Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

Cải thiện công tác logistics tại công ty cổ phần vận tải dầu khí vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 188 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
------------------------------------

HOÀNG LÊ NHẬT KHÁNH

CẢI THIỆN CÔNG TÁC LOGISTICS TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN VẬN TẢI DẦU KHÍ VŨNG TÀU
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. CAO TÔ LINH

Hà Nội – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
------------------------------------

HOÀNG LÊ NHẬT KHÁNH

CẢI THIỆN CÔNG TÁC LOGISTICS TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN VẬN TẢI DẦU KHÍ VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội – 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả nêu trong luận văn này là hoàn toàn trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ

Hoàng Lê Nhật Khánh


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRONG DOANH
NGHIỆP
1.1
Logistics ........................................................................................................................ 01
1.1.1 Khái niệm về Logistics.................................................................................................. 01
1.1.2 Khái niệm về dịch vụ logistics ...................................................................................... 05
1.1.3 Vai trò của logistics đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh.................................... 06
1.2
Hoạt động của doanh nghiệp logistics........................................................................... 09
1.2.1 Phân loại các doanh nghiệp logistics............................................................................. 09
1.2.2 Vai trò của doanh nghiệp logistics ................................................................................ 12
1.3
Đánh giá kết quả hoạt động logistics ............................................................................ 18
1.3.1 Các tiêu chí đánh giá ..................................................................................................... 18
1.3.2 Phƣơng pháp đánh giá ................................................................................................... 24
1.4
Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động logistics............................................................ 24

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ......................................................................................................... 31
Chƣơng 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI DẦU KHÍ VŨNG TÀU
2.1
2.1.1
2.1.2
2.1.3
2.1.4
2.2
2.2.1
2.2.2
2.3
2.3.1
2.3.2
2.4

Hoạt động logistics tại PV Trans Vũng Tàu ................................................................. 32
Tổng quan chung về PV Trans Vũng Tàu..................................................................... 32
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng chức năng ........................................................... 36
Hiện trạng hoạt động logistics tại PV Trans Vũng Tàu ................................................ 41
Kết quả của các hoạt động logistics tại PV Trans Vũng Tàu ........................................ 46
Đánh giá thực trạng hoạt động logistics tại PV Trans Vũng Tàu ................................. 47
Phƣơng pháp đánh giá ................................................................................................... 47
Phân tích các hoạt động logistics của PV Trans Vũng Tàu ......................................... 50
Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động logistics tại PV Trans Vũng Tàu ..................... 57
Các nhân tố của môi trƣờng bên ngoài.......................................................................... 57
Các nhân tố của môi trƣờng bên trong .......................................................................... 60
Tổng kết về hoạt động logistics của PV Trans Vũng Tàu............................................. 61

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ......................................................................................................... 62

Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI
CÔNG TY CÔ PHẦN VẬN TẢI DẦU KHÍ VŨNG TÀU
3.1
Phƣơng hƣớng phát triển kinh doanh của Công ty trong những năm tới ...................... 63
3.2
Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động logistics tại PV Trans Vũng Tàu..................... 65
3.2.1 Thành lập Tổ Dự án ...................................................................................................... 65


3.2.2 Lựa chọn ký kết thỏa thuận hợp tác với đơn vị dịch vụ logistics.................................. 66
3.2.3 Hoàn thiện hồ sơ năng lực của PV Trans Vũng Tàu và đối tác liên danh .................... 84
3.2.4 Tìm kiếm và giới thiệu năng lực của PV Trans Vũng Tàu và đối tác đến các khách
hàng tiềm năng .......................................................................................................................... 89
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ......................................................................................................... 91
KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 93
PHỤ LỤC......................................................................................................................................


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
1. AFFA

: Khu vực mậu dịch và tự do Asean

2. CBCNV

: Cán bộ công nhân viên

3. CIF


: Giá thành, bảo hiềm và cƣớc phí

4. CNTT

: Công nghệ thông tin

5. CRM

: Hệ thống quản lý mối quan hệ khách hàng

6. DWT

: Trọng tải tàu

7. EDI

: Trao đổi thông tin điện tử

8. EFE

: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài

9. ERP

: Hệ thống hoạch định nguồn nhân lực cho doanh nghiệp

10. EU

: Liên minh Châu Âu


11. FIATA

: Hiệp hội giao nhận kho vận quốc tế

12. FOB

: Giao hàng lên tàu

13. GDP

: Tổng sản phầm nội địa

14. ICD

: Cảng thông quan nội địa

15. IFE

: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong

16. JIT

: Sản xuất kịp thời

17. KCN

: Khu công nghiệp

18. MTO


: Vận tải đa phƣơng thức

19. NĐ-CP

: Nghị định - chính phủ

20. NMLD

: Nhà máy lọc dầu

21. PL

: Các bên tham gia Logistics

22. PVC MS

: Công ty Cổ phần Kết cấu Kim loại & Lắp máy Dầu khí


23. PV Trans Vũng Tàu : Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí Vũng Tàu
24. SCM

: Quản lý dây chuyền cung ứng

25. SWOT

: Phƣơng pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,
thách thức

26. TQM


: Quản lý chất lƣợng toàn diện

27. VIFFAS

: Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam

28. VTTB

: Vật tƣ thiết bị

29. WMS

: Hệ thống quản lý kho bãi

30. WTO

: Tổ chức thƣơng mại thế giới


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, logistics đƣợc xem nhƣ là một hoạt động đem lại nguồn lợi nhuận khổng
lồ và có vai trò to lớn trong trong sự phát triển kinh tế mỗi quốc gia. Logistics là
một chu trình mang tính khép kín toàn cầu, bắt đầu từ giai đoạn cung cấp nguyên
liệu đến nơi sản xuất, vận chuyển thành phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, giai
đoạn đóng gói, kho bãi, vận chuyển quốc tế (hàng không, đƣờng sắt, đƣờng
thủy…), lƣu kho, phân phối ...

Trong những năm gần đây, ngành dịch


vụ logistics tại Việt Nam đã bắt đầu đƣợc chính phủ quan tâm và đầu tƣ mạnh mẽ
về cơ sở hạ tầng, rút bớt thủ tục hành chính rƣờm rà… Đồng thời, Việt Nam nằm
trong khu vực kinh tế phát triển nhộn nhịp, năng động nhất thế giới nên lĩnh
vực logistics của Việt Nam hứa hẹn sẽ phát triển bùng nổ trong thời gian tới.
Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí Vũng Tàu (PV Trans Vũng Tàu) là một thành
viên của Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia
Việt Nam (PVN)) đƣợc thành lập trên cơ sở thực hiện dịch vụ logistics cho Tổng
Công ty và các đơn vị trong/ngoài Tập đoàn ở những công việc nhƣ sau:
-

Vận chuyển xăng dầu thành phẩm bằng tàu biển cho các tuyến nội địa và
nhập khẩu;

-

Vận chuyển phân đạm nội địa và xuất khẩu;

-

Dịch vụ đại lý hàng hải;

-

Dịch vụ khai hải quan;

-

Dịch vụ mua bán, lƣu kho vật tƣ thiết bị, sửa chữa & bảo dƣỡng máy móc
thiết bị


Hằng năm, Vũng Tàu là địa phƣơng có số lƣợng trang thiết bị công nghiệp nặng và
công nghiệp dầu khí đƣợc nhập khẩu từ nƣớc ngoài vô cùng lớn nên hệ thống mạng
lƣới Logistics tại địa phƣơng phát triển rất mạnh, khách hàng luôn yêu cầu nhà cung
cấp dịch vụ logistics rút ngắn thời gian, giảm thiểu chi phí cũng nhƣ đảm bảo hàng
hóa giao đúng tiến độ, tránh gây tổn thất và đảm bảo an toàn cho hoạt động khai


thác dầu khí do việc thiếu hụt trang thiết bị vật tƣ trong quá trình hoạt động ngoài
khơi. Bên cạnh đó, các đơn vị cung cấp về dịch vụ sửa chữa/bảo dƣỡng, gia công
cho lĩnh vực Dầu khí trên địa bàn Tỉnh rất nhiều nhƣng chủ yếu phát triển nhỏ lẻ,
phục vụ các đơn vị trong PVN và chƣa có sự kết hợp lại với nhau nên chƣa đạt
đƣợc sự tin tƣởng của đối tác nƣớc ngoài
Cùng với chiến lƣợc của cả tỉnh về xây dựng, phát triển mạng lƣới Logistics, với
nguồn lực, kinh nghiệm đã có trong những năm qua và trong bối cảnh giá dầu giảm
mạnh, PV Trans Vũng Tàu đang hƣớng đến thực hiện các dịch vụ sửa chữa/bảo
dƣỡng giàn khoan/tàu biển; gia công xuất khẩu, cho thuê nhân công… để góp phần
phát triển thêm các dịch vụ mới của công ty ngoài nguồn thu chính là vận chuyển
sản phẩm dầu, đại lý hàng hải từ trƣớc đến nay. Với những lý do nhƣ trên, ngƣời
viết đã chọn đề tài “Cải thiện công tác logistics tại Công ty Cổ phần Vận tải Dầu
khí Vũng Tàu”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện nhằm mục tiêu khảo sát đánh giá hoạt động logistics của PV
Trans Vũng Tàu tại thành phố Vũng Tàu. Từ đó luận văn nêu lên những giải pháp
thiết thực để cải thiện và nâng cao hoạt động logistics tại doanh nghiệp nhằm đáp
ứng tốt hơn nhu cầu bên trong lẫn bên ngoài đồng thời góp phần nâng cao năng lực
cạnh tranh khi thị trƣờng logistics đang trên con đƣờng hội nhập theo cam kết của
lộ trình gia nhập WTO.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
-


Đối tƣợng nghiên cứu: Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí Vũng Tàu.

-

Dữ liệu: thu thập trong năm 2015-2016

-

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này ngƣời viết chỉ nghiên cứu trên địa bàn
TP.Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là địa bàn tập trung rất nhiều
doanh nghiệp cung ứng dịch vụ cho ngành công nghiệp dầu khí.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu


Luận văn nghiên cứu lý thuyết cơ bản về hoạt động Logistics, sử dụng phƣơng pháp
phân tích, tổng hợp, so sánh trên cơ sở điều tra, trao đổi trực tiếp với nhà cung cấp,
quan sát thực tế và các số liệu thống kê thu thập từ doanh nghiệp, các tài liệu nghiên
cứu chuyên ngành có liên quan để đánh giá tình hình một cách sát thực, làm cơ sở
vững chắc để đƣa ra những nhận xét, đánh giá và đề xuất lĩnh vực kinh doanh cần
phát triển và các giải pháp thực hiện mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cho
Công ty.
5. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 3 chƣơng với nội dung cơ bản sau đây:
-

Phần mở đầu

-


Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hoạt động Logistics trong doanh nghiệp

-

Chƣơng 2: Phân tích và đánh giá thực trạng các hoạt động logistics tại Công
ty Cổ phần Vận tải Dầu khí Vũng Tàu

-

Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện các hoạt động logistics tại Công ty Cổ phần
Vận tải Dầu khí Vũng Tàu


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Logistics
1.1.1 Khái niệm về Logistics
Logistics là một thuật ngữ có nguồn gốc Hy lạp - logistikos - phản ánh môn khoa học
nghiên cứu tính quy luật của các hoạt động cung ứng và đảm bảo các yếu tố tổ chức,
vật chất và kỹ thuật (do vậy từ này còn đƣợc định nghĩa là hậu cần) để cho quá trình
chính yếu đƣợc tiến hành đúng mục tiêu.
Logistics chính là hoạt động quản lý dòng lƣu chuyển của nguyên vật liệu từ
khâu mua sắm qua quá trình lƣu kho, sản xuất ra sản phẩm và phân phối tới
tay ngƣời tiêu dùng. Mục đích giảm tối đa chi phí phát sinh hoặc sẽ phát sinh
với một thời gian ngắn nhất trong quá trình vận động của nguyên vật liệu phục
vụ sản xuất cũng nhƣ phân phối hàng hoá một cách kịp thời (Just-in-Time).
Tuy nhiên ở đây không chỉ có sự vận động của “nguyên vật liệu, hàng ho á” mà cần
phải bao gồm thêm cả dòng luân chuyển “dịch vụ, thông tin”. Logistics không chỉ
hạn chế trong sản xuất mà nó còn liên quan đến mọi tổ chức bao gồm chính phủ,

bệnh viện, ngân hàng, ngƣời bán lẻ, ngƣời bán buôn…
Ngày nay thuật ngữ logistics đã đƣợc phát triển, mở rộng và đƣợc hiểu với nghĩa là
quản lý “management”. Trong khi nghiên cứu lĩnh vực này, tuỳ thuộc góc độ tiếp
cận, các học giả có thể sử dụng các thuật ngữ nhƣ: logistics kinh doanh, logistics in
bound – logistics out bound, phân phối vật c hất, quản lý nguyên vật liệu, kỹ thuật
phân phối hay quản lý logistics…, đây đều là các thuật ngữ dùng để diễn tả cùng một
chủ đề, đó là logistics.
Ngày nay, có thể chia quá trình phát triển của logistics kinh doanh trên thế giới thành
5 giai đoạn: workplace logistics (logistics tại chỗ), facility logistics (logistics cơ sở
sản xuất), corporate logistics (logistics công ty), supply chain logistics (logistics
chuỗi cung ứng), global logistics (logistics toàn cầu).

1


Phạm vi và ảnh hƣởng

Global
Logistics
Supply
chain
Logistics
Corporate
Logistics
Facility
Logistics
Worplace
Logistics

1950


1960

1970

1980

1990

2000
Hình 1.1:Lịch sử phát triển logistics kinh doanh từ 1950 đến nay
- Logistics tại chỗ là dòng vận động của nguyên vật liệu tại một vị trí làm việc.
Mục đích của workplace logistics là hợp lý hoá các hoạt động độc lập của một
cá nhân hay của một dây chuyền sản xuất hoặc lắp ráp. Lý thuyết và các
nguyên tắc hoạt động của workplace logistics đƣợc đƣa ra cho những nhân
công làm việc trong lĩnh vực công nghiệp trong và sau chiến tranh thế giới thứ
II. Điểm nổi bật của workplace logistics là tính tổ chức lao động có khoa học.
-

Logistics cở sở sản xuất là dòng vận động của nguyên liệu giữa các xƣởng làm
việc trong nội bộ một cơ sở sản xuất. Cơ sở sản xuất đó có thể là một nhà máy,
một trạm làm việc trung chuyển, một nhà kho, hoặc một trung tâm phân
phối.Một facility logistics đƣợc nói đến tƣơng tự nhƣ là một khâu để giải quyết
các vấn đề đảm bảo đúng và đủ nguyên vật liệu để phục vụ cho sản xuất đại trà
và dây chuyền lắp ráp máy móc (do máy móc không đồng nhất giữa những
năm 1950 và 1960).

-

Logistics công ty là dòng vận động của nguyên vật liệu và thông tin giữa các

cơ sở sản xuất và các quá trình sản xuất trong một công ty. Với công ty sản
xuất thì hoạt động logistics diễn ra giữa các nhà máy và các kho chứa hàng,
2


với một đại lý bán buôn thì là giữa các đại lý phân phối của nó, còn với một
đại lý bán lẻ thì đó là giữa đại lý phân phối và các cửa hàng bán lẻ của mình.
Logistics công ty ra đời và chính thức đƣợc áp dụng trong kinh doanh vào
những năm 1970. Giai đoạn này, hoạt động logistics gắn liền với thuật ngữ
phân phối mang tính vật chất. Logistics kinh doanh trở thành quá trình mà mục
tiêu chung là tạo ra và duy trì một chính sách dịch vụ khách hàng tốt với tổng
chi phí logistics thấp.
-

Logistics chuỗi cung ứng phát triển vào những năm 1980, quan điểm này nhìn
nhận logistics là dòng vận động của nguyên vật liệu, thông tin và tài chính giữa
các công ty (các xƣởng sản xuất, các cơ sở trong công ty) trong một chuỗi
thống nhất. Đó là một mạng lƣới các cơ sở hạ tầng (nhà máy, kho hàng, cầu
cảng, cửa hàng…), các phƣơng tiện (xe tải, tàu hoả, máy bay, tàu biển…) cùng
với hệ thống thông tin đƣợc kết nối với nhau giữa các nhà cung ứng của một
công ty và các khách hàng của công ty đó. Các hoạt động logistics (dịch vụ
khách hàng, quản trị dự trữ, vận chuyển và bảo quản hàng hoá…) đƣợc liên kết
với nhau để thực hiện các mục tiêu trong chuỗi cung ứng (Hình 1.2). Điểm
nhấn trong chuỗi cung ứng là tính tƣơng tác và sự kết nối giữa các chủ thể
trong chuỗi thông qua 3 dòng liên kết:
o Dòng thông tin: dòng giao và nhận của các đơn đặt hàng, theo dõi quá
trình dịch chuyển của hàng hoá và chứng từ giữa ngƣời gửi và ngƣời
nhận
o Dòng sản phẩm: con đƣờng dịch chuyển của hàng hoá và dịch vụ từ nhà
cung cấp tới khách hàng, đảm bảo đúng đủ về số lƣợng và chất lƣợng

o Dòng tài chính: chỉ dòng tiền bạc và chứng từ thanh toán giữa các khách
hàng và nhà cung cấp, thể hiện hiệu quả kinh doanh.

3


Sản xuất

Bán buôn

Bán lẻ

Khách hàng

Dòng tiền tệ
Dòng tiền tệ

Dòng sản phẩm

Dòng tiền tệ

Dòng tiền tệ
Dòng

Dòng tiền tệ
Dòng thông
Dòng sản phẩm

thông dÞch vô
Hình 1.2:Vị trí của dịch vụ logistics

trong chuỗi cung ứng
dịch vụ
Logistics

Tƣơng tự nhƣ trong thể thao, ở đây các hoạt động logistics đƣợc hiểu nhƣ là các trò
Dòng sản phẩm

dịch
chơi trong đấu trƣờng chuỗi cung ứng. Hãy
lấyvụ
chuỗi cung ứng trong ngành máy tính
làm ví dụ: đó là 1 chuỗi gồm có HP, Microsoft, Intel, CompUSA và nhiều công ty
khác. Không có ai trong số đó có thể hoặckiểm soát toàn bộ chuỗi cung ứng của
ngành công nghiệp máy tính.
Xét theo quan điểm này logistics đƣợc hiểu là "Quá trình tối ƣu hoá về vị trí, vận
chuyển và dự trữ các nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng
cho đến tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”.
Trong chuỗi cung ứng, logistics bao trùm cả hai cấp độ hoạch định và tổ chức. Cấp
độ thứ nhất đòi hỏi phải giải quyết vấn đề tối ƣu hoá vị trí của các nguồn tài nguyên.
Cấp độ thứ hai liên quan đến việc tối ƣu hoá các dòng vận động trong hệ thống.
Trong thực tế, hệ thống logistics ở các quốc gia và các khu vực có nhiều điểm khác
nhau nhƣng đều có điểm chung là sự kết hợp khéo léo, khoa học và chuyên nghiệp
chuỗi các hoạt động nhƣ marketing, sản xuất, tài chính, vận tải, thu mua, dự trữ, phân
phối…để đạt đƣợc mục tiêu phục vụ khách hàng tối đa với chi phí tối thiểu. Trong
điều kiện Việt Nam hiện nay đây là khái niệm thích hợp có thể sử dụng.
-

Logistics toàn cầu là dòng vận động của nguyên vật liệu, thông tin và tiền tệ
giữa các quốc gia. Nó liên kết các nhà cung ứng của các nhà cung ứng với


4


khách hàng của khách hàng trên toàn thế giới. Các dòng vận động của logistics
toàn cầu đã tăng một cách đáng kể trong suốt những năm qua. Đó là do quá
trình toàn cầu hoá trong nền kinh tế tri thức, việc mở rộng các khối thƣơng mại
và việc mua bán qua mạng. Logistics toàn cầu phức tạp hơn nhiều so với
logistics trong nƣớc bởi sự đa dạng phức tạp hơn trong luật chơi, đối thủ cạnh
tranh, ngôn ngữ, tiền tệ, múi giờ, văn hoá, và những rào cản khác trong kinh
doanh quốc tế.
Logistics thế hệ sau, có rất nhiều lý thuyết khác nhau về giai đoạn tiếp theo của
logistics. Nhiều nhà kinh tế cho rằng: logistics hợp tác (collaborative logistics) sẽ là
giai đoạn tiếp theo của lịch sử phát triển logistics. Đó là dạng logistics đƣợc xây
dựng dựa trên 2 khía cạnh - không ngừng tối ƣu hoá thời gian thực hiện với việc liên
kết giữa tất cả các thành phần tham gia trong chuỗi cung ứng. Một số quan điểm
khác lại cho rằng: giai đoạn tiếp theo là logistics thƣơng mại điện tử (e- logistics) hay
logistics đối tác thứ 4 (fourth-party logistics). Đó là hình thức mà mọi hoạt động
logistics sẽ đƣợc thực hiện bởi nhà các cung ứng logisticsthứ 3, ngƣời này sẽ bị kiểm
soát bởi một “ông chủ” hay còn gọi là nhà cung ứng thứ 4, có quyền nhƣ là một tổng
giám sát.
1.1.2 Khái niệm về dịch vụ logistics
Khác với thuật ngữ “logistics”, thuật ngữ “dịch vụ logistics” chƣa đƣợc đề cập nhiều
đến trong các tài liệu trên thế giới. Ngƣợc lại, ở Việt Nam, khái niệm logistics lại
không đƣợc bàn tới, Luật Thƣơng mại Việt Nam 2005 (Điều 233) chỉ đƣa ra khái
niệm “dịch vụ logistics” nhƣ sau:
“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức
thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu
kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách
hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có
liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.

Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc”.

5


Khái niệm này không có nhiều khác biệt so với ngƣời cung cấp dịch vụ vận tải đa
phƣơng thức (Multimodal Transport Operator - MTO) bởi theo cách định nghĩa này
logistics có bản chất là một hoạt động tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trình vận
chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.Đồng thời, cụm từ “một hoặc nhiều
công đoạn” dễ gây hiểu nhầm. Vì nếu nhƣ một doanh nghiệp chỉ tham gia kinh
doanh bất kỳ một trong các công việc trên (dịch vụ vận chuyển, lƣu kho, làm thủ tục
hải quan…) thì trên nguyên tắc cũng đƣợc xem là kinh doanh dịch vụ logistics và
phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh mà pháp luật đặt ra đối với việc kinh doanh
dịch vụ logistics (mức vốn điều lệ 10 tỷ đồng đối với thƣơng nhân kinh doanh dịch
vụ logistics).
Khái niệm dịch vụ logistics đƣợc sử dụng nhƣ hiện nay để chỉ các doanh nghiệp có
khả năng kết hợp lại thành một đầu mối đứng ra cung cấp một chuỗi các dịch vụ liên
hoàn nêu trên. Logistics luôn là một chuỗi các dịch vụ về giao nhận hàng hoá nhƣ:
làm các thủ tục, giấy tờ, tổ chức vận tải, đóng gói bao bì, ghi nhãn hiệu, lƣu kho, lƣu
bãi, phân phát hàng hoá tới các địa chỉ khác nhau, chuẩn bị cho hàng hoá (nguyên
liệu hoặc thành phẩm) luôn ở trạng thái sẵn sàng nếu có yêu cầu của khách hàng là đi
ngay đƣợc (inventory level).
1.1.3 Vai trò của logistics đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh
a) Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế quốc tế nhƣ cung cấp, sản xuất,
lƣu thông phân phối; mở rộng thị trƣờng cho các ho ạt động kinh tế.
Khi thị trƣờng toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa
thị trƣờng ở các nƣớc đang và chậm phát triển, logistics đƣợc các nhà quản lý coi là
công cụ, một phƣơng tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lƣợc doanh
nghiệp. Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của
doanh nghiệp. Thế giới ngày nay đƣợc nhìn nhận nhƣ các nền kinh tế liên kết, trong

đó các doanh nghiệp mở rộng biên giới quốc gia và khái niệm quốc gia chỉ là thứ 2
so với các hoạt động của doanh nghiệp.

6


b) Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ƣu hoá chu trình lƣu chuyển của sản
xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện…tới sản phẩm cuối
cùng đến tay khách hàng sử dụng.
Kể từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX, liên tiếp các cuộc khủng hoảng năng lƣợng buộc
các doanh nghiệp phải quan tâm tới chi phí, đặc biệt là chi phí vận chuyển. Các giai
đoạn lãi suất ngân hàng cao hơn cũng khiến các doanh nghiệp nhận thức sâu sắc hơn
về vốn, vì vốn bị đọng lại do việc duy trì hàng tồn kho. Vì vậy muốn tối ƣu hoá quá
trình sản xuất phải cắt giảm tất cả những chi phí không chỉ trong hoạt động sản xuất
mà cả trong những lĩnh vực khác nhƣ vận tải, lƣu kho phân phối hàng hoá. Làm thế
nào để cắt giảm đƣợc những chi phí này trong chu trình lƣu chuyển của sản xuất kinh
doanh. Tất cả những hoạt động này chỉ có thể kiểm soát bằng hệ thống logistics tiên
tiến có sử dụng công nghệ thông tin hiện đại.
c) Logistics đóng vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Mục đích sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. Muốn đạt đƣợc lợi nhuận nhƣ mong
muốn phải đƣa ra đƣợc phƣơng án sản xuất kinh doanh tối ƣu. Nhƣng trong quá trình
thực hiện, ngƣời sản xuất kinh doanh còn phải đối mặt với nhiều yếu tố khách quan
cũng nhƣ chủ quan, để giải quyết đƣợc phải có cơ sở để đƣa ra những quyết định
chính xác. Nguồn nguyên liệu cung ứng ở đâu, thời gian nào, phƣơng tiện vận tải nào
sẽ đƣợc lựa chọn để vận chuyển, địa điểm kho chứa nguyên liệu, hàng hoá... tất cả
những vấn đề này muốn giải quyết có hiệu quả không thể thiếu đƣợc vai trò của
logistics. Logistics cho phép ngƣời quản lý kiểm soát và ra quyết định chính xác
những vấn đề nhƣ vật liệu cung ứng, lƣu trữ trong kho, thời gian địa điểm cung ứng,
phƣơng thức vận chuyển... để giảm tối đa chi phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong

sản xuất kinh doanh.
d) Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi và hoàn thiện dịch vụ vận tải
giao nhận, đảm bảo yếu tố đúng thời gian - địa điểm (JIT).

7


Quá trình toàn cầu hoá kinh tế đã làm cho hàng hoá và sự vận động của chúng phong
phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ
vận tải giao nhận. Đồng thời để tránh đọng vốn, các doanh nghiệp tìm cách duy trì
một lƣợng hàng trong kho nhỏ nhất. Kết quả là hoạt động vận tải giao nhận nói riêng
và lƣu thông phân phối nói chung, một mặt phải đảm bảo yêu cầu giao hàng kịp thời
đúng lúc (JIT), mặt khác phải tăng cƣờng vận chuyển thực hiện mục tiêu không để
hàng tồn kho. Để đáp ứng yêu cầu này, giao nhận vận tải phải nhanh, thông tin kịp
thời chính xác và có sự ăn khớp giữa các quá trình trong vận chuyển giao nhận. Mặt
khác, sự phát triển mạnh mẽ của tin học, cho phép kết hợp chặt chẽ các quá trình
cung ứng, sản xuất, lƣu kho hàng hoá, tiêu thụ với hoạt động vận tải giao nhận có
hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn và đồng thời phức tạp hơn. Nó cho phép ngƣời giao
nhận vận tải nâng cao chất lƣợng dịch vụ đối với khách hàng. Phát triển các dịch vụ
truyền thống càng cao bao nhiêu, ngƣời vận tải giao nhận càng có khả năng đáp ứng
yêu cầu thị trƣờng và mở rộng thị trƣờng bấy nhiêu.
e) Logistics cho phép các nhà kinh doanh vận tải giao nhận cung cấp các dịch vụ đa
dạng, phong phú hơn ngoài dịch vụ giao nhận vận tải đơn thuần.
Logistics là sự phối hợp, gắn kết các hoạt động, các khâu trong dòng lƣu chuyển của
hàng hoá qua các giai đoạn - cung ứng - sản xuất - lƣu thông phân phối. Vì vậy lúc
này ngƣời kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận không chỉ đơn thuần là ngƣời giao
nhận vận chuyển nữa, mà thực tế họ đã tham gia cùng với ngƣời sản xuất đảm nhận
thêm các khâu liên quan đến quá trình sản xuất và lƣu thông hàng hoá nhƣ: lắp ráp,
đóng gói, gom hàng, xếp hàng, cung cấp kho hàng, lƣu trữ hàng, xử lý thông tin..
Thậm chí cả những hoạt động khác trong quá trình sản xuất nhƣ cung cấp thông tin

hay tạo ra những sản phẩm phù hợp cho các thị trƣờng cụ thể hay các quốc gia...
Hoạt động vận tải giao nhận thuần tuý đã dần chuyển sang hoạt động quản lí toàn bộ
dây chuyền phân phối vật chất và trở thành một bộ phận khăng khít của chuỗi mắt
xích "cung - cầu". Xu hƣớng đó không những đòi hỏi phải phối hợp liên hoàn các
phƣơng thức vận tải (dịch vụ vận tải đa phƣơng thức)mà còn phải kiểm soát đƣợc các

8


lƣợng thông tin, luồng hàng hoá... Chỉ khi tối ƣu đƣợc quá trình này mới giải quyết
đƣợc vấn đề đặt ra là: vừa làm tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp sản xuất, vừa
làm tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận, đảm
bảo đƣợc lợi ích chung.
1.2 Hoạt động của doanh nghiệp logistics
Ngày nay, logictics đƣợc công nhận là ngành dịch vụ tạo ra giá trị gia tăng và nhiều
nghiên cứu xem xét cơ sở tạo ra giá trị gia tăng của ngành này. Giá trị của sản phẩm
do các yếu tố sau tạo nên: việc hình thành (làm ra) sản phẩm, số lƣợng tiền vốn bỏ
vào sản phẩm và tiện ích địa điểm, tiện ích thời gian. Nhƣ vậy hiện nay phần giá trị
của hàng hóa (thông qua giá cả) có 2 yếu tố là thời gian và địa điểm trao đổi đƣợc
xem xét.
Logistics đóng góp phần giá trị gia tăng của mình vào sản phẩm thô ng qua các yếu tố
hình thành nên sản phẩm, tiện ích địa điểm và thời gian. Từ đó, các doanh nghiệp
logistic đƣợc hình thành và phân loại theo nhiều hình thức khác nhau.
1.2.1 Phân loại các doanh nghiệp logistics
a) Phân loại theo hình thức logistics:
Căn cứ vào phân công lao động và tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp có các
mô hình nhà cung cấp dịch vụ logistics (LSP – Logistics Service Provider) nhƣ sau:
-

Logistics bên thứ nhất (1PL – First Party Logistics): Ngƣời chủ sở hữu hàng

hoá tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu
của bản thân. Theo đó, chủ hàng phải đầu tƣ vào các phƣơng tiện vận tải, kho
chứa hàng, hệ thống thông tin, nhân công để quản lý và vận hành hoạt động
logistics. First Party Logistics làm phình to quy mô của doanh nghiệp và
thƣờng làm giảm hiệu quả kinh doanh, vì doanh nghiệp không có đủ quy mô
cần thiết, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn để quản lý và vận hành hoạt
động logistics.

9


-

Logistics bên thứ hai (2PL – Second Party Logistics): Ngƣời cung cấp dịch vụ
logistics bên thứ hai là ngƣời cung cấp dịch vụ cho một hoạt động đơn lẻ trong
chuỗi các hoạt động Logistics (vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan, thanh toán…)
để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chƣa tích hợp hoạt động logistics. Loại hình
này bao gồm: các hãng vận tải đƣờng biển, đƣờng bộ, đƣờng hàng không, các
công ty kinh doanh kho bãi, khai thuê hải quan, trung gian thanh toán…

-

Logistics bên thứ ba (3PL – Third Party Logistics): Ngƣời thay mặt cho chủ
hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng,
nhƣ: thay mặt cho ngƣời gửi hàng thực hiện thủ tục xuất khẩu và vận chuyển
nội địa hoặc thay mặt cho ngƣời nhập khẩu làm thủ tục thông quan và vận
chuyển hàng hoá tới địa điểm quy định. Do đó, 3PL bao gồm nhiều dịch vụ
khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hoá, xử lý thông
tin…và có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng.


-

Logistics bên thứ tƣ (4PL – Fourth Party Logistics): Ngƣời tích hợp
(integrator) - ngƣời hợp nhất, gắn kết các nguồn lực tiềm năng và cơ sở vật
chất khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và
vận hành các giải pháp chuỗi logistics. 4PL chịu trách nhiệm quản lý dòng lƣu
chuyển logistics, cung cấp giải pháp dây chuyền cung ứng, hoạch định, tƣ vấn
logistics, quản trị vận tải…4PL hƣớng đến quản trị cả quá trình logistics, nhƣ
nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục sản xuất, nhập khẩu, đƣa hàng đến nơi
tiêu thụ cuối cùng.

-

Logistics bên thứ năm (5PL – Fifth Party Logistics): Hình thức này phát triển
nhằm phục vụ cho thƣơng mại điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ 5PL là các
3PL và 4PL đứng ra quản lý toàn chuỗi phân phối trên nền tảng thƣơng mại
điện tử.

b) Phân loại theo đối tƣợng hàng hóa:
-

Logistics hàng tiêu dùng nhanh (FMCG logistics): Là quá trình Logistics cho
hàng tiêu dùng có thời hạn sử dụng ngắn nhƣ: quần áo, giày dép, thực phẩm…
10


-

Logistics ngành ô tô (automotive logistics): Là quá trình Logistics phục vụ cho
ngành ô tô.


-

Logistics hoá chất (chemical logistics): Là hoạt động Logistics phục vụ cho
ngành hoá chất, bao gồm cả hàng độc hại, nguy hiểm.

-

Logistics hàng điện tử (electronic logistics): Là hoạt động Logistics phục vụ
cho ngành hàng điện tử.

-

Logistics dầu khí (petroleum logistics): Là hoạt động Logistics phục vụ cho
ngành dầu khí.

c) Phân loại theo tính chuyên môn hóa của doanh nghiệm logistics
-

Các dịch vụ logistics cốt lõi (Core Freight Logistics Services): Dịch vụ
logistics chủ yếu chiếm phần lớn trong tổng chi phí logistics và mang tính
quyết định đối với các dịch vụ khác. Dịch vụ logistics chủ yếu bao gồm:
o Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;
o Dịch vụ kho bãi và lƣu giữ hàng hoá, bao gồm cả hoạt động kinh doanh
kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;
o Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan
và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hoá;
o Dịch vụ hỗ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lƣu kho và quản
lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lƣu kho hàng hoá trong suốt cả
chuỗi logistics; hoạt động xử lý lại hàng hoá bị khách hàng trả lại, hàng

hoá tồn kho, hàng hoá quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hoá đó;
hoạt động cho thuê và thuê mua container.

-

Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải (Related Freight Logistics
Services):
o Dịch vụ vận tải hàng hải;
o Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa;

11


o Dịch vụ vận tải hàng không;
o Dịch vụ vận tải đƣờng sắt;
o Dịch vụ vận tải đƣờng bộ;
o Dịch vụ vận tải đƣờng ống.
-

Các dịch vụ thứ yếu hoặc mang tính bổ trợ (Non-core Freight Logistics
Services)
o Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;
o Dịch vụ bƣu chính viễn thông;
o Dịch vụ thƣơng mại bán buôn;
o Dịch vụ thƣơng mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lƣu kho,
thu gom, tập hợp, phân loại hàng hoá, phân phối lại và giao hàng;
o Dịch vụ công nghệ thông tin.
o Dịch vụ tƣ vấn.
o Dịch vụ cung cấp giải pháp tài chính.
o Dịch vụ bảo hiểm.

o Dịch vụ cung cấp thiết bị và nguyên vật liệu.
o Dịch vụ cung ứng lao động.
o Dịch vụ giáo dục vụ đào tạo.

Hiệp định này đã đƣợc các nhà làm luật Việt Nam tham khảo để xây dựng điều
khoản về phân loại dịch vụ logistics trong Nghị định 140/2007/NĐ-CP.
1.2.2 Vai trò của doanh nghiệp logistics
a) Đối với nền kinh tế
Logistics tuy là ngành công nghiệp ra đời khá muộn nhƣng lại là một trong
những động lực phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Nhƣ thủ tƣớng Singapore Goh

12


Chok Tong đã phát biểu “Không thể tƣởng tƣợng Singapore sẽ phát triển ra sao nếu
không có ngành dịch vụ Logistics” hay thủ tƣớng Nhật đã khẳng định hàng hóa Nhật
hiện nay cạnh tranh đƣợc chính là nhờ biết tận dụng các dịch vụ logistics.
-

Logistics là một ngành công nghiệp có tỉ suất lợi nhuận cao, đóng góp nhiều
cho ngân sách quốc gia:
o Từ nhiều thập kỷ qua, Logistics đã trở thành một trong những lĩnh vực
thu đƣợc nhiều lợi nhuận, đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế và có một
thị trƣờng toàn cầu rộng lớn đƣợc ƣớc tính khoảng 3.43 tỷ tỷ USD,
trong khi đó th−ơng mại điện tử chỉ là 47 tỷ USD (theo World Bank
Report 2000).
o Ngành này đƣợc đánh giá là ngành có tỉ suất lợi nhuận khoảng 20-30%
và đóng góp một phần quan trọng cho GDP, tạo ra một khối lƣợng việc
làm đáng kể, đặc biệt là tại những quốc gia có vị trí địa lý thuận lợi,
chiến lƣợc. Ngành công nghiệp Logistics chiếm khoảng 13.9% GDP

của Singapore, 11.3 % tại Nhật Bản và 10.5% tại Mỹ năm 2000

Stt

Quốc gia

GDP
(triệu USD)

1

Singapore

94.063

Doanh thu
Logistics
(triệu USD)
13.074

2

Hong Kong

153.068

20.992

13.7


3

Đức

2.352.472

306.264

13.0

4

Đài Loan

273.440

35.686

13.0

5

Canada

585.105

70.191

12.0


6

Nhật Bản

4.599.706

522.982

11.3

7

Anh

1.151.348

122.344

10.6

8

Mỹ

7.576.100

795.265

10.5


% GDP
13.9

Bảng 1. 1: Mức đóng góp của hoạt động Logistics trong GDP quốc gia năm 2000
Nguồn: Transport & Logistics in the Internet Age International Summit 2001

13


-

Logistics giúp tăng thêm hiệu quả cho các ngành có liên quan:
o Các ngành công nghiệp sử dụng dịch vụ logistics: Không chỉ mang lại
lợi nhuận lớn cho quốc gia, hoạt động của doanh nghiệp logistics còn
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các lĩnh vực khác. Chi phí
cho logistics thấp sẽ mang lại hiệu quả cạnh tranh cho các ngành công
nghiệp khác nhờ giảm đƣợc chi phí trong toàn bộ chuỗi hoạt động
logistics thông qua việc giảm lƣu kho, cung ứng hàng hóa kịp thời cho
khách hàng.
o Các ngành công nghiệp hỗ trợ: Hoạt động của ngành công nghiệp
logistics đƣợc sự hỗ trợ rất lớn từ các ngành có liên quan nhƣ ngành vận
tải mọi hình thức, ngành công nghiệp đóng gói bao bì ngân hàng…. Sự
phát triển của logistics sẽ tạo động lực cho các ngành hỗ trợ đó, tăng
thêm nguồn cầu mới đồng thời đặt ra các yêu cầu mới cao hơn, bắt buộc
các ngành này phải thay đổi cho phù hợp với tình hình mới để tăng sức
cạnh tranh.

-

Logistics góp phần thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài:

o Một quốc gia có dịch vụ cung cấp logistics phát triển sẽ tạo điều kiện
gia tăng thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Trong nền kinh tế toàn cầu hiện
nay, các công ty đa quốc gia thƣờng chọn một trung tâm phân phối để
phân phối hàng hóa cho từng khu vực cũng nhƣ sử dụng các dịch vụ gia
công, đóng gói nhằm tận dụng nguồn lao động rẻ tại đây.
o Bên cạnh đó, xu hƣớng tận dụng nguồn cung cấp rẻ hơn nguyên vật liệu
đầu vào, các nhà sản xuất toàn cầu đã tận dụng hiệu quả của thuê ngoài
logistics để đƣa nguồn nguyên liệu rẻ hơn trên thế giới vào dây chuyền
sản xuất của mình. Khi đó, chi phí logistics càng thấp sẽ kéo theo sự
phát triển của một hệ thống phân phối nguyên vật liệu cung cấp cho các
nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Do đó, một dịch vụ logistics tốt sẽ tạo ra một
hiệu quả dây chuyền lớn.

14


b) Đối với các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics
-

Doanh nghiệp Logistics góp phần làm giảm chi phí lƣu thông, chi phí sản xuất
và chi phí cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thƣơng mại:
o Chi phí lƣu thông: Dịch vụ logistics không chú trọng tiết kiệm chi phí
cho một khâu nhất định mà là chú trọng vào tính hiệu quả trong cả quá
trình, nghĩa là cung c ấp dịch vụ với tổng chi phí nhỏ nhất.
 Chi phí vận chuyển: Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tự
khai thác phƣơng tiện vận tải của chính mình thƣờng không đạt
hiệu quả do lƣợng hàng không cho phép khai thác tốt nhất
phƣơng tiện trong tất cả các ngày làm việc hoặc xe chỉ chở một
chiều. Trong khi đó thông qua doanh nghiệp dịch vụ logistics xe
sẽ chạy hai chiều đi và về đều có hàng, container sẽ đầy hơn do

việc ghép chung hàng của các đơn vị thuê ngoài dịch vụ khác
nhau. Ngoài ra, dựa vào phƣơng thức vận chuyển đa phƣơng
thức ngƣời cung cấp dịch vụ logistics giúp ngƣời gửi hàng giảm
chi phí bằng cách kết hợp các loại phƣơng tiện vận tải khác
nhau nhƣ máy bay, xe lửa, ôtô, tàu biển… Các dịch vụ đóng gói
và lắp ráp tại nơi tiêu thụ cũng giảm đƣợc trọng lƣợng và thể
tích chuyên chở.
 Với chi phí lƣu kho: Với việc thiết kế và bố trí kho hợp lý, quản
lý lƣợng hàng tồn kho bằng máy tính để cập nhật thông tin hàng
ngày, các doanh nghiệp có thể giảm hoàn toàn chi phí lƣu kho.
 Với chi phí và lãi suất ngân hàng: Với việc giảm lƣợng hàng tồn
kho cũng nhƣ các chi phí vận tải và các chi phí khác, doanh
nghiệp cần một lƣợng vốn ít hơn phục vụ cho đầu tƣ vào những
lĩnh vực là thế mạnh của mình do đó nhu cầu vay vốn giảm, chi
phí cho lãi suất tiền vay cũng giảm theo.
o Chi phí sản xuất:

15


×