Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Thuyết chu kỳ kinh tế của trường phái áo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.33 KB, 2 trang )

Thuyết Chu Kỳ Kinh Tế Của Trường Phái Áo
Giải thích chu kỳ kinh tế theo góc nhìn của trường phái Kinh Tế Áo.
Các nhà kinh tế Trường Phái Áo có một lý thuyết để giải thích chu kỳ
kinh tế mà khác biệt so với những thuyết của các nhà kinh tế Keynes
hoặc trường phái tiền tệ. Giải thích thông thường là chu kỳ kinh tế chỉ là
một hiện tượng tự nhiên tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Nó chỉ là
một phần của chủ nghĩa tư bản. Rất đáng tiếc rằng chúng ta có sự bùng
nổ và sụp đổ.
Gần như không có một sự giải thích nào cả. Có lẽ là do lòng tham, sự mơ
hồ bất hợp lý và nhiệm vụ của chính phủ để sử dụng chính sách tiền tệ
và chính sách tài chính để chiến đấu với cuộc suy trầm và kích thích nền
kinh tế vào giai đoạn phát triển lại.
Các nhà kinh tế học Trường Phái Áo có một quan niệm khác. Họ không
cho rằng chu kỳ kinh tế là một sản phẩm tự nhiên của thị trường tự do.
Họ coi nó là một hậu quả của sự thao túng của chính phủ trong lượng
cung của tiền tệ và lãi suất. Giải thích của Trường Phái Áo là khi Ngân
Hàng Nhà Nước (NHNN) giữ lãi suất thấp một cách giả tạo, thấp hơn
mức mà thị trường tự do theo quy luật cung cầu sẽ quyết định.
Kết quả là NHNN đã gửi những tín hiệu sai trái đến những thành phần
sản xuất của nền kinh tế và kết quả là thứ Ludwig von Mises gọi là
những khoản đầu tư dại dột. Kết quả là chúng ta có sự phân phối không
hiệu quả dựa trên những tín hiệu giả tại được đưa ra vì lãi suất ở mức
quá thấp. Bởi vì trong một nền thị trường tự do, cách duy nhất lãi suất
sẽ giảm xuống sẽ là nếu có sự gia tăng trong sự tích lũy (tiết kiệm) và
nếu người tiêu dùng có sự lựa chọn để tiêu tiền của họ trong tương lai
thay vì trong hiện tại. Và vì vậy họ gìn giữ tiền của họ và bây giờ có
nhiều tiền hơn để làm vốn đầu tư tài chính cho những mục đích sản xuất
dài hạn.
Nhưng khi Fed (NHNN) hạ thấp lãi suất xuống một cách giả tạo mà
không có sự gia tăng trong số tiền tiết kiệm hoặc sự thay đổi trong sự
lựa chọn thời gian, thị trường lỡ phân phối vốn như nếu số tiền tiết kiệm


đã gia tăng khi thực tế thì ngược lại. Và chúng ta có những sai lầm đang
xảy ra.Và cuối cùng sự sụp đổ xảy ra khi thị trường tìm cách thanh lý
những khoản đầu tư dại dột đó và tái phân phối những yếu tố sản xuất
trở lại vào những khoản đầu tư hiệu quả. Và như vậy, chúng ta có sự sụp
đổ.


Trong thực tế, những sai lầm được thực hiện trong giai đoạn bùng nổ. Sự
bùng nổ là giai đoạn tiêu cực. Sự sụp đổ là khi thị trường điều chỉnh lại
những sai lầm đó và tái xây dựng sự cân đối cho nền kinh tế. Tuy nhiên
rất tiếc rằng, những nhận định thông thường là sự sụp đổ phải được
chống lại với gói kích thích kinh tế. Nhưng những hành động đó thật sự
chỉ cản trở với quá trình tái cấu trúc đúng đắn.
Nó làm cho những vấn đề trong cấu trúc kinh tế tồi tệ hơn, những thứ đã
dẫn đến sự bùng nổ. Và như vậy họ đã gieo mầm cho sự bùng nổ và sụp
đổ kế tiếp.



×