Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

MỘT số TÌNH HUỐNG tư PHÁP và gợi ý xử lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.26 KB, 5 trang )

MỘT SỐ TÌNH HUỐNG VÀ GỢI Ý XỬ LÝ (THÍ SINH THAM KHẢO)

1. Tình huống đối với chức danh Tư pháp:
Tình huống 1: Theo quy định của pháp luật tuổi kết hôn của nam, nư
người dân tộc thiểu số thấp hay cao hơn nam, nư người dân tộc Kinh? Cụ thể là
bao nhiêu?
Trả lời: Không phân biệt tuổi kết hôn của nam, nư người dân tộc thiểu số
thấp hay cao hơn nam, nư người dân tộc Kinh.
Luật Hôn nhân và Gia đình qui định là “nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18
tuổi trở lên” thì không bắt buộc phải từ đủ 20 tuổi trở lên với nam, 18 tuổi trở lên
với nư mà chỉ cần nam đã bước sang tuổi 20, nư đã bước sang tuổi 18 là không vi
phạm điều kiện về tuổi kết hôn.
Tình huống 2: Anh A là công chức Tư pháp - Hộ tịch của UBND xã B. Do
việc nhiều, lại chỉ có một mình nên có nhiều trường hợp khi người dân đến đăng
ký hộ tịch (khai sinh, khai tử…), anh A đã nhờ cán bộ Văn phòng giải quyết hộ.
Việc anh A nhờ cán bộ Văn phòng làm thay có đúng không? Vì sao?
Trả lời: Việc anh A nhờ cán bộ Văn phòng giải quyết hộ yêu cầu đăng ký
hộ tịch của người dân là trái quy định pháp luật bởi:
- Nhiệm vụ của cán bộ Tư pháp - Hộ tịch trong đăng ký và quản lý hộ tịch
là giúp UBND cấp xã thụ lý hồ sơ, kiểm tra, xác minh và đề xuất với Chủ tịch
UBND cấp xã xem xét, quyết định việc đăng ký hộ tịch theo quy định.
- Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch phải tự mình ghi vào Sổ hộ tịch và biểu mẫu hộ
tịch, không được nhờ người khác ghi thay (trừ nơi đã ứng dụng công nghệ thông
tin trong đăng ký hộ tịch, thì nội dung cần ghi trong các biểu mẫu hộ tịch có thể
được in qua máy vi tính).
Do đó, việc đăng ký và quản lý hộ tịch phải do cán bộ Tư pháp - Hộ tịch
trực tiếp thực hiện, không được nhờ cán bộ Văn phòng làm thay.
(Khoản 1 Điều 68, Khoản 1 Điều 82 Nghị định 158/2005/NĐ-CP; Khoản 1
Điều 5 Thông tư 08.a/2010/TT-BTP)
Tình huống 3: Qua tìm hiểu, anh A và chị B quyết định tiến tới hôn nhân. Tuy
nhiên, gia đình 2 bên phản đối quyết liệt và đề nghị UBND xã không đăng ký cho ho


với lý do anh A và chị B có ho với nhau (bà nội anh A. và bà ngoại chị B. là 2 chị
em họ).
Là cán bộ Tư pháp - Hộ tịch, anh (chị) sẽ giải quyết ra sao?
Trả lời: Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cần giải thích cho gia đình anh A và chị
B như sau:
- Pháp luật về hôn nhân và gia đình quy định cấm kết hôn giưa nhưng người
có ho trong phạm vi 3 đời (là giữa những người có cùng 1 gốc sinh ra, trong đó:
Cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ


khác cha là đời thứ 2; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là
đời thứ 3).
- Bà nội anh A và bà ngoại chị B là 2 chị em ho nên 2 bà là người có ho
trong phạm vi đời thứ 3; bố anh A và mẹ chị B có ho ở đời thứ 4; anh A và chị B
tuy có quan hệ ho hàng nhưng đã ở đời thứ 5 nên nếu có đủ điều kiện (độ tuổi, tự
nguyện, không thuộc các trường hợp cấm kết hôn: đang có vợ, chồng; mất năng
lực hành vi dân sự…) thì ho được phép kết hôn với nhau, không ai được cưỡng
ép hay cản trở.
Do đó, UBND xã không thể từ chối đăng ký cho ho theo đề nghị của 2 bên
gia đình được.
(Khoản 13 Điều 8, Điều 9, Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình; Khoản 5
Điều 1 Nghị định 06/2012/NĐ-CP)
2. Tình huống đối với chức danh địa chính – Xây dựng:
Tình huống 1: Ông A nhận khoán 1 ha đất của Lâm trường để trồng cây
hồi. Khi ông A đến UBND xã B nộp đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng 01 ha đất nói trên thì cán bộ địa chính của xã trả lời rằng trong trường hợp
này ông A không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy cán bộ địa
chính xã nói như vậy có đúng không? Vì sao? cho biết quy định của pháp luật về
thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
Trả lời: Cán bộ địa chính xã trả lời ông A như vậy là đúng, vì: Theo quy

định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của
Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003 thì Nhà nước không cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhưng trường hợp sau:
- Đất do Nhà nước giao để quản lý quy định tại Điều 3 của Nghị định số
181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
- Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích do Ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn quản lý sử dụng;
- Người sử dụng đất do thuê, thuê lại của người khác mà không phải là đất
thuê hoặc thuê lại trong khu công nghiệp quy định tại điểm d khoản 5 Điều 41
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật
Đất đai; - Người đang sử dụng đất mà không đủ điều kiện để được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 của Luật Đất
đai;
- Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì người nhận khoán đất trong các nông
trường, lâm trường thuộc các trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất. Do đó, trường hợp ông A sẽ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.


Theo Điều 52 Luật Đất đai năm 2003 thì thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất được quy định như sau:
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
- UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
Tình huống 2: Ông A và ông B có tranh chấp với nhau về thửa đất do cha
mẹ để lại ở UBND xã C Mặc dù đã được Tổ hòa giải của thôn hòa giải nhiều lần

nhưng không thành. Việc hòa giải này đã được Tổ hòa giải thôn lập biên bản.
Tháng 10/2013, ông A có đơn khởi kiện đến Tòa án huyện để giải quyết việc
tranh chấp nêu trên. Tuy nhiên, Tòa án không thụ lý đơn và yêu cầu ông A phải
bổ sung biên bản hoà giải có chư ký của các bên tranh chấp và xác nhận của
UBND xã C thì mới thụ lý giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Ông A đến gặp Chủ tịch UBND trình bày sự việc và đề nghị tổ chức hòa
giải nhưng Chủ tịch UBND xã không đồng ý vì cho rằng sự việc đã được Tổ hòa
giải của thôn thực hiện hòa giải nhiều lần và có biên bản hòa giải không thành.
Do đó, UBND xã không cần thiết phải tổ chức hòa giải thêm lần nưa.
Việc giải quyết của Chủ tịch UBND xã C trong trường hợp trên là đúng
hay sai? Vì sao?
Trả lời: Việc giải quyết của Chủ tịch UBND xã C trong trường hợp trên là
sai, vì:
Thứ nhất, về mục đích của hòa giải ở cơ sở là mang tính tự nguyện, thỏa
thuận giưa các bên tranh chấp ở cộng đồng dân cư. Biên bản hòa giải của Tổ hòa
giải chỉ mang ý nghĩa ghi nhận lại nội dung và tình hình sự việc hòa giải, không
mang giá trị pháp lý.
Thứ hai, việc hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai là hòa giải theo
quy định của pháp luật đất đai. Việc hòa giải này là một thủ tục bắt buộc.
Điều 135 Luật Đất đai quy định: Nhà nước khuyến khích các bên tranh
chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ
sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn
đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.
- UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp có trách nhiệm phối hợp
với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ
chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai.
- Thời hạn hoà giải là ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày UBND xã,
phường, thị trấn nhận được đơn.



- Kết quả hoà giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chư
ký của các bên tranh chấp và xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.
- Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì UBND
xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm
quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai.
Như vậy, việc hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở và hòa giải tranh chấp đất
đai tại UBND cấp xã là hai sự việc khác nhau. Hòa giải ở cơ sở là tự nguyện, hòa
giải tại UBND cấp xã là thủ tục bắt buộc; thành phần thực hiện hòa giải ở cơ sở
là Tổ hòa giải, thành phần thực hiện hòa giải tại UBND cấp xã theo quy định tại
Điều 135 Luật Đất đai; việc lập biên bản và giá trị pháp lý của biên bản trong hai
trường hợp cũng khác nhau.
Do đó, Chủ tịch UBND xã X cho rằng biên bản hòa giải tranh chấp đất đai
của Tổ hòa giải có giá trị thay thế biên bản hòa giải của UBND xã là không phù
hợp với quy định của pháp luật.
3. Tình huống đối với chức danh Tài chính - Kế toán:
Tình huống 1: UBND xã trình HĐND xã dự toán ngân sách năm 2006 như
sau:
- Tổng thu cân đối ngân sách xã: 500 triệu đồng.
- Tổng chi cân đối ngân sách xã: 520 triệu đồng.
Chêch lệch thu - chi là 20 triệu đồng, UBND xã giải trình là quyết toán
ngân sách năm 2005 có số kết dư ngân sách 20 triệu. Do vậy, năm 2006, UBND
dự kiến thu kết dư ngân sách là 20 triệu đồng và đưa vào phân bổ ngân sách ngay
từ đầu năm để đảm bảo sử dụng nguồn kết dư ngân sách kịp thời. Giải thích của
UBND xã như vậy có đúng quy định không?
Trả lời: Theo quy định của Luật NSNN, kết dư ngân sách năm trước là
một khoản thu của ngân sách năm sau. Tuy nhiên, việc xây dựng dự toán năm sau
và trình HĐND được thực hiện từ tháng 9 năm trước, do vậy chưa thể xác định
được số kết dư của ngân sách đưa vào dự toán năm sau mà chỉ có thể dự
kiến.
Việc UBND xã dự kiến số kết dư năm trước để đưa vào dự toán năm sau

không trái với quy định hiện hành (theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước
số kết dư là khoản thu ngân sách do vậy có thể lập dự toán ngay từ đầu năm), tuy
nhiên cần phải đưa khoản dự kiến kết dư năm 2005 vào phần thu ngân sách xã .
Như vậy thu ngân sách xã sẽ là 520 triệu đồng (trong đó 20 triệu đồng thu từ
nguồn kết dư năm trước) và như vậy thu ngân sách xã sẽ đảm bảo được tính cân
đối (thu=chi).
Tình huống 2: Anh Bắc được điều động về nhận công tác tại UBND xã X,
trong 15 ngày đầu không thấy ai giao nhiệm vụ và cũng không được bố trí nơi


làm việc, thiết bị làm việc. Khi anh Bắc hỏi một người trong phòng thì được trả
lời cứ nghiên cứu quy chế của đơn vị rồi sẽ được giao việc cụ thể.
Theo anh (Chị) việc làm của UBND xã X là đúng hay sai? Vì sao?
Trả lời: Theo Điều 11 của Luật cán Bộ công chức quy định về Quyền của
cán bộ, công chức được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ thì công chức
phải được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định
của pháp luật.
Như vậy, khi anh Bắc đến nhận công tác tại UBND xã Bắc Lãng, thì Người
đưng đầu của UBND xã Bắc lãng phải phân công nhiệm vụ cụ thể cho anh Bắc và
bố trí trang thiết bị và các điều kiện làm việc cần thiết để thực hiện nhiệm vụ.
4. Tình huống đối với chức danh Văn phòng - Thống kê:
Tình huống 1: Văn bản đã ký, nhưng khi kiểm tra để làm thủ tục phát
hành thì phát hiện văn bản sai thể thức và kỹ thuật trình bầy văn bản. bạn có thể
phát hành văn bản này được không ?
Trả lời: Để phát hành, văn bản phải đảm bảo thể thức của bản gốc, bản
chính hoặc bản sao hợp pháp theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày
19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bầy văn bản hành
chính. Mặt khác, để đảm bảo tính trang trong, nghiêm túc của văn bản, là công cụ
giao tiếp thành văn của cơ quan, bạn nên đánh máy lại căn chỉnh đúng thể thức và
kỹ thuật trình bày văn bản và trình ký lại, rồi làm thủ tục phát hành. Đồng thời

bản sai thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản cần tiêu hủy ngay.
Tình huống 2: Đúng hẹn công dân X đến nhận kết quả tại Bộ phận tiếp
nhận hồ sơ thủ tục hành chính của xã, song hồ sơ chưa được giải quyết. Công
dân X bức xúc nóng nảy quát tháo cho rằng cán bộ xã không thực hiện đúng quy
định, thất hứa với dân. Theo bạn tình huống trên nên xử lý như nào?
Trả lời: Bằng lời lẽ thân thiện xoa dịu giảm sự bức xúc, nóng nảy của công
dân X; Mời vào phòng làm việc, trao đổi, giải thích cho công dân X lý do chưa giải
quyết được; tiếp tục giải quyết và hẹn ngày trả kết quả trong thời gian sớm nhất có
thể.



×