Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
lượng chất thải công nghiệp sẽ gia tăng mạnh, gây ô nhiễm
môi trường cho nên việc xử lý chất thải ở khu vực này có
tầm quan trọng trong phát triển kinh tế đồng thời với bảo vệ
môi trường sinh thái.
Hoạt động công nghiệp là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm
môi trường do ảnh hưởng của chất thải trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của con người.
STT Ngành Tỷ lệ (%)
1
Công nghiệp thực phẩm 36,76
2 Công nghiệp hóa chất 13,81
3 Vật liệu xây dựng 13,05
4 Thủ công nghiệp 12,26
5 Công nghiệp nhẹ 10,84
6 Công nghiệp nặng 9,03
7 Dịch vụ 3,71
8 Công nghiệp điện, điện tử 0,54
Cộng 100
Ước tính hiện nay tổng lượng chất thải rắn ở Việt Nam vào
khoảng 49,3 nghìn tấn/ngày, trong đó chất thải rắn công
nghiệp chiếm khoảng 54,8% (khoảng 27 nghìn tấn), chất
thải sinh hoạt chiếm 44,4% (khoảng 21,9 nghìn tấn) và chất
thải bệnh viện chiếm 0,8% (khoảng 0,4 nghìn tấn).
So với các nước trong khu vực và trên thế giới, tổng lượng
chất thải rắn của Việt Nam là không lớn, nhưng điều đáng
quan tâm ở đây là lượng chất thải này, nhất là chất thải sinh
hoạt và chất thải bệnh viện ở hầu hết các địa phương và
thành phố còn chưa được xử lý hợp vệ sinh trước khi thải ra
môi truờng.
Các chất thải rắn ở các đô thị và các khu công nghiệp hầu
như không được phân loại trước khi chôn lấp, tất cả các loại
chất thải (công nghiệp, sinh hoạt, y tế) đều được chôn lấp
lẫn lộn, ngoài ra tỷ lệ thu gom chất thải chỉ đạt 20 - 30%.
Lượng chất thải không được thu gom và chôn lấp (70 - 80%)
đã và đang gây nên những tác động xấu tới môi trường, ảnh
hưởng không tốt không chỉ tới đời sống, sinh hoạt mà còn cả
tới hoạt động kinh tế. Ngay cả chất thải được chôn lấp cũng
đã và đang đặt ra những vấn đề về môi trường cần phải giải
quyết.
Hầu hết chất thải thường chứa những sản phẩm độc hại ở
dạng dung dịch và dạng rắn của ngành công nghiệp như mạ,
chế biến kim loại màu, pin, khai khoáng, xăng dầu, nhuộm…
đổ ra môi trường đều không qua xử lý hoặc xử lý không triệt
để đã gây ra hậu quả ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sống
và môi trường xung quanh trong đó có môi trường đất.
Nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh sự thải bỏ các chất
rắn tạo nên nguồn ô nhiễm nghiêm trọng cho đất. Khoảng
50% chất thải công nghiệp là dạng rắn (than, bụi, chất hữu
cơ, xỉ quặng,…) và trong đó 15% có khả năng gây độc nguy
hiểm; các chất thường là các chất khó có khả năng phân huỷ
trong môi trường đất điển hình và đáng quan tâm nhiều hơn
là các KLN: Pb, Cd, Hg, As, Cr, Zn, Ni…
Những hợp chất từ muối của axit asenic kết hợp với nhau
trong đất tạo thành những hợp chất kết lắng tương đối bền
vững.
Nguyên tố Nguồn
As Công nghiệp thuộc da, sành sứ, nhà máy hoá
chất, thuốc trừ sâu, luyện kim
Cd Công nghiệp luyện kim, lọc dầu, khai khoáng,
mạ kim loại, ống dẫn nước
Cr Công nghiệp nhuôm len, mạ, thuộc da, sản xuất
đồ gốm, sản xuất chất nổ
Pb Công nghiệp mỏ, than đá, sản xuất ác quy, xăng,
hệ thống dẫn
Cu Hoạt động khai khoáng, mạ kim loại, hoá chất
BVTV
Mn Khai khoáng, sản xuất pin, đốt nhiên liệu hoá
thạch
Hg Công nghiệp luyện kim, sản xuất pin, tế bào thuỷ
ngân, đèn huỳnh quang nhiệt kế, thuốc BVTV
Hiện nay, nhiều nguồn nước thải ở các đô thị, khu công
nghiệp và các làng nghề thủ công tái chế các kim loại chứa
các KLN độc hại như: Cd, Cr, As, Hg, Ni, Pb… đã làm một
diện tích đáng kể đất nông nghiệp ven các đô thị, khu công
nghiệp và làng nghề bị ô nhiễm KLN khá trầm trọng tại một
số địa bàn ở nước ta.
Theo số liệu điều tra của Trung tâm Kỹ thuật Môi trường và
đô thị và khu công nghiệp năm 2010 cho biết lượng rác thải
nguy hại nguồn gốc công nghiệp của Hà Nội dao động trong
khoảng từ 13000 tấn/năm đến 20000 tấn/năm. Khối lượng
chất thải có thành phần chất dễ ăn mòn là 2272,95 tấn
(chiếm 18,80%), chất có độc tính cao là 2562,98 tấn (chiếm
20,91%).
Vấn đề ô nhiễm môi trường từ hoạt động làng nghề đã gây ô
nhiễm môi trường tại nhiều địa phương, tính đến nay cả
nước có khoảng 1450 làng nghề, trong đó tập trung chủ yếu
ở đồng bằng sông Hồng. Chỉ tính riêng ở đồng bằng sông
Hồng đã tập trung tới 800 làng nghề, trong đó tập trung
nhiều ở các tỉnh Hà Tây, Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh,
Hưng Yên…
Các làng nghề này vẫn tự sản xuất và tìm nơi tiêu thụ để tồn
tại. Với sự mở cửa thông thoáng do cơ chế thị trường tạo ra,
nhiều làng nghề đã tìm được hướng đi mới cho mình, tạo ra
nhiều việc làm nâng cao thu nhập cho người dân vùng nông
thôn.
Thế nhưng, do sự mở rộng và phát triển làng nghề không đi
kèm với các biện pháp xử lý chất thải, bảo vệ môi trường đã
làm cho môi trường tại các làng nghề bị ô nhiễm nghiêm
trọng.
Theo đánh giá của các chuyên gia ở các tỉnh có làng nghề thì
hầu hết các làng nghề ở nước ta đều không đảm bảo chất
lượng môi trường, trong đó nhiều làng nghề đang ở mức ô
nhiễm nghiêm trọng. Hậu quả này do nhiều nguyên nhân,
trong đó nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng hoá chất trong
quá trình sản xuất song lại chưa có các biện pháp xử lý chất
thải.
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề không chỉ gây ra
những tác hại trước mắt mà nó còn có tác động tiềm ẩn gây
ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ và đời sống con người.
Việc bố trí các cơ sở sản xuất công nghiệp không hợp lý,
nằm xen kẽ trong các khu dân cư càng làm tăng mức độ ô
nhiễm và tác động xấu của các chất thải công nghiệp. Theo
số liệu thống kê của Bộ khoa học, công nghệ và môi truờng
thì trong số 3 311 cơ sở sản xuất kinh doanh đang gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng thì 82% số cơ sở nằm ở vị
trí xen kẽ trong dân cư.