Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Ô nhiễm môi trường đất do nông dược và phân hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.44 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT T/P HỒ CHÍ MINH
KHOA:CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY
B/m:Công Nghệ Chế Tạo Máy



TIỂU LUẬN MÔN HỌC:

Sinh viên thực hiện:TRẦN ĐÌNH THỊNH
MSSV:10903063
Giảng viên hướng dẫn:GVC.ThS.HOÀNG TRÍ
T/p HỒ CHÍ MINH
Tháng 11/2012


MỤC LỤC
Trang
1.Mở đầu......
2.Chương VIII:Môi trường đất.....
2.1.Khái niệm.....
2.1.1.Phân hóa học......
2.1.2.Nông dược.....
2.1.3.Ô nhiễm môi trường đất.....
2.14.Ô nhiễm môi trường đất do nông dược và phân hóa học.....
2.2.Ô nhiễm đất do phân hóa học......
2.2.1.Nguyên nhân gây ô nhiễm đất do phân hóa hóa học.......
2.2.2. Tác hại của ô nhiễm đất do vệc sử dụng phân hóa học......
2.2.3. Giải pháp hạn chế.........
2.3. Ô nhiễm đất do nông dược..........
2.3.1. Nguyên nhân gây ô nhiễm đất do nông dược......
2.3.2. Tác hại của ô nhiễm đất do viêc sử dụng nông dược......


2.3.3. Giải pháp hạn chế........
3.Kết luận.....
4.Tài liệu tham khảo........

MỞ ĐẦU
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là
nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con
người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất
vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực
phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công


nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng
bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu
người giảm, muốn đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế mà xem nhẹ và lơi lỏng việc
bảo vệ môi trường sống và kiểm soát công nghệ đã trở thành nạn nhân của các dự
án đầu tư với công nghệ lạc hậu và ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng.
Nước ta đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế vừa qua cũng gặp phải
những vấn nạn về những dự án đầu tư với công nghệ lạc hậu và ô nhiễm môi
trường nặng nề.
Các nhà khoa học môi trường thế giới đã cảnh báo rằng: cùng với ô nhiễm
nguồn nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai cũng là vấn đề trong tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nhiều quốc gia nghèo vì đáng báo động hiện
nay, đặc biệt trong việc sử dụng phân bón. Ô nhiễm đất không những ảnh hưởng
xấu tới sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản, mà còn thông qua lương
thực, rau quả... ảnh hưởng gián tiếp tới sức khoẻ con người và động vật. Ngày
càng xuất hiện nhiều căn bệnh ung thư quái ác đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng
mỗi năm. Do đó, ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường đất nói
riêng cần phải được ngăn chặn và giải quyết một cách có hiệu quả. Chính vì những
lí do trên chúng tôi chọn vấn đề “Ô nhiễm môi trường đất do nông dược và

phân hóa học”.

CHƯƠNG VIII:MÔI TRƯỜNG ĐẤT
1.Khái niệm:
1.1.Phân hóa hoc:
- Phân hóa học là những bổ sung cho đất được dùng để thúc đẩy cây cối phát triển;
các loại chất dinh dưỡng có trong phân hóa học là nitơ (N), phốt pho (P), và kali (K) (đó
là các “chất dinh dưỡng”) và các chất dinh dưỡng khác (“vi chất dinh dưỡng”) được thêm
vào với những số lượng nhỏ. Phân hóa học thường được dùng rải trực tiếp trên đất, và
cũng được phun trên lá (“dinh dưỡng qua lá”).
- Phân hóa học thường được chia thành phân hóa học hữu cơ và vô cơ, với sự khác
biệt lớn giữa chúng là nguồn gốc, chứ không phải là những sự khác biệt trong thành phần
dinh dưỡng.


1.2. Nông dược
- Theo nghĩa rộng rãi, đây là những hóa chất dùng để bảo vệ mùa màng, hoa màu,
giúp cải thiện phẩm chất, gia tăng năng suất cũng như để việc tồn trử nông sản thu hoạch
được tốt. Nhiệm vụ của nông dược vừa đa năng mà cũng vừa đa dạng. Nông
dược (pesticide) có thể ở dưới dạng bột, dạng hạt, hoặc dạng lỏng. Nó có thể được rải từ
trên phi cơ xuống những cánh đồng bát ngát đậu nành, bắp hoặc lúa mì. Người ta cũng có
thể sử dụng những xe kéo(tracteur), hoặc xe tải nhỏ có trang bị những bồn chứa đặc biệt
để phun xịt thuốc trừ sâu lên những hàng cây xum xê trái, hoặc lên những luống rau cải
thẳng tấp dài bất tận. Đơn giản hơn là hóa chất được xịt từ những bình mang bên vai.
- Nông dược sử dụng có thể là: thuốc diệt cỏ, thuốc khai quang, thuốc diệt nấm
mốc, thuốc diệt chuột bọ, thuốc trừ sâu rầy, thuốc diệt ốc, thuốc diệt vi khuẩn thực
vật, thuốc điều hòa sự tăng trưởng thực vật…
- Nông dược được định nghĩa là những loại thuốc bảo vệ thực vật bao gồm thuốc
trừ sâu, bệnh, cỏ, thuốc kích thích sinh trưởng…được sử dụng trong nông nghiệp, để
phòng trừ sâu bệnh hại, các loại cỏ dại. Nó hỗ trợ cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt,

mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
- Nông dược được định nghĩa là những loại thuốc bảo vệ thực vật bao gồm thuốc
trừ sâu, bệnh, cỏ, thuốc kích thích sinh trưởng…được sử dụng trong nông nghiệp, để
phòng trừ sâu bệnh hại, các loại cỏ dại. Nó hỗ trợ cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt,
mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.


Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan để bảo vệ sức khỏe. Ảnh minh họa

1.3.Ô nhiễm môi trường đất.
“Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn
môi trường đất bởi các chất ô nhiễm”.
Ô nhiễm môi trường đất thực chất là những tác động của tự nhiên, con
người làm biến đổi các yếu tố sinh thái vượt ra ngoài phạm vi chống chịu của sinh
vật. Ô nhiễm đất chính là việc đưa vào môi trường đất các thành phần có hại đối
với sự sống của cộng đồng và hệ vật. Trong đó, có hai nguồn gây ô nhiễm chủ yếu
là tự nhiên và nhân tạo.
1.4. Ô nhiễm môi trường đất do nông dược và phân hóa học.
- Để tăng suất cho cây trồng con người đã lạm dụng nông dược và phân hóa học
trong công nghiệp. Trong quá trình sử dụng các chất còn dư thừa hoặc không được cây
hấp thụ và các chất đó hòa vào và tích trữ trong đất làm thay đổi tính châts của đất và
đồng thời gây ô nhiễm đất.
2. Ô nhiễm đất do phân hóa học:
2.1. Nguyên nhân gây ô nhiễm đất do phân hóa hóa học :
- Do yêu cầu tăng năng suất cây trồng.
- Áp lực tăng dân số đòi hỏi nhu cầu tăng lương thực, thực phẩm ngày càng tăng và
phải tăng cường khai thác độ phì nhiêu của đất bằng nhiều biện pháp : Tăng cường sử
dụng hóa chất như phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, sử dụng chất kích thích sinh
trưởng làm giảm thất thoát và tạo nguồn lợi cho thu hoạch, mở rộng các hệ tưới tiêu.
- Do sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp nên gây ra

ô nhiễm môi trường đất.
- Do hàm lượng các nguyên tố độc hại cao như: acid HNO3, H2S, CH4, CO2...
- Sử dụng phân hóa học không đúng yêu cầu.


- Bón phân hóa học quá nhiều trong điều kiện yếm khí sẽ làm quá trình khử chiếm
ưu thế; sản phẩm của nó chứa nhiều acid hữu cơ làm môi trường sinh thái đất chua.
-Vì lý do lợi nhuận mà các loại phân hóa học không được tinh khiết. Do đó chúng
chứa nhiều tạp chất kim loại và á kim độc và ít di động trong đất.vì vậy nó gây ra ô
nhiễm môi trường đất.
Bảng 1. Các tạp chất trong phân superphosphate (Theo Barrows, 1996)
Arsenic

2,2 - 12 ppm

Cadmium

50 - 170

Chlomium

66 - 243

Cobalt

0-9

Ðồng

4 - 79


Chì

7 - 92

Nicken

7 - 32

Selenium

0 - 4,5

Vanadium

20 - 180

Kẽm

- 1490

2.2. Tác hại của ô nhiễm đất do vệc sử dụng phân hóa học
- Suy kiệt dinh dưỡng, đất trở nên già cỗi,giảm diện tích đất canh tác.
- Suy giảm năng suất cây trồng, đời sống không ổn định, gây sự bất ổn về xã hội.
- Sự tồn tại một số chất độc trong đất có tác dụng đến thành phần đất ,tính chất và ảnh
hưởng xấu đến sự phát dục của cây.
- Tàn phá về mặt sinh thái môi trường.
- Có nguy hại cho sức khỏe cộng đồng qua chuỗi thực phẩm của hệ sinh thái.
- Các hợp chất chính N,P,K trong phân hóa học là nguồng mang vào môi trường đất kim
loại nặng và các chất độc hại khác.

- Đối với đất trồng lúa,nito của phân hóa học không được sử dụng sẽ chuyển thành
NO3-, NO2- làm thay đổi tính chất của đất như chua đất, làm giảm vi sinh vật có
lợi ,làm tăng khả năng tích lũy các chất trên trong sản phẩm nông nghiệp .Sử dụng
phân P,K cũng có hiệu ứng như phân nito.
- Hàm lượng (NH4)2SO4, K2SO4, KCl, superphotphat còn tồn dư acid nếu bón liên tục
mà không có biện pháp trung hòa sẽ làm chua đất, nghèo kiệt các ion bazơvà xuất hiện
nhiều độc tố đối với cây trồng (như: Al 3+, Fe3+, Mn2+…) làm giảm hoạt tính sinh học của
đất.
- Một ví dụ khác có thể nêu lên là vấn đề sử dụng phân supe lân. Trong phân supe lân
thường có khoảng 5% acid H2SO4 tự do, khi đi vào môi trường đất sẽ làm giảm độ pH


của đất. Mặt khác thành phần của phân supe lân là muối của các axit nên khi hòa tan
cũng làm ảnh hưởng tới pH môi trường của đất. Do trong đất có các ion kim loại như
Fe+3,Al+3, kết hợp với lượng phân bón supe lân dư thừa tạo thành photphat kim loại
-không tan làm cho đất chai cứng và hủy diệt các vi sinh vật có ích trong đất.
Trong môi trường axit
Al3+ + HPO42- àAl2(HPO4)3
Al3+ + H2PO4- àAl(H2PO4)3
Trong môi trường kiềm:
6HPO42- + 10 CaCO3 + 4H2O àCa10(PO4)6(OH)2 + 10 HCO3- + 2OH-.
- Bón phân hữu cơ quá nhiều trong điều kiện yếm khí sẽ làm quá trình khử chiếm ưu
thế; sản phẩm của nó chứa nhiều acid hữu cơ làm môi trường sinh thái đất chua, đồng
thời chứa nhiều chất độc như H2S, CH4, CO2. Sư tích lũy cao các hóa chất dạng phân
hóa học sẽ gây hại cho môi trường sinh thái đất về mặt cơ lý tính , đất nén chặt , độ
trương co kém, không tơi xốp, tính thoáng khí kém, vi sinh vật cũng ít đi vì hóa chất hủy
diệt sinh vật.
-Là do sự tích lũy liên tục các chất tạp (kim loại, á kim) có trong phân hóa học và sự
biến đổi cấu trúc của đất. Thành phần chất hữu cơ của đất bị giảm nhanh và khả năng giữ
nước và thoát nước của đất bị thay đổi n không còn quay về đất. Sự nghèo mùn làm phá

hủy cấu trúc của đất, giảm phức hợp hấp thụ sét mùn nên giảm độ phì của đất .

2.3.Giải pháp hạn chế:
- Phân bón vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, làm tăng độ mầu mỡ của đất, trái
lại cũng có thể gây tác động xấu tới môi trường nếu không có biện pháp quản lý sản xuất,
kinh doanh và sử dụng hợp lý. Do vậy cần thiết phải đưa phân bón vào nhóm mặt hàng sản
xuất, kinh doanh có điều kiện để tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát, đặc biệt
cần giám sát chặt ngay từ khâu sản xuất, nhập khẩu và trong quá trình sử dụng. Một số giải
pháp sau đây được đề xuất để giảm thiểu sự ô nhiễm, đồng thời tăng hiệu suất sử dụng phân
bón:
 Giảm lượng bón, tăng hiệu suất sử dụng phân bón:

Để hạn chế tối đa lượng phân bón dư thừa trong đất do bón phân quá liều, có thể áp
dụng các giải pháp về kỹ thuật sau đây:
-Sử dụng các loại phân bón hoặc các chất có tác dụng làm tăng hiệu suất sử dụng
của phân bón. Hiện nay đã có một số loại phân bón hoặc các chế phẩm có khả năng làm
tăng hiệu suất sử dụng đạm từ 25-50% khi sử dụng phối hợp với phân đạm. Cơ chế tăng
hiệu suất sử dụng dinh dưỡng được xác định do việc hạn chế hoạt động của men phân giải
Ureaza, men làm mất đạm; tăng khả năng lưu dẫn N cho cây trồng. Các loại phân bón có


công dụng nêu trên như:NEB26, Wehg, Agrotain… có thể giảm ¼ đến ½ lượng đạm so
với lượng dùng thông thường mà cây trồng vẫn cho năng suất cao, chất lượng nông sản
tốt. Cần phải tổ chức khuyến cáo và hướng dẫn rộng rãi để nhanh chóng đưa các chế phẩm
nêu trên được sử dụng trên toàn quốc.
- Sử dụng các loại phân bón lá có chứa K-humate và các yếu tố đa lượng, trung
lượng, vi lượng để bổ sung dinh dưỡng cho cây, tăng khả năng phục hồi, tăng sức đề kháng
của cây trồng đối với sự thay đổi và khó khăn của thời tiết và tăng đề kháng sâu bệnh, tăng
hiệu suất sử dụng các yếu tố đa lượng. Tiến bộ kỹ thuật về phân bón lá đối với cây trồng đã
được khẳng định, sử dụng phân bón lá vào các thời điểm thích hợp sẽ làm tăng hiệu suất sử

dụng các yếu tố dinh dưỡng đa lượng một cách cân đối, bổ sung kịp thời các chất dinh
dưỡng cây trồng vào những giai đoạn thiết yếu. Liều lượng dùng theo khuyến cáo của nhà
sản xuất hoặc phân phối.
- Bón bổ sung các loại phân bón có chứa yếu tố Silic làm tăng khả năng cứng cây
chống đổ ngã, tăng khả năng quang hợp, tăng sử dụng cân đối dinh dưỡng, nâng cao hiệu
suất sử dụng các yếu tố dinh dưỡng đa lượng NPK, đặc biệt có tác dụng đối với cây lúa
và cây họ hoà thảo. Vai trò của yếu tố Silic gần đây đã được xác định rõ và được bổ sung
vào danh mục phân bón như là một yếu tố trung lượng.
- Cần sử dụng các loại phân bón dạng chậm tan (slow release fertilizer) để cây trồng
sử dụng một cách từ từ tăng hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng, giảm chi phí, giảm ô nhiễm
môi trường.
- Tích cực triển khai chương trình ba giảm (giảm lượng đạm bón, giảm thuốc bảo
vệ thực vật, giảm lượng hạt giống gieo đối với các tỉnh phía Nam hoặc giảm lượng nước
tưới đối với các tỉnh phía Bắc) ba tăng (tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm và tăng
hiệu quả kinh tế), bón phân theo bảng so màu, tiết kiệm tối đa lượng đạm bón nhưng vẫn
đem lại năng suất cao. Thực hiện bón phân cân đối, lượng đạm có thể giảm từ 1,7 kg/sào
bắc bộ, tương đương với 47 kg urê/ha tuỳ từng chân đất. Tổ chức hướng dẫn sử dụng
phân bón hợp lý theo nguyên tắc“năm đúng”: đúng loại phân, đúng lúc, đúng đối tượng,
đúng thời vụ, đúng cách bón sẽ góp phần tăng hiệu suất sử dụng phân bón, tránh lãng phí
và giảm ô nhiễm môi trường.
 Nghiên cứu, đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền:

Để đảm bảo các giải pháp về khoa học-kỹ thuật có thể đến được người nông dân cần
thiết phẩi tổ chức đào tạo tập huấn cho người nông dân và các cán bộ quản lý, cán bộ
khuyến nông các cấp cần tập trung vào một số giải pháp sau:
- Các Viện, Trường, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón tổ chức các
họat động: hội thảo, xây dựng mô hình trình diễn, hướng dẫn các biện pháp tăng hiệu suất
sử dụng phân bón, triển khai chương trình “3 giảm 3 tăng”, tập huấn và hướng dẫn cho



nông dân về sử dụng phân bón. Nghiên cứu tạo ra các công cụ bón phân, tạo ra các
phương thức bón, để giảm thiểu sử dụng lao động, đưa phân bón vào trong đất tránh rửa
trôi, bay hơi… Nghiên cứu tạo ra các chế phẩm phân bón mới, các chế phẩm sinh học
giúp cho quá trình xử lý ủ phân hoặc xử lý các phế phụ phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi mau
hoai, giảm thiểu mùi hạn chế mức thấp nhất khả năng ô nhiễm môi trường.
-Thông qua hệ thống thông tin đại chúng như truyền hình, đài, báo chí…tăng
cường việc phổ biến các kiến thức khoa học kỹ thuật, các kinh nghiệm về sản xuất, sử
dụng phân bón có hiệu quả. Một số địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ,
Ninh Thuận… đã tổ chức tốt chương trình truyền hình “Nhịp cầu nhà nông” để phổ biến
các kiến thức về nông nghiệp cho nông dân một cách nhanh chóng và có hiệu quả, đem
lại cho nông dân những hiểu biết và những kiến thức mới.
- Ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý hệ thống tổ chức, quản lý các
hoạt động kiểm tra giám sát chất lượng phân bón, đặc biệt cần tăng cường giám sát các
loại phân bón có chứa các chất độc hại, có nguy cơ gây ô nhiễm cao trên phạm vi cả
nước.
 Các quy định, chính sách:

- Cần sớm xây dựng Luật phân bón để tăng hiệu lực công tác quản lý phân bón,
trong đó cần xây dựng và ban hành đồng bộ Nghị định quy định xử phạt chi tiết đối với
lĩnh vực phân bón. Có các chế tài xử phạt đủ mạnh để đảm bảo hạn chế tối đa các loại
phân bón kém chất lượng, phân bón có các chất độc hại vượt quá mức quy định.
- Xây dựng, ban hành kịp thời và đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản
xuất, sử dụng phân bón, tạo ra các hàng rào kỹ thuật để hạn chế việc sử dụng phân bón
quá liều, hạn chế việc sản xuất, nhập khẩu các loại phân bón có chứa các chất độc hại
vượt quá mức quy định.
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các phòng thí nghiệm để có thể
nhanh chóng phân tích phát hiện để kịp thời xử lý các hoạt động đưa các loại phân bón
kém chất lượng, phân bón có chứa chất độc hại vào lưu thông trên thị trường và trong quá
trình sử dụng.
-Việc áp dụng đồng bộ và triệt để các giải pháp nêu trên có thể tiết kiệm được

hàng nghìn tỷ đồng do giảm lượng phân bón sử dụng trên toàn quốc, hạ giá thành sản
xuất, giảm nhập siêu phân bón. Đồng thời đây cũng là những giải pháp đảm bảo an toàn
vệ sinh thực phẩm, góp phần quan trọng giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông nghiệp,
tăng sức khoẻ cộng đồng.
- Hạn chế sự lạm dụng phân hóa học trong sản xuất nông nghiệp.
- Chất lượng phân bón phải có nguồn gốc rõ ràng.


-Nâng cao lợi ích của sản xuất nông nghiệp như đảm bảo một số lượng nông
nghiệp tương xứng, đáp ứng được nhu cầu sống của lượng dân số mà hệ thống đó hướng
tới
- Tăng năng suất nông nghiệp thông qua việc tăng cường sử dụng các kiểu gen có
năng suất cao, chống chịu sâu bệnh và thích ứng các điều kiện khó khăn, duy trì độ phì
của đất, tính đa dạng của cây trồng, áp dụng luân canh cây trồng, sử dụng hệ thống cây
hàng năm, cây lâu năm, nghề cá, chăn nuôi tổng hợp
- Bảo vệ và cải thiện môi trường sống cho con người và các sinh vật khác như
chống ô nhiễm nguồn nước, giảm và loại bỏ sử dụng chất độc để trừ sâu bệnh, giảm sử
dụng phân khoángtriển cơ sở hạ tầng … nhằm nâng cao dần đời sống người dân
-Đối với Việt Nam phát triển các hệ thống nông nghiệp bền vững cần chú ý:
+Áp dụng các biện pháp canh tác thâm canh.
+Đa dạng hóa cây trồng dưới hình thức:gối vụ, luân canh.
+Hệ thống hóa nông lâm kết hợp và các mô hình đa dạng phong phú.
+Từng bước xây dựng 1 nền nông nghiệp sạch.
-Cần sử dụng các loại phân bón dạng chậm tan (slow release fertilizer) để cây
trồng sử dụng một cách từ từ tăng hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng, giảm chi phí, giảm
ô nhiễm môi trường
- Tích cực triển khai chương trình ba giảm (giảm lượng đạm bón, giảm thuốc bảo
vệ thực vật, giảm lượng hạt giống gieo đối với các tỉnh phía Nam hoặc giảm lượng nước
tưới đối với các tỉnh phía Bắc) ba tăng (tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm và
tăng hiệu quả kinh tế), bón phân theo bảng so màu, tiết kiệm tối đa lượng đạm bón nhưng

vẫn đem lại năng suất cao. Thực hiện bón phân cân đối, lượng đạm có thể giảm từ 1,7
kg/sào bắc bộ, tương đương với 47 kg urê/ha tuỳ từng chân đất. Tổ chức hướng dẫn sử
dụng phân bón hợp lý theo nguyên tắc“năm đúng”: đúng loại phân, đúng lúc, đúng đối
tượng, đúng thời vụ, đúng cách bón sẽ góp phần tăng hiệu suất sử dụng phân bón, tránh
lãng phí và giảm ô nhiễm môi trường.
3. Ô nhiễm đất do nông dược:
- Các loại nông dược phổ biến như:
+ Thuốc trừ sâu (insectides)
+ Thuốc trừ nấm (fongicides)
+Thuốc trừ cỏ (herbicides)
+Thuốc trừ chuột (gặm nhấm = rodenticides)
+Thuốc trừ tuyến trùng (nématocides)
3.1.Nguyên nhân gây ô nhiễm đất do nông dược:
- Tăng năng suất cây trông.
- Do sử dụng thuốc quá liều so với hướng dẫn.
-Ý thức của người dân chưa cao trong vệ bảo vệ môi trường.
-Sử dụng thuốc nằm trong danh mục cấm và có tính bền vững với môi trường.
- Áp lực tăng dân số đòi hỏi nhu cầu tăng lương thực, thực phẩm ngày càng tăng và
phải tăng cường khai thác độ phì nhiêu của đất bằng nhiều biện pháp : Tăng cường sử


dụng hóa chất như phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, sử dụng chất kích thích sinh
trưởng làm giảm thất thoát và tạo nguồn lợi cho thu hoạch, mở rộng các hệ tưới tiêu.

- Các thuốc bảo vệ thực vật thường là những hóa chất độc, khả năng tồn dư
lâu trong đất tươi, tác động tới môi trường đất, sau đó đến sản phẩm nông nghiệp,
đến động vật và người, theo kiểu tích tụ, ăn sâu và bào mòn. Hiện nay do sử dụng
và bảo quản thuốc BVTV chưa đúng quy định nên đã gây ô nhiễm môi trường đất,
nước, không khí và nông sản gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Bảng 2: Thời gian tồn lưu trong đất của một số nông dược

Loại nông dược

Thời gian bán phân hủy
(năm)

Hợp chất kim loại nặng

10 – 30

Clo hữu cơ (666, DDT)

2–4

Thuốc trừ cỏ

1–2

Thuốc trừ sâu dạng lân hữu
0,02 – 0,2


3.2.Tác hại của ô nhiễm đất do viêc sử dụng nông dược:
- Suy kiệt dinh dưỡng, đất trở nên già cỗi,giảm diện tích đất canh tác.
- Suy giảm năng suất cây trồng, đời sống không ổn định, gây sự bất ổn về xã
hội.
- Sự tồn tại một số chất độc trong đất có tác dụng đến thành phần đất ,tính chất
và ảnh hưởng xấu đến sự phát dục của cây.
- Tàn phá về mặt sinh thái môi trường.
- Có nguy hại cho sức khỏe cộng đồng qua chuỗi thực phẩm của hệ sinh thái.
3.3.Giải pháp hạn chế:

a.Các biện pháp canh tác hạn chế ô nhiễm nông dược trong đất.
- Chỉ sử dụng nông dược khi cần thiết, do đó cần có sự theo dõi và quan sát chặt
chẽ hiện tượng sâu bệnh, cỏ dại ngoài đồng để có biện pháp sử lí.
- Cày xới:Có thể làm giảm dư lượng của nông dược do:
+ Phơi nắng lớp đất bên dưới do xới xáo làm tăng sự phân hủy quang học.
+ Hoạt động phân hủy của vi sinh vật đất gia tăng tính thoáng khí.
- Tưới nước:Nông dược phóng thích từ keo sét sẽ bị vi sinh vật phân hủy.
-Bón phân hữu cơ :Làm tăng hoạt động vi sinh vật vì thế tăng tốc độ phân hủy
nông dược.


-Liều lượng sử dụng:Sử dụng nông dược theo lượng khuyến cáo sẽ giảm thiểu
dư lượng trong đất.
b.Các pháp chế đối với công nghiệp sản xuất nông dược.
- Trước khi 1 loại nông dược mới được cho phép đưa vào sử dụng:
+Thông tin đây đủ các đặc tính của nông dược để có thể ước lượng những lợi
hại tiềm tàng của nó.
+Khuyến cáo và mô tả kỹ lưỡng vế liều lượng sử dụng,xử lí chai dựng nhằm
mục đích giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
-Các thông tin cần thiết được qui định cho các nhà sản xuất nông dược:
+Công thức của nông dược được độc quền.
+Nồng độ hoạt chất.
+Đặt tính hóa học.
+Đặt tính vật lí.
+Đối tượng xử lí và phương pháp sử dụng.
- Hiệu quả Khống chế việc sử dụng nông dược hoá học, hạn chế sử dụng

các thuốc có độc tính cao, khả năng tồn tại lớn, phát triển các loại thuốc nông
nghiệp mới có hiệu quả cao, độc tính thấp, lượng tồn trữ ít. Nên tích cực áp dụng
rộng rãi các kỹ thuật sinh học phòng trị sâu hại, lợi dụng các loài chim có ích, côn

trùng có ích.

KẾT LUẬN
Ô nhiễm đất hiện nay là một vấn đề đang cần được quan tâm sâu sắc bởi
những tác hại to lớn gây ra cho con người và những sinh vật khác. Ô nhiễm đất
cùng với những ô nhiễm khác như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước... đang hủy
hoại môi trường sống của chúng ta. Các loại ô nhiễm này có quan hệ mật thiết với
nhau, ô nhiễm không khí tạo mưa acid rơi xuống làm ô nhiễm đất, ô nhiễm nước
thải vào đất gây ô nhiễm và ngược lại ô nhiễm đất làm ô nhiễm mạch nước ngầm
và ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh...
Nguyên nhân chủ yếu của ô nhiễm đất đến từ nông dược và phân hoá học,
chúng tích luỹ dần trong đất qua các mùa vụ và chất độc tăng lên rất lớn khi đi
vào cơ thể con người. Thứ hai là các loại chất thải trong hoạt động của con người
(rắn, lỏng, khí), mà trong đó đặc biệt nguy hại là chất thải y tế và các loại chất
thải có tính độc hại khác mà hiện nay vẫn chưa được xử lý triệt để trước khi thải
ra ngoài. Thứ ba, đất cũng là một yếu tố của môi trường cùng với không khí, nước
và vành đai sinh vật, nên nó tiếp nhận những chất ô nhiễm từ các yếu tố khác mọi
nơi, mọi lúc. Ngoài ra, các vùng khai thác khoáng sản kim loại thường tạo thành


một khu vực khuếch tán, khiến cho hàm lượng nguyên tố này trong vùng đất xung
quanh cao hơn nhiều so với đất thông thường, đây cũng là nguyên nhân của ô
nhiễm đất.
Đất một khi đã bị ô nhiễm thì việc xử lý là vô cùng khó khăn và mất nhiều
công sức, tiền của. Do đó cần phải có biện pháp ngăn chặn ô nhiễm đất, trong đó
giải pháp quan trọng nhất là nâng cao ý thức của con người trong việc thải bỏ
chất thải, ý thức sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học của những người nông
dân. Đồng thời cần khuyến khích sử dụng phân bón sinh học, sử dụng các giống
cây trông không có sâu bệnh để hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón
hóa học. Khi đất đã bị ô nhiễm thì biện pháp phục hồi đất hữu hiệu nhất là bằng

biện pháp sinh học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Huy Bá – Môi trường, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
2. Lê Huy Bá – Môi trường tài nguyên đất Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam.
3. Lê Văn Khoa – Giáo trình ô nhiễm môi trường đất và biện pháp xử lý, NXB Giáo

dục Việt Nam.
4. Nguyễn Quốc Hùng – Một số vấn đề về ô nhiễm và suy thoái đất đai ở Việt Nam
hiện nay, NXB Chính trị quốc gia.
5. Tài liệu internet:
-
- />- />- />%99+s%E1%BB%AD+d%E1%BB%A5ng+ph%C3%A2n+b
%C3%B3n&source=web&cd=12&ved=0CCgQFjABOAo&url=http%3A%2F
%2Fwww.wooricbv.com%2FFileShow.ashx%3FContentID
%3D1932&ei=i5lMT9jxA8e3iQeHvtRa&usg=AFQjCNFS1ljj5OjGdhu9lsh7hzKWgrHh
2A
- www.wooricbv.com/FileShow.ashx?ContentID=1932
- />- />


×