Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

thất nghiệp thanh niên tại đồng bằng sông hồng, thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.31 KB, 16 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Có thể nói, Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên, không chỉ có
tài nguyên thiên nhiên mà còn có nguồn tài nguyên con người dồi dào.
Cơ cấu dân số vàng của Việt Nam đang mở ra nhiều cơ hội cho lớp
lao động thanh niên nước ta.Trong bối cảnh hội nhập ngày nay, lực
lượng lao động trẻ của Việt Nam, với sự năng động về cả thể chất,
tinh thần, trí tuệ và sức sáng tạo đã và đang là lực lượng quan trọng
góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Khu vực Đồng bằng sông Hồng, một trong những vùng kinh tế
trọng điểm của đất nước đang bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh
mẽ. Đây là nơi một lượng lớn thanh niên tập trung về học tập và làm
việc, lực lượng lao động thanh niên ở đây có thể nói là rất lớn. Tuy
nhiên, đứng trước những cơ hội, lao động thanh niên ở Việt Nam nói
chung và ở khu vực đồng bằng song Hồng nói riêng vẫn vấp phải
không ít thách thức, đặc biệt trong vấn đề tìm kiếm việc làm. Dưới
sức ép về dân số và việc làm, thanh niên nơi đây đang phải đối mặt
với tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm nghiêm trọng, đặc biệt là
tình trạng thất nghiệp.
Để làm rõ hơn về vấn đề này, em lựa chọn đề tài “Thất nghiệp
thanh niên (15-24) tại vùng Đồng bằng sông Hồng, thực trạng và giải
pháp”, qua đó phân tích và tìm ra một số phương hướng, giải pháp
nhằm khắc phục và cải thiện thực trạng hiện nay. Bài tiểu luận gồm 3
phần chính:
Phần I: Cơ sở lý luận


Phần II: Thực trạng thất nghiệp thanh niên tại
Phần III: Một số giải pháp đề xuất
Em cũng xin được cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Minh Hòa là người
đã giảng dạy em bộ môn Thị Trường lao động và hướng dẫn em hoàn
thành bài tiểu luận này.




PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.

Một số khái niệm
1.1. Thất nghiệp
Theo ILO, “thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong lực

lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm với
mức tiền công đang thịnh hành.” (PGS. TS. Nguyễn Tiệp, 2011)
Nói một cách khác, “người thất nghiệp bao gồm tất cả những người
trong độ tuổi lao động mà tại khoảng thời gian xác định “không có việc
làm”, “sẵn sàng làm việc” và “mong muốn tìm việc” (ILO Bureau of
Statistics, 2007)
1.2.

Thất nghiệp thanh niên là

Như vây, dựa theo khái niệm thất nghiệp nêu trên, có thể xác định thất
nghiệp thanh niên là tình trạng những người trong độ tuổi 15-24 có khả
năng lao động nhưng không có việc làm và mong muốn tìm việc làm.
1.2.

Các chỉ tiêu đánh giá thất nghiệp thanh niên
1.2.1.Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên
Tỷ TNTN là tỷ số được tính dựa trên số lao động là thanh niên bị
thất nghiệp so với lực lượng lao động trong độ tuổi thanh niên và
được tính theo công thức:
Tỷ lệ TNTN=x100

Tiêu chí này giúp xác định số TNTN chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần
trăm so với tổng số thanh niên tham gia lực lượng lao động.
1.2.2.Tỷ

lệ thất nghiệp thanh niên so với tỷ lệ thất nghiệp của người

trưởng thành


Tỷ lệ TNTN so với tỷ lệ thất nghiệp của người trưởng thành được
tính dựa trên tỷ số giữa TNTN và thất nghiệp của người trưởng
thành theo công thức:
Tiêu chí này cho ta thấy được độ chênh lệch giữa tỷ lệ TNTN và tỷ
lệ thất nghiệp ở người trưởng thành là bao nhiêu lần.
1.2.3.Tỷ

lệ thất nghiệp thanh niên so với tổng số thanh niên

Tỷ lệ TNTN so với tổng số thanh niên được tính dựa trên số thanh
niên thất nghiệp trong tổng số dân trong độ tuổi thanh niên (15-24)
và được tính theo công thức:
Tiêu chí này cho ta biết tỷ trọng thanh niên thất nghiệp so với tổng
số thanh niên trong khu vực chiếm bao nhiêu phần trăm.
1.2.4.Tỷ

lệ thất nghiệp thanh niên so với tổng số người thất nghiệp

Tỷ lệ TNTN so với tổng số người thất nghiệp được tính dựa trên số
thanh niên thất nghiệp so với tổng số lao động thất nghiệp trong khu
vực và được tính theo công thức:

Tiêu chí này cho ta biết tỷ trọng TNTN trong tổng số người thất
nghiệp chiếm bao nhiêu phần trăm.
1.3.

Tác động của thất nghiệp thanh niên đến xã hội
TNTN là vấn đề đáng báo động, không chỉ đơn thuần kinh tế mà
còn liên quan đời sống xã hội, từ đó có thể gây ra nhiều hệ lụy.
Về mặt kinh tế, LĐTN là lực lượng trẻ, năng động, có trình độ và
dễ dàng thích nghi với sự thay đổi và phát triển kinh tế. Tuy nhiên,


đây lại là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất trước sự biến động của thị
trường lao động. Tình trạng TNTN kéo dài sẽ làm giảm khả năng phát
triển của nền kinh tế cũng như trình độ lao động của chúng ta trong
tương lai.
Không ít tiêu cực đã và đang "đánh gục” một bộ phận thanh niên, ở
đây có nhiều nguyên nhân, trong đó thất nghiệp được coi là nguyên
nhân quan trọng. Thất nghiệp khiến cho thanh niên trở nên lười lao
động, không có thu nhập dễ nảy sinh ra các tệ nạn như trộm cướp, bài
bạc, … Không chỉ vậy, thanh niên có thể bị dụ dỗ, lôi kéo sa đà vào
các hoạt động vui chơi không lành mạnh, nghiện ngập, … có thể gây
ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sức lao động sau này, trở thành gánh
nặng cho xã hội.


PHẦN II: THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP THANH NIÊN TẠI
KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Thực trạng tình hình thất nghiệp thanh niên tại Đồng bằng sông Hồng
2.1.1.Thực trạng TNTN và các con số


2.1.

Số liệu của tổng cục thống kê cho thấy, số LĐTN thất nghiệp của khu
vực Đồng bằng sông Hồng hiện đang cao nhất cả nước. Năm 2015, tỷ lệ
TNTN trung bình cả nước là 7.03%, riêng khu vực Đồng bằng sông
Hồng có tỷ lệ là 9.62%, cao hơn khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung 1.36% và hơn 1.64% so với Đông Nam Bộ (tham khảo phụ
lục số 1).
Quý

Quý

Quý

Quý

Quý

Quý

1/201

2/201

3/201

IV/201

1/201


2/201

5
Tỷ lệ thất nghiệp 8.22

5
8.62

5
10.89

5
10.19

6
9.06

6
9.88

thanh niên (%)
Tỷ lệ thất nghiệp 1.48

1.02

0.45

0.56

0.69


0.45

lao động 25+(%)
Theo các số liệu của Quý II năm 2016, tổng số lao động thất nghiệp
trên cả nước là 1122.5 nghìn người, số lao động thanh niên thất nghiệp
trên cả nước là 567.7 nghìn người(tổng cục thống kê, 2016), trong đó
khu vực Đồng bằng sông Hồng là 9.88%. Qua bảng trên có thể thấy rõ,
tỷ lệ TNTN ở khu vực ĐBSH là rất cao, đặc biệt là trong nửa cuối năm
2015, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên tới 2.27%. Cho tới hai quý I năm
2016, tỷ lệ này tuy đã giảm nhưng không nhiều, 1.13%. Tính đến quý II


năm 2016, con số này đã giảm khoảng 12.% so với cùng quý năm 2015,
tuy nhiên vẫn tăng 0.8% so với quý I trước đó.
So sánh với tỷ lệ thất nghiệp của lao động trưởng thành, con số này
thấp hơn LĐTN rất nhiều. Trong khi TNTN gia tăng thì tỉ lệ thất nghiệp
độ tuổi 25+ lại có xu hướng giảm. Điều này kéo theo tỷ lệ giữa TNTN và
thất nghiệp ở người trưởng thành cũng tăng theo các quý lần lượt là 5.5
lần; 8.5 lần; 24.2 lần; 18.2 lần; 13.1 lần và 21.9 lần. Đây thực sự là
những con số cảnh báo mức độ nghiêm trọng giữa độ chênh lệch TNTN
so với thất nghiệp ở người trưởng thành.
2.1.2.Cơ

cấu thất nghiệp thanh niên

Tỷ lệ TNTN tại khu vực thành thị và nông thôn cũng có sự phân biệt
rõ rệt. Cụ thể, TNTN tại khu vực thành thị cao hơn hẳn so với khu vực
nông thôn. TNTN khu vực thành thị chiếm 11.33% trong khi ở khu vực
nông thôn vào khoảng 5.49%. So với quý I 2016, con số này đã tăng lên

1.11% (đối với khu vực thành thị) và 0.23% (đối với khu vực nông thôn)
(Tổng cục thống kê, 2016).
Xét theo giới tính, tỉ lệ nữ thanh niên thất nghiệp thường cao hơn nam
thanh niên. Tuy nhiên, đối với ĐBSH thì con số nữ thanh niên thất
nghiệp lại thấp hơn nam thanh niên. đây là tín hiệu đáng mừng đối với
ĐBSH về vấn đề bình đẳng giới trong việc làm
Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, khoảng 57.7% TNTN đã qua đào tạo
chuyên môn kỹ thuật với khoảng 75% là lao động trình độ cao đẳng, đại
học trở lên (Tổng cục thống kê, 2016). Con số này đã nói lên tình trạng


đáng báo động đối với vấn đề thất nghiệp sau đại học, cao đẳng ở nước
ta.
Đánh giá
2.2.1. Mặt tích cực

2.2.

Nhìn chung, vấn đề TNTN ở khu vực ĐBSH đã có nhiều chuyển biến
tích cực. Số lao động thanh niên thất nghiệp đã giảm so với năm trước.
Cải thiện này có được là nhờ có các chính sách hỗ trợ trong vấn đề giải
quyết việc làm cho LĐTN từ phía Chính phủ. Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 61/2015/NĐ-CP quy định các chính sách hỗ trợ tạo việc
làm và Quỹ quốc gia về việc làm. Công tác tư vấn, hỗ trợ việc làm cho
thanh niên cũng đã được triển khai về các Đoàn Thanh niên cấp cơ sở
qua việc tổ chức các buổi tư vấn hỗ trợ việc làm cho thanh niên trên địa
bàn vùng, góp phần định hướng nghề nghiệp cho một bộ phận không nhỏ
thanh niên.
2.2.2.


Mặt tiêu cực

Dù đã có những cải thiện tích cực, song, vấn đề TNTN vẫn đang là
một mối quan ngại đối với thị trường lao động của ĐBSH. Tỷ lệ TNTN
qua các thời gian gần đây tuy đã giảm nhưng vẫn còn khá cao, mức độ
giảm cũng chưa đáng kể. Vấn đề về giải quyết việc làm cho thanh niên
hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn bởi những vướng mắc về các thủ
tục, chính sách hỗ trợ tìm kiếm và tạo việc làm. Chất lượng LĐTN cũng
chưa được cải thiện, đặc biệt là các sinh viên mới tốt nghiệp. Đây là
những trở ngại lớn đối với thanh niên của khu vực ĐBSH trong vấn đề
giải quyết TNTN
2.3.

Nguyên nhân


Một trong các nguyên nhân chính dẫn đến TNTN hiện nay là do việc
tổ chức hệ thống giáo dục chưa hiệu quả. Trên thực tế, phân luồng học
sinh ở khu vực chưa rõ ràng. Hàng năm học sinh đổ xô vào các trường
Đại học, Cao đẳng, bỏ qua các trường nghề. Chương trình đào tạo lại
không gắn liền với thực tế công việc dẫn đến thực trạng sinh viên tốt
nghiệp không đáp ứng đủ kiến thức, kĩ năng cần thiết để làm việc, đồng
thời tăng tỉ lệ cạnh tranh giữa lao động trình độ cao đẳng, đại học. bên
cạnh đó, số lao động trưởng thành đông đảo và có nhiều kinh nghiệm
hơn cũng là nhóm nhân tố cạnh tranh khác với lđtn
Nguyên nhân thứ hai có thể kể đến là chính sách tạo việc làm và hoạt
động giới thiệu việc làm còn trì trệ. Do hành lang pháp lý ở khu vực
chưa tạo nhiều điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, các doanh
nghiệp vừa và nhỏ phát triển, do đó số lượng việc làm được tạo ra chưa
đủ để đáp ứng nhu cầu việc làm của thanh niên. Cùng với đó là hoạt

động kém hiệu quả của các trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm. Số
phiên giới thiệu việc làm được mở trong tuần còn khá ít, chất lượng của
hoạt động môi giới và giới thiệu việc làm chưa cao do đó không thu hút
được lao động đến các trung tâm này


PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
3.1.Thực hiện phân luồng học sinh, nâng cao chất lượng đào tạo nghề

đáp ứng nhu cầu thị trường
Hiện nay vấn đề phân luồng đào tạo cho thanh niên trong khu vực
ĐBSH vẫn còn khá mơ hồ. Để có thể thực hiện tốt vấn đề này, nhà
trường và gia đình cần phải hợp tác cùng thực hiện. Đối với nhà trường,
cần tổ chức phân loại học sinh. Ngoài ra nhà trường cũng nên mở các
buổi giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ngay trong thời gian học
trung học cơ sở nhằm tư vấn cũng như góp phần định hướng cho học
sinh về hình thức học tập sau này. Gia đình cũng cần có sự phối hợp với
nhà trường, phải nhìn nhận đúng đắn khả năng và nguyện vọng của các
em cũng như thay đổi tư tưởng và nhận thức về vai trò của trường đào
tạo nghề. Từ đó khuyến khích, động viên con em theo con đường phù
hợp với bản thân.
“Vai trò của việc giáo dục đào tạo cũng như công tác chuyển dịch
lao động từ nhà trường tới môi trường việc làm là rất quan trọng.” (Bộ
Lao động Thương binh và Xã hội, 2015). Do đó, Sở giáo dục và đào tạo
tại các địa phương cần phải triển khai rà soát, kiểm tra chất lượng đào
tạo tại các cơ sở trường nghề, đại học, cao đẳng,.. về giáo trình, cơ sở
vật chất đào tạo, trình độ đội ngũ giảng viên,… Các trường cũng cần
phải chủ động trong việc năm bắt nhu cầu thị trường để có kế hoạch đào
tạo phù hợp, cần tránh tình trạng đào tạo tràn lan. Bên cạnh đó, nhà



trường có thể liên kết với các doanh nghiệp nhằm nắm bắt nhu cầu đào
tạo, vừa giúp đảm bảo học viên tốt nghiệp có được đầu ra ổn định.
3.2.Tăng cường hiệu quả hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm

Hiện nay, trên địa bàn các tỉnh thuộc ĐBSH đều có các trung tâm
dịch vụ việc làm, tuy nhiên hiệu quả hoạt động còn yếu kém. Cần phải
nâng cao hơn nữa khả năng, kỹ năng tư vấn và phỏng vấn của các nhân
viên để cả phía doanh nghiệp và người lao động cảm thấy hài lòng,
tránh lãng phí thời gian. Các trung tâm địa phương cũng phải chủ động
trong hoạt động phân tích thị trường, tìm hiểu nhu cầu lao động của các
công ty trên địa bàn. Ngoài ra, các trung tâm cũng cần chú trọng hơn
đến việc thu hút người lao động và doanh nghiệp đến tìm việc thông
qua các hoạt động truyền thông, quảng cáo để không chỉ lao động phổ
thông mà cả lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cũng có thể đến
các trung tâm tìm việc làm.
3.3.Tạo môi trường, thể chế thuận lợi để khuyến khích thanh niên khởi

nghiệp
Với thế mạnh là tuổi trẻ, sự năng động và sức sáng tạo, lực lượng
thanh niên hoàn toàn có thể tự mình lập nghiệp, làm chủ kinh tế. Nhằm
khuyến khích thanh niên khởi nghiệp, cần “xây dựng cơ chế, chính sách
cho vay vốn ưu đãi đối với người tốt nghiệp trình độ ĐH, CĐ có nhu
cầu vay vốn khởi nghiệp nhằm tạo cơ hội và khuyến khích SV chủ động
tự tạo việc làm cho bản thân và những người lao động khác qua các dự
án, ý tưởng sản xuất, kinh doanh, giúp người mới tốt nghiệp tiếp cận,
thụ hưởng nguồn vốn cho vay ưu đãi để tạo việc làm.”(Hồng Hạnh,


2015). Một số biện pháp khác có thể kể đến như việc thành lập các quỹ

khởi nghiệp tại địa phương nhằm khuyến khích các ý tưởng mới hay
thành lập các câu lạc bộ khởi nghiệp tại địa phương, xây dựng các buổi
tọa đàm giúp thanh niên có thể học hỏi, tích lũy kiến thức, sẵn sàng
khởi nghiệp.


KẾT LUẬN
Có thể nói, thất nghiệp thanh niên đang là tình trạng đáng báo động,
không chỉ ở ĐBSH mà còn và vấn đề chung của cả nước. Để phát huy
tối đa nguồn lực từ thanh niên, chúng ta cần phải thực hiện triệt để các
giải pháp nhằm cải thiện tình trạng này. Hy vọng rằng, qua bài viết này,
em có thể góp một phần nhỏ vào việc cải thiện vấn đề TNTN ở ĐBSH
nói riêng và Việt Nam nói chung, giúp cho thanh niên trở thành lực
lượng lao động vững mạnh của thị trường lao động.
Một lần nữa, em xin cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Minh Hòa đã giúp
em hoàn thành bài tiểu luận này. Bài viết của em còn nhiều thiếu sót,
kính mong cô bỏ qua. Em xin chân thành cảm ơn.


Phụ lục
Phụ lục số 1: Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong nhóm
tuổi 15-24 phân theo vùng

Phụ lục số 2

Nguồn: Tổng cục thống kê(2016), Báo cáo điều tra lao động việc
làm quý II năm 2016
Phụ lục số 3



Nguồn: tổng cục thống kê (2016), báo cáo điều tra lao động việc làm
quý II năm 2016


Danh mục tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng Việt
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2016), Bản tin cập nhật thị
trường lao động Việt Nam - số 8, quý 4/2015
Hồng Hạnh(20115), 15 giải pháp khắc phục tình trạng sinh viên ra
trường thất nghiệp. Được lấy về từ />Nghị định số 61/2015/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định về chính sách
hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, ban hành ngày
09/07/2015
PGS. TS. Nguyễn Tiệp(2011), GIáo trình Thị trường lao động, Nxb Lao
động – xã hội, Hà Nội
Tổng cục thống kê(2015), Báo cáo điều tra lao động việc làm quý I năm
2015
Tổng cục thống kê(2016), Báo cáo điều tra lao động việc làm quý II
năm 2015
Tổng cục thống kê(2016), Báo cáo điều tra lao động việc làm quý II
năm 2016
Tài liệu nước ngoài:
ILO Bureau of Statistics (2007), Measurement of employment,
unemployment and underemployment - current international standards
and issues in their application



×