Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

10 lý do để thả nổi tỷ giá hối đoái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.93 KB, 3 trang )

10 lý do để thả nổi tỷ giá hối đoái
Một trong những điều vô cùng vô lý của nền kinh tế Việt Nam là việc
chính phủ kiểm soát dòng chảy tiền tệ và tỷ giá hối đoái. Người dân
được bán ngoại tệ nhưng không được mua ngoại tệ một cách tự do. Điều
này ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào?
Tỷ giá hối đoái và tự do giao dịch
Một trong những nguyên nhân khiến nền kinh tế Việt Nam không thể
hoạt động và vận hành một cách bình thường như một nền kinh tế thị
trường là sự kiểm soát và điều chỉnh của tỷ giá hối đoái. Đừng hiểu lầm
tôi, chính phủ có lòng tốt khi muốn kiểm soát tỷ giá hối đoái, nhưng lòng
tốt đã có tác động ngược.
Tỷ giá hối đoái cố định là gì?
Việt Nam áp dụng hệ thống tỷ giá hối đoái cố định trong thị trường ngoại
tệ. Nghĩa là tỷ giá, ví dụ, của đồng USD đối với Việt Nam chỉ được giao
dịch trong một biên độ nhất định. Người bán và người mua không được
giao dịch với tỷ giá khác. Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất áp
dụng cơ chế này, ngoài Việt Nam còn có Trung Quốc và hơn 30 quốc gia
khác.
Ví dụ về tỷ giá trong cuộc sống
Như bạn đi ra chợ mua cá, giá cả mỗi ngày mỗi khác, vì người bắt cá
hôm kia bắt nhiều hôm kia bắt được ít. Chưa nói đến nhiều yếu tố khác
như thuế, chi phí vận chuyển và lợi nhuận. Hôm nay giá cá là 50,000
VND, ngày mai sẽ là 55,000. Tuần sau sẽ là 75,000 VND. Không ai biết
được vì mỗi ngày mỗi khác.
Giờ giả sử như chính phủ ra quy định là giá cá chỉ được giao dịch ở mức
giá 40,000 VND thì bạn nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra? Nếu giá đó thấp quá,
người bán không đủ lời, thì người bán sẽ không bán. Kết quả là người
mua sẽ không có cá để mua vì chẳng ai muốn bán để lỗ cả. Ngược lại
nếu giá đó đắt quá, người mua không chịu mua và người bán không
được giảm. Kết quả là chẳng ai muốn buôn bán gì cả vì họ không đồng ý
về giá cả.


Giờ bạn hãy áp dụng điều đó với tiền VND, USD, Euro, Pound hay Yen.
Nó không khác chút nào. Tỷ giá là sự phản ánh của người mua và bán.
Vấn đề ở đây là gì?
Khác với những thị trường khác, như Euro, Nhật, Mỹ, Thụy Sĩ, Anh – tỷ
giá của họ hoàn toàn được quyết định bởi thị trường, nghĩa là người mua


và bán giao dịch một cách tự do mà không gặp phảo rào cản nào. Và tỷ
giá phản ánh tất cả lực cung cầu trong nền kinh tế.
Vì người mua và bán ở Việt Nam không được tự do để quyết định giá
mua và bán, trong thị trường luôn luôn có sự mất cân bằng. Kết quả là
họ giao dịch ở thị trường chợ đen – ví dụ điển hình là tiệm vàng để họ có
thể mua bán ngoài biên độ quy định.
Hệ lụy của việc kiểm soát ngoại tệ
Hiện tại ở Việt Nam, bạn có thể bán ngoại tệ một cách dễ dàng nhưng
để mua ngoại tệ thì rất khó, bạn phải điền nhiều giấy tờ. Nhiều lúc bạn
sẽ bị giới hạn hoặc không được mua vì nhiều lý do.
Vậy hệ lụy của việc này là gì? Giờ giả sử bạn là một doanh nhân. Bạn
cần $10,000 để đầu tư 1 năm. Bạn có một người bạn ở Mỹ (nhà đầu tư)
sẵn sàng cho bạn vay $10,000 với lãi suất thỏa thuận hoặc phân chia lợi
nhuận. Người bạn đó có thể gửi bạn $10,000, nghĩa là đem $10,000 vào
thị trường Việt Nam, một cách dễ dàng. Nhưng nếu người đó muốn chốt
lời thì không dễ như vậy. Anh ta phải điền đơn, phải nêu rõ mục đích.
Trong đa số trường hợp, anh ta sẽ không được chuyển chính đồng tiền
của mình mà anh ta đã đầu tư trở lại tài khoản ban đầu.
Như bạn mua một cổ phiếu mà bạn không được bán, hoặc nếu bán phải
xin phép và có rủi ro là không bán được vì bạn không được phép bán.
Như bạn đi mua cam về để bán lẻ nhưng bạn không được bán, không
được chốt lời.
Như bạn là một nhà quản lý quỹ đầu tư ở Singapore. Bạn thấy vài cổ

phiếu Việt Nam rất có tiềm năng. Bạn muốn rót tiền vào đầu tư. Nhưng
khi bạn chốt lời bạn không thể đem tiền lời của mình về vì hiện tịa có
giới hạn. Bạn rất lo ngại và cuối cùng bạn không đầu tư. Việt Nam đã
mất đi một khoản tiền đầu tư vì điều này.
Sau đây là 10 hệ lụy của tỷ giá cố định và kiểm soát tiền tệ cũng
như là 10 lý do vì sao chúng ta nên thả nổi tỷ giá hối đoái và cho
phép tự do giao dịch tiền tệ hoàn toàn:
1.
Tỷ giá và giá cả không thể phản ánh cung cầu thực sự của thị trường.
2.

Luôn luôn có sự mất câng bằng giữa lượng bán và mua. Hai bên không thể
bắt tay trong sự vui vẻ vì một bên luôn thiệt thòi.

3.

Dòng tiền không thể chảy tự do, dẫn đến nhiều người e ngại. Sự e ngại
khiến họ không muốn đầu tư.


4.

Sự kiểm soát và tỷ giá cố định khiến thị trường biến động mạnh hơn. Nếu
để cho thị trường giao dịch tự do, những vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng
và sẽ có ít sự biến động hơn.

5.

Không cho giao dịch chính thức thì người ta sẽ giao dịch ngầm ở thị trường
chợ đen. Đây là điều nguy hiểm vì không đảm bảo an toàn và chỉ có lợi cho các lợi

ích nhóm.

6.

Chẳng có một nhà đầu tư nào muốn đầu tư vào một thị trường mà họ
không chắc chắn rằng mình có thể chốt lời và đem lợi nhuận về hay không? Nếu
là bạn bạn có chấp nhận rủi ro đó không?

7.

Giới hạn khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Như đã
ví dụ ở trên, bạn là một doanh nghiệp nhỏ, bạn muốn huy động vốn, bạn tìm
được nhà đầu tư ở nước ngoài, nhưng người đó e ngại bạn sẽ không đem tiền trả
được, nên bạn không huy động vốn được.

8.

Doanh nghiệp hoạt động thiếu linh động. Làm sao họ có thể linh động hoạt
động trên phạm vi toàn cầu được khi họ không thể giao dịch tiền tệ tự do?

9.

Đây là điều trái nghịch với quy luật của kinh tế thị trường, một quy luật tối
cao – tự do tiền tệ và giá cả. Nếu giá cả không được phản ánh một cách tự do thì
sẽ không có thị trường thực sự.

10.

Làm tăng chi phí giao dịch tiền tệ cũng như thời gian giao dịch.
Nói nhiêu đó thôi. Ai hiểu thì hiểu.




×