Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Câu hỏi ôn thi môn thiền học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.85 KB, 6 trang )

CÂU HỎI ÔN THI MÔN THIỀN HỌC ĐẠI CƯƠNG
I. ĐỊA LÝ: phần này gồm 6 câu gồm bản đồ, biểu đồ của Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam.
1. Định vị núi Linh Thứu là nơi bắt nguồn Thiền Tông (theo bản đồ)
Trả lời: thành Vương Xá
2. Nơi nào là trung tâm thiền Ấn Độ?
Trả lời: thành Vương Xá

Chú thích thêm của BHT: thành Vương Xá (Rajagaha) nay là thành phố Rajgir, quận Nalanda, bang Bihar, Ấn Độ. Phần
màu xám là bang Bihar. Chấm đen là thành phố Rajgir (Vương Xá). Núi Linh Thứu cũng thuộc thành Vương Xá.

3. Điểm xuất phát Thiền Đốn Ngộ (theo bản đồ)
1


Trả lời: Quảng Châu(nay là Quảng Đông)
4. Trung tâm thiền Trung Quốc nằm ở đâu?
Trả lời: Giang Tây và Hồ Nam

Chú thích thêm của BHT: số (1) là vùng Quảng Châu nay là Quảng Đông, là nơi Lục tổ Huệ Năng dạy Thiền Đốn Ngộ, ngài có
2 đệ tử giỏi nhất là Thanh Nguyên Hành Tư và Nam Nhạc Hoài Nhượng. Số (2) là vùng Hồ Nam, là nơi ngài Thạch Đầu Hi
Thiên (đệ tử của Thanh Nguyên Hành Tư) hoạt động mạnh mẽ. Số (3) là vùng Giang Tây, là nơi Mã Tổ Đạo Nhất (đệ tử của
Nam Nhạc Hoài Nhượng) phát dương quang đại.

5. Khởi nguyên thiền phái Trúc Lâm
Trả lời: Quảng Ninh (nơi xiển dương Thiền phái Trúc Lâm là Bắc Giang)
6. Thiền phái Trúc Lâm hưng thịnh tại những địa điểm nào?
Trả lời: Quảng Ninh và Bắc Giang

2



Chú thích thêm của BHT: số (1) là tỉnh Quảng Ninh nơi có hai trung tâm là Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm. Số (2) là tỉnh Bắc
Giang.

II. TỔ SƯ
1. Dấu vết nào cho thấy “giáo ngoại biệt truyền” của thiền Tổ sư đã có từ thời Đức
Phật?
Trả lời: Trong pháp hội tại núi Linh Thứu, Phật không thuyết pháp như thường ngày
mà chỉ cầm cành hoa sen giơ lên. Đại chúng ngơ ngác không ai hiểu gì. Chỉ có Ma-ha Cadiếp mỉm cười. Đức Phật liền tuyên bố với các thầy tỳ-kheo: "Ta có chánh pháp vô
thượng trao cho Ma-ha Ca-diếp. Ca-diếp là chỗ nương tựa lớn cho các thầy tỳ-kheo,
cũng như Như Lai là chỗ nương tựa cho tất cả chúng sinh". Vì vậy nên ngài Ma-ha Cadiếp là tổ thứ nhất của Thiền tông.
2. Sáu vị Tổ sư thiền Trung Hoa là ai?
Trả lời: Bồ-đề-đạt-ma, Huệ Khả, Tăng Xán, Đạo Tín, Hoằng Nhẫn, Huệ Năng. Giai đoạn
này còn gọi là thiền Đông Độ (tổ Bồ-đề-đạt-ma là người Ấn Độ sang phía Đông để
truyền bá nên gọi là Đông Độ).
3. Hãy nêu những đặc điểm của Tổ Sư Thiền:
Trả lời:
Bất lập văn tự: vượt lên trên văn tự, không chấp văn tự
3


Giáo ngoại biệt truyền: ngoài kinh điển có cách truyền khác.
Trực chỉ nhân tâm: chỉ thẳng tâm người.
Kiến tánh thành Phật: nhận ra được tự tánh, thành Phật.
4. Tổ Bồ-đề-đạt-ma có để lại tác phẩm gì?
Trả lời: Đó là Thiếu Thất Lục Môn. Có nghĩa là sáu cửa vào động Thiếu Thất, sáu cửa đó
là: Tâm Kinh Tụng, Phá Tướng Luận, Nhị Chủng Nhập, An Tâm Pháp Môn, Ngộ Tánh
Luận, Huyết Mạch Luận.
5. Hãy nêu những đặc điểm của Thiền Đốn Ngộ của Lục tổ Huệ Năng:
Trả lời: Tư tưởng thiền học của ngài là đặt trên ba đặc điểm chính: một là Vô niệm vi
tông, hai là Vô tướng vi thể, ba là Vô trụ vi bản. Tư tưởng của Thiền học này xuất

phát từ kinh Kim Cang được Lục tổ lấy ra xây dựng, làm thành pháp tu của Thiền đốn
ngộ. Đặc biệt, pháp tu của Thiền đốn ngộ này là phép tắt, đi nhanh nên người ta gọi là
Đốn Ngộ.
6. Tại sao gọi thiền sư Huyền Giác là Nhất Túc Giác?
Trả lời: Nhất túc Giác có nghĩa ông (Huyền) Giác sau khi được Lục tổ ấn chứng rồi thì
được Tổ mời ngủ lại một đêm để đàm đạo.
7. Các vị tổ thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Trả lời: Hiện Quang, Đạo Viên (Viên Chứng), Quốc Sư Đại Đăng, Tiêu Dao Phú
Đường, Huệ Tuệ, Trúc Lâm, Pháp Loa, Huyền Quang.
8. Kể tên các vị tổ thiền phái Trúc Lâm
Trả lời: Sơ tổ Trần Nhân Tông, Nhị tổ Pháp Loa, Tam tổ Huyền Quang
9. Thiền sư phục hưng thiền phái Trúc Lâm
Trả lời: Thiền sư Chân Nguyên Nguyễn Nghiêm
Tác phẩm: Thiền Tịch Phú, Thiền Tông Bản Hạnh.
10. Sơ lược về Trần Nhân Tông
Trả lời:
-

Hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (ông vua thành Phật)
Ngài là cháu nội của Trần Thái Tông và con của Trần Thánh Tông
Thầy thế độ là thiền sư Huệ Tuệ
Thầy truyền tâm ấn Tuệ Trung thượng sĩ
Tổ thứ 6 thiền phái Trúc Lâm yên Tử
Sơ tổ thiền phái Trúc Lâm
4


11. Các phái thiền ở Việt Nam từ thế kỷ VI đến thế kỷ XI
Trả lời :
-


Tỳ-ni-đa-lưu-chi (thế kỷ VI): có pha trộn Mật tông nên mang tính huyền bí
Vô Ngôn Thông (thế kỷ IX): đơn giản, đi vào quần chúng
Thảo Đường (thế kỷ XI): nặng văn thơ và tính trí thức

III. MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA CÁC THIỀN SƯ
1. Bài thơ thiền Trần Nhân Tông
SƠN PHÒNG MẠN HỨNG (HT. Thích Thiền Tâm dịch thơ)
Thị phi niệm rụng theo hoa sớm
Danh lợi lòng băng với bão đêm
Mưa tạnh hoa rơi non vắng vẻ
Chim kêu xuân lại qua bên thềm
2. XUÂN VÃN (HT. Thích Thiền Tâm dịch thơ)
Tuổi trẻ đâu từng rõ sắc không
Một trời hoa mộng ý mông lung
Chúa xuân nay đã nhìn tường mặt
Vườn sắc trăm hoa ngắm lạnh lùng
3. Thơ Thị Tịch của thiền sư Quảng Nghiêm
Li tịch phương ngôn tịch diệt khứ
Sanh vô sanh hậu thuyết vô sanh

5


Nam nhi tự hữu xung thiên chí
Hưu hướng Như Lai hành xứ hành

6




×