

7128,3

3485,9

3642,4

3024,6

4103,7

Trình độ lao động có việc làm mà chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật
trên địa bàn Thành phố Hà Nội chiếm tỷ lệ khá cao 68,9%, trong khi đó lao động
có trình độ cao đẳng nghề đạt 0,64%, đại học chiếm 14,26%, thạc sĩ 1,31%. Lao
động có kỹ năng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm một tỷ lệ nhỏ
0,66%, trong khi đó lao động giản đơn chiếm tỷ lệ lớn nhất với 36,95%. Lao động
phổ thông chiếm 16,83%.

2.2 Khái quát về lao động thành niên của thành phố Hà Nội ( số lượng, chất
lượng, cơ cấu)

Đây là lực lượng lao động chính và đóng vai trò xung kích sáng tạo trong nền kinh
tế - xã hội hiện nay
Về số lượng: Theo số liệu điều tra dân số và việc làm của tổng cục thống kê
bộ kế hoạch đầu tư năm 2015, cả nước có 7448,9 nghìn thanh niên đang làm việc,
trong đó Hà Nội chiếm 520.5 nghìn người (52,0% nam và 48,0% nữ) chiếm
6,98% cả nước, trong đó lao động nam chiếm 5,2%, lao động nữ chiếm 4,8% với
13.83% Tỷ trọng lực lượng lao động thanh niên trên lực lượng lao động. Tỷ số việc
làm trên dân số thanh niên Hà Nội là 40,5% (41,3% của nam và 39,6% của nữ) thấp
hơn 14,1% so với cả nước ( cả nước là 54,6%).


Lực lượng Tỷ trọng
lao
động
thanh
niên(nghìn
người)
Nam
520.5
52,0%

Tỷ
trọng
LLLĐ
thanh niên
trên LLLĐ
Nữ
48,0%

chung

13,83

nam
Nữ
14,54
13.15
theo báo cáo năm 2015

Về chất lượng:
Trong tổng số 51,4 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động
của cả nước, chỉ có hơn 8 triệu người đã được đào tạo, chiếm 15,6% tổng lực lượng
lao động. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cao nhất là ở Hà Nội (30,7%) trong đó có
17% lao động có trình độ đại học trở lên, 2,5% lao động có trình độ cao đẳng, 5,7%
lao động có trình độ trung cấp, 5,5% lao động học nghề. Đến năm 2014, Hà Nội có
39% lao động đã qua đào tạo, trong đó 21,2% lao động có trình độ đại học, chỉ có
3,2 % lao động có trình độ cao đẳng, 5,3% có trình độ trung cấp và 9,3% đã qua
đòa tạo nghề. Nhìn chung chất lượng lao động thanh niên làm việc ở Hà Nội chưa
cao và tỉ lệ thất nghiệp ngày càng lớn, cần đưa ra các chính sách phát triển hợp lý
và kịp thời.

Về cơ cấu: cùng với tăng lực lượng lao động thì lực lương lao động thanh
niên cũng có nhiều biến động. Năm 2015, thành phố có 520.5 nghìn lao động thanh
niên chiếm 6,98% cả nước. đầu năm 2016 đã có 532,2 nghìn lao động thanh niên,
chiếm 7.1% cả nước. Có thể nói cơ cấu lao động thanh niên trên địa bàn Hà Nội
ngày càng tăng cao. Do đó cần chủ động chú ý đến vấn đề tạo công ăn việc làm cho
thanh niên, giảm nguy cơ thất nghiệp, đồng thời cần nâng cao chất lượng đội ngũ
lao động trẻ nhằm mang lại những hiệu quả tối ưu.


2.3.Thực trạng thất nghiệp ở thành phố

BẢNG: TỶ LỆ THẤT NGHIỆP CỦA LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN CHIA
THEO NHÓM TUỔI NĂM 2014(đơn vị: phần trăm)
NHÓ
M
TUỔI
15-19

TỔN
G SỐ
CHUN
G
10,73

NAM
11,39

THÀN
H THỊ
NỮ

CHUN
G
24,56

NAM

NỮ

CHUN
G

7,77

NÔN
G
THÔN
NAM NỮ

9,8
37,78
13,2
7,12
1
4
20-24
10,00
10,12 9,8 16,57
15,44
17,5 6,29
7,38
8
9
25-29
2,93
3,03
2,8 3,99
4,82
3,26 2,09
1,80
2
30-34 1,07

1,03
1,0 1,46
1,56
1,36 0,68
0,51
9
35-39 1,10
1,27
0,9 1,70
1,93
1,47 0,47
0,54
4
40-44
1,06
1,31
0,8 1,40
1,64
1,16 0,75
1,01
1
45-49
1,62
1,55
1,7 3,01
2,96
3,07 0,66
0,51
0
50-54

5,45
6,83
4,1 9,47
11,39
7,31 1,80
2,14
0
55-59
12,79
20,94 0,4 22,29
30,50
1,27 4,60
9,15
2
60-64
0,24
0,26
0,2 0,76
0,77
0,76 0,00
0,00
2
65 trở 0,17
0,00
0,3 0,54
0,00
1,13 0,00
0,00
lên
1

(THEO BÁO CÁO ĐIỀU TRA LAO ĐỘNG VIỆC LÀM CỦA TỔNG CỤC THỐNG
KÊ BỘ KẾ HOẠC VÀ ĐẦU TƯ NĂM 2014)
2.4. Đánh giá và nhận xét về thực trạng thất nghiệp

8,79
5,09
2,43
0,8
3
0,4
0
0,4
8
0,8
1
1,51
0,0
0
0,0
0
0,0
0


Trên thực tế Về trình độ nguồn cung lao động tại thành phố Hà Nội: trình độ Đại
học và trên Đại học chiếm 69,15%, trình độ Cao đẳng chiếm 22,82%, trình độ trung
cấp chiếm 7,34% và người chưa qua đào tạo chiếm 0,69%.
+ Nhóm lao động có trình độ trên Đại học tập trung chủ yếu vào các nhóm
ngành nghề Nhân viên Bán hàng, Nhân viên kinh doanh, Hành chính văn phòng
IT/phần mềm.

+ Nhóm có trình độ Cao đẳng tìm nhiều việc ở nhóm: IT/phần mềm, Điện –
điện tử.
+ Lao động có trình độ Trung cấp có mong muốn tìm việc nhiều ở các nhóm Kế
toán – kiểm toán, Cơ khí – chế tạo, Điện – điện tử.
Từ đó dẫn đến 1 bộ phận không nhỏ người lao động ở hà nội trong tihf trạng thất
nghiệp hoặc thiếu việc làm. Với 30% số người nhạn trợ cấp thất nghiệp là cử nhân.
Thực trạng thất nghiệp của thành phố Hà Nội trong những năm gần đây chủ yếu do
các nguyên nhân sau:
Cung lao động vượt quá cầu lao động: do sự gia tăng nhanh về dân số trong
giai đoạn trước, do sự di dân từ các vùng nông thôn, miền núi, kinh tế kém phát
triển đến thành phố, do sự phát triển kinh tế xã hội ở thủ đô hứa hẹn nhiều sự phát
triển cho người lao động.
Do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế tiền tệ năm 1997: các công ty tập
trung chủ yếu ở các thành phố lớn, trong đó phải kể đến Hà Nội ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng nên hoạt động cầm chừng, số lượng lao động sử dụng hạn chế,
thu hút vốn đầu tư kém.
Chất lượng nguồn lao động chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị
trường: tình trạng thừa thầy thiếu thợ, nguồn lao động chất lượng cao còn hạn chế,
lao động phổ thông chưa qua đào tạo rất dồi dào nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu
của thị trường.


Tâm lý chung của dân cư khu vực thành thị trong việc lựa chọn việc làm: do
mức sống của người dân thành thị cao nên khi lựa chọn việc làm nguwoif ta chỉ
chọn những công việc có thu nhập cao và ít vất vả. hơn nữa do tâm lý nên các học
sinh chỉ muốn vào trường đại học cao đẳng mà không muốn vào các trường dạy
nghề.


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG THẤT

NGHIỆP THANH NIÊN TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Phương hướng cơ bản phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hà Nội
Kế thừa thành tựu đạt được sau 30 năm đổi mới, Hà Nội bước vào giai đoạn
2016-2020 và những năm tiếp với những thuận lợi và thách thức đan xen. Tiếp tục
sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô: Xanh – Văn hiến – Văn minh – Hiện đại,
đưa Hà Nội trở thành một đô thị hiện đại xứng tầm là một trong những trung tâm
lớn của khu vực. Triển khai Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Đại hội XVI của
Đảng bộ Thành phố, Hà Nội đã đề ra các chương trình cho trước mắt, cho trung
hạn và dài hạn.
Cụ thể, Hà Nội đã xác định 3 khâu đột phá:
Thứ nhất, phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị
và nông thôn.
Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo bước chuyển biến mạnh
về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ
cán bộ, công chức; cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy, nâng cao hiệu quả đầu tư
và sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thủ đô.
Thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh
lịch, văn minh và phát triển toàn diện.
UBND TP Hà Nội cũng đề ra các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020. Theo đó,
tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2016-2020: 8,5-9,0%; GRDP bình
quân/người: 6.700-6.800 USD; Huy động vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2016-2020:
khoảng 2,5-2,6 triệu tỷ đồng (tương đương mức tăng: 13-14%/năm). Trong đó vốn


ngoài ngân sách chiếm 80%; Năng suất lao động xã hội tăng bình quân:
6,5%/năm; Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo: 70 – 75%; Tỷ lệ thất
nghiệp thành thị: dưới 4%.
Để thực hiện những mục tiêu cụ thể đó, Thành phố đã định hướng đầu tư như
sau:
Một là, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khung đáp ứng

yêu cầu phát triển tạo diện mạo đô thị hiện đại, văn minh. Đầu tư xây dựng hệ
thống đường giao thông kết nối nhanh, lan tỏa từ trung tâm ra các vùng ngoại vi,
gồm hệ thống trục đường hướng tâm (như cải tạo mở rộng quốc lộ 1 cũ, đường 6,
đường Hoàng Quốc Việt kéo dài); Hệ thống đường vành đai: vành đai 1, vành đai
2, vành đai 2,5, vành đai 3, vành đai 3,5; Một số trục đô thị lớn, kết nối hạ tầng
giao thông; các công trình để giảm thiểu ùn tắc giao thông. Các dự án hạ tầng điện,
viễn thông, công nghệ thông tin, khoa học công nghệ. Các dự án dịch vụ đô thị
như: công viên (xây dựng mới 25 công viên trong đó có 5 công viên là các khu vui
chơi giải trí đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế; Cây xanh (phát động chương trình một
triệu cây xanh cho Hà Nội), cấp, thoát nước,… Bên cạnh đó, tiếp tục đầu tư cho các
dự án hạ tầng nông thôn, chú trọng nước sạch nông thôn. Triển khai thu hút đầu tư
thực hiện dự án đô thị trục Nhật Tân – Nội Bài; các đô thị vệ tinh. Phát triển các
khu đô thị mới, đồng thời cải tạo, chỉnh trang đô thị. Khuyến khích đầu tư bảo vệ
môi trường bằng nguồn vốn xã hội hóa.
Hai là, đầu tư trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch
vụ để thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Các dự án về hạ tầng khu công nghiệp, chợ
đầu mối, trung tâm thương mại, hạ tầng du lịch; hạ tầng phát triển nông nghiệp
sạch, khu nông nghiệp công nghệ cao.
Ba là, đầu tư trong các ngành, lĩnh vực để nâng cao chất lượng dịch vụ công
cho người dân, doanh nghiệp hướng tới dịch vụ chất lượng cao theo tiêu chuẩn của


khu vực ASEAN và quốc tế. Bên cạnh đó, đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội và giữ
gìn bản sắc nghìn năm văn hiến.
3.2.Phương hướng cơ bản phát triển lao động- việc làm ở Thành phố
Thứ nhất, tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường lao động trong nước và
trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Thứ hai, bảo đảm phân bố lao động đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, phát
triển mạnh thị trường lao động chính thức, đặc biệt chú trọng phát triển doanh
nghiệp trong các đô thị lớn, các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu

chế xuất, hỗ trợ lao động trong khu vực phi chính thức để giảm sự chia cắt giữa
thành thị và nông thôn, giữa các vùng kinh tế, giữa các loại hình doanh nghiệp,
giữa các nhóm người lao động kỹ năng và không kỹ năng.
Thứ ba, trong giai đoạn đầu (2011-2015), cần dựa vào chiến lược phát triển
các ngành sử dụng nhiều lao động, hướng về xuất khẩu, phát huy được các lợi thế
so sánh và tiềm năng của lực lượng lao động nhưng dần xóa bỏ sự phụ thuộc vào
lao động giá rẻ và kỹ năng thấp; giai đoạn sau (2016-2020), tập trung vào nhu cầu
nguồn nhân lực cho phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ yêu cầu công nghệ
và kỹ năng cao nhằm đạt mức năng suất lao động trung bình trong khu vực.
Thứ tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đẩy mạnh đào tạo kỹ
năng, năng lực thực hành, phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo đáp ứng nhu cầu
của thị trường lao động trong nước và quốc tế và nhu cầu học tập suốt đời của
người dân, chuẩn hóa chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế.
Thứ năm, bảo đảm sự tự do lựa chọn việc làm và thúc đẩy dịch chuyển lao
động đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và
hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng của thị trường lao động
và tổ chức cung cấp các dịch vụ công có hiệu quả.


Thứ sáu, tăng cường an sinh xã hội cho người lao động trong khi làm việc và
chuyển đổi việc làm.
3.3. Một số giải pháp để giảm thất nghiệp
Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
Bằng các biện pháp tuyên truyền về công tác dân số bằng việc tổ chức tốt
mạng lưới thông tin truyền thông ở tất cả mọi địa bàn trên thành phố, huy động mọi
tổ chức, cơ quan, đoàn thể, cá nhân vào công tác dân số, vận động các cơ quan tổ
chức lồng nội dung công tác dân số vào điệu lệ, mục tiêu, chương trình, kế hoạch
hoạt động của mình, xây dựng hoàn thiện các chính sách an sinh xã hội như quỹ
bảo trợ người neo đơn… để từ đó xóa bỏ tâm lý nhất thiết phải có con trai làm công
tác tư tưởng với những người không có con, ít con hay chỉ có con gái.

Giảm tỷ lệ di dân từ các khu vực nông thôn, miền núi xuống Thành phố Hà
Nội
Bằng các biện pháp vay vốn phát triển xây dựng kinh tế mới, phát triển thị
trường hàng hóa, thị tường tín dụng, cung cấp các dịch vụ, nhà nước cần tăng đầu
tư phát triển các cơ sở hạ tầng thiết yếu, cần thiết cho sản xuất để người dân bám
đất, ở lại địa phương tăng gia sản xuất.
Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích đối tượng có trình độ học vấn về làm
việc ở nông thôn, để giảm áp lực việc làm cho thành phố.
Phát triển kinh tế của thành phố, đảm bảo việc làm cho người lao động
Thành phố cần có các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng
xuất khẩu lao động tại chỗ tạo nhiều nguồn việc làm cho người lao động. không
ngừng nâng cao chất lượng các loại dịch vụ đặc biệt là du lịch, vận tải, bưu chính,
viễn thông…


Thành phố cần phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Thành phố Hà Nội là nơi có nhiều tường đại học nhất cả nước, vì vậy hệ
thống giáo dục cần chú trọng đầu tư đào tạo các ngành nghề phù hợp với yêu cầu
củ nền kinh tế, tránh tình trạng đào tạo nhiều mà sinh viên ra trường không có việc.
cần liên tục đổi mới, cải cách các chương tình, nội dung, phướng pháp giảng dạy…
Thực hiện phương châm giáo dục đào tạo không ngừng. không ngừng mở rộng giao
lưu quốc tế nhằm học hỏi kinh nghiệm, nâng cáo kiến thức.
Thành phố cần nghiên cứu các phương pháp phân luồng học sinh, sinh viên ngay
khi còn trên ghế nhà trường, cần khuyến khích học sinh vào học tại các trường dạy
nghề có học bổng từ ngân sách nhà nước tránh tình trạng thừa thầy thiếu thợ.
Xuất khẩu lao động
Đây là biện pháp giảm tỷ lệ thất nghiệp được rất nhiều địa phương áp dụng,
nó còn làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho nhà nước, đồng thời mở ra hướng đào tạo
nghề mới cho nguời lao động. không ngừng nâng cao chất lượng lao động xuất
khẩu về chuyên môn, sức khỏe, ngoại ngữ…xây dựng 1 hệ thống pháp luật về xuất

khẩu lao động nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động
Hỗ trợ giải quyết việc làm cho người thất nghiệp và thiếu việc làm
Bằng các biện pháp đẩy mạnh công tác dịch vụ tư vấn việc làm. Thứ hai,
việc giảm biên chế của thành phố, cần có các biện pháp giúp đỡ lao động thông qua
các hình thức tái tạo nghề, hỗ trợ tìm việc làm mới, cho vay tín dụng ưu đãi để tự
giải quyết việc làm…ngoài ra còn có các biện pháp hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp cho
người lao động, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin về thị tường lao động đến
từng xã, phường, thị trấn,… trên địa bàn thành phố.



×