Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

bao cao thuc tap sư phạm năm cuối cấp tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.54 KB, 21 trang )

Báo cáo thu hoạch TTSP

Trường THPT Trần Văn Thành

MỤC LỤC
Lời cảm ơn
PHẦN MỞ ĐẦU
1.
Mục đích, yều cầu của đợt thực tập sư phạm
1.1
Mục đích
1.2
Yêu cầu.
2.
Nội dung cụ thể và kế hoạch thời gian
3.
Ý thức của sinh viên trong đợt thực tập sư phạm.
4.
Những định hướng ban đầu của sinh viên về đợt thực tập sư phạm.
PHẦN NỘI DUNG
1.
Nội dung .
1.1
Quá trình thành lập trường.
1.2
Những thuận lợi và khó khăn của trường.
2.
Quan hệ với chính quyền địa phương.
2.1. Cơ sở lí luận công tác TTSP chủ nhiệm.
2.2. Cơ sở lí luận công tác TTSP ngoài giờ lên lớp.
3. Một số biện pháp chính.


3.1. Một số quy định của trường.
3.2. Nhận thức của bản thân về công tác trường.
3.3. Thực tế giảng dạy ở trường tiểu học.
4. Nội dung và kế hoạch TT giảng dạy.
4.1. Thuận lợi và khó khăn.
4.2. Kết quả.
4.3. Bài học kinh nghiệm.
5. Thực tế công tác Chủ nhiệm ở trường tiểu học.
6. Hoạt động chủ nhiệm lớp của bản thân.
PHẦN KẾT LUẬN

GVHDCN: Phan Thị Nhung

1

SVTTSP: Lâm Thị Bé Bỏ


Báo cáo thu hoạch TTSP

Trường THPT Trần Văn Thành

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực tập sư phạm em nhận được sự giúp đỡ từ nhiều phía. Xin
chân thành gửi lời cảm ơn đến:
- Ban giám hiệu trường Đại Học An Giang, Sở Giáo dục và đào tạo An Giang đã tổ
chức cho em tham gia vào công tác thực tập sư phạm, tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn em
trong suốt quá trình thực tập.
- Ban giám hiệu, các giáo viên đặc biệt là giáo viên cô Phan Thị Nhung đã giúp đỡ
em rất nhiều trong việc nắm bắt tình hình trường, lớp, tổ chuyên môn, …hướng dẫn, đóng

góp rất nhiều cho em trong thời gian thực tập.
- Tập thể học sinh lớp 10A5 đã tạo rất nhiều thuận lợi cho tôi trong quá trình giảng
dạy cũng như chủ nhiệm.
- Cán bộ nhân viên các phòng ban, thư viện, BCH Đoàn trường THPT Trần Văn
Thành đã hỗ trợ rất nhiều cho em trong bước đầu tìm hiểu trường, lớp và tiến hành các
hoạt động thực tập. Đặc biệt xin chân thành gửi lời cảm ơn rất nhiều đến quí thầy cô. Giáo
viên hướng dẫn chủ nhiệm Cô Phan Thị Nhung đã giúp đỡ, dìu dắt em rất nhiều trong quá
trình thực tập.
- Cuối cùng, xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Thầy trưởng đoàn thực tập, các
sinh viên cùng đoàn, cá nhân và cơ quan, ban ngành khác có liên quan đã giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực tập sư phạm.
Xin chân thành cảm ơn!

GVHDCN: Phan Thị Nhung

2

SVTTSP: Lâm Thị Bé Bỏ


Báo cáo thu hoạch TTSP

Trường THPT Trần Văn Thành

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích, yêu cầu của đợt TTSP
1.1 Mục đích
a) Đối với các nhà trường đào tạo và các cấp quản lí giáo dục:
TTSP là công việc được thực hiện thường xuyên hàng năm. Nó thể hiện sự phối hợp
giữa trường đào tạo (Đại Học An Giang) với nơi sử dụng (Sở giáo dục và đào tạo An

Giang và các trường phổ thông), sự gắn kết giữa nhà trường với thực tiễn. Tổ chức TTSP
hàng năm, về phía nhà trường và các cấp quản lí giáo dục trước tiên nhằm mục đích tạo
điều kiện cho sinh viên có một môi trường tập sự thuận lợi, dễ dàng hình dung được
những công việc cụ thể sẽ làm sau khi ra trường. Qua đó, giúp cho các giáo viên trong
tương lai có sự chuẩn bị về tâm lí, kiến thức, tác phong sư phạm tốt cho công việc của
người giáo dục sau này.
Qua thực tế công việc của sinh viên, trường Đại Học An Giang và sở giáo dục và đào
tạo An Giang có cơ sở thực tế để tìm hiểu, đánh giá hiệu quả đào tạo giáo viên của
trường, chất lượng nguồn giáo viên sẽ được cung cấp cho các trường phổ thông vài tháng
sau khi TTSP. Qua đó, đề xuất phương hướng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, sử dụng
và bồi dưỡng giáo viên.
b) Đối với bản thân sinh viên TTSP
Thực tập sư phạm là quá trình giúp cho sinh viên học hỏi và hình thành thói quen sư
phạm thông qua việc quan sát, thực hiện các công việc nhà trường giao cho.
Thông qua hoạt động TTSP, tạo điều kiện cho sinh viên sư phạm chủ động, sáng tạo trong
việc vận dụng kiến thức đã học, rèn luyện các kỹ năng giáo dục và dạy học trong thực tế
nhà trường, từ đó hình thành năng lực sư phạm cho các em.
Từ ý thức kỹ luật, giao tiếp sư phạm với giáo viên và học sinh ở trường phổ thông góp
phần rèn luyện tư cách, tác phong sư phạm, nâng cao phẩm chất nghề nghiệp cho người
sinh viên trước khi bước vào nghề.
1.2 Yêu cầu
Sinh viên chấp hành nghiêm chỉnh các quy chế của Bộ giáo dục và đào tạo, nội quy cơ
quan và các yêu cầu cụ thể khác do Ban chỉ đạo TTSP, BGH nhà trường, GCHD đặt ra.
Phát triển, hoàn thiện những kĩ năng sư phạm đã được hình ở trường đại học, đặc biệt kĩ
năng là dạy học và công tác chủ nhiệm lớp.
Trong đợt TTSP, sinh viên phải tận tình với nghề, nắm được nội dung công việc,
đề ra kế hoạch làm việc khoa học. Sinh viên phải có khả năng nhận xét, đánh giá năng lực
học tập và rèn luyện của học sinh phổ thông.
Năng động, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm trong công việc thực hieennj những
nhiệm vụ mà Ban chỉ đạo thực tập phân công.

Sinh viên TTSP phải chủ động phát huy cao độ tinh thần tự giác, độc lập tự chủ sáng tạo
của sinh viên trong mọi lĩnh vực hoạt động ở trường phổ thông. Tham gia tích cực các
công việc của nhà trường và Đoàn TTSP.
GVHDCN: Phan Thị Nhung

3

SVTTSP: Lâm Thị Bé Bỏ


Báo cáo thu hoạch TTSP

Trường THPT Trần Văn Thành

Sinh viên có quan hệ tốt đẹp với cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường và quần
chúng xung quanh. Mẫu mực trong quan hệ với học sinh, là tấm gương tốt cho các em noi
theo.
2. Nội dung cụ thể và kế hoạch thời gian.
Những nội dung chính của đợt thực tập sư phạm cuối khóa gồm có: thực tập giảng
dạy, tìm hiểu thực tế giáo dục ở địa phương, thực tập chủ nhiệm lớp, hình thành ý thức
rèn luyện.
Thời gian thực tập là 06 tuần chia làm 2 bước với những nội dung cụ thể như sau:
a) Bước 1: Tổ chức thực tập tại trường
- Thời gian tổng quát: 1 tuần 6 buổi.
- Buổi 1: sinh viên nghe giáo viên phương pháp giới thiệu chương trình bộ môn ở
trường tiểu học và kĩ năng soạn giáo án giảng dạy.
- Buổi 2, 3, 4, 5, 6: Giáo viên phương pháp chọn một số sinh viên xây dựng và tiến
hành giảng mẫu chung cho cả lớp. Tổ chức cả lớp phân tích, đóng góp, đánh giá rút kinh
nghiệm và sửa chữa. Sinh viên được hướng dẫn nắm một số điểm cơ bản về hoạt động
dạy và học bộ môn ở trường tiểu học.

b) Bước 2: Thực tập sư phạm tại trường tiểu học
- Thời gian tổng quát: 06 tuần, gồm có những nội dung cụ thể sau:
* Thực tập giảng dạy:
Sinh viên thực tập phải đảm nhiệm được nội dung chương trình bộ môn trong thời
gian thực tập (dạy hết các kiểu loại bài qui định trong chương trình).
Lập kế hoạch giảng dạy toàn đợt và từng tuần.
Dự 8 tiết mẫu do GVHD thực hiện, có rút kinh nghiệm học tập.
Mỗi sinh viên phải thực tập giảng dạy 15 tiết theo chuyên ngành đào tạo, dưới sự chỉ
đạo của giáo viên hướng dẫn, sau tiết dạy có tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá, cho điểm.
Sinh viên phải tích cực tham gia vào hoạt động của tổ chuyên môn như: họp tổ, tổ chức
tháng chuyên môn, làm đồ dùng dạy học, bồi dưỡng (phụ đạo) học sinh…..
* Thực tập công tác chủ nhiệm lớp:
Sinh viên thực tập sẽ hoàn thiện một số kĩ năng, kĩ xảo cần thiết của người giáo
viên chủ nhiệm như: cách giao tiếp với học sinh, tìm hiểu nghiên cứu học sinh, nhất là
học sinh cá biệt; kĩ năng xây dựng kế hoạch chủ nhiệm; kĩ năng tổ chức quản lí học sinh;
kĩ năng tổ chức hoạt động tập thể, lao động, văn thể, các hoạt động xã hội,…
Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm cho cả đợt và từng tuần.
Hướng dẫn các buổi sinh hoạt lớp, tham gia các buổi sinh hoạt đoàn thể. Tổ chức
các hoạt động giáo dục: lao động, vui chơi, văn thể, cắm trại, kỉ niệm các ngày lễ truyền
thống.
Phối hợp với phụ huynh học sinh, Đoàn thanh niên làm tốt công tác giáo dục học
sinh.
Mỗi sinh viên dự một giờ chủ nhiệm mẫu và trực tiếp làm công tác chủ nhiệm ít
nhất 01 tiết, có giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm dự và rút kinh nghiệm, đáng giá.
Mọi công việc đều phải có ghi chép, nhận xét, đánh giá.
Những sinh viên phân công chủ nhiệm cùng một lớp hợp thành nhóm chủ nhiệm.
Nhóm chủ nhiệm phải có kế hoạch thống nhất trong toàn đợt. từng tuần phải có phân
công cụ thể và làm việc dưới sự chỉ đạo, kiểm tra của giáo viên hướng dẫn.
* Tìm hiểu thực tế giáo dục:
GVHDCN: Phan Thị Nhung


4

SVTTSP: Lâm Thị Bé Bỏ


Báo cáo thu hoạch TTSP

Trường THPT Trần Văn Thành

Nghe báo cáo của lãnh đạo trường phổ thông về cơ cấu tổ chức, nội dung công tác
và tình hình thực tế của trường, đồng thời sinh viên phải tự tìm hiểu về tình hình giáo dục,
nội qui của trường phổ thông.
Nghe báo cáo của ban chấp hành Đoàn về hoạt động của Đoàn THCS Hồ Chí
Minh.
Nghe báo cáo của đại diện GVHD chủ nhiệm về những kinh nghiệm trong công
tác chủ nhiệm và giải đáp những vướn mắc gặp phải trong công tác chủ nhiệm.
Nghe báo cáo của tổ trưởng tổ chuyên môn về tình hình hoạt động của tổ và các yêu cầu
về công tác chuyên môn trong thời gian thực tập.
Nghe báo cáo của GVHD chủ nhiệm về đặc điểm, tình hình lớp chủ nhiệm, các
biện pháp giáo dục cần thiết trong quá trình thực tập chủ nhiệm.
Tìm hiểu nội dung hoạt động của người giáo viên, của tổ chức bộ môn ở nhà
trường phổ thông. Tìm hiểu các loại hồ sơ học sinh, sổ sách lớp học, cách đánh giá, cho
điểm, phân loại học lực, hạnh kiểm của học sinh và các tài liệu hướng dẫn chuyên môn
của các cấp quản lí giáo dục theo từng cấp học, bậc học, ngành học.
Trong quá trình tìm hiểu các nội dung trên sinh viên phải ghi chép đầy đủ, cẩn thận
để có cơ sở báo cáo thu hoạch.
c. Làm báo cáo thu hoạch:
Cuối đợt thực tập, sinh viên phải viết báo cáo thu hoạch dưới dạng bài tập nghiên
cứu và nộp cho GVHD theo yêu cầu.

3. Ý thức của sinh viên trong đợt thực tập:
a.Tuyệt đối chấp hành nghiêm túc Quy chế TTSP, các qui định của trường phổ thông
và của chính quyền địa phương nơi TTSP.
Sinh viên TTSP phải đảm bảo giờ giấc, giữ uy tín trong lời nói và cẩn trọng trong
hành động.
Chấp hành tốt nội quy cơ quan, không được thực hiện những việc trái với chủ trương,
quy định của nhà trường.
Khi tiến hành bất cứ công việc gì cần phải có ý kiến đồng ý của GVHD, BGH nhà
trường hoặc cá nhân, tổ chức liên quan có thẩm quyền.
Sinh viên TTSP phải chịu tất cả trách nhiệm trong quá trình tiến hành các hoạt động
sư phạm do mình đảm nhiệm nếu thực hiện trái với quy định đặt ra. Hình thức và mức độ
xử lí sẽ được áp dụng theo luật định hiện hành.
b.Giữ gìn đạo đức, tác phong của người giáo viên.
Thường xuyên học hỏi từ GVHD, các GV và sinh viên TTSP trước đó để phát triển,
hoàn diện những kĩ năng sư phạm, đặc biệt là những kĩ năng giảng dạy và kĩ năng nghiệp
vụ sư phạm.
Ý thức được vai trò và trách nhiệm của người GV trong việc đào tạo thế hệ tương lai
để từ đó không ngừng trao đổi trình độ chuyên môn cũng như phẩm chất đạo đức để trở
thành người GV giỏi.
Xung phong gương mẫu trong các hoạt động công tác chuyên môn, trong sinh hoạt và
trong lao động.
Thương yêu, tôn trọng nhân cách của HS và thiếu nhi địa phương.
Nói năng khiêm tốn, nhã nhặn, kính già, yêu trẻ, không làm ồn ào, mất trật tự nơi công
cộng và nơi ở. Không được tổ chức uống rượu bia trong thời gian TTSP.
GVHDCN: Phan Thị Nhung

5

SVTTSP: Lâm Thị Bé Bỏ



Báo cáo thu hoạch TTSP

Trường THPT Trần Văn Thành

Ăn mặc, đầu tóc gọn gàng, sạch đẹp, nghiêm chỉnh. Lên lớp phải ăn mặc theo qui định
của nhà trường phổ thông.
Giữ gìn vệ sinh, trật tự, ngăn nắp trong nhà trường và xung quanh nơi ở, ăn, làm việc.
Tiết kiệm và bảo vệ của công.
c.Giữ khối đoàn kết nhất trí.
Phải thực hiện “Đi dân nhớ, ở dân thương” trong mọi quan hệ với nhân dân, cán bộ và
thầy cô giáo ở địa phương. Tôn trọng phong tục tập quán và tín ngưỡng của địa phương.
Mượn phải trả, làm mất phải bồi thường, giữ gìn uy tín của cán bộ, giáo viên địa
phương.
Giữ gìn khối đoàn kết nội bộ, bảo vệ danh dự của nhà trường, của cá nhân và tập thể
sinh viên trong đoàn. Chân thành và sẵn sang giúp đỡ bạn. Khiêm tốn học hỏi lẫn nhau.
Thẳng thắng phê và tự phê để cùng tiến bộ Tuyệt đối không gây lộn, phát ngôn bừa
bãi,…
Sinh viên cần phát huy cao độ tinh thần tập thể, xông xáo vào những công việc chung
của cả đoàn và hỗ trợ cho bạn khác trong khả năng mình.
d.Bảo đảm ý thức tổ chức kỉ luật.
Sinh viên không được nghỉ phép trong thời gian TTSP, trong trường hợp đặc biệt, có
lí do chính đáng thì nghỉ theo nhứng qui định sau đây:
+ Phải làm đơn và được sự chấp nhận của GV hướng dẫn chủ nhiệm và
Trưởng Ban chỉ đạo (HT) hoặc trưởng đoàn TTSP.
+Trong toàn đợt TTSP SV không được nghỉ quá 03 ngày.
- Nghiêm chỉnh thực hiện thời khóa biểu và sự phân công của đoàn, của Ban chỉ
đạo trường phổ thông.
Đi xa khỏi địa bản TTSP phải báo cáo với nhóm trưởng và lãnh đạo Đoàn.
Phải nghiêm túc tham gia các sinh hoạt đoàn của Đoàn, của trường phổ thông theo

đúng qui định của ban chỉ đạo TTSP.
Hàng tuần họp rút kinh nghiệm nội bộ Đoàn.
Chỉ được lên lớp theo kế hoạch hoặc có sự cho phép của GV hướng dẫn. Mọi hoạt
động có liên quan đến HS, GV, PHHS và nhân dân địa phương, hoặc liên quan đến nội bộ
Đoàn ở trong và ngoài nhà trường đều phải có sự đồng ý của ban chỉ đạo trường phổ
thông.
4. Những định hướng ban đầu về đợt thực tập sư phạm.
Chọn địa điểm trường TTSP. Nắm vững nội dung, phương pháp chuyên môn.Tiến
hành soạn một số giáo án giảng dạy để nhờ giảng viên phương pháp chỉnh sửa. Tìm hiểu
các hoạt động của người giáo viên chủ nhiệm như đã học trong phân môn giáo dục học và
quản lí nhà nước, đồng thời kết hợp với những kinh nghiệm đã có trong đợt TTSP.
Tiến hành tìm hiểu về trường TTSP thông qua các hoạt động quan sát, tiếp xúc thực
tế, thu thập thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và nhiều nguồn thông tin
khác.
Tiến hành tìm hiểu về GVHD để có sự thuận lợi trong giao tiếp, gặp gỡ và chuần bị
cách thức giao tiếp phù hợp.
Tiến hành thu thập kinh nghiệm của các sinh viên TTSP những năm trước để có cái
nhìn tổng quan về công việc sắp tới.
Chuẩn bị các biểu mẫu, hồ sơ, sổ sách cũng như tài liệu tham khảo cần thiết.
GVHDCN: Phan Thị Nhung

6

SVTTSP: Lâm Thị Bé Bỏ


Báo cáo thu hoạch TTSP

Trường THPT Trần Văn Thành


PHẦN NỘI DUNG
1. Nội dung:
1.1. Quá trình thành lập trường:
- Trường tiểu học Châu Văn Liêm thành lập năm 1932 do thầy Trần Minh Quân
thành lập.
- Năm 1946 đổi tên trường Mỹ Phước.
- Năm 1975 đổi tên thành trường cấp I “A Mỹ Phước”.
- Năm 1981 đến năm 1992 trường mang tên cấp I, II Mỹ Long.
- Năm 199 trường vinh dự mang tên trường tiểu học Châu Văn Liêm.
* TRường nằm trên đường Nguyễn Trãi, khóm 7 – phường Mỹ Long – TP Long Xuyên.
Trường góp phần cùng cả địa phương đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi
năm 2000. Trường nằm ở phường Mỹ Long, giáp gianh với phường Mỹ Xuyên, Mỹ
Phước, Mỹ Bình. Là trung tâm kinh tế của thành phố Long Xuyên nên thường có nhiều
điều kiện hơn cho việc đầu tư cơ sở vật chất và đẩy mạnh chất lượng dạy và học.
- 30 lớp, 10 phòng chức năng.
- Năm 2003 được bộ giáo dục công nhận đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1.
- Năm 2005 xây dựng tượng Châu Văn Liêm.
- Trường đạt văn hóa từ 1999 đến nay.
- Trường được khen là ngôi trường xanh, sạch, đẹp năm 2002 đến nay.
- Từ 2006 đến 2007 trường có giáo án điện tử.
- Năm 2009 được UBND Mỹ Long tặng 06 giáo án điện tử và đèn chiếu.
2. Những thuận lợi và khó khăn của trường:
a. Thuận lợi:
- Đa số HS là người dân tộc kinh.
- Cảnh quan nhà trường rộng rãi, thoáng mát, có nhiều cây xanh đảm bảo cho việc
vui chơi của học sinh.
- Được sự quan tâm và giúp đỡ nhiêt tình của các cấp chính quyền, lãnh đạo các
cấp, được sự giúp đỡ từ phía phụ huynh học sinh cùng các tổ chức khác cũng như được sự
giúp đỡ của địa phương.
+ Giáo viên nàh trường có những thuận lợi nhất định trong quá trình hoạt

động tại nhà trường.
+ Đội ngũ giáo viên rất nhiệt tình và rất kinh nghiệm.
+ Nhiều giáo viên có kinh nghiệm trên 20 năm.
+ Tất cả giáo viên đều đạt chuẩn hoặc trình độ trên chuẩn.
+ Học sinhn chăm ngoan, lễ phép, tinh thần tự học cao.
+ Cán sự lớp có năng lực, quản lí lớp tốt.
+ Ban giám hiệu nhà trường hoạt động rất tích cực và có hiệu quả cao.
- Được đảng ủy, chính quyền địa phương quan tâm sâu sắc đến sự nghiệp giáo
dục.
GVHDCN: Phan Thị Nhung

7

SVTTSP: Lâm Thị Bé Bỏ


Báo cáo thu hoạch TTSP

Trường THPT Trần Văn Thành

- Cơ sở vật chất nhà trường được sửa chữa mới khang trang sạch, đẹp, có sân bãi
rộng đáp ứng nu cầu giáo dục và vui chơi sinh hoạt của học sinh.
- Ban lãnh đạo PGD có quan tâm đến việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho
giáo viên trong hè và giúp giáo viên có nhận thức đúng đắn về quan điểm trong việc thực
hiện chương trình SGK lớp 1, 2, 3, 4, 5.
- Đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình BGH nang nổ có tinh thần trách nhiệm cao trong
công tác, luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Các khối lớp được lên 2 buổi trong ngày nên chất lượng được nâng lên.
- Đã đưa được lớp Anh Văn, Tin Học vào nhà trường từ khối đến khối 5 để đầu tư
tin học trẻ thông chuyên là một phòng lắp ghép từ khối 1 đến khối 3.

b. Khó khăn:
Trường đóng trên địa bàn đa số dân cư còn nghèo một số phụ huynh bân lo sinh kế
nên nhận thức về giáo dục và trách nhiệm đối với giáo dục còn nhiêu hạn chế, chưa hỗ trợ
tốt các mặt hoạt động của nhà trường.
2. Quan hệ với chính quyền địa phương:
- UBND phường Mỹ Lonh phụ trách quản lí địa bàn.
- Công an thị trấn phụ trách an ninh – trật tự - tệ nạn XH, xì ke ma túy, ATGT.
2.1 Cơ sở lí luận của công tác thực tập sư phạm chủ nhiệm:
2.1.1 Cơ sở lí luận:
Báo cáo của cô Nguyễn Thị Lan Phương GVHD chủ nhiệm về đặc điểm, tình hình
lớp 5G và những biện pháp, kĩ năng giáo dục cần thiết cho công tác chủ nhiệm.
Các tài liệu sổ sách về lớp 5G lưu trên văn phòng BGH như: sổ lí lịch Đoàn viên, sổ biên
bản sinh hoạt chủ nhiệm, sổ điểm danh, sổ đầu bài,…
Các thông tin thu thập được sau khi tiếp xúc với GVHD chủ nhiệm, GV bộ môn,
BGH Đoàn trường và học sinh lớp 5G.
2.1.2 Nội dung:
a. Lập sổ chủ nhiệm:
Nắm được tình hình học sinh: sĩ số nam, nữ, đoàn viên, HS cá biệt, thành
phần gia đình, con dân tộc, gia đình chính sách.
Nắm được sơ yếu lí lịch HS và học lực, sở trường của từng em.
Hình thành khung cán bộ lớp, tổ học tập, sơ đồ lớp.
Danh sách giáo viên dạy lớp, Ban đại diện PHHS.
Nội dung sinh hoạt tuần.
Kế hoạch chủ nhiệm.
Bảng xếp loại hạnh kiểm tuần, tháng.
b. Đầu năm học:
Lập sổ chủ nhiệm.
Biên bản tổ chức lớp.
Lập kế hoạch chủ nhiệm.
Họp PHHS và bầu tổ PHHS lớp.

c. Công việc hàng ngày:
Thường xuyên liên hệ với giáo vụ, GV bộ môn, Đoàn TN, lớp trưởng để
nắm tình hình sinh hoạt, học tập của lớp.
Mời PHHS đến đối với những trường hợp cá biệt.
Nhắc HS thực hiện nội quy, và chấp hành ATGT.
GVHDCN: Phan Thị Nhung

8

SVTTSP: Lâm Thị Bé Bỏ


Báo cáo thu hoạch TTSP

Trường THPT Trần Văn Thành

d. Công tác tuần:
Sinh hoạt HS theo nội dung của nhà trường có kết hợp với kế hoạch lớp.
Lên kế hoạch tuần sau.
Tổng kết tiết ọc trong sổ đầu bài (nhận xét, đánh giá, nhắc nhở,..)
e. Công việc cuối tháng:
Xếp loại học lực, hạnh kiểm tháng.
Tổng kết số ngày nghỉ của HS, tổng hợp tình hình học tập, tu dưỡng của
HS.
Báo cáo cập nhật vào sổ GTGD trường, gởi phiếu lien lạc cho PHHS (2
lần/học kì). Tiếp thu ý kiến và kịp thời giải quyết thắc mắc của PHHS.
f. Công việc cuối kì, năm học:
Tổng kết điểm trung bình các môn và ghi vào sổ điểm, học bạ.
Đánh giá xép loại học lực, hạnh kiểm, phê, kí học bạ.
Báo cáo danh sách HS được khen thưởng, lên lớp, rèn luyện hè, thi lại, đủ

và không đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp.
2.2 Cơ sở lí luận của công tác thực tập sư phạm ngoài giờ lên lớp:
2.2.1 Cơ sở lí luận:
Bảng thông tin hoạt động của Đoàn trường.
Yêu cầu của GVHD.
Thông tin hoạt động ngoại khóa do nhóm TTSP chuyên môn và chủ nhiệm đề ra.
Yêu cầu, nguyện vọng của học sinh. Khả năng thực tế của sinh viên TTSP và nhà
trường.
2.2.2. Nội dung:
a. Công tác GD lao động hướng nghiệp:
Đoàn trường kết hợp với GVCN lập kế hoạch lao động hang tuần về sinh hoạt lớp
học, chăm sóc hoa kiểng và định kì 2 lần/tháng tổ chức tổng vệ sinh trường lớp, tu sửa,
bảo quản CSVC. (Chi đoàn GV trực tiếp kiểm tra)
Phối hợp với hội cha mẹ HS, Hội sinh viên các trường đại học, đặc biệt là HS cũ
của trường để giao lưu, tư vấn hướng nghiệp cho các em HS khối tiểu học phù hợp với
khả năng, nguyện vọng của mình trước khi đăng kí dự thi vào các trường.
3. Một số biện pháp chính
a. Giáo dục đạo đức:
- Học tập nhiệm vụ học sinh và viết đăng ký vào số lien lạc.
- Phát huy năng lực cán bộ lớp, xây dựng lớp tự quản.
- Gặp cán bộ Đoàn, Đội trao đổi.
- Kết hợp với các giáo viên chủ nhiệm lớp trong khối.
- Thăm gia đình học sinh cá biệt.
- Gặp cán bộ địa phương.
- Giáo dục học sinh chậm tiến.
- Chăm lo học sinh khuyết tật.
- Nắm thông tin qua các loại sổ sách.
- Cho học sinh góp ý xây dựng lớp.
- Một số biện pháp khác:


GVHDCN: Phan Thị Nhung

9

SVTTSP: Lâm Thị Bé Bỏ


Báo cáo thu hoạch TTSP

Trường THPT Trần Văn Thành

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
b. Học tập:
- Tích cực đổi mới phương pháp dạy và học (Tăng cường tính tự học của HS)
- Phân tích loại trình độ học lực của lớp vào thời gian (qua kiểm tra chất lượng
định kỳ).
- Kiểm tra dụng cụ học tập, SGK. Thời gian kiểm tra: ……………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Số lượng ọc sinh đủ: ……………thiếu………………Đã bổ khuyết………………
- Hướng dẫn cha mẹ học sinh quản lý học sinh học tập ở nhà (Có góc học tập……)
- Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo cho học sinh kém.
- Thời gian, cách tiến hành:………………..
- Sử dụng các hình thức động viên học sinh:…………………………….
- Một số biện pháp khác:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………

c. Giáo dục lao động:
- Các hình thức tiến hành: ………………………………………………………
- Sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh trong lao động tự phục vụ của học sinh.
- Lao động xây dựng trường lớp “xanh – sạch – đẹp”.
- Một số biện pháp khác:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
d. Giáo dục thể chất, giáo dục thẫm mỹ
- Tham gia hoạt động y tế học đường, tổ chức tốt các hoạt động TDTT.
- Xây dựng môi trường lành mạnh, phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào
nhà trường.
- Điều tra cơ bản: Xây dựng các nhóm tổ ngoại khóa về văn nghệ, TDTT.
- Tự làm và phối hợp với các giáo viên TD, Họa, Nhạc (dạy các bài hát quy định,
thi vẽ, các trò chơi CEVK, ra báo tường vào các đợt kỷ niệm 15/10; 20/11; 22/12; 3/2;
8/3; 26/3; 19/5).
- Tham gia hội trại, hoạt động ngoại khóa, múa hát tập thể……………………….
- Một số biện pháp khác:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
e. Công tác xã hội giáo dục kết hợp với các lực lượng giáo dục.
(Hội CMHS, Đoàn, Đội, Phường, xã,…).
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
GVHDCN: Phan Thị Nhung

10


SVTTSP: Lâm Thị Bé Bỏ


Báo cáo thu hoạch TTSP

Trường THPT Trần Văn Thành

3.1 Một số quy định của trường:
CB – GV – CNV – HS đến trường phải chỉnh tề trang phục theo qui định.
+ Đồng phục HS: sang (nam: áo trắng ngắn tay, quần xanh, đi giày quay
hậu; nữ: áo đầm xanh, sáng thứ 2 và mỗi chiều đều mặc đồ TD).
+ Giáo viên: đeo bảng tên.
- Giờ giấc:
+ Buổi sáng: tiết 1 bắt đầu từ 7h00 (tập trung 6h45’).
+ Buổi chiều: tiết 2 bắt đầu 2h00 (tập trung 1h45’).
+ Nghỉ giữa giờ 15’ (sau tiết 2), đổi tiết 05 phút.
+ Thứ 2 sinh hoạt chào cờ lúc 7h00.
+ HS ra vào cổng trước đường nội bộ.
+ CB – GV – CNV ra vào cổng trước, để xe khu hành chính.
3.2 Nhận thức của bản than về công tác này:
Trong tất cả các mặt hoạt động của nhà trường nêu trên, bản thân tôi nhận thấy
được rằng nhà trường đã có nhiều nỗ lực và đạt được nhiều thắng lợi trong việc thực hiện
nhiệm vụ năm học. Nhà trường đã có phương thức tổ chức công việc rất khoa học, phân
công đúng người, đúng việc, có những mô hình làm việc hiệu quả cao. Thành tựu đạt
được trên đây của nhà trường là rất lớn và toàn diện.
Trên cơ sở nhận thấy như vậy, bản thân tôi ý thức được cần phải có sự nỗ lực hết
mình, luôn phấn đấu để có thể hoàn thiện tốt nhiệm vụ trong ngôi trường thân yêu này.
Mọi cố gắng sẽ giúp cho tôi thích nghi va tự tin hơn khi thực tập tại đây.
3.3 Thực tế giảng dạy ở trường tiểu học:
** Thực tế công tác thực tập sư phạm chuyên môn:

* Mục đích – yêu cầu:
a. Mục đích:
Dự giờ học tập kinh nghiệm của giáo viên. Hình thành sự hiểu biết khái quát
những qui định về soạn giáo án và giảng dạy trên lớp.
Thực tập giảng dạy trên lớp để có thể đặt mình trong công việc cụ thể của người
giáo viên. Qua đó, sinh viên có điều kiện ứng dụng lí thuyết đã học vào thực tế giảng dạy
hình thành những kĩ năng sư phạm cần thiết cho công tác giảng dạy trên lớp.
Nắm được cách thức tổ chức một chương trình ngoại khóa chuyên môn, cách thức
và nội dung họp tổ chuyên môn.
b. Yêu cầu: sinh viên phải năng nổ trong dự giờ và tập giảng.
Cẩn thận trong lời nói và ghi chép. Khi tiến hành giảng dạy phải tuân thủ theo giáo
án đã được GVHD phê duyệt.
Liên hệ thường xuyên với GVHD để có thể học tập từ phía thầy (cô) những kinh
nghiệm quí báu.
Hoàn thành và trình nộp các giáo án, hồ sơ chuyên môn đúng nội dung và thời gian
quy định.
4. Nội dung và kế hoạch thực tập giảng dạy:
Theo phân công của Ban chỉ đạo TTSP trường TH Châu Văn Liêm, e được co
Nguyễn Thị Lan Phương GVCN hướng dẫn. Sau khi có ý kiến của cô, em đã xây dựng kế
hoạch thực tập giảng dạy cả đợt và tiến hành đúng qui định. Cụ thể là:
Nội dung giảng dạy phân đều ra, mỗi SVTT sẽ giảng dạy ổn định tại 1 lớp: Tôi
giảng dạy tại lớp 5G (15 tiết) và được dự 08 tiết dạy mẫy của GVHDCN, dự 15 tiết dạy
GVHDCN: Phan Thị Nhung

11

SVTTSP: Lâm Thị Bé Bỏ


Báo cáo thu hoạch TTSP


Trường THPT Trần Văn Thành

của bạn Lê Thị Mộng Thu, Nguyễn Thị Ngọc Thúy, Sivanh Navang, Chau Chênh Oanh
Thi. Cụ thể là:
+ Tuần 1: dự 08 tiết mẫu của GVHDCN
* Thứ ba, 11/01. Tiết 1, Lớp 5G: Đạo đức: UBND xã, (phường) em.
Tiết 2, Lớp 5G: Lịch sử: Nước nhà bị chia cắt.
* Thứ tư, 12/01. Tiết 1, Lớp 5G: Tập đọc: Tiếng sao đêm.
Tiết 2, Lớp 5G: Thể dục: Tung và cắt bong, nhảy dây.
* Thứ năm, 13/01. Tiết 1, Lớp 5G: LT – C: Nối các vế câu ghép bằng QHT.
Tiết 2, Lớp 5G: ÂN: Học bài: “Tre ngà bên lăng Bác”.
* Thứ sáu, 14/01. Tiết 1, Lớp 5G: Mĩ thuật: Tập nặn tạo dáng.
Tiết 2, Lớp 5G: Toán: DT xung quanh và DT toàn phần.
Tiết 3: Sinh hoạt lớp.
+ Tuần 2: dạy 03 tiết (Lớp 5G).
* Thứ 4:
Tiết 1: Toán: Luyện tập.
Tiết 2: Địa: Châu Âu.
Tiết 3: Tập đọc: Cao Bằng.
+ Tuần 3: dạy 03 tiết (Lớp 5G).
* Thứ năm, 10/02, Tiết 1: Toán: Tính thể tích hình hộp chữ nhật.
Tiết 2: LT – C: Nối các câu ghép bằng quan hệ từ.
Tiết 3: Âm nhạc: Ôn tập.
+ Tuần 4: dạy 03 tiết (Lớp 5G).
* Thứ sáu, 18/02, Tiết 1: Mĩ thuật: Vẽ theo mẫu. Mẫu vẽ có 2 hoặc 3 vật
mẫu.
Tiết 2: Tập làm văn: Ôn tập tả đồ vật.
Tiết 3: Toán: Luyện tập chung.
Tiết 4: Sinh hoạt lớp.

+ Tuần 5: dạy 03 tiết (Lớp 5G).
* Thứ hai, 21/02, Tiết 1: Thể dục: Phối hợp chạy đà – bật cao.
Tiết 2: Tập đọc: Phong cảnh đền Hùng.
Tiết 3: Lịch sử: Sấm sét đêm giao thừa.
+ Tuần 6: dạy 03 tiết (Lớp 5G).
* Thứ ba, 1/03, Tiết 1: Chính tả: Lịch sử ngày quốc tế lao động.
Tiết 2: Toán: Chia số đo thời gian.
Tiết 3: LT – C: Mở rộng vốn từ: truyền thống
Ngoài ra, tôi còn tham gia dự giờ những tiết dạy của các ban TTSP và buổi họp tổ
chuyên môn. Những tiết dự giời này rất bổ ích vì nó giúp tôi học tập được nhiều kinh
nghiệm.
4.1 Thuận lợi và khó khăn:
Do được bố trí dạy ở một lớp duy nhất nên rất thuận lợi cho giáo sinh trong việc
soạn giáo án và có nhiều thời gian tham khảo sách nhằm phục vụ cho chương trình dạy
được chu đáo hơn. Điều này giúp hình thành ở giáo sinh năng lực chuyên môn sâu rộng
và bản lĩnh sư phạm khi lên lớp. Ngoài ra, sự phân công như trên của GVHD còn giúp
cho bản thân tôi có được cái nhìn tổng thể về công tác giảng dạy. Mặc dù công tác soạn
giáo án và chuẩn bị giảng dạy có đở vất vả hơn so với các bạn khác cùng thực tập (các
bạn khác phải day nhiều lớp với nhiều giáo án khác nhau) nhưng đó cũng là môi trường
GVHDCN: Phan Thị Nhung

12

SVTTSP: Lâm Thị Bé Bỏ


Báo cáo thu hoạch TTSP

Trường THPT Trần Văn Thành


thử thách thuận lợi cho sinh viên tự đánh giá năng lực bản than và học tập được nhiều
kinh nghiệm từ phía GVHD. Làm việc trong môi trường càng dễ tất yếu mỗi người chúng
ta sẽ trỡ nên tự nghiêm khắc với bản than mình hơn để tránh bị những sai lầm đáng tiết
xảy ra. Đó cũng là một trong những mục đích mà đợt TTSP đặt ra.
4.2 Kết quả:
- Dự giờ 08 tiết dạy mẫu của GV và dự mỗi bạn 15 tiết của các bạn cùng thực tập
sư phạm.
- Tổng thể toàn đợt thực tập tôi giảng dạy 15 tiết. Tất cả các tiết đều đạt yêu cầu trở
lên. Mục đích của tiết dạy cơ bản được đáp ứng, học sinh được cung cấp đủ kiến thức.
- Tham dự đầy đủ các buổi họp tổ chuyên môn và kì họp khác.
4.3 Bài học kinh nghiệm:
Học được cách lập kế hoạch, viết hồ sơ, sổ sách, cho điểm, ghi sổ đầu bài: Để
chuẩn bị cho việc giảng dạy được tốt thì người giáo viên trước hết phải lập được kế hoạch
giảng dạy của mình. Trên cơ sở đó mà ta soạn giáo án cho từng bài dạy. Cách thức viết hồ
sơ cũng phải hết sức cẩn thận, tránh bôi xóa, nếu có sữa chữa cần tiến hành công khai và
có kí xác nhận. Việc cho điểm vào điểm phải tiến hành minh bạch, hạn chế sữa chữa. Ghi
sổ đầu bài phải đúng cột, đúng thực tế tiết học và phân phối chương trình.
Học được cách soạn giáo án và trình tự tiến hành dạy học gồm 5 bước cơ bản:
- Bước 1: Ổn định trật tự lớp và kiểm tra sĩ số; hỏi một số vấn đề lien quan đến lớp
một cách ngắn gọn, thể hiện sự quan tâm đến các em nhằm mục đích tạo được tình cảm
gắn bó giữa thầy và trò, qua đó phát hiện những vấn đề nảy sinh trong giờ dạy để có biện
pháp xử lý thích hợp và hiểu rõ các em hơn.
- Bước 2: Kiểm tra bài cũ. Dù bất kỳ giờ dạy lí thuyết hay bài tập kiểm tra bài cũ là
một công việc không thể thiếu. Nó giúp các em củng cố lại kiến thức, từ đó làm nền tảng
cho việc khai thác kiến thức mới. Giáo viên, qua đó đánh giá được hiệu quả giảng dạy của
mình và có biện pháp xử lí phù hợp. Câu hỏi đặt ra cần quan sát với nội dung sắp triển
khai, đặt câu hỏi không nên mơ hồ và phải rõ nghĩa, tránh đánh đó học sinh. Giáo viên
đọc to, rõ câu hỏi để cả lớp nghe và gọi học sinh lên trả lời; có thể gọi HS xung phong.
Sau đó đánh giá việc trả lời của HS và cho điểm.
- Bước 3: Nhập đề vào bài. Có nhiều hình thức khác nhau để tiến hành công việc

này. Trước tiên, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp vào bài. Một cách khác là tạo tình huống
sư phạm để dẫn nhập. Tình huống sư phạm tạo ra phải phù hợp với nội dung sẽ giảng và
phù hợp với trình độ học sinh. Không nên dẫn bằng những nội dung ngoài lề từ đó đưa
vào bài học.
- Bước 4: Giới thiệu nội dung tiết học và trình bày nội dung bài giảng. Lưu ý nên
dẫn nhập những ý có sự logic và uyển chuyển, tạo sự trôi chảy và tính hệ thống của bài
học. Tuyệt đối không được đảo các đề mục, thêm bớt nội dung SGK đã qui định. Mọi sự
thay đổi đều phải được đồng ý của toàn thể đồng nghiệp trong bộ môn và có ý kiến của
BGH.
- Bước 5: Củng cố và dặn dò sau giờ dạy. Đây là công việc không thể xem nhẹ vì
nó sẽ giúp học sinh nắm được nội dung cốt lõi của bài học và hệ thống hóa vấn đề, từ đó
có thể hiểu và thuộc bài trên lớp. GV công việc củng cố cũng có cơ sở để tự đánh giá tiết
dạy của mình gợi mở, rút kinh nghiệm và đề ra những phương hướng cho tiết dạy khác.
Sau khi củng cố, GV cần dặn dò học sinh về nhà học bài, soạn (xem) bài mới và tạo vấn
GVHDCN: Phan Thị Nhung

13

SVTTSP: Lâm Thị Bé Bỏ


Báo cáo thu hoạch TTSP

Trường THPT Trần Văn Thành

đề hoặc giao nhiệm vụ chuyên môn liên quan đến bài học cho từng học sinh, tập thể học
sinh.
Học được sự cần thiết phải cân đối kiến thức với thời gian cho phép:
Trong giảng dạy, người giáo viên trước tiên là sự vững vàng trong chuyên môn.
Đây là nền tảng hỗ trợ rât lớn cho GV trong khi lên lớp. Người giáo viên vững chuyên

môn là người giáo viên rất tự tin khi lên lớp giảng bài, hay đứng trước một tình huống sư
phạm về chuyên môn cần phải giải quyết. Khối lượng kiến thức mà giáo viên cung cấp
càng nhiều một mặt chứng tỏ năng lực của mình, mặt khác tạo nên ở học sinh sự lôi cuốn,
sự hứng thú trong học tập vì các em được giảng nhiều kiến thức mới lạ so với SGK. Tuy
nhiên, trong dạy phổ thông, nội dung SGK là pháp lệnh nên người giáo viên dù có cung
cấp kiến thức ở ngoài niều đi chăng nữa cũng không được mâu thuẫn với kiến thức trong
sách giáo khoa và quá cao so với trình độ của học sinh. Cần có sự linh hoạt cân đối gữa
nội dung kiến thức cần cung cấp với thời gian cho phép và trình độ học sinh. Cung cấp
thiếu kiến thức hay quá nhiều so với giới hạn cho phép sẽ tạo nên hiệu quả thấp cho tiết
dạy của mình.
Học được tác phong sư phạm và cái tâm của người thầy giáo: Đối với người
đời GV ngoài sự vững vàng về chuyên môn ra còn cần phải có tác phong sư phạm và cái
tâm trong quá trình giảng dạy. Thiết nghĩ, khi chúng ta đứng lớp, sự vững vàng về chuyên
môn sẽ không được phát huy nếu như chúng ta thiếu sự tự tin và phương pháp giảng dạy
đúng. Tác phong sư phạm mẫu mực, tự tin, linh hoạt,… sẽ tạo ra ở học sinh sự nể trọng từ
đó lớp học sẽ nghiêm túc hơn, sôi nỗi đóng góp xây dựng bài hone, học sinh tự giác trong
tiếp thu kiến thức hơn. Cùng với tác phong sư phạm đó, người giáo viên cần phải cái tâm
nghề nghiệp nữa. Đối với GV tiểu học điều này lại rất cần thiết. GV không thể vì thành
kiến với học sinh hay một lí do nào khác mà trù dập các em được. Cũng không thể chán
nản vì sự chậm hiểu của một học sinh nào đó. Để có được cái tâm trong nghề, bản than
người giáo viên cần phải yêu nghề, yêu trẻ thực sự ham thích công việc giảng dạy. Lúc
đó, người giáo viên luôn đặt mình vào sự suy nghĩ của các em, tùy theo đối tượng HS mà
có cách trình bày, diễn đạt cho phù hợp. Điều cần thiết là phải có một cái tâm nghề
nghiệp, long yêu người, yêu nghề tha thiết mới có thể cống hiến cho sự nghiệp trồng
người một cách trọn vẹn. Người giáo viên không có cái tâm nghề nghiệp sẽ luôn luôn
không hoàn thành nhiệm vụ, không nhận được yêu mến, kính trọng từ phía đồng nghiệp
và học sinh.
Học được cách trình bày bảng rõ ràng, ngắn gọn: tránh đọc chép cúng như viết
cho chép. Dùng dụng cụ dạy học một cách đa dạng, các thí nghiệm, mô hình tranh ảnh,
bảng vẽ và dùng thước để kẻ bảng hay kẻ hình. Tuyệt đối không được dùng tay để vẽ

hoặc kẻ bảng. Ghi tựa bài trên cao giữa bảng bằng chữ in hoa, dùng phấn màu để ghi các
đề mục và chú thích các chi tiết hình ảnh, bố cục bài dạy trong một tiết phải còn nguyên
vẹn. Ghi bảng từ trái sang phải, những vấn đề giảng giải, đặt vấn đề nên ghi ở cột cuối
cùng; khi nào viết đến mói bôi bảng để sử dụng. Các công thức, biểu thức của định luật,
định lí,…cần đóng khung để gây sự chú ý cho học sinh.
Học được cách đặt ra những câu hỏi và xử lí tình huống khi học sinh trả lời:
Cách đặt câu hỏi trong dạy học là một phương pháp sư phạm không những đòi hỏi giáo
viên yêu trẻ, hiểu trẻ, mà còn sự tinh tế, vững vàng về mặt kiến thức chuyên môn để nhìn
nhận vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau, phù hợp cho từng loại đối tượng khác nhau và tùy
theo sự điều khiển hoạt động của nhóm HS nào trong lớp. Câu hỏi phải thật gần gũi, sử
GVHDCN: Phan Thị Nhung

14

SVTTSP: Lâm Thị Bé Bỏ


Báo cáo thu hoạch TTSP

Trường THPT Trần Văn Thành

dụng những kinh nghiệm và vốn sống của bản thân để có được những ví dụ, những tình
huống sư phạm hết sức thiết thực, lôi cuốn được HS tham gia và khai thác kinh nghiệm
của các em. Có được nhiều câu hỏi đa dạng và phong phú sẽ nâng cao vai trò điều khiển
của giáo viên và HS sẽ phát huy tích cực được vai trò chủ động, sáng tạo của bản thân,
giúp các em biết lập luận, tự rút ra những vấn đề bài học, từ đó hình thành kiến thức theo
sự hướng dẫn của GV. Được như vậy, tiết học thật nhẹ nhàng, HS nắm bài ngay tại lớp và
thể hiện được vai trò trung tâm của người học trong quá trình dạy học.
Học được cách thức tổ chức ngoại khóa chuyên môn: trước tiên cần phải xayy
dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể trình độ cho tổ trưởng bộ môn xem xét. Tổ trưởng bộ đánh

giá tính khả thi, tác dụng giáo dục của kế hoạch và duyệt. Kế hoạch này sẽ được trình lên
cho BGH xem xét lại và phê duyệt. Sau khi có sự đồng ý của BGH, GV tiến hành các
công đoạn như đã vạch ra trong kế hoạch. Mọi sự thay đổi so với kế hoạch đề ra cần phải
thông báo cho lãnh đạo nhà trường xem xét và chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý.
Ngoài ra, còn rất nhiều thủ thuật khác mà bản thân tôi một người giáo viên trẻ cần phải
rèn luyện them, tự trau dồi và học hỏi ở các đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm.
Kết luận: Dạy học là một nghệ thuật sư phạm đòi hỏi ở người giáo viên rất nhiều
điều kiện. Để có thể giảng dạy tốt, người giáo viên cần nắm được các yêu cầu cơ bản và
sự nỗ lực không ngừng trong phấn đấu hoàn thiện và nâng cao trình độ bản thân.
5. Thực tế công tác chủ nhiệm ở trường tiểu học:
Theo phân công của BCĐ TTSP trường TH Châu Văn Liêm tôi được giao trách nhiệm
TTSP chủ nhiệm lớp 5G cùng với 5 bạn:
1. Lê Thị Mộng Thu
2. Nguyễn Thị Ngọc Thúy
3. Chau Chênh Oanh Thi
4. Sivanh Navang
5. Nguyễn Thị Diệu Hiền (CĐ Anh Văn).
5.1. Công tác chủ nhiệm của một giáo viên tại trường tiểu học Châu Văn Liêm:
a. Mục đích – yêu cầu:
* Mục đích:
Xây dựng tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết, tự quản trong học tập và trong các mặt
hoạt động khác của lớp, hoạt động có hiệu quả.
Ngăn chặn có hiệu quả các tệ nạn xã hội.
Đẩy mạnh phong trào thi đua học tốt, tạo nhiều sân chơi bổ ích cho học sinh.
Tạo cầu nối giữa nhà trường và gia đình HS để phối hợp trong việc giáo dục toàn
diện cho HS. Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình các em để từ đó giúp đỡ kịp thời những HS
gặp khó khăn trong học tập, hạn chế đến mức độ đa hiện tượng lưu ban, bỏ học.
* Yêu cầu:
Sinh viên phải liên hệ thường xuyên với GVHD để có thể nắm được đặc điểm, tình
hình lớp chủ nhiệm. Kịp thời nhận được những ý kiến góp ý cho công tác thực tập chủ

nhiệm của mình.
Liên hệ thường xuyên với các giáo viên bộ môn phụ trách giảng dạy lớp chủ
nhiệm, với BGH Đoàn trường, Ban cán sự lớp,…để có thể thu thập được nhiều thông tin
khác nhau phục vụ cho công tác chủ nhiệm lớp.

GVHDCN: Phan Thị Nhung

15

SVTTSP: Lâm Thị Bé Bỏ


Báo cáo thu hoạch TTSP

Trường THPT Trần Văn Thành

Tuân thủ các quy định của nhà trường và các cấp quản lí giáo dục cấp trên về thao
tác, tư cách, tác phong của người giáo viên chủ nhiệm. Tiếp thu và thực hiện đúng các
yêu cầu, hướng dẫn mà nhà trường, GVHD đặt ra.
Có thái độ hòa nhã, tôn trọng học sinh, yêu thương học sinh, sẳn sang giúp học
sinh trong những trường hợp cần thiết theo quy định. Tạo ra ở học sinh sự kính trọng và
tình cảm thầy trò thân thiết.
Hoàn thành tất cả các hồ sơ, biểu mẫu, các yêu cầu khác đặt ra đúng thời gian và
nội dung quy định.
b. Thuận lợi và khó khăn:
* Thuận lợi:
Sự chỉ đạo sâu sắc của Đảng bộ nhà trường, của BGH.
Có sự phối hợp chặt chẽ các đoàn thể trong công tác GD học sinh.
Đoàn trường hoạt động khá tích cực, kết hợp tốt với GVCN trong việc ổn định nề
nếp, trong các phong trào thi đua học tốt.

GVCN nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm và toàn thể HS chăm ngoan.
Tập thể lớp có truyền thống đoàn kết,..rất cao trong các kỳ thi đua của nhà trường.
* Khó khăn:
Tình hình xã hội còn nhiều phức tạp, ít nhiều ảnh hưởng đến lối sống, sinh hoạt
của HS, nhất là tệ nạn xã hội đang có nguy cơ xâm nhập vào học đường.
PHHS còn ỷ lại vào nhà trường trong việc giáo dục con em.
HS là con một hoặc con thứ hai trong gia đình nên có ý thức có phần ý lại, ích kỉ
và tự tôn.
Tập thể lớp còn nhiều bất đồng, xích mích giữa các thành viên trong lớp như: sự
phân chia giữa học sinh khá - giỏi và TB - yếu, sự phân chia tổ sinh hoạt theo từng nhóm
riêng.
Một số HS năng động, một số khác lại trầm tính và ít nói.
c. Nội dung và yêu cầu công việc:
* Giáo dục đạo đức, lối sống:
GVCN và ĐTNCSHCM thường xuyên sinh hoạt về nội qui, về gương người tốt,
việc tốt để các em chấp hành và noi theo.
Hướng dẫn và tổ chức cho học sinh hưởng ứng tham gia các loại hình sinh hoạt do
trường phát động cũng như các cuộc thi tìm hiểu về luật phòng chống ma túy, tệ nạn xã
hội,…
Xây dựng lớp tự quản để học sinh tự giác trong học tập, sinh hoạt,..
* Xây dựng tập thể lớp chủ nhiệm:
GVCN hướng dẫn cho bầu BCS lớp gồm: LT, P.HT, P.văn thể và các tổ trưởng,
GVCN qui định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng CBL.
Hướng dãn CBL ghi chép sổ công tác, sinh hoạt,…
Hướng dẫn và có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ CBL, đặc biệt là tính khoa học và tự
lực trong công việc.
* Chỉ đạo thực hiện các nội dung GD toàn diện:
GD đạo đức, pháp luật và nhân cách cho HS.
GD cho HS có động cơ, thái độ học tập đúng đắn; hướng dẫn để các em có phương
pháp học tập phù hợp điều kiện hoàn cảnh gia đinh.

Tổ chức các hoạt động GD lao động và hướng nghiệp.
GVHDCN: Phan Thị Nhung

16

SVTTSP: Lâm Thị Bé Bỏ


Báo cáo thu hoạch TTSP

Trường THPT Trần Văn Thành

Tổ chức cho các em tham gia văn nghệ, TDTT, vui chơi giải trí.
* Liên kết với các lực lượng trong và ngoài nhà trường:
Kết hợp và giúp đỡ các tổ chức Đoàn thực hiện mục tiêu GD học sinh, giúp các em
trở thành con ngoan, trò giỏi.
GVCN phối hợp với GV bộ môn của lớp để thống nhất yêu cầu GD đối với HS.
Trao đổi với GV bộ môn những HS có khó khăn trong học tập, rèn luyện, nguyện
vọng của các em, đồng thời tiếp thu ý kiến của GV bộ môn phản ảnh để cùng tác động đối
với lớp.
GVCN phối hợp với cán bộ thư viện, bảo vệ, y tế học đường, …để giúp đỡ và đánh
giá HS khách quan, chính xác hơn.
Liên hệ chặt chẽ với gia đình HS để phản ánh tình hình học tập và đạo đức của học
sinh kịp thời.
GVCN phối hợp với hội CMHS, chính quyền địa phương các đoàn thể xã hội trong
việc nâng cao chất lượng học tập và giáo dục đạo đức lối sống của HS.
d. Công việc cụ thể của GVCN:
- Lên lớp 15 phút đầu giờ: kiểm tra sĩ số, vệ sinh, khẩu hiệu, trang phục và nhắc
nhở các em ôn tập, không được đùa giỡn.
- Lên lớp tiết sinh hoạt chủ nhiệm: sơ kết công việc tuần qua, thông báo phương

hướng tuần tới và tổ chức phân công thực hiện, vui chơi – giải trí một cách khoa học và
bổ ích.
- Tham gia tiết ngoài giờ lên lớp để góp ý tiết SH ngoài giờ cho HS giúp HS phát
triển toàn diện.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, tạo mối quan hệ khắng khít giữa
GV và HS, giữa HS lớp chủ nhiệm với cán bộ, Gv nhà trường và với HS các lớp khác.
5.2 Phương pháp tác động của GVCN lớp:
Các phương pháp sư phạm chủ yếu cần có ở người giáo viên chủ nhiệm là:
- Phương pháp tác động trực tiếp (gặp gỡ, trao đổi, nhắc nhỡ, cảnh báo,..)
- Phương pháp tác động gián tiếp (thông qua PHHS, gióa viên bộ môn hay
đoàn trường)
- Phương pháp “Bùng bổ sư phạm”, tức đôi lúc cũng có thái độ cứng rắn
nghiêm túc.
- Phương pháp GD bằng viễn cảnh (thông qua trò chơi, hoạt động ngoại
khóa, kể chuyện).
- Giáo viên cần ý thức được rằng chính nhân cách của bản thân mình là
phương pháp giáo dục tốt nhất đối với HS khi tiến hành công việc chủ
nhiệm.
5.3 Tình hình lớp chủ nhiệm:
a. Sĩ số:
Tổng số học sinh trong lớp là 47 em, gồm 22 nam và 25 nữ. Hầu hết các em học
sinh đều có độ tuổi từ 11 tuổi, có 1 em 12 tuổi.
* Khó khăn: 4 em
Lê Văn Xuyên
Huỳnh Phước Cường.
Nguyễn Hoành Long.
Nguyễn Ngọc Vĩnh Thông.
GVHDCN: Phan Thị Nhung

17


SVTTSP: Lâm Thị Bé Bỏ


Báo cáo thu hoạch TTSP

Trường THPT Trần Văn Thành

- Một số HS nghèo, thiếu sự quan tâm của cha mẹ.
- Một số HS mất căn abnr chưa thực hiện được 4 phép tính, đọc thông, viết sai
chính tả nhiều.
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của PHHS.
- Lớp học được trang bị đầy đủ đồ dùng học tập.
- Học sinh có đủ SGK, tập vở.
- Được dạy và học 2 buổi/ ngày.
b. Danh sách ban cán sự lớp và các hình thức khác:
- Lớp trưởng kiêm bí thư chi đoàn: Thái Nguyễn Lan Phương.
- Lớp phó học tập: Nguyễn Hoàng Vệ Cát.
- Lớp phó văn thể: Kha Nhựt Phương.
- Lớp phó trật tự: Nguyễn Xuân Quỳnh.
- Tổ trưởng tổ 2: Trần Thị Phương Anh.
- Tổ trưởng tổ 3: Ngô Thị Ngọc Tuyết.
- Tổ trưởng tổ 4: Lê Thị Ngọc Trân.
- Tổ trưởng tổ 5: Lê Ngọc Mĩ.
- Tổ trưởng tổ 6: Lài Thế Anh.
c. Xếp loại:
Năm học 2009 – 2010 xếp loại của lớp như sau:
- Học lực: 6 Giỏi, 25 khá, 8 trung bình, 2 yếu.
- Hạnh kiểm:

tốt,
khá,
trung bình.
d. Chỉ tiêu phấn đấu cho năm nay:
- Duy trì sĩ số 100%, VSCĐ đạt tỉ lệ: A: 9(19,1%), B: 38(80,9%).
- Thi đội đạt danh hiệu chi đội mạnh xuất sắc.
6. Hoạt động chủ nhiệm lớp của bản thân.
Giảng dạy là một công việc chủ yếu của người giáo viên nhưng cũng không vì thế
mà xem nhẹ công tác chủ nhiệm lớp. Công tác này giữ vai trò quan trọng trong việc thực
hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường. GVCN cần phải dành nhiều thời gian và
tâm sức cho công tác chủ nhiệm lớp. Nhận thức được điều này, bản thân tôi luôn trong tư
thế chuẩn bị sẵn sang cho đợt TTSP chủ nhiệm lớp sắp tới. Phương châm của tôi là “làm
việc hết mình và nhiệt tình hết mình, yêu thương học sinh bằng nhân cách, đạo đức, lòng
yêu người và yêu nghề”. Tuy nhiên, bản thân tôi do bước đầu làm công tác này, ít có sự
va chạm thực tế nên còn non nớt, bỡ ngỡ.
Sáu tuần không phải là khoảng thời gian dài nhưng nó cũng đủ để cho tôi có thể
tìm hiểu cảm hóa HS bằng chính tấm lòng và nhân cách của mình toàn diện về học sinh
lớp chủ nhiệm - 5G. Trong tuần đầu tiên nhận lớp do cô Nguyễn Thị Lan Phương chủ
nhiệm, tôi có rất nhiều bỡ ngỡ vì trước khi nhận lớp tôi đã nghe nhiều tin đồn xấu từ phía
HS và GV. Nhưng tôi vẫn rất vui vì đây là lớp tôi đang mong đọi trong đợt TTSP lần này.
Ông bà ta thường có câu “cái khó mới ló cái khôn” có thể từ lớp này tôi mới có hình
thành được đủ bản lĩnh và kinh nghiệm để làm công tác chủ nhiệm và đứng lớp sau này.
Và thật sự như vậy:
Chúng tôi đã có một buổi họp nhóm TTSP chủ nhiệm ngay tuần đầu để bàn bạc,
thống nhất việc phân công mảng phụ trách cũng như thời gian lên lớp 15 phút đầu giờ,
giữa giờ.
GVHDCN: Phan Thị Nhung

18


SVTTSP: Lâm Thị Bé Bỏ


Báo cáo thu hoạch TTSP

Trường THPT Trần Văn Thành

Sự phân công cụ thể trên đã giúp tôi có thời gian đi sâu vào mảng mình phụ trách
hơn, tránh lan man không hình dung được công việc cụ thể sẽ phải làm.
Theo kế hoạch đã thống nhất, 6 chúng tôi lên lớp 15 phút đầu giờ thường xuyên.
Ngoài ra, tôi và các bạn cùng nhóm còn phụ trách theo dõi các em lao động do bị phạt
thoe qui định của nhà trường, học thể dục, học nghi thức đội,…Nhưng đây là cơ hội để có
thể nắm sát tình hình lớp hơn. Những công việc cụ thể khi lên lớp 15 phút đầu giờ là:
nhắc nhỡ học sinh truy bài, hướng dẫn những phần về chuyên môn của bản thân mà các
em thắc mắc, lắng nghe những suy nghĩ, nguyện vọng và giải quyết kịp thời những trường
hợp vi phạm nội qui. GD ý thức về lối sống cộng đồng cho các em, GD đội ngũ CBL cách
thức quản lí lớp và thể hiện vai trò trách nhiệm, cũng như những quyền mà người CBL
đáng có. Cố gắng xây dựng tập thể lớp tự quản vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo
của CBL, nhất là lớp trưởng, P.HT, và các tổ trưởng.
Trong các tiết sinh hoạt chủ nhiệm rèn luyện cho người CBL khả năng diễn đạt
trước lớp, vai trò và cách thức hoạt động để hoàn thành tốt các công việc được giao. Phân
công bố trí hoạt động theo tổ để cùng xây dựng thông tin chi Đoàn phong phú và có nhiều
bài viết hay hơn. Bên cạnh các hoạt động trên, còn cùng với lớp tham gia các hoạt động
ngoại khóa như tổng vệ sinh trường, lớp, trực ban; lao động,….thường xuyên liên hệ với
Đoàn trường, là cơ quan quản lí trực tiếp việc thực hiện nội qui, qui chế của HS, để có
được cái nhìn tổng quát hơn và kịp thời nhắc nhở những sai phạm của các em, giúp lớp
tiến bộ hơn trong học tập và sinh hoạt. Ngoài ra, cũng thường xuyên trao đổi với những
HS có hoàn cảnh khó khăn, những học sinh học yếu trong lớp: (Dương Khang, Xuyên,
Thông, Cường) để nắm được tâm tư, tình cảm của các em, hỗ trợ các em chủ động hơn
trong học tập, thấy được vai trò của bản thân đối với lớp, đối với gia đình. Nhờ vậy mà

thầy trò hiểu nhau hơn và dễ dàng trong các hoạt động sư phạm.
Ngoài ra bản thân còn tìm hiểu về các biểu mẫu đánh giá xếp loại hạnh kiểm và
học lực của HS, cách thức đánh giá hạnh kiểm hàng tháng. Các sổ chủ nhiệm, sở trực ban,
sơ sinh hoạt chủ nhiệm và những biên bản sinh hoạt hang tuần, sổ điểm danh, sổ tổng kết
tuần. Ngoài công việc chủ nhiệm, người GV trẻ còn hoạt động trong các công tác Đoàn
nên bản thân còn tìm hiểu về cách thức sinh hoạt Đoàn của Đoàn trường, hoạt động của
chi đoàn GV,..trong việc kiểm tra, đánh giá nội qui HS và công tác Đoàn. Các biên bản
hoạt động Đoàn, cách thức tiến hành đại hội,..
* Kết luận: Qua đợt thực tập công tác chủ nhiệm tôi thấy dạy chữ đã khó, dạy
người càng khó hơn. Ngoài những kiến thức về chuyên môn, Gv phải thật tinh tế trong
nắm bắt tâm tư tình cảm của HS và đề ra kế hoạch, hướng xử lí phù hợp cốt sao tao thuận
lợi nhiều nhất cho các em. Gv phải vừa mềm, vừa rắn tùy tình huống nhẹ nhàng nhưng
cũng phải cương quyết. GV còn phải nắm được hoàn cảnh cảu từng học sinh để có thể
giúp đỡ, hỗ trợ các em khi cần. Nhìn chung, công tác chủ nhiệm là một công tác khó,
những nó rất cần thiết trong giáo duc và người giáo viên cần phải hoàn thành nhiệm vụ
chủ nhiệm của mình, trở thành cầu nối giữa nhà trường với gia đình và xã hội.
Nhận định chung:
Trải qua thời gian TTSP, tôi nhận thấy giữa lí thuyết và thực tế là một khoảng cách
rất xa nhưng lại rất thống nhất với nhau. Nếu chúng ta năm vững lí luận dạy học và kiến
thức thì chúng ta sẽ tự tin và thành công hơn trong việc vận dụng linh hoạt lí thuyết vào
thực tế. Do vậy, trong đợt thực tập sư phạm này, nhờ sự cọ xát thực tế và những ý kiến
GVHDCN: Phan Thị Nhung

19

SVTTSP: Lâm Thị Bé Bỏ


Báo cáo thu hoạch TTSP


Trường THPT Trần Văn Thành

góp ý quý báo của các thầy cô mà tôi đã nhận thấy mình trưởng thành hơn trong cuộc
sống, trong công tác. Chắc chắn rằng những bài học bổ ích tiếp thu được qua đợt thực tập
sẽ là hành trang vững chắc cho tôi khi bước vào môi trường công tác mới sau này. Cụ thể
của các bài trên là:
Tôi học tập được rất nhiều về tác phong sư phạm, sự yêu thích nghề nghiệp và cái
tâm của người thầy giáo trong công tác giảng dạy. Tuy nhiên, giữa những kiến thức đã
học ở Đại học và thực tế áp dụng ở tiểu học còn quá xa vời. Giữa những phương pháp
dạy học đa dang, nhưng hạn chế về thời gian không cho phép người giáo viên làm tốt
công việc đó. Người GV phải tùy từng lớp mà áp dụng những phương pháp dạy học khác
nhau chứ không đơn thuần vận dụng cứng nhắc kiến thức phương pháp đã học trên giảng
đường.
Về công tác chủ nhiệm: Do thời gian có hạn, việc tiếp xúc với HS lớp chủ nhiệm
chưa nhiều nên chưa giúp được các em nhiều hơn trong việc xây dựng lớp tự quản, nâng
cao năng lực của CBL và xây dựng khối đoàn kết trong nội bộ lớp học; để sau này khi ra
trường, các em còn là những người bạn của nhau, thường xuyên trao đổi và giúp nhau
trong cuộc sống sau này. Tuy nhiên cũng đã góp phần làm thay đổi phần nào ý thức học
tập tích cực hơn, đội ngũ CBL tự tin và vững vàng hơn trong công tác, các em phần nào
có tiến bộ trong học tập, những điểm số 9, 10 ngày càng nhiều hơn.
Những bài học kinh nghiệm, các thầy cô và học sinh trường TH Châu Văn Liêm đã
chiếm một vị trí quan trọng trong tôi. Sau này, nếu may mắn được phân công công tác tại
trường, tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ, sự dìu dắt nhiều hơn nữa của quí thầy cô, sự
tôn trọng quý mến cảu học sinh. Hy vọng rằng với sự cố gắng hết mình của bản thân, tôi
sẽ đạt được điều mong muốn trên.

GVHDCN: Phan Thị Nhung

20


SVTTSP: Lâm Thị Bé Bỏ


Báo cáo thu hoạch TTSP

Trường THPT Trần Văn Thành

PHẦN KẾT LUẬN
Thực tập tại trường TH Châu Văn Liêm tạo nhiều thuận lợi cho tôi. Vì trước đó tôi
cũng có thời gian kiến tập tại đây. Lãnh đạo nhà trường rất nhiệt tình, tạo mọi điều kiện
trong khả năng của mình cho chúng tôi có thể thực tập tốt. Học sinh ở trường rất chăm
ngoan, năng lực học tập rất cao. Điều này tạo ra cho chúng tôi niềm tự hào, là thuận lợi
lớn của cả đoàn TTSP.
Trong cả đợt TTSP, về mặt giảng dạy, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bản
thân tôi không được thầy cô hướng dẫn tạo điều kiện cho dạy ở nhiều khối lớp, nhiều tiết
với nhiều loại hình bài. Nhưng tôi học tập được rất nhiều kinh nghiệm của cô, rút ra nhiều
bài học trong cách thức cho điểm, sửa điểm, cách thức ghi sổ đầu bài, cách thức cân đối
hài hòa giữa thời gian và kiến thức giảng dạy, cách thức linh hoạt trong sử dụng quỹ thời
gian. Ngoài ra, tôi còn học tập được cách thức trình bày bảng, đặt câu hỏi, trình tự soạn
giáo án và những kĩ năng sư phạm khác. Tất cả tạo nên cho tôi sự trưởng thành dần dần
trong quá trình thực tập sư phạm năm nay.
Sáu tuần TTSP chủ nhiệm không phải là dài nhưng cũng đủ để cho tôi làm quen
với một trong hai công việc quan trọng không thể thiếu đối với người GV tương lai.
Những bài học về xử lí tình huống, soạn giáo án chủ nhiệm, cách thức nắm bắt tâm tư tình
cảm của học sinh, cách thức tổ chức vui chơi – ngoại khóa cho các em,…đã hiện lê rất rõ
trong những ngày làm công tác TTSP chủ nhiệm tại trường. Những tình cảm thân thiết mà
học sinh lớp chủ nhiệm dành cho tôi cùng với nhiều bài học gặt hái được là món quà có ý
nghĩa rất lớn cho tôi sau đợt TTSP này.
Thực tập sư phạm là một công việc làm hết sức cần thiết. Trong 6 tuần tham gia
thực tập ở trường phổ thông, sinh viên trưởng thành lên rất nhiều. Những kiến thức về

chuyên môn đã học cần phải vận dụng như thế nào? Để có thể chủ nhiệm lớp tốt người
GV cần phải có những điều kiện gì? Tất cả được cụ thể hóa trong đọt thực tập sư phạm
này. Bản thân tôi rất hoan nghênh việc tổ chức TTSp của các cấp quản lí giáo dục và
mong rằng mô hình này cần được nhân rộng và phát huy hơn nữa để chúng tôi – những
thầy (cô) giáo tương lai có môi trường cọ xát đủ để vững chãi hơn khi trực tiếp tham gia
sự nghiệp trồng người sau này.
Đợt thực tập sư phạm kết thúc, chúng tôi rời trường TH Châu Văn Liêm trong tâm
trạng chan hòa giữa niềm vui và nỗi buồn. Vui là vì những kết quả gặt hái được trong cả
đợt, buồn là vì phải xa ngôi trường, xa thầy cô và học sinh thân yêu sau này không biết có
được gặp lại hay không. Lúc này trong tôi vang lên lời hạ quyết tâm dù thế nào đi nữa sự
trưởng thành của bản thân mình, việc hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học sẽ là sự đền đáp
tốt nhất đối với những tình cảm mà thầy cô và học sinh cùng nhà trường dành cho trong
thời gian qua.

GVHDCN: Phan Thị Nhung

21

SVTTSP: Lâm Thị Bé Bỏ



×