Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Nghiên cứu hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 176 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHAMTHIENG PHOMSAVATH

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG TỔ CHỨC KHUYẾN NÔNG
NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


MỤC LỤC
Trang
i

Lời cam đoan
Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục viết tắt

vi

Danh mục bảng


vii

Danh mục biều đồ

ix

Danh mục sơ đồ, biều đồ

ix

Trích yếu luận án

x

Thesis abstract

xii

Phần 1. Mở đầu

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2


Mục tiêu của đề tài

3

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

1.4

Những đóng góp mới của luận án

5

1.5

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

6

Phần 2. Tổng quan tài liệu

7

2.1

Cơ sở lý luận về hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước


7

2.1.1

Một số khái niệm liên quan đến hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước

7

2.1.2

Vai trò của khuyến nông và hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước

9

2.1.3

Nội dung nghiên cứu vê hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước

14

2.1.4

Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước

30

2.2

Cơ sở thực tiễn


32

2.2.1

Hệ thống tổ chức khuyến nông ở một số nước trên thế giới

32

2.2.2

Những bài học kinh nghiệm về Hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước
rút ra vận dụng cho hệ thống khuyến nông nhà nước Lào

40

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu

44

3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

44

3.1.1

Đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Lào

44


3.1.2

Khái quát địa bàn nghiên cứu

48

iii


3.2

Phương pháp nghiên cứu

51

3.2.1

Phương pháp tiếp cận và khung phân tích

51

3.2.2

Phương pháp nghiên cứu

55

3.2.3


Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

59

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1

Thực trạng hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước ở nước Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào

4.1.1

62

Lược sử hình thành, thành phần tham gia, nguyên tắc cơ bản của tổ chức
hệ thống khuyến nông nhà nước Lào

4.1.2

64

Cơ cấu tổ chức của hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước ở nước
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

4.1.4

62

Chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà
nước ở nước Công hòa Dân chủ Nhân dân Lào


4.1.3

62

73

Thực trạng các nguồn lực của hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước ở
nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào

77

4.1.5

Kết quả nghiên cứu tại 3 tỉnh điều tra

81

4.2

Thực trạng hoạt động khuyến nông của hệ thống tổ chức khuyến nông
nhà nước tại nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào

86

4.2.1

Xây dựng mô hình và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật

86


4.2.2

Tổ chức đào tạo, tập huấn

91

4.2.3

Hoạt động thông tin tuyên truyền

95

4.2.4

Tư vấn dịch vụ khuyến nông

96

4.2.5

Hợp tác quốc tế

98

4.3

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống tổ chức khuyến nông nhà
nước ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào


104

4.3.1

Ảnh hưởng của Chính sách khuyến nông của Chính phủ

104

4.3.2

Ảnh hưởng của điều kiện về kinh tế, xã hội vùng miền đến hệ thống tổ
chức khuyến nông ở Lào

4.3.3

108

Ảnh hưởng của năng lực cán bộ khuyến nông các cấp trung ương, tỉnh,
huyện, bản

4.3.4

110

Sự phối hợp của các cấp, các ngành và sự tham gia của nông dân và các
tổ chức nông dân

117

iv



4.3.5

Ảnh hưởng của nguồn lực tài chính đối với hệ thống tổ chức khuyến
nông Nhà nưỡc ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

4.4

118

Định hướng và một số giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức khuyến
nông nhà nước ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

121

4.4.1

Định hướng

121

4.4.2

Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước ở
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

122

Phần 5. Kết luận và kiến nghị


148

5.1

Kết luận

148

5.2

Kiến nghị

148

Danh mục công trình đã công bố có liên quan đến luận án

151

Tài liệu tham khảo

152

Phụ lục

156

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CBKN
CKN& HTX
CNCKN
CNH – HĐH
CP
CTVKN
ĐVT
HĐND
HTX
HTTCKNNN
KHKT
KN
KNNN
KNV
LĐNT
MH
NCHDCNDL
NĐ – CP
NGO
ODA
NN&PTNT
SLLT
SLNTTS
SXNN
TBKT

TDPTBQ
TTKN
TW
UBND
HTX
TW

Cán bộ khuyến nông
Cục Khuyến nông và Hợp tác xã
Công nghệ cao khuyến ngư
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Chính phủ
Cộng tác viên khuyến nông
Đơn vị tính
Hội đồng nhân dân
Hợp tác xã
Hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước
Khoa học kỹ thuật
Khuyến nông
Khuyến nông nhà nước
Khuyến nông viên
Lao động nông thôn
Mô hình
Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Nghị định – Chính phủ
Tổ chức phi chính phủ (Non-Governmental Organization)
Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sản lượng lương thực
Sản lượng nuôi trồng thủy sản

Sản xuất nông nghiệp
Tiến bộ kỹ thuật
Tốc độ phát triển bình quân
Trung tâm khuyến nông
Trung ương
Uỷ ban nhân dân
Hợp tác xã
Trung ương

vi


DANH MỤC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

3.1

Số mẫu khảo sát về hệ thống tổ chức khuyến nông ở Lào

4.1

Số lượng cán bộ, công nhân viên khuyến nông của Cục Khuyến nông và
Hợp tác xã Lào năm 2015

4.2


57
78

Thực trạng trình độ cán bộ khuyến nông tại Cục Khuyến nông và Hợp tác
xã Lào năm 2015

78

4.3

Số lượng cán bộ khuyến nông các cấp ở Lào năm 2015

80

4.4

Tình hình cán bộ khuyến nông các cấp phân theo giới tính và loại cán bộ
năm 2015

82

4.5

Cán bộ khuyến nông theo trình độ vắn hóa và học vấn năm 2015

83

4.6

Cán bộ khuyến nông theo trình độ chuyên môn đào tạo năm 2015


83

4.7

Kinh phí cho hoạt động khuyến nông của Phòng khuyến nông và Hợp tác
xã thuộc Cục khuyến nông và Hợp tác xã năm 2015

85

4.8

Kinh phí hoạt động khuyến nông của 3 tỉnh qua các năm 2013 - 2015

87

4.9

Số làng/ bản xây dựng mô hình làm mẫu về nông nghiệp của 03 tỉnh
trong các năm 2013 - 2015

4.10

88

Kinh phí cho thực hiện mô hình bản làm mẫu về sản xuất nông nghiệp
của 3 tỉnh trong các năm 2013 – 2015

4.11


89

Kết quả số làng/ bản làm mẫu về sản xuất nông nghiệp tại 7 huyện của
tỉnh Champasack năm 2015

90

4.12

Kết quả xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh năm 2015

90

4.13

Kết quả đào tạo tập huấn tại 03 tỉnh trong năm 2015

92

4.14

Kết quả đào tạo tập huấn về quản lý tài chính cho cán bộ cơ sở trong năm 2015

93

4.15

Kết quả tập huấn về quản lý quỹ dịch vụ tài chính bản cho cán bộ cơ sở
trong năm 2015


93

4.16

Kết quả tập huấn về trồng trọt ở 3 tỉnh năm 2015

94

4.17

Đánh giá kết quả tập huấn cho nông dân của tổ chức khuyến nông các
cấp năm 2015

95

4.18

Kết quả tư vấn dịch vụ xây dựng mô hình tại tỉnh Champasăc

97

4.19.

Kết quả hợp tác quốc tế về khuyến nông ở Lào

98

vii



4.20.

Đánh giá của Cán bộ khuyến nông Trung ương về các yếu tố ảnh hưởng
đến hệ thống tổ chức khuyến nông

105

4.21

Phân tích SWOT của các hoạt động khuyến nông ở Lào

106

4.22

Thực trạng sử dụng các kỹ năng trong tập huấn của cán bộ khuyến nông
các cấp tại tỉnh Champasak năm 2015

4.23

Thực trạng sử dụng các kỹ năng trong tập huấn của cán bộ khuyến nông
các cấp tại Borikhamxay năm 2015

4.24

116

Kết quả đánh giá trình độ cán bộ khuyến nông được tập huấn ở các cấp
của tỉnh Borikhamxay năm 2015


4.27

115

Kết quả đánh giá trình độ cán bộ khuyến nông được tập huấn ở các cấp
của tỉnh Champasak năm 2015

4.26

114

Thực trạng sử dụng các kỹ năng trong tập huấn của cán bộ khuyến nông
các cấp ở tỉnh Oudomxay năm 2015

4.25

113

116

Kết quả đánh giá cán bộ khuyến nông được tập huấn ở các cấp tại tỉnh
Oudomxay năm 2015

117

viii


DANH MỤC BIỀU ĐỒ
TT

4.1

Tên biểu đồ

Trang

Trình độ văn hóa cán bộ Cục Khuyến nông và Hợp tác xã Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào năm 2015

4.2

110

Trình độ chuyên môn cán bộ Cục Khuyến nông và Hợp tác xã Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào năm 2015

111

DANH MỤC SƠ ĐỒ
TT

Tên sơ đồ

Trang

2.1

Vai trò cầu nối khuyến nông

9


2.2

Cầu nối khuyến nông giữa nghiên cứu với nông dân

10

2.3

Hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước

37

3.1

Sơ đồ hành chính ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

46

3.2

Khung phân tích hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước

54

4.1

Cơ cấu tổ chức khuyến nông nhà nước của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào


74

4.2

Cục Khuyến nông và Hợp tác xã

75

4.3

Cơ cấu tổ chức Phòng Khuyến nông và Hợp tác xã

76

4.4

Bộ máy quản lý trạm khuyến nông và hợp tác xã cấp huyện

76

4.5

Hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước của Lào

123

4.6

Bộ máy tổ chức khuyến nông tỉnh


130

4.7

Tổ chức bộ máy trạm khuyến nông huyện

132

ix


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: KhamThieng Phomsavath
Tên Luận án: Nghiên cứu hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước ở nước Cộng hòa
dân chủ Nhân dân Lào
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 62.62.01.15

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước tại nước
Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào, từ đó, đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hệ
thống tổ chức khuyến nông nhà nước ở Lào.
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước.
+ Đánh giá thực trạng hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước ở Lào.
+ Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước ở
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lựa chọn phương pháp tiếp cận và xây dựng khung phân tích tác giả

đã lựa chọn điểm nghiên cứu ở nước CHDCND Lào đi sâu khảo sát ở 3 tỉnh, mỗi tỉnh
chọn 3 huyện và mỗi huyện chọn 3 bản để khảo sát. Đồng thời chọn một số hộ nông
dân, cán bộ các cấp ở 3 tỉnh để khảo sát về hệ thống tổ chức khuyến nông và nội dung
hoạt động khuyến nông ở 3 điểm nghiên cứu. Tác giả sử dụng phương pháp thu thập số
liệu thứ cấp trên sách, báo, niên giám thống kê, internet, báo cáo của các cơ quan và
Cục Khuyến nông và HTX. Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp phân tích kinh
tế (so sánh, mô tả, phương pháp sơ đồ) và phương pháp dự báo. Những phương pháp
này cơ bản đáp ứng được các mục tiêu nghiên cứu đề ra.
Kết quả chính và kết luận
Đã hệ thống được cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống tổ chức khuyến nông nhà
nước bao gồm: khái niệm về khuyến nông, khuyến nông nhà nước; khái niệm về tổ
chức, hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước; đặc điểm của hệ thống tổ chức khuyến
nông nhà nước; nội dung hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước với 2 phần chủ yếu: i)
Tổ chức khuyến nông nhà nước (tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ); Nguồn nhân
lực, tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật; Sự phối kết hợp giữa hệ thống tổ chức tổ chức
khuyến nông. ii) Tổ chức hoạt động khuyến nông: Chuyển giao/xây dựng mô hình; Đào
tạo tập huấn; Thông tin tuyên truyền; Tư vấn dịch vụ khuyến nông; Quan hệ hợp tác
quốc tế về khuyến nông. Phân tích Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống khuyến nông.
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn hệ thống tổ chức khuyến nông ở một số nước trên thế
giới nhất là ở Việt Nam rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng hoàn thiện cho hệ thống tổ

x


chức khuyến nông nhà nước ở Lào.
Tác giả đã đánh giá thực trạng hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước ở Lào với
2 nội dung chính như sau:
Một là; đánh giá thực trạng hệ thống tổ chức khuyến nông của Lào, gồm 4 cấp từ
trung ương, tỉnh, huyện, bản. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tổ chức bộ máy chưa được
hoàn thiện; Chức năng nhiệm vụ ở tổ chức khuyến nông các cấp còn kiêm nhiệm nhiều,

chồng chéo; Nguồn lực cho khuyến nông (Nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất kỹ
thuật) thiếu, năng lực của cán bộ khuyến nông từ Trung ương đến cấp bản còn yếu kém,
trình độ chưa cao. Sự phối kết hợp giữa hệ thống tổ chức khuyến nông các cấp từ trung
ương đến cấp bản còn nhiều bất cập.
Hai là; Phân tích thực trạng tổ chức hoạt động khuyến nông bao gồm: (1) Nội
dung chuyển giao/xây dựng mô hình. Các mô hình xây dựng chủ yếu là dựa vào dự án,
lượng kinh phí đầu tư còn hạn chế. Mặc dù vậy, thực hiện mô hình và áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật đã góp phần tăng thu nhập cho nông dân tham gia và mức thu nhập
tốt hơn nông dân chưa tham gia thực hiện mô hình; (2) Tác giả đã chỉ ra việc đào tạo tập
huấn đã thành công, mở được nhiều lớp về tập huấn kỹ năng về trồng trọt, chăn nuôi…;
(3) Thông tin tuyên truyền thực trạng ở Lào tuy đã có nhưng còn ít, nhất là ở vùng sâu
vùng xa; Tư vấn dịch vụ hầu như chưa có gì; (4) Hợp tác Quốc tế về khuyến nông với
Nhật, Pháp, Việt Nam… nhưng ở mức đầu tư hợp tác dự án hỗ trợ kinh phí hoạt động,
do vậy tác động đến kết quả, hiệu quả khuyến nông chưa cao; (5) Sự phối hợp, chỉ đạo
của hệ thống tổ chức khuyến nông còn nhiều hạn chế, bất cập, cần hoàn thiện trong
những năm tới.
Tác giả đã đề xuất 4 giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hệ thống tổ chức khuyến
nông theo 2 nhóm nội dung chính: Giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức khuyến nông và
nhóm giải pháp hoàn thiển tổ chức hoạt động khuyến nông. Những giải pháp này có tính
khả thi phù hợp với điều kiện thực tế, điều kiện của nước Lào.
Kết luận: Luận án là công trình nghiên cứu mới đã luận giả được cơ sở lý luận và
thực tiễn hệ thống tổ chức khuyến nông. Đã đánh giá được thực trạng tổ chức khuyến
nông các cấp từ trung ương đến cấp bản. Đánh giá thực trạng hoạt động khuyến nông ở
Lào và 3 tỉnh khảo sát. Đề xuất những giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống khuyến
nông phù hợp với điều kiện của Lào trong những năm tới.
Luận án là công trình nghiên cứu công phu, độc lập, nghiêm túc, nó là tài liệu
tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách, hệ thống tổ chức khuyến nông
các cấp ở Lào áp dụng và thực hiện. Góp phần tăng trưởng kinh tế nói chung và phát
triển nông nghiệp.


xi


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Khamthieng Phomsavath
Thesis title: Research on the Organization of the State Agricultural Extension System of
the Laos People’s Democratic Republic
Major: Agricultural Economics
Code: 62.62.01.15
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
1. Research Objectives
Based on the analysis results on the organization of the State Agricultural
Extension System of Laos People’s Democratic Republic (Laos) to propose major policy
solutions to improve organization of the State Agricultural Extension System of Laos.
Specific objectives are:
+ To systemize theoretical and practical bases of organization of the agricultural
extension system;
+ To analyze the current status of the organization of the State Agricultural
Extension System of Laos;
+ To propose major solutions to improve the organization of the State
Agricultural Extension System of Laos.
2. Materials and Methods
Based on the selected approaches and analysis framework, 3 provinces of Laos
were selected as the study sites; 3 districts were selected in each province and 3
communes were selected in each district to conduct the questionnaire survey. At the same
time, farmers and officers at province down to commune levels were selected to conduct
in-depth interviews on the organization of the extension system and contents of extension
activities in the three study areas. The author used secondary data from published sources
such as books, statistical yearbooks, internet, reports issued by offices and Department of
Agricultural and Forestry Extension and Cooperatives. The thesis used economic analysis

methods (Comparison, descriptive statistics, diagram) and forecasting methods. These
methods are suitable to deal with the proposed objectives.
3. Main findings and conclusions
The thesis has systemized the theoretical and practical bases of the organization of
the State extension system including: The concept of extension, the State extension system;
the concept of organization, organization of the State agricultural extension system;
characteristics of the organization of the State agricultural extension system. Research
contents of organization of the State agricultural extension system include: i) the
organization of the State agricultural extension system (the organizational structure,
functions, tasks, resources such as human, financial resources, and technical facilities;
collaboration between organizations of the agricultural extension system; ii) organizing
extension activities (transfer/demonstration models); training activities; information
dissemination; extension consultation services; international cooperation relations in
extension. Factors affecting the performance of an extension system are identified. Based
on the empirical research on organization of agrcultural extension systems in several
countries around the world especially in Vietnam, lessons were drawn to improve

xii


organization of Laos agricultural extension system.
The author assessed the current status of organization of the State agricultural
extension system in Laos with 2 main parts:
First, assessing the current situation of organization of the State agricultural
extension system at all levels from the Central, provincial, district and commune/hamlet
levels. Problems were identified including inappropriate organizational structure;
overlapping and unclear functions and tasks of the agricultural extension system at
various levels; inadequate resources for agricultural extension (human and financial
resources, and technical facility); weak capability and low qualifications of extension staff
and officers from the central to commune levels; weak coordination between the

extension system organizations at all levels from the central to commune levels. Findings
were well supported with evidences concerning lacking human and financial resources
allocated for the enxtension system down from Department of Agricultural and Forestry
Extension and Cooperatives, district extension stations, 3 provinces and 9 districts and the
selected communes under the study areas. Notably it is the shortage of both manpower
and funding for the agricultural extension organizations in the study sample.
Second, analyzing the current situation of organizing extension activities
including tranfering/demonstration models. Findings show that the demonstration
models were mainly relied on projects with limited investment capital. However, the
extension activities have contributed to increase production outputs and income of the
farmers participated in the demonstration models and adopted technological advances in
comparison with the non-particiation and non-adoption farmers. The author has pointed
out that in training activities extension offices have successfully organized many
training courses on skills in cultivation, animal husbandry... Information dissemination
in Laos has been initiated, however, it was still limited, especially in remote areas.
Consultation services were under-developed. International cooperation in agricultural
extension was done with Japan, France, Vietnam... to mobilize budgets for agricultural
extension, however, its impacts on output and outcomes of the extension activities could
be further improved. Collaboration among the agricultural extension organizations at
various levels was so weak that it is needed to improve in the coming years.
The author has proposed four key solutions to improve the organization of the
extension system mainly in two principal areas aspects. These include solutions to improve
organization of the extension systems and solutions to improve organizing extension
activities. These proposed solutions are feasible and in line with the actual conditions in Laos.
In conclusion, the thesis is a new research that has contributed to clarify theoretical
and practical bases of organization of agricultural extension system. It has assessed the
current situation of organization of agricultural extension system from the central to
grassroots levels. It has assessed the current status of organizing extension activities in the
three selected provinces of Laos. Solutions are proposed to improve organization of the
agricultural extension system suitable to the conditions of Laos in the coming years.

The thesis is meticulously, independently, and seriously conducted. This is a
useful reference for policy makers, organizations of the extension system at various
levels in Laos to considert in order to contribute to economic growth in general and
agricultural development in particular.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nông nghiệp có vị trí hết sức quan trọng, nó là ngành sản xuất vật chất chủ
yếu của nền kinh tế quốc dân Lào, đặc biệt trong cung cấp lương thực, thực phẩm
cho con người tồn tại và phát triển. Để góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển,
công tác khuyến nông ra đời đã có đóng góp không nhỏ. Hệ thống tổ chức
khuyến nông và các hoạt động khuyến nông với nhiều nội dung, hình thức khác
nhau đã góp phần rất lớn vào sự nghiệp phát triển sản xuất nông nghiệp, xoá đói
giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân. Khuyến nông ra đời là cầu nối giữa
khoa học và thực tiễn; Góp phần vào chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp; Huy
động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho sản xuất; Tăng cường khối liên
kết công nông.
Hiện nay, ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào, nền kinh tế
đang vận hành theo cơ chế thị trường, nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính
tự cấp, tự túc, không đảm bảo được điều kiện sống cho người dân, không phù hợp
với xu thế phát triển kinh tế hiện nay. Do sự thiếu hụt các thông tin về thị trường,
giá cả, khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất của người dân chưa cao. Tác động của
hệ thống khuyến nông phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn còn nhiều
bất cập. Vì vậy, hệ thống tổ chức khuyến nông ra đời là một yêu cầu bức thiết
trong vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay tại CHDCND Lào.
Trong những năm gần đây, nông nghiệp, nông thôn Lào có những bước thay
đổi đáng kể, hộ nông dân đã và đang trở thành đơn vị sản xuất tự chủ trong nền

kinh tế quốc dân (KTQD) và trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều tổ chức và cá
nhân nông dân tự tìm đến các tổ chức nghiên cứu, các nhà khoa học và các cơ
quan quản lý nông nghiệp, nhất là Cục khuyến nông và HTX yêu cầu giúp đỡ
cho hoạt động khuyến nông của họ. Trong quá trình phát triển nông nghiệp và
nông thôn, rất cần có sự trợ giúp từ hệ thống khuyến nông trong và ngoài nước.
Sự giúp đỡ đó chính là từ các tổ chức, các cơ quan Nhà nước, trong đó chủ yếu là
hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước. Hệ thống tổ chức khuyến nông nhà
nước tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã chính thức thành lập năm 2001
và đi vào hoạt động. Hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước Lào ra đời trên cơ
sở hoạt động theo nguyên tắc là lấy điểm xuất phát từ nhu cầu thực tiễn phát

1


triển của sản xuất nông nghiệp và có sự tham gia tự nguyện của người dân.
Hệ thống tổ chức khuyến nông Lào đã và đang dần dần đi vào hoàn thiện cả
về hệ thống tổ chức từ Trung ương đến cơ sở và nội dung hoạt động khuyến nông.
Đóng góp tích cực cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn của Lào và từng bước
hội nhập với các hệ thống tổ chức khuyến nông trên thế giới và các nước trong khu
vực. Hoạt động của hệ thống tổ chức khuyến nông đã đóng vai trò nòng cốt trong
công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, hướng dẫn, chuyển
giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho nông dân để họ không ngừng phát triển sản
xuất nông nghiệp, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu, từng
bước đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc Lào.
Sau nhiều năm thực hiện, hệ thống tổ chức khuyến nông Lào đã gặp
không ít khó khăn, bất cập, chưa thực sự đáp ứng được tình hình phát triển sản
xuất nông nghiệp, khoa học công nghệ và xu hướng hội nhập kinh tế quốc
tế,... Cục Khuyến nông và hợp tác xã (HTX) Lào, là hệ thống tổ chức khuyến
nông nhà nước đang dần dần từng bước kiện toàn về cơ cấu tổ chức và nội dung
hoạt động là nhu cầu tất yếu của sự phát triển sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, hệ thống tổ chức khuyến nông và các hoạt động khuyến nông
đang còn gặp rất nhiều những khó khăn, hạn chế bất cập, cần sớm được nghiên
cứu khắc phục giải quyết từ trung ương (TW) đến tỉnh, huyện và bản. Những khó
khăn, bất cập thường xảy ra đó là:
1) Hệ thống tổ chức khuyến nông đã được tổ chức từ trung ương (TW) đến
địa phương nhưng cán bộ khuyến nông các cấp chưa đáp ứng yêu cầu để thực hiện
nhiệm vụ. Nguyên nhân chủ yếu là trình độ của cán bộ khuyến nông chưa cao. Cán
bộ khuyến nông còn thực hiện nhiều nhiệm vụ kiêm nhiệm trong lĩnh vực khuyến
nông và nhiệm vụ của HTX.
2) Khuyến nông cấp bản không có cán bộ chuyên trách mà là cán bộ kiêm
nhiệm, vì kiêm nhiệm nên hạn chế hoạt động, hiệu quả hoạt động không cao.
3) Thông tin hai chiều, những chiều từ dưới lên không kịp thời, thường phản
ánh đầy đủ nguyện vọng của người dân. Những điều đó là do hệ thống tổ chức
khuyến nông đặc biệt là khuyến nông nhà nước.
4) Do hệ thống tổ chức chưa mạnh nên ảnh hưởng chất lượng hoạt động
khuyến nông.
5) Hoạt động khuyến nông còn phân tán, công tác chuyển giao tiến bộ kỹ

2


thuật mới diễn ra chậm, hiệu quả chưa cao…
Vấn đề đặt ra cần giải quyết những vấn đề trên là nghiên cứu phải trả lời rõ
các câu hỏi sau đây:
Cơ sở khoa khoa học lý luận về hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước
như thế nào? Thực tiễn của các nước trên thế giới và khu vực Đông Nam Á, nhất
là ở Việt Nam, hệ thống này tổ chức hoạt động ra sao và có những bài học kinh
nghiệm gì vận dụng cho Lào? Thực trạng hệ thống tổ chức khuyến nông nhà
nước hiện tại của Lào như thế nào? Hoạt động khuyến nông nhà nước của hệ
thống khuyến nông nhà nước đã tác động và đóng góp gì cho phát triển nông

nghiệp nông thôn? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hệ thống tổ chức khuyến
nông Nhà nước? Trong những năm tới hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước
cần có những định hướng và giải pháp nào để hoàn thiện và hoạt động bền vững
và đạt được hiệu quả cao?
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước tại
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; Từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm hoàn
thiện hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
trong những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống tổ
chức khuyến nông nhà nước.
- Phân tích, đánh giá thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống tổ chức
khuyến nông nhà nước ở Lào.
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước
ở Lào trong những năm tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Hệ thống tổ chức khuyến nông nhà
nước ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào:
1) Hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước Lào gồm 4 cấp: TW, tỉnh,
huyện, bản cụ thể: Hệ thống tổ chức khuyến nông ở cấp Trung ương: Cục khuyến

3


nông và hợp tác xã (HTX). Phòng khuyến nông và HTX tỉnh; Phòng khuyến
nông và HTX huyện. Trạm khuyến nông huyện và khuyến nông viên. Các tổ
chức kinh tế - xã hội có liên quan đến hệ thống tổ chức khuyến từ trung ương đến

tỉnh, huyện, bản. Về nguồn lực (Nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật) để tổ
chức hệ thống khuyến nông Nhà nước.
2) Tổ chức hoạt động khuyến nông bao gồm: Hoạt động chuyển giao/xây
dựng mô hình; Đào tạo tập huấn; Thông tin tuyên truyền; Tư vấn dịch vụ; Hợp
tác quốc tế.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Hiệu quả của hoạt động khuyến nông được xem xét dưới các góc độ kinh
tế, xã hội và môi trường thông qua các nhóm các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế,
hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
* Nhóm chỉ tiêu hiệu quả về kinh tế
* Nhóm chỉ tiêu hiệu quả về xã hội
* Nhóm chỉ tiêu hiệu quả về môi trường
1.3.3. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về không gian
Nghiên cứu các vấn đề hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước ở Lào: Hệ
thống tổ chức khuyến nông từ trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp bản:
nghiên cứu điều tra tập trung chủ yếu ở 3 tỉnh đại diện cho 3 vùng của Lào; Mỗi
tỉnh chọn 3 huyện mỗi huyện chọn 3 bản bao gồm: hộ nông dân, một số cán bộ
và khuyến nông viên (bảng 3.1).
* Phạm vi về thời gian
Thời gian thu thập những thông tin, số liệu thu thập, sử dụng để phân tích
trong nghiên cứu chủ yếu trong 3 năm gần đây từ năm 2012 - 2014. Số liệu điều
tra ở 3 tỉnh, huyện, bản chủ yếu năm 2014 - 2015.
* Phạm vi về nội dung
Nội dung nghiên cứu đề tài tập trung giải quyết những vấn đề chủ yếu sau:
1) Cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước.
2) Thực trạng hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước ở Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào (từ Trung ương đến tỉnh, huyện, bản).

4



3) Tổ chức hoạt động khuyến nông ở Lào.
4) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống tổ chức khuyến nông
nhà nước Lào.
5) Định hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống tổ chức khuyến
nông nhà nước ở Lào cho những năm tiếp theo.
6) Luận án không tập trung nghiên cứu vào các hệ thống tổ chức khuyến
nông khác bao gồm: Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội,
tổ chức nghề nghiệp, tổ chức khoa học, giáo dục đào tạo, hiệp hội, hội nghề nghiệp
và các tổ chức khác tham gia hoạt động khuyến nông tại Lào.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1.4.1. Về mặt lý luận
Luận án đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về hệ
thống tổ chức khuyến nông nhà nước như: Khái niệm về khuyến nông, hệ thống tổ
chức khuyến nông Nhà nước; Đặc điểm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến
hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước; Phương pháp tiếp cận nghiên cứu về hệ
thống tổ chức khuyến nông nhà nước. Tình hình và những bài học kinh nghiệm
của một số nước trên thế giới nhất là bài học của Việt Nam về hoàn thiện hệ thống
tổ chức khuyến nông nhà nước vận dụng vào hoàn thiện hệ thống tổ chức khuyến
nông nhà nước cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
1.4.2. Về mặt thực tiễn
Luận án đã phân tích đánh giá thực trạng cơ cấu tổ chức, chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước Lào từ Trung
ương đến tỉnh, huyện, bản. Đánh giá nội dung tổ chức hoạt động khuyến nông
của hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước Lào.
Phân tích yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hệ thống tổ chức khuyến nông
nhà nước và hoạt động khuyến nông ở Lào. Đánh giá của lãnh đạo các cấp từ
trung ương, tỉnh, huyện, cán bộ khuyến nông và người dân về những đóng góp
của hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước Lào.

Luận án đã đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện
hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước trong những năm tới.

5


1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng ở khu vực kinh tế nông thôn
Lào. Tuy nhiên, phần lớn nông dân Lào vẫn sản xuất nông nghiệp dựa trên kỹ
thuật canh tác lạc hậu và thiếu thông tin về giá cả, thị trường… nên kết quả, hiệu
quả đạt được chưa cao. Nước CHDCND Lào đang chuyển đổi nền nông nghiệp
sang kinh tế thị trường, việc cung cấp thông tin cũng như khuyến cáo cho nông
dân biết áp dụng các kỹ thuật phù hợp là rất cần thiết.
Hệ thống khuyến nông nhà nước của Lào ra đời năm 2001 đã đáp ứng đòi
hỏi khách quan của sản xuất nông nghiệp. Mặc dù vậy, hệ thống khuyến nông nhà
nước trong quá trình hoạt động còn bộc lộ nhiều bất cập như: chưa ổn định hệ thống
tổ chức, hoạt động khuyến nông còn phân tán, cán bộ khuyến nông kiêm nhiệm
nhiều, sự phối hợp trong chỉ đạo hoạt động khuyến nông các cấp chưa thống nhất.
Chính vì vậy, nghiên cứu nhằm góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học về lý luận và
thực tiễn; phân tích thực trạng hệ thống tổ chức và những hoạt động chủ yếu của hệ
thống tổ chức khuyến nông nhà nước Lào. Đề xuất ra giải pháp hoàn thiện hệ thống
tổ chức khuyến nông nhà nước Lào trong những thập kỷ tiếp theo.
Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên
cứu, nhà quản lý có liên quan ở nước CHDCND Lào. Nó còn làm cơ sở để đề ra
chính sách xây dựng các dự án, đề án quy hoạch, kế hoạch chỉ đạo phát triển hoạt
động khuyến nông các tỉnh, các huyện, bản ở Lào và góp phần tăng trưởng kinh
tế nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

6



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC KHUYẾN NÔNG
NHÀ NƯỚC
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước
2.1.1.1. Khái niệm về khuyến nông
Khuyến nông (Agricultural extension) là một thuật ngữ khó xác định
thống nhất bởi vì: để đạt được mục tiêu cơ bản cho nông nghiệp, nông thôn phát
triển các nước khác nhau, các nhà khuyến nông khác nhau, nông dân khác nhau
hiểu khuyến nông có khác nhau, do bởi khuyến nông: tổ chức bằng nhiều cách;
Phục vụ cho nhiều mục đích; Mỗi tầng lớp nông dân khác nhau hiểu nghĩa
khuyến nông khác nhau (Axinn, 1985; Nguyễn Văn Long, 2006).
Có nhiều quan niệm và khái niệm khác nhau, dưới đây là một số quan
niệm và khái niệm về khuyến nông.
Theo nghĩa chữ Hán, “khuyến” có nghĩa là khuyên người ta cố gắng sức
trong công việc, còn “khuyến nông” nghĩa là khuyên mở mang phát triển trong
nông nghiệp (Trần Văn Hà, 1997).
“Khuyến nông là phương pháp hành động, chuyển thông tin có lợi tới
người dân và giúp họ thu được những kiến thức, kỹ năng và những quan điểm
cần thiết nhằm sử dụng một cách có hiệu quả thông tin hoặc kỹ thuật này” (Benor
and Harrison, 1977; Swanson, 1984).
“Khuyến nông là một sự giao tiếp thông tin tỉnh táo nhằm giúp nông dân
hình thành các ý kiến hợp lý và tạo ra các quyết định đúng đắn” (Blankenburg,
1982; Van den Ban and Hawkins, 1998).
“Khuyến nông là một từ tổng quát để chỉ tất cả các công việc có liên quan
đến sự nghiệp phát triển nông thôn, đó là một hệ thống giáo dục ngoài nhà trường,
trong đó có người già và người trẻ học bằng cách thực hành” (Axinn, 1985).
Nguyễn Duy Hoan (2007) cho rằng: “Khuyến nông là cách giáo dục học
đường cho nông dân. Khuyến nông là quá trình vận động, quảng bá, khuyến cáo,…
cho nông dân theo nguyên tắc tự nguyện, không áp đặt, đồng thời đó là quá trình

tiếp thu kiến thức và kỹ năng một cách dần dần và tự giác của nông dân”.
Cục Khuyến nông Việt Nam (2000) đã đưa ra khái niệm khuyến nông trên cơ
sở nghiên cứu, tổng hợp lý luận và thực tiễn sản xuất nông nghiệp, nông thôn Việt

7


Nam: “Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng
thời giúp cho họ hiểu được những chủ trương, chính sách về nông nghiệp, những
kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thông tin về thị
trường, để họ có khả năng tự giải quyết được các vấn đề của gia đình và cộng
đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây
dựng và phát triển nông thôn mới”.
Khuyến nông hiểu theo nghĩa hẹp: Nhiều người hiểu khuyến nông chỉ là
công việc khi có những TBKT mới do các cơ quan nghiên cứu, cơ quan đào tạo,
nhà nghiên cứu… sáng tạo ra làm thế nào để nhiều nông dân biết đến và áp dụng
có hiệu quả. Có nghĩa: Khuyến nông là chuyển giao các TBKT vào sản xuất
(Nguyễn Văn Long, 2006).
Khuyến nông theo nghĩa rộng, là khái niệm chung dùng để chỉ tất cả
những hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông nghiệp nông thôn.
Bởi khuyến nông hoạt động lĩnh vực rộng, cho nhiều đối tượng khác nhau nên
đến nay trên thế giới có khá nhiều định nghĩa khuyến nông khác nhau (Nguyễn Văn
Long, 2006).
Khuyến nông là ngoài việc hướng dẫn nông dân tiến bộ kỹ thật mới, còn
phải giúp họ liên kết với nhau chống lại thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, hiểu biết các
chính sách, luật lệ của Nhà nước, giúp nông dân phát triển khả năng tự quản lý,
điều hành, tổ chức các hoạt động xã hội như thế nào ngày càng tốt hơn (Sanders,
1966; Oakley and Garforth, 1985; Pickering, 1987; Vanessa, 1997).
Tóm lại, theo chúng tôi có thể hiểu khuyến nông như sau: Khuyến nông là
cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân đồng thời giúp họ hiểu được

những chủ trương, chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh
nghiệm quản lý, những thông tin thị trường, để có khả năng tự giải quyết được
các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời
sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn.
2.1.1.2. Hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước
Khuyến nông nhà nước là các tổ chức khuyến nông đại diện của nhà nước
ở các cấp từ Trung ương tới cơ sở, có liên quan mật thiết lẫn nhau, thực hiện
chức năng và nhiệm vụ khuyến nông.
Khuyến nông nhà nước thể hiện sự hỗ trợ của nhà nước tới nông nghiệp,
nông dân và nông thôn. Tham gia vào tổ chức khuyến nông nhà nước thường là
các cán bộ, công chức, viên chức được nhà nước trả lương và thực hiện các

8


nhiệm
nh nước tại các cấp, các địa phương
ương mà hhọ tham gia.
ệm vụ của khuyến nông nhà
khuyến nông nhà nước
ớc thực hiện công tác khuyến nông theo hệ thống luật pháp
ớc quy định về khuyến nông (Đỗ Kim Chung,
2012).
của nhà nước
Chu

Tổ chức làà quá trình huy động, phân bố, quản lý và sử
ử dụng các nguồn lực
vềề vật chất, nhân lực, thể chế và
v tài chính… đểể triển khai một hoạt động nnào đó

theo thời gian vàà không gian nhất
nh định nhằm đạt được mục tiêu
êu xác đđịnh của hoạt
động đó. Tổ chức là hoạt
đ ợc của bất cứ hoạt động nnào
ạt động không thể thiếu được
ủa một cá nhân, một tổ chức và
của
v một địa phương (Đinh Văn Đãn,
ãn, 2008).

Hệệ thống tổ chức khuyến nông nh
nhà nước: là quá trình hình thành ra ttổ chức
ến nông ở các cấp, gắn với việc xác định mục
khuyến
mụ tiêu, chức
ức năng nhiệm vụ vvà tổ

chức nhân lực, tài
v chất và đất
ất đai để thực hiện nhiệm vụ khuyến nông
ài chính, vật
theo quy định (Đỗỗ Kim Chung, 2012).
- Hệệ thống tổ chức khuyến nông nhà
nh nước được
ợc tổ chức từ Trung ương tới
tỉnh, huyện, xã/bản.
/Trung tâm khuy
khuyến
ản. Ở cấp Trung ương có Cục khuyến nông/Trung

nông, ở cấp tỉnh có Trung tâm khuyến nông tỉnh, ở cấp huyện có Trạm khuyến
ản có khuyến
nông viên.
nông, ở cấp xã/bản
khu
ơ quan khuyến
Ở mỗi cấp, cơ
khuy nông được
ợc tổ chức gắn liền với nhân lực, với

chức
ài chính đđể thực
ức năng nhiệm vụ nhất định và gồm các nguồn lực vật chất, tài
hiện các chức năng vàà nhiệm
nhi vụ và các hoạt động khuyến nông.
2.1.2. Vai trò của
Nhà nước
ủa khuyến nông vvà hệệ thống tổ chức khuyến nông Nh
2.1.2.1. Vai trò là cầu
ầu nối
Có thểể diễn đạt khuyến nông có vai trò
tr cầu nối thông tin 2 chiều
ều giữa nông
dân với 9 đầu mối theo sơ
đ 2.1.
ơ đồ

Sơ đồ
đ 2.1. Vai trò cầu nối khuyến nông
Nguồn: Đinh Văn Đãn và Nguyễn

ễn Viết Đăng (2009)


Cầu nối nông dân với nhà nước: Ở các nước đang phát triển, trình độ dân
trí chưa cao nên không phải mọi người nông dân đều hiểu được đường lối chủ
trương chính sách của Đảng, Chính phủ về nông nghiệp. Khuyến nông có vai trò
giúp nông dân nâng cao nhận thức trong quá trình sản xuất sao cho sản xuất có
hiệu quả và phù hợp với đường lối lãnh đạo của nhà nước. Ngược lại, thông qua
cầu nối khuyến nông, Đảng và Chính phủ hiểu được tâm tư nguyện vọng của
nông dân, những nhu cầu bức xúc của nông dân trong sản xuất, cuộc sống và
phát triển nông thôn (Đinh Văn Đãn và Nguyễn Viết Đăng, 2009).

Kết quả
nghiên cứu
Khuyến nông

Nông dân áp dụng

Sơ đồ 2.2. Cầu nối khuyến nông giữa nghiên cứu với nông dân
Nguồn: Đinh Văn Đãn và Nguyễn Viết Đăng (2009)

Cầu nối nông dân với nghiên cứu: Khoa học kỹ thuật ngày càng phát
triển, hàng ngày hàng giờ có những phát minh sáng tạo mới ra đời. Khuyến nông
giúp nông dân lựa chọn áp dụng những TBKT mới phù hợp với điều kiện địa
phương mình, gia đình mình. Ngược lại, qua quá trình nông dân áp dụng những
sáng tạo kỹ thuật mới mà các nhà khoa học, cơ quan nghiên cứu khoa học biết
nên nghiên cứu những gì cho phù hợp sản xuất (George, 2005).
Cầu nối nông dân với môi trường: Sản xuất nông nghiệp theo mục tiêu sản
xuất nông nghiệp hàng hóa phải lưu ý tới môi trường để sản xuất ra những sản
phẩm nông nghiệp an toàn cho đời sống và môi trường sống của cộng đồng. Ví

dụ một vùng chuyên canh sản xuất rau phải quan tâm đến sử dụng phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật, biện pháp phòng trừ tổng hợp APM; Một làng sản xuất
đay phải quan tâm đến nước sạch nông thôn và sức khỏe cộng đồng, nhất là đối
với phụ nữ; một làng quê có nghề nấu rượu, làm miến dong, chăn nuôi lợn phải
lưu ý đến vấn đề nước thải... (Nguyễn Văn Long, 2006; Vũ Văn Liết, 1999).
Cầu nối nông dân với thị trường: Sản phẩm nông nghiệp phải được sử dụng
và tiêu thụ. Vấn đề thị trường là một trong những nhân tố có tác dụng rất lớn đến

10


kết quả và hiệu quả sản xuất, chuyển đổi quản lý kinh tế nông nghiệp theo hướng
kinh tế hộ gia đình, sản xuất theo hướng nông nghiệp hàng hóa có sự điều chỉnh
của nhà nước.
Cầu nối nông dân với nông dân sản xuất giỏi: Khuyến nông giúp nông dân
tăng cường tính cộng đồng trong sản xuất, nhằm đảm bảo môi trường sinh thái
trong sạch và bền vững. Khuyến nông giúp nông dân có được những giải pháp
khắc phục vấn đề môi trường sống bị ô nhiễm (Trung tâm Khuyến nông
TP.HCM, 1993) .
Cầu nối nông dân với các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có tầm quan
trọng trong giải quyết đầu vào và đầu ra cho sản xuất nông nghiệp. Khuyến nông
đã góp phần tăng cường mối liên kết giữa nông dân với các doanh nghiệp.
Cầu nối nông dân với các tổ chức chính quyền, đoàn thể và các ngành hữu
quan: Khuyến nông không hiệu quả nếu hoạt động đơn độc. Hoạt động khuyến
nông mang tính cộng đồng. Thực hiện một nội dung nào đó cần có sự phối hợp
rất chặt chẽ của mọi cấp, mọi ngành, mọi đoàn thể (Đỗ Kim Chung, 2010; Trung
tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Giang, 1993).
Cầu nối nông dân với Quốc tế: Để có được sự giúp đỡ của các tổ chức
Quốc tế, tiếp cận thị trường thế giới cần có vai trò của khuyến nông. Khuyến
nông giúp nông dân nhận biết trong cơ chế kinh tế hội nhập hiện nay nên sản

xuất cái gì, sản xuất như thế nào và thị trường tiêu thụ sản phẩm (Ogura, 1963;
IFAD, 1986; Suzuki, 2004).
2.1.2.2. Vai trò trong chuyển đổi nền kinh tế của đất nước
Vai trò khuyến nông trong chuyển đổi nền kinh tế của đất nước thể hiện
khá rõ rệt ở 2 khía cạnh: Thứ nhất, Giai đoạn sản xuất nông nghiệp HTX, nông
trường quốc doanh, nông dân làm ăn tập thể, sản xuất theo kế hoạch hóa nhà
nước. Mỗi HTX cũng như nông trường quốc doanh đều có tổ KHKT để thực thi
những nhiệm vụ chỉ đạo của ban quản trị HTX… Mọi tiến bộ kỹ thuật, tiến bộ
trong tổ chức quản lý sản xuất từ cấp trên quán triệt đến HTX, nông trường
quốc doanh được xem như hoàn thành. Khi chuyển sang kinh tế hộ gia đình
“Khoán 10”, người nông dân tự do kinh doanh trên mảnh đất, chuồng trại… của
mình nên khuyến nông cần đến từng hộ gia đình và thậm chí phải đến từng
người lao động. Thứ hai, chúng ta chuyển từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp, từ
sản xuất nông nghiệp theo kế hoạch hóa nhà nước sang sản xuất nông nghiệp

11


hàng hóa đã gặp rất nhiều khó khăn rất cần vai trò cầu nối của khuyến nông
(Nguyễn Văn Long, 2006; Đinh Văn Đãn, 2008).
Sản xuất nông nghiệp hàng hoá là sản xuất cái để bán nhằm đem lại hiệu
quả kinh tế cao. Vì vậy cần phải có hệ thống tổ chức khuyến nông chỉ đạo và tổ
chức hoạt đông khuyến nông về tìm hiểu và tìm kiếm thị trường. Nông dân sản
xuất cái gì? Sản phẩm sản xuất ra sử dụng ra sao? Tiêu thụ thế nào? Bán ở đâu?
Số lượng và giá cả?...Sản xuất nông nghiệp hàng hoá cần đảm bảo số lượng.
Nông dân phải liên kết trong sản xuất, không thể sản xuất manh mún nhỏ lẻ. Sản
xuất nông nghiệp hàng hoá cần đảm bảo chất lượng. Chất lượng sản phẩm cần
đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng là chủ yếu. Sản xuất nông nghiệp hàng hoá cần
làm tốt công tác bao bì mẫu mã, đăng ký thương hiệu sản phẩm. Một sản phẩm
dù tốt mấy nhưng mẫu mã không tốt không thể tiêu thụ được. Xưa kia sản xuất

nông nghiệp theo kế hoạch hoá nhà nước người nông dân không cần quan tâm
đến khâu bao bì tiêu thụ. Sản xuất nông nghiệp hàng hoá cần làm tốt quảng bá,
tiếp thị để nhiều người biết đến. Thực hiện công việc này cần phối hợp làm tốt
công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như sách
báo, đài phát thanh TW và địa phương, tổ chức và tham gia các hội chợ trong và
ngoài nước, thông tin trên Webside (Nguyễn Văn Long, 2006; Van den Ban and
Hawkins, 1998).

2.1.2.3. Vai trò trong huy động nguồn nhân lực từ trung ương đến địa phương,
góp phân xóa đói giảm nghèo
Khuyến nông đã huy động được lực lượng cán bộ kỹ thuật từ TW đến địa
phương. Cơ cấu hệ thống tổ chức khuyến nông quốc gia có số lượng cán bộ
khuyến nông của nhà nước rất hạn chế. Một trạm khuyến nông chỉ có 3 - 5 cán
bộ khuyến nông. Ở các huyện miền núi, địa bàn rất rộng cũng chỉ có không quá
10 cán bộ khuyến nông. Đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện phải đảm đương phụ
trách hàng vạn nông dân. Nhiều khi thực hiện 1 chương trình khuyến nông cần
đến rất nhiều cán bộ khuyến nông.
Khuyến nông góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn,
công nghiệp nông thôn, nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả, phát triển kinh
tế nông thôn, tạo điều kiện để người dân thoát nghèo. Các hoạt động khuyến
nông thường là trọng tâm của hầu hết các chương trình dự án xoá đói giảm nghèo
ở các địa phương.
Sứ mệnh của khuyến nông là giúp người sản xuất “tăng thu nhập, thoát

12


nghèo” (Oxfarm, 2014). Thực tế ở nhiều nước cho thấy, công tác khuyến nông đã
đạt được những kết quả quan trọng, góp phần vào những những thành tựu phát
triển nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực và tăng thu nhập cho người

nghèo, cộng đồng dân tộc thiểu số. Trong khuyến nông, có hai mảng hoạt động
cơ bản là “khuyến nông sinh kế” và “khuyến nông sản xuất hàng hóa” (hướng
đến các địa bàn thuận lợi cho sản xuất hàng hóa lớn). Về nguyên tắc, hệ thống
khuyến nông nhà nước cần tập trung đầu tư cho khuyến nông sinh kế vì đây là
mảng dịch vụ công, phi lợi nhuận mà các tác nhân thị trường không muốn làm
hoặc làm không hiệu quả. “Khuyến nông sinh kế” hướng đến đảm bảo an ninh
lương thực và phát triển sản xuất hàng hóa phù hợp ở các cộng đồng nghèo (nhất
là ở vùng miền núi DTTS), dựa trên gắn kết khuyến nông với các hỗ trợ sinh kế,
tư vấn, thúc đẩy và cùng làm việc theo nhu cầu của người dân ở từng cộng đồng
cụ thể.
Với sự “tiếp sức” của công tác khuyến nông thông qua các mô hình khuyến
nông nhiều hộ nghèo đã thoát nghèo. Thông qua việc thường xuyên chủ động xây
dựng mô hình mới; bám sát cơ sở để hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cũng như cách
phòng, trừ dịch bệnh hại vật nuôi, cây trồng, đội ngũ cán bộ khuyến nông đã thực
sự trở thành “cầu nối” giúp nông dân tiếp cận những kỹ thuật sản xuất hiệu quả,
từ đó đóng góp không nhỏ vào công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Với
mục tiêu “tạo chuyển biến nhận thức, thay đổi thói quen sản xuất” của người dân,
khuyến nông thực hiện công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức sản xuất cho bà
con nông dân. Từ hoạt động hữu ích này, nông dân từng bước biết cách áp dụng
kỹ thuật mới vào sản xuất, từ đó góp phần tăng thêm thu nhập và nâng cao đời
sống mọi mặt của người sản xuất. Nông hộ dần hình thành thói quen sản xuất
thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tăng năng suất, sản
lượng. Công tác xóa đói giảm nghèo vì vậy cũng có nhiều chuyên biến tích cực.
2.1.2.4. Vai trò liên kết nông dân, tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ nhau sản xuất
Khuyến nông có vai trò quan trong trọng trong việc liên kết nông dânxây
dựng và thực hiện đề án phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho dân cư
nông thôn. Tuyên truyền, vận động các địa phương tiến hành chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, có
hiệu quả kinh tế cao.
Tăng cường hệ thống tổ chức và công tác khuyến nông góp phần đẩy nhanh

nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm, ngư

13


×