Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Đánh giá tình hình quản lý chất thải chăn nuôi tại các trang trại trên địa bàn huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (927.96 KB, 82 trang )

lTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
------------------------(---------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT
THẢI CHĂN NUÔI TẠI CÁC TRANG TRẠI TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN, TP.HÀ NỘI

Người thực hiện

: NGUYỄN THỊ CÚC

Lớp

: CĐMTA

Khóa

:3

Chuyên ngành

: Kỹ thuật môi trường.

Giáo viên hướng dẫn

: ThS.Cao Trường Sơn

Địa điểm thực tập



: Huyện Sóc Sơn - Hà Nội


Hà Nội - 2014

2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
------------------------(---------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT
THẢI CHĂN NUÔI TẠI CÁC TRANG TRẠI TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN, TP.HÀ NỘI

Người thực hiện

: NGUYỄN THỊ CÚC

Lớp

: CĐMTA

Khóa

:3


Chuyên ngành

: Kỹ thuật môi trường.

Giáo viên hướng dẫn

: ThS.Cao Trường Sơn

Địa điểm thực tập

: Huyện Sóc Sơn - Hà Nội


Hà Nội - 2014

4


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản
thân ra, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và tạo điều kiện của ban chủ
nhiệm khoa Môi Trường, các thầy cô giáo và bạn bè.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo
Khoa Môi Trường nói riêng và các thầy cô giáo Trường Đại Học Nông
Nghiệp Hà Nội nói chung đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành quá
trình thực tập tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới ThS. Cao
Trường Sơn – người thầy mà trong suốt thời gian vừa qua không quản ngại
khó khăn đã nhiệt tình chỉ dạy và tận tình giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành tốt

bài khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Tài nguyên và Môi trường – UBND
huyện Sóc Sơn – Hà Nội đã giúp tôi thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè đã
ở bên cạnh động viên, khích lệ tôi hoàn thành luận văn thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 12 tháng
Sinh viên

Nguyễn Thị Cúc

i


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................................i
Để hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân ra, tôi đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ và tạo điều kiện của ban chủ nhiệm khoa Môi Trường, các thầy cô giáo và bạn bè.
...........................................................................................................................................................i
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo Khoa Môi Trường nói riêng
và các thầy cô giáo Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội nói chung đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ
tôi hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp.......................................................................................i
Đặc biệt, tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới ThS. Cao Trường Sơn – người thầy mà
trong suốt thời gian vừa qua không quản ngại khó khăn đã nhiệt tình chỉ dạy và tận tình giúp đỡ để
tôi có thể hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này........................................................................i
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Tài nguyên và Môi trường – UBND huyện Sóc Sơn – Hà Nội đã
giúp tôi thực hiện đề tài này...............................................................................................................i
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè đã ở bên cạnh động viên, khích

lệ tôi hoàn thành luận văn thực tập tốt nghiệp....................................................................................i
Tôi xin chân thành cảm ơn!................................................................................................................i
Hà Nội, ngày 12 tháng........................................................................................................................i
Sinh viên............................................................................................................................................i
Nguyễn Thị Cúc.................................................................................................................................i
MỤC LỤC........................................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH........................................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................................1
1. VAC: Vườn – Ao – Chuồng..........................................................................................................1
2. AC: Ao – Chuồng..........................................................................................................................1
3. C: Chuồng.....................................................................................................................................1
4. BOD: Nhu cầu ô xy sinh học.........................................................................................................1
5. COD: Nhu cầu ô xy hóa học..........................................................................................................1
6.DO: Hàm lượng ô xy hòa tan .........................................................................................................1

ii


7. FAO: Tổ chức lương thực thế giới.................................................................................................1
8. SS: Hàm lượng các chất lơ lửng....................................................................................................1
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................................2
1.1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................................2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................................3
PHẦN 2. TỔNG QUAN....................................................................................................................4
2.1. Khái quát chung về chất thải chăn nuôi..................................................................................4
2.1.1. Sơ lược về chất thải chăn nuôi.........................................................................................4
2.1.2 Lợi ích và tác hại của chất thải chăn nuôi.........................................................................5
2.2. Tình hình phát triển chăn nuôi trên Thế giới và Việt Nam......................................................7
2.2.1. Tình hình phát triển chăn nuôi trên Thế giới....................................................................7

2.2.2. Tình hình phát triển chăn nuôi tại Việt Nam .................................................................10
2.2.2.1. Xu hướng phát triển................................................................................................11
2.2.2.2. Hình thức chăn nuôi................................................................................................11
2.2.2.3. Tỷ lệ phân bố..........................................................................................................12
2.3. Tổng quan các vấn đề môi trường trong chăn nuôi...............................................................13
2.2.1. Nguồn thải từ chăn nuôi.................................................................................................13
2.2.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường chăn nuôi.....................................................................13
2.2.2.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường chăn nuôi trên thế giới..........................................13
2.2.2.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường chăn nuôi ở Việt Nam...........................................15
2.4. Tổng quan tình hình quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi ....................................................17
2.4.1. Tình hình quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi trên thế giới..........................................17
2.4.2. Tình hình quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi ở Việt Nam...........................................21
2.4.2.1. Các biện pháp quản lý và xử lý chất thải rắn ..........................................................21
2.4.2.2. Các biện pháp quản lý và xử lý nước thải...............................................................22
2.4.2.3. Các biện pháp xử lý khí thải...................................................................................25
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................27

iii


3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................................................27
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................27
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................27
3.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................................................27
3.2.1.Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn, Tp.Hà Nội.........................................27
3.2.2. Tình hình phát triển trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Tp.Hà Nội.........27
3.2.3. Tình hình xử lý chất thải chăn nuôi của các trang trại trên địa bàn huyện Sóc Sơn.......28
3.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................28
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp............................................................................28

3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp.............................................................................28
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................................29
3.2.4. Phương pháp điều tra người dân quanh trang trại..........................................................29
Phần 4: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.....................................................................................................30
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Sóc Sơn...............................................................30
4.1.1.Phân tích các điều kiện tự nhiên.....................................................................................30
4.1.1.1.Vị trí địa lý...............................................................................................................30
4.1.1.2.Các điều kiện tự nhiên.............................................................................................31
4.1.1.3. Các tài nguyên thiên nhiên..........................................................................................32
4.1.2.Điều kiện Kinh tế - Xã hội..............................................................................................33
4.1.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế......................................................................................34
4.1.2.2 Dân số và nguồn lao động........................................................................................35
4.2. Tình hình phát triển trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Sóc Sơn...................................36
4.2.1. Tình hình phát triển chăn nuôi.......................................................................................36
4.2.2. Đặc điểm của các trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Sóc Sơn...............................36
4.3. Đánh giá tình hình quản lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Sóc Sơn.
.....................................................................................................................................................43
4.4. Những vấn đề tồn tại và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải
chăn nuôi.....................................................................................................................................49

iv


4.4.1. Những vấn đề tồn tại......................................................................................................49
4.4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.............................52
Phần 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................................55
5.1. Kết luận................................................................................................................................55
5.2. Kiến nghị..............................................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................57
Tài liệu Tiếng Việt..........................................................................................................................57


v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Lượng chất thải và nước thải thải ra mỗi ngày/đầu gia súc................................4
Bảng 2.2: Số lượng vật nuôi và tỷ trọng các loại thịt trên thế giới ....................................8
Bảng 2.3. Số lượng đầu gia súc gia cầm và sản lượng sản phẩm chăn nuôi nước ta năm
2009.................................................................................................................................10
Bảng 2.4: Tiêu chuẩn về N và P thải ra ngoài môi trường áp dụng cho gia súc nhai lại tại
Hà lan .............................................................................................................................18
Bảng 4.1. Lao động trên địa bàn huyện Sóc Sơn (tính đến 31/12/2011)..........................35
Bảng 4.2: Thời gian thành lập của các trang trại nuôi trên địa bàn huyện Sóc Sơn..........38
Bảng 4.3: Sử dụng đất trong các hệ thống trang trại (đơn vị: m2)...................................39
Bảng 4.4: Vị trí và đặc điểm điểm chuồng trại của các hệ thống
trang trại chăn nuôi..........................................................................................................40
Bảng 4.5: Tình hình xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Sóc
Sơn...................................................................................................................................44
Bảng 4.6: Tình hình hoạt động và các vấn đề nảy sinh của bể biogas trong các trang trại
huyện Sóc Sơn.................................................................................................................45
Bảng 4.7: Thông tin về hình thức thu gom phân để bán tại các trang trại huyện Sóc Sơn.
.........................................................................................................................................47

vi


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Hồ yếm khí để xử lý chất thải chăn nuôi..................................................20

Hình 2.2 Mô hình VAC...........................................................................................25
Hình 4.1.Bản đồ Huyện Sóc Sơn (màu hồng đậm)..................................................30
Hình 4.2: Cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Sóc Sơn năm 2013..........................35
Hình 4.3: Tỷ lệ các kiểu hệ thống trang trại nuôi trên địa bàn huyện Sóc Sơn.........37
Hình 4.4: Quy mô vật nuôi trong các hệ thống trang trại huyện Sóc Sơn.................41
Hình 4.5: Hình ảnh chăn nuôi gà tại trang trại ông Nguyễn Xuân Hòa....................42
Hình 4.6: Hình ảnh chăn nuôi lợn trang trại bà Nguyễn Thị Hồng...........................42
Hình 4.7: Đánh giá của người lao động tại trang trại về
chất lượng môi trường..............................................................................................49
Hình 4.8: Đánh giá của người dân sống xung quanh trang trại về hiện trạng môi
trường ở khu vực nghiên cứu...................................................................................51

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. VAC: Vườn – Ao – Chuồng
2. AC: Ao – Chuồng
3. C: Chuồng
4. BOD: Nhu cầu ô xy sinh học
5. COD: Nhu cầu ô xy hóa học
6.DO: Hàm lượng ô xy hòa tan
7. FAO: Tổ chức lương thực thế giới
8. SS: Hàm lượng các chất lơ lửng

1


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.

Ngành chăn nuôi hiện chiếm 27% trong đóng góp của Ngành Nông
nghiệp vào tổng thu nhập quốc nội (Cục chăn nuôi, 2011). Chăn nuôi đóng
vai trò quan trọng trong việc gia tăng thu nhập ở các vùng nông thôn Việt
Nam, chủ yếu là nguồn thu từ chăn nuôi lợn và gia cầm theo quy mô hộ gia
đình. Sản phẩm của các hộ chăn nuôi chiếm tới 70% sản lượng thực phẩm
ngành chăn nuôi cung cấp cho 84% triệu người dân Việt Nam.
Sáu tháng đầu năm 2012, tổng đàn lợn nước ta khoảng 26,7 triệu con,
tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2011; đàn lợn nái khoảng 4,15 triệu con tăng
8,7% so với cùng kỳ. Tồng đàn gia cầm tại thời điểm ngày 01/4 trên cả nước
là 311,0 triệu con, tăng 5,9% so với cùng thời điểm năm 2011. Tổng đàn trâu
bò của cả nước là 7,97 triệu con. Trong đó, đàn bò 5,31 triệu con và đàn trâu
là 2,66 triệu con, giảm tương ứng so với cùng kỳ năm 2011 là giảm 7,0% đối
với đàn bò thịt và 5,0% đối với đàn trâu. (Cục chăn nuôi, 2012)
Theo ước tính của Tổng cục Thống kê (2013), so với cùng kỳ năm
2012 đàn trâu bò, lợn và gia cầm cả nước đều giảm: Đàn trâu giảm khoảng
2.5%; đàn bò giảm 3%; đàn lợn giảm khoảng 1 – 1,5%; đàn gia cầm giảm
khoảng 1,5 – 2%. Tuy nhiên, chăn nuôi lợn và gia cầm đã có nhiều dấu hiệu
khởi sắc do giá thịt lợn và gia cầm đang theo xu hướng tăng.
Trong các loại vật nuôi, trang trại chăn nuôi lợn chiếm tỷ lệ lớn nhất,
tăng từ 3.534 trang trại năm 2003 lên 7.475 trang trại năm 2008 (chiếm 42,2%
tổng số trang trại chăn nuôi). Trong đó, miền Bắc có 3.069 trang trại, chiếm
41,1%; miền Nam có 4.406 trang trại chiếm 58,9%. Quy mô chăn nuôi lợn nái
phổ biến từ 20 – 50 con/trang trại, chiếm 71,3% trang trại chăn nuôi lợn nái
và quy mô lợn thịt phổ biến từ 100 – 200 con/trang trại chiếm 75,5% trang
trại chăn nuôi lợn thịt. (Cục chăn nuôi, 2008)
2


Việc hình thành và phát triển các trang trại chăn nuôi ở nước ta đã đem
lại hiệu quả kinh tế cao, tăng năng suất lao động và thu nhập cho người nông

dân. Tuy nhiên, việc quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi lại chưa được quan
tâm đúng mức, ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường xung quanh bởi các
loại chất thải rắn, lỏng và khí phát sinh ngày càng nhiều và không được xử lý
triệt để. Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các
trang trại chăn nuôi là nhiệm vụ cấp bách để đảm bảo phát triển ngành chăn
nuôi một cách bền vững.
Từ những lý do trên tôi lựa chọn thực hiện đề tài : “Đánh giá tình
hình quản lý chất thải chăn nuôi tại các trang trại trên địa bàn huyện Sóc
Sơn, TP.Hà Nội”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu


Chỉ rõ đặc trưng các nguồn chất thải chăn nuôi trên địa bàn huyện

Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.


Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải của các trang trại chăn nuôi

trên địa bàn huyện Sóc Sơn.


Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường tại các trang trại chăn

nuôi trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN

2.1. Khái quát chung về chất thải chăn nuôi
2.1.1. Sơ lược về chất thải chăn nuôi.
Chăn nuôi được xác định là một trong những ngành sản xuất tạo ra một
lượng chất thải nhiểu nhất ra môi trường. Chất thải chăn nuôi được chia làm
ba loại: Chất thải rắn, chất thải lỏng và chất thải khí.


Chất thải rắn

Chất thải rắn là hỗn hợp các chất hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật và trứng ký
sinh trùng có thể gây bệnh cho người và gia súc khác. Chất thải rắn gồm
phân, thức ăn thừa của gia súc, gia cầm vật liệu lót chuồng, xác súc vật chết...
Chất thải rắn có độ ẩm từ 56-83% tùy theo phân của các loài gia súc gia cầm
khác nhau và có tỉ lệ NPK cao.
Bảng 2.1: Lượng chất thải và nước thải thải ra mỗi ngày/đầu gia súc
Gia súc
Gia cầm
Lợn

Trâu

Lượng nước thải, chất thải phát sinh (kg/ngày/con)
0,07 – 0,1
3,5 – 7
18 – 25
30 -40
(Nguồn: Cục Chăn nuôi – Bộ NN & PTNT)

Trong thành phần phân gia súc còn chứa các loại virus, vi trùng, đa trùng,
trứng giun sán và nó có thể tồn tại vài ngày tới vài tháng trong phân. Nước thải

chăn nuôi có thể gây ô nhiễm cho đất đồng thời gây hại cho sức khỏe con người
và vật nuôi. Theo kết quả quan trắc và kiểm soát môi trường nước đã cho thấy có
rất nhiều loại vi trùng gây bệnh trong phân gia súc gia cầm.
Thức ăn dư thừa và vật liệu lót chuồng và các chất thải khác trong chất
thải rắn có chứa thành phần đa dạng gồm cám, bột ngũ cốc, bột cá, bột tôm,
khoáng, chất bổ sung, các loại kháng sinh, rau xanh, cỏ, rơm rạ, bao bố, vải vụn,
gỗ… Chính vì vậy việc quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi tốt sẽ hạn chế được

4


ô nhiễm môi trường. Do đó để hạn chế khả năng gây ô nhiễm của chất thải cần
phải quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi ngay từ lúc mới thải ra môi trường.


Chất thải lỏng

Nước thải chăn nuôi là một tập hợp chất của nhiều thành phần ở cả
trạng thái rắn và lỏng, chúng có thể bao gồm phân, lông, vảy da, chất độn
chuồng, nước tiểu gia súc, nước vệ sinh chuồng trại, nước tắm rửa gia súc,
thức ăn rơi vãi và các bệnh phẩm thú y, xác gia súc, gia cầm chết…Thành
phần của nước thải chăn nuôi có thể thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
lọai gia súc, gia cầm, quy mô chăn nuôi, chế độ dinh dưỡng cho gia súc và
các phương thức thu gom chất thải.
Nước thải chăn nuôi có hàm lượng các chất ô nhiễm cao, cần phải được
xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường. Việc xử lý nước thải chăn nuôi đạt
tiêu chuẩn môi trường là yêu cầu quy định của luật pháp đối với tất cả các cơ
sở chăn nuôi.



Chất thải khí

Khí thải chăn nuôi phát sinh từ 3 nguồn chính:
- Khí thải từ hệ thống chuồng trại chăn nuôi
- Khí ô nhiễm phát thải từ hệ thống lưu trữ chất thải chăn nuôi.
- Khí ô nhiễm phát thải từ đồng ruộng, vườn cây… được bón phân gia
súc hay từ ao cá sử dụng phân gia súc làm thức ăn.
2.1.2 Lợi ích và tác hại của chất thải chăn nuôi


Lợi ích của chất thải chăn nuôi

Chất thải chăn nuôi là nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ, sử dụng
trong trồng trọt, là thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, đồng thời còn là
nguyên liệu sản xuất khí sinh học phục vụ cho cuộc sống thiết thực hàng ngày
của con người.
Phân gia súc được sử dụng rộng rãi để bón trong trồng trọt vì chúng cần
thiết cho mùa vụ. Tác dụng của phân gia súc là cải thiện điều kiện vật lý đất,
5


tăng độ phì nhiêu của đất, ổn đinh và tăng năng suất cây trồng.
Chất thải chăn nuôi còn phục vụ trong việc nuôi trồng thủy sản rất tốt, vừa
tận dụng được nguồn thải, vừa tiết kiệm được chi phí đầu tư thức ăn cho cá.
Phân chuồng được xử lý bằng bể biogas còn đem lại hiệu quả kinh tế
khá lớn, cung cấp nguyên liệu sản xuất khí sinh học phục vụ cho cuộc sống
sinh hoạt hằng ngày của con người như đun nấu, phát điện,...


Tác hại của chất thải chăn nuôi


Chất thải chăn nuôi là nguyên nhân gây ô nhiễm lớn cho môi trường tự
nhiên do lượng lớn các khí thải và chất thải từ vật nuôi. Các khí thải từ vật
nuôi cũng chiểm tỷ trọng lớn trong các khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Hiện nay, còn nhiều trang trại chăn nuôi lợn, bò hàng ngày thải ra một
lượng lớn chất thải không được xử lý và đổ trực tiếp vào hệ thống thoát nước,
kênh mương trong vùng làm nhiều hộ dân không có nước sinh hoạt (nước
giếng trong vùng có váng, mùi hôi tanh), tỷ lệ người dân bị mắc bệnh tiêu
chảy, mẩn ngứa và ghẻ lở cao. Ô nhiễm do chất thải chăn nuôi không chỉ ảnh
hưởng nặng tới môi trường sống dân cư mà còn gây ô nhiễm nguồn nước, tài
nguyên đất và ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất chăn nuôi. Các hoạt động
gây ô nhiễm do chăn nuôi vẫn đang tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi trên cả nước.
Tình trạng chăn nuôi thả rông, chăn thả trên đất dốc, đầu nguồn nước v.v...
còn khá phổ biến đã làm tăng diện tích đất xói mòn, suy giảm chất lượng
nước, giảm thiểu khả năng sản xuất nông nghiệp trên vùng rộng lớn. Ô nhiễm
môi trường còn làm phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn
nuôi. Trong mười năm qua, từ 1997 đến nay, dịch lở mồm, long móng trên
gia súc đã diễn ra thường xuyên và đến nay chưa được khống chế triệt để. Từ
cuối năm 2003, dịch cúm gia cầm đã bùng phát. Từ năm 2003 đến nay, dịch
đã tái phát 5 đợt, đã phải tiêu huỷ trên 51 triệu gia cầm các loại, thiệt hại ước
tính lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Từ đầu năm 2007 đã bùng phát hội chứng rối
loạn hô hấp và sinh sản (bệnh tai xanh - PSSR) trên lợn, gây tổn thất lớn cho
6


ngành chăn nuôi, gây mất an toàn thực phẩm và còn có nguy cơ lây nhiễm
sang người nguy hiểm không kém bệnh cúm gia cầm, bệnh lở mồm, long
móng ( Cục Thú Y, 2007).
Môi trường bị ô nhiễm lại tác động trực tiếp vào sức khoẻ vật nuôi,
phát sinh dịch bệnh, gây khó khăn trong công tác quản lý dịch bệnh, giảm

năng suất không thể phát triển bền vững.
2.2. Tình hình phát triển chăn nuôi trên Thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình phát triển chăn nuôi trên Thế giới
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi trên thế giới đã có nhiều
biến động cả về tốc độ phát triển, phân bố lại địa bàn và phương thức sản
xuất, đồng thời xuất hiện nhiều nhân tố bất ổn như gây ô nhiễm môi trường
trầm trọng, vệ sinh an toàn thực phẩm và nhiều dịch bệnh mới…
- Tại một số nước cụ thể, tình hình tiêu thụ là (mức hiện nay/40 năm
trước): Mỹ 124/89; EU: 89/56; TQ: 54/4; Nhật: 42/8; Brazin 79/28 kg. Sản
lượng sữa toàn cầu năm 1999/2002 là 580 triệu tấn, dự kiến đến năm 2050 là
1043 triệu tấn.
Thịt được cung cấp chủ yếu là từ chăn nuôi các động vật nông nghiệp:
bò, lợn, gia cầm; một ít trâu, dê và cừu.Trong đó, thịt lợn là phổ biến nhất,
chiếm trên 36%, tiếp theo là gia cầm, 33% và thịt bò, 24%. Một số khu vực
khác còn có thêm thịt lạc đà, bò tây tạng, ngựa, đà điểu,bồ câu, chim cút…
ngoài ra còn thịt cá sấu, rắn, thằn lằn…

7


Bảng 2.2: Số lượng vật nuôi và tỷ trọng các loại thịt trên thế giới
(ĐVT: triệu con)
Tăng từ 1987 –

Tỷ trọng

1558
993
19


2007 (%)
16
21
95

1931

34

thịt (thịt)
24
36
33
7 (cả thịt

Loại vật nuôi

1987

1997

2007


Lợn
Gia cầm (tỷ)

1345
821
10


1469
831
16

Dê cừu

1431

1721

khác nữa)
(Nguồn: FAO World Food Outlook, 2008)

Hoa Kỳ là nước sản xuất các sản phẩm gia cầm lớn nhất thế giới, tiếp
theo là các nước Argentina, Brazil, Trung Quốc, Philippin, và Thái Lan. Ấn
Độ có mức tăng chậm hơn vì sự lây lan mạnh của vi rút H5N1, dịch cúm gia
cầm đã giết hàng triệu gia cầm.
Năm 2007, sản lượng thịt lợn đã tăng gần 2%, đạt 101 triệu tấn. Cũng
năm này, dịch bệnh về đường hô hấp đã làm giảm ít nhất 1 triệu con ở Trung
Quốc. Tuy vậy, nước này vẫn tiếp tục dẫn đầu thế giới về sản xuất thịt lợn,
cho dù ngành chăn nuôi lợn đang được mở rộng ở Nam Mỹ: Argentina, Brazil
và Chile… nhờ vào lợi thế có thức ăn dồi dào, giá rẻ.
Trong năm 2007, sản lượng thịt bò tăng 2.3 %, đạt gần 67 triệu tấn.
Hoa Kỳ vẫn là nước lớn nhất thế giới sản xuất các sản phẩm thịt bò. Mặc dù
vậy, 56% sản lượng thịt bò vẫn do các nước đang phát triển cung cấp.
- Con giống: trong những năm qua, các nhà chăn nuôi đã rất nỗ lực
nghiên cứu để cải tiến chất lượng thịt và sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là kết
hợp các đặc điểm tốt của vật nuôi bằng biện pháp lai giống, họ đã tạo ra nhiều
tổ hợp vật nuôi có chất lượng thịt và thân thịt cao, có khả năng kháng bệnh.

Giống bò: bò gốc châu Á như bò Brahman, Gyr cùng cùng con lai của
chúng đang được phổ biến tại hầu hết các nước nhiệt đới. Các giống Angus,
Charolais, Hereford, Limousin và Simmental phổ biến ở châu Âu. Bên cạnh

8


đó, giống bò Wagyu của Nhật Bản và con lai của chúng với bò châu Âu cũng
ngày càng phổ biến.
Giống gà: hầu hết các giống gà nhà hiện nay trên thế giới đều có nguồn
gốc từ giống gà lông màu của châu Á, chúng to hơn, có năng suất cao hơn tổ
tiên, được chia làm 4 nhóm: chuyên trứng, chuyên thịt (hoặc kiêm dụng), làm
cảnh và gà chọi, bao gồm 1233 giống đã được công nhận. Hầu hết gà thương
phẩm đều là con lai.
Giống lợn: trên khắp thế giới, có rất nhiều giống lợn bản địa đang tồn
tại, chúng thích nghi tốt với các điều kiện địa phương. Lợn thương phẩm bao
gồm các giống chủ yếu: Landraces (Đan Mạch, Đức, Hà Lan,Ý…), các giống
Đại bạch ở châu Âu, được lai với giống Pietrain của Bỉ. Ở châu Á, có các
giống lợn đen Bắc Kinh, Meissan, của Trung Quốc và Móng Cái của Việt
Nam rất phổ biến.
Cũng như ở gà, hầu hết lợn thương phẩm đều là con lai.
Tổ chức FAO (Sere và Steinfeld, 1996) đã xác định có 3 hệ thống chăn
nuôi chính: Hệ thống công nghiệp, hệ thống hỗn hợp và các hệ thống chăn thả.
Hệ thống chăn nuôi công nghiệp là những hệ thống cácvật nuôi được tách
khỏi môi trường chăn nuôi tự nhiên, toàn bộ thức ăn, nước uống…do con người
cung cấp và có hệ thống thu gom chất thải. Các hệ thống này cung cấp trên 50%
thịt lợn và thịt gia cầm toàn cầu, 10% thịt bò và cừu. Các hệ thống này thải ra
một lượng chất thải độc hại gây nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất.
Hệ thống hỗn hợp, là hệ thống trang trại trong đó có cả sản xuất trồng
trọt và chăn nuôi. Đây là hệ thống cung cấp 54% lượng thịt, 90% lượng sữa

cho toàn thế giới. Đây cũng là hệ thống chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ ở các nước
đang phát triển.
Hệ thống chăn thả là hệ thống chăn nuôi mà trên 90% thức ăn cho vật
nuôi được cung cấp từ đồng cỏ, bãi chăn thả…dưới 10% còn lại được cung
cấp từ các cơ sở khác. Các hệ thống này chỉ cung cấp được cho thế giới 9%
9


tổng sản phẩm thịt toàn cầu, nhưng là nguồn thu nhập chính của trên 20 triệu
gia đình trên thế giới.
2.2.2. Tình hình phát triển chăn nuôi tại Việt Nam
Chăn nuôi là một ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nó
không những đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng hàng ngày của mọi
người dân trong xã hội mà còn là nguồn thu nhập quan trọng của hàng triệu
người dân hiện nay. Với các loại gia súc hiện có ở nước ta theo số liệu năm 2006
đã sản xuất dược 2.369 ngàn tấn thịt xẻ các loại Tuy có đàn gia súc, gia cầm đa
dạng, song với trên 80 triệu dân, chưa kể đến tăng dân số hàng năm, nguồn thực
phẩm từ đàn gia súc gia cầm này cũng chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu người tiêu
dùng hiện nay (24,5kg/người/năm). Đây là mức tiêu thụ thấp so với nhiều nước
trên thế giới, mà chưa đề cập đến chất lượng của chúng.
Theo Tổng cục thống kê tổng đàn gia súc gia cầm ở thời điểm 2006 trong
cả nước có: 32,8 triệu con lợn; 2,9 triệu con trâu; 5,87 triệu con bò (bò sữa: 127
ngàn con); 170 triệu con gà, 69,4 triệu con vịt ngan và 1,02 triệu dê cừu.
Bảng 2.3. Số lượng đầu gia súc gia cầm và sản lượng sản phẩm chăn nuôi
nước ta năm 2009
TT Loại gia súc

ĐV tính

Đầu con


1
2
3
4
5

Trâu

Lợn
Ngựa
Dê, cừu

Ngàn con
Ngàn con
Ngàn con
Ngàn con
Ngàn con

2886,6
6103,3
27627,7
102,2
1375,1

6

Gia cầm

Triệu con


280,2

Sản phẩm
Thịt hơi
Sữa trứng
74960 tấn
267779 tấn
278190 tấn
2908,5 ngàn tấn

5419,4 triệu
quả
(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, 2011)
518,3 ngàn tấn

Duy trì mức tăng trưởng giá trị ngành chăn nuôi đạt trung bình/năm qua
các giai đoạn như sau: 2006 - 2010: 8,5%; 2010 - 2015 tăng 6,5 - 7%: 2015 2020: 5,5 - 6%. Sản lượng thịt xẻ các loại năm 2006 là: 2.369 ngàn tấn và dự
kiến tiến độ qua các giai đoạn phát triền: Năm 2010 đạt 3.210 ngàn tấn; Năm
10


2015 là: 4.309 ngàn tấn (trong đó thịt lợn 2.797 ngàn tấn (65%); thịt gia cầm
1.326 ngàn tấn (32%); thịt trâu bò: 144 ngàn tấn (3%); Năm 2020 là: 5.521
ngàn tấn (trong đó thịt lợn 3.493 ngàn tấn (chiếm 63%); thịt gia cầm 1.779
ngàn tấn (32%); thịt trâu bò 200 ngàn tấn (4%)... Theo xu hướng tiêu dùng
hiện nay, nhu cầu các loại thịt vẫn tăng cao trong thời gian tới, đặc biệt thịt
lợn vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất 63 - 65% trong tổng số các loại thịt. Vì vậy
ngành chăn nuôi lợn vẫn đóng một vai trò rất quan trọng cung cấp thực phẩm
trong tiêu dùng của chúng ta ( Theo Tổng cục thống kê, 2011)

2.2.2.1. Xu hướng phát triển
Trong những năm gần đây với các chính sách của Đảng và Chính phủ
về phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hóa nông nghiệp
nông thôn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi đã đi vào thực tiễn cuộc
sống, góp phần thúc đầy quá trình phát triển ngành chăn nuôi theo hướng
hàng hoá.
Phát triển chăn nuôi theo hướng tập chung và chuyên môn hóa cao là
một trong những nội dung quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa sản
xuất nông nghiệp của nước ta trong thời kỳ phát triển mới. Theo kết quả điều
tra dân số, đến 1 tháng 4 năm 2009, Việt Nam có tổng số dân là 85.789.773
người, là một trong 10 quốc gia có mật độ dân số cao nhất trên thế giới
(khoảng 260 người/km). Nhu cầu thực phẩm trong điều kiện dân số tăng và
đời sống ngày càng được nâng cao đã và đang đặt ra cho các nhà quản lý
nông nghiệp phải nhanh chóng hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp.Trong khi
diện tích dành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm do phát triển đô thị,
công nghiệp, giao thông và các công trình dịch vụ khác, phát triển chăn nuôi
theo hướng tập trung, nâng cao quy mô là xu thế tất yếu nhằm nâng cao năng
suất và chất lượng thịt, trứng, sữa cung cấp cho nhân dân và cho xuất khẩu.
2.2.2.2. Hình thức chăn nuôi
Ngành chăn nuôi phát triển nhanh cùng sự áp dụng khoa học kỹ thuật
11


tiên tiến đã chuyển đổi dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại.
Nhiều trang trại chăn nuôi từ 600 con lợn hoặc hơn 2.000 con gà trở lên. Tuy
nhiên, đối với những người chăn nuôi nhỏ lẻ do ít vốn, thiếu quỹ đất xây
chuồng trại nên đa số dễ lệ thuộc vào các doanh nghiệp, công ty chăn nuôi
quy mô lớn về con giống, thức ăn chăn nuôi dẫn đến giá thành sản phẩm cao,
rủi ro nhiều... (theo Tổng cục thống kê, 2011)
Có 3 hình thức chăn nuôi cơ bản:

− Chăn nuôi tận dụng, truyền thống (chăn nuôi nông hộ, chăn nuôi
quy mô nhỏ khép kín).
− Chăn nuôi công nghiệp (trang trại thâm canh, cơ giới hoá hay còn
gọi là “trang trại nhà máy”).
− Chăn nuôi bán công nghiệp (chăn nuôi gia trại, trang trại với quy mô
lớn).
2.2.2.3. Tỷ lệ phân bố
Chăn nuôi nước ta thời gian qua chủ yếu vẫn là phân tán nhỏ lẻ, tập
trung chủ yếu ở các hộ nông dân với 2 - 3 con trâu bò, 5 - 10 con lợn và 20 –
30 con gia cầm/hộ. Những năm gần đây, chăn nuôi phát triển theo xu hướng
trang trại, tập trung sản xuất hàng hóa. Tính đến tháng 10/2006 cả nước có
17.720 trang trại và chủ yếu phát triển ở các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, Đồng
bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Trong đó: Có 7.475 trang trại
chăn nuôi lợn (miền Bắc: 3.069 trang trại, miền Nam: 4.406 trang trại); số
trang trại chăn nuôi gia cầm là 2.837 (miền Bắc: 1.274 trang trại, miền Nam:
1.564 trang trại); số trang trại chăn nuôi bò là 6.405 trang trại và có 2.011
trang trại chăn nuôi bò sữa; số trang trại chăn nuôi trâu là 247 trang trại; số
trang trại chăn nuôi dê là 757 trang trại. Tuy nhiên, các khu chăn nuôi thường
phát triển tự phát, chưa theo quy hoạch, chủ yếu trên đất vườn nhà, đất mua
hoặc thuê tại địa phương. Nhiều trang trại xây dựng ngay trong khu dân cư,
gây ô nhiễm môi trường, nguy cơ dịch bệnh cho vật nuôi, con người và ảnh
12


hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi.
Đến nay cả nước có hơn 23.500 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Trong đó, khu vực Đông Nam Bộ chiếm 17,35% (gần 4.100 trang trại). Riêng
tỉnh Đồng Nai có số lượng trang trại chăn nuôi lớn nhất, khoảng 2.000 trang
trại, trong đó các trang trại chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm khoảng 50% ( Theo Tổng
cục thống kê, 2011).

2.3. Tổng quan các vấn đề môi trường trong chăn nuôi
2.2.1. Nguồn thải từ chăn nuôi
Các chất thải chăn nuôi được phát sinh chủ yếu từ:
• Chất thải của bản thân gia súc, gia cầm như phân, nước tiểu, lông,
vảy da và các phủ tạng loại thải của gia súc, gia cầm...
• Nước thải từ quá trình tắm gia súc, rửa chuồng hay rửa dụng cụ và
thiết bị chăn nuôi, nước làm mát hay từ các hệ thống dịch vụ chăn nuôi…
• Thức ăn thừa, các vật dụng chăn nuôi, thú y bị loại ra trong quá
trình chăn nuôi.
• Bệnh phẩm thú y, xác gia súc, gia cầm chết.
2.2.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường chăn nuôi
2.2.2.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường chăn nuôi trên thế giới.
Ngày nay ô nhiễm môi trường là một trong những mối quan tâm hàng
đầu của nhân loại. Ô nhiễm môi trường không còn là vấn đề của một quốc gia
hay một khu vực mà đã trở thành vấn đề toàn cầu.
Chăn nuôi chiếm 70% diện tích đất nông nghiệp và 30% diện tích
không có băng giá của hành tinh, tạo ra 40% GDP của nông nghiệp toàn cầu,
đóng góp đáng kể đến biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường (Watson, 2008).
Nhu cầu toàn hành tinh về các sản phẩm chăn nuôi sẽ tăng gấp đôi trong nửa
đầu thế kỷ 21 do tăng dân số (Watson, 2008). Trong thời gian này khí hậu trái
đất cũng sẽ có thay đổi lớn.
Vai trò của chăn nuôi đến đến thay đổi khí hậu liên hệ chặt chẽ đến ảnh

13


hưởng của chăn nuôi đến sử dụng đất như đất chăn thả (đồng cỏ) đất trồng
cây thức ăn gia súc (thức ăn xanh và tinh) (Steinfeld and Hoffmann, 2008).
Khi xem xem xét cả chu kỳ sản xuất hàng hóa khí thải nhà kính từ chăn nuôi
đóng góp làm trái đất nóng lên là 18%, hay gần một phần năm khí thải nhà

kính (FAO, 2006a; Steinfeld et al. 2006) khí thải nhà kính từ chăn nuôi lớn
hơn khí thải từ xe hơi và các phương tiện giao thông khác (FAO, 2006a), chăn
nuôi đóng góp 9% (CO2), 37 % CH4 và 65 % N2O tổng khí thải nhà kính
(Steinfeld and Hoffmann, 2008).
Vì số lượng gia súc tăng, khí thải nhà kính cũng sẽ tăng theo. Tăng số
lượng gia súc, tăng số trang trại nuôi gia súc tập trung đã làm tăng khí thải
nhà kính từ chăn nuôi và từ chất thải (phân) của gia súc (Paustian et al. 2006).
Công nghệ chăn nuôi phát triển, nhiều trang trại chăn nuôi công nghiệp tập
trung xuất hiện, phân thải ra từ các trang trại này nhiều hơn lượng phân cần
thiết cho trồng trọt (FAO 2005b), dẫn đến tích tụ phốt pho, nitơ và các chất
gây ô nhiễm khác trong đất, nước ngầm, sông hồ, biển (Thorne 2007).
Nhốt một số lượng lớn gia súc gia cầm trong chuồng làm tăng các vấn
đề về môi trường và là một trong 2 hoặc 3 yếu tố quan trọng nhất của chăn
nuôi đóng góp vào những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất (Steinfeld et
al. 2006).
CO2 từ chăn nuôi chủ yếu từ sử dụng phân bón cho trồng cỏ và cây
thức ăn, đốt nhiên liệu chạy các máy móc dùng cho chăn nuôi ... (Steinfeld et
al. 2006). Methan từ chăn nuôi chủ yếu đến từ quá trình lên men thức ăn ở dạ
cỏ - enteric fermentations và phân gia súc và chịu ảnh hưởng của một số yếu
tố như: tuổi gia súc, khối lượng, chất lượng thức ăn, hiệu quả tiêu hóa thức
ăn... (Paustian et al. 2006; Steinfeld et al. 2006). Hàng năm chăn nuôi, chủ
yếu là chăn nuôi gia súc nhai lại tạo ra khoảng 86 triệu tấn methan/năm
(Steinfeld et al. 2006). Bò vỗ béo trong feedlot, ăn các khẩu phần tiêu
chuẩn tạo ra phân với tiềm năng tạo khí methan rất cao, trong khi đó bò
14


×