Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng một số chế phẩm sinh học đến khả năng sinh trưởng năng suất giống chè TRI777 vụ hè thu 2014 tại xã Phúc Xuân thành phố Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (928.15 KB, 75 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN TĂNG
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG MỘT SỐ PHÂN SINH HỌC ĐẾN KHẢ
NĂNG SINH TRƢỞNG NĂNG SUẤT GIỐNG CHÈ TRI-777 VỤ HÈ THU
2014 TẠI XÃ PHÚC XUÂN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Địa chỉ

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nông học

Khóa hoc

: 2011-2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGUYỄN VĂN TĂNG
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG MỘT SỐ PHÂN SINH HỌC ĐẾN KHẢ
NĂNG SINH TRƢỞNG NĂNG SUẤT GIỐNG CHÈ TRI-777 VỤ HÈ THU
2014 TẠI XÃ PHÚC XUÂN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Địa chỉ

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nông học

Khóa hoc

: 2011-2015

Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Đỗ Thị Ngọc Oanh

Thái Nguyên, năm 2015


i


LỜI CẢM ƠN

Lần đầu tiên bƣớc chân vào giảng đƣờng đại học với biết bao điều bỡ ngỡ, lo
lắng và hào hứng. Đặc biệt, đƣợc khoác trên mình dòng chữ “Sinh viên trƣờng đại
học Nông Lâm Thái Nguyên”, một ngôi trƣờng đã gắn bó với bao thế hệ sinh viên,
có trên 40 năm kinh nghiệm giảng dạy và đào tạo đội ngũ cán bộ trong nhiều lĩnh
vực khác nhau cho các tỉnh Trung Du miền núi Phía Bắc Việt Nam.
Thực tập tốt nghiệp là công đoạn cuối cùng của tất cả sinh viên trƣớc khi gia
trƣờng, nó nhƣ là trang giấy cuối tổng kết lại tất cả trong 4 năm học tập, rèn luyên
về đạo đức, kỹ năng và tƣ cách của một sinh viên.
Đƣợc sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trƣờng, Ban chủ nhiệm khoa Nông
Học, bộ môn cây chè, em đã tiến hành thực hiện đề tài “ Nghiên cứu ảnh hƣởng
một số chế phẩm sinh học đến khả năng sinh trƣởng năng suất giống chè TRI777 vụ hè thu 2014 tại xã Phúc Xuân thành phố Thái Nguyên”. Qua đây, em xin
đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới toàn thể thầy cô giáo trong nhà
trƣờng, gia đình, bạn bè đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em thực hiện đề tài. Đặc biệt ,
em xin cảm ơn cô giáo TS. Đỗ Thị Ngọc Oanh

ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ

bảo tận tình em trong quá trình hoàn thành khóa luận này.
Mặc dù rất cố gắng song do điều kiện thời gian và kiến thức còn hạn chế nên
bản khóa luận này của em không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Em rất kính mong nhận
đƣợc những ý kiến đóng góp chân thành từ các thầy , các cô để bài khóa luận của
em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 29 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Văn Tăng



ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1.1. Liều lƣợng và thời kỳ bón đạm ............................................................... 7
Bảng 3.1. Chỉ tiêu và phƣơng pháp đánh giá. ........................................................... 26
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu sinh trƣởng cây chè 20 tuổi TRI-777 .............................. 28
Bảng 4.2: Ảnh hƣởng các chế phẩm đến yếu tố cấu thành năng suất. ...................... 29
Bảng 4.3: Ảnh hƣởng các chế phẩm đến năng suất búp chè tƣơi. ............................ 30
Bảng 4.4: Năng suất và chất lƣợng nguyên liệu ....................................................... 32
Bảng 4.5: Mức độ biểu hiện sâu bệnh hại ................................................................. 34
Bảng 4.6: Chi phí sử dụng phân sinh học cho 1 lứa chè ........................................... 35


iii

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1:Sơ đồ bố trí thí nghiệm…………………………………………………...24

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1:Thể hiện năng suất qua 5 lứa hái………………………………………31


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………...i
DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ iii
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1
1.1.Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ................................................................................................ 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học để xác định bón phân cho chè .................................................... 3
2.1.1. Cơ sở sinh lý của việc sử dụng phân bón cho cây trồng ................................... 3
2.1.2 Bón phân cho chè .............................................................................................. 5
2.1.3. Vai trò sinh lý của phân N,P,K đối với chè .................................................... 10
2.1.4. Vai trò phân sinh học trong sản xuất nông nghiệp ......................................... 10
2.2. Hiện trạng sử dụng các phân sinh học trong sản xuất NN ................................. 11
2.3. Kĩ thuật bón phân cho chè .................................................................................. 12
2.4. Đặc điểm của một số phân sinh học sử dụng trong thí nghiệm ......................... 14
2.5. Những kết quả nghiên cứu về phân sinh học trong sản xuất NN....................... 17
2.6. Đặc điểm của giống chè TRI-777 ...................................................................... 22
PHẦN 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........ 23
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 23
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu...................................................................................... 23
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 23
3.3. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................ 23
3.3.1. Các loại chế phẩm dùng trong thí nghiệm ...................................................... 23
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................... 23
3.4.1. Công thức thí nghiệm: ..................................................................................... 23


v

3.4.2. Sơ đồ bố trí ...................................................................................................... 24
3.4.3 Cách sử dụng chế phẩm ................................................................................... 24

3.4.4 Các chỉ tiêu theo dõi ......................................................................................... 26
3.4.5 Phƣơng pháp thu thập số liệu và sử lý số liệu.................................................. 27
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 28
4.1. KẾT QUẢ .......................................................................................................... 28
4.1.1.Ảnh hƣởng các chế phẩm sinh học đến sinh trƣởng của cây chè .................... 28
4.1.2. Ảnh hƣởng các phân sinh học đến năng suất .................................................. 29
4.1.3. Ảnh hƣởng các phân sinh học đến mức độ nhiễm sâu hại .............................. 33
4.2. THẢO LUẬN..................................................................................................... 35
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 36
5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 36
5.2. ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm ở vùng trung du Bắc Bộ, có diện tích
tự nhiên là 3.541,1km2 , chiếm 1,08% diện tích và 1,34% dân số cả nƣớc. Thái
Nguyên có vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng và phát triển cây chè.
Chè là loại cây công nghiệp dài ngày đƣợc trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc
và miền Trung Tây Nguyên, đặc biệt là ở tỉnh Thái Nguyên. Sản xuất chè trong
nhiều năm qua đã đáp ứng đƣợc nhu cầu về chè uống cho nhân dân, đồng thời còn
xuất khẩu đạt kim ngạch hàng chục triệu USD mỗi năm. Phát triển ngành chè là vấn
đề đang đƣợc coi trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Sản
xuất chè là một trong những ngành có thế mạnh ở Thái Nguyên. Cây chè ít tranh
chấp đất với cây lƣơng thực, thích hợp trên đất dốc. Trồng chè có tác dụng phủ xanh

đất trống đồi núi trọc, hạn chế xói mòn, rửa trôi. Chè là cây trồng sử dụng có hiệu
quả đất đai, khí hậu vùng đồi núi. Phát triển chè sẽ thu hút đƣợc lƣợng lao động
đáng kể, không những chỉ trong khâu sản xuất nguyên liệu mà cả khâu chế biến và
tiêu thụ. Cây chè tỉnh Thái Nguyên đã từng là “cây xoá đói giảm nghèo” và hiện
đang là “cây làm giàu” của nhiều hộ nông dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên.
Tiềm năng sử dụng các chế phẩm sinh học trong canh tác cây chè rất lớn, là
một hƣớng đi đúng đắn, hƣớng tới một nền nông nghiệp hữu cơ, sinh thái bền vững
và thân thiện với môi trƣờng. Tuy nhiên, trên thực tế, việc sử dụng chế phẩm sinh
học ở vùng chè Phúc Xuân Thái Nguyên còn rất ít, chƣa đa dạng sản phẩm, giá
thành cao, khó mua, hiệu quả chƣa nhìn thấy ngay. Nên ta phải tìm phân sinh học
nào tốt để chợ giúp cây chè sinh trƣởng phát triển làm tăng năng suất, chất lƣợng.
Đất Thái Nguyên chủ yếu là đất chua nên bón phân có tính chất chua nhƣ
phân đạm urê, phân lân có tính axit làm cho đất ngày càng chua thêm, cây trồng dễ
bị ngộ độc rễ nhƣ: Bệnh nghẹt rễ lúa, ngô chân chì, chè bó rễ… Do vậy, nên cây
trồng sinh trƣởng, phát triển kém, đất ngày càng bị chai cứng, thoái hóa nghèo kiệt.


2

Chất và lƣợng các nguyên tố dinh dƣỡng của nhiều loại phân bón không bảo
đảm nên khi sử dụng đã ảnh hƣởng xấu đến sinh trƣởng của cây trồng. Bón các loại
phân này không những không tăng năng suất cây trồng và chất lƣợng nông sản mà
còn gây thiệt hại kinh tế cho các hộ nông dân.
Tăng lƣợng phân bón NPK cho 1 ha gieo trồng theo nguyên tắc cân đối đạm,
lân, kali. Tuỳ theo điều kiện của mỗi gia đình, mỗi địa phƣơng, việc sử dụng phân
bón phải theo hƣớng bón phối hợp phân hữu cơ và vô cơ để có đủ dinh dƣỡng NPK
cho cây chè, đặc biệt trên đất bạc màu, đất trống đồi trọc.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Xác định ảnh hƣởng của 3 phân sinh học đến sinh trƣởng và năng suất của chè
TRI-777.

1.3. Yêu cầu của đề tài
- Xác định ảnh hƣởng của phân sinh học đến sinh trƣởng của chè.
- Xác định ảnh hƣởng của phân sinh học đến năng suất chè.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học
Khu vực nghiên cứu có nhiều nhóm hộ làm chè lâu đời, điển hình với tiềm
năng kinh tế lớn, tạo việc làm cho nhiều lao động, nhiều nhóm hộ giầu nên từ làm
chè. Các kết quả nghiên cứu của đề tài hƣớng đến sự phát triển bền vững của cây
chè ở nơi đây, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân địa phƣơng. Đề tài sử
dụng các hƣớng tiếp cận trên để mô tả thực trạng của các hộ nông dân làm chè, để
phân tích những điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và thách thức.
- Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài đƣa ra những giải pháp để phát triển bền vững hơn, là cơ sở khoa học
cho các hộ gia đình trồng chè để phát triển bền vững vùng chè, phù hợp với nhu cầu
của ngƣời dân .


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học để xác định bón phân cho chè
2.1.1. Cơ sở sinh lý của việc sử dụng phân bón cho cây trồng
Việc sử dụng phân bón hợp lý cho cây trồng tức là phải dựa trên nhu cầu
sinh lý của cây (Giáo trình sinh lý thực vật do GS.TS. HOÀNG MINH TẤN chủ
biên). Để có một chế độ phân bón hợp lý cho cây trồng, ta cần xác định lƣợng phân
bón cho cây trồng, tỉ lệ thích hợp giữa các loại phân bón, giai đoạn sử dụng phân
bón và phƣơng pháp bón phân hợp lý.
 Xác định lƣợng phân bón thích hợp
Lƣợng phân bón(LPB) hợp lý có thể theo công thức sau:

LPB=(Nhu cầu dinh dƣỡng của cây – Khả năng cung cấp của đất)/Hệ số sử dụng phân
bón
- Xác định nhu cầu dinh dƣỡng của cây trồng
Nhu cầu dinh dƣỡng của cây trồng là lƣợng chất dinh dƣỡng mà cây cần qua
các thời kỳ sinh trƣởng để tạo nên một năng suất tối đa. Hầu hết lƣợng chất dinh
dƣỡng này cây lấy từ đất. Ngƣời ta thƣờng tính nhu cầu dinh dƣỡng của yếu tố phân
bón nào đó bằng lƣợng phân bón mà cây cần để tạo một đơn vị năng suất kinh tế.
Có nhu cầu dinh dƣỡng tổng số tính toán cho cả chu kỳ sống của cây, nhƣng
cũng có nhu cầu dinh dƣỡng tính cho từng giai đoạn sinh trƣởng. Nhu cầu dinh
dƣỡng đƣợc tính cho từng yếu tố riêng biệt. Ví dụ nhƣ muốn đạt năng suất chè 10
tấn/ha/năm thì cây chè cần hút bao nhiêu kg N,P,K…?
Nhu cầu dinh dƣỡng của cây trồng là một chỉ tiêu thay đổi rấ nhiểu. Nó thay
đổi theo tƣờng loại cây trồng và giống cây trồng khác nhau, theo các điều kiện và
mức độ thâm canh, theo biến động của thời tiết….
Muốn xác định nhu cầu dinh dƣỡng của cây thì ta phải tiến hành phân tích
hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng trong cây. Ngƣời ta tiến hành phân tích vào giai
đoạn mà cây tích lũy tối đa trƣớc khi thu hoạch, không phải là lúc cây tàn lụi.


4

- Khả năng cung cấp của đất
Đó là độ màu mỡ của đất. Độ màu mỡ này tùy thuộc các loại đất khác nhau.
Có thể dùng phƣơng pháp hóa học và sinh học để xác định độ phì nhiêu của đất.
Phương pháp phân tích hóa học
Để xác định độ phì nhiêu của đất ta chỉ tiến hành phân tích thành phần các
nguyên tố dinh dƣỡng có trong đất. Hàm lƣợng dinh dƣỡng trong đất thuộc 2 chỉ
tiêu: tổng số và dễ tiêu. Lƣợng chất dinh dƣỡng dễ tiêu thƣờng di động trong dung
dịch đất, còn lƣợng tổng số thì ngoài chất dinh dƣỡng dễ tan trong dung dich đất,
còn lƣợng tổng số thì ngoài chất dinh dƣỡng tan trong dung dich đất còn lƣợng dinh

dƣỡng hấp thụ trên keo đất và dữ chặt trong đất.
Phương phát sinh học
Ta lấy một lƣợng đất nhất định rồi giao vào đó một lƣợng hạt nhất định. Để
cho hạt nảy mầm và cây con sinh trƣởng tự nhiên mà không bón them gì ngoài nƣớc
tinh khiết. Sau đó một thời gian cây con hút cạn hết các chất dinh dƣỡng mà đất có
khả năng cung cấp. Ta tiến hành phân tích lƣợng dinh dƣỡng có trong toàn bộ mẫu
thu hoach. Trƣớc khi gieo ta phải phân tích lƣợng dinh dƣỡng có trong hạt đem
gieo. Khả năng cung cấp chất dinh dƣỡng của đất sẽ bằng lƣợng chất dinh dƣỡng có
trong mẫu cây trừ đi lƣợng chất ding dƣỡng có trong hạt.
- Hệ số sử dụng phân bón
Là tỉ lệ lƣợng chất dinh dƣỡng mà cây có khả năng lấy đi so với lƣợng phân
bón vào đất.
 Xác định tỷ lệ giữa các loại phân bón và thời kỳ bón phân
- Tỷ lệ phân bón
Giữa các yếu tố dinh dƣỡng N,P,K có một tỉ lệ tối ƣu nhất định cho từng
giống cây trồng và thậm chí cho các giai đoạn sinh trƣởng khác nhau. Tye lệ N,P,K
thích hợp làm cho cây sinh trƣởng phát triển tốt, cân đối và cho năng suất cao nhất.
Nếu tỷ lệ không cân đối thì sẽ làm giảm hiệu quả của từng yếu tố phân bón và giảm
năng suất. Chẳng hạn bón đạm quá nhiều thì hiệu quả P,K bị giảm sút và ngƣợc lại.


5

Để xác định tỷ lệ bón phân thích hợp thì ta cần tiến hành thí nghiệm cho từng cây
trồng. Công thức nào cho năng suất cao nhất thì công thức bón phân đó có hiệu quả.
- Thời kì bón phân
Mỗi thời kỳ sinh trƣởng, cây trồng cần một lƣợng phân bón nhất định, khác
nhau.Vì vậy, cần phân phối dinh dƣỡng theo yêu cầu của cây trong các giai đoạn
khác nhau.. Có hai thời kỳ ta cần ƣu tiên cung cấp cho cây là thời kỳ khủng hoảng
và thời kỳ hiệu suất cao nhất. Thời kỳ khủng hoảng nếu thiếu nó thì ảnh hƣởng

mạnh nhất đến sinh trƣởng và năng suất của cây trồng. Thời kỳ hiệu suất cao nhất là
thời kỳ các yếu tố dinh dƣỡng phát huy hiệu quả cao nhất.
 Phƣơng pháp bón phân thích hợp
Tùy từng cây trồng mà bón. Có thể sử dụng phƣơng pháp bón lót, bón thúc hoặc
phun qua lá….
- Bón lót là bón trƣớc khi gieo trồng nhằm cung cấp chất dinh dƣỡng ban đầu
cho sự sinh trƣởng ban đầu của cây. Tùy từng cây trồng mà bón lót với lƣợng khác
nhau. Với phân lân và vôi do hiệu quả của chúng chậm nên bón lƣợng lớn. Phân
đam và kali hiệu quả chúng nhanh và dễ bị rửa trôi lên ta bón lót một lƣợng vừa đủ
cho sinh trƣởng của cây trồng còn chủ yếu bón thúc.
- Bón thúc là bón nhiều lần vừa làm thỏa mãn nhu cầu vừa tránh lãnh phí do
bị rửa trôi trong đất.
- Phun phân qua lá là phƣơng phát bón tích kiệm nhất và phát huy hiểu quả
nhanh nhất. Tuy nhiên , tùy từng loại cây trồng và loại phân bón mà ta sử dụng
phƣơng phát phun qua lá.
2.1.2 Bón phân cho chè
Bón phân cho chè( Giáo trình cây chè do TS. LÊ TẤT KHƢƠNG chủ biên)
trong thời kỳ sản xuất có ảnh hƣởng trực tiếp đến sinh trƣởng, sản lƣợng và phẩm
chất của chè.
Cơ sở khoa học của việc bón phân cho chè gồm những điểm chính nhƣ sau:
- Cây chè có khả năng liên tục hút dinh dƣỡng trong chu kỳ phát dục hàng
năm cũng nhƣ trong chu kỳ phát dục cả đời sống của nó. Mặc dù trong điều kiện


6

của ta, về mùa đông cây chè tạm ngừng sinh trƣởng, nhƣng vẫn yêu cầu lƣợng dinh
dƣỡng tối thiểu, do đó việc cung cấp dinh dƣỡng cho cây cần đầy đủ và thƣờng
xuyên trong năm.
- Quá trình sinh trƣởng dinh dƣỡng và sinh trƣởng sinh thực của cây chè

không có giới hạn rõ ràng. Vì vậy, cần phải bón phân hợp lý để khống chế quá trình
sinh thực cho chè hái búp và khống chế quá trình sinh trƣởng dinh dƣỡng cho chè
thu hoạch giống.
- Khả năng thích ứng với điều kiện dinh dƣỡng của cây chè rất rộng rãi. Nó
có thể sống ở nơi đất rừng màu mỡ mới khai phá song cũng có thể sống ở những nơi
đất nghèo dinh dƣỡng và vẫn cho năng suất nhất định. Do đặc điểm đó, muốn nâng
cao năng suất chè cần phải bón phân đầu đủ.
- Đối tƣợng thu hoạch chè là búp và lá non. Mỗi năm thu hoạch từ 5 - 10t/ha,
vì thế, lƣợng dinh dƣỡng trong đất mất đi khá nhiều, nếu không bổ sung kịp cho đất
thì cây trồng sẽ sinh trƣởng kém và cho năng suất thấp.
- Theo Eden (1958) trong búp chè non có 4,5% N; 1,5% P2O5 và 1,2 - 2,5%
K2O. Theo tài liệu của Trung Quốc nếu thu hoạch 7,5 tấn búp/ha, cần phải cung cấp
N: 37,5 kg, P2O5: 75kg và K2O: 112 - 150 kg.
Ngoài ra cần chú ý : hàng năm trọng lƣợng cành lá đốn cũng xấp xỉ bằng
trọng lƣợng búp và lá non đã thu hoạch .
Từ những dẫn liệu trên, cho thấy cây chè có những đặc điểm dinh dƣỡng
khác với một số cây trồng khác, nhu cầu về dinh dƣỡng khoáng của cây chè rất lớn.
Vì vậy, cần xét từng điều kiện cụ thể để xây dựng chế độ bón phân hợp lý cho chè.
a) Sử dụng phân đạm cho chè:
Trong cây, hàm lƣợng đạm tập trung nhiều nhất ở các bộ phận non nhƣ búp
và lá non, đạm có ảnh hƣởng rõ rệt đến sinh trƣởng của cây và có ảnh hƣởng trực
tiếp đến năng suất. Thiếu đạm cây sinh trƣởng kém, lá nhỏ, búp nhỏ và búp bị mù
nhiều, do đó năng suất thấp. Yêu cầu về đạm thay đổi tùy theo loại đất tuổi của cây
và năng suất của vƣờn chè. Tài liệu của trại thí nghiệm chè Phú Hộ - Vĩnh Phú cho
thấy bón đạm đầy đủ, sản lƣợng búp chè tăng 2 - 2,5 lần so với đối chứng không


7

bón. Theo M.L Bziava (1973) liều lƣợng đạm tăng, sản lƣợng búp sẽ tăng, song để

đạt đƣợc năng suất 10t/ha bón 200 kg N/ha cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
Về phẩm chất, nếu bón đạm không hợp lý, bón quá nhiều hoặc bón đơn độc
đều làm giảm chất lƣợng chè. Khi bón nhiều đạm hàm lƣợng protein ở trong lá tăng
lên. Protein kết hợp với tanin thành các hợp chất không tan vì thế lƣợng tanin trong
chè bị giảm đi. Mặt khác khi bón nhiều đạm, hàm lƣợng ancaloit trong chè tăng lên
làm cho chè có vị đắng.
Những kết quả chuẩn đoán dinh dƣỡng trong lá chè của Liên Xô cho thấy: ở cây chè
thiếu đạm, hàm lƣợng đạm trong lá là 2,2 - 2,4%, trong búp là 3 - 3,5%. Cây chè đủ
dinh dƣỡng hàm lƣợng đạm tƣơng ứng là: 2,9 - 3,4% và 4,7 - 5,0%.
Trong điều kiện của ta, liều lƣợng và thời kỳ bón đạm đƣợc quy định nhƣ sau (theo
quy trình của Bộ Nông nghiệp 1975).
Bảng 2.1.1. Liều lƣợng và thời kỳ bón đạm
Loại chè

Liều lƣợng

Số lần

N/ha (kg)

bón

Thời gian bón

Năng suất búp dƣới 6 tấn/ha

80 - 120

3-5


Từ tháng 1 đến tháng

Năng suất búp 6t - 10t/ha

120 - 160

3-5

9

Năng suất búp 10t/ha

160 - 200

4-6

Từ tháng 1 đến tháng
9
Từ tháng 1 đến tháng
10

Ghi chú: Bón sâu 6 - 8 cm theo tán chè vào lúc đất có độ ẩm 70 - 80%, lấp đất kín.
b) Sử dụng phân lân cho chè:
Theo các tài liệu nghiên cứu của Liên Xô, bón lân có ảnh hƣởng tăng năng
suất và phẩm chất búp chè rõ rệt.
Ở nƣớc ta, việc nghiên cứu hiệu quả của phân lân đối với năng suất và phẩm
chất búp mới tiến hành chƣa đƣợc bao lâu. Song kết quả sơ bộ rút ra từ thí nghiệm
10 năm bón phân N,P,K cho chè tại trại thí nghiệm chè Phú Hộ cho thấy: trên cơ sở



8

bón 100 kgN/ha, bón thêm 50kg P2O5 qua từng năm không có sự chênh lệch gì đáng
kể về năng suất, nhƣng từ năm thứ 7 trở đi bội thu tăng dần một cách rõ rệt và để
chúng qua 10 năm thì supe lân tỏ ra có hiệu lực chắc chắn và đáng tin cậy. Bình
quân 10 năm 1kg P2O5 đã làm tăng đƣợc 3,5kg búp chè.
Kết quả phân tích lá chè và đất trồng chè ở Liên Xô cho thấy: ở cây chè thiếu
lân, hàm lƣợng lân (P2O5) trong lá là 0,27 - 0,28%, trong búp là 0,5 - 0,75%. Cây
chè đủ dinh dƣỡng hàm lƣợng lân tƣơng ứng là 0,33 - 0,39% và 0,82 - 0,86%. nếu
trong đất hàm lƣợng P2O5 là 30 - 32mg/100g đất, là thiếu nhiều lân.
Theo quy trình của Bộ Nông nghiệp: đối với chè đang kinh doanh thì 3 năm
bón phân lân một lần vào tháng 11 - 12 với liều lƣợng 100kg P2O5/ha.
c) Sử dụng phân kali cho chè:
Trên những nƣơng chè mới trồng, phân kali không có hiệu quả vì trên những
loại đất mới khai phá hàm lƣợng K2O trong đất đủ cho yêu cầu sinh trƣởng phát
triển của cây (20 - 25mg K2O/100G đất) ở những nơi thƣờng xuyên bón N, K với
liều lƣợng cao trong nhiều năm, đất trở nên thiếu kali thì hiệu quả việc bón K2O rất
rõ rệt, theo số liệu của G.S. Goziaxivili (1949) bón K2O trên đất đỏ với liều lƣợng
80 - 320kg/ha có thể tăng sản 28 - 55% so với đối chứng bón N,P. Những nghiên
cứu của A.D. Makharobitze (1948) cho thấy phẩm chất nguyên liệu trong các công
thức bón phân khác nhau đƣợc xếp theo thứ tự sau: P, K, N và không bón. Những
kết quả nghiên cứu của Liên Xô cho thấy: hàm lƣợng kali trong lá dƣới 0,5%, dấu
hiệu thiếu kali biểu hiện rõ, trên 1% thì cây sinh trƣởng bình thƣờng. Hàm lƣợng
K2O 15mg/100g đất là thiếu kali, trên 15mg/100g đất, cây sinh trƣởng bình thƣờng.
Kết quả sử dụng phân kali cho những nƣơng chè sản xuất ở ta rất rõ rệt. Kali
có ảnh hƣởng tốt đến sinh trƣởng và sản lƣợng búp.
Tùy theo năng suất, lƣợng kali bón cho chè kinh doanh đƣợc quy định cụ thể
nhƣ sau:
Loại đạt năng suất búp tƣơi dƣới 6t/ha, bón 40 - 60 kg K2O/ha
Loại đạt năng suất búp tƣơi từ 6 - 10t/ha, bón 60 - 80 kg K2O/ha

Loại đạt năng suất búp tƣơi trên 10t/ha, bón 80 - 100 kg K2O/ha


9

Phân kali bón làm hai lần vào tháng 1 và tháng 7.
Vấn đề bón phối hợp N, P, K cho cây chè tùy thuộc vào điều kiện canh tác ở
mỗi vùng và năng suất cụ thể của nƣơng chè.
d) Sử dụng phân hữu cơ cho chè:
Bón phân hữu cơ cho chè ngoài việc cung cấp thức ăn cho cây, còn có tác
dụng cải thiện tính chất vật lý, hóa học, sinh vật học và chế độ nƣớc trong đất.
Nguồn phân hữu cơ gồm có phân chuồng, phân trấp, phân xanh và các nguyên liệu
ép xanh (dùng cành lá sau khi đốn vùi vào giữa hai hàng chè).
Ngƣời ta rất coi trọng hiệu quả về sau của việc bón phân hữu cơ cho chè. Kết
quả nghiên cứu của N.L.Bziava (1973) cho thấy trung bình 16 năm, phân chuồng
làm tăng sản lƣợng búp 18%, phân xanh 16% và phân trấp 9%.
Theo quy trình hiện nay đối với chè kinh doanh 3 năm, bón phân hữu cơ một
lần với liều lƣợng 25t/ha.
e) Một số nguyên tố vi lƣợng:
Sử dụng các nguyên tố vi lƣợng (bo, đồng, mangan, molipđen, kẽm, coban
và iôt) vào việc trồng trọt (xử lý các hạt trƣớc khi gieo) và bón vào đất, phun lên lá,
có thể tác động mạnh vào các quá trình sinh lý của cây trồng khác nhau, do đó có
thể làm tăng năng suất và phẩm chất chè.
Nhiều nguyên tố vi lƣợng có ảnh hƣởng tốt tới quang hợp: Mn, Cu, B, Co và
Mo đẩy mạnh sự tổng hợp diệp lục trong lá và phân giải diệp lục trong tối. B và các
nguyên tố khác tăng cƣờng sự tổng hợp Gluxit, làm cho sự tổng hợp và vận chuyển
xacaro và các gluxit khác thuận lợi hơn (Scônich 1955). Mn, Zn, Cu, Mo và trong
nhiều trƣờng hợp cả B làm tăng độ hô hấp và tốc độ của quá trình ôxi hóa khử.
Phân vi lƣợng hiện nay đang bắt đầu đƣợc sử dụng rộng rãi trong thực tế
nông nghiệp và đƣợc coi là một khả năng tiềm tàng góp phần đẩy mạnh sự phát

triển của ngành trồng trọt và chăn nuôi. Song việc nghiên cứu và sử dụng phân vi
lƣợng cho chè còn rất ít. Ở nƣớc ta bƣớc đầu đang nghiên cứu ảnh hƣởng của một
số nguyên tố vi lƣợng nhƣ Zn, B, Mo, Mn, Cu, đối với sự sinh trƣởng và phát dục


10

của chè, hoặc dùng H3BO4 (0,02%) phun phối hợp với urê (2%) và vôfatôc (0,2%)
để trừ sâu và thúc sinh trƣởng cho chè càng cho kết quả tốt.
2.1.3. Vai trò sinh lý của phân N,P,K đối với chè
( Giáo trình cây chè do TS. LÊ TẤT KHƢƠNG chủ biên)
Đạm (N):Là chất cần thiết để giúp cây sinh trƣởng, phát triển các mô sống,
tạo diệp lục tố, nguyên sinh chất, axít nucleic và protein. Làm tăng chất lƣợng của
rau ăn lá, hạt ngũ cốc. Khi thiếu đạm: cành lá sinh trƣởng kém, còi cọc, ít nhánh, ít
chồi, lá non nhỏ, lá già có màu xanh nhạt đến vàng từ chóp lá và dễ bị rụng, rễ ít
pháp triển. Khi thiếu đạm trầm trọng năng suất thấp thu hoạch và hàm lƣợng protein
thấp. Vàng từ lá già lên. Khi thừa đạm: cây sinh trƣởng rất mạnh, lá to, tán to, mềm
yếu, dễ đổ ngã, dễ nhiễm sâu bệnh…
Lân (P): Là chất cần thiết của quá trình trao đổi năng lƣợng, protein và phân
chia tế bào của cây, là thành phần của axít nucleic, amino axít, protein phospho - lipid,
coenzim, nhiễm sắc thể. Lân kích thích rễ và ra hoa. Khi thiếu lân: Cây còi cọc, thân
yếu, lá mỏng, trƣởng thành có màu xanh sẫm đến tím đỏ, rễ kém phát triển, khó ra hoa,
ít trái, chín chậm, năng suất, chất lƣợng thấp, trái thƣờng có vỏ dày, xốp. Khi thừa lân:
khó phát hiện hiện tƣợng thừa lân. Thừa lân thƣờng kèm theo hiện tƣợng thiếu kẽm và
đồng.
Kali (K): Giúp tăng khả năng hoạt động của khí khổng, hoạt hoá enzim
quang hợp và tổng hợp hydrat carbon. Giúp vận chuyển hydrat carbon, tổng hợp
protein. Tăng cƣờng khả năng sử dụng ánh sáng khi thời tiết lạnh và mây mù. Có
tác dụng nâng cao khả năng chống rét cho cây. Làm tăng độ lớn của hạt và cải thiện
chất lƣợng rau quả. Thiếu kali: chóp lá già chuyển màu vàng nâu, sau đó lan dần

vào trong theo chiều từ chóp lá trở xuống, từ mép lá trở vào. Thiếu nặng, phần lớn
lá bị cháy và rụng. Cây phát triển chậm và còi cọc thân yếu dễ bị đổ ngã. Thừa kali:
khó nhận biết, tuy nhiên khi bón nhiều kali trái cam bị sần sùi.
2.1.4. Vai trò phân sinh học trong sản xuất nông nghiệp
Vai trò của chế phẩm sinh học(TS. Dƣơng Hoa Xô-Trung tâm CNSH TP.Hồ
Chí Minh), trong đó có vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp đƣợc thừa nhận có


11

các ƣu điểm sau đây: Không gây ảnh hƣởng tiêu cực đến sức khỏe con ngƣời, vật
nuôi, cây trồng. Không gây ô nhiễm môi trƣờng sinh thái. Có tác dụng cân bằng hệ
sinh thái ( vi sinh vật, dinh dƣỡng …) trong môi trƣờng đất nói riêng và môi trƣờng
nói chung. Ứng dụng các chế phẩm sinh học không làm hại kết cấu đất, không làm
chai đất, thoái hóa đất mà còn góp phần tăng độ phì nhiêu của đất. Có tác dụng
đồng hóa các chất dinh dƣỡng, góp phần tăng năng suất và chất lƣợng nông sản
phẩm. Có tác dụng tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại, tăng khả năng
đề kháng bệnh của cây trồng mà không làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng nhƣ các loại
thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học khác. Có khả năng phân hủy, chuyển hóa các
chất hữu cơ bền vững, các phế thải sinh học, phế thải nông nghiệp, công nghiệp,
góp phần làm sạch môi trƣờng.
Phân bón hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh, chất tăng trƣởng cây trồng: Là sản
phẩm phân bón đƣợc tạo thành thông qua quá trình lên men vi sinh vật các hợp chất
hữu cơ có nguồn gốc khác nhau,có sự tác động của vi sinh vật hoặc các hợp chất
sinh học đƣợc chuyển hóa thành mùn.Trong loại phân này có đầy đủ thành phần là
chất hữu cơ,có phối chế thêm tác nhân sinh học( vi sinh, nấm đối kháng )bổ sung
thêm thành phần vô cơ đa lƣợng(NPK)và vi lƣợng.Tuỳ thuộc vào nhu cầu của sản
xuất mà có thể cân đối phối trộn các loại phân nguyên liệu sao cho cây trồng phát
triển tốt nhất mà không cần phải bón bất kỳ các loại phân đơn nào.Phân phức hợp
hữu cơ sinh học có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc.Loại phân này có hàm lƣợng

dinh dƣỡng cao nên khi bón trộn đều với đất. Nếu sản xuất phù hợp cho từng loại
cây trồng thì đây là loại phân hữu cơ tốt nhất.
Phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh đƣợc sự trợ giúp của vi
sinh vật chuyên biệt có khả năng thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hóa các phế
thải hữu cơ thành phân bón.
2.2. Hiện trạng sử dụng các phân sinh học trong sản xuất NN
Hiện nay,sự phát triển của nền nông nghiệp nƣớc ta đang đi vào mức độ
thâm canh cao với việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học,thuốc bảo vệ
thực vật hóa học và hàng lọat các biện pháp nhƣ trồng lúa 3 vụ,phá rừng canh tác


12

chè,cà phê,hồ tiêu,điều… với mục đích khai thác,chạy theo năng suất và sản lƣợng.
Chính vì vậy, với sự canh tác trên đã làm cho đất đai ngày càng thoái hóa,dinh
dƣỡng bị mất cân đối,mất cân bằng hệ sinh thái trong đất, hệ vi sinh vật trong đất bị
phá hủy,tồn dƣ các chất độc hại trong đất ngày càng cao,nguồn bệnh tích lũy trong
đất càng nhiều dẫn đến phát sinh một số dịch hại không dự báo trƣớc.
Chính vì vậy,xu hƣớng quay trở lại nền nông nghiệp hữu cơ với việc tăng
cƣờng sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ trong canh tác cây trồng đang
là xu hƣớng chung của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
2.3. Kĩ thuật bón phân cho chè
Bón phân cho cây chè (Nguồn: Cục trồng trọt)
Chè là cây công nghiệp dài ngày, sản phẩm là búp chè chỉ chiếm 8-13% sinh
khối của cây, lại phải thu hái nhiều lần trong 1 năm, mặt khác năng suất chè của ta
chƣa cao, cho nên so với những cây công nghiệp dài ngày khác nhƣ cà phê, cao
su...nhu cầu dinh dƣỡng của cây chè không lớn. Với năng suất 2 tấn búp khô trên
1ha/năm, chè lấy đi từ đất trung bình là 80kg N, 23 kg P2O5, 48kg K2O và 16 kg
CaO. Tuy nhiên ngoài hàm lƣợng búp chè đƣợc hái hàng năm, chè còn đƣợc đốn
cành, chặt cây và mang đi khỏi vƣờn, cho nên tổng lƣợng các chất dinh dƣỡng chè

lấy đi khỏi đất là 144 kg N, 71 kgP2O5, 62kg K2O , 24kg MgO và 40 kg CaO.
Lƣợng phân đạm bón cho chè ở những năm trồng đầu tiên thƣờng cao hơn,
thay đổi trong khoảng 120-240kg N/ha. Tỷ lệ N: K2O vào lúc này là 1:0,5. Vào thời
kỳ thu hoạch , tỷ lệ này là 1:1, với lƣợng bón là 240-300kg N và 240-300kg K2O.
Liều lƣợng lân thƣờng không cao nhƣ đạm và kali. Mức bón vào khoảng 6080 kg P2O5 cho 1 ha chè.
Bón phân cân đối, đúng tỷ lệ và liều lƣợng làm cho năng suất chè tăng 1420%, với hệ số lãi là 2,8-3,9 lần. Bón phân đúng còn làm tăng hàm lƣợng tanin
thêm 2,0-6,5%, chất hoà tan tăng 1,5-3,5%, hƣơng vị chè đƣợc cải thiện.
Bón magiê với lƣợng 10-20kg MgO/ha làm tăng năng suất và phẩm chất búp
chè.Phân tecmô phôtphat có thể xem nhƣ một nguồn cung cấp magiê cho chè.


13

Ngoài các nguyên tố đa lƣợng và trung lƣợng, kẽm có tác dụng tốt đối với
chè.Phun dung dịch sunphat kẽm lên lá có tác dụng làm tăng năng suất và phẩm
chất búp chè.
Nếu năng suất búp chè cao hơn 3 tấn/ha búp khô thì cần bón thêm cả Bo và
Molipđen.
Quy trình bón phân cho chè đƣợc thực hiện nhƣ sau:
Bón lót:
Rạch hàng sâu 40-50cm, bón 20-30tấn phân chuồng hoặc phân xanh, phân
hữu cơ + 500 kg supe lân. Lấp đất lại, để vài tuần rồi gieo hạt.
Bón cho chè giâm cành:
+ Sau khi cắm hom 2 tháng: bón 5 g urê+ 4 g supe lân+ 7 g KCl cho 1 hom.
+ Sau khi cắm hom 4 tháng : bón 14 g urê+ 4 g supe lân + 10 g KCl cho 1
hom.
+ Sau khi cắm hom 6 tháng : bón 18 g urê + 8 g supe lân + 14 g KCl
Bón cho chè con:
+ Chè 1 tuổi: bón 30 kg N+ 30kg K2O cho 1 ha . Bón một lần vào tháng 6
hoặc 7 .Phân trộn đầu vào nhau, bón sâu 6-8 cm cách gốc cây 20-30cm. Bón phân

xong lấp kín đất.
+ Chè 2 tuổi, đốn tạo hình lần 1: bón 15-20 tấn phân hữu cơ + 100 kg
P2O5. Bón một lần vào tháng 11 hoặc 12. Phân trộn đều bón vào rãnh cuốc sâu 15
cm, cách gốc cây 20-30cm. Bón phân xong lấp đất kín.
+ Chè 2-3 tuổi: bón 60 kg N+ 60kg K2O. Bón thành 2 lần vào tháng 3-4 và
8-9.Phân trộn đều bón vào rãnh nhƣ ở chè 2 tuổi.
Bón cho chè sản xuất:
Đối với chè sản xuất , lƣợng phân tuỳ thuộc vào năng suất búp chè thu hái hàng
năm.
+ Năng suất chè dƣới 6 tấn /ha bón 80-120kg N+ 40-60kg K2O cho 1
ha. Chia thành 3-5 lần để bón trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 9.


14

+ Năng suất chè từ 6-10 lần búp/ha, bón 120-160 kg N + 60-80 K2O cho 1
ha. Chia làm 3 – 5 lần để bón trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 10.
Phân kali có thể chia thành 2 lần để bón tập trung vào thời gian từ tháng 1
đến tháng 7.
+ Những năm tiến hành đốn đau chè, cần bón thêm phân hữu cơ vào cuối
năm.
Bón phân cho chè trồng hạt:
Đối với giống chè trung du, đƣợc khuyến nghị nhƣ sau:
Bón lót: Phân hữu cơ 20-30tấn/ha + 100kg P2O5.
Bón thúc hàng năm: 100 kg N+ 50kg K2O.
Không nên bón N đơn thuần kéo dài quá 5 năm.
2.4. Đặc điểm của một số phân sinh học sử dụng trong thí nghiệm
- Bồ đề 688(BỘ NN&PTNN - CỤC TRỒNG TRỌT): Chế phẩm phân bón
sinh học nông nghiệp công nghệ cao Bồ đề 688 là sản phẩm hữu cơ. Thành phần
chủ yếu chiếm tới 75% là các axit amin, các chất điều hòa sinh trƣởng, các men sinh

học và các chất xua đuổi côn trùng, sâu bệnh hại. N: 6%; P2O5: 8% ; K2O: 8% - Vi
lƣợng: Zn: 100 PPm ; Fe: 100 PPm ; Mn: 100 PPm ; Cu: 100 PPm ; B: 20 PPm ;
pH: 5-7 ; Tỉ trọng: 1.25 - 1.35 - Dung môi chiết xuất từ dầu thực vật đã đƣợc xử lý
bằng công nghệ sinh học B.A.S Hoa Kỳ chiếm tỉ lệ 75%. Tất cả đều đƣợc chiết xuất
từ dầu thực vật, cỏ cây, hoa lá trong thiên nhiên. Các vi lƣợng tối cần thiết cho cây
trồng với tỷ lệ vừa đủ, cực nhỏ.... Là phân sinh học giúp cho rễ cây phát triển t ối đa,
tăng cƣờng khả năng hấ p thu ̣ dinh dƣỡng của rễ cây

, giúp cho cây phát triển cân

đố i, khoẻ mạnh , tăng năng suấ t và chấ t lƣơ ̣ng ; Cải tạo đất thoái hoá bạc màu , đấ t
nhiễm mă ̣n , nhiễm phèn , đấ t ngô ̣ đô ̣c hoá ho ̣c , ngô ̣ đô ̣c hƣ̃u cơ thành đấ t đai phì
nhiêu, màu mỡ , tơi xố p và giàu dinh dƣỡng ; Kích thích quá trình khoáng hoá và
mùn hoá tối đa. Tạo điều kiện cho vi sinh vật , sinh vâ ̣t có lơ ̣i cho đấ t sinh trƣởng và
phát triển . Sau khi sƣ̉ du ̣ng Bồ Đ ề 688 ba tháng , số lƣơ ̣ng giun sẽ tăng 8-10 lầ n
trƣớc khi sƣ̉ du ̣ng.


15

- Phân sinh học FUSA( Viện Nông Nghiệp nhiệt đới): là một loại phân bón
hữu cơ sinh học, làm xốp, cải tạo và thúc đẩy sự cố định đạm cho cây trồng bằng
con đƣờng sinh học trong đất (BNF) với công thức polyme sinh học biệt dƣợc (
BioProtect SystemTM). FUSA bao gồm hỗn hợp enzyme và những vi khuẩn có lợi
cho đất đƣợc kết hợp một cách hợp lý với thành phần 100% sinh học, không độc tố,
không hoá chất.
Khi cho phân sinh học FUSA vào đất, các vi sinh vật trong chế phẩm khởi
đầu bằng quá trình nhân lên của các tế bào; quá trình này chủ yếu diễn ra ở vùng rễ
của các loại cây trồng. Quá trình nhân lên của các vi sinh vật đó sẽ kéo dài từ 3 đến
5 tuần (phụ thuộc vào liều lƣợng, loại đất, tình trạng màu mỡ, nhiệt độ và độ ẩm).

Khi các vi sinh vật đã phát triển đầy đủ và thích nghi với môi trƣờng trong đất, đất
sẽ chứa một quần xã đa dạng các vi sinh vật hiếu khí và kị khí rất phổ biến trong
đất, để làm giàu các chất dinh dƣỡng cho cây ở trong đất.
Nhờ quá trình phát triển của các vi sinh vật từ phân sinh học FUSA ở trong
đất, đất sẽ hồi phục sự sống và hoạt hóa các chất hữu cơ sẵn có từ đó các đặc điểm
vật lý và hóa học của đất đƣợc cải thiện. Các vi sinh vật trong FUSA sẽ hoạt động
trực tiếp hoặc gián tiếp lên sụ cố định Nitơ, sự phân giải các hợp chất chứa Nitơ
dạng khó tiêu thành dạng dễ tiêu mà cây trồng có thể hấp thụ đƣợc, và giải phóng
khí Nitơ vào khí quyển; do đó làm tăng cƣờng và điều hòa chất dinh dƣỡng và các
khoáng chất trong đất. Các quá trình phân giải hoặc tổng hợp các chất hữu cơ và các
chất khoáng trong đất sẽ diễn ra ở tốc độ cao và hiệu quả.
Thành phần: Thành phần chủ yếu:
* Các chất đa và trung lƣợng:
+ Đạm (N): Tăng cƣờng sử sinh trƣởng và phát triển của cây trồng
+ Lân (P2O5): Thúc đẩy ra rễ, hình thành thân lá, hoa quả và hạt,
+ Kaly (K2O): tăng cƣờng huy động dinh dƣỡng từ đất và trao đổi dinh
dƣỡng trong cây,
+ Magiê (MgO): Hỗ trợ duy trì ốn định pH, thúc đẩy các hoạt động của VSV
cố định đạm.


16

+ Can xi (CaO): Tham gia vào cấu tạo và hoạt động của tế bào, kích hoạt
enzyme.
+ Lƣu huỳnh (S): Là thành phần cấu tạo và tham gia vào quá trình quang hợp
của cây trồng.
* Các chất trung và vi lƣợng:
+ Bo: giúp cho việc chuyển hóa đƣờng trong cây,
+ Kẽm: Thúc đẩy tạo ra hóc mô sinh trƣởng, tạo thành tinh bột và tạo hạt.

+ Mangan: Tham gia vào kích hoạt enzyme và trao đổi nitơ,
+ Sắt: Thiết yếu cho quang hợp và hình thành các chấ diệp lục,
+ Đồng: thiết yếu cho trao đổi protein và cacbon,
+ Môlipđen: Thúc đẩy sự tổng hợp nitơ,
+ Côban: Tăng cƣờng sự tổng hợp nitơ cho cây và củ.
* A xít hữu cơ:
+ A xít humic: tạo ra nitơ cho các dinh dƣỡng hữu cơ
+ Amino a xít: Dinh dƣỡng hữu cơ cho cây trồng.
* Vi sinh vật:
+ Vi sinh vật cố định đạm (Azotobacter) có thể chuyển hóa nitơ trong tự
nhiên thành đạm cho cây.
+ Vi sinh vật khoáng hóa hợp chất phốt pho khó tan (Phosphorus): bẻ gãy
các phốt pho không hòa tan đƣợc trong đất thành phân bón dễ tan, sắt và can xi
cung cấp cho cây trồng.
+ Vi sinh vật chuyển hóa (Lactobacillus): Tạo ra các enzym, các axit hữu cơ.
Các vi sinh vật này đóng vai trò điều chỉnh pH môi trƣờng, giúp thúc đẩy khoáng
hóa các chất khó tan trong đất, đặc biệt là hợp chất chứa kaly khó tan trong đất,
cung cấp cho cây để làm tăng năng suất cây trồng.
+ Nấm rễ: Làm tăng sinh khối rễ giúp cây tăng cƣờng hấp thu dinh dƣỡng.
Bảo vệ cây khỏi vi khuẩn và ký sinh trùng.
+ Nấm men: Tạo ra vitamin và hóc môn tăng trƣởng, phân hủy chất hữu cơ,
tăng khả năng kháng bệnh cho cây,


17

+ Xạ khuẩn: Tiết ra chất kháng sinh giúp ngăn ngừa bệnh cho cây,
+ Vi khuẩn Chi Bacillus: Có vai trò nhƣ tác nhân bảo vệ thực vật sinh học,
+ Nấm sợi: Giúp phát triển rễ để tránh bị úng nƣớc, héo úa. Thúc đẩy sự
phân hủy các chất hữu cơ.

Tác động lên đất: Khoáng hóa chất dinh dƣỡng, sản sinh Nitơ, làm giàu chất
hữu cơ và độ màu mỡ cho đất, điều hòa pH trong đất, tăng kết cấu lý hóa học của
đất. Tích tụ và thúc đẩy sự hoạt động của các vi sinh vật sống trong đất và cộng sinh
có lợi cho cây trồng, kìm chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh trong đất.
Tác động lên cây trồng: Kìm hãm bệnh hại cây trồng làm các cây trồng khỏe
mạnh hơn, tăng cƣờng sức đề kháng với các sâu bệnh hại cây và những điều kiện
bất lợi của môi trƣờng. Kích thích sản sinh chất kháng sinh và hoocmon sinh trƣởng
của cây, thúc đẩy sự hoạt động của các vi sinh vật sống cộng sinh có lợi cho cây
trồng. Cuối cùng tăng sản lƣợng cây trồng và tăng chất lƣợng sản phẩm từ cây
trồng.
Phân bón hữu cơ vi sinh FUSA có tác dụng: Phục hồi độ màu mỡ và tái tạo
lại sức sản xuất chất dinh dƣỡng của đất. Tăng sản lƣợng cây trồng. Tăng chất
lƣợng sản phẩm nông nghiệp. Tăng lợi nhuận. Bảo vệ môi trƣờng, sức khỏe cộng
đồng và sức khỏe ngƣời tiêu dung. Giúp làm giảm sự nóng lên toàn cầu.
- Phân trung vi lƣợng FOODMAX : Là phân bón trung vi lƣợng giúp cho
cây trồng tăng khả năng hấp thụ dinh dƣỡng, trao đổi chất và chống chịu với thời
tiết khắc nghiệt nhƣ nắng hạn, giá rét, ngập úng, chua, mặn đồng thời có khả năng
đề kháng tốt với các loại sâu bệnh hại, cải thiện lý-hóa tính, kích thích vi sinh vật có
ích hoạt động, tăng khả năng phân hủy rơm rạ - giải độc hữu cơ. Thành phần chủ
yếu là SI02:31%, CaO: 25%, MgO:2% + Cu:100, Mn:200, Zn:100, fe:200, Bo:100
2.5. Những kết quả nghiên cứu về phân sinh học trong sản xuất NN
 Những nghiên cứu trong việc sử dụng phân bón bồ đề 688
- Vụ mùa 2012 tại Thanh Hóa, huyện Yên Định, xã Định Hòa khảo nghiệm
phân bón nông nghiệp công nghệ cao Bồ đề 688 trên diện tích giống lúa Chân Trâu
Hƣơng 0,1 ha ở 4 hộ gia đình, đối chứng (đ/c) là các hộ canh tác xung quanh thực


18

hiện theo qui trình canh tác lúa của địa phƣơng. Khảo nghiệm đƣợc thực hiện

nghiêm túc dƣới sự thực hiện của cán bộ kỹ thuật NN. Kết quả cho thấy: Công thức
có bón phân Bồ đề 688 trên giống lúa Chân Trâu Hƣơng: sinh trƣờng rút ngắn 3
ngày (107 ngày) so với đ/c (110 ngày). Thấp cây hơn 5cm (115cm), đ/c (120cm), rễ
dài gấp 1,5 lần ( 27cm so với đ/c 19 cm, dài hơn 8cm). Đẻ khỏe: 12 dảnh/khóm còn
đ/c 11 dảnh/khóm. Tỷ lệ dảnh hữu hiệu cũng cao hơn (6 dảnh so với đ/c 5 dảnh).
Màu lá xanh sáng so với đ/c lá xanh đậm. Trỗ kéo dài 6 ngày so với đ/c kéo dài 8
ngày. Lá đòng khi gặt: vàng tƣơi còn đ/c vàng khô. Cây cứng so đ/c cây cứng trung
bình. Bông dài (22,7cm) dài hơn so so đ/c (21,2cm). Lá đòng dài và to hơn so đ/c.
Số bông/m2 cao: 269 bông/m2, đ/c: 250 bông/m2. Số hạt chắc/bông cao 160 hạt,
đ/c: 158 hạt. Tỷ lệ lép thấp: 28%, đ/c: 30%.. Trọng lƣợng 1000 hạt đều nặng nhƣ
nhau: 19 gram/1000 hạt. Về sâu bệnh công thức có sử dung phân bón sinh học Bồ
đề 688 giảm nhẹ hẳn so với đ/c không dùng Bồ đề 688. Bệnh khô vằn, đốm sọc vi
khuẩn, bạc lá vi khuẩn chỉ ở mức rất nhẹ: 0 đến 2 điểm, trong khi đó đ/c bị nặng
hơn ở mức từ 3 đến 7 điểm. Sâu cuốn lá: 3 con /m2 so đ/c 8 con/m2. Rầy nâu 10
con/m2 so với đ/c 30 con/m2. Sâu đục thân cũng giảm nhẹ 1con/m2 so với đ/c 2
con/m2. Ruộng đ/c của nông dân đã phải dùng đến 4 loại thuốc BVTV để phòng trừ
các loại sâu bệnh trên trong khi đó ruộng sử dụng phân bón Bồ đề 688 không dùng
thuốc một lần nào. Đặc biệt bệnh vàng lá sinh lý gây vàng lá trên diện rộng, cùng
thời điểm đó, trên rụông sử dụng phân Bồ đề 688 cây lúa vẫn giữ màu xanh từ khi
cấy đến khi trỗ chín. Đó là điểm mạnh rõ rệt của phân bón Bồ đề 688. Cuối cùng
năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ruộng có bón phân Bồ đề 688 đều tăng cao
hơn so với đ/c. Năng suất lý thuyết đạt 81,77 tạ/ha, tăng 6,8 tạ/ha so đ/c. Năng suất
thực thu đạt: 65,42 tạ/ha, tăng 5,38 tạ/ha so đ/c, tăng: 9%.
- Mô hình trên cây lúa với diện tích 500 ha áp dụng quy trình SX gạo sạch
của Cty tại các tỉnh: Bắc Ninh, Hải Dƣơng, Thái Bình, Thanh Hóa, Tiền Giang,
Đồng Tháp, Kiên Giang đã có kết quả, năng suất tăng từ 15-25%, giảm đƣợc 50%
chi phí cho phân bón và không cần sử dụng thuốc BVTV. Kháng đƣợc bệnh vàng
lùn lùn xoắn lá, bệnh lùn sọc đen, bệnh đạo ôn, nghẹt rễ. Lợi nhuận tăng thêm cho



×