Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 27 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHAMTHIENG PHOMSAVATH

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG TỔ CHỨC KHUYẾN NÔNG
NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số:

62 62 01 15

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


Công trình hoàn thành tại:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Phạm Bảo Dương
2. TS. Đinh Văn Đãn

Phản biện 1:

GS.TS. Phạm Vân Đình
Hội Kinh tế nông lâm

Phản biện 2:


PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Phản biện 3:

TS. Đào Duy Tâm
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng Đánh giá luận án cấp Học viện
họp tại:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi
giờ, ngày tháng năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia Việt Nam
Thư viện Lương Định Của - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Thư viện Quốc gia Lào


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước tai Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã
chính thức thành lập Cục Khuyến nông và Hợp tác xã (HTX) năm 2001 và đi vào hoạt
động, theo nguyên tắc là lấy điểm xuất phát từ nhu cầu thực tiễn phát triển của sản xuất
nông nghiệp và có sự tham gia tự nguyện của người dân. Hệ thống tổ chức khuyến nông
Nhà nước Lào đã và đang dần dần đi vào hoàn thiện cả về cơ cấu tổ chức, chức năng và
nhiệm vụ từ Trung ương đến cơ sở. Hoạt động của hệ thống tổ chức khuyến nông đã đóng vai
trò nòng cốt trong công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, hướng dẫn,
chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho nông dân để họ không ngừng phát triển sản

xuất nông nghiệp, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu, từng bước đóng
vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc Lào.
Tuy nhiên, hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước Lào còn đang gặp rất nhiều
những khó khăn, hạn chế bất cập cần sớm được nghiên cứu khắc phục giải quyết từ trung
ương (TW) đến tỉnh, huyện và bản. Những khó khăn, bất cập thường xẩy ra dó là: Hệ thống
tổ chức khuyến nông đã được tổ chức từ trung ương (TW) đến địa phương nhưng cán bộ
khuyến nông các cấp chưa đáp ứng yêu cầu để thực hiện nhiệm vụ. Nguyên nhân chủ yếu
trình độ của cán bộ khuyến nông chưa cao. Cán bộ khuyến nông còn thực hiện nhiều nhiệm
vụ kiêm nhiệm trong lĩnh vực khuyến nông và nhiệm vụ của HTX. Khuyến nông cấp bản
không có cán bộ chuyên trách mà là cán bộ kiêm nhiệm nên hạn chế hoạt động, hiệu quả
hoạt động chưa cao.
Do hệ thống tổ chức chưa mạnh nên ảnh hưởng chất lượng hoạt động khuyến nông.
Hoạt dộng khuyến nông còn phân tán nhất, công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới
diễn ra chậm, hiệu quả chưa cao… Vấn đề đặt ra cần giải quyết những vấn đề trên là
nghiên cứu phải trả lời rõ các câu hỏi sau đây: Cơ sở khoa khoa học lý luận về hệ thống tổ
chức khuyến nông nhà nước như thế nào? Thực tiễn của các nước trên thế giới và khu vực
Đông Nam Á, nhất là ở Việt Nam hệ thống này tổ chức hoạt động ra sao và có những bài
học kinh nghiệm gì vận dụng cho Lào? Thực trạng hệ thống tổ chức khuyến nông nhà
nước hiện tại của Lào như thế nào? Hoạt động khuyến nông nhà nước của hệ thống
khuyến nông nhà nước đã tác động và đóng góp gì cho phát triển nông nghiệp nông thôn?.
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước? Trong những
năm tới hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước cần có những định hướng và giải pháp
nào để hoàn thiện và hoạt động bền vững và đạt được hiệu quả cao?
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước tại Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào; Từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hệ thống tổ
chức khuyến nông nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống tổ chức

khuyến nông Nhà nước.
- Phân tích, đánh giá thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống tổ chức khuyến
nông nhà nước ở Lào.
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước ở Lào
trong những năm tới.
1


1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước ở
nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào:
1) Hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước Lào gồm 4 cấp: TW, tỉnh, huyện, bản
cụ thể: Hệ thống tổ chức khuyến nông ở cấp Trung ương: Cục khuyến nông và hợp tác xã
(HTX). Phòng khuyến nông và HTX tỉnh; Phòng khuyến nông và HTX huyện. Trạm
khuyến nông huyện và khuyến nông viên. Các tổ chức kinh tế - xã hội có liên quan đến hệ
thống tổ chức khuyến từ trung ương đến tỉnh, huyện, bản. Về nguồn lực (Nhân lực, tài
chính, cơ sở vật chất kỹ thuật) để tổ chức hệ thống khuyến nông Nhà nước.
2) Tổ chức hoạt động khuyến nông bao gồm: Hoạt động chuyển giao/xây dựng
mô hình; Đào tạo tập huấn; Thông tin tuyên truyền; Tư vấn dịch vụ; Hợp tác quốc tế.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về không gian
Nghiên cứu các vấn đề hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước ở Lào: Hệ thống tổ
chức khuyến nông từ trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp bản: nghiên cứu điều tra tập
trung chủ yếu ở 3 tỉnh đại diện cho 3 vùng của Lào; Mỗi tỉnh chọn 3 huyện mỗi huyện
chọn 3 bản bao gồm: hộ nông dân, một số cán bộ và khuyến nông viên (bảng 3.1).
* Phạm vi về thời gian
Thời gian thu thập những thông tin, số liệu thu thập, sử dụng để phân tích trong
nghiên cứu chủ yếu trong 3 năm gần đây từ năm 2012 - 2014. Số liệu điều tra ở 3 tỉnh,
huyện, bản chủ yếu năm 2014 - 2015.

* Phạm vi về nội dung
Nội dung nghiên cứu đề tài tập trung giải quyết những vấn đề chủ yếu sau:
1) Cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước.
2) Thực trạng hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước ở Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào (từ Trung ương đến tỉnh, huyện, bản).
3) Tổ chức hoạt động khuyến nông ở Lào.
4) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước
Lào.
5) Định hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống tổ chức khuyến nông
nhà nước ở Lào cho những năm tiếp theo.
6) Luận án không tập trung nghiên cứu vào các hệ thống tổ chức khuyến nông khác
bao gồm: Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức nghề
nghiệp, tổ chức khoa học, giáo dục đào tạo, hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác
tham gia hoạt động khuyến nông tại Lào.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1.4.1. Về mặt lý luận
Luận án đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về hệ thống tổ
chức khuyến nông nhà nước như: Khái niệm về khuyến nông, hệ thống tổ chức khuyến
nông Nhà nước; Đặc điểm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống tổ chức
khuyến nông Nhà nước; Phương pháp tiếp cận nghiên cứu về hệ thống tổ chức khuyến
nông nhà nước. Tình hình và những bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới nhất
là bài học của Việt Nam về hoàn thiện hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước vận dụng
vào hoàn thiện hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào.
1.4.2. Về mặt thực tiễn
Luận án đã phân tích đánh giá thực trạng cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ,
2


quyền hạn của hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước Lào từ Trung ương đến tỉnh,

huyện, bản. Đánh giá nội dung tổ chức hoạt động khuyến nông của hệ thống tổ chức
khuyến nông nhà nước Lào.
Phân tích yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước
và hoạt động khuyến nông ở Lào. Đánh giá của lãnh đạo các cấp từ trung ương, tỉnh,
huyện, cán bộ khuyến nông và người dân về những đóng góp của hệ thống tổ chức
khuyến nông nhà nước Lào.
Luận án đã đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hệ thống
tổ chức khuyến nông nhà nước trong những năm tới.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng ở khu vực kinh tế nông thôn Lào.
Tuy nhiên, phần lớn nông dân Lào vẫn sản xuất nông nghiệp dựa trên kỹ thuật canh tác
lạc hậu và thiếu thông tin về giá cả, thị trường… nên kết quả, hiệu quả đạt được chưa cao.
Nước CHDCND Lào đang chuyển đổi nền nông nghiệp sang kinh tế thị trường, việc cung
cấp thông tin cũng như khuyến cáo cho nông dân biết áp dụng các kỹ thuật phù hợp là rất
cần thiết.
Hệ thống khuyến nông nhà nước của Lào ra đời năm 2001 đã đáp ứng đòi hỏi khách
quan của sản xuất nông nghiệp. Mặc dù vậy, hệ thống khuyến nông nhà nước trong quá trình
hoạt động còn bộc lộ nhiều bất cập như: chưa ổn định hệ thống tổ chức, hoạt động khuyến
nông còn phân tán, cán bộ khuyến nông kiêm nhiệm nhiều, sự phối hợp trong chỉ đạo hoạt
động khuyến nông các cấp chưa thống nhất. Chính vì vậy, nghiên cứu nhằm góp phần làm
sáng tỏ cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn; phân tích thực trạng hệ thống tổ chức và
những hoạt động chủ yếu của hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước Lào. Đề xuất ra giải
pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước Lào trong những thập kỷ tiếp theo.
Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, nhà
quản lý có liên quan ở nước CHDCND Lào. Nó còn làm cơ sở để đề ra chính sách xây
dựng các dự án, đề án quy hoạch, kế hoạch chỉ đạo phát triển hoạt động khuyến nông các
tỉnh, các huyện, bản ở Lào và góp phần tăng trưởng kinh tế nói chung và nông nghiệp,
nông thôn nói riêng.
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC KHUYẾN NÔNG NHÀ NƯỚC

2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước
2.1.1.1. Khái niệm về khuyến nông
Khuyến nông (Agricultural exteltion) là một thuật ngữ khó xác định thống nhất bởi
khuyến nông: tổ chức bằng nhiều cách; Phục vụ cho nhiều mục đích; Mỗi tầng lớp nông
dân khác nhau hiểu nghĩa khuyến nông khác nhau.
Theo chúng tôi có thể hiểu khuyến nông như sau: Khuyến nông là cách đào tạo và
rèn luyện tay nghề cho nông dân đồng thời giúp họ hiểu được những chủ trương, chính
sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, những thông tin
thị trường, để có khả năng tự giải quyết được các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm
đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát triển
nông thôn.
2.1.1.2. Hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước
Khuyến nông Nhà nước là các tổ chức khuyến nông đại diện của Nhà nước ở các
3


cấp từ Trung ương tới cơ sở (xã), có liên quan mật thiết lẫn nhau, thực hiện chức năng và
nhiệm vụ khuyến nông. Khuyến nông Nhà nước thể hiện sự hỗ trợ của Nhà nước tới
nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Các cán bộ tham gia vào tổ chức khuyến nông
Nhà nước thường là các cán bộ, công chức, viên chức được Nhà nước trả lương và
thực hiện các nhiệm vụ của khuyến nông Nhà nước tại các cấp, các địa phương mà họ
tham gia.
Khuyến nông Nhà nước thực hiện công tác khuyến nông theo hệ thống luật
pháp của Nhà nước quy định về khuyến nông.
Hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước: là quá trình hình thành ra tổ chức khuyến
nông ở các cấp, gắn với việc xác định mục tiêu, chức năng nhiệm vụ và tổ chức nhân lực, tài
chính, vật chất và đất đai để thực hiện nhiệm vụ khuyến nông theo qui định..
Hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước: được tổ chức từ Trung ương tới tỉnh,
huyện, xã/bản.
Ở cấp Trung ương có Cục khuyến nông/Trung tâm khuyến nông quốc gia.

Ở địa phương Cấp tỉnh có Trung tâm khuyến nông tỉnh. Ở cấp huyện có Trạm
khuyến nông. Ở cấp xã có khuyến nông viên.
Ở mỗi cấp, cơ quan khuyến nông được tổ chức gắn liền với nhân lực, với chức
năng nhiệm vụ nhất định và gồm các nguồn lực vật chất, tài chính để thực hiện các chức
năng và nhiệm vụ. Trong phạm vi nghiên cứu Hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước
chúng tôi tập trung nghiên cứu Hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước ở Trung ương; và
địa phương đó là: Cấp tỉnh là Trung tâm Khuyến nông tỉnh, cấp huyện là Trạm khuyến
nông. Cấp xã/bản là khuyến nông viên và cấp thôn, xóm là cộng tác viên khuyến nông .
2.1.2. Vai trò của khuyến nông và hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước
-Vai trò là cầu nối
Có thể diễn đạt khuyến nông có vai trò cầu nối thông tin 2 chiều giữa nông dân với 9
đầu mối theo sơ đồ 2.1 như sau:

Sơ đồ 2.1. Vai trò cầu nối khuyến nông
- Vai trò trong chuyển đổi nền kinh tế của đất nước
- Vai trò trong huy động lực lượng cán bộ kỹ thuật từ TW đến địa phương. trong xoá
đói giảm nghèo.
- Vai trò liên kết nông dân, tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ nhau sản xuất
4


2.1.3. Nội dung nghiên cứu hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước
Nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào các nội dung:
1) Nguyên tắc tổ chức hệ thống tổ chức khuyến nông
2) Hệ thống tổ chức khuyến nông từ trung ương đến cấp địa phương Bao gồm: cơ
cấu tổ chức bộ máy, chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn.
3) Nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ khuyến nông bao gồm: nguồn nhân lực, cơ sở
vật chất, nguồn lực tài chính
4) Hoạt động khuyến nông của hệ thống tổ chức khuyến nông, gồm cấc nội dung
chính sau: i) Xây dựng mô hình/ chuyển giao. ii) Đào tạo,tập huấn đào tạo cho cán bộ và

nông dân. iii) Thông tin tuyên truyền: Cung cấp thông tin, in ấn tài liệu kỹ thuật cấp phát
cho nông dân. iv) Tư vấn dịch vụ khuyến nông v) Hợp tác quốc tế về khuyến nông.
5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước.
6. Đề xuất định hứng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện và nâng cao năng lực của
hệ thống tổ chức KNNC từ trung ương đến địa phương trong những năm tới đạt kết quả cao.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước
- Chính sách khuyến nông của Chính phủ.
- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng miền đất nước.
- Trình độ cán bộ khuyến nông các cấp: Trung ương, tỉnh, huyện, xã.
- Sự phối hợp của các cấp và sự tham gia của nông dân.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1. Hệ thống tổ chức khuyến nông ở một số nước trên thế giới
2.1.1.1. Hệ thống tổ chức khuyến nông Trung Quốc
Hệ thống khuyến nông được tổ chức đồng bộ từ trung ương đến địa phương và với
quy mô rất lớn (tổng số cán bộ lên đến hơn 1 triệu người). Hơn 70% quân số này là những
cán bộ tốt nghiệp ở các trường cao đẳng chuyên nghiệp hoặc dạy nghề, trong đó, hơn 90%
trong số họ làm việc ở các Trạm khuyến nông cấp xã (là chủ yếu) và cấp huyện. Các nhà
hoạch định chính sách nhận thấy việc cải cách hệ thống khuyến nông là công việc cực kỳ
khó khăn và đến nay vẫn chưa có ý tưởng rõ rệt nào để cải thiện hoạt động của hệ thống
khuyến nông. Có một vài sáng kiến đã được đưa ra và hiện đang làm thí điểm để cải tổ hệ
thống khuyến nông.
2.2.1.2. Hệ thống tổ chức khuyến nông Australia
Hoạt động của hệ thống tổ chức khuyến nông của Australia có nhiều đổi mới:
(i) Thay đổi về cơ chế hoạt động: (ii) Thay đổi về triết lý tiếp cận: Ở Australia, việc
sử dụng Internet và đĩa CD để công bố các kết quả nghiên cứu được nhiều tổ chức thử
nghiệm. Một khối lượng tài liệu nhất định từ các trung tâm thông tin cộng đồng, trung tâm
phát triển nông thôn, phòng nông nghiệp bang và các nhà nghiên cứu khu vực tư nhân
cũng được tải xuống từ Internet, nhờ đó thời gian khuyến nông được rút ngắn và tạo ra
những tác động tích cực (iii) Tăng số lượng nhà cung cấp dịch vụ khuyến nông: (iv) Về
đầu tư và kinh phí: Giống như Trung Quốc, Australia thực hiện cơ chế thúc đẩy tự

trang trải chi phí trong nghiên cứu và chuyển giao TBKT. Các phòng nông nghiệp
bang đang chuyển dần đến tư nhân hóa;
5


2.1.1.3. Hệ thống tổ chức khuyến nông ở Việt Nam
Hệ thống tổ chức khuyến nông hiện nay được chia theo 4 cấp: trung ương,
tỉnh/thành phố, huyện và xã. Ở cấp Trung ương đã thành lập Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia. Ở 64 tỉnh/thành phố đều đã thành lập Trung tâm Khuyến nông.
Hiện nay 585/648 huyện trên cả nước có Trạm khuyến nông huyện (chiếm 90,3%) trực
thuộc Trung tâm Khuyến nông tỉnh/thành phố hoặc Uỷ ban Nhân dân huyện. Ở cấp xã có
cán bộ khuyến nông xã và khuyến nông viên cơ sở do UBND xã quản lý.
Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm đến công tác khuyến
nông. Mức đầu tư kinh phí từ ngân sách nhà nước cho hoạt động khuyến nông đã tăng
liên tục. Từ năm 2000, kinh phí khuyến nông tăng bình quân 12%/năm. Kinh phí chủ yếu
được dành cho xây dựng mô hình (chiếm 80,7%). Từ năm 2001, cơ cấu đầu tư cho các
hoạt động khuyến nông đã được điều chỉnh theo hướng tăng cường cho công tác đào tạo
huấn luyện và thông tin tuyên truyền. Nguồn kinh phí trung ương phân bổ cho các địa
phương được tăng dần thông qua Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư quốc gia được
phân theo các chương trình: Chương trình khuyến nông trồng trọt; Chương trình khuyến
nông chăn nuôi; Chương trình khuyến lâm; Chương trình tập huấn đào tạo; Chương trình
thông tin thị trường; Chương trình khuyến công; Hoạt động tăng cường năng lực. Hệ
thống khuyến nông đã có những bước phát triển đáng kể những năm qua, đã đóng góp vai trò
quan trọng đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp. Bên cạnh những tác động tích cực
do hoạt động khuyến nông mang lại, một số hạn chế, bất cập cần được cải tiến, đổi mới
nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động của hệ thống
2.2.2. Những bài học kinh nghiệm về Hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước rút ra
vận dụng cho hệ thống khuyến nông Nhà nước Lào
1) Tăng cường sự chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên của cấp uỷ đảng, chính quyền và
sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ban, ngành, các đoàn thể chính trị xã hội nhằm phát sức
mạnh tổng hợp trong hệ thống tổ chức khuyến nông. 2) Xác định rõ vai trò và chức năng,

nhiệm vụ ở các cấp khác nhau, đặc biệt trong bối cảnh hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân
cấp công tác khuyến nông. 3) Phải xây dựng được bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ
khuyến nông từ Trung ương xuống địa phương có đủ trình độ chuyên môn kỹ thuật, có
năng lực tổ chức, quản lý và điều hành các hoạt động khuyến nông. 4) Cần phân loại đối
tượng nông dân, lĩnh vực tổ chức sản xuất để hỗ trợ bằng nguồn ngân sách nhà nước và sử
dụng hướng tiếp cận có sự tham gia, thông tin nhiều chiều để đáp ứng nhu cầu của nông
dân trong các bước triển khai công tác khuyến nông. Chú trọng tăng cường năng lực cho
các tổ chức nông dân để họ thực sự tham gia chủ động và hiệu quả vào công tác khuyến
nông và phát huy vai trò của các hiệp hội trong việc hoạch định chính sách khuyến nông,
bảo vệ quyền lợi người nông dân.5) Cán bộ khuyến nông luôn đi sát, nắm bắt nhu cầu và
nguyện vọng của nông dân để từ đó xây dựng các chương trình, phương pháp tiếp cận
phù hợp theo từng Mô hình đối tượng, trong từng giai đoạn, ở từng vùng/miền dựa trên
phân tích hoàn cảnh và điều kiện thực tế. 6) Hoạt động khuyến nông - khuyến ngư phải
chuyển đổi dần từ bao cấp của Nhà nước sang nông dân/khách hàng chi trả từng phần các
6


dịch vụ khuyến nông. Quá trình và mức độ chi trả phụ thuộc vào từng nội dung và đối
tượng hưởng lợi cụ thể. Luôn luôn nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Lào
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Nước CHDCND Lào là một quốc gia nằm sâu trong lục địa, trên bán đảo Đông
Dương và nằm ở khu vực trung tâm của tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, có biên giới
giáp với 5 nước trong khu vực: Phía Bắc giáp với Trung Quốc có đường biên giới dài
505 km; phía Đông giáp với Cộng hòa XHCN Việt Nam có đường biên giới là 2.069km;
phía Nam giáp với Campuchia có đường biên giới là 535km; phía Tây Nam giáp với
Thái Lan có đường biên giới dài 1.835 km và phía Tây Bắc giáp với Myanma có đường
biên dài 236km (xem bản đồ 3.1). Diện tích đất tự nhiên 236.800km2, trong đó núi và cao

nguyên chiếm tới 3/4 diện tích. Căn cứ theo địa hình có thể chia thành hai vùng địa hình
lớn: Thượng Lào và Trung - Hạ Lào.
Khí hậu ở Lào chia thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Mùa mưa từ giữa
tháng 4 đến tháng 10, tương ứng với gió mùa Tây - Nam; mùa khô từ giữa tháng 10 đến
tháng 4 năm sau.; lượng mưa lại phân bổ không đều trong năm: 80% trong mùa mưa; 20%
trong mùa khô.
3.1.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
Tính đến năm 2014 dân số ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân là có 6,81 triệu
người, nam giới chiếm 49,99%. Trong đó khoảng 20% số dân sống ở thành thị và 80%
sống ở nông thôn; nói chung trình độ dân trí còn thấp. Lào có 49 dân tộc khác nhau về
phong tục tập quán và tiếng nói. Nước Lào bao gồm có 17 tỉnh và một thành phố; có 145
huyện và 8.600 bản làng; không có cấp xã và là một trong những nước kém phát triển
nhất trên thế giới. Sau những năm thực hiện chính sách mở cửa được phát động vào năm
1986 cho đến nay, nền kinh tế nước Lào có sự tăng trưởng liên tiếp: bình quân thời kỳ
2006-2010 tăng trưởng GDP 6,5%/năm; thời kỳ 2011-2014 tăng khoảng 7,5% năm. Đời
sống của nhân dân trong cả nước ngày càng ổn định và từng bước được cải thiện. GDP
đầu người năm 2014 là 1.725USD.
3.1.2. Đặc điểm ở 3 tỉnh nghiên cứu điều tra
3.1.2.1. Tỉnh Ouđômxay đại diện cho vùng miền Bắc Lào
Tỉnh Oudomxay có tổng diện tích đất tự nhiên là 15.370km2, tỉnh này có diện tích đất
tương đối dồi dào và là tiềm năng lớn để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
Dân số của tỉnh năm 2015 là 307.065 người (nữ 153.445 người); tỷ lệ tăng dân số
bình quân là 2,3%/năm. Số dân được phân bố sinh sống ở 262 bản làng và 31.378 hộ
gia đình trong toàn tỉnh; số dân này được phân thành 14 bộ tộc mà có phong tục tập
quán và tiếng nói khác nhau; lao động của tỉnh tương đối dồi dào và là nguồn lực
chính phát triển sản xuất. Tỉnh Oudomxay là tỉnh trọng điểm của khu vực phíâ Bắc
7


CHDCND Lào. Giá trị sản xuất của tỉnh năm 2015 đạt 1.190 tỷ kíp tăng 12,2% so với

năm 2014. Giá trị sản xuất của ngành nông - lâm nghiệp năm 2015 đạt 799,4 tỷ kíp tăng
11,5% so với năm 2014. Tương ứng như ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thì
năm 2015 đạt 127,4 tỷ kíp tăng 10% so với năm 2014 còn ngành dịch vụ và xây dựng cơ
bản của huyện cũng có xu hướng tăng lên như năm 2015 đạt 303,2 tỷ kíp tăng 11,2% so
với năm 2014.
3.1.2.2. Tỉnh Bolikhamxay đại diện cho vùng miền Trung Lào
Tổng diện tích đất tự nhiên là 14.863km2, trong đó đất lâm nghiệp chiếm khoảng
46%; đất nông nghiệp khoảng 32%; đất thổ cư khoảng 13% và đất khác khoảng 10%.
Trong đất nông nghiệp gồm có đất trồng lúa 300.350 ha (trong đó lúa nước 216.410 ha),
đất trồng ngô 170.500 ha, đất trồng cây công nghiệp 628.165 ha (trong đó cây cao su
150.726 ha); ngoài ra là diện tích đất để chăn nuôi và đất có khả năng nông nghiệp khác;
nói chung tỉnh này có diện tích đất tương đối dồi dào và là tiềm năng lớn để phát triển
nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Dân số của tỉnh năm 2015 là 272.794 người
(nữ 134.834 người); tỷ lệ tăng dân số bình quân là 2,3%/năm. Giá trị sản xuất của tỉnh
năm 2015 đạt 1.305 tỷ kíp tăng 14,3% so với năm 2014. Giá trị sản xuất của ngành nông lâm nghiệp năm 2015 đạt 589,3 tỷ kíp tăng 13,7% so với năm 2014. Tương ứng như
ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thì năm 2015 đạt 154,4 tỷ kíp tăng 10,6% so với
năm 2014 còn ngành dịch vụ và xây dựng cơ bản của huyện cũng có xu hướng tăng lên
như năm 2015 đạt 561,3 tỷ kíp tăng 10,2% so với năm 2014.
3.1.2.3. Tỉnh Chapasack đại diện cho vùng miền Nam Lào
Tỉnh Chapasack là một trong 4 tình miền Nam của nước CHDCND Lào, cách Thủ
đô Viêng Chăn khoảng 700 km. Diện tích đất tự nhiên là 1.541.500 ha (năm 2015), trong
đó đất trồng lúa nước 80.580 ha; đất trồng lúa nương 6.297 ha; đất trồng cà phê có 13.264
ha; trồng sa nhân 1.524 ha; đất trồng cây lương thực khác 30.209 ha; Dân số và lao động
của Chapasack có sự biến đổi qua các năm. Năm 2015, dân số của huyện là 600.358
người tăng 4,12% so với năm 2014. Dân số sống ở nông thôn chiếm 91,6%, ở thị trấn là
8,4%. Tổng số hộ của toàn huyện năm 2015 là 100.656 hộ, tăng 7,76% so với năm 2014,
trong đó hộ làm nông nghiệp là 90.330 hộ chiếm 89,74% tổng số hộ của toàn huyện. Lao
động nông nghiệp năm 2015 là 50.796 người, tăng 4,34% so với năm 2014. Giá trị sản
xuất của huyện năm 2015 đạt 1.390 tỷ kíp tăng 15,42% so với năm 2014. Giá trị sản xuất
của ngành nông - lâm nghiệp năm 2015 đạt 899,4 tỷ kíp tăng 16,36% so với năm 2014.

Tương ứng như ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thì năm 2015 đạt 147,9 tỷ kíp
tăng 11,10% so với năm 2014 còn ngành dịch vụ và xây dựng cơ bản của huyện cũng có
xu hướng tăng lên như năm 2015 đạt 343,8 tỷ kíp tăng 9,72% so với năm 2014
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích
Luận án sử dụng hai phương pháp tiếp cận: Tiếp cận theo cấp quản lý và Phương
pháp tiếp cận hai theo khu vực kinh tế.
Khung phân tích hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước bao gồm các nội dung
chủ yếu chúng tôi mô phỏng theo sơ đồ 3.1.
8


Hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước
ở Nước CHDCND Lào
Cơ sở lý luận
và thực tiễn

Thực trạng hệ thống
tổ chức khuyến nông nhà nước

Thực trạng hệ thống
tổ chức khuyến nông
nhà nước
Cơ sở
lý luận

Tổ chức khuyến nông
cấp Trung ương

9

Cơ sở
thực tiễn

Thực trạng tổ chức hoạt
động khuyến nông của tổ
chức khuyến nông
Xây dựng mô hình và
chuyển giao tiến bộ
kỹ thuật

Yếu tố
ảnh hưởng

Chính sách khuyến nông của
Chính phủ
Điều kiện về kinh tế, xã hội,
văn hóa vùng miền
Năng lực cán bộ khuyến nông
các cấp trung ương, tỉnh,
huyện, xã

Tổ chức khuyến nông
nhà nước cấp tỉnh

Tổ chức đào tạo, tập
huấn

Tổ chức khuyến nông
nhà nước cấp huyện


Hoạt động thông tin
tuyên truyền

Sự phối hợp của các cấp và sự
tham gia của nông dân, tổ chức
nông dân

Tổ chức khuyến nông
nhà nước cấp xã

Tư vấn dịch vụ khuyến
nông

Trình độ kỹ năng đào tạo tập
huấn của cán bộ khuyến nông

Hợp tác Quốc tế

Nguồn lực tài chính cho Hệ
thống tổ chức khuyến nông

Giải pháp hoàn thiện Hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước
ở Nước CHDCND Lào

Sơ đồ 3.1 Khung phân tích hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước


3.2.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Ngoài việc nghiên cứu hệ thống tổ chu chức khuyến nông nhà nước ở Lào, chúng

tôi tiến hành khảo sát sâu hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước tại 3 tỉnh đại diện cho
vùng Bắc, Trung, Nam Lào. Tỉnh Ouđômxay đại diện cho vùng miền Bắc Lào; Tỉnh
Bolikhamxay đại diện cho vùng miền Trung Lào; Tỉnh Champasắck đại diện cho vùng
miền Nam Lào; Số lượng mẫu ở các tỉnh, huyện, bản (Bảng 3.1).
Bảng 3.1. Số mẫu khảo sát về hệ thống tổ chức khuyến nông ở Lào
STT

Chỉ tiêu

ĐVT

1
2
3
4
5

Số tỉnh
Số huyện
Số bản
Số hộ điều tra
Cán bộ KN
- Trung ương
- Tỉnh
- Huyện
Khuyến nông viên
Cán bộ CQ
- Trung ương
- Tỉnh
- Huyện

- Xã

Tỉnh
huyện
bản
hộ

6
7

người
người
người
người
người
người
người
người
người

Tỉnh
Ouđômxay
1
3
9
270

Tỉnh
Bolikhamxay
1

3
9
270

Tỉnh
Bolikhamxay
1
3
9
270

4
9
8

4
9
8

4
9
8

10
12
27
24

9
12

9

5
27
36
27

9
12
9

9
12
9

Tổng
3
9
27
810

3.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
a) Số liệu thứ cấp
Các tài liệu, thông tin, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề
tài, thu thập nghiên cứu kết quả hoạt động hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước. Các
định hướng, chính sách của cơ quan quản lý có liên quan đến đề tài tại địa phương. Tài
liệu tổng quan về tình hình phát triển kinh tế xã hội hàng năm cuả các tỉnh được lựa cọn
nghiên cứu điển hình đại diện cho ba vùng: như tỉnh Ouđômxay tỉnh Bolikhamxay và tỉnh
Chămpasăck; số liệu, tài thu thập theo chuỗi thời gian từ năm 2013 đến 2015.
b) Số liệu sơ cấp

Được thu thập qua việc đi điều tra khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp
và phương pháp chuyên gia với các mẫu phiếu phỏng vấn được thiết lập sãn để thu thập
tài liệu, tổng hợp và phân tích đánh giá về hệ thống khuyến nông nhà nước
3.2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu, thông tin
Số liệu điều tra được tổng hợp và xử lý trên máy vi tính nhờ phần mềm Excel...
3.2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu, thông tin
Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp so sánh; Phương pháp chuyên gia;
Phương pháp phân tích SWOT; Phương pháp sơ đồ, đồ thị.
3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tổ chức và nguồn lực của hệ thống tổ chức khuyến
nông Nhà nước.
- Nhóm các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động khuyến nông.
10


PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG KHUYẾN NÔNG NHÀ NƯỚC Ở
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
4.1.1. Lược sử hình thành, Các thành phần tham gia, nguyên tắc cơ bản của tổ chức
hệ thống khuyến nông nhà nước Lào
Năm 2001, Chính phủ Lào ban hành Nghị định về công tác khuyến nông bao gồm:
nông, lâm nghiệp. Hệ thống khuyến nông Lào chính thức hình thành. Ở Bộ Nông lâm
nghiệp, Cục Khuyến nông - Khuyến lâm vừa làm nhiệm vụ quản lý nhà nước vừa làm
nhiệm vụ khuyến nông về lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Ngày 10/09/2012, Chính phủ
Lào ký quyết định số 18896/Nl thành lập Cục khuyến nông và HTX. Quyết định quy định
rõ hơn về hệ thống tổ chức khuyến nông, quy định về mục tiêu, nguyên tắc, chính sách và
nội dung hoạt động khuyến nông (bổ sung thêm nội dung tư vấn, dịch vụ và hợp tác quốc
tế về khuyến nông); mở rộng đối tượng tham gia và hưởng thụ khuyến nông.
Hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước Lào gồm có 4 cấp: Khuyến nông trung
ương, khuyến nông tỉnh, khuyến nông, huyện, và khuyến nông cơ sở (Sơ đồ 4.1).

Cấp Trung ương

Bộ Nông lâm Nghiệp
Cục khuyến nông và HTX

Cấp tỉnh

Sở Nông lâm Nghiệp
Phòng KN và HTX tỉnh

Cấp huyện

Phòng Nông lâm Nghiệp
Trạm KN và HTX huyện

Cấp xã/bản

Khuyến nông viên
Khuyến nông tự nguyện
Hộ nông dân

Hộ nông dân

Sơ đồ 4.1. Hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước của Lào
Hệ thống khuyến nông nhà nước lào đang đảm nhận hai chức năng, nhiệm vụ chủ
yếu là làm công tác tổ chức khuyến nông và mảng phụ trách công tác của HTX. Đây là
khó khăn lớn nhất của hệ thống này chưa thực sự đi sâu vào chỉ đạo thực hiện hoạt động
khuyến chuyên do vậy nhiệm vụ tổ chức công tác khuyến nông còn trồng chéo và cán bộ
khuyến nông còn kiêm nhiệm do đó cần hoàn thiện dân trong những năm tới (Sơ đồ 4.1).
4.1.2. Chức trách, nhiệm vụ quyền hạn của hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước

ở CHDCND Lào
- Cục khuyến nông và HTX ở cấp Trung ương Lào
Cơ quan khuyến nông ở cấp trung ương được gọi là Cục Khuyến nông và Hợp tác
xã trực thuộc Bộ Nông lâm nghiệp, chịu sự lãnh đạo toàn diện của bộ Nông lâm nghiệp,
có chức năng thực hiện các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến
công (sau đây gọi tắt là khuyến nông), công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động
nông thôn, khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn toàn nước nhằm hướng dẫn,
11


trợ giúp nông dân phát triển nông nghiệp, nông thôn và làm các dịch vụ khác về lĩnh vực
nông nghiệp và phát triển nông thôn, đồng thời chịu sự chỉ đạo và quản lý chuyên môn,
nghiệp vụ của Bộ Nông Lâm nghiệp.
Cục Khuyến nông và hợp tác xã có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp
kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách Nhà nước hàng năm và được mở tài khoản tại Kho
bạc và Ngân hàng Nhà nước để hoạt động theo qui định của pháp luật.
- Phòng khuyến nông và HTX ở cấp tỉnh của Lào
- Phòng khuyến nông và HTX ở cấp huyện của Lào
- Hệ thống tổ chức khuyến nông cấp bản/khuyến nông viên
4.1.3. Cơ cấu tổ chức của hệ thống tổ chức Khuyến nông nhà nước ở nước Cộng hòa
Dân chủ nhân dân Lào
Cục Khuyến nông và HTX được thành lập theo Quyết định số: 1896/NL ngày
10/09/2012 Bộ Nông lâm nghiệp. Cục Khuyến nông và HTX hoạt động theo đường lối
của Đảng và pháp luật của nhà nước. Dựa vào chiến lược của Bộ nông lâm nghiệp, thành
kế hoạch và chương trình cụ thể trong tổ chức thực hiện có hiệu quả.
Ban lãnh đạo
Cục Khuyến nông & HTX

Trung tâm
DV kỹ thuật

NN

Phòng Hành
chính

Phòng kế
hoạch và hợp
tác

Phòng khuyến
nông và HTX

Phòng. Tập
huấn KT và
DV – Phổ
biến TT

Phòng.
CNSX và cơ
khí nông
nghiệp

Sơ đồ 4.2. Cục khuyến nông và HTX
Nhận xét cơ cấu hệ thống tổ chức này có phòng khuyến nông và HTX số cán bộ khuyến
nông nhiệm vụ làm việc còn chồng chéo bất cập cần hoàn thiện trong những năm tới
4.1.4. Thực trạng các nguồn lực của hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước ở Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào
4.1.4.1. Nguồn lực của hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước cấp Trung ương
a. Nguồn nhân lưc
Cán bộ cục khuyến nông và HTX nước CHDCND Lào có tổng số là 168 cán bộ với

139 cán bộ là Nam chiếm tỷ lệ 82,74% và 29 cán bộ là Nữ chiếm 17,26% (bảng 4.1)
Bảng 4.1. Số lượng cán bộ khuyến nông, Cục khuyến nông và HTX năm 2015
Loại cán bộ %
Tổng số Theo giới tính %
Phòng ban
cán bộ
Nam
Nữ
Biên chế
Hợp đồng
Phòng Hành chính
10
80,00
20,00
90,00
10,00
Phòng kế hoạch và hợp tác
27
81,48
18,52
92,59
7,41
Phòng khuyến nông và HTX
40
87,50
12,50
97,50
2,50
Phòng tập huấn kỹ thuật và
32

78,13
21,88
96,88
3,13
dịch vụ – phổ biến thông tin
Phòng công nghệ sản xuất
31
93,55
6,45
93,55
6,45
và cơ khí nông nghiệp
Trung tâm dịch vụ KTNN
23
65,22
34,78
95,65
4,35
Ban lãnh đạo Cục
5
100,00
0,00
100,00
0,00
Tổng
168
82,74
17,26
95,24
4,76

Dựa vào chức trách và nhiệm vụ của từng phòng mà lượng cán bộ được phân bổ về
từng phòng khác nhau, trong các phòng có phòng Khuyến nông và HTX có số lượng cán
bộ nhiều nhất cho thấy nhiệm vụ của phòng quan trọng và là phòng trọng điểm của Cục.
12


b. Nguồn lực tài chính của hệ thống tổ chức khuyến nông
Hiện nay tại CHDCND Lào kinh phí hoạt động khuyến nông vẫn còn hạn hẹp và
chủ yếu sử dụng nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước và từ các tổ chức quốc tế hỗ trợ.
Năm 2015 với kinh phí của các dự án khuyến nông có thể thấy khả năng sử dụng cũng
như nguồn vốn sẵn sàng phục vụ cho khuyến nông. Năm 2015 toàn nước Lào có 18 dự án
khuyến nông với kinh phí kế hoạch đề ra là 1.250 triệu Kip nhưng sử dụng hết 1.248,58
triệu Kip đạt hiệu quả 99,8% so với kế hoạch tài chính đề ra. Với 18 dự án được đầu tư và
hoàn thành trong năm 2014 cho thấy có các dự án chưa sử dụng hết nguồn tài chính theo
kế hoạch đề ra như: Dự án khuyển khích chăn nuôi gia súc trong nông thôn; Dự án
khuyến khích tăng năng xuất lúa trong và ngoài vùng tưới; Dự án khuyến khích chế biến
nông sản để tăng giá trị gia tăng; Dự án củng cố trung tâm dịch vụ kĩ thuật 6 vùng trọng
điểm; Dự án củng cố hệ thống thông tin khuyến nông, còn lại các dự án đều sử dụng hợp
lý nguồn lực tài chính kế hoạch.
4.1.4.2. Nguồn lực của hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước cấp tỉnh
Số lượng cán bộ khuyến nông phân bố tại các tỉnh của Lào tập trung chủ yếu tại
miền Bắc nước Lào với tổng số 847 cán bộ chiếm 40,47% tổng số cán bộ toàn nước Lào.
Tại miền Nam Lào với 554 cán bộ chiếm 26,47% trong tổng số cán bộ khuyến nông của
Lào. Như vậy ở miền Nam nước Lào số lượng cán bộ chiếm ít nhất trong 3 miền nước
Lào (bảng 4.2).
Bảng 4.2. Số lượng cán bộ khuyến nông các tỉnh tại CHDCND Lào
Cấp
Tỉnh
Cấp huyện
Cấp xã

Tổng
tỉnh
176
367
304
847
Miền Bắc
Phongsaly
28
50
40
118
Luongnamtha
24
58
51
133
Oudomxay
26
41
48
115
Bokeo
30
56
39
125
Luangphabang
25
60

47
132
Huaphanh
22
62
38
122
Xayabury
21
40
41
102
153
297
242
692
Miền Trung
Vientiane C
21
54
41
116
Xiengkhoang
26
40
43
109
Vientiane
22
45

33
100
Borikhamxay
24
39
37
100
Khamuane
30
61
48
139
Savanakhet
30
58
40
128
100
177
277
554
Miền Nam
Saravan
21
39
35
95
Sekong
24
35

51
110
Champasack
26
63
51
140
Attapeu
29
40
42
111
429
841
823
2093
Tổng
4.1.5. Kết quả nghiên cứu tại 3 tỉnh điều tra
Kỹ năng của cán bộ khuyến nông bao gồm nhiều kỹ năng khác nhau trong đó chủ
yếu là kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng đầy đủ cũng như phù hợp với yêu cầu
khách quan của thực tế cần thiết. Nghiên cứu tại 3 tỉnh nhằm đánh giá các kỹ năng của
cán bộ như: Kỹ năng đánh giá nhu cầu; Kỹ năng xây dựng kế hoạch; Kỹ năng sử dụng
13


hình ảnh minh hoạ; Kỹ năng đánh giá kết quả; Sử dụng máy tính; Sử dụng loa đài cho
thấy có nhiều điều cần phải khắc phục cũng như có các biện pháp nâng cao các kỹ năng
của cán bộ khuyến nông các cấp.
Kết quả đánh giá cán bộ khuyến nông ở 3 tỉnh điều tra.
Đánh giá cán bộ tại tỉnh Champasak có thể thấy ở cấp tỉnh cán bộ được đánh giá

có chuyên môn cao hơn ở cấp huyện và cấp làng với 96,67% cán bộ được đánh giá có
trình độ chuyên môn tốt, cấp huyện có 81,97% còn cấp làng cán bộ được đánh giá có
65,67% có chuyên môn tốt. Phương pháp khuyến nông của các cán bộ khuyến nông
cấp tỉnh cũng được đánh giá cao hơn so với các cán bộ cấp huyện và cấp làng. Kiến
thức thực tế cán bộ khuyến nông cấp làng được đánh giá tốt hơn với 65,67% cán bộ
được đánh gia tốt còn cấp huyện chỉ có 42,62% và cấp tỉnh là 33,33 cán bộ được đánh
giá có kỹ năng thưc tế tốt.
Nghiên cứu Qua đánh giá cán bộ tại tỉnh Oudomxay có thể thấy ở cấp tỉnh cán bộ
được đánh giá có chuyên môn cao hơn ở cấp huyện và cấp làng với 90,32% cán bộ được
đánh giá có trình độ chuyên môn tốt, cấp huyện có 77,05% còn cấp làng cán bộ được đánh
giá có 62,32% có chuyên môn tốt. Phương pháp khuyến nông của các cán bộ khuyến nông
cấp tỉnh cũng được đánh giá cao hơn so với các cán bộ cấp huyện và cấp làng. Kiến thức
thực tế cán bộ khuyến nông cấp làng được đánh giá tốt hơn với 69,75% cán bộ được đánh
gia tốt còn cấp huyện chỉ có 36,07% và cấp tỉnh là 19,35 cán bộ được đánh giá có kỹ năng
thưc tế tốt (bảng 4.3).
Bảng 4.3. Kết quả Đánh giá cán bộ khuyến nông được tập huấn ở các cấp|
tại tỉnh Oudomxay năm 2015
Bản
Huyện
Tỉnh
Diễn giải
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
lượng (%) lượng (%) lượng
(%)
Tốt

43
62,32
47
77,05
28
90,32
Chuyên môn
Trung bình
26
37,68
14
22,95
3
9,68
Kém
0,00
0
0,00
0
0,00
Tốt
40
57,97
46
75,41
29
93,55
Phương pháp
Trung bình
29

42,03
15
24,59
2
6,45
Kém
0
0,00
0
0,00
0
0,00
Tốt
48
69,57
22
36,07
6
19,35
Kiến thức
Trung bình
21
30,43
39
63,93
25
80,65
Thực tế
Kém
0

0,00
0
0,00
0
0,00
4.1.5. Kết quả nghiên cứu tại 3 tỉnh điều tra
4.1.5.1. Nguồn nhân lực
Phòng khuyến nông và hợp tác xã là một phòng thuộc về Sở nông nghiệp và lâm
nghiệp, có chức năng hoạt động nhiệm vụ theo chức năng của phòng sở nông nghiệp và làm
nhiệm vụ cho Sở nông nghiệp và lâm nghiệp.
Có thể thấy rằng tỷ lệ cán bộ là nam giới chiếm đa số trong tổng số cán bộ khuyến
nông của các tỉnh. Theo đó với Phòng khuyến nông nghiệp và hợp tác xã thuộc Sở nông
lâm nghiệp tỉnh Champasak có đến 72,41% cán bộ thuộc biên chế chiếm cao nhất trong 3
tỉnh nghiên cứu còn lai tỉnh Borikhamxay có số lượng cán bộ biên chế chiếm thấp nhất
trong 3 tỉnh đạt 70%, tỉnh Oudomxay có lượng cán bộ thuộc biên chế đạt 77,42% và tổng số
cán bộ cấp huyện ở các huyện thuộc Champasak là 68,25%. Các tỉnh Borikhamxay và
Oudomxay cũng tương tự. Số cán bộ là hợp đồng cũng chiếm 1 tỷ lệ cao, 24,44% tổng số cán
14


bộ cấp tỉnh và 23,78% tổng số cán bộ cấp huyện. Do ngân sách còn hạn hẹp nên việc tuyển
cán bộ Khuyến nông chính thức còn hạn chế. Đa số các cán bộ khuyến nông ở cấp huyện ở
các tỉnh đều là cán bộ kiêm nhiệm và cán bộ hợp đồng là những người được tuyển cho dự án
của các tổ chức khác nhau làm việc cùng với phòng Khuyến nông và HTX của huyện.
Chuyên môn chủ yếu của cán bộ khuyến nông là trồng trọt, trong đó chiếm hơn
70,6% cấp bản, 47,6% cấp huyện và 68,97%. Có thể thấy được xu hướng nhận nhân viên
là CBKN nên là những người được đào tạo đa dạng hoá sang các ngành khác để có thể
tiếp cận nhiều hơn với các dự án và thực hiện tốt công việc (bảng 4.4).
Bảng 4.4. Tình hình cán bộ khuyến nông các cấp tại điểm nghiên cứu năm 2015
Theo giới tính %

Loại cán bộ %
Tỉnh
Cấp Tổng số cán bộ
Nam
Nữ
Biên chế Hợp đồng
Tỉnh
29
72,41
27,59
79,31
20,69
Champasak
Huyện
63
68,25
31,75
71,43
28,57
Bản
51
78,43
21,57
29,41
70,59
Tỉnh
30
70,00
30,00
70,00

30,00
Borikhamxay Huyện
61
78,69
21,31
77,05
22,95

67
74,63
25,37
70,15
29,85
Tỉnh
31
74,19
25,81
77,42
22,58
Oudomxay
Huyện
61
77,05
22,95
80,33
19,67
Bản
69
63,77
36,23

59,42
40,58
Tỉnh
90
72,22
27,78
75,56
24,44
Huyện
185
74,59
25,41
76,22
23,78
Chung
Bản
187
71,66
28,34
55,08
44,92
4.1.5.2. Nguồn lực tài chính cho khuyến nông
Kết quả nghiên cứu năm 2015 với kinh phí của các dự án khuyến nông có thể thấy
khả năng sử dụng cũng như nguồn vốn sẵn sàng phục vụ cho khuyến nông. Năm 2015
toàn nước Lào có 18 dự án khuyến nông với kinh phí kế hoạch đề ra là 1.250 triệu Kip
nhưng sử dụng hết 1.248,58 triệu Kip đạt hiệu quả 99,8% so với kế hoạch tài chính đề ra.
Tại CHDCND Lào việc sử dụng chưa hết khẳ năng cung ứng tài chính gây ra thất thoát
cũng như chi tiêu dự án không đạt hiệu quả cao.
4.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN
CHỦ NHÂN DÂN LÀO

4.2.1. Xây dựng mô hình và chuyẻn giao tiến bộ kỹ thuật
4.2.1.1. Xây dựng mô hình/Dự án khuyến nông
Nhìn chung 3 tỉnh hàng năm có kinh phí chi cho khuyến nông liên tục tăng từ 2012
đến 2015. Năm 2012 tỉnh Champasak chi cho khuyến nông 2.896 triệu Kip trong đó kinh
phí chi cho hoạt động Xây dựng nhóm sản xuất chiếm tỷ trọng cao nhất lên tới 42,95%
tương đương với 1.244 triệu Kip trong tổng kinh phí của tỉnh. Năm 2015 tỉnh Champasak
chi cho khuyến nông của tỉnh tăng lên đạt 4.615 triệu Kip trong đó kinh phí chi cho hoạt
động Xây dựng nhóm sản xuất chiếm tỷ trọng cao nhất lên tới 35,62% tương đương với
1.644 triệu Kip trong tổng kinh phí của tỉnh, tỉnh Borikhamxaychi cho khuyến nông tăng
lên đạt 4.565 triệu Kip trong đó kinh phí chi cho hoạt động xây dựng mô hình xã mẫu
chiếm tỷ trọng cao nhất lên tới 32,39% tương đương với 1.495 triệu Kip trong tổng kinh phí
của tỉnh, tỉnh Oudomxay chi cho khuyến nông tăng lên đạt 4.759 triệu Kip trong đó kinh
15


phí chi cho hoạt động Xây dựng dự án khuyến nông chiếm tỷ trọng cao nhất lên tới 35,62%
tương đương với 1.644 triệu Kip trong tổng kinh phí của tỉnh.
4.2.1.2. Mô hình làng mẫu
Phấn đấu cả nước Lào có khoảng 2000 banr điển hình phát triển nông nghiệp đến
năm 2020. Mô hình làng điển hình giúp cho nâng cao chất lượng đời sống cũng như cải
thiện năng suất nông nghiệp được triển khai thí điểm tại một số bản trong cả nước. Năm
2012 số bản làm mẫu được triển khai tại 3 tỉnh được chọn làm điểm nghiên cứu là 38 bản
cho đến năm 2014 số lượng bản làm mẫu được triển khai tại 3 tỉnh này lên đến 221 bản
với tốc độ tăng trưởng trung bình 241,16%/năm cho thấy mô hình làng mẫu đang có hiệu
quả và được nhà nước CHDCND Lào nhân rộng mô hình.
Bảng 4.5. Số xã làm mẫu về nông nghiệp của 03 tỉnh trong các năm 2013 – 2015
So sánh (%)
Năm Năm Năm
STT Tỉnh
2013 2014 2015

14/13
15/14
TĐPTBQ
1
Champasak
24
66
84
275,00
127,27
187,08
16
48
65
300,00
135,42
201,56
2
Borikhamxay
22
52
72
236,36
138,46
180,91
3
Oudomxay
Tổng
38
166

221
436,84
133,13
241,16
Chi phí cho thực hiện nhân rộng mô hình làng mới tại Lào chủ yếu dựa vào nguồn
ngân sách của chính phủ Lào. Theo số liệu tổng hợp có thể thấy được kinh phí cho nhân
rộng và áp dụng mô hình làng mẫu qua các năm tại 3 tỉnh liên tục tăng.
Năm 2013 tỉnh Champasak có kinh phí chi cho xây dựng cũng như triển khai mô hình
làng mẫu là 456 triệu Kip đứng thứ 2 sau tỉnh Oudomxay, cho đến năm 2015 tỉnh có kinh
phí chi cho triển khai thực hiện làng mẫu tại 84 làng với 1.596 triệu Kip với tốc độ tăng
kinh phí hàng năm đạt 187,08% cho thấy mức tăng cao qua các năm (bảng 4.5).
Tỉnh Borikhamxay có kinh phí chi cho xây dựng và triển khai mô hình làng mẫu ít
nhất do tỉnh có số lượng làng tham gia vào mô hình làng mẫu ít nhất trong 3 tỉnh, năm
2013 tỉnh có kinh phí chi cho xây dựng mô hình làng mẫu đạt 368 triệu Kip cho đến năm
2015 lượng kinh phí chi cho phát triển mô hình làng mẫu được nâng lên đạt 1.430 triệu
Kip với mức tăng trung bình 197,13%/năm.
Bảng 4.6. Kinh phí cho thực hiện mô hình xã làm mẫu sản xuất nông nghiệp của 3
tỉnh trong các năm 2013 – 2015
ĐVT: Triệu đồng
So sánh (%)
STT Tỉnh
2013 2014 2015
14/13
15/14
TĐPTBQ
1
Champasak
456
1.518 1.596
332,89

105,14
187,08
2
Borikhamxay
368
1.008 1.430
273,91
141,87
197,13
3
Oudomxay
506
988
1.368
195,26
138,46
164,42
Tổng
1.330 3.514 4.394
264,21
125,04
181,76
Tỉnh Oudomxay là tỉnh có số lượng làng mẫu đứng thứ 2 trong 3 tỉnh nghiên cứu
kinh phí chi cho thực hiện xây dựng mô hình làng mẫu tại các làng được chọn năm 2013
đạt 506 triệu Kip cho đến năm 2015 lượng kinh phí chi cho phát triển mô hình làng mẫu
tại tỉnh tăng lên đạt tới 1.368 triệu Kip cho thấy ở 3 tỉnh mô hình làng mẫu ngày càng
được nhân rộng. Đáp ứng cho phát triển kinh tế, xã hội của vùng cũng như góp phần vào
phát triển kinh tế - xã hội toàn nước (bảng 4.6).
16



4.2.1.3. Xây dựng mô hình sản xuất
Khuyến nông tỉnh Champasak đã thành lập được 360 Mô hình sản xuất với các
Mô hình sản xuất với từng lĩnh vực khác nhau, trải dài trên 450 xã của toàn tỉnh.
Trong các Mô hình sản xuất thì các Mô hình phát triển mạnh như Sản xuất gạo, cà
phê, Mô hình nước, và Mô hình quỹ phát triển bản (tín dụng).
Nghiên cứu cho thấy các mô hình sản xuất tại Champasak được thực hiện chủ yếu
bởi các tổ chức: SHDP; PRCC II; FAO; Thủy lợi; IFAD; Trung tâm dịch vụ sản xuất lúa.
Trong đó các tổ chức như IFAD và SHDP là 2 tổ chức chủ yếu thực hiện phát triển cũng
như xây dựng các nhóm sản xuất tại Champasak.
Bảng 4.7. Kết quả xây dựng Mô hình sản xuất nông nghiệp tại 3 tỉnh
Số Mô
Số
Diện
Số
STT
Tên Mô hình
Số gia đình
hình
xã/xã
tích/ha
con
I
Tỉnh Champasack
360
450
29372
13414,9
8882
II Tỉnh Borikhamxay

336
422
29131
12902,5
7685
III Tỉnh Oudomxay
330
422
29219
12705,4
8765
Khuyến nông tỉnh Borikhamxay đã thành lập được 336 Mô hình sản xuất với các
Mô hình sản xuất theo từng lĩnh vực khác nhau, trải dài trên 422 xã của toàn tỉnh.
Trong trồng trọt các Mô hình sản xuất thì các Mô hình phát triển mạnh như
Sản xuất gạo, cà phê, Mô hình nước, và Mô hình quỹ phát triển bản (tín dụng),
Trong chăn nuôi: mô hình nuôi bò, Áp dụng nước, Gia cầm, dê, cá.
Tỉnh Oudomxay đã thành lập được 330 mô hình sản xuất, các Mô hình sản xuất với
từng lĩnh vực khác nhau của toàn tỉnh. Trong các Mô hình sản xuất thì các Mô hình phát triển
mạnh như Sản xuất gạo, cà phê, Mô hình nước, và Mô hình quỹ phát triển bản (tín dụng),
Nuôi bò, Áp dụng nước, Gia cầm, dê,cá. Với sự tham gia của 29.219 gia đình tham gia vào
nhóm xản xuất cho thấy: tại tỉnh các nhóm sản xuất được tuyên truyền cũng như hoạt động có
hiệu quả tạo niềm tin cho người dân tham gia (bảng 4.7).
4.2.2. Đào tạo, tập huấn
4.2.2.1. Kết quả hoạt động đào tạo tập huấn về khuyến nông
Kết quả tập huấn bồi dưỡng được mở nhằm đào tạo nâng cao năng lực cũng như
trình độ của đội ngũ cán bộ khuyến nông toàn nước.
Hàng năm các lớp tập huấn được mở nhằm đào tạo nâng cao năng lực cũng như
trình độ của đội ngũ cán bộ khuyến nông toàn nước về: Quản lý tài chính; Quy hoạch đất
sản xuất; Tín dụng vi mô có nhiều cán bộ khuyến nông tham gia (bảng 4.8).
Bảng 4.8. Kết quả tập huấn về quản lý tài chính cho cán bộ tỉnh năm 2015

Địa điểm
Số lớp tập huấn
Số xã được tập
Số người dự
TT
Tập huấn (tỉnh)
(lớp)
huấn (xã)
(người)
1 Champasak
3
79
395
2 Borikhamxay
4
65
360
3 Oudomxay
3
74
389
Tổng
10
218
1144
Tập huấn đối với chức năng kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch trong 2 mùa với
các đối tượng cây trồng như: Ngô, đỗ tương, lạc, sắn, bông, lúa…Số người dự tập huấn ở
tỉnh Champasak tham gia nhiều nhất tới 395 người (bảng 4.9).
17



Bảng 4.9. Kết quả tập huấn bởi cán bộ khuyến nông cho nông dân năm 2015
Bản
Huyện
Tỉnh
Số
Diễn giải
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
lớp
(%)
lượng
(%)
lượng
(%)
(lớp)
45
88,24
35
55,56
13
44,83
Có tập huấn cho Có
nông dân trực tiếp
Không
6
11,76

28
44,44
16
55,17
Nội dung tập huấn có Có
theo yêu cầu
Không
Số lần tập huấn trong năm
Số ngày trung bình/lần
Nội dung chính
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thuỷ sản
Thị trường
Khác

42
3
2
1
30
9
5
1
0

93,33
6,67
66,67
20,00

11,11
2,22
0,00

32
3
3
1
26
6
3
0
0

91,43
8,57
74,29
17,14
8,57
0,00
0,00

13
0
2
1
8
2
2
0

1

100,00
0,00
61,54
15,38
15,38
0,00
7,69

4.2.3. Hoạt động thông tin Tuyên truyền
- Tờ tin khuyến nông, khuyến lâm Lào đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc thông tin tuyên truyền (TTTT) hoạt động khuyến nông tới người dân Lào. Số lượng
bản tin Khuyến nông, khuyến lâm phát hành trong thời gian qua là 36785 từ con số phát
hành hàng năm rất ít ỏi đến năm 2015 đã lên tới hàng chục nghìn bản phân phát về các
phòng khuyến nông và HTX tỉnh huyện thôn bản tăng gấp 6 lần so với năm 2011. Hiện
nay Cục khuyến nông và HTX đã phát hành hàng qúi theo số cho các vùng sâu vùng xa.
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng
Việc phối hợp toàn diện với các phương tiên tuyên truyền thông tin đại chúng (báo
nói, báo viết, báo hình, báo điện tử) đã có những bước tiến đáng kể về số lượng và chất
lượng. Đồng thời đã tổ chức được một số hội thi, hội chợ diễn đàn về khuyến nông tại các
bản. Hội thi về diễn đàn khuyến nông năm 2015 đã tăng so với năm 2011 2,5 lần. Hội chợ tăng
3, 2 lân (so sánh năm 2015 với 2011). Diễn đàn khuyến nông ở 3 tỉnh điều tra cho thấy
hầu như huyện nào cũng tổ chức hàng năm được 1-2 lân. Riêng vùng sâu vùng xã chưa tổ
chức được thông tin.
4.2.4. Tư vấn dịch vụ khuyến nông
Thực trang hoạt động tư vấn dịch vụ khuyến nông ở Lào hiện tại còn rất sơ khai
chủ yếu là hoạt động sự nghiệp công ích chưa có thu. Với nội dung hoạt động dịch vụ
khuyến nông ở đây chủ yếu là hỗ trợ giúp nông dân phát triển sản xuất tăng năng suất cây
trồng vật nuôi nhằm xóa đói giảm nghèo.

Tất cả các hoạt động tư vấn, dịch vụ khuyến nông ở Lào chưa có thu.
4.2.5. Hợp tác Quốc tế
Trong những năm qua Cục khuyến nông và HTX Lào đã hợp tác chặt chẽ với một
số nước để tạo vốn và giúp đỡ của các nước về phát triển trồng trọt, Chăn nuôi, cung cấp
nước để phát triển nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi và cung cấp
sản phẩm nông nghiệp sạch. Phối hợp với một số tổ chức khuyến nông các nước xây dựng
mô hình, dự án trong nông nghiệp. Như chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp (APS Hợp phần chăn nuôi Gia súc nhỏ Hợp tác Quốc tê:với Nhật Bản; Phát triển lâm nghiệp;
Hợp tác với Nam Triều tiên để hoàn thiện mô hình xây dựng và phát triển hợp tác xã
(HTX); Nhờ sự giúp đỡ của tổ chức lương thực thế giới (FAO) hợp tác hỗ trợ phát triển
18


lúa gạo và phát triển về Chăn nuôi bò; Hợp tác với Trung tâm quốc gia Việt Nam để đào
tạo nguồn nhân lực, xây dựng mô hình trồng trọt, chăn nuôi nhằm cung cấp sản phẩm rau
an toàn và thực phẩm sach; sản xuất nông nghiệp sạch (GAP).
4.3. PHÂN TÍCH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
4.3.1. Chính sách khuyến nông của Chính phủ
Để mở rộng và thực hiện các nghị quyết của Thủ tướng: số 03/ngày 15/02/2013
Pháp lệnh số 16/BNL nghiệp, ngày 15/06/2013 và Nghị định số 2071 /BNL nghiệp, ngày
05 tháng 9 2013. Các tỉnh thí điểm, tạo một thực thể chiến lược, tạo ra một đơn vị tăng
cường, đơn vị thi công phát triển nông, lâm nghiệp.
Cục khuyến nông và Hợp tác xã để tập trung tất cả sức lực, trí tuệ và nguồn lực cho
công tác nông nghiệp và hợp tác xã, đặc biệt là luật về xây dựng (theo Quyết định của Bộ
trưởng về việc thành lập, Mô hình quản lý tài liệu và hợp tác xã); thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp để đảm bảo lương thực và hàng hóa sản xuất theo phương thức sản xuất phân tán
để tạo ra một Mô hình tiến tới thiết lập một tương lai hợp tác mới hiện đại. Phát triển quỹ
tín dụng được thực hiện tại 4 tỉnh (Luang Prabang, Xieng Khouang, tỉnh Vientiane
Saysomboun) với 248 thành viên, khoản tiền cho vay tới 7.264.740.000 Kip.
4.3.2. Phân tích ảnh hưởng của tuyên truyền và hợp tác
Hướng dẫn sử dụng, tờ rơi, áp phích tại các tỉnh, số lượng 7297 bộ tờ rơi.

Hợp tác với các nước trong khu vực châu Á và các tổ chức quốc tế khác và với tổ
chức phi chính phủ trong việc tạo ra và phát triển trung tâm kỹ thuật. Tham gia chia sẻ
những bài học kinh nghiệm về khuyến nông, tham gia đào tạo hợp tác kỹ thuật và giáo
dục. Hợp tác với Việt Nam , Hợp tác với ASEAN tham quan học tập để chia sẻ những bài
học về đào tạo. Tham gia tổ chức các cuộc họp Đại hội 21 của Mô hình công tác ASEAN
về đào tạo Agricuture và Extension (AWGATE) Manager tại thủ đô Viêng Chăn tháng 4
năm 2014.
4.3.3. Ảnh hưởng về năng lực cán bộ khuyến nông cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã
Theo trình độ văn hóa, theo chuyên môn đào tạo, ảnh hưởng đến hệ thống tổ
chức khuyến nông các cấp Xem sơ đô 4.1.

Biểu đồ 4.1. Trình độ chuyên môn cán bộ cục khuyến nông và HTX
CHDCND Lào năm 2015
4.3.4. Sự phối hợp của các cấp và sự tham gia của nông dân
Sự phối hợp của các cấp: thể hiện sự phối hợp của hệ thống tổ chức khuyến nông
Nhà nước từ cấp trung ương, tỉnh, cấp huyện đến cấp bản. Hướng dẫn về chuyên môn
nghiệp vụ, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ. Đào tạo bồi dưỡng kiến
thức khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế, nghiệp vụ phương pháp khuyến nông cho đội
ngũ cán bộ khuyến nông các cấp. Tổ chức cho người hoạt động khuyến nông tham quan,
học tập và trao đổi kinh nghiệm giữa các nước, các tỉnh, huyện trong nước và nước
ngoài... trên cơ sở đó thì tổ chức khuyến nông Nhà nước hoạt động khuyến nông mới phát
triển, đạt hiệu quả cao.
4.3.5. Trình độ kỹ năng đào tạo tập huấn của cán bộ khuyến nông
Kỹ năng của cán bộ khuyến nông bao gồm nhiều kỹ năng khác nhau trong đó chủ
19


yếu là kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng đầy đủ cũng như phù hợp với yêu cầu
khách quan của thực tế cần thiết. Nghiên cứu tại 3 tỉnh nhằm đánh giá các kỹ năng của
cán bộ như: Kỹ năng đánh giá nhu cầu; Kỹ năng xây dựng kế hoạch; Kỹ năng sử dụng

hình ảnh minh hoạ; Kỹ năng đánh giá kết quả; Sử dụng máy tính; Sử dụng loa đài cho
thấy có nhiều điều cần phải khắc phục cũng như có các biện pháp nâng cao các kỹ năng
của cán bộ khuyến nông các cấp.
4.3.6. Nguồn lực tài chính cho Hệ thống tổ chức khuyến nông
Từ số liệu thống kê của cục qua năm 2015 với kinh phí của các dự án khuyến nông
có thể thấy khả năng sử dụng cũng như nguồn vốn sẵn sàng phục vụ cho khuyến nông.
Năm 2015 toàn nước Lào có 18 dự án khuyến nông với kinh phí kế hoạch đề ra là 1.250
triệu Kip nhưng sử dụng hết 1.248,58 triệu Kip, đạt hiệu quả 99,8% so với kế hoạch.
4.4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG TỔ CHỨC KHUYẾN NÔNG Ở
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
4.4.1. Định hướng
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức khuyến nông từ Trung ương đến cấp địa
phương. Tăng cường tổ chức các hoạt động khuyến nông đạt hiệu quả cao. Tiếp tục
hợp tác với tất cả các tổ chức quốc tế về khuyên nông. Tăng cường liên kết, cơ chế
phối hợp giữa trung ương và địa phương giám sát, đánh giá và báo cáo hoạt động khuyến
nông theo quy định. Giải quyết vấn đề đặt ra trong giai đoạn tiếp theo.
4.4.2. Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức KNNC ở nước CHDCND Lào
4.4.2.1. Giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức khuyến nông các cấp
a. Cấp Trung ương
Cấp Trung ương

Bộ Nông lâm Nghiệp
Cục khuyến nông và PTNT

Cấp tỉnh

Sở Nông lâm Nghiệp
Trung tâm khuyến nông và PTNT tỉnh

Cấp huyện


Phòng Nông lâm Nghiệp
Trạm khuyến nông huyện

Cấp bản

Khuyến nông viên
Khuyến nông tự nguyện
Hộ nông dân

Hộ nông dân

Sơ đồ 4.3. Hệ thống tổ chức khuến nông Nhà nước ở Lào
* Nhiệm vụ của Cục khuyến nông và PTNT Trung ương
+ Tham mưu, đề xuất Bộ Nông lâm nghiệp ban hành chính sách, phê duyệt chương
trình, dự án khuyến nông nhằm hỗ trợ nông dân trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu
cây trồng, vật nuôi. Tổ chức thực hiện khi được phê duyệt. Triển khai thực hiện các văn
bản chuyên môn nghiệp vụ, định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành để hướng dẫn hệ
thống khuyến nông thực hiện các qui định kỹ thuật của Bộ, ngành. Chủ trì trình tỉnh phân
bổ nguồn kinh phí hàng năm cho các hoạt động khuyến nông thường xuyên và các
20


chương trình, mô hình, dự án khuyến nông từ các nguồn kinh phí. Chỉ đạo tổ chức thực
hiện các chương trình, mô hình, dự án khuyến nông và PTNT đã được phê duyệt. Xây
dựng và hướng dẫn, thực hiện các chương trình, mô hình, dự án khuyến nông, khuyến
lâm, khuyến ngư và khuyến công về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ phù
hợp từng vùng sinh thái, từng địa phương theo chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế
nông nghiệp của tỉnh. Tổ chức thực hiện đào tạo, dạy nghề nông nghiệp và cấp chứng chỉ
đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh… Quản lý cán bộ, viên chức và lao

động hợp đồng, quản lý tài chính, tài sản và các nguồn lực khác theo qui định của pháp
luật. Thực hiện các văn bản hướng dẫn của Trung ương, Bộ quản lý ngành và thực hiện
một số nhiệm vụ khác ...
b. Cấp tỉnh
Hoàn thiện về cơ câu tổ chức, chức năng nhiệm vụ:
Cơ quan khuyến nông ở cấp tỉnh được gọi là Trung tâm Khuyến nông và PTNT
trực thuộc Sở Nông lâm tỉnh.
Ban Giám đốc Trung tâm
khuyến nông và PTNT

Phòng
Hành
chính

Phòng
kế hoạch
tổng hợp

Phòng
Khuyến
Nông và
PTNT

Phòng
Đào tạo
Và Tư vấn
D.vụ

Phòng Tài
chính


Sơ đồ 4.4. Bộ máy hệ thống tổ chức khuyến nông tỉnh
Trung tâm Khuyến nông và PTNT Có Giám đốc và Phó Giám đốc cùng các phòng:
Mỗi phòng có Trưởng phòng và phó phòng các cán bộ phụ trách công tác kế hoạch - tài
chính, trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngành nghề... Mỗi Phòng khuyến nông cấp tỉnh có
biên chế người có trình độ cao đẳng và đại học thuộc các chuyên ngành nông, lâm.
- Về nhiệm vụ
 Tổ chức các hoạt động khuyến nông nhằm phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội, môi trường tại địa phương, đưa tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản
xuất theo kế hoạch của Phòng Khuyến nông và của tỉnh. Phối hợp với các đơn vị chuyên
môn, các hội, đoàn ở địa phương thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông
nghiệp ở địa bàn tỉnh. Xây dựng các mô hình trình diễn, hướng dẫn kỹ thuật, tổ chức cho
nông dân tham quan khảo sát, học tập các mô hình sản xuất tiên tiến, đạt hiệu quả cao.
Chủ động nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, phối hợp tổ
chức sản xuất, chuyển giao công nghệ cho nông dân tạo mối liên kết giữa doanh nghiệp
với nông dân trong tiêu thụ nông sản. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch
công tác khuyến nôn hướng dẫn nghiệp vụ, quản lý theo dõi, đôn đốc khuyến nông cơ sở. Xây
dựng hỗ trợ Câu lạc bộ khuyến nông, Hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất hoạt động có hiệu
quả. Thông tin, báo cáo kịp thời tình hình thực hiện khuyến nông, tình hình sản xuất và
nguyện vọng của nông dân với Cục Khuyến nông và Ủy ban nhân.
21


c. Cấp huyện
Về cơ cấu tổ chức của trạm khuyến nông huyện:
Ban lãnh đạo trạm
khuyến nông huyện

Bộ phận
hành chính


Bộ phận
Kế hoạch –
Tài chính

Bộ phận
Khuyến
nông

Khuyến
nông viên cơ
sở

Sơ đồ 4.5. Tổ chức bộ máy trạm Khuyến nông huyện
Trạm Khuyến nông huyện có Trưởng trạm và phó trạm, các cán bộ phụ trách công
tác kế hoạch - tài chính, trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, ngành nghề... Mỗi
trạm khuyến nông cấp huyện có biên chế từ (5-7) người có trình độ cao đẳng và đại học
thuộc các chuyên ngành nông, lâm, ngư nghiệp.
d. Cấp bản
Cần hoàn thiện về nhiệm vụ và tiêu chuẩn cho khuyến nông viên
4.4.2.2. Tăng cường nguồn lực phục vụ khuyến nông của tổ chức nhà nước khuyến
nông các cấp
- Tăng cường nguồn nhân lực
- Nguồn lực tài chính và vật chất.
4.4.2.3. Hoàn thiện tổ chức hoạt độngkhuyến nông của hệ thống khuyến nông các cấp
a. Hoạt động xây dựng mô hình và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
Cần xây dựng các mô hình trình diễn để đáp ứng nhu cầu của nông dân Đối tượng
tập huấn’Thời gian bố trí lớp tập huấn, bố trí các lớp tập huấn cho phù hợp. Nội dung, chủ
đề các lớp tập huấn: Trước khi tổ chức tập huấn cần xác định nhu cầu của người dân, vấn đề
bức xúc mà người dân gặp phải nhưng chưa biết giải quyết thế nào để xây dựng nội dung tập

huấn, đa dạng hóa nội dung tập huấn. Tập huấn viên: Nâng cao năng lực sư phạm, phương
pháp và kỹ năng khuyến nông thông qua các lớp đào tạo về phương pháp tập huấn có sự
tham gia của người dân.
b. Tổ chức đào tạo tập huấn
Tập huấn có sự tham gia, tập huấn qua mô hình; Đổi mới xây dựng mô hình trình
diễn; Đổi mới phương pháp tổ chức tham quan; Trang bị các phương pháp tiếp cận mới;
Phát triển kỹ thuật có sự tham gia (Participatory Technology Development – PTD); Mở
rộng lớp học trên đồng ruộng.
Xây dựng và thực hiện chương trình kế hoạch hóa gia đình. Coi giáo dục và đào
tạo là quốc sách hàng đầu, xây dựng “xã hội học tập”, Đa dạng hóa các nguồn lực cho
giáo dục, tạo điều kiện để mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp xã hội tham gia sự nghiệp
phát triển giáo dục và đào tạo. Huy động các nguồn lực cho giáo dục theo hướng tăng
ngân sách của Nhà nước, khuyến khích sự đóng góp và đa dạng hóa sự đóng góp về nhân
lực, vật lực, tài lực của gia đình, các đơn vị, tổ chức kinh tế - xã hội, các cá nhân trong và
ngoài nước. Ở Lào, ngân sách nhà nước dành cho Bộ Giáo dục trong năm tài chính 20062007 là 704.473,95 triệu Kip, chiếm 12,5% tổng ngân sách chi cho các bộ và cơ quan
Trung ương. Trong kế hoạch năm tài chính 2007 - 2008, các con số tương ứng chỉ còn là
22


476.831,26 triệu Kip và 7,9%. Tuy nhiên, đến năm 2010, chi cho giáo dục đã tăng lên tới
17%. Đẩy mạnh truyền thông thay đổi hành vi…
c. Hợp tác quốc tế với các tổ chức khuyến nông trong và ngoài nước
Tăng cường liên kết với các đơn vị, cơ quan nghiên cứu, đào tạo, các đoàn thể và
các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Liên kết với các doanh nghiệp nhằm cung cấp giống, vật tư tốt, kịp thời, đảm bảo
chất lượng; đồng thời giúp nông dân ổn định đầu ra cho sản phẩm. Bên cạnh đó, tổ chức
tập huấn, huấn luyện, chuyển giao tiến bộ khoa học – công nghệ để nâng cao trình độ sản
xuất của nông dân. Đẩy mạnh công tác thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức
trong nhân dân về sản xuất nông nghiệp an toàn, tập trung, hiện đại. Đẩy mạnh hợp tác,
liên kết giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp, trường đại học, viện

nghiên cứu... với nông dân và vùng nguyên liệu trong công tác chuyển giao tiến bộ khoa
học kỹ thuật, công nghệ sinh học, giống mới, công nghệ sau thu hoạch. Tăng cường sự
phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa Bộ tài chính và Cục khuyến nông.
4.2.2.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá và hoàn thiện chính sách khuyến
nông
+ Về kiểm tra giám sát
+ Chính sách Khuyến nông
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
1) Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hệ thống tổ chưc khuyến nông Nhà nước
cho thấy: hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước có vai trò quan trọng trong sự nghiệp
phát triển nông nghiệp nông thôn. Hệ thống tổ chức Khuyến nông Nhà giữ vai trò chủ
đạo trong các hệ thống tổ chức khuyến nông khác. Với nội dung nguyên tắc và tổ chức
hoạt động khuyến nông ở phát triển và đang phát triển chịu sự tác động ảnh hưởng khác
nhau tùy thuộc vào điều kiện và bối cảnh khác nhau. Tùy thuộc vào mỗi quốc gia mà vận
dụng những kinh nghiệm và lựa chọn hệ thống tổ chức khuyến nông cho phù hợp với
hoàn cảnh cụ thể của mình. Nguồn lực bao gồm nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở vật
chất... ở mỗi quốc gia khác nhau nên hoạt động khuyến nông với các nội dung phong phú,
năng động và sáng tạo cũng phải quản lý và sử dụng sao cho có kết quả cao và bền vững.
Nhìn chung hệ thống tổ chức Khuyến nông nhà nước được tổ chức theo 4 cấp: từ cấp
Trung ương cấp địa phương là: tỉnh, huyện và bản. Mỗi cấp, các cơ quan khuyến nông được
tổ chức gắn liền với nhân lực, với chức năng nhiệm vụ và nguồn lực về vật chất, tài chính để
thực hiện các chức năng và nhiệm vụ đó.
Nội dung nghiên cứu Hệ thống tổ chức KNNN gồm: Nghiên cứu cơ cấu tổ chức bộ
máy, chức năng và nhiệm vụ. Nghiên cứu Nguồn lực khuyến nông các cấp phục vụ cho
hoạt động khuyến nông.ở mỗi cấp có hiệu quả.
Có nhiều yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến Hệ thống tổ chức KNNN. Luận án đã chỉ
ra tình hình và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và Việt Nam. Từ sự nghiên cứu
thực tiễn về kinh nghiệm tổ chức hệ thống khuyến nông ở các nước tác giả rút ra một số
bài học kinh nghiệm về hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước vận dụng và hoàn thiện

hệ thống KNNN Lào.
Từ đặc điểm của Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào và 3 tỉnh được chọn làm điểm
điều tra: tỉnh Champasak; Borikhamxay; Ouđômxay. Tác giả đã sử dụng 2 cách tiếp cận
chủ yếu và dùng các phương pháp nghiên cứu, hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu phù hợp
đáp ứng cho mục tiêu và nội dung nghiên cứu đề ra.
2) Qua nghiên cứu đánh giá, phân tích thực trạng hệ thống tổ chức KNNN ở Lào
23


×