Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN BỆNH VIỆN VỆ TINH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 55 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

NGUYỄN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN
ĐỀ ÁN BỆNH VIỆN VỆ TINH
TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - NĂM 2016


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

ĐỀ ÁN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN
ĐỀ ÁN BỆNH VIỆN VỆ TINH
TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Người thực hiện:
Lớp:Cao cấp lý luận chính trị Liên Bộ Y tế, Bộ Lao động
TBXH, Bộ KH & CN
Chức vụ:
Đơn vị công tác:

HÀ NỘI - NĂM 2016




LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian công tác, làm việc tại cơ quan, tôi luôn cố gắng hoàn
thành tốt nhiệm vụ, không ngừng trau rồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm.
Năm 2014, tôi được cơ quan và bộ Y tế cử đi học cao cấp lý luận chính trị,
lớp liên bộ Y tế, bộ Lao động thương binh xã hội, bộ Khoa học công nghệ
nhằm nâng cao lý luận chính trị cho bản thân góp phần cho công tác chuyên
môn và nghiệp vụ.
Được trực tiếp học tập tại trường và được nghe các Thầy Cô giảng dạy
tận tình đã cho tôi được mở mang kiến thức lý luận và thực tiễn. Cùng với
những chuyến đi thực tế, bản thân đã nhận thức được tính đúng đắn trong
đường lối của Đảng và Nhà nước, nâng cao thêm bản lĩnh chính trị.
Trong thời gian học tập tại lớp Cao cấp lý luận chính trị, lớp liên bộ Y
tế, bộ Lao động thương binh xã hội, bộ Khoa học công nghệ, tôi đã luôn cố
gắng để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Tôi cũng luôn nhận được sự giúp đỡ
nhiệt thành của nhà trường, và các Thầy, Cô.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình tới Đảng ủy, ban Giám đốc Học
viện chính trị Khu vực I, cùng toàn thể các Thầy, Cô đã giảng dạy, quản lý
trong suốt thời gian học tập và làm luận văn tốt nghiệp!.
Tôi vô cùng biết ơn ban cán sự Đảng bộ Y tế, Lãnh đạo bộ Y tế, vụ Tổ
chức cán bộ, Đảng bộ, ban Giám đốc bệnh viện Nhi trung ương đã giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tôi trong thời gian qua!.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô chủ nhiệm, thầy hướng dẫn cùng toàn thể
ban cán sự lớp đã chia sẻ khó khăn và động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập!
Tôi xin trân trọng cảm ơn!


CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BVĐK

Bệnh viện Đa khoa

BVHN

Bệnh viện hạt nhân

BVVT

Bệnh viện vệ tinh

CLS

Cận lâm sàng

GBC

Giường bệnh chung

GMHS

Gây mê hồi sức

TMH

Tai Mũi Họng

UBND


Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng đã khẳng định xây dựng con người Việt Nam về tư
tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống gắn liền với nhiệm vụ xây dựng môi
trường văn hoá lành mạnh cho sự phát triển xã hội.....................................................10
Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 2 năm 2005 của Bộ Chính trị về công tác
bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới...........................10
6. Bộ chính trị (2005), “ Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 2 năm 2005 của
Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình
hình mới.”.....................................................................................................................47


1

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do xây dựng đề án
Trong thời gian qua, ngành y tế nước ta nói chung, hệ thống khám
bệnh, chữa bệnh nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên,
bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hệ thống khám, chữa bệnh của nước ta
vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, bất cập, thách thức: Mô hình bệnh
tật kép; nguồn lực đầu tư cho y tế tuy có tăng, nhưng vẫn chưa đáp ứng được
yêu cầu; số giường bệnh/vạn dân thấp hơn so với các nước trong khu vực;
nhân lực y tế cho lĩnh vực khám chữa bệnh còn thiếu so với định mức biên
chế và nhu cầu thực tế; phân bố nhân lực y tế không đồng đều, tình trạng
thiếu nhân lực y tế phổ biến ở nhiều địa phương; nhiều kỹ thuật y học cao đã
triển khai nhưng chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn và ở các bệnh viện
tuyến Trung ương; cơ sở khám, chữa bệnh tuyến dưới, vùng sâu, vùng xa có

chất lượng dịch vụ y tế thấp hơn hẳn so với vùng kinh tế phát triển, khả năng
tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao của người dân hạn chế. Việc vượt lên
tuyến trên để khám bệnh, chữa các bệnh mà tuyến dưới có đủ năng lực điều
trị hiệu quả, gây quá tải tại các bệnh viện tuyến trên đặc biệt là các bệnh viện
Trung ương.
Để giải quyết những khó khăn, thách thức nêu trên, những năm qua Bộ
Y tế đã thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ y tế
tuyến dưới thông qua: Đề án 225, Đề án 47, Đề án 930, Đề án 1816,...
Từ năm 2005, Bộ Y tế đã thí điểm triển khai Đề án bệnh viện vệ tinh về
chuyên ngành ngoại khoa và nội khoa, với sự tham gia của Bệnh viện Bạch
Mai và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Kết quả đánh giá cho thấy, triển khai
thực hiện Đề án bệnh viện vệ tinh là gắn thương hiệu của bệnh viện tuyến trên
với bệnh viện tuyến dưới, đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ của tuyến dưới,


2

chuyển giao kỹ thuật từ bệnh viện tuyến trên về bệnh viện tuyến dưới, giúp
bệnh viện tuyến dưới sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất đã được đầu tư.
Xuất phát từ cơ sở thực tiễn nêu trên, thực hiện Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giảm quá tải bệnh viện, Bộ Y tế xây dựng
Đề án bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013-2020. Đề án Bệnh viện vệ tinh cho tất
cả các Bệnh viện Trung ương trong đó có Bệnh viện Nhi Trung ương với mục
tiêu “Nâng cao năng lực về khám bệnh, chữa bệnh cho các bệnh viện vệ tinh,
thông qua các hoạt động đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, cải tạo cơ sở vật chất,
nâng cấp trang thiết bị y tế, giúp người dân được khám bệnh, chữa bệnh chất
lượng cao ngay tại các bệnh viện vệ tinh, không phải lên tuyến trên; trước mắt
tập trung ưu tiên 5 chuyên khoa: Ung bướu, ngoại chấn thương, tim mạch, sản
và nhi”.
Thực hiện Đề án Bệnh viện vệ tinh sẽ góp phần nâng cao năng lực cung

cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các bệnh viện vệ tinh, củng cố lòng tin
của người dân với bệnh viện vệ tinh, tăng tỷ lệ người bệnh tới khám, điều trị
tại bệnh viện vệ tinh, giảm tỷ lệ chuyển tuyến từ bệnh viện vệ tinh lên bệnh
viện hạt nhân, tăng tỷ lệ chuyển tuyến phù hợp từ bệnh viện hạt nhân về bệnh
viện vệ tinh, giảm quá tải tại bệnh viện hạt nhân ở tuyến Trung ương, góp
phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân do Đảng và Nhà nước giao cho ngành Y tế.
Thực hiện mục tiêu của đề án, Bệnh viện Nhi Trung ương là bệnh viện
hạt nhân (BVHN) của hệ thống Bệnh viện Sản Nhi của miền Bắc và Bắc
Trung bộ đã xây dựng và thực hiện nhiệm vụ “đề án bệnh viện vệ tinh” góp
phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của nhân dân vùng sâu, vùng xa,
đào tạo cán bộ y tế cho các bệnh viện vệ tinh.
Chính vì những lý do nêu trên, cùng với xuất phát từ lòng yêu nghề, ý
thức trách nhiệm của bản thân với cương vị là Trưởng Khoa Tai - Mũi - Họng
của Bệnh viện Nhi Trung ương và là một trong số cán bộ của Bệnh viện tham


3

gia theo dõi và thực hiện đề án bệnh viện vệ tinh nên tôi quyết định lựa chọn
vấn đề: “Nâng cao chất lượng thực hiện đề án bệnh viện vệ tinh tại Bệnh
viện Nhi Trung ương giai đoạn 2016 - 2020” làm đề án tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu của đề án
2.1. Mục tiêu chung
Nâng cao năng lực về khám bệnh, chữa bệnh cho 5 Bệnh viện vệ tinh,
theo mô hình bệnh viện Nhi Trung ương, tập trung ưu tiên 5 chuyên khoa: Ung
bướu, ngoại nhi, tim mạch, Tai Mũi Họng và Hồi sức cấp cứu. Nâng cao năng
lực khám chữa bệnh thông qua các hoạt động đào tạo, chuyển giao kỹ thuật;
đồng thời, cải tạo cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị y tế đạt chuẩn, giảm
tải chuyển tuyến điều trị tại tuyến Trung ương giúp bệnh nhân được hưởng

các dịch vụ y tế có chất lượng hướng tới phục vụ sự hài lòng của người dân
trong cộng đồng trong việc khám chữa bệnh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Xây dựng, kiện toàn 100% các đơn vị chuyên khoa Cấp cứu hồi sức, Sơ
sinh, Ngoại nhi, Nội nhi tổng quát, Nhi cộng đồng, phòng Đào tạo, phòng Chỉ
đạo tuyến tại Bệnh viện Nhi Trung ương và 5 Bệnh viện vệ tinh.
Đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ y tế cho 5 Bệnh viện
vệ tinh. Giảm tối thiểu 15% tỷ lệ chuyển tuyến từ các Bệnh viện vệ tinh lên
Bệnh viện Nhi Trung ương so với trước khi thực hiện Dự án; thực hiện việc
chuyển bệnh nhân giai đoạn hồi phục về Bệnh viện vệ tinh, giúp rút ngắn thời
gian điều trị trung bình hợp lý tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Bệnh viện Nhi Trung ương và 5 Bệnh viện vệ tinh được đầu tư về nhân
lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, phương tiện chuyển tuyến, công nghệ
thông tin nhằm xây dựng mạng lưới hỗ trợ các bệnh viện vệ tinh, đảm bảo
việc chuyển giao, tiếp nhận kỹ thuật đạt hiệu quả cao và bền vững.
Xây dựng mạng lưới hỗ trợ các Bệnh viện vệ tinh nhằm đảm bảo các
kỹ thuật chuyển giao cho 5 Bệnh viện vệ tinh thực hiện tốt và duy trì bền


4

vững. Xây dựng các Trung tâm thực hành nhi khoa cộng đồng, đưa giảng dạy
dựa vào cộng đồng, lấy cộng đồng làm trung tâm cho việc giảng dạy và học
tập, nhằm đào tạo một đội ngũ y tế có đủ năng lực không những chỉ về
phương diện thực hành tại các bệnh viện mà còn đủ năng lực giải quyết các
vấn đề sức khoẻ sức khoẻ cộng đồng.
3. Giới hạn của đề án
3.1. Đối tượng của đề án
Nâng cao năng lực về khám bệnh, chữa bệnh cho 5 Bệnh viện vệ tinh,
theo mô hình Bệnh viện Nhi Trung ương. 5 Bệnh viện vệ tinh gồm: Bệnh viện

Sản Nhi Bắc Giang, bệnh viện Sản Nhi Hải Dương, Bệnh viện Sản Nhi Ninh
Bình, Bệnh viện Nhi Thái Bình, Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc.
3.2. Phạm vi không gian của đề án
Tập trung đầu tư vào 5 chuyên khoa có công suất sử dụng giường bệnh
quá cao: Ung bướu, ngoại nhi, Tim mạch, Tai Mũi Họng và Hồi sức cấp cứu
của Bệnh viện Nhi Trung ương đối với 5 Bệnh viện vệ tinh.
3.3. Thời gian thực hiện đề án
Giai đoạn 2016 - 2020.


5

B. NỘI DUNG
1. Cơ sở xây dựng đề án
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1 Một số khái niệm
1.1.1.1. Chất lượng
Viện tiêu chuẩn Anh Quốc (British Standards Institution, viết tắt là
BSI) định nghĩa chất lượng là “Toàn bộ các đặc trưng cũng như tính chất của
một sản phẩm hoặc một dịch vụ giúp nó có khả năng đáp ứng những yêu cầu
được xác định rõ hoặc ngầm hiểu” (BSI, 1991). Green và Harvey (1993) đã
xác định năm (05) cách tiếp cận khác nhau để định nghĩa chất lượng như sau:
- Chất lượng là sự vượt trội ( đạt tiêu chuẩn cao và vượt quá yêu cầu);
- Chất lượng là tính ổn định (thể hiện qua tình trạng “không có
khiếm khuyết ” và tinh thần “làm đúng ngay từ đầu”, biến chất lượng thành
một văn hóa);
- Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu (sản phẩm hoặc dịch vụ đáp
ứng đúng những mục đích đã đề ra, theo đúng các đặc tả và sự hài lòng của
khách hàng);
- Chất lượng là đáng giá đồng tiền (có hiệu quả và hiệu suất cao);

- Chất lượng là tạo sự thay đổi (những thay đổi về chất lượng).
Do những quan niệm khác nhau về chất lượng, Garvin (1988) phân các
định nghĩa chất lượng ra thành năm nhóm chính:
(1) Những định nghĩa mang tính “tiên nghiệm”. Đây là những định
nghĩa dựa trên cảm nhận chủ quan. Những định nghĩa này tồn tại bền vững,
nhưng không thể đo lường và cũng không thể mô tả một cách logic.


6

(2) Những định nghĩa dựa trên sản phẩm. Chất lượng được coi như
những biến số đo lường được. Căn cứ để đo lường là dựa trên những thuộc
tính khách quan của sản phẩm.
(3) Những định nghĩa hướng về người sử dụng. Chất lượng là một
phương tiện để đáp ứng sự hài lòng của khách hàng. Điều này khiến những
định nghĩa này có phần chủ quan và mang tính cá nhân.
(4) Những định nghĩa dựa trên hoạt động sản xuất. Chất lượng được
xem là sự đáp ứng những yêu cầu và thông số kỹ thuật của sản phẩm.
(5) Những định nghĩa dựa trên giá trị. Những định nghĩa này xác định
chất lượng trong mối tương quan với chi phí. Chất lượng được coi là sự cung
cấp những giá trị tốt so với chi phí bỏ ra.
Như vậy, chất lượng vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối, chất
lượng như một quá trình, và chất lượng như một văn hóa. Khi chất lượng là
tuyệt đối, nghĩa là những tiêu chuẩn cao nhất có thể có. Các tổ chức giáo dục
Oxford, Cambridge và Stanford đạt chuẩn chất lượng theo nghĩa tuyệt đối,
nhưng khi xét dưới khía cạnh của chuyên ngành giáo dục thì vẫn có ít nhiều
cảm tính. Quan niệm “chất lượng là tương đối” khi cho rằng chất lượng của
một sản phẩm hoặc dịch vụ chỉ có giá trị tương đối. Chất lượng ở đây có thể
được đo lường bằng những tiêu chí nhất định. Nếu quan niệm ‘chất lượng như
một quá trình’ để đạt được chất lượng của một sản phẩm hoặc dịch vụ, nhất

thiết phải trải qua những quá trình nhất định và tuân theo những thủ tục. Do
đó, chất lượng là kết quả của những hệ thống và quy trình được lập ra cho
một mục tiêu. Chất lượng như một văn hóa là sự công nhận chất lượng là một
quá trình chuyển đổi, trong đó mỗi bộ phận đều quan tâm và thừa nhận tầm
quan trọng của chất lượng. Quan niệm cuối cùng này đặc biệt đáng quan tâm
trong các cơ sở giáo dục, tuy nhiên các ý tưởng khác về chất lượng đều có vai
trò của chúng.


7

Chất lượng được định nghĩa khác nhau trong những bối cảnh khác
nhau. Đó là một khái niệm được sử dụng rất nhiều, nhưng lại được hiểu ít
nhất. Reeves và Bednar (1994) kết luận: “… Cuộc tìm kiếm một định nghĩa
thống nhất và một phát biểu có tính quy luật về chất lượng bị thất bại”.
Gummesson (1990) cho rằng cần có sự đồng thuận về cách hiểu thực thể mơ
hồ và phức tạp, đa diện mà ta gọi là “chất lượng” hơn là tìm cách đưa ra một
định nghĩa.
Có thể nhận thấy rằng khái niệm chất lượng là một khái niệm không
xác định và phụ thuộc vào ngữ cảnh, bao gồm nghĩa từ “chuẩn mực” đến
“xuất sắc”.
Chuẩn mực có thể được hiểu bằng khái niệm “ngưỡng” tối thiểu mà hiệu
quả của công việc sẽ được đánh giá (Ashcroft & Foreman-Peck, 1996, p.21).
Trong tình huống này, chất lượng đồng nghĩa với hoạt động đánh giá, vì vậy sẽ
là tập hợp các tiêu chuẩn dựa trên quy chiếu nhóm chuẩn, như Tiêu chuẩn của
NAAC (Hội đồng đánh giá và kiểm định chất lượng Ấn Độ) được xây dựng dựa
trên yêu cầu về mức tối thiểu và cao hơn.
Ở phía bên kia của phổ nghĩa là quan điểm xem chất lượng là sự xuất
sắc. Xuất sắc là trạng thái thành tích đặc biệt, vượt trội, không có lỗi và đạt
mức hài lòng cao nhất từ các bên có liên quan.

1.1.1.2. Bệnh viện hạt nhân
Là bệnh viện tuyến trên có đủ năng lực, được giao nhiệm vụ xây dựng
và phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh để giúp bệnh viện tuyến dưới nâng
cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh.
1.1.1.3. Bệnh viện vệ tinh
Là viện tuyến tỉnh hoặc tuyến huyện có một hoặc nhiều đơn vị vệ tinh.
1.1.1.4. Đơn vị vệ tinh
Là khoa (hoặc trung tâm) thuộc bệnh viện tuyến tỉnh hoặc bệnh viện
tuyến huyện được bệnh viện hạt nhân lựa chọn đỡ đầu, hỗ trợ đào tạo, chuyển


8

giao kỹ thuật, tư vấn để hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất,
trang thiết bị, năng lực và khả năng cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
theo mô hình bệnh viện hạt nhân.
1.1.1.5. Chất lượng công tác khám chữa bệnh là trạng thái hoạt động ổn
định, đảm bảo được hiệu quả cần thiết của công việc khám chữa bệnh, là sự kết
hợp hài hòa giữa yếu tố: trình độ chuyên môn và y đức của đội ngũ y bác sỹ với
tình trạng hoạt động đảm bảo kỹ thuật của các trang thiết bị y tế phục vụ khám
chữa bệnh để tạo ra sự hài lòng của người bệnh và gia đình bệnh nhân.
1.1.2. Tiêu chí đánh giá nâng cao chất lượng thực hiện đề án Bệnh viện

vệ tinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Đánh giá nâng cao chất lượng thực hiện đề án Bệnh viện vệ tinh tại
Bệnh viện Nhi Trung ương được căn cứ từ nhiều yếu tố như chất lượng chuyển
giao của tuyến trên với tuyến dưới và ngược lại; trình độ chuyên môn của thầy
thuốc, điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ bệnh nhân và thầy thuốc, điều kiện và
chất lượng trang thiết bị phục vụ chẩn đoán, điều trị và sinh hoạt, khả năng đáp
ứng về thuốc men vv... Đồng thời, phải lượng giá chất lượng khám chữa bệnh

bằng các công cụ như bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện.
Tỉ lệ người dân được khám chữa bệnh đúng, kịp thời khi đến khám tại

tuyến cơ sở. Bảo đảm hiệu quả, chất lượng của dịch vụ trong hoạt động của hệ
thống khám, chữa bệnh, đạt công suất sử dụng giường bệnh.
- Về thực hiện đạo đức công vụ: đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế thực

hiện 12 Điều Y đức và quy tắc ứng xử trong bệnh viện.
- Cơ cấu đội ngũ nhân viên y tế của các cơ sở y tế đảm bảo số lượng,
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp.
- Mức độ giảm tải của tuyến Trung ương và khả năng đáp ứng yêu

cầu khám chữa bệnh của tuyến cơ sở.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới nâng cao chất lượng thực hiện đề án
Bệnh viện vệ tinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2016 - 2020
- Sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp ủy đảng, chính quyền tới nâng
cao chất lượng thực hiện đề án Bệnh viện vệ tinh.
- Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế của Bệnh viện
Nhi Trung ương và các Bệnh viện vệ tinh.


9

- Khả năng tiếp cận và làm chủ kỹ thuật cao, đáp ứng yêu cầu của Bệnh
viện vệ tinh.
- Hiệu quả của việc chuyển giao, đào tạo bồi dưỡng của Bệnh viện tuyến
trên đối với tuyến dưới và các kỹ thuật y tế: Chất lượng thuốc, khả năng cung
ứng thuốc và phác độ điều trị phù hợp. Yếu tố kịp thời, chuẩn xác, đúng lúc
trong thăm khám, chữa trị bệnh.


- Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác khám chữa
bệnh và chuyển giao kỹ thuật.
- Quan hệ hợp tác mở rộng với các đối tác bên ngoài và đối tác quốc tế.
- Vị trí địa lý: địa hình giao thông, khí hậu thời tiết, phong tục tập quán
văn hóa vùng miền của cư dân.
- Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và từng khu vực.
- Ảnh hưởng từ yếu tố kinh tế thị trường, cơ chế chính sách.
- Mức độ đạt được đối với sự hài lòng của người dân trong cộng đồng.
- Kinh phí thực hiện đề án nhanh hay chậm, thiếu hay đủ cũng ảnh
hưởng tới tiến độ thực hiện và chất lượng của đề án.
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
Cơ sở chính trị để thực hiện đề án chính là nội dung của các văn bản
thông qua Văn kiện, Nghị quyết của Đảng về công tác khám chữa bệnh đối
với ngành y:
- Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt
Nam về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt
Nam về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Cơ sở pháp lý của đề án được thực hiện thông qua các Chỉ thị, Nghị định,
văn bản Luật, quy định đối với ngành y và đối với Bệnh viện Nhi Trung ương:
- Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009.
- Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;


10

- Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ Phê duyệt Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013-2020.
- Quyết định số 4026 của Bộ trưởng Bộ Y tế, ngày 20 tháng 10 năm

2010 về việc “Ban hành quy định phân công công tác chỉ đạo tuyến trong lĩnh
vực khám, chữa bệnh”;
- Quyết định số 1816/QĐ-BYT, ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt đề án “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ
bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất
lượng khám, chữa bệnh”;
- Công văn số 2950/BYT-KCB, ngày 10 tháng 5 năm 2010 của Bộ Y tế
về “Hướng dẫn xây dựng Quy trình chuyển giao kỹ thuật y tế” trong thực hiện
Đề án 1816;
- Công văn số 425/KCB-CĐT, ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Bộ Y tế
về “Đề xuất xây dựng mô hình bệnh viện vệ tinh”;
- Công văn số 203/KCB-CĐT, ngày 20 tháng 3 năm 2013 việc triển
khai thực hiện Đề án Bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013 - 2020;
- Quyết định số 774/2013/QĐ-BYT ngày 11 tháng 3 năm 2013 của Bộ
trưởng Bộ Y tế phê duyệt Đề án Bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2012 – 2020;
- Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg, ngày 2 tháng 4 năm 2008 của TTg
Đề án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp BVĐK và BVĐKKV sử dụng vốn
trái phiếu CP và nguồn vốn khác giai đoạn 2008 - 2010;
Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng đã khẳng định xây dựng con người
Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống gắn liền với
nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh cho sự phát triển xã hội.
Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 2 năm 2005 của Bộ Chính trị về
công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
- Căn cứ vào năng lực về trình độ chuyên môn kỹ thuật, năng lực chỉ
đạo tuyến và đào tạo, năng lực và kinh nghiệm quản lý của Bệnh viện Nhi
Trung ương.
1.3. Cơ sở thực tiễn


11


Thực tiễn cho thấy, triển khai thực hiện đề án bệnh viện vệ tinh là gắn
thương hiệu của bệnh viện tuyến trên với bệnh viện tuyến dưới, đẩy mạnh
công tác đào tạo cán bộ của tuyến dưới, chuyển giao kỹ thuật từ bệnh viện
tuyến trên về bệnh viện tuyến dưới, giúp bệnh viện tuyến dưới sử dụng có
hiệu quả cơ sở vật chất đã được đầu tư.
Xuất phát từ cơ sở thực tiễn nêu trên, thực hiện Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giảm quá tải bệnh viện, Bộ Y tế xây dựng
Đề án Bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013-2020.
Trên 70,1% dân số nước ta sống ở nông thôn, chưa đến 30% dân số sống
ở thành thị. (Tổng cục dân số công bố năm 2009). Trung bình chúng ta có gần
7 bác sỹ/10.000 dân nhưng phần lớn bác sỹ làm việc tại thành thị. Đa số
người dân sống ở nông thôn, ít có điều kiện chăm sóc sức khỏe, ít có điều
kiện tiếp cận dịch vụ y tế, điều này khiến một lượng lớn dân cư phải di
chuyển từ nông thôn về thành thị để khám chữa bệnh, gây ảnh hưởng không
nhỏ đến nền kinh tế, ảnh hưởng đến sức khỏe và tiền của của nhân dân. Đây
là nguyên nhân chính gây quá tải bệnh viện.
Đề án 1816 và sau đó là Đề án Bệnh viện vệ tinh nhằm nâng cao chất lượng
đội ngũ y tế tuyến cơ sở, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Mục đính sâu xa
là làm giảm quá tải bệnh viện, đưa dịch vụ y tế chất lượng cao về nông thôn,
phục vụ đông đảo nhân dân lao động, giảm chi phí cho người bệnh.
2. Nội dung của đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
Trong thời gian qua, ngành y tế nước ta nói chung, hệ thống khám
bệnh, chữa bệnh nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Cơ sở vật
chất, trang thiết bị của các bệnh viện được đầu tư, phát triển hơn, nhiều kỹ
thuật, công nghệ y học tiên tiến được áp dụng trong khám, chữa bệnh, khả
năng tiếp cận với dịch vụ y tế của người dân được cải thiện, góp phần cứu
chữa được nhiều người mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo mà trước đây chưa
cứu chữa được hoặc phải đi nước ngoài khám, chữa bệnh.



12

Vấn đề sức khỏe trẻ em luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt ở nước
ta cũng như các nước trên thế giới. Đặc biệt, chiến lược của Bộ Y tế từ năm
2012 đến năm 2020 với mong muốn xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao
nhằm giảm tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến trung ương. Sự quá tải
trong công tác khám chữa bệnh và yếu về năng lực chuyên môn của tuyến
dưới đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng khám và chữa bệnh cho
trẻ em.
Thu nhập thấp khiến nhiều người không muốn theo chuyên khoa Nhi.
Trước đây, tại các trường Đại học Y, Nhi khoa luôn là một chuyên ngành
riêng, nhưng mấy năm trở lại đây, muốn học về chuyên khoa nhi phải học
thêm sau đại học. Mạng lưới nhi khoa từ Trung ương tới cơ sở còn hạn chế và
yếu kém. Kinh phí hàng năm Nhà nước cấp cho ngành Nhi luôn thấp. Công
tác khám, chữa bệnh trẻ em trong những năm vừa qua chưa có định hướng rõ
ràng theo từng giai đoạn, thiếu sự hợp tác đồng bộ trong các cơ sở bảo vệ sức
khỏe trẻ em. Trên thực tế, chưa có một cơ quan làm đầu mối để phối hợp đào
tạo và chuyển giao kỹ thuật, tiến hành các quy mô và có chất lượng cao để
phát huy được tối đa hiệu quả ứng dụng trong công tác bảo vệ sức khỏe trẻ
em tại Việt nam.
Về mô hình bệnh tật ở trẻ em ở Việt Nam, theo số liệu thống kê năm
2004 của 3 bệnh viện: Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Nhi đồng 1,
Bệnh viện Nhi đồng II tại Việt Nam, mô hình bệnh tật hiện nay của nước ta
đã có xu hướng thay đổi so với trước đây. Các bệnh phổ biển ở trẻ em vẫn là
các bệnh về đường hô hấp chiếm 50%, tiếp đến là các bệnh nhiễm khuẩn,
bệnh hệ tiêu hóa, các bệnh bẩm sinh, tai nạn, các bệnh trong thời kỳ chu sinh,
các bệnh hiếm gặp như ung thư, tim mạch, rối loạn miễn dịch, v.vv.. Tình
hình tử vong trẻ em có xu hướng thay đổi, tử vong do dị tật bẩm sinh cao

nhất, chiếm 60%, nhóm bệnh chu sinh và nhiễm khuẩn chiếm 30%, tử vong
do bệnh hô hấp còn 10%, do bệnh tiêu hóa và tim mạch thì hầu như rất thấp.
Nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe trẻ em được thực hiện với mục tiêu


13

mong muốn từng bước cải thiện chất lượng chăm sóc và giảm tỷ lệ tử vong sơ
sinh. Nhưng thực tế cho thấy, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh hiện này vẫn chiếm hơn
tới 70% tử vong trẻ em dưới 1 tuổi (theo kết quả nghiên cứu của Bệnh viện
Nhi Trung ương tại 17 bệnh viện tuyến tỉnh). Trong các cơ sở y tế, trẻ sơ sinh
nhập viện chiếm tới 23% số bệnh nhân dưới 1 tuổi và chiếm 11% trẻ dưới 5
tuổi. Số liệu này phản ánh một thực tế là chất lượng chăm sóc trẻ sơ sinh
trong giai đoạn mang thai và sinh đẻ của người mẹ vẫn chưa đáp ứng được
yêu cầu chuyên môn. Và nguyên nhân tử vong ở trẻ em có liên quan nhiều
đến chất lượng và khả năng cung cấp các dịch vụ y tế nước ta. Đặc biệt, sự
yếu kém trong chăm sóc, điều trị và cấp cứu tại các tuyến cơ sở đang là một
thực tế được quan tâm.
Theo báo cáo thống kê của bệnh viện cho thấy, những năm gần đây, số
lượt bệnh nhi khám và điều trị nội trú tại bệnh viện qua các năm tăng rõ rệt,
mặc dù số giường bệnh theo kế hoạch đã được nâng lên tương ứng với sự
phát triển của bệnh viện.
Bảng 1: Thống kê tình hình khám và chữa bệnh tại bệnh viện Nhi trung
ương từ năm 2010 đến 2012:
TT
1.
2.
3.
4.
5.

6.
7.
8.

Nội dung

Năm
2010

Năm 2011

Năm
2012
Giường bệnh theo kế hoạch
930 1.000
1.200
Số lượt BN khám
569.772
618.328
644.256
Số BN điều trị nội trú
52.217
60.442
59.438
Số BN phẫu thuật
12.958
13.448
29.991
Công suất giường bệnh (%)
131.61

119.87
109.5
Tỉ lệ tử vong (TV)
1.03
1.09
0.7
Tử vong dưới 24h
7.65
24.41
30.5
Tử vong sơ sinh
3.11
5.59
3.2
Nhìn chung, số bệnh nhân (BN) chuyển tuyến, vượt tuyến từ các tỉnh

có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Đặc biệt năm 2012, các tỉnh
Hải Dương, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Bắc Giang, Ninh Bình có số BN vượt
tuyến ngày càng tăng, chiếm hơn 25% so với tổng số BN điều trị tại BVNTW
(14.800/58.875 BN). Số BN trong tình trạng cấp cứu, vận chuyển không an


14

toàn được xếp theo thứ tự từ cao đến thấp (5 - 12) so với 20 tỉnh thành từ Hà
Tĩnh trở ra (năm 2012).
Bên cạnh đó, hệ thống mạng lưới y tế nhi khoa tuyến tỉnh còn thiếu, cơ
sở vật chất còn hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.
Kết quả điều tra cho 28 bệnh viện tỉnh, gồm: 6 Bệnh viện nhi, 4 Bệnh viện
sản nhi và 19 BVĐK cho thấy:

Tỉ lệ giường bệnh nhi/GBC là: 10,1% (Giảm 20% so với chỉ tiêu của
BYT)
Tỉ lệ Bác sỹ/Điều dưỡng là: 1/3
Tỉ lệ Bác sỹ chuyên khoa nhi/Bác sỹ chung là: 30% (BV Nhi), 20%
(BV Sản nhi) và 40% (khoa Nhi BVĐK)
Trang thiết bị phục vụ y tế cho công tác khám chữa bệnh còn thiếu, không
đồng bộ, khoảng 20-30% bệnh viện có máy sốc điện và máy thở CPAP,
36% dụng cụ mở khí quản, v.vv
Bảng 2: Hiện trạng cơ sở vật chất, nhân lực tại 05 Bệnh viện được chọn
làm BVVT
TT

Nội dung

Tên bệnh viện vệ tinh (BVVT)
Bệnh viện Nhi
Bệnh viện Sản nhi
Thái Hải
Bắc
Vĩnh
Ninh
Bình Dương Giang
Phúc
Bình
200
230
300
200
300
140

80
108
100% 100%
46%
40%
36%
141
153
69
64
75
47
35
27
23
24
94
118
42
41
51

Số giường bệnh chung
- Giường bệnh nhi
- Tỷ lệ GBN
Nhân lực nhi khoa
(biên chế)
- Bác sỹ
- Điều dưỡng
Khoa lâm sàng lĩnh vực nhi

06
09
04
04
Đó là những nguyên nhân dẫn đến sự quá tải bệnh viện, gia tăng số
lượng bệnh nhân khám và điều trị tại BVNTW, điều này đã ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng khám và điều trị. Trong khi, sự cung cấp kinh phí của nhà
nước theo chỉ tiêu giường bệnh chỉ ở mức giới hạn, chưa thật sự tương xứng

04


15

với nhu cầu khám chữa bệnh. Thực tế là, hơn 60% bệnh nhân chuyển lên
tuyến trên có thể điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh.
Để từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh đáp ứng nhu cầu
nhân dân và giảm quá tải bệnh viện, trong nhiều năm qua Bộ Y tế đã đưa ra
nhiều giải pháp:
- Đề án 1816 được thực hiện trên phạm vi cả nước với các hoạt động
chủ yếu là đào tạo, chuyển giao kỹ thuật tại chỗ, hỗ trợ nhân lực cho cán bộ
tuyến dưới;
- Đề án 47, đề án 930: đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp bệnh viện đa
khoa tuyến huyện và bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện sử dụng vốn trái
phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp các giai đoạn 2008 - 2010.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, đáp ứng yêu cầu chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe trẻ em ngày càng cao trong giai đoạn mới, dưới sự chỉ đạo của Chính
phủ, Bộ Y tế và các Bộ có liên quan, Bệnh viện Nhi Trung ương được Bộ Y
tế giao nhiệm vụ xây dựng và triển khai “Dự án Bệnh viện vệ tinh cho các
Bệnh viện Nhi và Sản nhi cho 05 tỉnh miền Bắc Việt Nam” thuộc đề án

“Bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013 - 2020”.
2.2. Thực trạng nâng cao chất lượng thực hiện đề án Bệnh viện vệ
tinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong thời gian qua
2.2.1. Thực trạng về mô hình, cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Nhi
Trung ương
2.2.1.1. Mô hình, cơ cấu tổ chức


16

2.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
Bệnh viện Nhi Trung ương được thành lập ngày 14/7/1969 với tên gọi
là Viện Bảo vệ Sức khoẻ Trẻ em với 123 giường bệnh và 200 cán bộ nhân


17

viên, là bệnh viện chuyên khoa nhi đầu ngành trong cả nước về công tác bảo
vệ và chăm sóc sức khỏe trẻ em. Năm 1997 được đổi tên là Viện Nhi Trung
ương, tên gọi hiện nay có quyết định chính thức vào tháng 06 năm 2003. Hiện
tại, bệnh viện có 1.300 giường bệnh với 1.805 cán bộ nhân viên.
Tháng 3/2010, bộ Y tế quyết định thành lập Viện Nghiên cứu sức khỏe
trẻ em thuộc Bệnh viện Nhi Trung ương. Viện nghiên cứu là nền tảng, là cơ
sở để đào tạo sau đại học chuyên ngành Nhi.
Bệnh viện có các chức năng chính sau:
Khám chữa bệnh: Bệnh viện có 30 chuyên khoa lâm sàng và 11 khoa
cận lâm sàng.
Thành tựu nổi bật trong khám chữa bệnh:
•Về lâm sàng:
- Phẫu thuật thành công 5 cặp song sinh dính nhau.

- Phẫu thuật tim hở
- Ghép tạng : Ghép thận, ghép gan, ghép tủy xương
- Can thiệp tim mạch
- Phẫu thuật nội soi
- Cùng chuyên gia chế tạo thành công máy trợ thở CPAP
- Thành lập trung tâm lọc máu và thận nhân tạo đã cứu chữa được nhiều
bệnh nhân bị bệnh nặng và hiểm nghèo.
Tai Mũi Họng:
- Cấy ốc tai điện tử.
- Thính học nhi khoa.
- Soi treo vi phẫu thanh quản
- Tạo hình vành tai.
- Phẫu thuật nội soi TMH nhi
- Trị liệu ngôn ngữ.


Về cận lâm sàng:


18

Khoa Di truyền và Sinh học phân tử của bệnh viện đã xác định được
nhiều bệnh di truyền ở trẻ em, xác định được hầu hết các loại virus.
Nghiên cứu khoa học: Là trung tâm nghiên cứu khoa học Nhi khoa đầu
ngành của cả nước. Nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp Cơ sở đã được
tiến hành hàng năm.
Đào tạo: Kết hợp với Bộ môn Nhi trường Đại học Y khoa Hà Nội đào
tạo sinh viên Nhi khoa, Bác sỹ chuyên khoa cấp I, cấp II, Thạc sỹ, Tiến sỹ
Nhi khoa. Kết hợp với các trung tâm Nhi khoa Quốc tế hàng năm tiến hành từ
20 - 25 lớp đào tạo cập nhật kiến thức Nhi khoa cho Bác sỹ Nhi và Điều

dưỡng Nhi trong cả nước.
Chỉ đạo tuyến: Là cơ quan đầu ngành Nhi khoa, Bệnh viện đã tập trung
chỉ đạo ngành theo phương hướng chăm sóc sức khoẻ ban đầu và nâng cao
chất lượng chẩn đoán và điều trị. Trong những năm gần đây, Bệnh viện tập
trung chỉ đạo nâng cao chất lượng của hệ thống cấp cứu và phấn đấu giảm tỷ
lệ tử vong trẻ sơ sinh.
Hoạt động giáo dục sức khoẻ: Giáo dục kiến thức nuôi con, phòng
bệnh, cách phát hiện sớm bệnh cho bố mẹ đã được bệnh viện tiến hành
bằng nhiều hình thức: các buổi nói chuyện, viết báo, trình bày các chuyên đề trên vô
tuyến truyền hình.
Hợp tác Quốc tế: Hiện nay Bệnh viện có các Quan hệ hợp tác với JICA
Nhật Bản, Bệnh viện trẻ em Hoàng gia Melburne, Hội hữu nghị ICPH Thuỵ
Điển, Tổ chức cựu chiến binh Mỹ, Tổ chức REI Hoa Kỳ, Tổ chức Vietnam
Project Hoa Kỳ, Trường Đại học Darmouth Hoa Kỳ, Trung tâm y tế Samsung
Hà Quốc, Bệnh viện Bambino Gesú Italia, Đại học Lund Thụy Điển, v.vv..
Thực tiễn cho thấy, triển khai thực hiện Đề án Bệnh viện vệ tinh là gắn
thương hiệu của bệnh viện tuyến trên với bệnh viện tuyến dưới, đẩy mạnh
công tác đào tạo cán bộ của tuyến dưới, chuyển giao kỹ thuật từ bệnh viện
tuyến trên về bệnh viện tuyến dưới, giúp bệnh viện tuyến dưới sử dụng có


19

hiệu quả cơ sở vật chất đã được đầu tư.
2.2.2. Thực trạng chất lượng hoạt động của một số Bệnh viện vệ tinh
2.2.2.1. Mô hình bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang
Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Về quy hoạch
kinh tế trước đây Bắc Giang nằm trong vùng trung du và miền núi phía bắc,
từ năm 2012 là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Bắc Giang
giáp với nhiều tỉnh thành, phía Bắc giáp Lạng Sơn, phía Đông giáp Quảng

Ninh, phía Tây giáp Thái Nguyên và Hà Nội, phía Nam giáp Bắc
Ninh và Hải Dương. Tỉnh lỵ là thành phố Bắc Giang, cách trung tâm thủ
đô Hà Nội 51 km.
Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.823 km², chiếm 1,2% diện tích tự
nhiên của Việt Nam. dân số Bắc Giang có 1.732.000 người, với mật độ dân
số 407 người/km², gấp 1,7 lần mật độ dân số bình quân của cả nước. Nằm
trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà
Nội - Hải Phòng, liền kề vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, Bắc Giang rất
thuận lợi trong phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa với các nước trong khu
vực.
Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang là bệnh viện hạng II. Tổng số giường bệnh
theo kế hoạch là 350, tổng số giường thực tế là 375 giường. Tổng số cán bộ
của bệnh viện là 286, trong đó tổng số bác sỹ là 82, tổng số điều dưỡng là
75. Bệnh viện có 18 khoa phòng, gồm: 8 khoa lâm sàng, 2 khoa cận lâm
sàng. Hàng năm, bệnh viện đón tiếp khoảng 25.832 bệnh nhân nhi, bệnh
nhân nội trú chiếm khoảng 14.067.
Về trang thiết bị: 02 máy thở, 11 hệ thống CPAP, 08 bơm tiêm điện, 04
máy tạo oxy, 06 lồng ấp, 07 đèn chiếu vàng da, 06 máy truyền dịch, 05 máy
đo huyết áp, 02 máy monitor, 02 máy siêu âm 2 chiều, 02 máy siêu âm màu
Doppler, 01 máy Xquang kỹ thuật số, 01 máy điện tim, 01 máy điện não 02


20

máy ly tâm, 1 máy huyết học tự động, 1 tủ lưu trữ máu, 01 máy sinh hóa tự
động, v.v..
UBND tỉnh Bắc Giang đã có công văn gửi Bộ Y tế cam kết đảm bảo
nguồn kinh phí đối ứng đáp ứng yêu cầu phát triển mạng lưới nhi khoa theo
yêu cầu của dự án bệnh viện vệ tinh.
2.2.2.2. Mô hình Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình

Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cửa ngõ cực nam miền Bắc và khu
vực đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam. Theo quy hoạch xây dựng phát triển kinh
tế thì tỉnh này thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Ninh Bình nằm ở vị trí ranh giới
3 khu vực địa lý: Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Tỉnh này
cũng nằm giữa 3 vùng kinh tế: vùng Hà Nội, vùng duyên hải Bắc Bộ và vùng
duyên hải miền Trung. Phía bắc giáp với Hòa Bình, Hà Nam, phía đông giáp
Nam Định qua sông Đáy, phía tây giáp Thanh Hóa, phía đông nam giáp biển
(vịnh Bắc Bộ). Ninh Bình có vị trí quan trọng của vùng cửa ngõ miền Bắc và
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Trung tâm tỉnh là thành phố Ninh Bình
cách thủ đô Hà Nội 93 km về phía nam. Diện tích: 1.400 km², dân số: 898.459
người, mật độ dân số 642 người/km².
Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình là bệnh viện hạng II. Tổng số giường bệnh
theo kế hoạch là 300, số giường thực tế là 397. Tổng số khoa phòng là 16,
trong đó có 8 khoa lâm sàng, 2 khoa cận lâm sàng. Tổng số cán bộ bệnh viện
là 246, trong đó số bác sỹ là 57, số điều dưỡng là 93. Hàng năm, bệnh viện
khám cho khoảng 33.502 bệnh nhân là sản và nhi, trong đó bệnh nhân nội trú
nhi là 10.807. Số bệnh nhân sản và nhi chuyển tuyến khoảng 1.364.
Trang thiết bị: 08 hệ thống CPAP, 09 máy thở, 01 bộ dẫn lưu màng phổi,
01 bộ nội soi hô hấp, 18 bơm tiêm điện, 21 máy truyền dịch, 15 máy monitor,
02 máy điện tim, 01 máy sock điện, 06 lồng ấp, 11 đèn chiếu vàng da, 01 bộ
nội soi tiêu hóa, 03 máy siêu âm 2 chiều, 02 máy siêu âm màu Doppler, 01


×