Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở ở phường Qua thực tiễn phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 109 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN THANH THY

THựC HIệN PHáP LUậT
Về DÂN CHủ CƠ Sở ở PHƯờNG - QUA THựC TIễN
PHƯờNG VĂN QUáN, QUậN Hà ĐÔNG, THàNH PHố Hà NộI

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2016


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN THANH THY

THựC HIệN PHáP LUậT
Về DÂN CHủ CƠ Sở ở PHƯờNG - QUA THựC TIễN
PHƯờNG VĂN QUáN, QUậN Hà ĐÔNG, THàNH PHố Hà NộI

Chuyờn ngnh: Lut Hin phỏp - Lut Hnh chớnh
Mó s: 60 38 01 02

LUN VN THC S LUT HC

Cỏn b hng dn khoa hc: TS. NGUYN MU TUN

H NI - 2016




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm
bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các
môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định
của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thanh Thúy


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ
Ở CƠ SỞ ....................................................................................................... 7
1.1.

Khái niệm, đặc điểm, nội dung pháp luật về dân chủ ở cơ sở .................7


1.1.1.

Khái niệm ......................................................................................................7

1.1.2.

Đặc điểm ......................................................................................................13

1.1.3.

Nội dung ......................................................................................................14

1.2.

Khái niệm, đặc điểm, nội dung, hình thức thực hiện pháp luật về
dân chủ ở cơ sở...........................................................................................14

1.2.1.

Khái niệm ....................................................................................................14

1.2.2.

Đặc điểm ......................................................................................................16

1.2.3.

Nội dung ......................................................................................................19


1.2.4.

Hình thức .....................................................................................................23

1.3.

Vai trò của việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở .......................26

1.3.1.

Đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân theo phương
châm dân biết, bàn, làm, kiểm tra ................................................................26

1.3.2.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở .................................28

1.3.3.

Thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội; bảo đảm an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội ..............................................................................29

1.4.
1.4.1.

Các yế u tố ảnh hƣởng tới viêc̣ thƣ
c hiê
.......
̣ ṇ pháp luâ ̣t về dân chủ ở cơ sơ
̉ 30

Thể chế ........................................................................................................30

1.4.2.

Sự lãnh đạo của tổ chức Đảng cơ sở ...........................................................31


1.4.3.

Tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động của chính
quyền cấp xã ................................................................................................33

1.4.4.

Sự phối hợp của Mặt trật Tổ quốc và các đoàn thể cấp xã ..........................34

1.4.5.

Trình độ, năng lực, uy tín của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ...............35

1.4.6.

Đặc điểm địa bàn dân cư, trình độ dân trí ...................................................36

1.5.

Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở ....37

1.5.1.


Sự hài lòng của người dân đối với hoạt động của chính quyền ..................37

1.5.2.

Điểm nóng về khiếu nại, tố cáo ...................................................................39

1.5.3.

Kinh tế - xã hội phát triển, đời sống văn hóa nâng cao ...............................41

1.5.4.

Các vụ việc vi phạm pháp luật giảm ...........................................................42

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ
CƠ SỞ TẠI PHƢỜNG VĂN QUÁN, QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI ............................................................................................. 44
2.1.

Đánh giá các yế u tố ảnh hƣởng tới viê ̣c thƣc̣ hiêṇ pháp luâ ̣t về dân
chủ ở cơ sở tại phƣờng Văn Quán, quâ ̣n Hà Đông, TP Hà Nô ̣i.............44

2.1.1.

Hệ thống pháp luật về thực hiện dân chủ hiện nay......................................44

2.1.2.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội ..............................................45


2.1.3.

Tình hình khiếu nại, tố cáo ..........................................................................49

2.1.4.

Tình hình vi phạm pháp luật trên địa bàn phường ......................................50

2.2.

Về quá trình thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở tại phƣờng
Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội ........................................52

2.2.1.

Quá trình triển khai thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ s ở tại phường
Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội .............................................52

2.2.2.

Hoạt động của Ban chỉ đạo xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở ............56

2.2.3.

Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong
việc chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở .......57

2.3.

Kết quả thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở tại phƣờng (theo

Pháp lệnh số 34//2007/PL-UBTVQH 11) .................................................58

2.4.

Những hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện pháp luật về dân
chủ ở cơ sở tại phƣờng Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội ....61

2.4.1.

Những hạn chế, tồn tại .................................................................................61

2.4.2.

Nguyên nhân của những hạn chế .................................................................63


Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM , GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

THỰC

HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI PHƢỜNG
VĂN QUÁN, QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI .................... 66
3.1.

Quan điể m ..................................................................................................66

3.1.1.

Thực hiện pháp luật về dân chủ ở xã, phường, thị trấn phải trên cơ sở
chủ trương, chính sách của Đảng về dân chủ nói chung và dân chủ ở

xã phường thị trấn nói riêng ........................................................................66

3.1.2.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị và các tầng lớp
nhân dân về vị trí, vai trò quan trọng việc thực hiện pháp luật dân chủ ở
cơ sở .............................................................................................................67

3.1.3.

Mở rộng dân chủ phải đảm bảo trật tự, kỷ cương, trong khuôn khổ
Hiến pháp và pháp luật ................................................................................68

3.1.4.

Thực hiện pháp luật dân chủ ở cấp xã gắn với đẩy mạnh học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và các phong trào thi đua
yêu nước ......................................................................................................68

3.1.5.

Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phòng, chống quan liêu,
tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ở cơ sở ........................................................69

3.2.

Một số giải pháp .........................................................................................70

3.2.1.


Giải pháp chung ...........................................................................................70

3.2.2.

Giải pháp cụ thể đối với phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố
Hà Nội..........................................................................................................88

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 97


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐ:

Ban chỉ đạo

CBCC:

Cán bộ công chức

CNH:

Công nghiệp hóa

DCCS:

Dân chủ cơ sở

HĐH:


Hiện đại hóa

HĐND:

Hội đồng nhân dân

HTX:

Hợp tác xã

MTTQ:

Mặt trận Tổ quốc

QCDC:

Quy chế dân chủ

TDP:

Tổ dân phố

UBND:

Ủy ban nhân dân

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa



DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Số hiệu

Tên bảng, biểu đồ

Trang

Bảng 2.1. Kết quả thu chi ngân sách của UBND phường Văn Quán

47

Bảng 2.2. Thống kê gia đình văn hóa, khu phố văn hóa phường Văn Quán

48

Bảng 2.3. Thống kê các loại quỹ do nhân dân đóng góp từ 2013-2015

59

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu kinh tế phường Văn Quán

45


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân chủ là bản chất của chủ nghĩa xã hội, và cũng là bản chất của Nhà nước
Việt Nam; Khoản 2, Điều 2, Hiến pháp Việt Nam 2013 ghi nhận: “Nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc
về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và đội ngũ trí thức” [46, Điều 2].
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ để lại nhưng kiến giải sâu sắc về dân chủ
và thực hành dân chủ mà Người còn trực tiếp nêu gương về lối ứng xử dân chủ đối
với con người trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống. Lúc sinh thời, Người đã
từng nhấn mạnh “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, là chìa khóa vạn
năng để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội” [28, tr.8, 279].
Xác định đúng đắn tầm quan trọng và vai trò to lớn của dân chủ, trong bất kỳ
giai đoạn nào, Đảng và Nhà nước ta đều nhận thức việc thực hành dân chủ rộng rãi sẽ
tạo nên sức mạnh to lớn, đảm bảo sự thành công của cách mạng Việt Nam. Nhằm phát
huy đầy đủ, hiệu quả quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa
(CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước, ngày 18/2/1998 Bộ Chính trị, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VII) đã ban hành Chỉ thị số 30-CT/TW về
việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở. Chỉ thị đã xác định:
...để giữ vững và phát huy được bản chất tốt đẹp của Nhà nước,
tham gia kiểm kê, kiểm soát Nhà nước, khắc phục tình trạng suy thoái,
quan liêu, mất dân chủ và nạn tham nhũng. Khâu quan trọng và cấp bách
trước mắt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, là nơi trực
tiếp thực hiện quyền dân chủ của nhân dân ở cơ sở, là nơi trực tiếp thực
hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, là nơi cần thực
hiện quyền dân chủ của nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất [7].
Sau khi Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 30-CT/TW, để cụ thể hóa các chủ
trương của Đảng, Chính phủ đã ban hành các Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày

1


11/5/1998 (sau được sửa đổi bằng Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 7/7/2003)
kèm theo Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn quy định các nội dung,

phương thức và trách nhiệm của chính quyền cấp xã trong việc thực hiện quyền
dân chủ của nhân dân, và sự kiện quan trọng nhất, khẳng định vai trò và tầm quan
trọng của việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn đối với hệ thống chính trị xã hội nước ta, đó là Ủy Ban Thường vụ Quốc hội khóa 11 (2007), đã ban hành
Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 về thực hiện dân chủ ở xã,
phường, thị trấn.
Thực hiện dân chủ ở cơ sở luôn là vấn đề mang tính thời sự và đòi hỏi phát
triển không ngừng. Vì thế, chúng ta vừa phải đi sâu nghiên cứu và nhận thức đúng
đắn về lý luận, vừa phải thường xuyên tổng kết thực tiễn để tìm ra hình thức, biện
pháp tổ chức thực hiện phù hợp để đưa pháp luật về dân chủ vào cuộc sống. Từ khi
Đảng và Nhà nước ta ban hành chủ trương xây dựng và thực hiện các quy định về
dân chủ ở cơ sở, dân chủ ở cấp xã, cho đến nay chúng ta đã triển khai thực hiện
rộng khắp trong cả nước và đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội: quyền làm chủ của nhân dân và không khí dân chủ trong
xã hội được mở rộng, góp phần ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội, giữ vững an ninh quốc phòng, đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động, các
phong trào thi đua yêu nước trong nhân dân, hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng
được củng cố, hiệu lực quản lý của nhà nước ngày càng hiệu quả hơn. Song song
với những thành tựu đạt được, việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở còn hạn
chế, yếu kém; gặp nhiều khó khăn trong thực tiễn gây bức xúc trong quần chúng
nhân dân, làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng và là rào cản đối với sự
phát triển của đất nước, của địa phương.
Nhận thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của việc thực hiện dân chủ cơ sở đối
với sự phát triển của đất nước nói chung và phường Văn Quán nói riêng, tôi chọn đề
tài “Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở ở phường - Qua thực tiễn phường Văn
Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ. Nghiên cứu
thành công luận văn này sẽ góp phần hoàn thiện lý luận và thực tiễn việc thực hiện

2



pháp luật về dân chủ cơ sở, tham mưu với các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương
để góp phần phát huy dân chủ ở Văn Quán.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề về dân chủ, dân chủ cơ sở, thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở là
vấn đề xoay quanh quyền làm chủ của người dân nên việc nghiên cứu vấn đề này
vừa có ý nghĩa thiết thực lại mang tính thời sự. Bởi đối với Việt Nam nói riêng và
thế giới nói chung, quyền con người, quyền công dân ngày càng được tôn trọng và
bảo vệ. Đây là những quyền cơ bản được thể hiện hầu hết trong các bản hiến pháp
của nhiều quốc gia trên thế giới. Hơn nữa, xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở
cơ sở là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nên có rất nhiều
công trình khoa học, sách, báo, tạp chí đề cập đến vấn đề này, đặc biệt là dân chủ ở
cấp xã. Có thể kể đến một số công trình có giá trị như:
- Quy chế thực hiện dân chủ cấp xã – một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 của PGS.TS. Dương Xuân Ngọc. Tác giả đã làm
rõ được ý nghĩa và tầm quan trọng của quy chế thực hiện dân chủ cấp xã trên cả hai
mặt lý luận và thực tiễn.
- Quá trình thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở một số tỉnh đồng bằng sông
Hồng hiện nay, đề tài khoa học cấp bộ năm 2002 – 2003, của TS. Nguyễn Thị Ngân.
Tác giả tiến hành đi sâu nghiên cứu về thực trạng việc thực hiện quy chế dân chủ
(QCDC) cơ sở ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng và từ đó đề xuất những giải pháp nhằm
đẩy mạnh và hoàn thiện việc thực hiện QCDC ở khu vực đồng bằng sông Hồng.
- Thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay: vấn đề đặt ra và giải pháp, Tạp chí
lý luận Chính trị, số 9/2004 của PGS.TS. Trần Khắc Việt. Tác giả chỉ ra những vấn
đề nảy sinh trong quá trình thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội ở nước ta, đồng
thời đề ra giải pháp nhằm tiếp tục phát huy dân chủ.
Ngoài ra còn có một số luận văn, luận án đề cập đến vấn đề này như:
- “Thực hiện pháp luật về dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn các
tỉnh Tây Nguyên” (2014) của Đỗ Văn Dương, Học viện chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh.


3


- “Hoàn thiện quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở ở Việt Nam hiện nay”
(2005) của Trần Quốc Huy, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
- “Kết hợp giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy
chế dân chủ ở xã trên địa bàn thủ đô Hà Nội” (2005) của Nguyễn Tiến Thành, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh…
Có nhiều công trình nghiên cứu về dân chủ cơ sở nói chung và việc thực hiện
dân chủ cơ sở nói riêng, nhưng mỗi công trình lại đề cập đến những khía cạnh khác
nhau, trên mỗi địa phương khác nhau nên chúng mang những giá trị khác nhau.
Riêng Phường Văn Quán với đặc điểm là phường đô thị loại 1 của Quận Hà Đông,
theo tôi biết, hiện tại chưa có công trình nào nghiên cứu về đề tài “Thực hiện pháp
luật về dân chủ cơ sở ở phường - Qua thực tiễn phường Văn Quán, quận Hà
Đông, thành phố Hà Nội”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu luận giải về lý luận và đánh giá thực trạng để đưa ra được những
phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về dân chủ ở
phường Văn Quán nói riêng và cả nước nói chung.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích những vấn đề lý luận về dân chủ ở cơ sở và thực hiện pháp luật
về dân chủ ở cơ sở như khái niệm dân chủ cơ sở, pháp luật về dân chủ cơ sở, thực
hiện pháp luật về dân chủ cơ sở; các hình thức thực hiện dân chủ cơ sở, các hình
thức thực hiện pháp luật dân chủ cơ sở; nội dung, vai trò của thực hiện pháp luật về
dân chủ cơ sở, các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở, các
tiêu chí đánh giá việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở...
- Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở từ thực tiễn
phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội: các yếu tố ảnh hưởng, quá
trình triển khai, kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân.

- Đưa ra quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về
dân chủ cơ sở để đẩy mạnh việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trên địa bàn
phường Văn Quán.

4


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.
Dân chủ ở cơ sở có phạm vi điều chỉnh rất rộng: xã, phường, thị trấn, cơ
quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp, tổ chức, hợp
tác xã,… Pháp luật về dân chủ ở cơ sở cũng được quy định trong rất nhiều các văn
bản pháp luật khác nhau, điển hình như Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày
20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị
trấn (Pháp lệnh này thay thế Nghị định số 79/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành
Quy chế thực hiện dân chủ ở xã); Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của
Chính phủ về Quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện
quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc (Nghị định này thay thế Nghị định số
07/1999/NĐ-CP về ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước
và nghị định số 87/2007/NĐ-CP ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn); Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/1/2015 của
Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và
đơn vị sự nghiệp công lập (Nghị định này thay thế Nghị định số 71/1998/NĐ-CP về
ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan),… Đây là những
văn bản đ ể thực hiện và thể chế hóa quan điểm của Chỉ thị 30/CT–TW ngày
18/12/1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiê ̣n quy chế dân chủ ở cơ sở . Sự
ra đời của quy chế dân chủ cơ sở là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo
cho các quy định của Hiến pháp được thực hiện trên thực tế, giúp nhân dân nắm
vững và thực hiện được các quyền dân chủ của mình. Nhưng để đánh giá rõ nét nhất
việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở thì xã, phường, thị trấn là loại hình cơ

sở tiêu biểu để lựa chọn. Do đó trong phạm vi đề tài này, tác giả tập trung nghiên
cứu vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về dân chủ ở phường trên địa
bàn phường Văn Quán dựa theo Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày
20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị
trấn (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh 34).

5


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về nhà nước và pháp luật; dựa trên đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về dân chủ và dân chủ cơ sở; dựa trên những công
trình, tài liệu của các nhà khoa học pháp lý, chính trị. Đồng thời, luận văn sử dụng
các phương pháp nghiên cứu hệ thống, phân tích và tổng hợp, phương pháp khái
quát hoá, phương pháp thống kê, so sánh, mô tả… Trong đó, sử dụng nhiều là
phương pháp phân tích và tổng hợp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Việc nghiên cứu luận văn góp phần bổ sung những vấn đề lý luận về dân chủ
cơ sở, thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở nói chung và dân chủ cơ sở ở phường
nói riêng, từ đó hoàn thiện hơn cách thức tiếp cận vấn đề này, đồng thời giúp mọi
người thấy được vai trò quan trọng của việc thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở đối
với sự phát triển của đất nước, cũng như giúp mọi người nhận thức được trách
nhiệm của chính mình. Luận văn cũng đánh giá một cách toàn diện thực trạng thực
hiện pháp luật về dân chủ ở phường từ thực tiễn phường Văn Quán và đưa ra được
quan điểm, đề xuất được những giải pháp thiết thực để bảo đảm việc thực hiện pháp
luật dân chủ cơ sở, từ đó góp phần nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật về dân
chủ ở xã, phường, thị trấn trên cả nước và trên địa bàn phường Văn Quán trong giai
đoạn hiện nay.

7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo luận văn được chia thành
3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở ở Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở tại phường
Văn Quán, Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về
dân chủ ở cơ sở tại phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

6


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
1.1. Khái niệm, đặc điểm, nội dung pháp luật về dân chủ ở cơ sở
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm dân chủ, khái niệm về dân chủ cơ sở
a/ Khái niệm dân chủ:
Thuật ngữ “dân chủ” ra đời từ thời Hy Lạp cổ đại, khoảng thế kỷ thứ VII-VI
trước công nguyên. Theo tiếng Hy Lạp cổ, dân chủ là do hai từ hợp thành, “demos”
là nhân dân và “kuatos” là quyền lực hay chính quyền. “Demoskratia” – dân chủ có nghĩa là quyền lực thuộc về nhân dân. Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa:
“Dân chủ là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận
nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng và tự do.
Dân chủ cũng được vận dụng vào các tổ chức và hoạt động của những tổ chức và
thiết chế xã hội nhất định” [37].
Như vậy, dân chủ được coi là tiêu chí đánh giá cách thức, trình độ tổ chức và
thực hiện quyền lực nhà nước đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Song vấn đề dân chủ luôn là vấn đề phức tạp, có nội dung rộng lớn, luôn luôn mới,
gắn với những tiến bộ về lịch sử và văn hóa của loài người. Để nghiên cứu, hiểu rõ

bản chất, tính chất và nội dung của dân chủ phải xem xét nó dưới các góc độ, khía
cạnh khác nhau.
Bản thân thuật ngữ dân chủ được tiếp cận dưới nhiều góc độ: Triết học,
chính trị; dân chủ là một hình thái nhà nước; dân chủ là một hiện thực chính trị; dân
chủ là một hiện thực kinh tế, một hiện thực xã hội và dân chủ là một trạng thái của
hệ thống quan hệ quốc tế. Nếu xét theo trình độ phát triển của lịch sử nhân loại thì
có các nền dân chủ: dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản, dân chủ xã hội chủ nghĩa
(XHCN). Về mặt phạm vi, dân chủ rất toàn diện, bao quát các lĩnh vực đời sống xã
hội, từ kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa tư tưởng; từ các mỗi quan hệ giữa con

7


người với con người đến quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, giữa công dân với
Nhà nước, giữa các tổ chức và thể chế hiện hành, giữa các quốc gia trong quan hệ
quốc tế. Hiện nay, với quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, dân chủ còn được hiểu
như là phương thức, cách thức tổ chức, là thước đo số cá thể (cá nhân, tổ chức)
tham gia vào quá trình xã hội hóa công nghệ, tài chính, thông tin, văn hóa. Song, dù
tiếp cận dưới góc độ nào thì thực chất nội dung, tính chất và khuynh hướng phát
triển của dân chủ là hoàn toàn phụ thuộc vào chỗ quyền lực chính trị thuộc về ai,
phục vụ ai trong mỗi quan hệ, trong cộng đồng và xã hội đó.
Sự phát triển của dân chủ phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội,
năng lực nhận thức của công dân và chính quyền, truyền thống lịch sử, văn hóa,
pháp lý... Dân chủ là mục tiêu, động lực phát triển của quốc gia, dân tộc.
Dân chủ là khát vọng được làm chủ, là quyền tự nhiên của con người trong
đó có quyền sử dụng tất cả sức mạnh để thực hiện vai trò của người chủ và quyền
làm chủ đó có lúc, có nơi đã được những người cầm quyền trong lịch sử nhận thức
và thể chế thành pháp luật thực định cùng các thiết chế chính trị - xã hội khác.
Song, chỉ đến khi nền dân chủ vô sản – dân chủ XHCN ra đời, thì đó mới là chế độ
dân chủ thực sự, dân chủ của đa số nhân dân với sự đảm bảo thực hiện pháp luật,

của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân.
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ XHCN:
Dân chủ theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin là một hiện tượng
lịch sử gắn liền với xã hội có giai cấp và được biến đổi dưới nhiều hình thức
khác nhau trong điều kiện tương ứng của các hình thái kinh tế - xã hội. Trong xã
hội XHCN, “dân chủ” có một chất lượng mới do được phát triển đầy đủ trên cơ
sở một nền kinh tế phát triển cao, nhờ đó con người được giải phóng và phát
triển toàn diện. Trong đó, “sự phát triển của mỗi người là điều kiện phát triển tự
do của tất cả mọi người” [8, tr.51].
Theo chủ nghĩa Mác – Lênin dân chủ trước hết là một hình thức Nhà nước.
V.I Lênin viết: “Chế độ dân chủ, đó là một Nhà nước thừa nhận việc thiểu số phục
tùng đa số, nghĩa là sự tổ chức đảm bảo cho một giai cấp thi hành bạo lực một cách

8


có hệ thống chống lại giai cấp khác” [40, tr.101]. Vì vậy, dân chủ luôn mang tính
giai cấp, nó tồn tại và biến đổi cùng với sự biến đổi của cuộc đấu tranh giai cấp và
sự thay đổi của phương thức sản xuất chủ yếu của xã hội. Dân chủ XHCN là một
hiện tượng hợp quy luật, là bước phát triển cao hơn về chất so với các kiểu dân chủ
khác và bản chất của dân chủ XHCN là giải phóng con người, để con người có thể
thực hiện được những quyền tự nhiên của mình, tự làm chủ vận mệnh và quyết định
những vấn đề xã hội. Theo C.Mác, dân chủ XHCN thực chất là chế độ “do nhân dân
tự quy định Nhà nước”, nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước. Nhân
dân tự tổ chức quyền lực nhà nước qua bầu cử, tham gia quản lý và quyết định
những vấn đề quan trọng, kiểm tra, giám sát hoạt động của Nhà nước thông qua
hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Lênin đã khái quát quyền dân chủ
trong lĩnh vực chính trị của dân thành ba nội dung lớn: quyền bầu cử, quyền tham
gia quản lý các công việc của Nhà nước và quyền bãi miễn.
Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, dân chủ XHCN có những đặc điểm cơ bản sau:

+ Dân chủ cho nhân dân lao động
+ Dân chủ thực sự
+Dân chủ toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn
hóa... thực chất của dân chủ XHCN là sự tham gia một cách thực sự bình đẳng và
ngày càng rộng rãi của những người lao động vào quản lý công việc Nhà nước và
xã hội. Thống nhất được quyền và nghĩa vụ của công dân trong mối quan hệ với
Nhà nước. Vì vậy, nó trở thành mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội.
- Quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ:
Tiếp thu và kế thừa các quan điểm về “dân chủ” của nhân loại, Hồ Chí
Minh lý giải khái niệm “dân chủ” một cách đơn giản, hết sức cô đọng và dễ hiểu,
dễ thực hiện và kiểm soát. Người nói: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là dân
làm chủ” [31, tr.251], “nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là
chủ” [32, tr. 525]. Người viết:
Nước ta là nước dân chủ
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân

9


Bao nhiêu quyền hạn đều của dân
Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân
Chính quyền từ xã đến Chính phủ do dân cử ra
Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân [33, tr. 698].
Như vậy, “dân là chủ” và “dân làm chủ” là cốt lõi trong khái niệm “dân chủ”
của Hồ Chí Minh. Quan điểm trên thể hiện nội dung cơ bản mà nhân loại thừa nhận:
dân chủ nghĩa là quyền lực thuộc về nhân dân.
Song nghiên cứu về dân chủ, chúng ta phải đứng trên quan điểm của chủ
nghĩa Mác – Lênin, khi dùng khái niệm “nhân dân” không bao giờ được đánh đồng
các giai cấp, tầng lớp. Vì dân chủ gắn liền với xã hội có giai cấp, khái niệm dân có

thể thay đổi về số lượng, chất lượng và đối tượng tùy theo tính chất của một xã hội
trong từng thế kỷ, từng nấc thang phát triển nhất định. Có thể nói, khái niệm dân
đồng nhất với khái niệm nhân dân, dân chúng, quần chúng nhân dân. Và việc thực
hiện cho được “dân là chủ, dân làm chủ” đấy chính là thực hiện sứ mệnh lịch sử, vai
trò to lớn của quần chúng nhân dân, bởi vì quần chúng nhân dân là lực lượng cơ bản
của mọi cuộc cách mạng, là người trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất và sáng tạo
ra những giá trị tinh thần, nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của nhân loại.
b/ Khái niệm dân chủ cơ sở:
Quần chúng nhân dân là những người trực tiếp sản xuất ra những giá trị vật
chất và sáng tạo ra giá trị tinh thần. Trong lao động và sinh sống, nhân dân luôn gắn
bó mật thiết với một đơn vị, một tổ chức, một địa bàn dân cư nhất định. Bất cứ một
tổ chức nào, xét theo hệ thống cấu trúc, cũng bao gồm hệ thống cấu trúc từ nhỏ đến
lớn. Những cấu trúc nhỏ nhất trong một hệ thống có tư cách như một chỉnh thể
tương đối hoàn chỉnh, độc lập, là nền tảng cho toàn bộ hệ thống được gọi là cơ sở.
Cơ sở là “tế bào” của hệ thống. Bất cứ một công dân, một thành viên nào của tổ
chức cũng đều gắn bó và sinh sống, lao động, học tập ở một cơ sở nhất định trong
hệ thống. Đó chính là xã, phường, cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế cơ sở...
nơi diễn ra các quan hệ nhiều mặt giữa các tầng lớp nhân dân. Hệ thống chính trị

10


của nước ta được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên
tắc cơ bản của nền dân chủ XHCN, được tổ chức thành 4 cấp: trung ương, tỉnh,
huyện và xã (cơ sở) là cấp cuối cùng. Xã, phường, thị trấn là nơi trực tiếp thực hiện
đường lối của Đảng trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa trong thực tiễn
khách quan. Dân chủ, với ý nghĩa tối cao nhất là quyền tự nhiên của con người được
thực hiện trước hết là ở cơ sở. Dân chủ cơ sở là nhân dân có quyền được biết, được
bàn và được tham gia giải quyết và kiểm tra giám sát mọi hoạt động diễn ra ở cơ sở.
1.1.1.2. Khái niệm pháp luật về dân chủ ở cơ sở

Theo học thuyết Mác-Lênin, nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng lịch sử
cơ bản nhất của đời sống chính trị xã hội, là hai người bạn đồng hành có số phận
lịch sử như nhau cùng xuất hiện, cùng tồn tại và phát triển và cùng tiêu vong khi
nhân loại đã tiến tới chủ nghĩa cộng sản. Những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của
nhà nước cũng chính là những nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật. Nhà nước và
pháp luật là 2 yế u tố của thư ợng tầng chính trị- pháp lý. Nhà nước ban hà nh ra luâ ̣t
và pháp luật tác động trở lại nhà nước.
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành và đảm bảo
thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh
các quan hệ xã hội.
Bản chất của Nhà nước ta được xác định tại Điều 2 Hiến pháp 2013:
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, Nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền
lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức [46, Điều 2].
Vì vậy, pháp luật của Nhà nước ta về bản chất là pháp luật XHCN, thể
hiện ý chí của giai cấp công nhân, đồng thời phản ánh, thể hiện ý chí, lợi ích của
các tầng lớp nhân dân lao động khác và của cả dân tộc. Sự kết hợp chặt chẽ giữa
tính giai cấp sâu sắc và tính nhân dân rộng rãi là một đặc điểm đáng chú ý của
pháp luật nước ta hiện nay. Bên cạnh đó khi pháp luật phản ánh, bảo vệ lợi ích

11


của các giai cấp, của dân tộc phải dựa trên quan điểm, chủ trương, đường lối của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là một nguyên tắc hàng đầu của pháp luật nước ta
trong giai đoạn hiện nay.
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, nhưng quyền lực
đó chỉ có thể được triển khai và phát huy có hiệu quả trên cơ sở của pháp luật.

Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

. Vì vậy Pháp lu ật giữ vai

trò hế t sức quan tr ọng, vừa là phương ti ện để nhân dân phát huy quyền làm chủ,
thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình . Vừa là nhân t ố điều chỉnh các quan hệ xã
hội, nó luôn tác động và ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới các quan hệ xã hội trong đó
có các quan hệ giữa các cá nhân công dân với Nhà nước, giữa công dân với nhau
trong đời sống xã hội.
Dân chủ là mô ̣t hình th ức nhà nước, gắn liền với nhà nước và chỉ xuất hiện
khi trước đó đã tồn tại ba yếu tố : nhân dân, quyền lực công cộng và mối quan hệ
giữa chúng. Do đó người ta có thể đề cập đến nhà nước mà không có dân chủ,
nhưng không thể đề cập đến dân chủ mà không có nhà nước. Dân chủ là thuộc tính
của Nhà nước XHCN, việc tăng cường hiệu lực và phát huy vai trò của Nhà nước
trong quản lý mọi mặt của đời sống xã hội luôn gắn liều với quá trình thực hiện và
mở rộng dân chủ XHCN
Dân chủ phải gắn với pháp luật, phải được thể hóa thành pháp luật. Chính
pháp luật là điều kiện, là cơ sở để đảm bảo cho dân chủ được thực hiện. Những
quyền tự do dân chủ của công dân phải được quy định cụ thể trong pháp luật, Nhà
nước phải đảm bảo cho công dân thực hiện các quyền đó trong khuôn khổ luật định,
đồng thời pháp luật cũng quy định những nghĩa vụ tương ứng mà công dân phải
thực hiện để đảm bảo trật tự kỷ cương xã hội.
Trên cơ sở phân tích nhà nước, pháp luật, dân chủ và mối quan hệ giữa
chúng có thể hiểu pháp luật về dân chủ là những quy tắc xử sự do Nhà nước ban
hành và đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc
thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.
Từ đó suy ra pháp luật về dân chủ ở xã , phường, thị trấn là nh ững quy tắc

12



xử sự do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh những quan
hệ xã hội phát sinh trong việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở xã,
phường, thị trấn.
1.1.2. Đặc điểm
Pháp luật thực hiện dân chủ ở cơ sở có những đặc điểm sau:
- Thứ nhất, khác với quy định thông thường, Quy định về thực hiện dân chủ
là một văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể hóa và luật hóa phương châm “dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” bằng một số nghị định của Chính phủ và Pháp lệnh
của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Thứ hai, pháp luật thực hiện dân chủ ở cơ sở là sự cụ thể hóa dân chủ
XHCN ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân gắn liền với cơ chế “Đảng
lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”.
- Thứ ba, pháp luật thực hiện dân chủ ở cơ sở phát huy chế độ dân chủ đại
diện, nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của chính quyền địa phương, cơ sở,
quy định những nghĩa vụ cụ thể của chính quyền trong việc đảm bảo quyền làm chủ
của người dân ở cơ sở, cơ quan, tổ chức, xí nghiệp.
- Thứ tư, pháp luật thực hiện dân chủ ở cơ sở thực hiện chế độ dân chủ trực
tiếp ở cơ sở để người dân, cán bộ, công nhân viên, người lao động bàn bạc và trực
tiếp quyết định những công việc quan trọng, thiết thực, gắn với quyền lợi và nghĩa
vụ của họ.
- Thứ năm, có sự tham gia của Mặt trận các cấp và các đoàn thể nhân dân ở
mọi khâu trong thực hiện quy chế ở cơ sở để thấm nhuần và phát huy mạnh mẽ vai
trò làm chủ của nhân dân trong việc thực thi nền dân chủ XHCN.
- Thứ sáu, mục đích của việc ban hành pháp luật thực hiện dân chủ ở cơ sở là
nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân ở xã, động viên khơi dậy
sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội,
cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, ổn định chính trị, tăng cường đoàn kết, xây
dựng Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể ở xã trong sạch, vững mạnh; ngăn chặn
và khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, tham nhũng của một số cán bộ, đảng


13


viên và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh, theo định hướng XHCN.
- Thứ bảy, pháp luật thực hiện dân chủ ở cơ sở thể hiện yêu cầu dân chủ phải
trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật; đi đôi với trật tự kỷ cương; quyền đi
đôi với nghĩa vụ; kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ, vi phạm Hiến
pháp, pháp luật, xâm phạm lợi ích của nhà nước, lợi ích của tập thể, quyền tự do
dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân
1.1.3. Nội dung
Pháp luật về thực hiện dân chủ cũng có nội dung điều chỉnh riêng. Tại điều 1
Pháp lệnh số 34/2007/PL – UBTVQH ngày 20 tháng 4 năm 2007 về thực hiện dân
chủ cơ sở ở xã, phường, thị trấn có ghi:
Pháp lệnh này quy định những nội dung phải công khai để nhân dân biết;
những nội dung nhân dân bàn và quyết định; những nội dung nhân dân tham gia ý
kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định; những nội dung nhân dân giám
sát; trách nhiệm của chính quyền, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây
gọi chung là cấp xã), của cán bộ thôn, làng, ấp, bản, phun, sóc (sau đây gọi chung
là thôn), tổ dân phố, khu phố, khối phố (sau đây gọi chung là tổ dân phố), của các
cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và của nhân dân trong việc thực hiện dân
chủ cấp xã.
Như vậy, căn cứ vào quy định đó ta có thể thấy nội dung điều chỉnh của pháp
luật thực hiện dân chủ cơ sở cấp xã rất rộng nhưng tất cả là để nhằm đảm bảo mục
tiêu: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, đảm bảo nguyên tắc “dân làm gốc”,
đảm bảo dân chủ XHCN.
1.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung, hình thức thực hiện pháp luật về
dân chủ ở cơ sở
1.2.1. Khái niệm

Thực hiê ̣n pháp luâ ̣t là giai đoa ̣n tiế p theo trong đời số ng của mô ̣t văn bản
pháp luật sau khi được ban hành . Nế u như viê ̣c xây dựng và ban hành mô ̣t quy
phạm pháp luật hay cả một đạo luật là quá trình mô hình hóa các quy t

14

ắc xử sự có


tính đại diện cho những hành vi phổ biến trong xã hội theo hướng phù hợp với ý chí
của Nhà nước thì thực hiện pháp luật có chiều hướng ngược lại , tức là các mô hin
̀ h
xử sự đã đươ ̣c quy pha ̣m hóa bằ ng quyề

n lực Nhà nước để áp trở la ̣i

như khuôn

mẫu, như thước đo các hành vi cu ̣ thể của các cá nhân , tổ chức khi ho ̣ tham gia vào
các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh . Vì vậy có thể coi xây dựng pháp luật
là quá trình đưa đời số ng vào pháp luâ ̣t , còn thực hiện pháp luật là quá trình đưa
pháp luật trở lại đời sống.
Những quy phạm pháp luật chứa đựng trong các văn bản do các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành sẽ hoàn toàn mất hết ý nghĩa nếu nó không được thực
hiện, nghĩa là không đi vào đời sống bằng hành vi của các chủ thể pháp luật. Hành
vi thực hiện pháp luật là những xử sự (hành động hoặc không hành động) của các
chủ thể pháp luật (các cá nhân, tổ chức) phù hợp với những yêu cầu của các quy
phạm pháp luật, có ích cho xã hội, nhà nước và cá nhân.
Về phương diện pháp lý, thực hiện pháp luật là khái niệm hiện nay có những
cách hiểu ít nhiều khác nhau:

Theo giáo trình Lý luận chung Nhà nước và pháp luật của Trường Đại học
Luật Hà Nội: “Thực hiện pháp luật được quan niệm là quá trình hoạt động có mục
đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi
thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật” [48, tr.463].
Theo Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật của Viện Nhà nước
và pháp luật - Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh: “Thực hiện
pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích là cho những quy phạm pháp luật trở
thành hiện thực trong cuộc sống, tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động thực hiện của
các chủ thể pháp luật” [30, tr.270].
Theo Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật của Khoa Luật – Đại
học Quốc gia Hà Nội: “Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích
làm cho những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật” [39, tr. 494].
Nhìn chung các định nghĩa nêu trên đều có nội dung tương đối giống nhau,
theo đó, thực hiện pháp luật là hoạt động (việc, quá trình) nhằm thực hiện những

15


yêu cầu của pháp luật, làm cho những quy định của pháp luật trở thành hiện thực
trong cuộc sống. Trong quan hệ với cơ sở, thực hiện pháp luật về dân chủ ở xã,
phường, thị trấn là hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật về
thực hiện dân chủ ở cấp xã đi vào cuộc sống nhằm mở rộng và phát huy quyền làm
chủ của nhân dân, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN thực sự là của
dân, do dân và vì dân.
Thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở được thực hiện theo nguyên tắc: đảm
bảo trật tự kỷ cương, đảm bảo quyền của nhân dân được biết, được bàn, được tham
gia ý kiến, quyết định, thực hiện và giám sát việc thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở để
bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; công
khai, minh bạch trong quá trình thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở đảm bảo sự lãnh đạo
của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Hiện nay, thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ

sở chủ yếu là tập trung thực hiện những nội dung, quy định của pháp lệnh thực hiện
dân chủ ở xã, phường, thị trấn (Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11)
1.2.2. Đặc điểm
Mỗi xã, phường, thị trấn gắn với một vị trí điạ lý nhấ t đinh,
̣ có điều kiện kinh
tế , trình độ dân trí , phong tu ̣c tâ ̣p quán khác nhau nhưng đề u đươ ̣c xế p chung vào
cấ p xã . Dù có sự khác nhau về nhiều mặt nhưng độ chênh lệch không quá lớn , xét
cho cùng mo ̣i tiêu chí củ a các xã , phường, thị trấn đều có những nét tương đồng .
Đề u là đơn vi ̣hành chiń h nhỏ nhấ t của nước ta với nhân tố trung tâm là ủy ban nhân
dân (UBND) và hội đồng nhân dân(HĐND) đă ̣t dưới sự lañ h đa ̣o của đảng ủy. Thực
hiện dân chủ ở cơ sở là xây dựng nền tảng của chế độ chính trị theo định hướng
XHCN gắn liền với quá trình triển khai thực hiện mọi chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước. Vì những tính chất này nên việc thực hiện pháp luật về dân chủ
ở xã, phường, thị trấn có những đặc điểm sau:
Thứ nhấ t , Thực hi ện pháp luật về dân chủ ở xã, phường, thị trấn là ho ạt
động diễn ra thường xuyên, liên tục gắn liền với các hoạt động trên địa bàn thôn
(thôn, làng, bản, phum, sóc), tổ dân phố (tổ dân phố , khu phố , khố i phố ).
Xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính lãnh thổ còn thôn

16

, tổ dân phố là


đơn vi ̣hành chính tự nhiên . Mặc dù tên gọi là dân chủ ở xã, phường, thị trấn nhưng
thực chấ t nơi biể u hiê ̣n của dân ch ủ không chỉ là xã, phường, thị trấn thuần túy, mà
nó phải đi xuống thôn , tổ dân phố - đơn vị hành chính tự nhiên gầ n dân nhấ t và
cũng là nơi kh ởi nguồn của dân chủ. Hơn nữa , dân chủ không chỉ thể hiê ̣n ở viê ̣c
thực hiê ̣n tố t các quy đinh
̣ của phá p luâ ̣t về dân chủ mà còn thể hiê ̣n ở nhiề u hoa ̣t

đô ̣ng sinh hoa ̣t hàng ngày của chính người dân ở thôn , tổ dân phố . Chính vì vậy mà
viê ̣c thực hiê ̣n pháp luâ ̣t về dân chủ ở xã, phường, thị trấn là hoạt động mang tính
thường xyên, liên tu ̣c. Sự hiê ̣n hữu của xã , phường, thị trấn lúc này đóng vai trò là
đại diện cho nhà nước để giám sát , kiểm tra việc thực hiện dân chủ (dân chủ bán
trực tiếp). Để phát huy tốt vấn đề dân chủ ở xã cần phải nghiên cứu thiết chế thôn,
làng và sự tác động của nó tới phát huy dân chủ ở xã, tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu
về tính đặc thù về văn hoá truyền thống, điều kiện kinh tế tự nhiên, tổng kết việc
xây dựng hương ước, qui ước.
Thứ hai, Thực hiện pháp luật về dân chủ ở xã, phường, thị trấ n được triển
khai trên địa bàn rộng lớn nhất so với các loại hình cơ sở khác.
Hiê ̣n nay pha ̣m vi điề u chỉnh của pháp luâ ̣t về thực hiê ̣n dân chủ đươ ̣c thể
hiê ̣n chủ yế u ở 3 văn bản : Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã , phường, thị trấn; Nghị định số 60/2013/NĐCP của Chính phủ quy đinh
̣ chi tiế t Khoản 3 Điề u 63 của Bộ luật Lao động về thực
hiê ̣n quy chế dân chủ ở cơ sở ta ̣i nơi làm viê ̣c

(gọi tắt là Nghị định số 60/2013) và

Nghị định số 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiê ̣n dân chủ trong hoa ̣t đô ̣ng
của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập . Đây là 3 loại hình
cơ sở đang đươ ̣c pháp luâ ̣t điề u chin
̉ h . Trong đó xã , phường, thị trấn là loại hình
tiêu biể u về mo ̣i mă ̣t , là loại hình có ph ạm vi rô ̣ng lớn nhấ t . Ở nước ta từ trước đến
nay xã , phường, thị trấn là nơi tập trung các hoạt động sống , lao đô ̣ng, sinh hoa ̣t của
tuyê ̣t đa ị đa số các tầ ng lớp nhân dân . Nế u xã , phường, thị trấn bao gồm nơi nhân
dân sinh số ng , học tập và làm việc thì các loại hình còn lại chỉ đáp ứng

1 trong số

các yếu tố này . Có thể so sánh đơn giản thế này, diện tích và số lượng dân cư tập

trung ở một thôn trong xã đã rộng lớn hơn cả một doanh nghiệp hoặc cơ quan. Nên

17


×