Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh - nhìn từ phương diện kết cấu (Qua một số tác phẩm tiêu biểu được giải thưởng văn học và Quốc phòng 2004 - 2009)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.7 KB, 119 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
1. Trong văn học Việt Nam hiện đại, đề tài chiến tranh là một trong những đề
tài lớn, không thôi ám ảnh các nhà văn mà thành tựu của nó đã để lại những dấu ấn
sâu sắc trong lòng bạn đọc. Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân
tộc ta đã đi qua nhiều năm nhưng nỗi đau vẫn âm ỉ không nguôi trong kí ức con người.
Cuộc vận động sáng tác tiểu thuyết sử thi của Bộ Quốc phòng được tổng kết vào cuối
năm 2009 đã thu được những thành tựu đáng kể. Quan tâm nghiên cứu với đề tài kết
cấu tiểu thuyết hôm nay về đề tài chiến tranh, chúng tôi lựa chọn thi pháp kết cấu với
hi vọng sẽ chỉ ra được những đặc điểm cơ bản nhất, từ đó hi vọng đưa ra những kiến
nghị cần thiết trong việc sáng tạo và thẩm định phương diện tiểu thuyết.
Nằm trong sự vận động của tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết về đề tài chiến
tranh sau 2004, mặc dù có những hạn chế nhất định về nội dung nhưng đã có nhiều
đổi mới về hình thức thể loại.
2. Là một giáo viên THPT khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn góp
thêm một cái nhìn mới vào việc nghiên cứu và giảng dạy các tác phẩm văn hoc về đề
tài chiến tranh, từ đó tăng cường cách hiểu, tình yêu văn học và bồi dưỡng tình yêu
đất nước, con người, tinh thần sẵn sang hi sinh bảo vệ tổ quốc …
Mặc dù vấn đề này cũng đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu nhưng hầu
hết các ý kiến còn lẻ tẻ, phát hiện ở cấp độ những tác phẩm cụ thể. Do vậy thực hiện
đề tài này, chúng tôi muốn có cái nhìn khái quát, hệ thống về tiểu thuyết chiến tranh
Việt Nam được viết gần đây. Qua đó, chúng tôi hi vọng sẽ hình dung ra sự phát triển
của tiểu thuyết Việt Nam về đề tài chiến tranh. Trong ý nghĩa này, đề tài mang tính
cấp thiết rõ rệt. Dù những tiểu thuyết này chưa có trong chương trình dạy học ở
trường phổ thông nhưng với đề tài này, người viết có cơ hội hiểu hơn về bản chất
kháng chiến đau thương mất mát nhưng rất hào hùng của dân tộc. Vì tiểu thuyết về
1


chiến tranh, bên cạnh phần hư cấu còn có cốt lõi sự thật lịch sử. Nghiên cứu đề tài
này, giúp cho chúng ta hiểu về truyền thống, về lịch sử, giúp ta thêm tự hào dân tộc.


Đồng thời còn bổ sung cho cho chúng ta những kiến thức lịch sử, văn học và lí luận
văn học để phục vụ cho việc giảng dạy sau này.
II. Lịch sử vấn đề
1. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 (1986), sự đổi mới văn học đã diễn ra
một cách toàn diện, sôi nổi và mạnh mẽ. Trong các đề tài này mà văn học đề cập đến
thì đề tài chiến tranh vẫn là đề tài hấp dẫn, thu hút được nhiều nhà văn, nó như nguồn
khơi mãi không bao giờ vơi cạn. Chiến tranh đã lùi xa hơn ba mươi năm, độ lùi thời
gian này là cần thiết để những nhà văn có điều kiện suy ngẫm, chiêm nghiệm về quá
khứ để họ tìm ra những cách viết đa dạng hơn, sâu sắc hơn, đi sâu hơn khám phá
những góc canh mới đa chiều.
Khi bàn về sức sống của đề tài chiến tranh cách mạng trong đời sống văn học
trong bài viết "Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh sau 1975 và những thành tựu nghệ
thuật bị bỏ lỡ", Nguyễn Phượng đã khẳng định: "Theo tôi bây giờ cho đến nhiều chục
năm về sau, chiến tranh vẫn là một đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều thế hệ con
người Việt Nam cùng các bên tham gia vào sự cố đặt biệt này".
Trong cuộc hội thảo về đề tài chiến tranh cách mạng, một khẳng định tương tự
cũng được đưa ra. "Đề tài chiến tranh và người lính, tuy không còn là nhất, là chủ đạo,
là thống soái...của văn học Việt Nam nhưng nó có một vị trí hết sức quan trọng, vẫn là
nguồn cảm hứng sâu sắc của các văn nghệ sĩ, kể cả đối với các nhà văn tương lai "còn
ngồi trong các nhà trẻ mẫu giáo".
Nói theo cách nói trong một nhà văn Xô Viết trước đây, bởi vì chiến tranh tuy
đã lùi xa hơn ba mươi năm nay nhưng "những vấn đề về hậu chiến" còn đang rất nóng
bỏng. Ấy là vấn đề hàn gắn vết thương chiến tranh, việc tìm hài cốt liệt sĩ, vấn đề chất
độc mầu da cam, công tác tháo gỡ bom mìn, chính sách đối với người có công... Bởi
2


vì các nhà văn hôm nay, phần đông là những người đã trải qua chiến tranh vẫn rất tha
thiết với đề tài này".
Có thể nói văn học sau năm 2000, tiểu thuyết viết về mảng này vẫn chiếm một

vị trí nhất định.
2. Tìm hiểu những bài phê bình, nghiên cứu về tiểu thuyết ở mảng đề tài chiến
tranh cách mạng sau năm 1975.
Theo thống kê của chúng tôi, những vấn đề nghiên cứu tiểu thuyết hiện nay về
đề tài chiến tranh chưa nhiều, chưa hệ thống, chủ yếu là những bài riêng lẻ về một tác
phẩm hoặc một nhóm tác phẩm. một trong những công trình nghiên cứu khá sâu rộng
với đề chiến tranh là của Lê Thị Thu Huyền. Trong luận văn Thạc sĩ này tác giả đã
khái quát được những đặc điểm của thể loại tiểu thuyết Việt Nam về chiến tranh trong
những năm gần đây trên các phương diện. Xu hướng phá vỡ cấu trúc nhân vật sử thi
truyền thống. Sự chuyển đổi các cáp độ yếu tố không gian, thời gian và đổi mới điểm
nhìn, cảm hứng và giọng điệu. Luận văn của Lê Thị Thu Huyền đã ít nhiều chỉ ra
những điểm đổi mới kết cấu của tiểu thuyết Việt Nam về đề tài chiến tranh trên cứ liệu
những tiểu thuyết được giải thưởng của Hội nhà văn và Bộ Quốc phòng từ 2004 –
2009, nhưng chưa toàn diện. Vấn đề mới chỉ đề cập ở những đổi mới căn bản, do vậy
còn thiếu cụ thể. Đây là những vấn đề tiếp theo để chúng tôi bổ xung, khái quát.
Trong sự vận động không ngừng của tiểu thuyết, kết cấu là phương diện cơ bản
bộc lộ những đặc điểm của thể loại thông qua mối liên hệ mật thiết giữa các yếu tố và
các cấp độ của nó cũng như giữa các yếu tố với chỉnh thể kết cấu của tiểu thuyết. Đặc
biệt là tiểu thuyết hiện đại đang có sự vận động và biến đổi không ngừng do sự vận
động và biến đổi của thời đại, những kết cấu lệ thuộc tuyệt đối vào trật tự trước, sau
của cốt truyện hay kết cấu kiểu tái hiện, mô phỏng, không còn phù hợp phải nhường
chỗ cho những kết cấu mới lạ hơn, sáng tạo hơn và năng động hơn ở đó những kỹ
thuật tự sự hiện đại đều được thử nghiệm để xây dựng kết cấu.
3


Chiến tranh là một đề tài lớn, ở ngày hôm nay nó thường được thể hiện bằng thể
loại tiểu thuyết, và trường ca những thể loại chủ lực của nền văn học hiện đại Việt
nam. Nói đến sức sống của đề tài chiến tranh cách mạng đã có rất nhiều ý kiến chú ý
đến vấn đề kết cấu nhân vật. Nhân vậtểtong tiểu thuyết sử thi hôm nay được xây dựng

đa sắc diện là điểm chung mà các nhà nghiên cứu đã chỉ ra. Về tiểu thuyết Thượng
Đức, Nguyễn Thanh Tú đã nhận thấy: "Cấu trúc hình tượng nhân vật sử thi (ở đây là
những lãnh đạo chỉ huy) trong Thượng Đức đã được nhận thức lại và đổi mới so với
nhân vật sử thi truyền thống. Trong tiểu thuyết này, ranh giới gữa nhân vật và đời
sống bị rút ngắn đến mức thấp nhất. Nhân vật không chỉ là một ánh hào quang tỏa
chiếu mà đã có cái lấm láp bụi bặm của đời thường, nói cách khác nhà văn đã phá bỏ
"khoảng cách sử thi" để tạo ra một tinh thần dân chủ hóa, đậm hơn [97; 91].
Khuất Quang Thụy đánh giá cao ở việc tổ chức các tuyến nhân vật, cuốn tiểu
thuyết ngổn ngang, bề bộn sự kiện nhưng vẫn theo dõi được vì các tuyến nhân vật
trong Xiêng Khoảng mù sương của Bùi Bình Thi
Vũ Thúy Mây khi tìm hiểu riêng về phương diện nhân vật trong tiểu thuyết Việt
Nam viết về đề tài chiến tranh cách mạng sau năm 2000 đã chỉ ra tính chất “giải sử
thi” ở các hình tượng nhân vật tập thể, nhân vật người anh hùng và cả nhân vật kẻ thù.
Điều làm nên tính chất “giải sử thi” ở đây chính là việc xây dựng các hình tượng nhân
vật ở các phương diện tốt – xấu, cao cả - thấp hèn… Mặc dù còn một số điểm chưa
hợp lý khi triển khai vấn đề nhưng luận văn của Vũ Thúy Mây đã góp phần khẳng
định sự đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam nói chung và sự đổi mới trong cách xây
dựng nhân vật của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh hôm nay nói riêng.
Hầu hết các ý kiến đều khẳng định nhân vật trong tiểu thuyết 1945 – 1975
thường xây dựng theo kết cấu phân tuyến đối lập địch – ta, còn tiểu thuyết hôm nay đã
phá vỡ lối kết cấu đơn giản ấy. Nếu nhân vật trong tiểu thuyết 1945 – 1975 xuất hiện
với vai trò xã hội, cộng đồng thì trong văn học hôm nay người lính được khám phá và
soi ngắm ở nhiều bình diện, nhiều phương diện khác nhau. một trong những vấn đề dễ
4


nhận ra nhất đó là các tác giả miêu tả con người trong nhiều chiều kích, nhiều môi
trường hoàn cảnh khác nhau. Đặc biệt các tác giả không ngần ngại đi vào khai thác
các yếu tố “nhạy cảm” nhất của con người. Vì thế người lính trong tiểu thuyết hôm
nay được khám phá ở nhiều mức độ, nhiều khía cạnh khác nhau, thể hiện tính chất

phức tạp của cái thế thời bao quanh con người và ngay trong nội tâm con người. Đây
là điểm khác biệt, nổi bật của văn học viết về đề tài chiến tranh và người lính thời hậu
chiến mà các nhà nghiên cứu đã chỉ ra. Nguyễn Thanh Tú cũng dành bài viết riêng về
nhân vật trong Thượng Đức “Nhà tiểu thuyết đã đi sâu phân tích tâm ký nhân vật” bổ
sung quan niệm về người chỉ huy giỏi “phẩm chất cao quý nhất của người chỉ huy
không phải là chuyện thắng thua mà là tình yêu thương đồng chí mình” [65, 90].
“Nhân vật chỉ huy được kéo trở về với đời thường như nó vốn có, nhờ vậy mà thật
hơn … có ưu điểm và khuyết điểm, không tránh khỏi những sai lầm” [65, 90 – 91]
Nguyễn Thanh Tú cũng khẳng định thêm: “Cấu trúc hình tượng của kiểu nhân
vật anh hùng đã được nhận thức lại, quan niệm mới hơn, phức tạp đa dạng đa diện hơn
[64, 99 – 100]
Là người dành nhiều tâm huyết cho nghiên cứu tiểu thuyết sử thi giai đoạn này,
Nguyễn Thanh Tú còn chú ý đến những kiểu nhân vật tập thể trong Những bức tường
lửa – Khuất Quang Thụy: “Nhân vật tập thể có tính đa chiều góc cạnh hơn vì thế mà
sinh động hơn, thật hơn” [66, 67]
Một khía cạnh nữa của tiểu thuyết viết về chiến tranh hôm nay cũng được miêu
tả khá nhiều, đó là dục vọng và bản năng của con người. Miêu tả dục vọng và bản
năng không phải để phê phán con người mà là để tố cáo chiến tranh với sức tàn phá
hủy diệt ghê ghớm của nó không cho con người có quyền được sống như chính họ
mong muốn và khao khát. Về vấn đề này Nguyễn Thanh Tú cũng khẳng định: “Tiểu
thuyết hôm nay phá vỡ bức tường kiêng kỵ đó để đi sâu vào miền bản năng của người
lính, để tìm hiểu những vẻ đẹp riêng tư, những khao khát tình dục rất đời thường của
con người” [96, 97]
5


Nguyễn Thị Xuân Dung khi Bàn về vấn đề dục vọng trong tiểu thuyết Việt Nam
về chiến tranh từ 1986 – 1996, đã nhận xét: “Trong tiểu thuyết chiến tranh từ 1986 –
1996 ta thấy hầu như tác phẩm nào cũng đề cập đến truyện bản năng, tình yêu – dục
vọng của con người và thể hiện nó một cách tự nhiên, chân thực. Điều đó càng phản

ánh một cách rõ hơn bộ mặt trần trụi của chiến tranh và số phận khốc liệt của con
người trong hiện thực tàn bạo ấy, qua đó hợp lý hóa đời sống bản năng của con người,
đề cao nó trong một tinh thần nhân văn cao đẹp; Lên án, phê phán chiến tranh là một
thế lực phi nhân tính đã tước đoạt cướp mất của con người quyền được sống với chính
những nhu cầu bình thường và thiết yếu của họ” [17]
Vì vậy đi sống tinh thần tư tưởng tâm hồn của con người cũng là một khía cạnh
được nhiều người bàn đến trong tiểu thuyết về đề tài chiến tranh hiện nay. Trần Thị
Mai Nhâm đã khẳng định trong Quan niệm về tiểu thuyết trong văn học Việt Nam giai
đoạn 1986 – 2000: “Bên cạnh ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến tranh, các nhà văn đã
“gia tăng sự chú ý” đến việc trình bày “con người trong diễn biến lịch sử” nghĩa là nhà
văn chú ý miêu tả các biến cố, sự kiện trong toàn bộ đời sống, đặc biệt là đời sống tinh
thần, đời tư, tâm hồn con người. Cái mà họ quan tâm không phải là chiến tranh xảy ra
như thế nào mà trong chiến tranh, sau chiến tranh người ta sống như thế nào”. Đây
cũng là những điểm mới của tiểu thuyết viết về cuộc chiến đã qua.
Ngoài kết cấu hệ thống hình tượng nhân vật thì trong kết cấu hình tượng không
gian và thời gian cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm chú ý. Nguyễn Thanh Tú đã
tìm ra Năm mô hình không gian trong tiểu thuyết sử thi hôm nay là không gian chiến
trường – cái nhìn bi kịch hóa, không gian đời thường – cái nhìn đời tư hóa, không gian
tâm lý – cái nhìn trữ tình hóa, cảm thương hóa, hình tượng thiên nhiên – xu hướng
biểu tượng hóa.
Không gian tiểu thuyết được mở rộng có thể là không gian chiến trường rộng
lớn, cũng có thể là không gian sâu lắng trong tâm hồn con người.

6


Như vậy, nhân vật thường được đặt trong không gian sinh hoạt đời tư, con người
trực tiếp đối diện với những vấn đề cá nhân mình, bản chất cá nhân được tự do lên
tiếng, làm cho con người gần “người” hơn còn thời gian tiểu thuyết hiện đại nói chung
trong đó có tiểu thuyết về đề tài chiến tranh đã sử dụng khuynh hướng đảo tuyến kết

cấu. Mai Hải Oanh cho rằng “Bên cạnh những tác phẩm thiết tạo điểm nhìn quen thuộc
là những hình thức tổ chức điểm nhìn mới, trong đó đáng chú ý là ba hiện tượng nổi
bật, sự dịch chuyển điểm nhìn nghệ thuật, sự luân phiên điểm nhìn người trần thuật và
nhân vật, gấp bội điểm nhìn” [68].
Khi tìm hiểu điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú, Trần Tố
Loan đã rất tinh tế nhận ra “Nguyễn Đình Tú rất ý thức trong việc đặt điểm nhìn
không gian, thời gian nhưng có thể nói điểm nhìn tác giả và nhân vật mới là điểm
nhấn chú ý nhất trong nghệ thuật kể chuyện của anh”.
Về điểm nhìn không gian, Nguyễn Đình Tú đều cố gắng “khu biệt hóa” vùng
không gian để “nhìn ngắm” nhân vật của mình dịch chuyển trong đó. “Ở Bên dòng
Sầu Diện, Trường nhìn của nhà văn đặt vào thị trấn An Lạc, dòng Sầu Diện, trong đó
có những không gian nhỏ hơn như xóm Đáy, xóm Khơ me, phố Tứ phủ…
Trong không gian ánh ảnh và có tên gọi gắn với huyền thoại tự tạo ấy, nhà văn
kể chuyện về cuộc đời nhân vật Minh Việt từ khi ra đời đến cúc già cũ [50].
Về thời gian của Nguyễn Đình Tú thường là hiện tại quá khứ hoàn thành, - quá
khứ - quá khứ tiếp diễn. Ở “nhà văn để cho nhân vật luân phiên kể chuyện của mình v
lúc xưng tôi, lúc xưng tên… Ngoài việc dịch chuyển điểm nhìn từ người trần thuật
sang nhân vật chính, tác giả sử dụng điểm nhìn của các nhân vật phụ, hỗ trợ cho dòng
tự sự chính” [50].
Tất cả những nhận định, nghiên cứu trên đây đã phần nào giúp chúng tôi hình
dung được quá trình vận động các hình thức cấu trúc – kết cấu nghệ thuật của tiểu
thuyết hiện đại nói chung và thiểu thuyết về đề tài chiến tranh nói riêng trong quỹ đạo
7


đổi mới của văn xuôi Việt Nam những năm gần đây. Tuy nhiên các bài viết mới chỉ là
những ý kiến nhận định mang tính riêng lẻ, chưa đặt thành một hệ thống nghiên cứu.
Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh hôm nay đã vượt qua giới hạn lịch sử của tiểu
thuyết sử thi giai đoạn 1945 - 1975. Những tiểu thuyết được đạt giải thưởng văn học
Bộ Quốc phòng 2004- 2009 là những tác phẩm mới nên chưa có công trình nào

nghiên cứu về nó một cách sâu sắc toàn diện nhất là phương diện kết cấu.
Chúng tôi mong muốn sẽ nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện hơn về sự
đổi mới phương diện kết cấu và các yếu tố cấu thành kết cấu của tiểu thuyết hôm nay
về đề tài chiến tranh.
III. Mục đích và phạm vi đối tượng nghiên cứu
1. Mục đích nghiên cứu
1.1. Với đề tài đã chọn, luận văn của chúng tôi nhằm củng cố chắc thêm vấn đề
lý luận về kết cấu của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh.
1.2. Xác định được vai trò của kết cấu trong việc thể hiện những giá trị nội dung
tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện từ góc độ thể loại – tiểu thuyết sử thi và những
khuynh hướng vận dụng đa dạng phức tạp của các yếu tố cũng như mối liên hệ giữa
các yếu tố cấu thành nên tiểu thuyết về đề tài chiến tranh.
1.3. Nhận diện và cắt nghĩa sự xuất hiện của các yếu tố cấu thành nên kết cấu
tiểu thuyết. Từ đó chứng minh tính hiện đại mới mẻ của nó đồng thời làm rõ sự vận
động về mặt thể loại của tiểu thuyết Việt Nam những năm gần đây.
2. Đối tượng nghiên cứu
Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh - nhìn từ phương diện kết cấu. (trên cứ liệu
những tiểu thuyết tiêu biểu được giải thưởng văn học của Bộ Quốc phòng 2004 –
2009).
8


3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung vào những tiểu thuyết sử thi được giải thưởng của Hội nhà
văn và Bộ Quốc phòng từ 2004 – 2009.
Cụ thể là các tác phẩm sau:
Tiếng khóc của nàng Út (Nguyễn Trí Chung)

Thượng Đức (Nguyễn Bảo Trường Giang)


Mùa hè giá buốt (Văn Lê)

Xiêng Khoảng mù Sương (Bùi Bình Thi)

Phòng tuyến Sông Bồ (Đỗ Kim Cuông)

Màu rừng ruộng (Đỗ Tiến Thụy)

Xuân lộc (Hoàng Đình Quang)

Thời hậu chiến (Nam Hà)

Bên dòng Sầu Diện (Nguyễn Đình Tú)

Rừng thiêng nước trong (Trần Văn Tuấn)

9


IV. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn tiếp cận nghiên cứu các tác phẩm từ góc độ thể loại, vì vậy trong quá
trình nghiên cứu chúng tôi vận dụng các thao tác của thi pháp học để phát hiện những
đặc điểm kết cấu của tác phẩm trong quá trình vận động của tiểu thuyết hiện đại Việt
Nam. Ngoài ra chúng tôi sử dụng các phương pháp sau đây:
1. Phương pháp hệ thống
Đề tài được đặt trong hệ thống các tác phẩm được Gải thưởng Văn học Bộ
Quốc phòng 2004 – 2009 để khảo sát tìm hiểu. Bên cạnh đó đề tài này còn được đặt
trong hệ thống văn học với những đề tài trước đó để so sánh, đối chiếu.
2. Phương pháp so sánh đối chiếu
So sánh đối chiếu với kết cấu tiểu thuyết sử thi giai đoạn 1945 – 1975 để thấy

được những đổi mới về kết cấu của tiểu thuyết về chiến tranh giai đoạn 2004 – 2009.
3. Phương pháp thống kê phân loại
V. Đóng góp của luận văn
1. Góp phần khẳng định vai trò quan trọng của kết cấu trong tiểu thuyết hiện
nay 2004 - 2009
2. Chỉ ra những biểu hiện cụ thể của kết cấu tiểu thuyết hiện nay.
VI. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tư liệu tham khảo nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lý thuyết chung về kết cấu.
Chương 2: Hình tượng nhân vật và hình tượng không gian, thời gian.
Chương 3: Điểm nhìn cảm hứng lời văn giọng điệu.

10


CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ KẾT CẤU
I. Khái niệm “Kết cấu”
Như chúng ta đã biết, kết cấu là một khái niệm khá phức tạp từ xưa đến nay,
mỗi tác phẩm lại có một cách kết cấu riêng nhằm phù hợp với những tư tưởng, chủ đề
khác nhau.
I.1. Kết cấu của tác phẩm văn học có từ rất lâu trong các tài liệu nghiên cứu của
các nhà lý luận cổ đại và được hiểu rằng: Kết cấu là cách sắp xếp, tổ chức để tạo ra
hình tượng nhân vật hay cốt truyện biểu hiện nhân vật đó. Hay nói cách khác, kết cấu
là sự tổ chức hình thức bên ngoài, kết cấu bề mặt của tác phẩm.
Ở Phương Đông, các nhà lý luận Trung Quốc gọi kết cấu bằng rất nhiều thuật
ngữ “Bố cục”- sự xắp xếp các bộ phận, “Phân bố”- sắp ra bề mặt hay “bố trí” – sắp
xếp thứ tự. Cách bắt đầu hay kết thúc một bài văn… là những hình dung đầu tiên về
kết cấu của tác phẩm. Ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, tác giả Nhữ
Bá Sĩ đã khẳng định không có kết cấu thì không thành văn chương.

I.2. Ở phương Tây thời cổ Hy Lạp, kết cấu được quan niệm là một thể thống
nhất, hữu cơ giữa ba phần Mở – Thân – Kết. Platon và Arixtot là những tư tưởng gia
đầu tiên được đặt ra vấn đề về kết cấu. Platon thì cho rằng kết cấu của bài văn phải là
một yếu tố có sức sống, có cái thân thể vốn có của nó, có đầu, có đuôi, có phần thân,
có tứ chi, có bộ phận này và bộ phận khác, có quan hệ bộ phận và toàn thể, tất cả đều
phải có vị trí của nó.
Còn Arixtot luôn quan tâm đến sự thống nhất tự nhiên giữa các phần của sự
kiện trong tác phẩm cần phải sắp xếp như thế nào để khi thay đổi hay bỏ đi một phần
thì cái chỉnh thể cũng biến động theo, bởi vì cái gì mà có hoặc thiếu nó cũng được thì
cái đó không phải là bộ phận hữu cơ của thể thống nhất ấy.

11


I.3. Nhưng sang đến đầu thế kỷ 20, lý luận hiện đại đã xem kết cấu như một
phương tiện nhằm để biểu hiện và biểu đạt, một phương tiện tổ chức tạo ra trên cơ sở
phân biệt kết cấu với những kỹ thuật, thư pháp riêng lẻ, thuần túy hình thức.
Những nhà nghiên cứu hình thức ở Nga và Phương Tây hiện đại đã tìm ra cấu
trúc bề sâu cảu văn bản nghệ thuật- Tức là cấu trúc có vai trò như một ngôn ngữ chi
phối lời nói, từ đó chi phối văn bản và ý nghĩa của văn bản. Một hướng đi mới được
mở ra cho việc nghiên cứu kết cấu, đó là nghiên cứu các mối liên kết ở mọi phương
diện tổ chức tác phẩm, theo sự phát hiện đời sống và suy nghĩ của nhà văn tạo thành
một hệ thống đem lại hiệu quả tư tưởng thẩm mĩ.
Sự sắp xếp tổ chức các yếu tố thuộc về kết cấu không phải chỉ nhằm tái hiện
các sự vật mà còn nhằm làm cho sự vật có thể biểu đạt ý nghĩa nào đó.
I.4. Nhìn chung lại thì kết cấu có thể được hiểu: Là phương diện cơ bản của
hình thức tác phẩm văn học, là biểu hiện của nội dung văn học, là sự tổ chức sắp xếp
các yếu tố cũng như mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố cấu thành nên tác phẩm theo
những nguyên tắc nhất định.
II. Các nguyên tắc của kết cấu

Theo tác giả Trần Đình Sử, có ba nguyên tắc mà kết cấu phải phục tùng:
Một là “Kết cấu phải phục tùng yêu cầu biểu đạt tư tưởng” [40; 130]
Bất kỳ một nhà văn nào khi lựa chọn kết cấu cũng phải nhằm nâng cao sức biểu
hiện của đề tài và chủ đề, tăng cường sức tác động nghệ thuật phục vụ tối đa cho
nhiệm vụ nghệ thuật và tư tưởng của tác phẩm.
Hai là “Kết cấu phục tùng việc xây dựng hình tượng nhân vật” [40; 111]

12


Vì xét ở bình diện cá thể nhân vật với tính cách, số phận, ý nghĩa nhân sinh văn
có thể nựa chọn một giai đoạn hay một phương diện nhất định của cuộc đời nhân vật
để tập trung miêu tả.
Còn nếu xét ở bình diện mối quan hệ giữa các nhân vật trong hệ thống nhân vật
của tác phẩm thì có thể nhận thấy sự chi phối của các mối quan hệ này với kết cấu của
nó. Nếu tác phẩm khai thác hai tuyến nhân vật đối lập hoặc song song hoặc kết hợp cả
hai, kết cấu tác phẩm cuãng được triển khai theo mô hình này, có thể thấy rõ trong
chuyện cổ tích, truyện nôm hoặc trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất
Tố, Vũ Trọng Phụng…
Hoặc trong “ Chiến tranh và Hòa bình” trong “ Tấn trò đời” thì LepTônxtôi và
Banzắc đã tái hiện bức tranh xã hội rộng lớn với nhiều hạng người, nhiều mối quan hệ
đan xen phức tạp. Điều này cho thấy kết cấu tác phẩm sẽ sử dụng hình thức đa tuyến,
đa chiều.
Ba là ‘’Kết cấu đạt đến sự hoàn chỉnh [40, 114]
Đây là một nguyên tắc quan trọng của kết cấu tác phẩm. Ba yếu tố này không
phải là mẫu số chung cho tất cả các kiểu kết cấu mà tùy thuộc vào nội dung tư tưởng
và cách lựa chọn các yếu tố hiện thực để cấu thành tác phẩm cảu nghệ sĩ mà xây dựng
sự hoàn chỉnh hay dang dở, thẩm mĩ của kết cấu.
Như vậy, để hiểu được khái niệm kết cấu, để nắm được các nguyên tắc kết cấu
của nó, chúng ta cần phải có sự linh hoạt khi tìm hiểu tác phẩm. Bởi không phải tác

phẩm nào, nhà văn nào cũng lựa chọn kết cấu giống nhau. Tuy nhiên nhà văn nào
cũng phải đi từ cái chung đến cái riêng của mình.
III. Các cấp độ của kết cấu
Kết cấu là một phương diện cơ bản của sáng tạo nghệ thuật. Do vậy kết cấu bao
giờ cũng gắn liền với ý nghĩa nội dung và hình thức biểu hiện của tác phẩm cho lên
13


khái niệm kết cấu luôn được đề cập trong hầu hết các công trình nghiên cứu văn học
gần đây.
Kết cấu có hai cấp độ: kết cấu hình tượng và kết cấu văn bản kết cấu hình tượng
chính là cách kết cấu dựa trên hệ thống các mặt trong tác phẩm và mối quan hệ giữa
chúng, từ đó biểu đạt một ý nghĩa tư tưởng thẩm mỹ xác định.
Kết cấu văn bản tác phẩm: Kết cấu này theo Trần Đình Sử lại chia làm hai loại:
kết cấu bề mặt và kết cấu bề sâu
“Kết cấu bề mặt là kết cấu bên trong bao gồm bố cục, sự sắp xếp của các bộ
phận, cách tổ chức sự kiện và trần thuật- vân đề điểm nhìn tổ chức văn bản theo thể
loại có sự phân bố cục các biện pháp nghệ thuật.”
Kết cấu bề sâu là cấu trúc bên trong của văn bản, được định hình qua các “cặp
đối lập” (Chữ dùng của J. Cullar) trong ngôn ngữ đối thoại, trong cách tổ chức trung
gian, trong sự phân cấp hệ thống biểu tượng [67.308]. Mặc dù vậy nhưng giữa hai loại
kết cấu này luôn có mối quan hệ gắn bó mật thiết, tác động qua lại và hỗ trợ nhau để
tạo nên tính thống nhất của kết cấu.
Tuy nhiên, chia ra các loại cụ thể như vậy, cũng chỉ là tương đối bởi vì các nhà
văn có thể lựa chọn kết cấu bề mặt hoặc bề sâu hoặc có thể có tác giả đều có ý thức sử
dụng nhiều kết cấu trong qua trình sáng tác tùy theo ý đồ nghệ thuật của từng nhà văn
nhằm giúp người đọc đi tìm ý nghĩa ẩn chìm dưới lớp ngôn từ thường giản dị mộc
mạc ít gọt rũa.
IV. Một số hình thức kết cấu
Kết cấu là một phương tiện cơ bản của sáng tác nghệ thuật. Đồng thời cũng cần

phân biệt kết cấu như một phương diện hình thức của tác phẩm văn học với kĩ thuật,
thi pháp. Tuy nhiên những hình thức kết cấu trong tác phẩm văn học bao giờ cũng rất
đa dạng và phong phú. Có thể thấy sự khác nhau giữa thể loại này với thể loại khác và
14


mỗi giai đoạn lịch sử cũng có thể có hình thức kết cấu khác nhau nhằm đáp ứng yêu
cầu của mỗi giai đoạn, nhưng nhìn chung, các nhà văn khi lựa chọn kết cấu cho tác
phẩm của mình bao giờ cũng nhằm để thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Giúp
cho người đọc có thể tìm thấy vẻ đẹp của từng tác phẩm ấy. Cho nên khi nói tới hình
thức kết cấu có thể kể đến một số kiểu kết cấu đã và đang xuất hiện trong lịch sử văn
học

.
Một là kết cấu theo trình tự thời gian
Là kiểu kết cấu theo trật tự thời gian tuyến tính của sự kiện. Câu chuyện được

trình bày theo thứ tự từ trước đến sau. Các sự kiện được sắp xếp xâu chuỗi lại và lần
lượt xuất hiện không bị đứt quãng. Hầu hết những tác phẩm chương hồi đều sử dụn lối
kết cấu thời gian tuyến tính. Tác phẩm được chia thành nhiều chương, hồi theo sự phân
bố về mặt hành động và sự kiện của cốt truyện. Đồng thời mỗi chương, mỗi hồi đều gắn
liền với một giai đoạn nào đó của cốt truyện và nhiều khi khá trọn vẹn. Loại kết cấu này
giúp người đọc dễ theo dõi câu chuyện nhưng nhiều khi tạo cảm giác đơn điệu.
Hai là kết cấu theo hai tuyến nhân vật đối lập hoặc song song.
Nếu sáng tác theo lối kết cấu này thì nhà văn thường xây dựng hai tuyến nhân
vật phản diện và chính diện, đối lập nhau về chính kiến, đạo đức và hành động. Hai
tuyến nhân vật này thương một bên là đại diện cho lực lượng chính nghĩa còn bên kia
thì đại diện cho những gì xấu xa nhất. Đồng thời hai lực này luôn đấu tranh không
khoan nhượng với nhau và thường kết thúc với thắng lợi của lực lượng chính nghĩa.
Điểm nổi bật của kết cấu này là chỉ rõ chủ đề tư tưởng thông qua so sánh đối

chiếu.Tuy nhiên hai tuyến nhân vật nay không phải lúc nao cũng đối lập nhau mà có
lúc song song với nhau, làm cơ sở để hỗ chợ cho nhau cùng phát triển . Kiểu kết cấu
theo hai tuyến nhân vật này bao giờ cũng có sự phân biệt khá rạch ròi giữa thiện và ác
nên dễ dẫn đến lý tưởng hóa hiện thực ,thiếu tính chân thưc khách quan.
Ba là kết cấu đa tuyến
15


Có thể là kết cấu đa nhân vật, hoặc đa tuyến sự kiện. Đây chính là sự thể hiện
nới rộng biên độ không muốn sống mãi trong ngôi nhà thể loại chật hẹp của những tác
phẩm truyền thống. Những tác phẩm hiện đại, đặc biệt là tiểu thuyết xuất hiện khá
nhiều kiểu kết cấu này. Có thể mỗi sự kiện tự nó có nguyên nhân và hệ quả do đó có
thể tự mở rộng thành cả một cốt truyện. Vì vậy tác phẩm có điều kiện tái hiện bức
tranh xã hội rộng lớn đa chiều.
Erewbourg đã nhận xét: “Tiểu thuyết ở thời đại ta có nhiều chỗ khác so với thế
kỷ XXI vốn xây dựng trên lịch sử một con người hay một giai đoạn. Trong tiểu thuyết
hiện đại có nhiều nhân vật hơn, số phận của họ đan chéo vào nhau, nhà văn thường
hay đưa người đọc từ thành phố này sang thành phố khác, đôi khi đi sang một nước
khác nữa, cách kết cấu khiến người ta nghĩ tới sự luân phiên của những đoạn cận cảnh
quần chúng trên màn ảnh” [12, 98]
Bốn là kết cấu tâm lý
Lối kết cấu này xuất hiện cùng với sự xuất hiện của các trào lưu văn học khẳng
định vai trò của cá nhân trong xã hội. Nhà văn thường lựa chọn trạng thái tâm lý có ý
nghĩa nào đó để xắp xếp các sự kiện, nhân vật, cốt truyện… Qua đó người đọc được
chiêm nghiệm không chỉ là hiện thực mà cả những trạng thái, cung bậc, những diễn
biến tâm lý phức tạp, khó nắm bắt của nhân vật.
Năm là kết cấu đảo trật tự thời gian
Có thể gọi kiểu kết cấu này dưới một cái tên khác là kết cấu thời gian phi tuyến tính.
Văn học hiện đại và đương đại thường khai thác kiểu thời gian đảo tuyến đa
chiều như một phương thức xử lý cốt truyện, xây dựng kết cấu tác phẩm. Vì vậy trong

truyện, điểm mốc thời gian phát ngôn không phải quá khứ mà cũng không hẳn hiện
tại, nó thuộc ranh giới giữa hai chiều thời gian ấy. Cho nên thời điểm phát ngôn có
tính chất lưỡng phân vì điểm mốc này là hiện tại nhưng lại là tương lại so với quá khứ
16


được hồi tưởng và quá khứ so với tương lai sắp xếp được kế tiếp theo. “Quá khứ và
hiện tại không phải như những mảnh lắp ghép lại theo một trình tự không gian, theo
đường thẳng mà chồng chéo lên nhau” [10, 95]
Chúng ta có thể thấy, các hình thức kết cấu là phong phú đa dạng đến đâu cũng
chỉ là hữu hạn. Ở từng tác phẩm, nhà văn có thể vận dụng nhiều hình thức kết cấu
khác nhau. Vì vậy, không thể quy những tác phẩm cụ thể vào cùng một dạng kết cấu
riêng biệt nào mà cần phải xem xét tác động nghệ thuật của kết cấu đối với người đọc
cũng như chức năng cụ thể của nó trong việc thực hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

1.2. Kết cấu tiểu thuyết hiện đại
Tiểu thuyết là thể loại văn học tiêu biểu cho loại hình tự sự, đóng vai trò là chủ
lực trong nền văn học hiện đại.
Theo Sartre thì tiểu thuyết hiện đại là tiểu thuyết chứa đầy sự suy ngẫm về bản
thân nó.
Tiểu thuyết hiện đại đã và đang dần phá vỡ những hệ trình cũ với kỹ thuật, thủ
pháp riêng, định hình những kiểu kết cấu mới tạo ra hiệu quả thẩm mĩ cao. Nhà phê
bình Pháp Tadie cho rằng các nhà văn hiện đại thường vận dụng một kiểu lắp ghép
(montage) quá khứ (có khi là hết sức xa xôi) và hiện tại của nhân vật, hành động luôn
luôn chuyển từ thời gian này sang thời gian khác. Nhưng mối quan hệ bên trong mang
ý nghĩa khác – Cảm xúc tức là liên hệ kết cấu giữa các tình tiết truyện, có lúc lại có
chức năng quan trong hơn so với các mối liên hệ thời gian, nhân quả của bản thân cốt
truyện đây là “kiểu kết cấu mở” của một tác phẩm mở, cho phép sự cắt dán, lắp ghép
bấp bênh , chưa hoàn tất.
Nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào trong cuốn “Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết

phương tây hiện đại” có đề cập đến kiểu kết cấu dựa trên yếu tố thời gian và kiểu kết
17


cấu dựa trên dòng tâm tư của tư tưởng hiện đại cũng như mối liên hệ giữa hại kiểu kết
cấu này.
Kiểu thứ nhất được triển khai theo hai hướng: Xoáy vào dòng chảy của thời
gian và tăng thêm cảm giác về thời gian hiện tại. Sự phá vỡ trật tự tuyến tính thông
thường của thời gian sự kiện khiến quá khứ, hiện tại và tương lai “xuất hiện cùng một
lúc không bị ngăn cách, liên tục như một dòng chảy, đó là hiện tượng thời gian đồng
hiện” hoặc “thời gian chồng chéo lên nhau” [10, 34]
Kiểu thứ hai khai thác những dòng suy nghĩ, hồi ức, thậm chí những ám ảnh bên
trong của nhân vật đối với những sự kiện xảy ra trong quá khứ và ở hiện tại “Xuất phát
của chúng vẫn là từ một điểm của hiện tại, nên chẳng những tương lai chỉ là một thứ
cảm giác của hiện tại, mà cả quá khứ… cũng sống dậy từ một nguy cơ của hiện tại và
những cảm giác sống động, tươi mới của hiện tại” [10,37]. Đây được coi là một hình
thức thi pháp và kỹ thuật mới mẻ làm nên diện mạo tiểu thuyết hiện đại thế giới.
Khai thác cuộc sống góc cạnh, nhiều chiều, cuộc sống như những mảnh vỡ
được lắp ghép, cắt dán, các nhà văn còn lựa chọn lối kết cấu dựa trên những yếu tố kì
ảo giả huyền thoại hoặc mô phỏng huyền thoại.
Huyền thoại trong quan niệm hiện đại như một cấu trúc nghệ thuật đảm nhiệm
chức năng của cái biểu đạt vừa độc lập vừa khơi gợi đến cái được biểu đạt thông qua
mối liên tưởng đồng sáng tạo hết sức phong phú của người tiếp người. Huyền thoại trở
thành một yếu tố cấu thành nên nghệ thuật hình tượng – biểu tượng ở bề sâu của kết
cấu phía sau cấu trúc bề mặt của các biến cố được kể lại đó là cấu trúc huyền thoại.
Trong thế giới văn bản, huyền thoại không chỉ là bộ phận được ghép thêm vào tác
phẩm mà nó là toàn bộ tác phẩm chi phối mọi mặt của tác phẩm. Còn một kiểu kết cấu
khác nữa là phát triển mạch truyện theo đường xoáy trôn ốc - Tức là từ một tâm điểm
hướng ra nhiều ngả và cuối cùng lại quy tụ tại chính tâm điểm đó.


18


Hơn thế nữa, chúng ta phải nhắc đến một kết cấu của tư tưởng hiện đại đó là kết
cấu liên văn bản hay còn gọi là “Tiểu thuyết trong tiểu thuyết” - Đây là một kết cấu
phức tạp và có thể gọi đó là đa kết cấu bởi tại thân mỗi truyện cũng là một tổ chức
chịu sự chi phối của một tổ chức lớn là câu chuyện bao trùm. Vì lẽ đó truyện đi theo
kết cấu này thường có chủ đề nằm trong một chủ đề chung. Kết cấu này đòi hỏi ngưòi
kể phải biết xâu chuỗi các câu chuyện cho thống nhất trong một chỉnh thể.
Tuy nhiên, đa kết cấu không có ý nghĩa là các tổ chức câu chuyện gắn với nhau
theo lối cơ học giản đơn, hết chuyện này đến chuyện khác mà câu chuyện này lại là
nguyện nhân hay hệ quả của câu chuyện kia. Nó ràng buộc chi phối lẫn nhau cùng
hướng về chủ đề chung của tác phẩm.
Văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, đặc biệt là ở thể loại tiểu thuyết, các tác giả
cũng tiếp thu và thể nghiệm những đặc điểm của lối kết cấu hiện đại với tư duy hiện
đại khai thác tối đa các yếu tố cấu thành nên kết cấu bằng những hình thức nghệ thuật
độc đáo, đặc sắc, không lặp lại người khác cũng như lặp lại chính mình. Cho nên
nhiều tác giả của tiểu thuyết hiện đại đều lựa chọn cho mình một kiểu kết cấu riêng.
Phạm Thị Hoài thông qua bút pháp huyền thoại pha trộn trào phúng, soi thế giới vào
tấm gương cong hay mô hình hóa toàn bộ trạng thái hiện sinh của con người đã công
khai đi ngược lại nguyên tắc miêu tả hiện thực kiểu truyền thống. Nguyễn Huy Thiệp
thường đề cập tới lối kể chuyện khơi gợi tối đa sự liên tưởng của người đọc và lối kể
chuyện phi ngã. Ma Văn Kháng, Phạm Hải Vân, Hòa Vang thì sử dụng các yếu tố kỳ
ảo trong mạch kể của mình.
Châu Minh Hùng có bài viết “Tìm kiếm hình thức đa thanh mới của văn xuôi
hiện đại qua tổ chức truyện của Nguyễn Huy Thiệp” đã nghiên cứu hiện tượng đa thanh
như một nguyên tắc tổ chức kết cấu của văn xuôi hiện đại qua phân tích tác phẩm của
Nguyễn Huy Thiệp. Những đối thoại đa thanh tự nhiên tuôn chảy, không bị gò bó trong
một khuôn khổ cứng nhắc chuẩn mực. Do đó cốt truyện chỉ là cái cớ, trôi đi nhợt nhạt,
không có vai trò trong việc kiến tạo kết cấu “Lối kể chuyện của Nguyễn Huy Thiệp

19


luôn luôn biến hình không chú ở một góc khuất nào đó như Nam Cao, cầm đèn soi rọi
vào trái tim người như Dostoievski. Con người của ông lẩn trốn từ người này đột nhiên
chạy sang người khác, xóa hẳn tiếng nói của riêng mình. Cho nên ta hiểu vì sao Thiệp
thường tạo nên những lời kết giả tưởng, kết một, kết hai, kết ba… [21, 4]
Khác với những công trình nghiên cứu và bài viết đã được đề cập thì bài viết:
“Tiểu thuyết – Khoảng cách giữa khát vọng và thực tế” lại không chỉ những khám
phá, sáng tạo đáng trân trọng trong ngôn ngữ tiểu thuyết đương đại mà cả những hạn
chế còn tồn tại. Nhìn chung tác giả cũng ghi nhận những cố gắng cách tân tiểu thuyết
trên các phương diện kết cấu của văn bản như: Giọng điệu trần thuật, điểm nhìn, tình
huống truyện… ở những nhà văn có đóng góp đáng kể. Tiểu thuyết của Ma Văn
Kháng “Không xây dựng theo lối chuyện kể thông thường, chúng được xử lý một
cách sinh động trong tương quan chặt chẽ giữa giọng điệu trần thuật với thời gian tâm
lý, thời gian ý thức” [64, 108]. Nguyễn Khải lại “Sử dụng khá thuần thục thủ pháp
thời gian đồng thời thu hẹp không gian. Thời gian tiểu thuyết, ít sa đà miêu tả chi tiết
đời sống những nhân vật có xu hướng giãi bày tâm sự độc thoại nội tâm đến mức có
trường hợp nhân vật như là nơi tác giả gửi gắm những chiêm nghiệm được anh rút ra
sau những suy tư về cuộc đời [64, 110]. Còn Tạ Duy Anh lôi cuốn người đọc bởi cách
kể tạo tình huống đặc biệt để triển khai ý tưởng và góc nhìn luôn lưu chuyển, nhằm
tăng thêm các điểm nhìn về số phận nhân vật [64, 113]. Tuy nhiên tác giả cũng cho
rằng “Kết cấu tiểu thuyết theo lối kịch bản dễ dẫn tới sự khiên cưỡng trong giải quyết
xung đột, tăng điểm nhìn nhưng chưa nắm bắt được sắc thái ngôn ngữ thuần túy riêng
làm cho cái nhìn đa chiều xét đến cũng chỉ là cái nhìn một chiều”.
Tóm lại, kết cấu tiểu thuyết hiện đại đã và đang có những cách tân đồng sáng
tạo, chứa đựng nhiều quan niệm mới của nhà văn hiện đại về hiện thực, phản ánh
nhiều vấn đề của cuộc sống, làm thay đổi cách tiếp nhận của độc giả. Vì vậy qua
chương II và chương III, chúng tôi sẽ tìm hiểu cụ thể hơn về kết cấu tiểu thuyết hôm
nay về đề tài chiến tranh.

20


CHƯƠNG II: HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT VÀ HÌNH TƯỢNG KHÔNG GIAN,
THỜI GIAN
I. Hình tượng nhân vật
I.1. Nhân vật tập thể

21


Viết về chiến tranh đã trở thành nguồn cảm hứng dồi dào cho rất nhiều nhà văn,
nhà thơ và đã rất nhiều tác giả viết thành công với những tác phẩm có giá trị hôm nay,
chúng ta sẽ thấy sự thành công của Bùi Bình Thi với “Xiêng khoảng mù sương”,
Nguyễn Trí Chung với “Tiếng khóc của nàng Út” Hữu Mai với “Không phải huyền
thoại”, Văn Lê với “Mùa hè giá buốt”, Bùi Thanh Minh với “Cõi đời thực hư” ,
“Mạch máu của rừng” của Nguyễn Tiến Hải và Nam Hà với “Thời hậu chiến”
Họ viết về chiến tranh, nhưng là lúc chiến tranh đã lùi xa hàng mấy chục năm.
Thế nhưng những cảm xúc về chiến tranh như chưa bao giờ ngừng tuôn chảy. Họ viết
mà cảm thấy tự hào về những chiến công hiển hách nhưng không khỏi đau đớn tiếc
thương cho những mất mát của dân tộc của nhân dân. Họ viết về ai, viết về những
người đã làm nên những chiến thắng vang dội của dân tộc. ấy chính là nhân dân- Họ
đã tạo thành một sức mạnh không gì có thể sánh được. Họ đều hướng tới mục tiêu
chung của đất nước; Độc lập- Tự Do
I.1.1.Tinh thần tất cả vì cách mạng
Trong chiến tranh, tập thể quần chúng nhân dân chính là nguồn sức mạnh lớn
lao và là lực lượng góp phần quan trọng làm nên những chiến thắng. Vì vậy ở hầu hết
các tác phẩm về chiến tranh, các nhà văn đã chỉ ra vai trò to lớn của quần chúng trong
tác phẩm của mình. Ở chiến trường họ anh dũng kiên cường, ở hậu phương họ bền
gan, gắng sức hết mình vì tiền tuyến. Sức manh kiên cừng bền gan, gắng sức của nhân

dân của dân tộc cũng được thể hiện khá thành công trong văn học. Nền văn học 19451975 là nền văn học mang tính Xã hội chủ nghĩa, văn học là một mặt trận văn hóa tư
tưởng, phục vụ sự nghiệp chiến đấu và xây dựng chủ nghĩa xã hội. một trong những
vấn đề được đề cập trong văn họcchính là cuộc sống mới của quần chúng công mông
binh và nỗ lực cao của những người cầm bút là làm sao “miêu tả cho hay, cho chân
thật, cho hùng hồn cuộc sống mới, con người mới”. Đặc biệt văn học 1945- 1975 luôn
chịu sự chi phối của cảm hứng sử thi, văn học chủ yếu quan tâm đến con người trong
các vai trò xã hội trong tư cách là động lực cách mạng luôn đặt con người trong mối
22


quan hệ với giai cấp với nhân dân để phát huy tính tích cực tinh thần và trách nhiệm
cảu mọi cá nhân trước cộng đồng dân tộc. Còn tiểu thuyết hôm nay viết về đề tài chiến
tranh luôn đặt con người trong mối quan hệ với cái thường ngày, lấy cá nhân để soi
ngắm mọi giá trị.
Con người không chỉ được nhìn ở phương diện đạo lý mà còn ở phương diện
sáng tạo con người và con người tâm linh. Nhưng dù nhìn ở góc độ nào thì sức mạnh
của chiến tranh, chiến thắng của dân tộc chính là nhờ vào tinh thần tất cả vì cách mạng
của nhân dân. Những năm tháng khốc liệt của chiến tranh, có biết bao con người lên
đường nhập ngũ, chiến đấu và hy sinh. Mặc dù đứng trước sự sống và cái chết cận kề
nhưng chúng ta vẫn nhận thấy niềm vui nhập ngũ, một tinh thần lên đường tràn đầy
niềm lạc quan tin tưởng của “các đoàn xe cắm đầy lá ngụy trang nối đuôi nhau chờ
xuất phát. Lệnh báo động vang lên ở các doanh trại, Bộ đội rầm rập chạy đến đứng
xếp hàng bên lề đường… Gương mặt nào cũng chộn rộn hào hứng. Xe nào đủ người
là chạy… Rồi những chiếc xe ấy lại trở lại doanh trại. Tiếng ầm ầm vang vọng một
đêm… dân bản chạy ra súm xít hai bên đường. Ông già bà lão, thanh niên vẫy tay, chẻ
con chạy theo xe hò reo. Những nụ cười những tiếng nói ríu ran. Các chiến sĩ trẻ vẫy
tay chào lại. Càng vào sâu đoàn xe lại càng gặp nhiều bộ đội, thanh niên xung phong
đang làm đưòng” [17,102].
Có thể nhận thấy, họ nên đường với một tinh thần một ý chí “Không một ai
tin rằng, ngày mai khi mặt trời lên mình không còn có mặt trên cõi đời này”. Tinh

thần này không chỉ thể hiện ở việc lên đường nhập ngũ mà còn thể hiện ở tinh thần lao
động tích cực, hàng ngày họ làm việc không kể ngày đêm, không quản khó khăn gian
khổ, tất cả vì cách mạng.
Trong cuộc kháng chiến trường kỳ và gian khổ, quần chúng nhân dân luôn sát
cánh cùng các cán bộ chiến sĩ để làm nên tinh thần đoàn kết bất diệt. Đoàn kết là sức
mạnh để có những chiến thắng vang dội. Những ngày gian khổ hy sinh, quần chúng đã
“Cắn răng chịu đựng, vượt qua những ngày thê thảm. Đói khát nằm hầm bí mật, nằm
23


ngay dưới ao bèo, ăn cám lợn”. Khi bị đàn áp họ tự nói với lòng mình; Bằng mọi cách
phải sống, phải gây dựng lực lượng. Cho nên đọc “Thương Đức” của Nguyễn Bảo
Trường Giang, chúng ta không bao giờ quyên hình ảnh cảnh đối đàu với kẻ địch của
quần chúng nhân dân “Những bà mẹ lao lên trước mũi xe ủi của thằng địch, tay cầm
quốc, tay xách can xăng “ Mày cứ nghiến vào đây. Tao chết mày chết. Những chị gái
ôm con nhỏ trong lòng lăn ra ngay trước xe bọc thép của địch. Những đoàn học sinh,
sinh viên trẻ măng phơi phới tuổi xuân rầm rập xuống đường biểu tình, đấu tranh.
Súng địch xả vào họ” [17,256]. Trong cuộc kháng chiến không cân sức giữa ta và địch
ấy, thật cảm phục sự hy sinh và tinh thần dũng cảm vì cách mạng của dân tộc. Của các
bà, các mẹ, các anh chị một thời máu lửa sẵn sàng xả thân vì đất nước.
Dù cuộc chiến còn đầy khó khăn và gian khổ, dù hậu phương phải chịu bao
nhiêu cơ cực nhưng quần chúng nhân dân vẫn luôn hết lòng vì tiền tuyến vì Miền
Nam ruột thịt. Hình ảnh những bà mẹ với mái tóc bạc phơ, nét mặt siêu thoát nhân từ
những ngón tay nhăn nheo trong “Khúc bi tráng cuối cùng” của Chu Lai đang dõi về
nơi người con của vùng đang chiến đấu với rất nhiều niềm tin và hy vọng vào một
ngày mai thắng lợi, vào sự trở về của những đứa con. Trong “Tiếng khóc của nàng út”
Nguyễn Trí Chung đã giúp bạn đọc thấy được tinh thần vì cách mạng, vì nhân dân, vì
dân tộc của gia đình ông bà Sang. Họ đã bất chấp kẻ địch rình rập, đe dọa nhưng gia
đình ông vẫn tạo điều kiện để các đồng chí cán bộ có thể họp bí mật tại nhà mình. Ông
bị kẻ thù bắt trói ở chợ, hành hạ đến chết. Nhưng không một lời khai, ông còn chửi

bọn chúng và dõng dạc đọc thơ trước khi chúng giết mình “thân già nào hết nhục
thương dân nước gập gềnh” [63,65], Trong ngôi làng ấy còn có gia đình bà On, tiêu
biểu cho tinh thần hoạt động và sự hi sinh cho cách mạng. Chồng bà bị bọn tay sai
Tịch, Cửu Sùng đánh đập nhưng bà vẫn động viên các con: Thơm, Toàn, Đua hết lòng
vì cách mạng.
Toàn trở thành một cán bộ giỏi, còn Thơm hoạt động bí mật bị chúng phát
hiện đánh đập đến tàn tạ, còn Đua bị cưa chân và chôn sống. Gia đình bà On đã phải
24


chịu nỗi đau đớn vô hạn nhưng đây cũng mới chỉ là một trong vô vàn sự hy sinh của
quần chúng cho cách mạng mà thôi.
Trong cuộc kháng chiến trường kỳ và gian khổ, quần chúng nhân dân luôn sát
cánh cùng các cán bộ chiến sĩ để làm nên tinh thần đoàn kết bât diệt.
Xiêng khoảng mù sương viết về cuộc chiến đấu của bộ đội cụ Hồ và Pathét Lào
trong khoảng thời gian từ 1965- 1975 với những sự kiện và nhân vật có thật. Đây là
cuốn tiểu thuyết thấm đẫm nghĩa tình anh em Việt Lào. Dẫn đầu phái đoàn Việt Nam
là Nguyễn Đình San và Lê Vân. San là nhân vật chính của tiểu thuyết đã cùng đồng
chí và các bạn Lào lỗ lực tột cùng để xoay chuyển tình thế. Và tình thế đã được cải
thiện dần. Tiếc thay lòng đố kỵ ganh ghét của đồng đội lại là một thực thể đã xuất
hiện ngay từ ngày đầu khi San được giao nhiệm vụ. Đỗ Hà, đại tá, phó tổng đoàn cảm
thấy như bị mất cơ hội tiến thân đã kết hợp cùng Nguyễn Hoán, Hoàng Xuyên, hai
phần tử háo danh, thoai hóa, ra sức cản trở San và cuối cùng đặt điều vu vạ gán cho
San mắc trọng tội là phản bội chạy sang hàng ngũ của địch. Nhưng thực tế San vẫn
đang công tác tại một đơn vị bạn. Anh cùng các chiến sĩ tiểu đoàn Pachay toàn người
Mông, chiến đấu, giải phóng một loạt địa bàn quan trọng. Xiêng khoảng mù sương đã
miêu tả cuộc chiến đấu dũng cảm ngoan cường của quân và dân các bộ tộc Lào với sự
sát cánh đồng cam cộng khổ, chia sẻ ngọt bùi của bộ đội tình nguyện Việt Nam. Để
thấy được lòng người dân nơi đây, để họ hiểu được việc làm của bộ đội họ đã phải
sống với dân, thuyết phục họ bằng những hành động cụ thể, chữa bệnh cho họ, tuyên

truyền để họ nhận thức được. Tuy nhiên trong bộ tộc ấy vẫn có rất nhiều mang tinh
thần hướng về cách mạng như Vàng Seo Mẩy. Vàng Seo Mẩy đã tập hợp được một
đội du kích đông và mạnh “cháu dự đoán phải ba, bốn trăm tay súng. Bây giờ mà bà
Vàng kiếm được quân phục Pathét cho họ mặc, là bà Vàng có mấy tiểu đoàn quân
chính ngay. Lính AC2 của cháu hồi cháu còn làm cái việc bảo vệ vòng ngoài Long
Cheng, chúng nó sợ gặp phải du kích của bà Vàng như sợ gặp phải con hổ ấy… Toàn
bộ vùng rừng núi chỗ bà Vàng Seo Mẩy coi như lính của thiếu tướng Vàng Pao
25


×