ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHAN THẾ VINH
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƢỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG CHUỐI TIÊU MỚI TỪ NGUỒN NGUYÊN
LIỆU NGOẠI NHẬP TRONG VỤ XUÂN 2015 TẠI THỊ XÃ SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Trồng Trọt
Khoa: Trồng Trọt
Lớp: k43 TT – N02
Khóa học: 2011 - 2015
Thái Nguyên - 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHAN THẾ VINH
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƢỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG CHUỐI TIÊU MỚI TỪ NGUỒN NGUYÊN
LIỆU NGOẠI NHẬP TRONG VỤ XUÂN 2015 TẠI THỊ XÃ SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Trồng Trọt
Khoa
: Trồng Trọt
Lớp
: K43 TT – N02
Khóa học
: 2011 - 2015
Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Nguyễn Minh Tuấn
TS. Lê Sỹ Lợi
Thái Nguyên - 2015
i
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên khóa (2011 – 2015), tôi đã học được rất nhiều kiến thức bổ ích
những kinh nghiệm, khả năng tư duy… và đó là tiền đề, động lực cho tôi sau
này ra trường.
Đến nay tôi đã hoàn thành đề tài, để có được kết quả thực tập này tôi
xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ
nhiệm Khoa Nông học cùng toàn thể các thầy, cô trong và ngoài khoa đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Nguyễn
Minh Tuấn và TS. Lê Sỹ Lợi , hai giáo viên đã tận tình chỉ bảo tôi trong thời
gian thực tập tốt nghiệp và hoàn thành đề tài.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người
thân, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, dành những tình cảm vô
cùng quý báu giúp tôi hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin kính chúc các thầy, cô giáo trong trường và các thầy cô
trong khoa Trồng trọt luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, đạt nhiều thành tích
trong công tác và nhiều thành công trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015
Sinh viên
Phan Thế vinh
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:
Bảng đặc tính phân biệt M.acuminata và M.balbisiana............... 8
Bảng 2.2:
Phân loại chuối theo số nhiễm sắc thể cơ sở ................................ 9
Bảng 2.3.
Ảnh hưởng của đất trồng tới số nải và chiều dài quả ................. 22
Bảng 2.4.
Diện tích, năng suất, sản lượng chuối của một nước trên thế giới
giai đoạn 2010 – 2012 ................................................................ 25
Bảng 2.5:
Diện tích, năng suất, sản lượng chuối Việt Nam từ năm 2010 –
2013 ............................................................................................ 27
Bảng 2.6:
Diện tích, năng suất và sản lượng chuối của vùng Trung du và
miền núi phía Bắc năm 2013. ..................................................... 28
Bảng 2.7.
Diện tích, năng suất, sản lượng chuối ở một số vùng sinh thái của
Việt Nam năm 2013.................................................................... 29
Bảng 2.8.
Diễn biến khí hậu 5 tháng đầu năm 2015 ở tỉnh Thái Nguyên .. 39
Bảng 4.1.
Ảnh hưởng của phân bón tới động thái tăng trưởng chiều cao
thân giả từ trồng đến 20 tuần tuổi............................................... 44
Bảng 4.2:
Ảnh hưởng của phân bón tới động thái tăng trưởng đường kính
thân giả từ trồng đến 20 tuần tuổi............................................... 48
Bảng 4.3.
Ảnh hưởng của phân bón tới số lá của chuối từ khi trồng đến 20
tuần tuổi ...................................................................................... 51
Bảng 4.4.
Ảnh hưởng của phân bón tới chỉ số diện tích lá từ khi trồng đến
20 tuần tuổi ................................................................................. 53
Bảng 4.5.
Ảnh hưởng của phân bón đến thành phần sâu hại và tỷ lệ hại ... 55
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Ảnh hưởng của phân bón tới động thái tăng trưởng chiều cao thân
giả từ trồng đến 20 tuần tuổi ......................................................... 45
Hình 4.2. Đồ thị ảnh hưởng của phân bón tới động thái tăng trưởng đường
kính thân giả từ trồng đến 20 tuần tuổi ......................................... 48
Hình 4.3. Đồ thị ảnh hưởng của phân bón tới chỉ số diện tích lá từ khi trồng
đến 20 tuần tuổi ............................................................................. 53
iv
DANH MỤC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
CT
: Công thức.
CV%
: Hệ số biến động.
FAO
: Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc.
LSD05
: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 95%.
TT
: Thứ tự.
v
MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2.Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .................................................................... 2
1.2.1.Mục đích của đề tài .................................................................................. 2
1.2.2.Yêu cầu của đề tài .................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học ........................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Giới thiệu chung về cây chuối ................................................................ 4
2.1.2. Nguồn gốc, phân loại cây chuối .............................................................. 5
2.1.3 Giá trị của cây chuối .............................................................................. 10
2.1.4. Đặc điểm thực vật học của cây chuối ................................................... 14
2.1.5. Yêu cầu sinh thái ................................................................................... 19
2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu chuối trên thế giới và ở Việt Nam ..... 22
2.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu chuối trên thế giới........................... 22
2.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu chuối trên Việt Nam ....................... 26
2.3. Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho chuối.................................. 30
2.3.1. Khái niệm về phân bón ......................................................................... 30
2.3.2. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây ................................................. 31
2.3.3. Phân hữu cơ ........................................................................................... 32
2.3.4. Phân vô cơ ............................................................................................. 34
2.3.5. Vôi ......................................................................................................... 36
2.3.6. Tình hình sử dụng phân bón ở Việt Nam ............................................. 36
2.4. Điều kiện tự nhiên tại thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên. ................... 37
2.4.1. Vị trí địa lý tự nhiên .............................................................................. 37
vi
2.4.2. Điều kiện khí hậu .................................................................................. 38
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 41
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 41
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 41
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 41
3.2.1. Thời gian nghiên cứu: ........................................................................... 41
3.2.2. Địa điểm nghiên cứu: ............................................................................ 41
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 41
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 42
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 42
3.4.2. Quy trình kỹ thuật ................................................................................. 42
3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 43
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 43
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 44
4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng
chiều cao thân giả từ trồng đến 20 tuần tuổi. .................................................. 44
4.2. Ảnh hưởng của phân bón tới động thái tăng trưởng đường kính thân giả
từ trồng đến 20 tuần tuổi ................................................................................. 47
4.3. Ảnh hưởng của phân bón tới số lá/cây..................................................... 50
4.4. Ảnh hưởng của phân bón tới chỉ số diện tích lá giống chuối tiêu mới từ
khi trồng đến 20 tuần tuổi ............................................................................... 52
4.5. Ảnh hưởng của phân bón đến sâu hại chuối ............................................ 55
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 56
5.1. Kết luận .................................................................................................... 56
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chuối là một họ rất lớn và đa dạng thuộc bộ gừng (Zingiberales), bao
gồm rất nhiều giống chuối trồng và hàng trăm loài chuối dại. Tuy nhiên, tất
cả chúng đều có nguồn gốc từ hai loài hoang dại là: Musa acuminata và
Musa balbisiana, thuộc nhiều kiểu gen từ nhị bội thể đến tứ bội thể. Trong
đó, có ý nghĩa kinh tế lớn nhất, với sản phẩm quả được tiêu thụ và thương
mại hóa nhiều nhất trên thế giới. Hiếm có một loại quả nào lại được sử dụng
để ăn tươi phổ biến như chuối tiêu, chúng trở thành món tráng miệng quen
thuộc trong các bữa ăn của hàng triệu người trên khắp thế giới. Không những
là một loại quả giàu dinh dưỡng, chuối tiêu còn có nhiều tác dụng trong
phòng ngừa và chữa một số bệnh như cao huyết, bệnh đường ruột,vì lý do đó
mà càng ngày càng có nhiều người coi chuối tiêu như một món ăn bổ dưỡng
và rất có lợi cho sức khỏe.
Nằm trong trung tâm phát sinh của cây chuối nên Việt Nam có nhiều
giống chuối tiêu triển vọng có khả năng đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Tuy
vậy, nhưng sản xuất chuối nói chung và chuối tiêu nói riêng ở nước ta còn ở
quy mô nhỏ lẻ, sản phẩm quả thường không đáp ứng được tiêu chuẩn xuất
khẩu, nên phục vụ nhu cầu nội tiêu là chủ yếu, vì vậy hiệu quả kinh tế do sản
xuất chuối mang lại thấp.
Cũng giống với tình hình chung của cả nước, trong sản xuất chuối tiêu
ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc sử dụng nhiều giống chuối khác nhau,
năng suất và chất lượng quả thấp. Nguyên nhân một phần là do chúng ta
chưa đánh giá, khai thác tốt nguồn gen sẵn có, để từ đó chọn lọc ra các giống
tốt, có những đặc điểm nông sinh học phù hợp với điều kiện sản xuất, đáp
ứng được các yêu cầu xuất khẩu để đưa vào sản xuất một cách đồng bộ. Hiện
nay Trung tâm nghiên cứu và phát triển vùng - Bộ Khoa học và Công nghệ
2
đã cung cấp giống chuốt tiêu ngoại nhập có chất lượng tốt. Nhưng để xây
dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật cho giống chuối tiêu mới, việc xác
định các biện pháp kỹ thuật phù hợp giúp giống chuối sinh trưởng tốt, cho
năng suất cao là việc làm cần thiết phục vụ cho sản xuất đại trà. Trong khuôn
khổ của đề tài thực tập tốt nghiệp chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và phát triển của
giống chuối tiêu mới từ nguồn nguyên liệu ngoại nhập trong vụ Xuân
2015 tại thị xã Sông Công - tỉnh Thái Nguyên".
1.2.Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1.Mục đích của đề tài
Đánh giá được ảnh hưởng của các vông thức phân bón đến sinh trưởng
và phát triển của giống chuối tiêu mới từ nguồn nguyên liệu ngoại nhập, từ đó
chọn ra công thức bón phân phù hợp, cho năng suất cao nhất tại thị xã Sông
Công - tỉnh Thái Nguyên.
1.2.2.Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu một số đặc điểm điều điện tự nhiên, của thị xã Sông Công
- tỉnh Thái Nguyên ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển của cây chuối
tiêu.
- Đo đếm, theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của giống chuối
tiêu mới trong vụ xuân 2015 ở các tổ hợp phân bón khác nhau. Từ đó chọn
lựa được công thức bón phân tốt nhất.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những thông tin khoa học có
giá trị và có tính hệ thống về ảnh hưởng của phân bón đến đặc điểm sinh
trưởng, phát triển của giống chuối tiêu mới từ nguồn nguyên liệu ngoại nhập.
- Bổ sung nguồn tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và
sản xuất giống chuối tiêu mới thương phẩm có năng suất cao.
3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Cung cấp những thông tin về sự ảnh hưởng của phân bón đến đặc điểm
sinh trưởng, phát triển của giống chuối tiêu mới từ nguồn nguyên liệu ngoại
nhập trong vụ Xuân 2015, làm cơ sở để lựa chọn công thức bón phân phù
hợp, góp phần hoàn thiện quy trinh kỹ thuật trồng và chăm sóc cho giống
chuối tiêu mới tại tỉnh Thái Nguyên nói riêng và vùng Trung du miền núi phía
Bắc nói chung.
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Giới thiệu chung về cây chuối
Theo Chu Thị Thơm (2007)[10] chuối là loại cây ăn quả nhiệt đới,
ngắn tuần, dễ trồng và cho sản lượng khá cao, trung bình có thể đạt năng suất
20 - 30 tấn/ha. Chuối có giá trị kinh tế khá lớn và là mặt hàng xuất khẩu của
nhiều nước. Bên cạnh đó, chuối cũng là cây có giá trị dinh dưỡng cao: gồm
nhiều chất bột, chất đạm, chất xơ, sinh tố và khoáng chất. Đặc biệt chuối có
hàm lượng kali rất cao và cả 10 loại acid amin thiết yếu của cơ thể. Theo Viện
Nghiên Cứu và Phát Triển Nông Nghiệp Malaysia, chuối là loại trái cây duy
nhất hội tụ đầy đủ thành phần những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con
người. Do đó, chuối đặc biệt thích hợp để bổ sung khẩu phần dinh dưỡng cho
trẻ em và người già, có tác động ngăn ngừa và trị bệnh rất tốt. Nhờ những giá trị
này mà hiện nay chuối đang trở thành mặt hàng mang lại lợi nhuận cao cho
người nông dân ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các quốc gia
vùng nhiệt đới với thị trường tiêu thụ hứa hẹn nhiều triển vọng.
Trồng cây ăn quả nói chung muốn có năng suất cao, phẩm chất quả tốt, kéo
dài chu kỳ kinh tế của cây cần áp dụng đúng kỹ thuật của từng loại cây. Không
những thế, mỗi loại giống lại có những yêu cầu, đòi hỏi riêng, chỉ khi đáp ứng
được những yêu cầu đó thì giống cây mới phát huy đầy đủ những đặc tính tốt của
nó, mang lại lợi ích thiết thực cho chủ vườn (Trần Thế Tục và cs, 1995)[8].
Theo Long Tú Vân và cs (2009)[12] ở nước ta, khí hậu bốn mùa đều
phù hợp cho chuối phát triển, từ Bắc đến Nam, đồng bằng cũng như miền núi,
ở đâu và mùa nào cũng có chuối. Chuối đối với người Việt Nam là rau, là
quả, là lương thực, thực phẩm. Sản lượng chuối ở ta hàng năm cũng khá,
ngoài việc tiêu thụ nội địa, chúng ta còn xuất khẩu một lượng khá lớn. Tuy
5
vậy, so với nhiều nước xuất khẩu chuối thì năng suất trồng chuối nước ta còn
thấp. Do việc trồng chuối ở nước ta hiện nay chưa áp dụng được những biện
pháp kỹ thuật hợp lý trong sản xuất.
Hoạt động nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển của cây chuối tiêu
nhằm phát hiện các biểu hiện hình thái, các hiện tượng sinh lý cũng như ảnh
hưởng của địa hình, biện pháp kỹ thuật đến sự sinh trưởng và phát triển của
chuối. Trên cơ sở đó nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác, có
ảnh hưởng tốt đến năng suất, chất lượng chuối. Góp phần nâng cao sản lượng
chuối, nâng cao thu nhập cho người dân, mở rộng thêm nguồn cung cấp chuối
cho thị trường nội địa và xuất khẩu (Hwang SC và cs, 2010) [14].
2.1.2. Nguồn gốc, phân loại cây chuối
2.1.2.1. Nguồn gốc
Theo Recel (2004) [16] cây chuối là một cây được con người sớm biết
đến và được đưa về trồng cách đây 3000 - 4000 năm. Là thức ăn chính của
người nguyên thủy, còn cung cấp xơ bẹ để làm quần áo cho họ che thân; khi
biết chuyển từ kinh tế hái lượm sang trồng tỉa, con người đã biết đưa cây
chuối về trồng.
Về nguồn gốc cây chuối, nhiều tác giả nghiên cứu đã thống nhất là
chuối có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á, Ấn Độ, Nê Pan, Miến
Điện, bán đảo Đông Dương, Malaixia, Philippin...
Từ vùng khởi sinh cây chuối được đưa đi theo 2 đường:
- Phát triển về phía Tây: Ấn Độ - Ả Rập - Trung Mỹ - Nam Mỹ.
- Phát triển về phía Đông: Indonesia - châu Úc, Tân Ghinê và các quần
đảo Thái Bình Dương, Trung Mỹ.
Cây chuối được trồng ở Nam Ấn Độ từ cách đây khoảng 500 năm trước
công nguyên và từ nơi này chúng được đưa đến Malaixia qua Mandagaca rồi
chuyển dịch về phương đông qua Thái Bình Dương đến Nhật Bản và Samoa ở
6
miền trung Thái Bình Dương khoảng 1000 năm sau công nguyên. Có lẽ chuối
được du nhập vào Đông Phi khoảng 500 năm sau công nguyên và được ổn
định ở Tây Phi khoảng 1400 năm sau công nguyên, cuối cùng chuối đã có mặt
ở vùng Caribê và Mỹ La Tinh ngay sau năm 1500 sau công nguyên
(Simmond và cs, 1995)[17]. Cuối thế kỷ XI cây chuối đã được trồng phổ biến
khắp các vùng nhiệt đới. Ở Nam Mỹ người ta đã thấy cây chuối được trồng
nhiều ở phía Nam Bolivia và hầu khắp Braxin. Ở châu Phi khu vực trồng
chuối trải rộng từ vùng Sahara tới Tanzania, ở phía Tây và Đông Cotdivia qua
Côngô đến các vùng Tây và Trung nước Nam Phi (dẫn theo Singh HP.,
2010)[18].
Theo Recel (2004) [16] những bằng chứng khảo cổ cho thấy chuối đã
được trồng ở thế kỷ VI-V trước công nguyên. Đầu thế kỷ I sau công nguyên
khoảng năm 200 cây chuối đã được trồng ở Trung Quốc, sau đó vào năm 700
chuối được trồng ở vùng Địa Trung Hải. Khoảng thế kỷ XV người Tây Ban
Nha đưa chuối từ châu Âu về trồng ở đảo Cana của Đôminica và mãi đến thế
kỷ XIX chuối mới được buôn bán trên thế giới.
Những bằng chứng khảo cổ khác lại cho thấy khoảng 10.000 năm trước
đây ở châu Á vào thời kỳ đồ đá, con người đã tìm thấy một giống cây đột biến
có thể ăn được mà không có hạt. Họ nhân giống chuối bằng cách tách mầm
con từ thân ngầm của cây mẹ để đem trồng, phương pháp này vẫn được duy
trì đến tuần nay. Điều này có ý nghĩa là các cây chuối đều giống nhau về mặt
di truyền (không có sự kết hợp gen giữa các cây khác nhau), do vậy qua thời
gian dài chúng sẽ mất đi đặc tính chống chịu sâu bệnh và một khi dịch bệnh
xuất hiện sẽ rất nghiêm trọng (Yi Ganjun, 2010)[19].
Vào những năm 50 giống chuối Gros Michel đã bị quét sạch khỏi trái
đất. Theo chân chuối Gros Michel là Cavendish hiện bị đe dọa bởi đại dịch
toàn cầu khác do nấm đen Sigatoka gây ra. Loại nấm này xuất hiện đầu tiên ở
7
núi Phú Sĩ (Nhật Bản) từ năm 1963, sau đó đã nhanh chóng phát tán và phá
hủy gần hết các cánh đồng chuối ở Amaron, làm giảm tới 70% sản lượng
chuối ở đây.
Tuần nay chuối được trồng hầu hết ở các vùng nhiệt đới, Á nhiệt đới
ẩm, phân bố từ 300 vĩ Bắc đến 300 vĩ Nam.
Theo FAO, tổng diện tích trồng chuối trên toàn thế giới tính đến năm
2010 là 4.771.944 ha tập trung chư yếu ở các nước Trung và Nam Mỹ, châu
Á và châu Phi. Các nước trồng nhiều chuối là: Ấn Độ, Braxin, Ecuador,
Honduras, Philippin, Columbia, Panama, Thái Lan, Trung Quốc, Venezuela...
(dẫn theo Yi Ganjun, 2010)[19].
2.1.2.2. Phân loại
Cây chuối nói chung có tên khoa học là Musa do nhà phân loại học
người Anh Chline (1707 - 1778) đặt ra để tưởng nhớ đến Antonius Musa một
thầy thuốc sống vào thời hoàng đế Rome thứ nhất Octavius Agnstus (dẫn theo
Trần Như Ý, 2000)[11].
Việc phân loại chuối từ lâu đã là một vấn đề lớn đối với phân loại học.
Ban đầu chuối được sắp xếp vào 2 loại chuẩn theo Linmaur là chuối ăn tươi và
chuối ăn luộc vì tinh bột ở những quả này khi chín không chuyển hóa thành
đường dễ tan. Nhưng sau đó những dòng chuối thu thập được tuần càng nhiều,
có những dòng có thể vừa ăn tươi vừa ăn luộc được (khi quả xanh có thể ăn
luộc, khi quả chín tinh bột lại chuyển hóa thành đường dễ tiêu). Trước sự đa
dạng của các giống chuối người ta nghĩ ra việc gọi tên chúng bằng cả ngôn ngữ
Latin và tên gọi thông thường của địa phương.Việc phân loại đã trở nên lộn
xộn khi các giống chuối tuần càng tăng. Sau đó vấn đề phân loại chuối được
các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nhiều hơn, tiêu biểu là công trình phân
loại của tác giả Kurs (1865) sau đó là học giả Chesman (1948) và gần đây nhất
là Simmond và cs (1996) (dẫn theo Chu Thị Thơm, 2007)[10].
8
Tất cả các loài chuối trồng hiện nay đều bắt nguồn từ 2 loài chuối dại là
Musa acuminata và Musa balbisiana. Tùy theo mức độ lai của 2 loài này mà
cho ra các giống chuối khác nhau (dẫn theo Nguyễn Văn Luật, 2010) [4].
Bảng 2.1: Bảng đặc tính phân biệt M.acuminata và M.balbisiana
(theo Simmonds 1966)
Đặc tính
M.acuminata (A)
M.balbisiana (B)
Màu sắc thân giả
Vết nâu đên từng đám Xanh lục
Rãnh gân lá chính
Mở hình chữ U
Đóng hình chữ O
Cuống buồng
Ngắn
Dài
Thai hạt
2 hàng đều nhau
4 hàng không đều
Bẹ nải chuối
Cuốn ngược lên
Không cuốn ngược
Hình bẹ nải (bắp quả)
Hẹp (x/y < 0,28)
Rộng (x/y > 0,30)
Đầu bẹ nải
Nhọn
Hình trứng không nhọn
Do chuối có lịch sử trồng trọt lâu đời, biến dị cũng rất đa dạng nên việc
phân loại chuối gặp nhiều khó khăn. Theo một số nhà khoa học người Anh thì
hiện nay chuối có trên 300 giống (trong đó có 150 giống được tạo thành do
đột biến mầm) và họ phân loại dựa vào hệ thống phân loại trên cơ sở nhiễm
sắc thể của Simmond (1966). Theo hệ thống phân loại này chi Eumusa, thuộc
loài M.paradisiaca, có số nhiễm sắc thể là 11 và có 131 giống chuối ăn được
xếp trong 9 - 10 loài của chi Eumusa (Simmond 1982) (dẫn theo Nguyễn Văn
Luật, 2010)[4].
9
Bảng 2.2: Phân loại chuối theo số nhiễm sắc thể cơ sở
(Theo Simmonds 1982)
Số nhiễm sắc
Chi
Số loại
Phân bố
thể cơ sở
Autralimysa
10
5-6
Queenland đến Philippin
Callimusa
10
5-6
Đông Dương và Inclovesia
Eumusa
11
9 - 10
Nam Ấn Độ đến Nhật Bản
Rhodochlamys
11
5-6
Ấn Độ đến Đông Nam Á
Ingentimusa
14
1
Tân Ghine
Cho đến nay tuần càng có nhiều phương pháp phân loại chuối bổ xung
khác nhưng hệ thống phân loại dựa trên số nhiễm sắc thể của Simmonds và cs
(1995) [17] vẫn là phương pháp có vai trò quan trọng, không thể thiếu được
mặc dù còn hạn chế là chưa đề cập đến sự có mặt của dòng thuần
M.balbisiana colla và không đưa ra giới hạn cho nhóm này.
Các loài chuối trồng hiện nay thuộc dòng Musa acuminata có các loài như:
- Loại chuối có lưỡng bội thể AA: cây có đặc điểm màu lá xanh vàng,
vỏ mỏng, cây mảnh mai, quả ngắn, mập, thịt quả ngọt, thơm nhưng do vỏ
mỏng, vận chuyển gặp nhiều khó khăn nên ít xuất khẩu. Là loại chuối tiêu thụ
nội địa ăn tráng miệng tốt. Ở Việt Nam có giống chuối ngự thuộc nhóm này.
- Loại chuối có tam bội thể AAA: nhóm này gồm hầu hết các loài chuối
trồng xuất khẩu hiện nay như Grosmichel, cây cao trồng nhiều ở châu Mỹ
Latinh, Cavendis, Lacatan, Grandenaine, và Naine, giống chuối tiêu (chuối
già) ở Việt Nam cũng thuộc nhóm này.
- Loại tam bội thể có tính trội acuminata (AAB): loại này quả thường
phải nấu mới ăn được, trồng nhiều ở châu Phi và châu Mỹ. Ở Việt Nam có
giống chuối tây (chuối sứ) thuộc nhóm này.
10
- Loại tam bội thể có tính trội balbisiana (ABB): cây to cao, quả to, có
cạnh, dùng lấy bột. Ở Trung Mỹ loại chuối này có thể được trồng để che bóng
cho cao su, cà phê lúc còn nhỏ (dẫn theo Trần Thị Bích Hường 2010)[3].
2.1.3 Giá trị của cây chuối
2.1.3.1. Giá trị kinh tế
Theo Nguyễn Văn Luật (2010)[4] chuối được xem là một trong những
loại quả phổ biến nhất trên thế giới, chỉ đứng thứ hai sau cây ăn quả có múi về
kim ngạch xuất nhập khẩu và là loại trái cây có khối lượng xuất khẩu nhiều
nhất, nhờ đó chuối đang dần trở thành loại quả chính trong nền thương mại
quốc tế. Theo thống kê của FAO tổng lượng chuối xuất khẩu của thế giới năm
2009 là 18,32 triệu tấn. Ở các nước đang phát triển, cùng với gạo, lúa mì, ngô,
chuối đang là mặt hàng chủ lực rất quan trọng, điều đó nói lên tầm quan trọng
của chuối đối với việc đảm bảo an ninh lương thực ở các nước này.
Chuối là cây ăn quả mà chỉ có vùng nhiệt đới mới có, cho nên có địa
bàn xuất khẩu rộng lớn. Theo thống kê của FAO, xuất khẩu chuối trên thế
giới có giá trị tổng cộng 8,08 tỷ USD trong năm 2009, làm cho chuối thực sự
là nguồn thu nhập quan trọng của nhiều nước.
Ở nước ta chuối từ lâu đã là cây trồng quen thuộc bởi không những nó
là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, sớm cho thu hoạch, dễ trồng và
cho sản lượng khá cao, có hiệu quả kinh tế lớn mà còn có khả năng thích ứng
khá tốt với nhiều loại đất đai,nhiều vùng khí hậu. Nó cũng yêu cầu kỹ thuật
song không có gì phức tạp và phù hợp với dân trí ở nước ta. Chuối là cây
trồng có năng suất khá cao, bình quân có thể đạt 20 - 30 tấn/ha. Trên thế giới
nhiều vùng trồng chuối đã đạt năng suất khá như: Paragoay: 35 tấn/ha;
Braxin: 50 tấn/ha. Những vùng thâm canh, chuyên canh cao như một số nước
Trung Mỹ (Panama, Costarica...) đã có điển hình đạt 100 tấn/ha.
11
Chuối là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và cần ít vốn đầu tư. Hàng
năm kim ngạch xuất khẩu chuối của Việt Nam sang Trung Quốc chiếm tỷ lệ
lớn và ổn định. Do vậy chuối luôn luôn là mặt hàng có giá trị cao trong các
nông sản xuất khẩu ở nước ta.
2.1.3.2. Giá trị dinh dưỡng
Theo Đào Thanh Vân và cs (2002)[13] Chuối là cây trồng được sử
dụng triệt để nhất. Người Trung Quốc có nói bộ phận nào của cây chuối cũng
đều là của quý giá. Từ củ chuối, thân chuối, lá khô lá tươi, hoa, trái xanh trái
chín đều có thể sử dụng được: để ăn, làm rau sạch, làm kẹo chuối, mứt chuối,
lá tươi và khô làm nguyên liệu gói, trái chuối chín để cải thiện dinh dưỡng
cho mọi người và làm hàng hoá.
Chuối có vỏ màu vàng, quả no tròn và dài, vỏ mỏng, thịt dẻo và mềm,
mùi vị thơm ngon, dinh dưỡng phong phú. Chuối có chứa 16 loại Acid amin
và nhiều Vitamin, thích hợp dùng cho cả người lớn và trẻ em.
Quả chuối chứa nhiều thành phần dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần,
vì thế mà nó còn được xem là kho cung cấp năng lượng trong thiên nhiên. Hiện
nay trên thế giới có 1/2 sản lượng chuối được dùng ăn tươi, 1/2 còn lại được sử
dụng dưới dạng nấu chín và chế biến thành các loại thực phẩm khác.
Ngoài Vitamin C trong quả chuối còn có một lượng Vitamin B1
(0,04%), B2 (0,05%) và rất giàu khoáng chất như P, Ca, Fe...
Về giá trị năng lượng : 1kg quả chuối cho 1.100 - 1300 calo
1kg chuối khô cho 2790 calo
1kg hoa chuối cho 200 calo
1kg thân cây chuối cho 50 - 60 calo
Thành phần dinh dưỡng tính trên 100g chuối ăn được (Theo cách tính
của Tổ chức Nông - Lương thế giới - FAO, 1976) : protein hàm lượng 1,8g,
lipid hàm lượng 0,2g, glucid hàm lượng 18,0g, vitamin A hàm lượng 80,0UI,
carotene hàm lượng 60IU, canxi hàm lượng 10,0mg, vitamin C hàm lượng
8,0mg, năng lượng 72,0 calo, kẽm hàm lượng 0,18g, sắt hàm lượng 0,4mg.
12
Trong chuối, hàm lượng kali (potassium) chiếm tỉ lệ rất cao, chứa nhiều
loại đường thiên nhiên như: fructose, sucrose, glucose, cung cấp một năng lượng
dồi dào cho cơ thể. Hai quả chuối có thể cung cấp năng lượng cho 90 phút luyện
tập thể thao. Không những thế, chuối còn giúp điều trị một số bệnh, nhờ đó
chuối được xếp vào hạng “top” trong thực đơn hàng tuần (Yi Ganjun, 2010)[19].
Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, quả chuối, loại trái cây
phổ thông trên thế giới là một thần dược. Chuối là loại trái cây dễ tiêu hóa, là
thực phẩm giàu chất carbon hydrate, các loại vitamin, nhiều chất khoáng.
Thành phần bổ dưỡng của chuối khác nhau trong từng loại chuối, trong từng
thời kỳ thu hoạch và khi sử dụng nó (xanh hay chín). Một quả chuối chín có
thể cung cấp đủ năng lượng calo trong mỗi tuần. Về dinh dưỡng, cứ 100g
chuối cung cấp 99 calo, rất bổ ích cho người chơi thể thao vì cơ bắp hấp thụ
đường trong chuối nhanh hơn. Chuối giúp phục hồi sức khỏe nhanh, nhưng
không nên ăn nhiều chuối khô, vì 100g chuối khô cung cấp đến 285 calo (dẫn
theo (Singh HP, 2010) [18]
Singh HP, (2010) [18] cho biết: trong quả chuối chín có chứa 0,5 0,7% chất xơ hoà tan. Acid hữu cơ trong chuối chủ yếu là Acid malic. Dù là
chuối tươi hay chuối sấy khô, đều chứa hàm lượng đường lớn, mỗi quả chuối
có khoảng 335kj đường (1kj = 0,24kcal )
Như vậy cây chuối đem lại cho con người rất nhiều lợi ích, do đó ngành
trồng chuối cần được mở rộng hơn nữa trên cơ sở áp dụng rộng rãi các biện
pháp khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để nâng cao năng suất chất lượng
của chuối.
2.1.3.3. Giá trị dược liệu
Theo Thiên Gia Diệu Phương (2001)[6]: chuối là một loại thực phẩm,
đồng thời cũng là một dược liệu thiên nhiên để hỗ trợ cho nhiều căn bệnh. So
với quả táo, chuối có hàm lượng Carbohydrate cao gấp 2 lần, protein cao gấp
13
4 lần, Vitamin A và sắt cao gấp 5 lần, những loại Vitamin và khoáng chất
khác cao gấp 2 lần, hàm lượng Phosphorus cao gấp 3 lần
Chuối dùng tốt cho trẻ thơ, trẻ em đang độ lớn, cho người dưỡng sức,
cho người già, cũng như cho những người lao động trí óc và chân tay. Nó
giúp ích cho hệ xương, cho sự sinh trưởng, cho sự cân bằng thần kinh. Cũng
dùng tốt cho những người bị bệnh khớp. Người suy nhược nên dùng ăn hàng
tuần. Nhưng do vì nó giàu hydrat carbon nên không phù hợp với người bị
bệnh đái đường. Chuối còn dùng để chữa bệnh ỉa chảy và kiết lỵ. Người ta
nhận thấy chuối dùng có kết quả trong việc chống các rối loạn ruột và dạ dày,
đặc biệt là chống các bệnh ỉa chảy cấp tính và mạn tính, bệnh viêm ruột. Ở Ấn
Độ, người ta dùng bột chuối xanh để điều trị những bệnh nhân bị loét dạ dày
có kết quả rõ rệt... Vì vậy một khẩu phần ăn có chuối xanh chắc chắn giúp
tránh được bệnh loét dạ dày. Quả chuối xanh còn non dùng chữa hắc lào mới
phát; trước tiên ta rửa sạch chỗ lở ngứa bằng nước nóng, gãi cho trượt da ra,
lau khô, rồi lấy một quả chuối vừa bẻ trên buồng ra, cắt dần từng lát, cho
nhựa chuối tiết ra mà chấm, bôi, xát vào chỗ ngứa. Làm 4-5 lần sẽ khỏi.
Nhân dân ta còn dùng cả củ chuối (thân, rễ) giã lấy nước cốt, hoặc dùng lóng
nứa tép đâm sâu vào thân cây hứng lấy nước trong uống trị sưng tấy, làm
thuốc giải nhiệt chữa nóng quá phát cuồng. Hoặc dùng cây non cắt ngang, lấy
phần non ở giữa (của thân giả) giã nhỏ đắp để cầm máu vết thương. Lá non
dùng băng bó để làm dịu vết bỏng, vết cháy. Ở Ấn Độ, thân giả và củ chuối
dùng chữa rối loạn về máu và trị bệnh hoa liễu. Còn nhựa cây được dùng trị
bệnh đau về thần kinh như icteria và động kinh, trị lỵ và ỉa chảy và làm nước
giải khát khi bị thổ tả.
14
2.1.4. Đặc điểm thực vật học của cây chuối
* Bộ rễ
Theo Hwang SC (2010) [14] rễ chuối thuộc lớp một lá mầm, rễ chùm.
Ở cây con mọc từ hạt thì rễ sơ cấp chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, sau đó chỉ
có rễ phụ mọc từ thân củ.
Đường kính rễ từ 5,1- 8,5mm. Mỗi điểm mắt, thân, củ có 1 - 3 rễ. Mỗi
thân củ thường có từ 200 - 300 rễ, đặc biệt có thể đạt tối đa 1000 rễ. Đầu rễ
chính bị tổn thương thì mọc ra chùm rễ ở đó.
Người ta chia rễ chuối thành 2 lớp: lớp rễ ngang và lớp rễ đứng.
- Lớp rễ ngang: mọc xung quanh thân ngầm, phân bố trên lớp đất mặt,
phạm vi 10 - 20cm, nếu đất tốt, xốp tầng dày rễ có thể phát triển đến 35 - 70cm.
Rễ này có thể phát triển cách xa tán lá đến 2m, giữ vai trò chủ đạo trong việc
cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
- Lớp rễ đứng: thường mọc từ phía đáy thân ngầm, đâm thẳng xuống
tầng đất sâu có thể sâu tới 1 - 1,5m, nó giữ vai trò chủ đạo trong việc giữ cho
cây vững chắc, ít bị đổ.
Rễ trong đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết là thành phần cơ
giới, độ tơi xốp của đất, giống, mực nước ngầm và chế độ canh tác. Theo
Fawcett (1913) rễ của chuối có thể ăn sâu gần 5,2m, thường là 0,75m và chiều
ngang có thể ăn rộng 2 - 3,5m (dẫn theo Trần Thị Bích Hường, 2010)[3].
Rễ hoạt động mạnh ở nhiệt độ 25 - 300C. Thường mùa Xuân rễ bắt dầu
hoạt động mạnh. Từ tháng 4 - 9 rễ hoạt động mạnh nhất. Sau tháng 10 rễ phát
triển chậm dần và hầu như nghỉ trong mùa Đông.
Mùa Hè rễ phát triển chồi lên mặt đất để hô hấp, do đó cần tránh những
thao tác trong vườn chuối sẽ làm gẫy rễ.
* Thân chuối
Thân chuối chia làm 2 phần: thân thật và thân giả.
15
Thân thật là củ chuối nằm trong đất và từ đó sinh ra các cây con tạo
thành bụi. Thân chuối sinh trưởng phát triển theo chiều ngang và có xu hướng
nhô dần lên mặt đất vì vậy thường có hiện tượng "trồi gốc" ở các vườn chuối
lâu năm. Ở Bắc Kạn, Thái Nguyên các vườn chuối trồng theo phương thức
quảng canh thường xảy ra hiện tượng này.
Kích thước và hình dáng thân phụ thuộc vào nhiều yếu tố và thường có
dạng tròn, tròn dẹp, hình trứng, hình chùy, đường kính khoảng 30cm, có trọng
lượng từ 2,5 - 3,0kg.
Thân giả do các bẹ lá mọc dài ôm sát lấy nhau, tạo thành một khối trụ tròn
nhẵn, có thể cao từ 2 - 5m, có khi cao 6 - 8m. Tùy theo loài, tùy vào cường độ
chăm bón mà thân giả có thể cao hay thấp, to hay nhỏ và màu sắc, độ bền chắc
cũng khác nhau. Do đó khả năng chống đổ, chống sâu bệnh cũng khác nhau.
Trong quá trình phát triển, thân giả cần được vệ sinh sạch sẽ để tránh
sâu bệnh đặc biệt là sâu đục thân.
Khi cây phân hóa mầm hoa thì thân củ mọc ra cuống chùm hoa. Cuống
này vươn dài lên vượt ra khỏi thân giả, đưa chùm hoa ra ngoài phát triển tạo
thành buồng quả chuối. Phần cuống đó gọi là thân ký sinh.
Mỗi thân giả chỉ cho một buồng chuối độc nhất rồi chết và được các
nhánh ngang (chồi con) thay thế. Sự tồn tại được bảo đảm bằng sinh sản vô
tính (Trần Thị Bích Hường, 2010)[3].
* Lá chuối
Theo Nguyễn Văn Luật (2010)[4] Lá chuối gồm có bẹ lá, cuống lá và
phiến lá. Khi mới nảy chồi, cây có lá kiếm, thường có 3 - 5 lá kiếm rồi cây
mới hình thành lá thật. Lá cuốn thành hình ống, một nửa cuốn vào trong, nằm
gọn trong rãnh của gân chính, còn nửa kia cuốn ngược lại bao ra ngoài gân
chính, lá mọc xen kẽ hình xoắn ốc cho nên điểm sinh trưởng luôn luôn được
che kín hoàn toàn.
16
Theo các tác giả Trung Quốc cây chuối tiêu phân hóa hoa khi đạt được
22 lá thật. Tổng số lá thật của nó đạt 28 - 30 lá. Sau khi phân hóa hoa cây còn
ra tiếp 8 lá nữa thì hoa xuất hiện. Trước khi hoa ra, có xuất hiện một lá nhỏ
chỉ bằng 1/2 kích thước các lá khác. Tuổi thọ trung bình của một lá chuối là
90 tuần (phạm vi không quá 130 tuần). Nếu vườn chuối bị bệnh đốm lá
(Cercospora musac Zim), thì tuổi thọ lá giảm nhanh. Giải phẫu lá thấy giữa
các gân lá có các "tế bào bản lề" nó nằm giữa điểm giao nhau của cuống lá
chính và gân phụ, những tế bào này rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh.
Khi môi trường hạn, nắng gay gắt các tế bào này mất nước làm cho nó xẹp
lại, 2 mép phiến lá rủ xuống để giảm bớt sự thoát hơi nước. Ngược lại khi môi
trường dư thừa nước hoặc trời râm mát, các tế bào này hút nước, căng lên và
làm cho phiến lá trải rộng ra (Trần Thị Bích Hường, 2010)[3].
Giải phẫu cũng cho thấy mô cơ giới và bó dẫn ở lá chuối và bẹ chuối
thường tập trung thành bó nên nó có độ bền cơ giới. Một số loài có thể dùng
làm dây thừng.
Sự ra lá của cây chuối phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm của đất. Thuận
lợi thì 7 - 10 tuần ra một lá: lá to, dày, xanh đậm. Nếu gặp hạn, thiếu dinh
dưỡng, nhiệt độ thấp thì 20 - 30 tuần mới được một lá: lá nhỏ, mỏng, màu
xanh nhạt.
Ở Việt Nam từ tháng 12 đến tháng 2 thì chuối chỉ ra được 1 - 1,5
lá/tháng. Từ tháng 5 đến tháng 9 chuối ra 4 - 5 lá/tháng.
Ở miền Nam hiện tượng khác biệt này ít hơn và chu kỳ từ trồng đến lúc
ra hoa cũng ngắn hơn.
Qua nghiên cứu thấy quan hệ giữa diện tích lá và năng suất của cây có
tương quan rất chặt. Nhìn vào bộ lá của cây chuối có thể dự đoán được tình
hình phát triển của cây, là căn cứ để xác định việc bón phân đem lại hiệu quả
tốt. Khi nhìn vào một cây chuối, nếu thấy có số lá xanh trên cây từ 10 - 12 lá,
17
phiến lá rộng, mềm mại, màu xanh bóng thì ta không cần bón thêm phân nữa
và chắc chắn sẽ cho năng suất khá. Ngược lại lá cây ít, màu xanh vàng, mỏng,
cần bón thêm phân thúc.
Cũng cần chú ý hạn chế sự rách lá (gió, bão) vì rách lá làm vỡ mạch
dẫn, ảnh hưởng đến quang hợp, giảm năng suất (Trần Thị Bích Hường,
2010)[3].
* Hoa và quả chuối
Theo Nguyễn Văn Tó (2005) [7] khi cây chuối có từ 28 - 55 lá thì phân
hóa hoa. Thời gian phân hóa hoa đến khi hoa nhú ra khỏi thân giả dài 60 - 85
tuần. Hoa chuối xếp trên trục hoa thành các chùm nải. Mỗi chùm nải có một
lá bắc màu đỏ. Chuối tiêu có 6 - 12 chùm nải tạo được thành quả. Chuối tây
có 4 - 8 chùm nải tạo được thành quả; các chùm hoa sau đó không tạo được
thành quả và hoa sẽ rụng dần nên phải cắt bỏ phần hoa không quả (cắt bi
chuối).
Theo Trần Như Ý (2000) [11] Cấu tạo một hoa đơn bao gồm đủ các bộ
phận: đế, đài, tràng, nhị, nhụy (thuộc loại hoa đủ). Song căn cứ vào hình thái
của ha người ta chia ra làm 3 loại: hoa cái, hoa lưỡng tính và hoa đực.
Hoa cái là phần sẽ phát triển thành quả chuối sau này, thường tập trung
ở gốc chùm hoa, luôn luôn nở trước các hoa khác và quyết định đến năng suất
của cây chuối. Số hoa cái nhiều hay ít được quyết định ngay từ khi phân hóa
hoa. Lúc này nếu cây chuối sung sức, đủ đạm thì số hoa cái sẽ nhiều.
Số lượng hoa lưỡng tính trên chùm hoa ít, khả năng hình thành quả
kém. Hoa đực là phần không thể phát triển thành quả được và rụng dần theo
thời gian.
Quá trình chuyển đổi từ sinh trưởng dinh dưỡng sang sinh trưởng sinh
thực cần có một số điều kiện nhất định, mà trong đó quan trọng nhất là sự tích
lũy dinh dưỡng (gồm hàm lượng hydrat cacbon, các chất có đạm và các chất vô