KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN SINH 9
Lớp 9.. (Thời gian 45 phút )
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM):
Câu 1: Đột biến cấu trúc NST gồm mấy dạng.
A. Một dạng ; B. Hai dạng ; C. Ba dạng ; D. Bốn dạng.
Câu 2: Bệnh Đao là kết quả của:
A. Đột biến đa bội thể ; B. Đột biến dị bội thể ; C. Đột biến cấu trúc NST ; D. Đột biến gen.
Câu 3: Bệnh Tơcnơ là một dạng bệnh:
A. Chỉ xuất hiện ở nữ ; B. Chỉ xuất hiện ở nam ; C. Có thể xẩy ra ở cả nam và nữ
D. Không xẩy ra ở trẻ con, chỉ xẩy ra ở người lớn.
Câu 4: Trong tế bào dinh dưỡng của bệnh nhân Tơcnơ có hiện tượng.
A. Thừa 1 NST số 21 ; B. Thiếu 1 NST số 21 ; C. Thừa 1 NST giới tính X ; D. Thiếu 1NST giới
tính X
Câu 5: Tác nhân gây đột biến nhân tạo nào sau đây thuộc tác nhân vật lí?
A. Dùng Metyl ure ; B. Sốc nhiệt ; C. Dùng Côsixin ; D. Dùng hooc môn.
Câu 6: Nhược điểm của phương pháp chọn lọc hàng loạt là:
A. Không kiểm tra được kiểu hình của giống ; B. Không kiểm tra được kiểu gen của cá thể.
C. Không tạo được giống địa phương quý ; D. Năng xuất giống được chọn không đạt.
Câu 7: Môi trường sông của sinh vật là:
A. Tất cả những gì có trong tự nhiên ; B. Tất cả yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lên sinh vật.
C. Tất cả yếu tố ảnh hưởng gián tiếp lên sinh vật.
D. Tất cả yếu tố bao quanh sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sinh vật.
Câu 8: Nhân tố sinh thái bao gồm:
A. Khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, động vật ; B. Nước, con người, động vật, thực vât.
C. Nhân tố vô sinh, hữu sinh và con người ; D. Vi khuẩn, đất, ánh sáng, rừng cây.
Câu 9: Quan hệ hỗ trợ là quan hệ:
A. Quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật
B. Quan hệ hợp tác giữa hai loài một bên có lợi bên kia không có hại.
C. Quan hệ một bên có lợi và một bên có hại.
D. Quan hệ cả hai bên đều có hại.
Câu 10: Ngủ đông ở động vật biến nhiệt để:
A. Nhạy cảm với môi trường ; B. Tồn tại ; C. Tìm nơi sinh sản ; D. Báo hiệu mùa lạnh.
Câu 11: Quan hệ đối địch là mối quan hệ:
A. Quan hệ giữa động vật ăn thịt và con mồi
B. Quan hệ giữa động vật ăn thực vật
C. Quan hệ cả hai bên đều có lợi
D. Quan hệ một bên có lợi, một bên có hại
Câu 12: Môi trường sống của cây xanh là:
A. Đất ; B. Đất và không khí ; C. Đất và nước ; D. Đất, không khí và nước.
Câu 13: Yếu tố ánh sáng thuộc nhóm nhân tố sinh thái:
A. Vô sinh ; B. Hữu sinh ; C. Hữu cơ ; D. Hữu sinh và vô sinh
Câu 14: Độ đa dạng của quần xã được thể hiện:
A. Số lượng cá thể nhiều ; B. Có nhiều nhóm tuổi khác nhau
C. Có cả động vật và thực vật ; D. Có thành phần loài phong phú.
Câu 15: Cho chuỗi thức ăn sau: Lúa châu chấu ếch rắn đại bàng.
Tiêu diệt mắt xích nào sẽ gây hậu quả lớn nhất?
A. Châu chấu ; B. Rắn ; C. Đại bàng, ếch ; D. Lúa và đại bàng.
Câu 16: Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi:
A. Dịch bệnh lan tràn ; B. Xuất hiện nhiều kẻ thù trong môi trường sống
C. Nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi ; D. Xảy ra cạnh tranh gay gắt trong quần thể
Câu 17: Ý nghĩa của nhóm tuổi trước sinh sản trong quần thể là:
A. Không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể
B. Làm giảm mật độ trong tương lai của quần thể
C. Có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể
D. Không làm giảm khả năng sinh sản của quần thể.
Câu 18: Đặc trưng nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể?
A. Mật độ ; B. Tỉ lệ tử vong ; C. Tỉ lệ đực cái ; D. Độ đa dạng.
Câu 19: Sự biến động của quần xã là do:
A. Môi trường biến đổi ; B. Sự phát triển quần xã ; C. Đặc tính quần xã ; D. Sự cố bất thường
Câu 20: Quần thể ưu thế trong quần xã là quần thể có:
A. Số lượng nhiều ; B. Vai trò quan trọng ; C. Khả năng cạnh tranh cao ; D. Sinh sản mạnh.
B. PHẦN TỰ LUẬN: (5 ĐIỂM)
Bài 1: (2 điểm) Động vật hằng nhiệt và động vật biến nhiệt thì loài nào có khả năng phân bố
rộng hơn ? Vì sao ? Quan hệ đối địch gồm những quan hệ nào?
Bài 2: (3 điểm) Giả sử một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật sau : Cỏ, thỏ, dê, chim ăn
sâu, sâu hại thực vật, hổ, mèo rừng, vi sinh vật.
Hãy chỉ ra trong quần xã sinh vật trên có thể có những chuỗi thức ăn nào ? Vẽ lưới thức ăn của
quần xã sinh vật đó.
BÀI LÀM:
ĐÁP ÁN PHẦN TỰ LUẬN
Bài 1: (2 điểm)
- Động vật hằng nhiệt có khả năng phân bố rộng hơn vì những loài động vật này có khả năng
điều hòa thân nhiệt nên có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn. (0,5 điểm)
- Quan hệ đối địch gồm:
+ Quan hệ cạnh tranh: các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các đk sống
khác của môi trường, có thể kìm hãm sự phát triển của nhau. (0,5 điểm)
+ Quan hệ sinh vật ăn sinh vật: Động vật này tiêu diệt động vật khác, khống chế sự phát triển
của con mồi, tạo đk cho sự ổn định và cân bằng trong quần xã sinh vật, có vai trò quan trọng cho
sự tồn tại và phát triển của cả vật ăn thịt và con mồi. ( 0,5 điểm)
+ Quan hệ kí sinh, nửa kí sinh: sinh vật này sống bám vào cơ thể sinh vật khác (giun, sán kí sinh
ở động vật và người…). ( 0,5 điểm).
Bài 2: (3 điểm)
- Các chuỗi thức ăn :
+ Cỏ → Thỏ → Mèo → Vi sinh vật ( 0,5 điểm)
+ Cỏ → Thỏ → Hổ → Vinh sinh vật ( 0,5 điểm)
+ Cỏ → Dê → Hổ → Vinh sinh vật ( 0,5 điểm)
+ Cỏ → Sâu → Chim → Vi sinh vật ( 0,5 điểm)
- Sơ đồ lưới thức ăn : (1 điểm)
Dê Hổ
Cỏ Thỏ Mèo Vi sinh vật
Sâu Chim