Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Khai thác giá trị truyền thống trong tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan nông thôn mới xã mê linh huyện mê linh thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.42 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGÔ BÁ THÀNH

KHAI THÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TRONG TỔ CHỨC KHÔNG
GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN NÔNG THÔN MỚI XÃ MÊ LINH HUYỆN MÊ LINH - TP. HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGÔ BÁ THÀNH
kho¸ 2014 - 2016 líp cao häc ch2014Q2

KHAI THÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TRONG TỔ CHỨC KHÔNG
GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN NÔNG THÔN MỚI XÃ MÊ LINH HUYỆN MÊ LINH - TP. HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ


CHUYÊN NGÀNH: QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
MÃ SỐ: 60.58.01.05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. KTS NGUYỄN XUÂN HINH

HÀ NỘI – 2016


LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả nghiên cứu này,
Trước tiên cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể giáo sư,
tiến sỹ, giảng viên và cán bộ Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội đã truyền đạt và
bổ sung cho tôi rất nhiều kiến thức khoa học có giá trị và mang tính thực tiễn
cao trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới TS. KTS Nguyễn Xuân Hinh, người đã tận
tình hướng dẫn, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong hội đồng khoa học, bạn bè
đồng nghiệp đã cung cấp những lời khuyên quý giá và những tài liệu liên quan
đến lĩnh vực nghiên cứu luận văn của tôi.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, ban giám hiệu nhà trường
và ban chủ nhiệm khoa Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi để luận văn được
hoàn thành đúng thời hạn và đạt chất lượng.
Một lần nữa, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực
và có nguồn gốc rõ ràng.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Ngô Bá Thành


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài: ............................................................................................. 1
Mục đích nghiên cứu:....................................................................................... 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .................................................................. 3
Phương pháp nghiên cứu:................................................................................ 3
Nhiệm vụ nghiên cứu: ...................................................................................... 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ....................................................... 4
Cấu trúc luận văn: ........................................................................................... 4
Các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn: ........................................ 5
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 8
CHƯƠNG 1:THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
XÃ MÊ LINH, HUYỆN MÊ LINH, HÀ NỘI ................................................. 8
1.1.Khái quát chung về xã Mê Linh ................................................................ 8
1.1.1 Vị trí và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 8
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển............................................................. 9
1.1.3 Tổ chức chính trị làng xã Mê Linh....................................................... 12
1.2 Điều kiện hiện trạng. ................................................................................ 13
1.2.1 Các yếu tố tự nhiên. ............................................................................. 13

1.2.2 Cơ sở kinh tế - xã hội: ......................................................................... 18
1.2.3 Sử dụng đất.......................................................................................... 21
1.2.4 Không gian kiến trúc cảnh quan: ......................................................... 21
1.3. Thực trạng khai thác các yếu tố truyền thống, lịch sử - văn hóa trong tổ
chức không gian kiến trúc cảnh quan nông thôn mới xã Mê Linh. ............. 24


1.3.1. Quy hoạch tổng thể của làng, xã Mê Linh........................................... 24
1.3.2. Tổ chức không gian các khu công cộng và công trình kiến trúc. ......... 27
1.3.3. Các không gian mở ............................................................................. 34
1.3.4. Tổ chức không gian cho các công trình Văn hóa – Tín ngưỡng. ......... 35
1.3.5. Công trình hạ tầng kỹ thuật, giao thông và môi trường ....................... 39
1.4.Các vấn đề cần nghiên cứu ...................................................................... 42
1.4.1 Đánh giá tổng hợp ............................................................................... 42
1.4.2.Các vấn đề cần nghiên cứu. ................................................................. 43
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KHAI THÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN
THỐNG TRONG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
NÔNG THÔN MỚI XÃ MÊ LINH, HUYỆN MÊ LINH, HÀ NỘI............. 45
2.1. Cơ sở lý luận về khai thác các giá trị truyền thống trong tổ chức không
gian kiến trúc cảnh quan nông thôn mới xã Mê Linh. ................................. 45
2.1.1. Cơ sở lý thuyết về quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn: .. 45
2.1.2. Các hình thức bố cục điểm dân cư nông thôn truyền thống: ................ 48
2.1.3. Các xu hướng quy hoạch – xây dựng các khu dân cư gắn với khai thác
thiên nhiên và di tích lịch sử - văn hóa: ........................................................ 50
2.1.4. Chương trình xây dựng nông thôn mới ............................................... 52
2.2.Cơ sở pháp lý. ........................................................................................... 53
2.2.1.Chủ trương và chính sách quy hoạch xây dựng nông thôn mới ............ 53
2.2.2.Các văn bản về luật và nghị định. ........................................................ 54
2.2.3. Quy chuẩn, tiêu chuẩn. ....................................................................... 54
2.2.4. Quy hoạch bảo tồn văn hóa................................................................. 55

2.3. Các nhân tố tác động đến khai thác yếu tố tự nhiên, lịch sử - văn hóa
trong quy hoạch xây dựng xã Mê Linh ......................................................... 56
2.3.1. Các điều kiện tự nhiên ........................................................................ 56
2.3.2. Các yếu tố về lịch sử - văn hóa trong quy hoạch xây dựng và phát triển
các điểm dân cư nông thôn. .......................................................................... 57
2.3.3. Tham gia của cộng đồng và dân cư ..................................................... 62


2.3.4. Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm tiên tiến ......................................... 63
2.4. Tổng kết các kinh nghiệm thực tiễn quy hoạch xây dựng các điểm dân
cư gắn với việc khai thác các yếu tố tự nhiên, lịch sử - văn hóa .................. 65
2.4.1. Trên thế giới ....................................................................................... 65
2.4.2. Trong nước ......................................................................................... 68
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHAI THÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG
TRONG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN NÔNG
THÔN MỚI XÃ MÊ LINH, HUYỆN MÊ LINH, HÀ NỘI ......................... 72
3.1. Quan điểm và nguyên tắc. ....................................................................... 72
3.1.1. Quan điểm .......................................................................................... 72
3.1.2. Các nguyên tắc khai thác giá trị truyền thống trong tổ chức không gian
kiến trúc cảnh quan nông thôn mới xã Mê Linh............................................ 73
3.2. Giải pháp quy hoạch cải tạo làng, xã Mê Linh. ..................................... 75
3.2.1. Cấu trúc không gian xã Mê Linh......................................................... 75
3.2.2. Phân khu chức năng và quy hoạch sử dụng đất. .................................. 77
3.2.3. Tổ chức không gian làng (xóm) nông thôn ......................................... 80
3.3. Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan công trình kiến trúc. .. 81
3.4. Giải pháp tổ chức không gian cảnh quan các không gian mở .............. 93
3.5. Giải pháp tổ chức giao thông, cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn và môi
trường ............................................................................................................. 97
PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ.............................................................. 100
KếT LUậN: ................................................................................................... 101

KIếN NGHị:.................................................................................................. 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Cụm từ viết tắt

BXD

Bộ xây dựng

CTCC

Công trình công cộng

CTR

Chất thải rắn

CN - TTCN - XD

Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng

ĐDCNT

Điểm dân cư nông thôn


ĐKTN, YTTN

Điều kiện tự nhiên, Yếu tố tự nhiên

VLXD

Vật liệu xây dựng

VAC

Mô hình kinh tế nông hộ: Vườn - Ao - Chuồng

LSVH

Lịch sử - Văn hóa

KTXH - ANQP

Kinh tế xã hội - An ninh quốc phòng

NQ - CP

Nghị quyết - Chính phủ

NQ - TƯ

Nghị quyết - Trung ương

QCXDVN


Quy chuẩn xây dựng Việt Nam

QĐ - TTg

Quyết định - Thủ tướng

QĐ - UBND

Quyết định - Ủy ban nhân dân

QL

Quốc lộ

QH

Quy hoạch

QHXD

Quy hoạch xây dựng

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TDTT

Thể dục thể thao


CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng

Tên bảng biểu

biểu
Biểu đồ 1.1

Đặc trưng cơ bản trong tổ chức chính trị làng xã Mê Linh

Biểu đồ 1.2

Tổng hợp hiện trạng dân số lao động xã Mê Linh

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Số hiệu hình vẽ

Tên hình vẽ

Hình 1.1

Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng

Hình 1.2


Bản đồ hiện trạng xã Mê Linh

Hình 1.3

Các vùng cảnh quan xã Mê Linh

Hình 1.4

Không gian cây xanh mặt nước trước chùa Liễu Trì

Hình 1.5

Không gian trước di tích lịch sử Đền thờ Hai Bà Trưng

Hình 1.6

Không gian cảnh quan cánh đồng hoa xã Mê Linh

Hình 1.7

Không gian cảnh quan bãi bồi ven sông Hồng

Hình 1.8

Không gian cảnh quan tuyến đường Kéo Quân

Hình 1.9

Cảnh quan ngõ xóm


Hình 1.10

Làng xã đường cánh đồng hoa và rau màu bao bọc

Hình 1.11

Không gian làng xã Mê Linh đang biến đổi khi có các dự
án khu đô thị mới

Hình 1.12

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất xã Mê Linh

Hình 1.13

Các công trình tôn giáo thôn Hạ Lôi

Hình 1.14

Nhà ở khu vực

Hình 1.15

Nhà ở với nghề trồng hoa hồng

Hình 1.16

UBND xã Mê Linh


Hình 1.17

Trường Mầm non xã Mê Linh


Hình 1.18

Trường tiểu học Mê Linh

Hình 1.19

Trường THCS Mê Linh

Hình 1.20

Bưu điện xã

Hình 1.21

Chợ đình Hạ Lôi

Hình 1.22

Hoạt động thể thao sân gần chùa Liễu Trì

Hình 1.23

Cây xanh mặt nước chùa Liễu Trì

Hình 1.24


Các tính chất đặc thù của làng xã Mê Linh

Hình 1.25

Một vài hình ảnh rước kiệu lễ Đền thờ Hai Bà Trưng

Hình 1.26

Sơ đồ các công trình văn hóa – lịch sử làng xã

Hình 1.27

Các công trình tôn giáo tín ngưỡng trong xã

Hình 1.28

Một vài Điếm trong xã

Hình 1.29

Đường giao thông trong xã

Hình 1.30

Phía trước đình bị lấn chiếm họp chợ

Hình 2.1

Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam


Hình 2.2

Sơ đồ làng xóm theo tuyến

Hình 2.3

Sơ đồ làng theo mảng lớn

Hình 2.4

Sơ đồ làng theo chuỗi điểm

Hình 2.5

Sơ đồ thể hiện vai trò ĐKTN trong QHXD

Hình 2.6

Điều kiện tự nhiên hình thành không gian xã Mê Linh

Hình 2.7

Các yếu tố tự nhiên gìn giữ cấu trúc làng truyền thống xã
Mê Linh

Hình 2.8

Sơ đồ cấu trúc dân cư nông thôn Mê Linh


Hình 2.9

Chiến lược phát triển cộng đồng nông thôn bền vững

Hình 2.10

Làng nông thôn Woodstock Oxfort – Anh

Hình 2.11

Khung cảnh nông thôn làng Vazelay, Burgundy, Pháp

Hình 3.1

Sơ đồ vị trí các kết nối các khu ở trong khu xã Mê Linh

Hình 3.2

Sơ đồ mối liên hệ các thành phần chức năng trong xã Mê Linh

Hình 3.3

Minh họa không gian làng xóm


Hình 3.4

Phân vùng cảnh quan khu vực

Hình 3.5


Các vị trí tiếp cận xã Mê Linh

Hình 3.6

Tuyến giao thông chính trong xã Mê Linh

Hình 3.7

Điểm nhấn trong xã Mê Linh

Hình 3.8

Không gian cảnh quan xã Mê Linh

Hình 3.9

Minh họa cách bố trí cây xanh trong khu trung tâm

Hình 3.10

Minh họa không gian xanh trước công trình đi tích LSVH

Hình 3.11

Minh họa các góc khác nhau của công viên trung tâm xã

Hình 3.12

Minh họa cây xanh hạn chế


Hình 3.13

Hình 3.14

Hình 3.15

Minh họa cách tổ chức dân cư hiện trạng thôn Hạ Lôi - xã
Mê Linh
Minh họa nhà ở hiện đại thích ứng với môi trường, giữ nét
truyền thống
Minh họa nhà ở hiện đại kết hợp làm nghề trồng hoa
truyền thống

Hình 3.16

Minh họa nhà ở mới kết hợp làng nghề thủ công

Hình 3.17

Tổ chức cảnh quan tuyến đường chính khu vực không gian mở

Hình 3.18

Minh họa hình thức cột đèn trên tuyến đường chính

Hình 3.19

Hình thức tổ chức không gian mở sinh động có điểm nhấn


Hình 3.20

Giải pháp quy hoạch mạng lưới giao thông xã Mê Linh

Hình 3.21

Các mặt cắt đường giao thông điển hình


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Mê linh là vùng đất cổ thuộc khu vực châu thổ sông Hồng. Nhân dân nơi
đây giàu truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm và cũng giàu truyền
thống văn hóa. Hiện nay, trên địa bàn huyện còn lưu giữ được trên 100 di tích
lịch sử văn hóa lớn, nhỏ, đi cùng các hoạt động văn hóa truyền thống. Chúng ta
có thể nhận thấy các giá trị văn hóa truyền thống của huyện Mê Linh qua các lễ
hội: Lễ hội Hai Bà Trưng, lễ hội xuống đồng, hội nấu cơm thi, lễ mừng
công…Trải qua hàng nghìn năm, với bao thăng trầm lịch sử, các lễ hội vẫn được
nhân dân duy trì và phát triển đến ngày nay. Đây vừa là nhu cầu tâm linh, đồng
thời là sự hưởng thụ văn hóa tinh thần mang đậm bản sắc dân tộc; mang đậm nét
văn hóa làng xã truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ, thông qua đời sống tâm
linh, các phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian, với đặc
trưng: Đình, Chùa, giếng nước, cổng làng...Trải qua bao biến động của lịch sử,
dù trên thân mình đã chứa đựng nhiều thương tích của thời gian, của chiến tranh,
nhưng cảnh quan thiên nhiên gốc và những di tích lịch sử văn hóa của làng xã
vẫn tồn tại với sức sống mãnh liệt.
Ngày nay, thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 7 của BCHTW Đảng khóa
X về nông nghiệp - nông dân - nông thôn phấn đấu đạt mục tiêu nâng cao nhanh

đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hòa giữa các vùng, xây
dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng
hoá lớn có năng suất chất lượng hiệu quả, đồng thời xây dựng nông thôn mới có
kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình
thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với công nghiệp dịch vụ, gắn phát
triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản
sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ, nâng cao sức mạnh của
hệ thống chính trị. Trước sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của thủ đô Hà
Nội, các không gian kiến trúc cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử văn hóa


2
làng xã Mê Linh đang đứng trước nguy cơ bị mai một do sự tác động của cơ chế
thị trường, sự thay đổi nếp sống và phương thức sản xuất, sinh hoạt của người
dân. Thủ tướng Chính phủ và UBND các cấp của Thành phố Hà Nội đã có quyết
định phê duyệt các đồ án quy hoạch liên quan đến sự phát triển của làng xã Mê
Linh, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quy hoạch nông thôn từ năm 2011. Đồ
án Quy hoạch xây dựng nông thôn mới các xã của huyện Mê Linh đã nhanh
chóng được triển khai và phê duyệt, mà chiếu theo nhóm tiêu chí Quy hoạch
trong 19 tiêu chí nông thôn mới thì tất cả các đồ án đã được thực hiện và phê
duyệt đều chưa khai thác được giá trị truyền thống trong việc tổ chức không gian
kiến trúc cảnh quan nông thôn là cơ sở cho việc quản lý xây dựng, bảo vệ môi
trường, bảo tồn di tích có giá trị, thu hút khách du lịch, tạo ra động lực phát triển
và san sẻ “gánh nặng” tập trung về Thủ đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa; là
một khía cạnh cần khai thác, quan trọng để nói lên bản sắc, hình ảnh của từng
địa phương nông thôn.
Đặc biệt, tại huyện Mê Linh là xã Mê Linh, một xã ven đê sông hồng, có
nhiều di tích lịch sử và không gian kiến trúc cảnh quan đẹp cần nghiên cứu để tổ
chức không gian kiến trúc cảnh quan nên đề tài “Khai thác giá trị truyền thống
trong tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan nông thôn mới xã Mê Linh huyện Mê Linh – Thành phố Hà Nội” là cần thiết, nhằm cụ thể hóa nội dung

nhóm tiêu chí quy hoạch trong bộ 19 tiêu chí quy hoạch xây dựng nông thôn
mới và phát huy giá trị tuyền thống, hoàn thiện nhóm tiêu chí quy hoạch trong
đồ án Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Mê Linh đã được phê duyệt.
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất các
giải pháp khai thác giá trị truyền thống trong tổ chức không gian kiến trúc cảnh
quan, lịch sử - văn hóa…xã Mê Linh, đáp ứng các yêu cầu phát triển bền vững
nông thôn.


3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Khai thác giá trị truyền thống bao gồm: Yếu tố
cảnh quan tự nhiên, kiến trúc công trình, lịch sử - văn hóa… trong tổ chức
không gian kiến trúc cảnh quan xã Mê Linh.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Theo ranh giới hành chính xã Mê Linh, huyện Mê Linh,
Thành phố Hà Nội, có tổng diện tích đất tự nhiên là 601,37 ha.
+ Về thời gian: Đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Theo đồ án quy hoạch
chung xây dựng huyện Mê Linh).
Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp (điều tra, khảo sát, thu thập
thống kê và thực địa): Chia toàn thể đối tượng thành những bộ phận để nghiên
cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố, từ đó hiểu được
bản chất của từng yếu tố từ đó hiểu được bản chất của đối tượng trên cơ sở áp
dụng các công cụ nghiên cứu, trong đó có ma trận SWOT.
- Phương pháp chuyên gia: Tham vấn, trao đổi với các chuyên gia, chính
quyền địa phương về tình hình khai thác các giá trị truyền thống: Yếu tố cảnh
quan sẵn có, kiến trúc công trình nhà ở, công trình công cộng, lịch sử - văn hóa

trong quy hoạch xây dựng xã Mê Linh.
- Phương pháp điều tra cộng đồng: Thu thập ý kiến người dân theo những
mẫu câu hỏi được in sẵn, sau đó phân tích tổng hợp kết quả về từng vấn đề cụ thể.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Đối tượng quy hoạch xây dựng là xã Mê
Linh được xem xét như một hệ thống bao gồm hệ thiên nhiên - xã hội, có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau, đối với môi trường xung quanh là một hệ thống nhất.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên, thực trạng khai thác các yếu
tố giá trị truyền thống, cảnh quan tự nhiên, kiến trúc công trình nhà ở cũng như
hạ tầng kĩ thuật giao thông trong quy hoạch xây dựng xã Mê Linh, rà soát các


4
quy hoạch chi tiết, các dự án và các kết quả công bố có liên quan đến nội dung
đề tài luận văn, từ đó, phân tích, đánh giá tổng hợp để xác định các vấn đề cần
nghiên cứu.
- Nghiên cứu các cơ sở khoa học khai thác yếu tố giá trị truyền thống, cảnh
quan tự nhiên, kiến trúc công trình nhà ở cũng như hạ tầng kĩ thuật giao thông
trong tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan nông thôn xã Mê Linh.
- Xác định các quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc khai thác các yếu tố giá
trị truyền thống, cảnh quan tự nhiên, kiến trúc công trình nhà ở cũng như hạ
tầng kĩ thuật giao thông trong tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan nông
thôn xã Mê Linh.
- Đề xuất các giải pháp khai thác yếu tố giá trị truyền thống, cảnh quan tự
nhiên, kiến trúc công trình nhà ở cũng như hạ tầng kĩ thuật giao thông trong tổ
chức không gian kiến trúc cảnh quan nông thôn xã Mê Linh.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
* Ý nghĩa khoa học: Xác lập cơ sở khoa học về khai thác yếu tố giá trị
truyền thống, bao gồm: Văn hóa - lịch sử, cảnh quan tự nhiên, kiến trúc công
trình nhà ở cũng như hạ tầng kĩ thuật giao thông trong tổ chức không gian kiến

trúc cảnh quan nông thôn huyện Mê Linh nói riêng và vùng ngoại thành Thủ đô
Hà Nội nói chung.
* Ý nghĩa thực tiễn:
- Giải pháp khai thác các yếu tố giá trị truyền thống trong tổ chức không
gian kiến trúc cảnh quan trong tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan nông
thôn mới xã Mê Linh, làm cơ sở tham khảo cho việc lập quy hoạch xây dựng
nông thôn mới xã Mê Linh.
- Các cơ sở quản lý mô hình du lịch nông nghiệp, phát triển kinh tế xã hội,
làng xã nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Cấu trúc luận văn:
* Luận văn bao gồm: Phần mở đầu; phần nội dung; phần kết luận, kiến
nghị và tài liệu tham khảo.


5
* Phần nội dung của luận văn bao gồm 3 chương:
- Chương 1: Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan nông thôn xã Mê
Linh, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội;
- Chương 2: Cơ sở khoa học về khai thác giá trị truyền thống trong tổ
chức không gian kiến trúc cảnh quan nông thôn mới xã Mê Linh – huyện Mê
Linh – Hà Nội;
- Chương 3: Giải pháp khai thác giá trị truyền thống trong tổ chức không
gian kiến trúc cảnh quan nông thôn mới xã Mê Linh.
Các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong Luận văn:
- Điểm dân cư nông thôn: là nơi cư trú tập trung của các hộ gia đinh gắn
kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm
vi một khu vực nhất định, được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện
kinh tế - xã hội, văn hóa và các yếu tố khác.
- Không gian nông thôn bao gồm các điểm dân cư sinh sống, cùng với
các vật kiến trúc riêng (nhà, sân, vườn, các diện tích công năng), các cơ sở hạ

tầng kỹ thuật, các điểm phục vụ cho hoạt động công ích (trường học, trạm xá,
câu lạc bộ, sân thể thao,...), các điểm mang tính chất tôn giáo (đền, chùa, miếu,
nhà thờ, nghĩa trang,...), các điểm phục vụ cho kinh tế - xã hội (chợ,...), được
liên kết chặt chẽ về mặt chức năng với các yếu tố môi trường xung quanh như
đất, nước, cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan văn hóa ...
- Kiến trúc cảnh quan: là không gian vật thể bao gồm: nhà, công trình kỹ
thuật, nghệ thuật, không gian công cộng, cây xanh, biển báo và tiện nghi đô
thị.... .
- Không gian kiến trúc cảnh quan: là tổ hợp và liên kết các không gian
chức năng trên cơ sở tạo ra sự cân bằng và mối quan hệ tổng hòa của hai nhóm
thành phần tự nhiên và nhân tạo của Kiến trúc cảnh quan...
- Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan: là một hoạt động định hướng
của con người nhằm mục đích tạo dựng, tổ hợp và liên kết các không gian chức
năng trên cơ sở tạo ra sự cân bằng và mối quan hệ tổng hòa của hai nhóm thành
phần tự nhiên và nhân tạo của kiến trúc cảnh quan. Trong đó thiên nhiên là nền
của kiến trúc cảnh quan.


6
- Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị LSVH, khoa
học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng,
truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm
tiếng nói, chữ viết tẳc phầm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền
miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết và nghề thủ
công truyền thống, tri thức về y, dược cổ truyền, văn hóa ẩm thực, về trang
phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.
- Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá,
khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia.
- Văn hóa tâm linh là văn hóa biểu hiện những giá trị thiêng liêng, niềm

tin trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo. Thuộc lĩnh vực tinh thần, văn hóa tâm
linh gồm giá trị văn hóa vô hình (nghi lễ, tập tục, ý niệm..) và những giá trị văn
hóa hữu hình thiêng liêng (đình, đền, miếu, phủ, chùa, nhà thờ...).
- Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết
hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm
mỹ, khoa học.
- Tài nguyên du lịch: là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch
sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn
khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để
hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
- Sản phẩm du lịch: là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu
của khách du lịch trong chuyến đi du lịch.
- Môi trường: bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật.
- Du lịch sinh thái: là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản
sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững.
- Du lịch văn hóa: là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc
với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá
truyền thống.


7
- Cân bằng sinh thái: là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái,
hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống.
- Phát triển bền vững: là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện
tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương
lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ
xã hội và bảo vệ môi trường.
- Giá trị truyền thống:là không gian kiến trúc cảnh quan tự nhiên, kiến

trúc công trình, lịch sử - văn hóa, phong tục tập quán.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


101
PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Mê Linh là điểm dân cư ven đê sông Hồng, kinh tế chủ đạo là sản suất
nông nghiệp trồng hoa truyền thống, gắn với vùng đất địa linh nhân kiệt quê
hương Hai Bà Trưng. Làng xã mộc mạc có các điều kiện tự nhiên phong phú và
còn lưu giữ những nét truyền thống bản địa, có tiềm năng lớn về du lịch. Với
những đặc điẻm về môi trường và xã hội như vậy, xã Mê Linh đủ điều kiện trở
thành Nông thôn du lịch, tạo điều kiện phát triển kinh tế toàn khu vực.
Mặt khác đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Mê Linh được
phê duyệt đã cụ thể hóa định hướng phát triển kinh tế - xã hội cảu huyện Mê
Linh, phù hợp với các đặc điểm sinh thái, tập quán sinh hoạt, sán suất của xã và
đáp ứng yêu cầu về nông thôn mới, xác định các mục tiêu chung. Tuy nhiên do
đồ án cố gắng đạt được những tiêu chí nông thôn mới nên dẫn đến nhiều vấn đề
chưa được làm rõ; đặc biệt là cơ sở khoa học và các giải pháp quy hoạch xây
dựng nông thôn theo hướng khai thác các giá trị truyền thống chưa rõ, khai thác

bảo tồn LSVH còn mờ nhạt. Để có thể quy hoạch xây dựng xã Mê Linh theo
hướng là nông thôn du lịch sinh thái, tạo bộ mặt cảnh quan cho khu vực, từ đó
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn với điều kiện tiện nghi
giảm dần khoảng cách với cuộc sống đo thị nhưng vẫn đảm bảo phát huy truyền
thống, bản sắc văn hóa địa phương và bảo vệ môi trường hướng tới sự phát triển
có tính bền vững, đòi hỏi cần phải có sự đầu tư nghiên cứu giải pháp khai thác
các giá trị truyền thống YTTN, LSVH trong quy hoạch xây dựng xã Mê Linh.
Qua phân tích, đánh giá thực trạng nông thôn xã Mê Linh, về vị trí vai
trò và chức năng, hiện trạng môi trường tự nhiên và xã hội, tình hình phát triển,
rà soát thực trạng quy hoạch xây dựng, xác định được các vấn đề cần giải quyết
trong qua trình nghiên cứu khai thác các giá trị truyền thống YTTN, LSVH
trong quy hoạch xây dựng xã Mê Linh là:
- Tìm các cơ sở khoa học về khai thác các giá trị truyền thống YTTN,
LSVH trong quy hoạch xây dựng xã Mê Linh.


102
- Về bảo vệ khai thác tài nguyên thiên nhiên
- Về khai thác tài nguyên du lịch bao gồm các giá trị truyền thống YTTN
và các yếu tố LSVH.
- Về đánh giá, lựa chọn đất xây dựng.
- Về quy mô tối ưu của một làng xã truyền thống
- Về mô hình cấu trúc dân cư có phù hợp với mô hình cấu trúc làng xã
truyền thống ngoại thành ven sông Hồng
- Các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan nông thôn.
- Tổ chức giao thông và cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn.
- Vấn đề về bảo vệ môi trường nông thôn.
Để xây dựng cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu khai thác các giá trị
truyền thống YTTN, LSVH trong quy hoạch trong quy hoạch xây dựng nông
thôn Mê Linh. Luận văn đã hệ thống được các cơ sở khoa học cơ bản nhất về xu

hướng quy hoạch nông thôn du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, di lịch văn
hóa truyền thống, cũng như kinh nghiêm triển khai các nông thôn phát triển bền
vững trên thê giới, thực trạng các làng sinh thái và nông thôn du lịch di tích văn
hóa, làng ngề truyền thống ở Việt Nam. Đặc biệt tập trung phân tích tác động
đến lĩnh vực nghiên cứu bao gồm:
- Điều kiện tự nhiên
- Văn hóa lịch sử địa phương
- Chương trình xây dựng nông thôn mới
- Sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương
- Tiếp thu có chọn lọc các kinh nghiêm tiên tiến
Đề suất giải pháp khai thác giá trị truyền thống YTTN, LSVH trong quy
hoạch xây dựng nông thôn xã Mê Linh với nguyên tắc xuyên suốt là: Bảo tồn
thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh thái, giữ gìn phát huy các giá trị văn hóa bản
địa; phát triển nông thôn phù hợp với khả năng dung nạp; tổ chức tối ưu môi
trường sống dân cư; bảo vệ và làm sạch môi trường, luôn giữ gìn môi trường


103
sống lành mạnh, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế du lịch theo hướng tăng
trưởng xanh.
Các giải pháp khai thác các giá trị truyền thống YTTN, LSVH trong quy
hoạch xây dựng nông thôn Mê Linh bao gồm:
- Giải pháp về đánh giá, lựa chọn đất xây dựng
- Giải pháp sức chứa và quy mô tối ưu
- Giải pháp về cấu trúc quy hoạch xã.
- Giải pháp về phân khu chức năng và sử dụng đất
- Giải pháp về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
- Giải pháp về tổ chức giao thông và hạ tầng kỹ thuật nông thôn
- Giải pháp về bảo vệ và làm sạch môi trường
- Giải pháp tổ chức nâng cao ý thức cộng đồng dân cư

Đề tài “Khai thác giá trị truyền thống trong tổ chức không gian kiến trúc
cảnh quan nông thôn mới xã Mê Linh – huyện Mê Linh – TP. Hà Nội” là một đề
tài thiết thực, với mong muốn xây dựng nông thôn điển hình không bị lạc hậu
mà vẫn giữ được nét truyền thống, có liên hệ mật thiết với đô thị khi đất nước
hội nhập; nông thôn sống tốt, kết hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi
trường; mạnh dạn áp dụng nững thành tựu khoa học tiên tiến để ứng phó với
biến đổi khí hậu đặc biệt với vùng ven sông Hồng, tôn vinh nét đẹp của dòng
sông hiền hòa, xóa bỏ hình ảnh con sông dữ dằn xa xưa; làm bài học kinh
nghiệm áp dụng cho nghiên cứu cụ thể là xã Mê Linh nói riêng và các khu vực
nông thôn khác có đặc điểm tương đồng. Tuy nhiên, các giải pháp đưa ra của đề
tài chỉ là sơ bộ, trong thực tế khi áp dụng cần có những giải pháp chi tiết, cụ thể
và linh hoạt hơn nữa, để góp phần tạo dựng được các nông thôn hoàn chỉnh, nơi
mà các cư dân mong muốn có cuộc sống tiện nghi và du khách muốn được sinh
sống, làm việc và nghỉ ngơi, khám phá, du lịch trong tương lai, giảm sức tải của
đô thị.


104
Kiến nghị:
Trong quá trình nghiên cứu “Khai thác giá trị truyền thống trong tổ chức
không gian kiến trúc cảnh quan nông thôn mới xã Mê Linh – huyện Mê Linh –
TP. Hà Nội” cần chú trọng đến việc cải tạo môi trưởng cảnh quan; đặc biệt ở
khu vực trung tâm xã và dọc theo các trục đường giao thông chính của xã để phù
hợp với yêu cầu về nông thôn mới; khu vực mặt tiền bờ sông Hồng. Nhằm bảo
tồn thiên nhiên và giữ gìn đa dạng sinh thái, phát huy văn hóa bản địa và phát
huy thế mạnh cấu trúc văn hóa tự nhiên hiện hữu; phòng chống thiên tai.
Chính quyền xã Mê Linh cần có sự hướng dẫn cho người dân khi họ có
nhu cầu cải tạo và xây dựng mới nhà ở trong việc tổ chức lô đất ở, tầng cao công
trình, mật độ xây dựng và yêu cầu kiến trúc theo đúng các chỉ tiêu đặt ra;
UBND thành phố Hà Nội, huyện Mê Linh kêu gọi hỗ trợ đầu tư phát

triển du lịch văn hóa lịch sử Đền thờ Hai Bà Trưng nói riêng và cảnh quan làng
xóm xã Mê Linh cũng như huyện Mê Linh nói chung, đưa Mê Linh trở thành
một điểm du lịch hỗ trợ trên tuyến du lịch sông Hồng.
Kiến nghị các cấp chính quyền, ban lãnh đạo và các đơn vị đầu tư dự án
trong hệ thống tham khảo các giải pháp đã đề cập trong luận văn làm cơ sở đảm
bảo cho nông thôn Mê Linh đạt mhiều lợi ích và phát triển bền vững.
Kiến nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu bổ sung vào dự thảo quy hoạch quy
chuẩn đô thị quốc gia các quy định, tiêu chuẩn phù hợp với tính chất của đô thị/
nông thôn/ làng du lịch sinh thái.
Kiến nghị Quốc hội bổ sung các tiêu chí về nông thôn du lịch sinh thái
khi sửa đổi bổ sung Luật du lịch 2005.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Toàn Ánh (2000), Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua lễ tết hội hè, Nhà xuất
bản Xây dựng, Hà Nội.
2. Nguyễn Thế Bá (2009), Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, Nhà xuất
bản xây dựng, Hà Nội.
3. Bộ xây dưng (2009), Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10 tháng 9 năm
2009 về việc ban hành Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Thông tư số 54/2009/TTBNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chỉ
quốc gia về nông thôn mới.
5. Bộ xây dựng (2008), “Thực tiễn phát triển làng sinh thái trên thế giới và
Việt Nam ”, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam (số 21/2008).
6. Nguyễn Phương Châm (2011), Biến đổi văn hóa ở các làng quê hiện nay
(trường hợp làng Đồng Kỵ, Trang Liệt và Đình Bảng thuộc huyện Từ Sơn,
tỉnh Bắc Ninh), Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
7. Đoàn Bá Cử (1998), Bảo tồn và tôn tạo kiến trúc chùa Việt vùng Châu thổ
sông Hồng, Luận văn thạc sỹ Kiến trúc.

8. Vũ Duy Cừ (1996), Nghệ thuật tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan,
Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Dân (2011), Con người và văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới vờ hội nhập, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội.
10. Nguyễn Đăng Duy (1996), Văn hóa tâm linh, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà
Nội.
11. Trần Trọng Hanh (2015), Quy hoạch vùng, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
12. Hà Nội và Seoul (2008), Quy hoạch cơ bản phát triển khu vực sông Hồng
đoạn qua Hà Nội".
13. Đặng Thái Hoàng (2000), Lịch sử Đô thị, Nhà xuất bản Xây đựng, Hà Nội.
14.Tô Duy Hợp (2000), Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay (ở đồng
bằng sông Hồng), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.


15. Trần Hùng (1994). Bảo tồn cảnh quan đô thị. Tạp chí Kiến trúc.
16. Huyện Mê Linh (2013). ''Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (giai đoạn
2011 - 2015) huyện Mê Linh - Thành phố Hà Nội”.
17. Doãn Quốc Khoa (2009), “ Cơ sở cảnh quan học của khai thác các yếu
tố tự nhiên trong quy hoạch xây dựng Đô thị ”, Báo cáo đề tài Nghiên
cứu khoa học cấp Bộ.
18. Doãn Quốc Khoa (2004), Kế thừa một số giá trị của cảnh quan đô thị
truyền thống trong quy hoạch xây dựng đô thị Việt Nam, Luận án Tiến
sỹ Kiến trúc.
19. Nguyễn Thị Phương Loan, Trần Xuân Việt (2007), “Trao đổi về hệ
thống các nguyên tắc phát triển bền vững và đánh giá phát triển bền
vững”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, Đại học Thái Nguyên và
Viện khoa học xã hội Việt Nam.
20. Michel Bassand (2001), Đô thị hoá - khủng hoảng sinh thái và phát
triển bền vững, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

21. Hàn Tất Ngạn (1999), Kiến trúc cảnh quan, Nhà xuất bản Xây dựng.
22. Vũ Trung Tạng (2003), Cơ sở sinh thái học, Nhà xuất Giáo Dục.
23.Nguyễn Thị Kim Thái, Lê Thị Hiền Thảo (2003), Sinh thái học và bảo
vệ môi trường, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
24.Vũ Trọng Thắng (2006), Môi trường trong Quy hoạch xây dựng, Nhà
xuất bản xây dựng, Hà Nội.
25.Nguyễn Đức Thiềm (2002), “Hãy phấn đấu thành phố như là một hệ
sinh thái ”, Tạp chí kiến trúc Việt Nam (số 2/2002).
26.Nguyễn Thị Lan Phương (2010), Mô hình tổ chức không gian làng sinh
thái ven đô Hà Nội, Luận án Tiến sĩ kiến trúc.
27.Trương Văn Quảng (2005), “Một vài ý kiến trao đổi về phát triển đô thị
bền vững ”, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam (số 9/2005).
28.Kim Quảng Quân (2000), Thiết kế đô thị có hình minh họa, Nhà xuất
bản xây dựng, Hà Nội.


×