Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung tại học viện công nghệ bưu chính viễn thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.33 KB, 4 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài: Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung tại Học viện

Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Tác giả luận văn: Phạm Lê Huy

Khóa: 2014B MSHV: CB140678

Người hướng dẫn: GVC-TS. Nguyễn Danh Nguyên
Từ khóa (keyword): Nâng cao năng lực, Cán bộ quản lý cấp trung, Học viện Công
nghệ Bưu chính viễn thông
Nội dung tóm tắt:
1. Lý do chọn đề tài
Về chính thức giáo dục chưa được coi là một thị trường phát triển hoàn hảo
giống nhiều thị trường hàng hóa khác, nhưng trong thực tế giáo dục đang có những
chuyển động mạnh mẽ sang hoạt động như một thị trường. Nhà nước cũng đã có các
văn bản về xã hội hoá giáo dục.
Thực hiện quyết định số 878/QĐ-BTTTT ngày 27/6/2014, Học viện Công nghệ
Bưu chính Viễn thông (Học viện) chính thức được điều chuyển từ đơn vị trực thuộc
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Thông
tin và Truyền thông. Học viện, dù được thành lập chưa lâu nhưng được thành lập trên
cơ sở sáp nhập 4 đơn vị sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu lâu năm của Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt Nam (Tập đoàn VNPT) nên đội ngũ cán bộ quản lý đã hoạt
động quá lâu trong môi trường doanh nghiệp, được bao bọc, hỗ trợ về kinh tế làm việc
theo cảm tính, thói quen nên tạo ra sức ỳ rất lớn, rất khó có thể bắt kịp khi Học viện
chuyển đổi sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Vì vậy, có thể
đánh giá một cách khái quát đội ngũ cán bộ quản lý hiện nay của Học viện vừa thừa,
vừa thiếu. Thừa những cán bộ năng lực hạn chế và thụ động, thiếu những cán bộ có
năng lực chuyên môn, năng động, sáng tạo, nhạy bén, có kiến thức về quản lý kinh tế,
biết ngoại ngữ. Trong thời gian tới, để có thể cạnh tranh và phát triển trong bối cảnh
như trên, một trong những ưu tiên hàng đầu của Học viện là phải tập trung đầu tư phát


triển nguồn nhân lực, trong đó đặc biệt quan tâm nâng cao năng lực quản lý của đội
ngũ cán bộ quản lý cấp trung. Xuất phát từ những đòi hỏi như trên nên tôi đã chọn Đề

1


tài “Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung tại Học viện
Công nghệ Bưu chính Viễn thông” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu chính của luận văn là đề xuất các giải pháp có đủ sở cứ lý
thuyết và sở cứ thực tiễn nhằm nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý
cấp trung tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
 Mục tiêu nghiên cứu: Làm rõ các yêu cầu về năng lực quản lý đối với đội ngũ
Cán bộ Quản lý cấp trung nhằm giúp Học viện đạt được mục tiêu chiến lược từ
nay đến năm 2020 và định hướng đến 2025; Đánh giá thực trạng năng lực quản
lý hiện tại của đội ngũ Cán bộ Quản lý cấp trung tại Học viện; Đề xuất một số
giải pháp nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ Cán bộ Quản lý cấp trung của
Học viện.
 Đối tượng nghiên cứu: Năng lực quản lý của CBQLCT tại Học viện. CBQLCT
bao gồm: cán bộ cấp Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, các Phòng, Ban, Trung
tâm; Viện trưởng, Viện phó, Giám đốc, Phó giám đốc các đơn vị nghiên cứu;
Trưởng, phó các khoa đào tạo tại Học viện.
 Phạm vi nghiên cứu: Năng lực cán bộ quản lý cấp trung tại Học viện Công nghệ
Bưu chính Viễn thông. Giải pháp nâng cao năng lực để đạt được mục tiêu chiến
lược từ nay đến năm 2020 và định hướng đến 2025.
3. Kết quả của đề tài:
 Chương 1: Một số vấn đề chung về năng lực của cán bộ quản lý cấp trung
trong các cơ sở đào tạo đại học.
Trước hết chúng ta nhận thấy rằng trong một tổ chức người quản lý giữ một vai
trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến thành công hoặc thất bại của tổ chức.

Tuy nhiên, người quản lý ở một phương diện nào đó không thể quản lý hết được nhân
viên cũng như bao quát toàn bộ công việc của một tổ chức do đó họ cần một đội ngũ
trung gian làm cầu nối giữa nhà quản lý cấp cao và nhân viên - hay còn gọi là nhà
quản lý cấp trung.
2


Hệ thống cấp bậc trong tổ chức là một yếu tố quan trọng để xác định công việc
của nhà quản lý. Về cơ bản có thể phân chia thành ba cấp độ trong hệ thống cấp bậc
quản lý, đó là: quản lý cấp cao, quản lý cấp trung và quản lý cấp cơ sở. Các nhà quản
lý cấp cao ở trên đỉnh của hệ thống cấp bậc và chịu trách nhiệm về hoạt động của toàn
bộ tổ chức. Các nhà quản lý cấp trung làm việc ở tầng nấc trung gian của tổ chức và
chịu trách nhiệm cho hoạt động của một bộ phận trong tổ chức. Nhà quản lý cấp cơ sở
(cấp thấp) sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp về hoạt động tạo ra giá trị của tổ chức ở mức
đơn vị cơ bản nhất (như hàng hóa, dịch vụ).
 Chương 2: Thực trạng năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung tại Học
viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Khái quát chung về Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Chương 2 luận
văn đã phân tích nguyên nhân, thực trạng và đánh giá qua khảo sát đối với CBQLCT
tại Học viện.
Cũng tại chương 2, tác giả đã xác định vị trí, vai trò của CBQLCT trong bộ máy
vận hành của Học viện trong giai đoạn hiện nay.
Từ khảo sát, đã đưa ra bức tranh toàn cảnh về năng lực, trình độ, kỹ năng và
phẩm chất của CBQLCT. Từ những phân tích, đánh giá, định lượng cụ thể qua từng
tiêu chí để nhận biết được những mặt được và chưa được, những mặt mạnh cần phát
huy và những điểm yếu cần khắc phục và hạn chế. Cũng qua khảo sát đã chỉ ra được
nguyên nhân của những hạn chế đang tồn tại của đội ngũ CBQLCT. Những nguyên
nhân có thể xuất phát từ bản thân của CBQLCT, từ cơ chế, chính sách đối với người
lao động của Học viện.
 Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ

cấp trung tại Học viện
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng của đội ngũ CBQLCT tại Học viện Công
nghệ Bưu chính Viễn thông, trong chương 3 luận văn đã đưa ra những quan điểm phát
triển của Học viện trong tương lại, quan điểm về đội ngũ cán bộ QLCT và đưa ra
những giải pháp cấp bách để nâng cao năng lực của đội ngũ CBQLCT. Trong đó có

3


giải pháp về đào tạo, phi đào tạo và các điều kiện cần thiết để thực hiện các giải pháp
đã đặt ra. Các điều kiện có thể bản thân CBQLCT, từ Học viện cũng như đơn vị chủ
quản của Học viện là Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp thu thập thông tin, phương pháp nghiên cứu lý
thuyết, nghiên cứu định tính kết hợp với việc sử dụng phân tích định lượng trong
thống kế thông qua bảng hỏi để phân tích, so sánh giữa các tiêu chí để làm cơ sở cho
việc đánh giá và tìm giải pháp cho đề tài.
4.

Kết luận
Với đặc thù là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông có

tiềm lực kinh tế và khoa học công nghệ. Vì vậy, Học viện đã xác định chuyển đổi sang
hoạt động như một đơn vị sự nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm về khoa học công
nghệ và đào tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Học viện đã xác
định được mục tiêu chiến lược đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
Tuy nhiên, việc phát hiện và giải quyết vấn đề về năng lực của đội ngũ
CBQLCT ở trong luận văn này chỉ là một trong nhiều cách tiếp cận khác nhau, đồng
thời còn mang nặng tính lý thuyết. Vì vậy, khi áp dụng vào thực tế sẽ phải rất nhiều
các biến số phức tạp và chưa tiên liệu hết được. Hy vọng rằng, luận văn này đưa ra

một số khuyến nghị để phát triển năng lực của đội ngũ CBQLCT. Tuy nhiên, do giới
hạn về thời gian có hạn và khả năng nắm bắt về lý thuyết và thực tiễn trong môi trường
đào tạo liên tục thay đổi nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Bởi
vậy, em rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn quan tâm đến đề tài này để
luận văn được hoàn thiện hơn.

4



×