Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Báo cáo tham luận của VPĐP nông thôn mới các tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.06 KB, 75 trang )

BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG
CHƯƠNG TRÌNH MTQG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI
NÔNG THÔN MỚI TRUNG ƯƠNG

BÁO CÁO THAM LUẬN
CỦA VPĐP NÔNG THÔN MỚI CÁC TỈNH

Tháng 3 năm 2016


VPĐP NTM TỈNH TUYÊN QUANG

NHỮNG GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ TRONG XÂY DỰNG
HẠ TẦNG NÔNG THÔN MỚI ĐỂ TRÁNH XẢY RA
TÌNH TRẠNG NỢ ĐỌNG
Tuyên Quang là tỉnh miền núi với 7 đơn vị hành chính (6 huyện và 1 thành
phố), có 141 xã, phường, thị trấn (129 xã, 7 phường, 5 thị trấn), diện tích đất tự
nhiên 586.732,7 ha, toàn tỉnh có 82.652,6 ha đất sản xuất nông nghiệp (chiếm
14,1%); trên 86% dân số sống ở nông thôn. Thực hiện Chương trình mục tiêu
Quốc gia xây dựng nông thôn, tỉnh đã chỉ đạo rà soát, đánh giá hiện trạng 129/141
xã, phường, thị trấn thuộc diện xã xây dựng nông thôn mới để triển khai thực hiện.
Qua rà soát thực trạng các xã trên địa bàn tỉnh năm 2010 cho thấy: sự phát
triển của nông thôn Tuyên Quang còn rất nhiều hạn chế, các xã chưa có quy
hoạch phát triển đồng bộ; hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu
đời sống của nhân dân cũng như phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá; trình
độ sản xuất, khả năng tiếp cận thị trường, khoa học công nghệ của lao động
nông thôn còn thấp; kinh tế nông nghiệp chuyển dịch chậm; sản xuất phi nông
nghiệp chưa mạnh; doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ít quan tâm đầu
tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn; phần lớn lao động chưa qua đào tạo,


thiếu việc làm, thu nhập không ổn định; y tế xã nhiều nơi chưa đáp ứng được
yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân; cơ sở vật chất văn hoá,
thông tin, giáo dục còn hạn chế nhất là ở các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa; vệ
sinh môi trường nông thôn chưa được chú trọng để bảo vệ sức khoẻ người dân;
nhiều cán bộ cấp xã còn hạn chế về trình độ chuyên môn.
Hiện trạng các xã năm 2011 so sánh với Bộ tiêu chí Quốc gia về nông
thôn mới, cho thấy: Tỉnh Tuyên Quang chưa có xã đạt "Xã nông thôn mới"; xã
đạt trên 10 tiêu chí có 01 xã; xã đạt dưới 5 tiêu chí có 115 xã; 04 xã không đạt
tiêu chí nào. Bình quân tiêu chí đạt thấp (2,8 tiêu chí/xã).
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) đã ban hành Nghị quyết chuyên
đề về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020,
trong đó xác định mục tiêu:
- Đến năm 2015: Có ít nhất 7 xã (mỗi huyện, thành phố 01 xã) đạt chuẩn
nông thôn mới theo Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. 100% số
xã đạt tiêu chí Quy hoạch; 50% số xã đạt tiêu chí về giao thông; 50% kênh
2


mương do xã quản lý được kiên cố hóa; trên 10% số xã đạt chuẩn về cơ sở vật
chất văn hóa...
- Đến năm 2020: Duy trì và giữ vững số xã đã đạt chuẩn, toàn tỉnh có trên
30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (40/129 xã). Thành phố Tuyên Quang đạt
chuẩn nông thôn mới cấp huyện. Trên 70% số xã đạt tiêu chí về giao thông; trên
70% trường học các cấp có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia; trên 40% số xã
đạt chuẩn về cơ sở vật chất văn hóa...
Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, để đạt được những mục tiêu đã đề ra,
Tuyên Quang chỉ đạo tất cả các xã đồng bộ triển khai thực hiện và chọn 07 xã
của 07 huyện, thành phố chỉ đạo điểm để tổng kết, đánh giá và rút kinh
nghiệm. Ngoài ra, tỉnh đã lựa chọn và chỉ đạo tập trung thực hiện một số nội
dung có tính đột phá như: giao thông nông thôn; cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất; phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi… Đồng thời chú trọng phát
triển sản xuất nâng cao thu nhập, chỉnh trang khuân viên nhà cửa các hộ gia đình.
Xây dựng nông thôn mới, tỉnh đã xác định phải bắt đầu từ hộ gia đình làm
gốc đến thôn bản, xã. Tùy theo lợi thế của từng địa phương, hàng năm tỉnh đã
chỉ đạo các sở, ban, ngành phối hợp với các huyện, thành phố hướng dẫn các xã
xây dựng kế hoạch, lựa chọn thứ tự ưu tiên các tiêu chí để thực hiện, tiêu chí dễ
làm trước, khó làm sau; tiêu chí liên quan trực tiếp đến người dân vận người
dân chủ động thực hiện. Đồng thời ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ để tập
trung thực hiện Chương trình.
Nổi bật là chính sách bê tông hóa đường giao thông nông thôn giai đoạn
2011-2015 (theo Nghị quyết số 22/2010/NQ-HĐND ngày 27/12/2010 của
HĐND tỉnh). Tỉnh hỗ trợ xi măng, ống cống và vận chuyển đến thôn, bản; chính
quyền cơ sở và các thôn, bản, tổ, xóm tự giải phóng mặt bằng; nhân dân tự
nguyện đóng góp vật liệu, công lao động. Chương trình được triển khai rộng
khắp trên địa bàn toàn tỉnh, tạo thành phong trào được người dân đồng tình
hưởng ứng.
Bên cạnh đó, để tập trung cho 07 xã điểm của tỉnh đạt chuẩn nông thôn
mới theo đúng kế hoạch, tỉnh đã ban hành chính sách về mức hỗ trợ xây dựng
một số công trình hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn thuộc Chương trình mục
tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh, giai đoạn 2013-2015 (Nghị quyết số
20/NQ-HĐND ngày 13/12/2014 của HĐND tỉnh), theo đó tập trung hỗ trợ các
công trình: Đường nội đồng, kênh mương, nhà văn hóa và sân thể thao thôn, chợ
nông thôn, nghĩa trang nhân dân.
Song song việc ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng, tỉnh cũng đã chỉ đạo các sở, ngành ban hành các chính sách về phát
triển sản xuất, chính sách về môi trường như: Chính sách về khuyến khích phát
triển kinh tế trang trại: Thực hiện hỗ trợ về khuyến nông, khoa học kỹ thuật; hỗ
3



trợ lãi suất tiền vay (50%); hỗ trợ về lao động, đào tạo và hỗ trợ về thị trường;
Chính sách về hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi: Tập
trung vào 03 cây, 02 con: cây chè đặc sản, cây mía, cây cam sành, con trâu, con
cá. Tỉnh hỗ trợ lãi suất vay vốn (hỗ trợ lãi suất 01 lần) và hỗ trợ đầu tư; Chính
sách hỗ trợ hội viên hội nông dân lãi suất vay vốn để phát triển chăn nuôi (trâu, bò,
lợn) có kết hợp xây hầm Biogas bằng vật liệu nhựa Composite: Hỗ trợ chi phí xây
dựng hầm Biogas: 1.200.000 đồng/hầm/hộ; hỗ trợ lãi suất tiền vay trong thời
gian tối đa 36 tháng kể từ ngày vay vốn (hộ nghèo được hỗ trợ 100% lãi suất, hộ
khác được hỗ trợ 50% lãi suất)…
Kết quả chung toàn tỉnh:
Sau 05 năm triển khai thực hiện Chương trình, nhận thức của người dân
được nâng lên, diện mạo nông thôn được thay đổi, đời sống vật chất của nhân dân
được nâng cao; nông nghiệp hàng hóa phát triển (hình thành một số vùng sản
xuất tập trung của một số cây trồng có lợi thế của tỉnh: chè, cam, mía, lạc cây
nguyên liệu giấy, chăn nuôi, thủy sản được đẩy mạnh phát triển…) góp phần tạo
thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn và giảm tỷ lệ hộ
nghèo (giảm từ 34,83% năm 2011 xuống 9,31% năm 2015).
Hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư xây dựng: hoàn thiện được
539,47 km đường trục xã, liên xã; 2.401,56 km đường trục thôn, xóm; 242,65 km
đường trục chính nội đồng; xây dựng tu sửa trên 140 công trình thủy lợi, kiên cố
hoá 126,03 km kênh mương phục vụ tưới tiêu đảm bảo sản xuất; xây dựng mới
cải tạo nâng cấp 205 trạm biến áp, 176 km đường dây trung áp, 768 km đường
dây hạ áp; xây dựng trên 700 phòng học, một số hạng mục phụ trợ của trường
học; xây dựng mới, nâng cấp trên 330 công trình nhà văn hoá thôn bản, nhà văn
hóa xã; trên 190 sân thể thao thôn và liên thôn; xây dựng, nâng cấp cải tạo 29 chợ
nông thôn, đáp ứng nhu cầu giao thương buôn bán hàng hóa cho nhân dân...
Nhiều công trình hạ tầng người dân sẵn sàng hiến đất để xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn hiện đại và bền vững (nhân dân đã tự nguyện hiến đất với tổng
diện tích 41.847m2, đóng góp trên 686 tỷ đồng để làm đường giao thông nông
thôn, kênh mương nội đồng, xây dựng nhà văn hóa thôn, bản...).

Đến hết năm 2015 trung bình các xã trên địa bàn tỉnh đạt 10,0 tiêu chí/xã
tăng 7,2 tiêu chí so với năm 2011 (2,8 tiêu chí/xã), cụ thể:
- Số xã đạt 19 tiêu chí: 10 xã, đạt 7,75% (tăng 10 xã so với năm 2011).
- Số xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí: 1 xã, đạt 0,76% (tăng 01 xã so với năm 2011).
- Số xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí: 51 xã, đạt 39,5% (tăng 50 xã so với năm 2011).
- Số xã đạt từ 5- 9 tiêu chí: 67 xã, đạt 51,9% (tăng 54 xã so với năm 2011).
- Số xã dưới 5 tiêu chí: 0 xã (Giảm 115 xã so với năm 2011).
4


Tổng nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 đạt khoảng 7.255.805 triệu đồng,
trong đó: Ngân sách Nhà nước, lồng ghép các chương trình dự án 1.924.025
triệu đồng (ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp Chương trình 237.677 triệu
đồng, chiếm 3,3% so với tổng nguồn lực, gồm: vốn sự nghiệp 49.098 triệu đồng;
vốn đầu tư phát triển 27.579 triệu đồng; vốn trái phiếu Chính phủ 161.000 triệu
đồng; ngân sách địa phương 76.437 triệu đồng, chiếm 1,1% so với tổng nguồn lực,
vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án 1.609.911 triệu đồng, chiếm 22,2%); Vốn tín
dụng 4.066.000 triệu đồng, chiếm 56%; Vốn doanh nghiệp 409.475 triệu đồng,
chiếm 5,6%; Vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư 854.640 triệu đồng, chiếm
11,8%; Vốn tài trợ 814.8 triệu đồng, chiếm 0,01%.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Tuyên Quang cũng gặp một số khó
khăn trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình, đặc biệt là về xây dựng
hạ tầng nông thôn. Qua báo cáo kết quả kiểm toán của Đoàn Kiểm toán Nhà
nước khu vực X, Tuyên Quang vẫn xảy ra tình trạng nợ đọng vốn xây dựng cơ
bản. Tính đến hết năm 2015, tổng số nợ đọng xây dựng cơ bản của toàn tỉnh là
2,5 tỷ đồng do một số nguyên nhân như:
- Khi đã ban hành kế hoạch để thực hiện, một số xã thay đổi hạng mục đầu
tư, quy mô công trình, do vậy phải điều chỉnh kế hoạch giao nhiệm vụ vốn.
- Một số công trình khi hoàn thành khối lượng, xảy ra tình trạng thiếu

nguồn vốn so với thiết kế, dự toán ban đầu.
- Đối với một số công trình được giao chuẩn bị đầu tư, chưa cân đối được
nguồn vốn dẫn đến tình trạng nơ đọng...
Để đảm bảo số nợ đọng xây dựng cơ bản được thanh quyết toán theo đúng
quy định, Tuyên Quang đã chỉ đạo UBND các huyện, thành phố chủ động lồng
ghép các nguồn vốn thuộc ngân sách địa phương (huyện, xã) với nguồn vốn thuộc
các chương trình, dự án để cân đối, bố trí bổ sung đủ vốn theo dự toán công trình
đã được phê duyệt đối với các công trình , dự án thiếu vốn. Đồng thời tập trung
chỉ đạo đảy nhanh tiến độ thi công, tổ chức nghiệm thu, thanh toán kịp thời cho
các đơn vị thi công, đảm bảo không nợ đọng vốn.
Trên cơ sở kết quả đó, tỉnh Tuyên Quang xin đưa ra một số giải pháp
trong việc xây dựng hạ tầng nông thôn mới để tránh xảy ra tình trạng nợ
đọng như sau:
1. Cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy đảng, chính quyền,
huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân, có cách làm
sáng tạo. Phải xây dựng được kế hoạch chi tiết, có quy chế làm việc, có sự phân
5


công rõ trách nhiệm đối với từng cấp, ngành và người thực hiện. Phải xác định
rõ việc nào dân làm, việc nào Nhà nước hỗ trợ, việc nào Nhà nước làm; công tác
phối hợp, điều hành sát với thực tế, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc
tổ chức, triển khai thực hiện Chương trình.
2. Thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên
và nhân dân hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình xây
dựng nông thôn mới và xác định được trách nhiệm “chủ thể” của người dân.
Công tác tuyên truyền phải thật sự đi vào chiều sâu, cụ thể, dễ hiểu.
3. Xây dựng kế hoạch phải bám sát vào nhu cầu thực tế của địa phương,
nguyện vọng của người dân, tránh để tình trạng khi ban hành kế hoạch, xin điều
chỉnh hạng mục, quy mô công trình.

4. Trên cơ sở kế hoạch nhiệm vụ dự toán vốn đã giao đối với từng công
trình, dự án, thực hiện thanh toán khối lượng hoàn thành theo đúng quy định.
5. Đối với các công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng mà số vốn đã cấp
còn thừa, kịp thời đề xuất phương án tiếp tục bổ sung vốn chưa sử dụng cho các
công trình còn thiếu để tránh tình trạng tồn đọng vốn.
6. Quá trình thực hiện chỉ đạo phải đồng bộ, nhất quán, tập trung, trọng
điểm, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ trực tiếp cho người dân theo
nguyên tắc dân có nhu cầu, đề xuất xây dựng công trình, Nhà nước phân bổ vốn
hỗ trợ người dân thông qua cơ chế, chính sách.
7. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc quá trình thực hiện ở
cơ sở, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc./.

6


VPĐP NTM TỈNH CÀ MAU

NHỮNG GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ TRONG XÂY DỰNG
HẠ TẦNG NÔNG THÔN MỚI ĐỂ TRÁNH XẢY RA
TÌNH TRẠNG NỢ ĐỌNG
I. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG
Cà Mau là tỉnh nằm ở phía cực Nam tận cùng của Tổ quốc, nơi có mốc tọa
độ GPS 0001 (cây số 0) nằm ở Mũi Cà Mau; là 01 trong 04 tỉnh thuộc tiểu vùng
kinh tế trọng điểm của đồng bằng sông Cửu Long gồm Cà Mau – Cần Thơ – An
Giang và Kiên Giang; tỉnh có 03 mặt giáp biển với chiều dài bờ biển gần 254
km và tổng diện tích lãnh hải trên 70.000 km 2, thuộc hành lang kinh tế ven biển
Đông Tây. Trong đất liền, tỉnh được chia cắt bởi hệ thống sông rạch, kênh
mương chằng chịt với tổng chiều dài trên 8.000km. Là nơi có địa hình thấp so
với mặt nước biển và là tỉnh duy nhất chịu tác động của cả 2 chế độ nhật triều và
bán nhật triều không đều.

Về đơn vị hành chính: cấp huyện có 08 huyện, 01 thành phố (các huyện
Ngọc Hiển, Năm Căn, Thới Bình, Cái Nước, Phú Tân, Đầm Dơi, Trần Văn Thời
và thành phố Cà Mau); cấp xã có 101 xã, phường, thị trấn (09 thị trấn, 10
phường, 82 xã).
Dân số tự nhiên của tỉnh đến năm 2014 là 1.216.388 người, trong đó khu
vực nông thôn 941.961 người.
Qua 05 năm triển khai thực hiện, Chương trình MTQG xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã đạt được những thành quả bước đầu quan
trọng. Bình quân chung toàn tỉnh đến nay đạt 13,6 tiêu chí/xã, tăng 10,1 tiêu
chí/xã so với thời điểm xuất phát (3,5 tiêu chí/xã), cụ thể:
+ 17/82 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 20,7%.
+ 08 xã đạt từ 15 – 18 tiêu chí, chiếm tỷ lệ 9,8%.
+ 52 xã đạt từ 10 – 14 tiêu chí, chiếm tỷ lệ 63,4.
+ 05 xã đạt từ 06 – 09 tiêu chí, chiếm tỷ lệ 6,1%.

7


Bộ máy chỉ đạo quản lý Chương trình các cấp được thành lập và đi vào
hoạt động; cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới cấp huyện, cấp xã được
tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ; công tác tuyên truyền được triển khai khá sâu
rộng; phong trào thi đua “Cà Mau chung sức xây dựng nông thôn mới” trên địa
bàn toàn tỉnh được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình hưởng ứng.
II. BƯỚC ĐỘT PHÁ TỪ NHỮNG GIẢI PHÁP TRONG XÂY
DỰNG HẠ TẦNG NTM NHẰM TRÁNH TÌNH TRẠNG NỢ ĐỌNG
Qua 05 năm nhìn lại, từ những thành quả và thực tiễn trong xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn tỉnh nhà có nhiều những bài học kinh nghiệm được
đúc kết. Tuy nhiên, một trong những thành công và bài học quan trọng có được
chính là những hiệu quả thiết thực mang lại từ việc xây dựng, phát triển cơ sở hạ
tầng cho khu vực nông thôn.

Có thể nói, việc cơ sở hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư một cách
đồng bộ là tiền đề quan trọng giúp phát triển và vực dậy khu vực kinh tế nông
thôn. Từ đó, làm cho thu nhập của người dân được nâng lên và có tác động lan
tỏa đến các tiêu chí khác, bộ mặt nông thôn tỉnh nhà đã thay đổi một cách rõ rệt
theo chiều hướng tích cực. Đặc biệt, việc không để xảy ra tình trạng nợ đọng
trong xây dựng cơ bản là vấn đề được UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo nông thôn mới
tỉnh thường xuyên chỉ đạo trên tinh thần quán triệt các văn bản của Trung ương
và đã được các đơn vị thực hiện rất tốt.
Từ những kết quả đạt được trong việc xây dựng hạ tầng nông thôn mới
nhằm tránh xảy ra tình trạng nợ đọng, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn
mới tỉnh Cà Mau xin chia sẻ một số kinh nghiệm được đúc kết từ quá trình tổ
chức triển khai thực hiện, cụ thể như sau:
Thứ nhất, công tác lập quy hoạch cụ thể các công trình hạ tầng nông thôn.
Cà Mau là tỉnh có địa hình khá đặc thù với sông ngòi chằng chịt. Hệ sinh
thái đặc trưng có cả vùng mặn và vùng ngọt, nền đất một số vùng thấp và yếu,
ngập nước, quỹ đất đắp nền chủ yếu cân bằng đào đắp tại chỗ và một phần san
lắp cát đen. Bên cạnh đó, một số nơi tình trạng sạt lở xảy ra nghiêm trọng làm
ảnh hưởng đến việc xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn phục vụ người
dân. Chính vì vậy, việc lập quy hoạch cụ thể các công trình hạ tầng nông thôn
phải đặc biệt được quan tâm.
Làm tốt công tác quy hoạch sẽ khoanh vùng được các khu vực có nguy cơ
sạt lở, không cho dân cư sinh sống và xây dựng công trình trong các khu vực
này (tùy điều kiện thực tế có thể dùng giải pháp bờ kè hoặc trồng cây phòng hộ
ven sông không để nền đất bị tác động trực tiếp của dòng chảy). Chính điều này
sẽ có tác động trực tiếp đến tính khả thi, phát huy hiệu quả sử dụng và tuổi thọ
của các công trình.
8


Ngoài ra, việc lập quy hoạch được thực hiện tốt sẽ giúp ta xác định được

khái toán kinh phí xây dựng, có sự chủ động trong việc đón các nguồn vốn đầu
tư trong tương lai. Khi đó, việc triển khai sẽ được thuận lợi, nhanh và hiệu quả
hơn rất nhiều. Là bước chuẩn bị ban đầu cần thiết trong nhóm giải pháp xây
dựng hạ tầng nông thôn nhằm tránh xảy ra tình trạng nợ đọng.
Thứ hai, công bố công khai bản đồ quy hoạch các công trình hạ tầng
nông thôn đến tận trụ sở các ấp trong xã để người dân được biết.
Thực tế cho thấy, việc công bố công khai các bản đồ quy hoạch để cho
người dân nắm có vai trò khá quan trọng. Bên cạnh đó, các địa phương đã thành
lập tổ giám sát cộng đồng nhằm phát huy vai trò nhân dân trong việc tham gia
giám sát chất lượng công trình xây dựng, giúp cho tiến độ và chất lượng của các
công trình được đảm bảo đúng theo quy định. Ngoài ra, việc công khai quy
hoạch cho nhân dân biết còn giúp họ chủ động nắm bắt và phát triển sản xuất
hoặc có ý kiến để cơ quan có thẩm quyền chủ động điều chỉnh quy hoạch cho
phù hợp với thực tiễn cuộc sống.
Thứ ba, ban hành thiết kế mẫu, thiết kế điển hình, tạo điều kiện cho các
xã triển khai hoạt động đầu tư xây dựng công trình và tổ chức kiểm tra, giám sát
quá trình thực hiện.
UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị có liên quan ban hành các
thiết kế mẫu cho các địa phương thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa
phương và chỉ đạo của Trung ương. Đây là chỉ đạo thiết thực, có tính bao quát
tạo nên sự đồng bộ trong phát triển các công trình hạ tầng nông thôn phù hợp
trên địa bàn của tỉnh.
Thứ tư, tạo ra sự thông thoáng trong các thủ tục hành chính nhằm rút
ngắn thời gian của xây dựng của các công trình.
Đây là giải pháp quan trọng có tác động mạnh lên tiến độ của các công
trình. Là chỉ đạo kịp thời và sự vào cuộc của lãnh đạo UBND tỉnh trong việc đầu
tư xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn đã được các đơn vị thực hiện rất
tốt. Cụ thể, phòng, ban, đơn vị có liên quan trong việc thẩm định các báo cáo kỹ
thuật, thiết kế các công trình khi nhận được đề nghị của chủ đầu tư phải giải
quyết nhanh, chính xác, kịp thời báo cáo cấp thẩm quyền về những khó khăn,

vướng mắc. Tuyệt đối không được chậm trễ trong thẩm định, làm ảnh hưởng
đến tiến độ thực hiện của các công trình. Nếu đơn vị, phòng ban nào vi phạm sẽ
bị xử lý nghiêm.
Thứ năm, lựa chọn, chỉ định nhà thầu có uy tín trong việc triển khai các
công trình và tuân thủ quy định của Trung ương về cơ chế đầu tư đặc thù.
Về cơ chế đầu tư các công trình hạ tầng nông thôn đã được Trung ương
quy định rất rõ ràng trong các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các
9


Bộ, ngành. Tuy nhiên, để những quy định, giải pháp mang tính vĩ mô ấy được
triển khai một cách hiệu quả và đi vào thực tế cuộc sống thì việc lựa chọn, chỉ
định các nhà thầu có uy tín, đảm bảo tiến độ và chất lượng các công trình cũng
là vấn đề quan trọng được tỉnh quan tâm. Đây cũng là giải pháp mang tính bản
lề có liên quan đến vấn đề nợ đọng trong xây dựng cơ bản.
Thứ sáu, tuyệt đối không triển khai xây dựng các công trình khi chưa có vốn,
chưa xác định rõ nguồn vốn. Giải ngân nhanh nhất có thể đối với các nguồn vốn.
Cuối cùng, cũng là vấn đề quan trọng nhất trong nhóm giải pháp nhằm
không để xảy ra tình trạng nợ đọng trong xây dựng các công trình phát triển hạ
tầng nông thôn mới là việc xác định rõ nguồn vốn trước khi tiến hành xây dựng.
Cần xác định rõ tổng vốn và cơ cấu của nguồn vốn để đảm bảo tính chịu đựng
của ngân sách các cấp và tính khả thi của công trình, dự án. Tuyệt nhiên không
được vay mượn, ứng từ các nguồn khác đầu tư trước nhằm đón đầu, chi trả sau
khi được phân khai.
Bên cạnh đó, phải chủ động giải ngân các nguồn vốn ngay khi có thể để
xin chủ trương ứng vốn từ năm sau nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công
trình trên địa bàn./.

10



VPĐP NTM TỈNH QUẢNG NAM

NHỮNG GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ
HẠ TẦNG NÔNG THÔN MỚI ĐỂ GIẢM TÌNH TRẠNG
NỢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI TỈNH QUẢNG NAM
I. Tình hình chung
Quảng Nam là tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ, có 15 huyện, 01 thị
xã và 02 thành phố; khi bắt đầu triển khai Chương trỉnh MTQG xây dựng NTM
(Chương trình); năm 2010, Quảng Nam có tổng số 213 xã; đến nay, do có 9 xã
được quy hoạch phát triển đô thị nên còn 204 xã thực hiện Chương trình (gồm
96 xã của 9 huyện miền núi và 108 xã của 9 huyện/thị xã/thành phố đồng bằng);
trong đó có 56 xã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2011-2015.
Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, ngân sách các
cấp còn hạn hẹp, tỉnh Quảng Nam đã nỗ lực triển khai thực hiện Chương trình, với
sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở; sự tham gia
hưởng ứng tích cực của người dân và toàn xã hội; nhờ đó, đã huy động được các
nguồn lực và cân đối bố trí vốn ngân sách để tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất nên đã đạt được nhiều kết quả trong thực
hiện Chương trình.
Đến cuối năm 2015, bình quân chung số tiêu chí đạt chuẩn (204 xã) là 11,5
tiêu chí/xã, tăng 8,89 tiêu chí/xã so với năm 2010. Số xã đạt dưới 5 tiêu chí giảm
còn 6 xã (năm 2010 có đến 163 xã). Có 53 xã được UBND tỉnh quyết định công
nhận xã đạt chuẩn NTM, đạt gần 26% số xã; trong đó, năm 2014 có 10 xã và năm
2015 có 43 xã đạt chuẩn; vượt mục tiêu đề ra tại Quyết định số 800 của Thủ tướng
Chính phủ. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt trên 21,1 triệu
đồng/người/năm, tăng gần 11 triệu đồng/người/năm so với năm 2010; tỷ lệ hộ
nghèo từ 24,2% năm 2010 giảm xuống còn dưới 9% vào năm 2015.
II. Kết quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn


11


Trong 5 năm qua, bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ Chương trình,
Quảng Nam đã kết hợp lồng ghép các nguồn vốn khác và vận động nguồn lực
trong nhân dân để tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn nên đã có những
bước phát triển vượt bậc, đúng với tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7,
Khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn: “Triển khai chương trình xây
dựng NTM”, trong đó thực hiện “xây dựng kết cấu hạ tầng đi trước một bước”.
Kết quả cụ thể như sau:
- Về giao thông: Đã bê tông hóa trên 1.552 km đường giao thông nông
thôn và 390 km giao thông nội đồng, cứng hóa 2.798 km giao thông nông thôn
và nội đồng, nâng tổng chiều dài đường GTNT trên địa bàn tỉnh được bê tông
hóa lên 4.200 km/6.560 km (đạt tỉ lệ 66%), bộ mặt nông thôn không ngừng đổi
mới. Đến nay, đã có 78 xã đạt tiêu chí giao thông, chiếm 38% (năm 2010 chưa
có xã nào đạt tiêu chí giao thông).
- Về thủy lợi: Xây dựng 176 công trình thuỷ lợi nhỏ, đảm bảo phục vụ
tưới cho hơn 3.157 ha (trong đó: Nâng cấp, sửa chữa 95 công trình để tưới ổn
định cho 2.113,2 ha và xây mới 81 công trình mở rộng diện tích tưới cho
1.044,4 ha); xây dựng 89 công trình thuỷ lợi hóa đất màu, phục vụ tưới cho
2.157 ha; thực hiện kiên cố trên 369,7 km kênh mương loại III, phục vụ tưới
ổn định cho trên 11.200 ha. Đến nay, đã có 99 xã đạt tiêu chí thủy lợi, chiếm
48,5% (năm 2010 chỉ có 5 xã đạt tiêu chí thuỷ lợi).
- Về điện (khu vực nông thôn): Đầu tư xây dựng hơn 400 km đường dây
trung áp; 742,50 km đường dây hạ áp; 300 trạm biến áp và hơn 25.000 công tơ.
Nhờ đó, đã có 202 xã/204 xã có điện, chiếm 99%. Đến nay, đã có 173 xã đạt
tiêu chí điện, chiếm 84,8% (năm 2010 mới có 58 xã đạt tiêu chí điện)
- Về trường học: Trong 5 năm, từ nhiều nguồn vốn, đã đầu tư xây mới 40
trường học, phòng học, sửa chữa nâng cấp 125 trường, nâng tổng số trường học
các cấp đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh là 424/718 trường, đạt trên 59%.

Đến nay, đã có 87 xã đạt tiêu chí trường học, chiếm 42,65% (năm 2010 mới có
18 xã đạt tiêu chí về trường học).
- Về cơ sở vật chất văn hóa: Đã đầu tư, xây dựng trên 250 nhà văn hóa,
khu thể thao xã, thôn. Hiện có 142 xã có nhà văn hóa, 1.357/1.499 thôn có nhà
văn hóa thôn. Đến nay, có 57 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, chiếm
27,94% (năm 2010 chỉ có 01 xã đạt tiêu chí CSVCVH).
- Về chợ nông thôn: Trong 5 năm qua, có 65 chợ nông thôn đã được đầu
tư xây mới và cải tạo nâng cấp. Đến nay, đã có 152 xã đạt tiêu chí chợ nông
thôn, chiếm 74,51% (năm 2010 chỉ có 9 xã đạt tiêu chí chợ).
12


- Về bưu điện: Đã phủ sóng thông tin di động đến 100% trung tâm các xã
và 96% số xã được kết nối Internet; mật độ điện thoại là 91,09 máy/100 dân; số
thuê bao Internet hiện có hơn 36.808 thuê bao; tỷ lệ người dân sử dụng Interntet
là 10,8 thuê bao/100 dân; toàn tỉnh có 146/204 điểm bưu điện văn hóa xã hoạt
động. Các năm qua đã đầu tư trên 200 bộ máy vi tính, 9.000 đầu sách, trên
200.000 đầu báo đến các điểm Bưu điện văn hoá xã. Đến nay, đã có 160 xã đạt
tiêu chí bưu điện, chiếm 78,4% (năm 2010 có 13 xã đạt tiêu chí về bưu điện).
- Về nhà ở dân cư: Trong 5 năm đã hỗ trợ xây dựng 18.014 nhà. Hoàn
thành giai đoạn 1 về hỗ trợ nhà ở cho người có công với hơn 9.500 nhà với tổng
kinh phí hơn 306 tỷ đồng. Đến nay, đã có 122 xã đạt tiêu chí nhà ở dân cư,
chiếm 59,8% (năm 2010 có 16 xã đạt tiêu chí nhà ở dân cư).
- Về y tế: Trong 5 năm, đầu tư xây dựng mới 28 trạm và sửa chữa 57 trạm
y tế xã, với tổng kinh phí là 108.895 triệu đồng. Đến nay, đã có 119 xã đạt
chuẩn tiêu chí y tế, chiếm 58,33% (năm 2010 có 38 xã đạt tiêu chí y tế).
III. Tổng huy động nguồn lực và nợ trong đầu tư xây dựng hạ tầng
Trong 5 năm (2011-2015), toàn tỉnh đã huy động nguồn lực tương đối lớn
để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, với khoảng trên 4.100 tỷ đồng, trong đó vốn
trực tiếp từ Chương trình (bao gồm vốn ngân sách Trung ương, tỉnh, huyện, xã)

trên 1.227 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thi công các công trình trong nông thôn
mới, nhiều địa phương đến nay vẫn còn nợ xây dựng cơ bản. Tính đến ngày
31/12/2015 thì tổng nợ xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh là 182 tỷ đồng, trong đó
nợ cấp tỉnh là 41 tỷ đồng, nợ cấp huyện là 57 tỷ đồng (bình quân 3,1 tỷ
đồng/huyện) và nợ cấp xã là 83 tỷ đồng (bình quân 1,4 tỷ đồng/xã). Số nợ chủ yếu
tập trung tại các công trình, dự án như: Xây dựng trụ sở xã; đường giao thông; thủy
lợi; trường học; trạm y tế; nhà văn hóa xã, thôn; chợ; các công trình môi trường. So
với tổng nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng 5 năm qua thì nợ xây dựng cơ bản
chiếm khoảng 4,4% và so với vốn trực tiếp cho Chương trình thì chiếm khoảng
6,7%. Như vậy, nợ không lớn so với tổng nguồn vốn đã huy động xây dựng cơ sở
hạ tầng. Tuy nhiên, số nợ này cần phải quan tâm xử lý trong thời gian đến.
Đối với nợ cấp tỉnh, UBND tỉnh bố trí kế hoạch năm 2016 để trả nợ là 25
tỷ đồng (từ nguồn vượt thu năm 2015), phần còn lại UBND tỉnh sẽ phân bổ sau
khi các địa phương quyết toán dự án hoàn thành; nợ cấp huyện thì UBND các
huyện có kế hoạch trả nợ từ nguồn XDCB tập trung, khai thác quỹ đất và các
nguồn thu khác khi xã quyết toán dự án hoàn thành. Riêng đối với nợ cấp xã sẽ
giải quyết từ khai thác quỹ đất, khai thác đất nguyên liệu trong các năm đến.
IV. Một số giải pháp để giảm nợ xây dựng cơ bản trong thời gian qua
của tỉnh Quảng Nam
13


- Khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo
các huyện, xã xây dựng quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới sát với điều
kiện cụ thể của từng địa phương và lấy ý kiến tham gia của người dân. Nhờ đó
đã có những bước đi thích hợp, cái gì dễ làm trước, khó làm sau; ít nguồn lực
làm trước, cần nhiều nguồn lực làm sau nên cũng góp phần hạn chế nợ.
- Tỉnh Quảng Nam đã lồng ghép tốt các nguồn vốn từ các chương trình,
dự án khác trên địa bàn với nguồn vốn trực tiếp của Chương trình để phát huy

hiệu quả đầu tư; trong đó chú trọng lồng ghép từ các nguồn như xây dựng cơ
bản tập trung, xổ số kiến thiết, Nghị quyết 30a, Chương trình 135, xã bãi ngang
ven biển, hải đảo, các chương trình mục tiêu, các đề án, cơ chế chính sách của
tỉnh… để đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội ở cấp xã, gắn với việc thực hiện các tiêu
chí NTM; đồng thời phát huy nội lực của cộng đồng, vận động nhân dân đóng
góp sức người, sức của, hiến vật kiến trúc, cây lâu năm, quyền sử dụng đất, để
tập trung xây dựng NTM;
- HĐND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết số 96/2013/NQ-HĐND
ngày 12/12/2013 Quy định tỷ lệ hỗ trợ từ ngân sách nhà nước các cấp cho các
nội dung trong Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh cho từng
hạng mục công trình (như Nhà văn hóa xã, mức hỗ trợ tối đa phần ngân sách TW,
tỉnh là 1.450 triệu đồng/nhà, nhà văn hóa thôn 300 triệu đồng/nhà, khu thể thao
thôn 70 triệu đồng/khu, kênh mương 540 triệu đồng/km, trạm y tế 1.900 triệu đồng,
trường học 250 triệu đồng/phòng....), nhờ đó hạn chế các địa phương đầu tư quy
mô quá lớn so với chuẩn theo quy định, vượt khả năng đối ứng của cấp xã, huyện.
- UBND tỉnh đã ban hành các thiết kế mẫu, thiết kế điển hình để thực hiện
cơ chế đầu tư đặc thù như: Thiết kế mẫu nhà văn hóa - khu thể thao thôn, kênh
mương, giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, kênh ống nhựa, công trình
vệ sinh môi trường nông thôn... nhờ đó giảm được chi phí đầu tư nên cũng giảm
được đối ứng của các địa phương, góp phần hạn chế nợ XDCB.
- Hằng năm, trong quá trình điều hành kinh tế xã hội, UBND tỉnh đã cho
phép các xã xây dựng NTM được để lại 100% từ nguồn khai thác quỹ đất, cho
thuê đất để có vốn đối ứng đầu tư xây dựng NTM; tuy nhiên từ năm 2014,
nguồn này tạm dừng lại do vướng Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực.
- Ưu tiên giành ngân sách tỉnh để hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình. Qua 5
năm ngân sách tỉnh đã bố trí trên 300 tỷ đồng, chưa kể các nguồn lồng ghép
khác (trên 3.870 tỷ đồng), nhờ đó cũng góp phần giảm áp lực nợ cho cấp huyện,
xã. Một số hạng mục khó huy động từ các nguồn lực khác thì ngân sách tỉnh hỗ
trợ 100% như thủy lợi nhỏ, thủy lợi đất màu...;
V. Một số nguyên nhân xảy ra nợ đọng và kiến nghị, đề xuất


14


Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình thời gian qua đã đạt được
nhiều kết quả, nợ đọng tuy có nhưng không lớn và không có nợ đọng sai quy định.
Tuy vậy, chúng tôi thấy có một số nguyên nhân làm phát sinh nợ đọng như sau:
- Trung ương không cân đối được nguồn lực nên đã sửa đổi nguyên tắc cơ
chế hỗ trợ vốn xây dựng NTM, từ việc quy định hỗ trợ 100% từ ngân sách
Trung ương cho xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, xây dựng trụ sở
xã, xây dựng trường học đạt chuẩn, xây dựng trạm y tế xã, xây dựng nhà văn
hoá xã được sửa đổi lại là hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước tại Quyết định
số 695/QĐ-TTg. Do đó một số công trình nêu trên đã thi công xong không có
vốn để trả nợ do vướng cơ chế.
- Nguồn vốn xây dựng các công trình được Trung ương, tỉnh hỗ trợ bình
quân 70-80%, phần còn lại là vốn đối ứng của địa phương (huyện, xã). Tuy
nhiên, do ngân sách địa phương chủ yếu trông chờ vào khai thác quỹ đất để có
đối ứng nhưng việc khai thác quỹ đất ở cấp xã đang bị trở ngại, do vướng các
quy định trong Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (1) của
Chính phủ và giá đất nông thôn thấp nên các xã chưa khai thác được quỹ đất để
trả phần đối ứng này.
- Nguồn vốn hằng năm phân bổ trực tiếp cho Chương trình còn hạn chế
(bình quân 2 tỷ đồng/xã/năm) nhưng một số tiêu chí hạ tầng Trung ương quy
định tỷ lệ cao (như tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa 100% nhà văn hóa - khu thể
thao thôn đạt chuẩn, 70% kênh mương được bê tông hóa, 50% hộ dân sử dụng
nước sạch…) nên bắt buộc các xã phải tìm mọi cách để thi công đạt chuẩn theo
đúng quy định để đạt mục tiêu đề ra nên một số nơi vẫn còn để xảy ra nợ đọng.
- Trung ương hướng dẫn phân bổ vốn TPCP bằng số cụ thể cho giai đoạn
2014-2016 (bình quân giai đoạn 2014-2016, xã thuộc đối tượng ưu tiên 1 là 2,5
tỷ đồng/xã, xã thuộc đối tượng ưu tiên 2 là 1,8 tỷ đồng/xã và các xã còn lại là

1,1 tỷ đồng/xã) tại Công văn số 582/BNN-KTKT ngày 20/02/2014 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT và năm 2016 hướng dẫn theo tiêu chí phân bổ (hệ số: 5; 4; 1,3;
1) chưa phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, cũng như tiêu chí
phân bổ không bố trí vốn để trả nợ đọng xây dựng cơ bản nên rất khó cho địa
phương trong việc cân đối vốn Trung ương để xử lý nợ đọng các năm trước.
- Một số nội dung như xây dựng hạ tầng nghĩa trang nhân dân, các công
trình vệ sinh môi trường nông thôn (tiêu chí số 17); chợ nông thôn (tiêu chí số 7);
khu thể thao xã (tiêu chí số 6); điện (tiêu chí số 4) có trong Bộ tiêu chí Quốc gia về
nông thôn mới, nhưng Trung ương chưa quy định hỗ trợ một phần từ ngân sách

1()

Nghị định 43 quy định giao cho tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện khai thác quỹ đất (trước Nghị định 43 có
hiệu lực thì cấp xã được làm chủ đầu tư khai thác quỹ đất).

15


Trung ương để thực hiện (theo quy định tại Quyết định số 695/QĐ-TTg) nên cũng
gây áp lực rất lớn lên ngân sách địa phương.
- Trung ương tạm dừng thanh toán 6.346 triệu đồng vốn Trung ương hỗ
trợ năm 2011 đối với tỉnh Quảng Nam (trong đó, xã điểm Tam Phước: 1.767
triệu đồng) theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 của Chính phủ và
Công văn số 3980/BTC-ĐT ngày 26/3/2012 của Bộ Tài chính, nên đã gây khó
khăn cho địa phương trong thực hiện, nhiều công trình bị tạm dừng đến nay vẫn
còn nợ do chưa có hướng xử lý của Trung ương (năm 2012 - 2013, UBND tỉnh
đã có văn bản gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chính phủ nhưng
chưa được giải quyết).
Để thuân lợi trong việc hỗ trợ đầu tư, phân bổ vốn thực hiện Chương trình
và giảm phát sinh nợ đọng trong thời gian đến, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

- Kính đề nghị Trung ương quan tâm tăng nguồn lực để thực hiện Chương
trình giai đoạn 2016-2020 (ít nhất ngân sách Trung ương hỗ trợ bình quân 2025 tỷ đồng/xã để có điều kiện thực hiện đạt chuẩn, bằng ½ so với mức đã hỗ trợ
các xã điểm Trung ương); ngoài ra, cần phân cấp cho địa phương chủ động
trong việc phân bổ vốn Trung ương hằng năm, để địa phương cân đối xử lý nợ
đọng và thực hiện đạt được mục tiêu số xã, số huyện đạt chuẩn NTM cho phù
hợp với điều kiện cụ thể của từng xã.
- Sớm hướng dẫn cơ chế quản lý vốn, cơ chế lồng ghép vốn trong Chương
trình MTQG xây dựng NTM để phù hợp với Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công,
Luật Đấu thầu và chỉ còn 2 Chương trình MTQG; đồng thời, ban hành quy định
chỉ tiêu, tiêu chí cụ thể và cơ chế hỗ trợ vốn từ ngân sách Trung ương đối với
các xã đã đạt chuẩn NTM để duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, đủ điều
kiện công nhận lại sau 5 năm.
- Theo Điều 13 Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 về hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công, trong đó có nội dung quy định:
gửi Báo cáo chủ trương đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan được phân
công thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn thẩm định toàn bộ danh
mục dự án nhóm C quy mô nhỏ thuộc Chương trình MTQG. Điều này rất khó
thực hiện trong phạm vi cả nước vì các danh mục dự án nhóm C quy mô nhỏ
hiện nay chưa được Thủ tướng Chính phủ Quyết định theo Khoản 1, Điều 13
Nghị định số 136/2015/NĐ-CP.
Ngoài ra, các danh mục dự án thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông
thôn mới có vốn đầu tư nhỏ là rất nhiều danh mục (2). Điều này sẽ ảnh hưởng rất
2()

Tỉnh Quảng Nam dự kiến kế hoạch trung hạn 2016-2020 cho Chương trình NTM là trên 7.000 danh mục để
thực hiện mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 100/2015/QH13 của Quốc hội, với tổng nhu cầu vốn Trung ương trên
2.000 tỷ đồng, trong khi đó vốn kế hoạch trung hạn cho Chương trình NTM giai đoạn 2016-2020 được Bộ Kế

16



lớn đến việc giao kế hoạch vốn Trung ương hỗ trợ năm 2016 (nếu lập thủ tục
trình Trung ương thẩm định theo Điều 13 Nghị định số 136/2015/NĐ-CP thì có
thể đến tháng 06/2016 mới giao vốn được cho các địa phương, lúc đó tỉnh
Quảng Nam gần vào mùa mưa nên rất khó triển khai thi công).
Do đó, kiến nghị Trung ương sớm có văn bản xem xét phân cấp cho
HĐND cấp tỉnh thẩm định nguồn Trung ương đối với vốn Chương trình năm
2016, các năm đến cần điều chỉnh lại cho phù hợp với đặc thù của Chương trình
NTM là “Huy động nguồn lực từ cộng đồng và người dân là quyết định, ngân
sách nhà nước chỉ hỗ trợ một phần”.
- Kính đề nghị Trung ương sớm bổ sung các nội dung xây dựng hạ tầng,
như: Điện (tiêu chí số 4); khu thể thao xã (tiêu chí số 6); chợ nông thôn (tiêu chí số
7); nghĩa trang nhân dân (tiêu chí số 17); các công trình vệ sinh môi trường nông
thôn (tiêu chí số 17) vào quy định hỗ trợ một phần từ ngân sách Trung ương nhằm
tạo điều kiện cho địa phương triển khai thực hiện Chương trình được thuận lợi.
- Xem xét kiến nghị Chính phủ cho tỉnh Quảng Nam thanh toán 6.346 triệu
đồng vốn Trung ương hỗ trợ Chương trình NTM năm 2011 đã bị tạm dừng./.

hoạch và Đầu tư tạm thông báo cho tỉnh Quảng Nam là 285,3 tỷ đồng/5 năm, bằng 14% so với nhu cầu.

17


VPĐP NTM TỈNH THÁI NGUYÊN

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA VPĐP NTM TỈNH THÁI NGUYÊN
TRONG CÔNG TÁC THAM MƯU, TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH
Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc, liền kề phía
Bắc thủ đô Hà Nội, có tổng diện tích tự nhiên 3.541 km2, dân số khoảng 1,2
triệu người, trong đó trên 70% dân số sống ở khu vực nông thôn, có 143 xã triển

khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, trên địa bàn 09
huyện, thành phố, thị xã.
Bước vào những năm đầu thực hiện xây dựng nông thôn mới, tỉnh Thái
Nguyên gặp phải một số khó khăn khi triển khai đó là: bình quân tiêu chí trên địa
bàn toàn tỉnh đạt 4,8 tiêu chí/xã; tỷ lệ hộ nghèo cao (chiếm 17,74%), nhất là trong
vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ,
manh mún; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn; đời sống vật chất
và tinh thần của người dân nông thôn còn thấp; nhận thức của một bộ phận cán
bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng nông thôn mới chưa đầy đủ, coi đây là
một dự án nên trông chờ, ỷ lại vào đầu tư của nhà nước;...Những nội dung nêu
trên đã tác động trực tiếp đến việc triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình.
Thực hiện chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước về Chương trình
MTQG xây dựng nông thôn mới; với nhận thức sâu sắc và xuất phát từ tình hình
thực tiễn, tỉnh Thái Nguyên xác định: “Xây dựng nông thôn mới là chương
trình tổng hợp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững
mạnh và đảm bảo an ninh trật tự ở khu vực nông thôn, địa bàn triển khai
rộng, việc tổ chức thực hiện liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, do đó
ngoài việc phân công rõ nhiệm vụ cho từng cơ quan, địa phương thì phải có
tổ chức bộ máy chuyên trách đủ mạnh để điều hành, quản lý chương trình
trên địa bàn toàn tỉnh; nhân tố con người là yếu tố then chốt, quyết định đến
hiệu quả công việc”.
18


Trước vấn đề nêu trên, Ban Chỉ đạo tỉnh đã xây dựng Đề án thành lập Văn
phòng điều phối nông thôn mới ở cấp tỉnh, nêu rõ mục đích, cơ sở thực tiễn, yêu
cầu cấp thiết, cơ cấu tổ chức bộ máy. Khi được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về
chủ trương nêu trên, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1755/QĐ-UBND
ngày 13/7/2011 về việc thành lập Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng
nông thôn mới tỉnh; quy định rõ: “Là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh, giúp

Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 của tỉnh, Tỉnh ủy, HĐND
và UBND tỉnh về công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện chương trình,
kế hoạch của Trung ương và của tỉnh về Chương trình MTQG xây dựng
nông thôn mới; Chánh Văn phòng do một Phó trưởng Ban Chỉ đạo kiêm
nhiệm; lãnh đạo Văn phòng và các phòng chuyên môn nghiệp vụ được
hưởng hệ số phụ cấp chức vụ tương đương cấp Sở”.
Qua thực tiễn hoạt động cho thấy mô hình tổ chức bộ máy như hiện tại đã
phát huy hiệu quả tích cực trong công tác tham mưu, triển khai thực hiện Chương
trình, thể hiện ở một điểm nổi bật như sau:
1. Là cơ quan tương đương cấp Sở, nên phát huy được đầy đủ vai trò của cơ
quan Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh; công tác điều phối, phối hợp triển khai
công tác giữa Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh với các sở, ban, ngành,
đoàn thể tỉnh và các huyện, thành phố, thị xã rất thuận lợi; hoạt động hàng ngày
luôn nhận được sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của lãnh đạo UBND và Ban Chỉ
đạo tỉnh, do vậy công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình triển khai đồng
bộ từ tỉnh đến cơ sở.
2. Tham mưu ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai
thực hiện bám sát chương trình, kế hoạch của Trung ương, nghị quyết của Tỉnh
ủy, HĐND tỉnh và kế hoạch của UBND tỉnh. Tổ chức sơ kết 05 năm thực hiện
Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tổng
kết 05 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2011-2015 đảm bảo nội dung, tiến độ theo kế hoạch.
3. Từ kết quả rà soát, đánh giá toàn diện, trung thực, khách quan trên tất
cả các lĩnh vực đời sống xã hội ở khu vực nông thôn, theo quy định của Bộ tiêu
chí Quốc gia về xây dựng NTM, đã xác định cụ thể những thuận lợi, khó khăn
của địa phương, trên cơ sở đó tham mưu xây dựng kế hoạch với mục tiêu, lộ
trình, giải pháp thực hiện cho từng năm và cả giai đoạn 2011-2015, định hướng
đến năm 2020. Tham mưu với Tỉnh ủy ban hành nghị quyết, kết luận lãnh đạo,
chỉ đạo, trong đó nêu rõ:
“Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trung tâm, bao trùm của cả hệ

thống chính trị”;
Xây dựng nông thôn mới theo phương châm: “Địa phương nào có điều
kiện thuận lợi sẽ tập trung chỉ đạo để về đích sớm, không chờ đợi; tiêu chí dễ,
cần ít tiền làm trước, khó làm sau; làm từ nhà ra ngõ, từ đồng về làng”;
19


Về nguồn lực: “Tranh thủ tối đa vốn hỗ trợ từ Trung ương, bố trí ngân
sách địa phương, huy động thêm các nguồn lực trong xã hội; đầu tư có trọng
điểm, không dàn trải và thực hiện lồng ghép các nguồn vốn trên cùng một địa
bàn; thực hiện thống nhất chủ trương vận động nhân dân hiến đất, không bồi
thường GPMB cho các công trình xây dựng hạ tầng nông thôn từ tất cả các
nguồn vốn”;
Các cấp, các ngành xây dựng chương trình, kế hoạch hành động, ban hành
nghị quyết và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo triển khai thực hiện bám sát với
chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo
được sự thống nhất chung trong lãnh đạo, chỉ đạo, huy động được sức mạnh
tổng hợp, để triển khai thực hiện.
4. Khi thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới nhận thấy có một
số điểm chưa phù hợp và khó thực hiện, đã chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành
và địa phương tham mưu với UBND tỉnh ban hành Bộ tiêu chí xây dựng nông
thôn mới của tỉnh theo hướng phân kỳ cho từng giai đoạn, với nguyên tắc không
hạ thấp chỉ tiêu của Bộ tiêu chí Quốc gia, giúp các xã thực hiện rất thuận lợi.
Để tạo động lực thực hiện cũng như tháo gỡ khó, khăn vướng mắc trong
quá trình tổ chức thực hiện. Đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
tham mưu với UBND tỉnh ban hành cơ chế hỗ trợ kinh phí, xi măng hỗ trợ xây
dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, mô hình, dự án phát triển sản xuất; chỉ đạo các
Sở, ngành chuyên môn ban hành thiết kế mẫu đường giao thông nông thôn, kênh
mương thủy lợi, nhà văn hóa xã, xóm và cơ chế hỗ trợ xây dựng; đơn giản hóa
trình tự, thủ tục tự nguyện hiến và chuyển quyền sử dụng đất để giải phóng mặt

bằng xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; thủ tục thanh, quyết toán các nguồn vốn
trong xây dựng nông thôn mới, đã tạo bước đột phá, thay đổi rõ nét ở khu vực
nông thôn, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ dân sinh.
5. Duy trì thường xuyên, liên tục Phong trào thi đua “Thái Nguyên
chung sức xây dựng nông thôn mới”, đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia
nhiệt tình của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, huy động cả hệ thống chính trị
vào cuộc, thu hút được nhiều nguồn lực trong xã hội, góp phần đẩy nhanh tiến
độ thực hiện công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, hoàn thành
tốt các nhiệm vụ theo kế hoạch; hết năm 2015 có 40 xã đạt chuẩn nông thôn mới
(chiếm 28% tổng số xã), 32 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí, 65 xã đạt từ 10 - 14 tiêu
chí, 06 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí.
Tổng kết phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới giai đoạn 20112015, nhân dân và cán bộ tỉnh Thái Nguyên vinh dự được Chủ tịch nước tặng
Huân Chương lao động hạng nhất; nhân dân và cán bộ huyện Đại Từ được
Chính phủ tặng Cờ thi đua; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho 07 tập thể
20


và 05 cá nhân; UBND tỉnh khen thưởng cho 27 tập thể và 57 cá nhân có thành
tích xuất sắc, với tổng số tiền thưởng trên 6,7 tỷ đồng.
- Kính thưa các đồng chí và toàn thể Hội nghị !
Để đạt được kết quả phấn khởi nêu trên, khẳng định là thành quả chung
với sự tham gia vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, đồng hành, hỗ trợ
của các doanh nhân, doanh nghiệp và đóng góp của người dân, trong đó có vai
trò tích cực, tham mưu đắc lực, hiệu quả của Văn phòng điều phối nông thôn
mới tỉnh trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn
mới. Bước đầu chúng tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau:
1. Tổ chức, bộ máy của cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình
xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh phải hoạt động chuyên trách, độc lập; quy định
và phân cấp cụ thể là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh.
2. Phân công, giao nhiệm vụ cụ thể từng lĩnh vực, tiêu chí và địa bàn phụ

trách cho công chức, viên chức và lao động hợp đồng; coi trọng công tác bồi
dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, gắn với kiểm tra, đôn
đốc cán bộ trong thực thi công vụ. Kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể,
cá nhân thuộc thẩm quyền theo quy định.
3. Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị làm
việc đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Tùy theo điều kiện thực tế của từng địa
phương, có thể vận dụng các chế độ, chính sách phù hợp cho cán bộ làm công
tác chuyên trách về nông thôn mới, để động viên, khuyến khích và thu hút cán
bộ “có đức, có tài” phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng
nông thôn mới.
Trên cơ sở thực tiễn hoạt động của Văn phòng điều phối nông thôn mới
tỉnh trong những năm qua, tại diễn đàn của Hội nghị tôi xin phép có ý kiến đề
xuất, để Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương nghiên cứu, xem xét
đó là:
Theo quy định tại Quyết định số 1996/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ: “Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh do Giám đốc Sở Nông
nghiệp và PTNT kiêm nhiệm, Phó Chánh Văn phòng do Chi cục trưởng Chi
cục Phát triển nông thôn kiêm nhiệm. Tùy điều kiện thực tế, bố trí một Phó
Chánh Văn phòng làm việc chuyên trách”. Chương trình MTQG xây dựng
nông thôn mới được triển khai thực hiện tổng thể cả về kinh tế - văn hóa - xã
hội, xây dựng hệ thống chính trị, đảm bảo quốc phòng - an ninh ở khu vực nông
thôn; nếu lãnh đạo Văn phòng điều phối NTM tỉnh làm công tác kiêm nhiệm là
không phù hợp với thực tiễn.
Đề nghị Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương tổ chức Hội
nghị chuyên đề đánh giá về hiệu quả hoạt động của mô hình tổ chức bộ máy
giúp Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp, để tham mưu quy định thực
21


hiện thống nhất trên toàn quốc. Căn cứ hiệu quả thực tế hoạt động trong những

năm qua, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên đề xuất trình
Chính phủ quy định rõ:“Văn phòng điều phối nông thôn mới cấp tỉnh là cơ
quan trực thuộc UBND tỉnh, tương đương cấp sở; Lãnh đạo Văn phòng là
cán bộ chuyên trách”, thì mới có vị trí tương xứng, đủ tầm để thực hiện đầy đủ
chức năng, nhiệm vụ theo quy định, nhất là hiện nay chỉ còn 02 Chương trình
mục tiêu quốc gia./.

VPĐP NTM TỈNH ĐẮK LẮK

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA VPĐP NTM TỈNH ĐẮK LẮK
TRONG CÔNG TÁC THAM MƯU, TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH
I. Thực trạng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk
Tỉnh Đắk Lắk là tỉnh miền núi có vị trí địa lý ở trung tâm của vùng Tây
Nguyên. Diện tích tự nhiên 13.125 km². Dân số trên 1,8 triệu người, gồm 47
dân tộc anh em sinh sống; tỉnh có 13 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố; có 184
xã, phường, thị trấn. Vùng nông thôn có 152 xã với diện tích chiếm 97,6%
diện tích toàn tỉnh; với gần 309.000 hộ, 1.335.000 khẩu, chiếm 79,3% tổng số
hộ, 77,2% số khẩu toàn tỉnh. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò, vị
trí rất quan trọng trong phát triển nền kinh tế, xã hội tỉnh Đắk Lắk. Năm
2014, GDP của khu vực nông nghiệp chiếm khoảng 45% GDP của tỉnh, giải
quyết việc làm cho gần 70% lao động.
Là tỉnh miền núi nên có những khó khăn do địa hình phức tạp, địa bàn
rộng, diện tích xã bình quân của tỉnh là hơn 8.300 ha/xã; dân cư phân tán,
thưa thớt nên việc thực hiện các tiêu chí về xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn
là khó thực hiện đạt chuẩn (do kinh phí đầu tư quá lớn). Đồng thời, là tỉnh
còn nghèo, việc huy động vốn để xây dựng nông thôn mới là rất khó khăn,
nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Để đạt các mục tiêu xây dựng nông
thôn mới, phải huy động kinh phí rất lớn (bình quân 200 tỷ đồng/xã).
Trước khi chưa triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới, hầu hết
các xã của tỉnh đều ở xuất phát điểm rất thấp so với mặt bằng chung toàn quốc;

Toàn tỉnh mới có 3 xã đạt từ 10-12 tiêu chí nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 2%; 51
22


xã đạt từ 5-9 tiêu chí, chiếm tỷ lệ 34%, 81 xã đạt dưới 5 tiêu chí, chiếm tỷ lệ
53%, toàn tỉnh chỉ mới đạt 508/2.888 tiêu chí, chiếm tỷ lệ 17,6%; bình quân toàn
tỉnh chỉ mới đạt 3,34 tiêu chí/xã (toàn quốc là 4,62 tiêu chí/xã). Nhiều xã ở vùng
đồng bào dân tộc thiểu số, ở các huyện nghèo, biên giới chỉ đạt 1-2 tiêu chí.
Tổng nguồn vốn huy động trong 5 năm là 37.455,5 tỷ đồng, trong đó: Vốn
trực tiếp cho Chương trình nông thôn mới là 500,4 tỷ đồng; Vốn lồng ghép từ
chương trình, dự án khác: 7.855,3 tỷ đồng; Vốn tín dụng là: 17.718 tỷ đồng;
Vốn huy động từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế: 1.321,9 tỷ đồng; Vốn
đóng góp của cộng đồng dân cư là: 1.490 tỷ đồng; Vốn huy động từ nguồn khác:
8.569,9 tỷ đồng. Các hộ dân đã đóng góp hơn 792 tỷ đồng để làm mới và sửa
chữa đường giao thông nông thôn, kênh mương thủy lợi... hiến trên 475.000 m 2
đất, hơn 102.000 ngày công lao động...
Sau 5 năm thực hiện Chương trình nông thôn mới, Đắk Lắk cũng đã đạt
được những kết quả quan trọng, bộ mặt nông thôn ở nhiều nơi đã được đổi mới, cơ
sở hạ tầng thiết yếu từng bước được nâng cấp, hệ thống chính trị tiếp tục được củng
cố, thu nhập của người dân được cải thiện và từng bước nâng cao... đến nay có: 7
xã đạt 19 tiêu chí, 20 xã đạt 15-18 tiêu chí, 23 xã đạt 13-14 tiêu chí, 34 xã đạt 10-12
tiêu chí, 62 xã đạt 5-9 tiêu chí và 6 xã đạt 3-4 tiêu chí. Toàn tỉnh đạt 1.586 tiêu
chí/2.888 tiêu chí, bằng 54,9% (tăng 1.078 tiêu chí so với năm 2011), bình quân
toàn tỉnh đạt 10,43 tiêu chí/xã, tăng 7,09 tiêu chí so với năm 2011.
II. Hoạt động của Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh trong
công tác tham mưu, triển khai Chương trình
1. Về tổ chức bộ máy
- Năm 2010, triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới,
dù chưa có hướng dẫn thống nhất của Trung ương về tổ chức bộ máy, nhưng
tỉnh Đắk Lắk cũng đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới gồm 46

thành viên, do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban. Để giúp việc cho Ban
Chỉ đạo tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định thành lập Tổ công tác giúp
việc gồm 14 thành viên, do 1 đ/c Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn làm Tổ trưởng, các thành viên của tổ công tác chủ yếu là công
chức của Chi cục Phát triển nông thôn và một số công chức của các sở khác
đều làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Sau một thời gian đi vào hoạt động, bộc lộ nhiều bất cập, công tác kiêm
nhiệm được thực hiện rất mờ nhạt và kém hiệu quả, chủ yếu vẫn là cán bộ của
Chi cục Phát triển nông thôn tham mưu, trong khi đó, thực tiễn đòi hỏi phải có
một bộ máy giúp việc cho Ban Chỉ đạo có đủ năng lực tham mưu trên tất cả các
lĩnh vực và đầu mối trong công tác phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể
của tỉnh trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình.
23


- Năm 2012, xác định xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng
thể, một chương trình lớn cần phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và
toàn xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu cho UBND
tỉnh Đắk Lắk thành lập Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn
mới tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 - 2020 theo Thông tư liên tịch số 26/TTLTBNN và PTNT, KH-ĐT, BTC với cơ cấu tổ chức bộ máy như sau: Chánh Văn
phòng là Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, làm việc theo chế độ kiêm
nhiệm, 01 Phó Chánh Văn phòng làm việc theo chế độ chuyên trách và 01 phó
Chánh Văn phòng là Chi cục Trưởng Chi cục Phát triển nông thôn làm việc theo
chế độ kiêm nhiệm.
Tổng số thành viên Văn phòng Điều phối tỉnh là 16 người, trong đó: Cán
bộ chuyên trách: 06 người (2 người là công chức được điều động từ Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn; 4 người hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế viên
chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); cán bộ kiêm nhiệm là 10
người, từ các Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Văn phòng UBND tỉnh. Văn phòng Điều phối có tư cách pháp

nhân, có con dấu, tài khoản riêng và được bố trí phòng làm việc đặt tại Sở Nông
nghiệp và PTNT; được cấp kinh phí, phương tiện để hoạt động.
Sau khi Văn phòng Điều phối đi vào hoạt động, việc triển khai Chương
trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biết tích cực,
rõ nét hơn, đặc biệt là việc tham mưu, kiểm tra, đôn đốc, nắm bắt thông tin,
hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn cho cơ sở được kịp thời; sự phối hợp và vào cuộc
của các cấp, các ngành tích cực và thuận lợi hơn.
- Năm 2015, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
1996/QĐ-TTg ngày 04/11/2014, tỉnh Đắk Lắk đã thành lập Văn phòng điều phối
Chương trình xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh trên cơ sở Văn phòng Điều phối
nông thôn mới tỉnh đã thành lập từ năm 2012; với cơ cấu tổ chức bộ máy như sau:
Chánh Văn phòng là Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, làm việc theo chế
độ kiêm nhiệm, 01 Phó Chánh Văn phòng làm việc theo chế độ chuyên trách và
01 phó Chánh Văn phòng là Chi cục Trưởng Chi cục Phát triển nông thôn làm
việc theo chế độ kiêm nhiệm (lãnh đạo Văn phòng Điều phối tỉnh do UBND tỉnh
bổ nhiệm, Phó CVP chuyên trách được hưởng phụ cấp chức vụ là 0,7).
Tổng số thành viên Văn phòng Điều phối tỉnh là 19 người, trong đó: cán
bộ chuyên trách: 06 người (2 người là công chức, 3 người là viên chức, 1 người
hợp đồng theo 68 trong biên chế thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn); Cán bộ kiêm nhiệm là 14 người, từ các Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở
Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông Vận tải, Sở Nội
vụ, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh. Ngoài ra, tỉnh Đắk Lắk có
thành lập 02 phòng chuyên môn: Phòng Hành chính - Nghiệp vụ; Phòng Kế
hoạch - Tổng hợp thuộc Văn phòng Điều phối tỉnh.
24


Văn phòng Điều phối tỉnh thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho
Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh quản lý, tổ chức thực hiện chương
trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh và với các nhiệm vụ,

quyền hạn chính như sau: Xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, giám sát việc
thực hiện chương trình; phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ
chế chính sách và cơ chế phối hợp hoạt động liên ngành để thực hiện có hiện
quả chương trình; tham mưu xây dựng kế hoạch vốn, phân bổ và giám sát tình
hình thực hiện vốn ngân sách và các nguồn vốn huy động khác để thực hiện
Chương trình xây dựng nông thôn mới; theo dõi tổng hợp, báo cáo tình hình
thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; Tham mưu, chuẩn
bị nội dung các cuộc họp, Hội nghị, Hội thảo của Ban Chỉ đạo; và thực hiện các
nhiệm vụ khác do UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo XD nông thôn mới tỉnh giao…
Sau khi Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh được kiện
toàn lại và đi vào hoạt động, trên cơ sở kinh nghiệm hoạt động của Văn phòng
Điều phối cũ, đã sắp xếp, ban hành quy chế hoạt động của Văn phòng, quy định
chức năng nhiệm vụ của 2 phòng chuyên môn, từng bước đi vào hoạt động ổn
định và bước đầu đã phát huy được hiệu quả trong công tác tham mưu thực hiện
Chương trình.
Đối với Văn phòng Điều phối cấp huyện: Căn cứ Quyết định số 1996/QĐTTg ngày 04/11/2014 của Thủ Tướng Chính phủ, Văn phòng Điều phối tỉnh đã
phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh đã có Công văn số 1826/UBNDTH ngày 23/3/2015 V/v hướng dẫn thành lập Văn phòng Điều phối Chương
trình xây dựng nông thôn mới cấp huyện và bố trí công chức làm công tác nông
thôn mới cấp xã. Đến nay, 15/15 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đã có Quyết
định thành lập VPĐP Chương trình xây dựng NTM cấp huyện. Sau khi thành
lập Văn phòng Điều phối cấp huyện, công tác tham mưu, chỉ đạo thực hiện
Chương trình ở cấp huyện bước đầu cũng đã chuyển biến rõ nét hơn, phát huy
được trách nhiệm và vai trò của các thành viên Ban Chỉ đạo, cũng như sự vào
cuộc của các cấp, các ngành, nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp, chỉ đạo
điều hành thực hiện Chương trình từ tỉnh đến cơ sở được đồng bộ, thống nhất.
2. Công tác tham mưu, triển khai Chương trình
a) Tham mưu ban hành về các chương trình, Nghị quyết, chính sách:
- Giai đoạn 2010-2015: đã tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết
số 03-NQ/TU ngày 22/4/2011 về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015
và định hướng đến 2020; Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số

50/2012/NQ-HĐND ngày 6/7/2012 về việc quy định một số chính sách hỗ trợ
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và quản lý đầu tư xây dựng nông
thôn mới tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2012-2015; UBND tỉnh ban hành Quyết định
số 35/2012/QĐ-UBND ngày 28/9/2012 về việc quy định một số chính sách hỗ
trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và quản lý đầu tư xây dựng
25


×