Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Cổng thông tin của các thư viện trường đại học trên địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.72 KB, 34 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THU

CỔNG THÔNG TIN CỦA CÁC THƢ VIỆN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thư viện
Mã số: 60 32 20

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN

Hà Nội, 2015
1


Công trình được hoàn thành tại Khoa Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội.
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Phan Tân.
Phản biện 1:

TS. Nguyêm Xuân Huy

Phản biện 2:

TSKH Nguyễn Thị Đông

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại Khoa Thông


tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia
Hà Nội lúc 10h00 ngày 20 tháng 10 năm 2015.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Phòng tư liệu Khoa Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, ĐHQG Hà Nội.

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại đã làm thay
đổi căn bản về chất hoạt động thông tin – thư viện: Chuyển từ quản lý tài liệu sang quản lý
thông tin và tri thức, tăng cường vai trò chủ động trong phổ biển và truyền bá tri thức. Thành
quả tất yếu của cách mạng thông tin số là xu hướng phát triển những chuẩn mực cho ứng dụng
các kiến trúc đa tầng, đa chức năng trong môi trường mạng, cho phép tích hợp, khai thác và
chia sẻ thông tin số trên phạm vi toàn cầu. Cổng thông tin điện tử chính là ứng dụng đươc áp
dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có thư viện.
Cổng thông tin điện tử cho phép liên kết, tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và
ứng dụng trong môi trường Internet, nhằm cung cấp điểm truy cập duy nhất cho người dùng
khai thác, sử dụng và cá nhân hóa việc hiển thị thông tin. Với lợi ích to lớn của cổng thông tin
điện tử trong quản lý, truyền bá và phân phối tri thức, việc triển khai cổng thông tin điện tử
của các thư viện trường đại học nói chung và thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội nói
riêng là vấn đề có ý nghĩa hết sức thiết thực, đặc biệt trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn
diện giáo dục Việt Nam hiện nay. Theo đó thư viện đại học trở thành trái tim, là giảng đường
thứ hai và là cộng sự đắc lực của giáo dục đào tạo trong quá trình tạo lập và chuyển giao tri
thức giữa các thế hệ, phục vụ cho đắc lực cho quá trình hiện đại hóa sự nghiệp giáo dục đào
tạo.

Để có cơ sở khoa học nhằm đề xuất các giải pháp khả thi, tôi quyết định lựa chọn đề tài
“Cổng thông tin của các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ ngành Thông tin – Thư viện của mình. Trên góc độ này, có thể nói, Đề tài luận
văn mang tính cấp thiết và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, phù hợp với mã ngành đào tạo về
khoa học Thông tin – Thư viện.
2. Tình hình nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu trên thế giới, cổng thông tin của các thư viện trường đại học được
đề cập rất nhiều trong các kỷ yếu hội nghị, hội thảo, tài liệu dạng sách và tạp chí về lý luận cổng
thông tin thư viện, phương pháp tạo lập cổng thông tin thư viện, cổng thông tin của một số thư

3


viện trên thế giới, trong đó có các trường đại học riêng lẻ hoặc 1 hệ thống thư viện trường đại
học của các nước trên thế giới.
Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam, cổng thông tin thư viện đã được một số chuyên gia và tổ
chức nghiên cứu thể hiện trên các sách tham khảo, tạp chí chuyên ngành, hội nghị, hội thảo và
những đề tài luận văn, luận án. Tuy nhiên số lượng công trình nghiên cứu còn ít về số lượng và
sơ sài về nội dung.
Về tiêu chí đánh giá cổng thông tin, một số tài liệu đưa ra phương pháp đánh giá riêng biệt
đối với cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước, mà chưa đề cập đến tiêu chí đánh giá
cổng thông tin của các thư viện.
Về đánh giá website thư viện, có hai công trình tiêu biếu đưa ra những tiêu chí đánh giá
website cơ bản và những phương pháp đánh giá hữu ích, trong đó có đưa ra những ưu điểm và
nhược điểm của từng phương pháp đánh giá cổng thông tin, đề cập phương pháp đánh giá trang
thông tin điện tử trên mạng Internet nói chung như đánh giá về giao diện, nội dung, vấn đề kỹ
thuật và công nghệ của trang thông tin điện tử.
Về thực trạng cổng thông tin của các thư viện, chỉ có một số ít tài liệu và bài viết nghiên
cứu cổng thông tin của thư viện trường đại học. Ngoài ra, có nhiều tài liệu đề cập đến website
thư viện, thực trạng nội dung trên website thư viện.

Tóm lại, những tài liệu và bài viết mới chỉ đưa ra đánh giá chung về cổng thông tin thư viện
nói chung, nhưng chưa đánh giá cổng thông tin giới hạn tại các thư viện trường đại học trên địa
bàn Hà Nội. Như vậy đề tài nghiên cứu “Cổng thông tin của các thư viện trường đại học trên địa
bàn Hà Nội” là hoàn toàn mới chưa có một đề tài nghiên cứu nào được triển khai trước đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về cổng thông tin thư viện và khảo sát thực trạng cổng thông
tin của các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Đề tài đánh giá hiệu quả của các cổng
thông tin của các thư viện trường trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Từ kết quả đó tác giả đưa
ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của cổng thông tin các thư viện trường đại học trên
địa bàn Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu lý luận về cổng thông tin, và cổng thông tin thư viện các trường đại học trên địa
bàn Hà Nội

4


- Khảo sát thực trạng cổng thông tin thư viện các trường đại học trên địa bàn Hà Nội
- Nhận xét, đánh giá hiệu quả cổng thông tin thư viện các trường đại học trên địa bàn Hà Nội
- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cổng thông tin thư viện các
trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
4. Giả thiết nghiên cứu
Nếu cổng thông tin của các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội được cải thiện và
phát triển thì sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu tin ngày càng đa dạng và phong phú của người dùng
tin và khẳng định vị trí, vai trò của thư viện trường đại học nói riêng và thư viện trên cả nước
nói chung.
5. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cổng thông tin của các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội.

6. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu không gian tại các thư viện trường
đại học đã xây dựng cổng thông tin trên địa bàn Hà Nội sau đây:
+ Cổng thông tin của trung tâm thông tin thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội
+ Cổng thông tin của thư viện Tạ Quang Bửu – Đại học Bách Khoa Hà Nội
+ Cổng thông tin của thư viện Đại học Ngoại Thương Hà Nội
Tiêu chí lựa chọn cổng thông tin dựa trên quy mô và ngành đào tạo của trường đại học,
03 trường đại học trên là 03 trường đại học có quy mô lớn trên địa bàn Hà Nội và đồng thời
là những đơn vị tiêu biểu đại diện cho những chuyên ngành đào tạo khác nhau:
+ Đại học Bách Khoa đại diện đơn vị đào tạo chuyên ngành khối Kỹ thuật
+ Đại học Ngoại thương đại diện đơn vị đào tạo chuyên ngành khối Kinh tế
+ Đại học Quốc gia Hà Nội đại diện đơn vị đào tạo tổng hợp các chuyên ngành Khoa học tự
nhiên – y dược, Khoa học Kỹ thuật – Công nghệ, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa học
liên ngành
- Phạm vi thời gian: từ năm 2000 đến nay - năm tác giả tiến hành điều tra, khảo sát thực
tế và phát bảng hỏi
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
- Phương pháp quan sát và điều tra thực tế

5


- Phương pháp phỏng vấn, trao đổi
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
8. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
8.1. Về mặt khoa học:
Luận văn góp phần hoàn thiện lí luận về cổng thông tin của thư viện nói chung và thư

viện trường đại học nói riêng.
8.2. Về mặt ứng dụng:
Kết quả khảo sát thực trạng và các giải pháp phát triển cổng thông tin thư viện các trường
đại học sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn để phát triển cổng thông tin thư viện các trường đại
học trên địa bàn Hà Nội. Đồng thời, luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho những thư viện
trường đại học nhằm xây dựng, hoàn thiện và phát triển cổng thông tin thư viện.
9. Kết quả nghiên cứu
Công trình nghiên cứu của tác giả được trình bày từ 100 đến 150 trang chính văn trên
khổ giấy A4.
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung luận văn có
bố cục gồm 3 chương:
 Chương 1. Cơ sở lý luận về công nghệ web và cổng thông tin của các thư viện trường đại
học trên địa bàn Hà Nội
 Chương 2. Thực trạng cổng thông tin của các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà
Nội
 Chương 3. Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của cổng thông tin của
các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội

6


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔNG THÔNG TIN CỦA CÁC THƢ VIỆN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
1.1. Cơ sở lý luận về công nghệ web và cổng thông tin thƣ viện
1.1.1. Cơ sở lý luận về công nghệ web
1.1.1.1. Khái niệm công nghệ web
Theo PGS.TS. Đoàn Phan Tân khái niệm công nghệ Web được đề cập trong cuốn “Tin học
Tư liệu” thì “Web là dịch vụ tìm kiếm thông tin hàng đầu trên Internet. nó cho phép người dùng
sử dụng tiếp cận một mảng tài liệu rộng lớn chúng kết nối với nhau bằng các điểm kết nối siêu
văn bản (Hypertext links points”) [8, tr.7-8].

1.1.1.2. Khái quát lịch sử ra đời của công nghệ web
Theo tài liệu “Ứng dụng công nghệ Web phát triển dịch vụ thông tin”: “Công nghệ web
phát triển không ngừng và có những đột phá theo nhiều hướng. Đầu tiên là thế hệ Web 1.0
(1990 - 2000) kết nối người dùng với nội dung thông tin, hướng thông tin một chiều. Tiếp đến,
thế hệ Web 2.0 (2000 - 2010) kết nối với người để chia sẻ, tạo ra thông tin, hướng con người
tương tác thông tin hai chiều tập, hợp dữ liệu trí tuệ cộng đồng. Thế hệ Web 3.0 (2010-2020)
kết nối tri thức bằng Web ngữ nghĩa, thúc đẩy cộng đồng tạo ra nội dung thông tin, tính siêu
liên kết của mạng thông tin ngày càng chặt chẽ và sẽ làm tăng tính hấp dẫn của thế giới
internet” [38].
1.1.1.3.

Ý nghĩa, vai trò của công nghệ web

World Wide Web ra đời đã tạo ra những thay đổi lớn theo hai cách khác nhau. Thứ nhất là
biến web trở thành một nơi mà con người dễ dàng cộng tác làm việc với nhau, thứ hai là biến
nội dung một trang web có thể được các loại máy tính dễ dàng nhận biết và tiếp nhận đề mang
thông tin tốt nhất đến cho người dùng
1.1.2.

Cơ sở lý luận về cổng thông tin

1.1.2.1.

Khái niệm về cổng thông tin

Cổng thông tin điện tử cho phép liên kết, tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và ứng
dụng trong môi trường Internet, nhằm cung cấp điểm truy cập duy nhất cho người dùng khai
thác, sử dụng và cá nhân hóa việc hiển thị thông tin.
1.1.2.2.


Phân loại cổng thông tin

+ Cổng thông tin công cộng

7


+ Cổng thông tin doanh nghiệp
+ Cổng giao dịch điện tử
1.1.2.3.

Các chức năng của cổng thông tin điện tử

+ Nhóm chức năng cung cấp dịch vụ tương tác trực tuyến, tiện ích
+ Nhóm chức năng của phần mềm cổng lõi
+ Nhóm chức năng cung cấp dịch vụ tương tác ứng dụng quản lý hành chính công
+ Khả năng cá nhân hoá
+ Tích hợp nhiều loại thông tin
+ Xuất bản thông tin
+ Hỗ trợ nhiều môi trường hiển thị thông tin
+ Khả năng đăng nhập một lần
+ Quản trị portal
+ Quản trị người dùng
1.1.2.
1.1.2.1.

Cơ sở lý luận về cổng thông tin thư viện
Khái niệm cổng thông tin thư viện

“Một cổng thông tin thư viện là một giao diện để truy cập những tài nguyên và các dịch vụ

thư viện thông qua một truy cập duy nhất và điểm quản lý cho những người sử dụng, kết hợp
các chức năng lưu thông và danh mục của một hệ thống thư viện tích hợp (ILS) với những
công cụ bổ sung và những phương tiện”.
1.1.2.2.

Những tiêu chí đánh giá cổng thông tin của các cơ quan thông tin thư viện

+ Các tiêu chí về giao diện cổng thông tin
+ Các tiêu chí về nội dung thông tin trên cổng thông tin
+ Các tiêu chí về kỹ thuật và công nghệ cổng thông tin
1.2. Thƣ viện các trƣờng đại học trên địa bàn Hà Nội trƣớc yêu cầu xây dựng cổng thông
tin
1.2.1. Khái quát về các thư viện trường đại học trên địa bàn Hà Nội
1.2.1.1. Khái quát về Trung tâm TT- TV Đại học Quốc Gia Hà Nội

8


1.2.1.2.

Khái quát về thư viện Tạ Quang Bửu - Đại học Bách Khoa Hà Nội

1.2.1.3.

Khái quát về thư viện Đại học Ngoại Thương

1.2.2. Quá trình tin học hóa và yêu cầu xây dựng cổng thông tin
- Quá trình tin học hóa thư viện: Các thư viện triển khai ứng dụng các phần mềm thư viện vào
hoạt động quản lý và nghiệp vụ
- Phân tích Nhu cầu tin của những nhóm người dùng tin của các thư viện trường đại học bao

gồm những nhóm NDT sau: Cán bộ quản lý, lãnh đạo; Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, chuyên
viên; Nghiên cứu sinh, học viên cao học; Sinh viên.
1.3. Vai trò của cổng thông tin đối với các thƣ viện trƣờng đại học trên địa bàn Hà Nội
- CTT giúp các thư viện quản trị nguồn tài nguyên
- CTT giúp các thư viện thực hiện nhiệm vụ quản trị người dùng hiệu quả
- CTT hỗ trợ NDT tra cứu và tìm kiếm tài liệu, thông tin một cách nhanh chóng
- CTT cung cấp các dịch vụ thư viện và hướng dẫn NDT sử dụng các sản phẩm và dịch vụ
thư viện hiệu quả
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CỔNG THÔNG TIN CỦA CÁC THƢ VIỆN TRƢỜNG
ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
2.1. Thực trạng cổng thông tin của Trung tâm TT-TV Đại học Quốc gia Hà Nội
2.1.1. Quá trình xây dựng cổng thông tin của Trung tâm TT-TV Đại học Quốc gia Hà Nội
2.1.1.1. Quá trình tin học hóa và yêu cầu xây dựng cổng thông tin của Trung tâm TT-TV Đại
học Quốc gia Hà Nội
Trước khi xây dựng CTT, Trung tâm Thông tin - Thư viện, ĐHQGHN đã trải qua 03 giao đoạn
xây dựng và phát triển sau:
Giai đoạn đầu - Xác định mục tiêu, phương hướng, chiến lược phát triển; ổn định cơ cấu tổ
chức; xây dựng cơ sở vật chất, từng bước chuyển đổi chuẩn nghiệp vụ và mở rộng các phòng
phục vụ (từ khi thành lập năm 1997 đến năm 2002).

9


Giai đoạn 2 - Tăng cường củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị; phát triển nguồn lực thông tin;
đổi mới, cải tiến, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ thông tin- thư viện (từ năm 2003
đến năm 2008).
Giai đoạn 3 - Tập trung phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, tăng cường nguồn lực thông tin
điện tử, từng bước hoàn thiện thư viện điện tử (từ năm 2009 đến nay).
2.1.1.2. Kết quả xây dựng cổng thông tin Trung tâm TT-TV Đại học Quốc gia Hà Nội
Giao diện cổng thông tin

Tháng 10 năm 2013 CTT của TT TT-TV ĐHQGHN với tên miền cấp 4 đã được đưa
vào phục vụ NDT />CTT sử dụng font chữ Time New Roman, cỡ chữ 13, hiện tại CTT chỉ có một ngôn ngữ,
sử dụng phần lớn là tiếng việt, chỉ có những thông tin quan trọng mới được chuyển sang tiếng
anh, CTT có những hình ảnh và biểu đồ với kích thước phù hợp với bố cục CTT và ý đồ thiết
kế nhằm hướng người dùng tới những thông tin họ cần.
Cổng thông tin chưa có sitemap, điều này hạn chế NDT trong việc nắm bắt nội dung
tổng quan của CTT.
Với câu hỏi “Anh/Chị đánh giá về giao diện cổng thông tin thư viện như thế nào? chúng
tôi nhận được phản hồi là 19% NDT cho rằng CTT của trung tâm rất thân thiện và dễ sử dụng,
39% NDT cho rằng CTT của trung tâm thân thiện và dễ sử dụng, 22% NDT cho rằng CTT của
trung tâm tương đối thân thiện và dễ sử dụng, tuy nhiên vẫn còn 17% NDT cho rằng CTT của
trung tâm không thân thiện và khó sử dụng.
Nội dung cổng thông tin
Hệ thống CSDL của trung tâm gồm:
CSDL nội sinh
+ CSDL thư mục:
Tổng CSDL thư mục khoảng 39.140 biểu ghi bao gồm các tài liệu nội sinh của ĐHQGHN
+ CSDL toàn văn:
- CSDL số toàn văn của trung tâm bao gồm hơn 3.000 giáo trình và sách tham khảo của NXB
ĐHQGHN, trên 12.000 luận án, luận văn, trên 1.000 đề tài cấp nhà nước và cấp ĐHQGHN,
trên 500.000 trang thư tịch cổ Hán Nôm, Tài liệu chuyên sâu về Việt Nam học, 7 Chuyên san
của Tạp chí ĐHQGHN.
CSDL ngoại nhập

10


Trung tâm cung cấp thông tin truy cập CSDL toàn văn ngoại nhập tới 41.091 tên tạp chí
và 14.200 sách điện tử bao gồm CSDL tạp chí điện tử, CSDL bài giảng điện tử.
Theo kết quả điều tra, trên 70% NDT cho rằng những thông tin về sự kiện, tin tức diễn

ra trong và ngoài thư viện; thông tin, hình ảnh về thư viện là không cần thiết lắm và không cần
thiết.
Về mức độ đầy đủ thông tin của trung tâm, phần lớn NDT đánh giá nội dung thông tin
trên CTT đầy đủ. Hiện nay, một số mục thông tin hiển thị trên CTT của trung tâm chưa được
cập nhật nội dung.
Về tính chính xác của nội dung thông tin đăng tải, trích dẫn thông tin trên CTT, đơn vị
tuân thủ nghiêm ngặt luật bản quyền về việc trích dẫn nguồn tham khảo
Về tính cập nhật, theo kết quả điều tra 85% NDT của trung tâm đánh giá CTT có nội
dung cập nhật. Khi phỏng vấn về thời gian cập nhật tin bài về hoạt động của thư viện, cán bộ
phụ trách CTT của trung tâm cho biết tại đây chưa có quy định về thời gian đăng tin, bài trên
CTT mà phụ thuộc vào hoạt động của thư viện. Tin bài có thể được đăng sau vài tiếng sau khi
hoạt động diễn ra. Mức độ cập nhật nội dung thông tin trên CTT còn thể hiện ở khía cạnh thời
gian trả lời những yêu cầu, hỗ trợ NDT.
Kỹ thuật và công nghệ của cổng thông tin
Trung tâm cung cấp chức năng tìm kiếm đơn CSDL, chưa cung cấp chức năng tìm kiếm
đa CSDL. Vì vậy, CTT cung cấp cho NDT giao diện tìm kiếm trên giao diện CTT và trên từng
CSDL của trung tâm. Với từng giao diện tìm kiếm đưa ra cho NDT nhiều tiêu chí tìm kiếm
khác nhau như tác giả, từ khóa, chủ đề,... hoặc kết hợp tác tiêu chí tìm kiếm theo toán tử
Boolean, nhiều CSDL hoặc bộ sưu tập giúp NDT tra cứu theo vần chữ cái tên chủ đề, tên tài
liệu hoặc tác giả,... Trung tâm thiết kế bộ máy tìm kiếm được đánh giá là nhanh chóng, chính
xác và ưu tiên sắp xếp kết quả gần đúng nhất lên trên.
CTT được xây dựng dựa trên mã nguồn mở MSSQL, PHP, NILUX, tương thích công
nghệ: RSS, Linux, Bảo mật, Kiểm soát…
Về khả năng tương thích với nhiều trình duyệt và thiết bị, CTT có khả năng tương thích
với những trình duyệt
Tại trung tâm, những biện pháp back up dữ liệu đã và đang được triển khai đó là: Sao
lưu tự động an toàn, lưu thông tin, tài nguyên trên địa chỉ khác phòng hỏa hoạn, thiên tai,…,

11



trung tâm sử dụng hệ thống tưởng lửa hai cấp để chống virut xâm nhập và phá hủy hệ thống dữ
liệu trên CTT.
Tính đến thời điểm hiện tại – tháng 5/2015, CTT đã có 186034 lượt NDT truy cập. Về
hiệu năng hoạt động, CTT có khả năng truy cập đồng thời cho 500 NDT/ ngày, tuy nhiên, đây
vẫn là một con số kiếm tốn đối với một đơn vị có số lượng NDT lớn như trung tâm TT-TV
ĐHQGHN.
Một hạn chế nữa là công cụ tìm kiếm thiếu tính mềm dẻo. Việc mở rộng, thu hẹp kết
quả tìm kiếm là khá khó khăn. Công cụ tìm kiếm chưa cho phép bạn đọc tìm kiếm chính xác
hơn hay lọc bớt các tài liệu trên cơ sở kết quả tìm kiếm trước đó.
2.1.2. Khai thác cổng thông tin của Trung tâm TT-TV Đại học Quốc gia Hà Nội
2.1.2.1. Hướng dẫn sử dụng thư viện trực tuyến
Nội dung của hoạt động hướng dẫn sử dụng thư viện trực tuyến được thể hiện dưới
nhiều khía cạnh: Hướng dẫn chung, Hướng dẫn truy cập tài liệu điện tử, Hướng dẫn sử dụng
công cụ trích dẫn
2.1.2.2. Tra cứu/ tìm kiếm thông tin, tài liệu
Thứ nhất, về công cụ tìm kiếm, trung tâm cung cấp chức năng tìm kiếm đơn CSDL,
chưa cung cấp chức năng tìm kiếm đa CSDL. Vì vậy, CTT cung cấp cho NDT giao diện tìm
kiếm trên giao diện CTT và trên từng CSDL của trung tâm.
Mục lục truy cập công cộng trực tuyến OPACs là CSDL có lượng truy cập lớn nhất tại
trung tâm, NDT sử dụng CSDL này nhằm tìm kiếm những thông tin về vị trí lưu trữ của tài liệu
và tình trạng của tài liệu.
Một

CSDL

nội

sinh


rất

hữu

ích

được

đăng

tải

tại

đường

link

Tại đây NDT có thể lựa chọn 2 hình thức tra cứu tài liệu toàn
văn, đó là duyệt tìm và tìm kiếm đơn giản.
Tra cứu học tập – nghiên cứu theo chủ đề, đây là hình thức rất mới dựa trên mục đích
của NDT khi sử dụng CTT là phục vụ học tập, nghiên cứu theo chuyên ngành chuyên sâu.
Trung tâm đã xây dựng CSDL môn học cho 60 ngành học và trên 2000 môn học trên cơ sở
Khung chương trình đào tạo của ĐHQGHN. Sử dụng CSDL này, cán bộ và sinh viên có thể có
được những gợi ý về các giáo trình và tham khảo hiện đang được giảng dạy học đang có hoặc
được sưu tầm từ website thư viện các trường đại học nghiên cứu nhóm đầu thế giới và các
nguồn truy cập mở trên Internet.

12



Thông tin ở đây không thể đầy đủ, toàn diện, cập nhật và đáp ứng yêu cầu của tất cả các
đối tượng mà là những thông tin chọn lọc cần thiết nhất phục vụ cho học tập, nghiên cứu của
chủ đề này, giúp người học, nhà nghiên cứu định vị thông tin.
2.1.2.3. Truy cập cơ sở dữ liệu trực tuyến
Với những CSDL hữu ích được đặt mua, NDT chỉ được phép đăng nhập vào hệ thống nếu
sử dụng email của ĐHQGHN, Để truy cập CSDL này, NDT cần phải tạo tài khoản đăng nhập
vào CSDL điện tử.
Với từng CSDL, các thức đăng nhập và tìm kiếm tài liệu rất đơn giản và dễ hiểu.
2.1.2.4. Tham khảo thông tin trực tuyến
Trao đổi trực tuyến thông qua hình thức Chat trực tuyến, Thư điện tử email hỗ trợ dịch vụ
cung cấp thông tin theo yêu cầu, đề nghị mua tài liệu,…Trung tâm đưa nhiều hình thức hỗ trợ
NDT khác nhau như: Hiển thị Số điện thoại, email liên lạc của Trung tâm; Giao diện để lại tin
nhắn luôn luôn hiển thị trên trang chủ và tất cả mọi giao diện tìm kiếm của CTT nhằm tạo điều
kiện thuận tiện cho NDT có thể tìm và đặt câu hỏi vào bất kỳ thời gian nào.
Ngoài ra còn có mục “Liên hệ - Góp ý”, Facebook của trung tâm trong menu “Liên hệ”. Đặc
biệt, từ tháng 3 năm 2014, trung tâm triển khai “Dịch vụ thông tin trực tuyến” qua điện thoại,
email và chat. Dịch vụ sẽ giải đáp trực tiếp các câu hỏi, thắc mắc, cũng như hỗ trợ bạn đọc khai
thác nguồn thông tin thư viện hiệu quả nhất. nhằm đáp ứng nhu cầu hỏi đáp của NDT một cách
nhanh chóng và thuận tiện hơn. Dịch vụ này được đặt trong tab “Liên hệ” trên thanh menu
CTT với tên gọi “Hỗ trợ trực truyến”.
Hình thức hỗ trợ riêng biệt “Trợ giúp từ cán bộ thư viện”. Theo đó, tại mỗi phòng phục vụ
bạn đọc của trung tâm sẽ có cán bộ thư viện phụ trách việc trả lời những thắc mắc của NDT,
đặc biệt đây là những cán bộ thư viện có trình độ và đang giữ chức vụ quản lý tại từng đơn vị
khác nhau.
Đây là vị trí mà NDT không dễ dàng để nhận biết và gửi câu hỏi thắc mắc cho cán bộ thư
viện. Do vậy, để phát huy tối đa hiệu quả mà công cụ này mang lại, một số NDT được phỏng
vấn mong muốn trung tâm đưa thông tin về dịch vụ này hiển thị trên tất cả các giao diện của
CTT.
Tuy nhiên, CTT của trung tâm không có hình thức Thảo luận diễn đàn thông qua Forum

điều này làm hạn chế mức độ tương tác của NDT với CTT của trung tâm.

13


Với những hình thức hỗ trợ NDT như đã đề cập ở trên, 88% NDT đánh giá trung tâm đáp
ứng những yêu cầu hỗ trợ, giải đáp thắc mắc từ thư viện trên CTT đủ yêu cầu và đúng về thời
gian, 9% NDT đánh giá trung tâm đáp ứng đúng yêu cầu nhưng trễ về thời gian và chỉ có 3%
NDT đánh giá trung tâm không đáp ứng đúng yêu cầu và thời gian. Khi được phỏng vấn về nội
dung này, cán bộ phụ trách nội dung CTT cho rằng, với những câu hỏi, vấn đề mà NDT gửi
đến trung tâm thông qua CTT, tùy thuộc vào tính chất câu hỏi, nếu câu hỏi cơ bản thì NDT sẽ
nhanh chóng nhận được câu trả lời từ cán bộ hỗ trợ, nhưng với những câu hỏi phức tạp thì sẽ
được chuyển đến cá nhân hoặc phòng ban chức năng có trách nhiệm giải đáp.
2.2. Thực trạng cổng thông tin của Thƣ viện Tạ Quang Bửu – Đại học Bách Khoa Hà Nội
2.2.1. Quá trình xây dựng cổng thông tin của Thư viện Tạ Quang Bửu
2.2.1.1. Quá trình tin học hóa và yêu cầu xây dựng cổng thông tin của Thư viện Tạ Quang Bửu
- Năm 1995, Thư viện bắt đầu ứng dụng tin học trong hoạt động thư viện với việc cài đặt phần
mềm CDS/ISIS và một số máy tính cá nhân.
- Năm 2003, Trường ĐHBKHN quyết định xác nhập 2 đơn vị Trung tâm Mạng và Thư viện
thành 1 đơn vị là Thư viện Tạ Quang Bửu.
- Năm 2006, khi Thư viện chuyển sang mô hình mới – mô hình Thư viện điện tử, Toà nhà Thư
viện điện tử gồm 10 tầng với tổng diện tích mặt sàn là 36.860m 2. HP cung cấp phục vụ cho tra
cứu OPAC, phần mềm tích hợp VTLS (Visionary Technology in Library Solutions ).
- Thư viện đưa vào ứng dụng phần mềm DSpace
- Thư viện xây dựng thành công Hệ thống tra cứu trực tuyến theo 4 yếu tố (DDC – LCC –
LCSH - Đề mục chủ đề) ( và Hệ thống tạo chỉ số Cutter
tự động.
- Trong công tác tra cứu thông tin, nắm được xu thế chia sẻ thông tin trên phạm vi toàn cầu
thông qua công nghệ mới, năm 2004, Thư viện đã xây dựng CTT .
- Năm 2007 thư viện triển khai dự án cổng thông tin thư viện Tạ Quang Bửu do các kỹ sư công

nghệ thông tin của thư viện thiết kế. Năm 2010 thư viện đã xây dựng xong trang Web tiếng
Anh và tiếng việt với các thông tin cần thiết.
2.2.1.2. Kết quả xây dựng cổng thông tin Thư viện Tạ Quang Bửu
Giao diện Cổng thông tin
-

Năm 2010, CTT thư viện Tạ Quang Bửu được đưa vào sử dụng với tên miền 4 cấp
Đây là công thông tin cung cấp toàn bộ các thông tin về Thư
viện Tạ Quang Bửu như: Cơ cấu tổ chức, Quy định, các thông báo….. Trang web thư

14


viện số tại URL: dlib.hust.edu.vn. Đây là nơi cung cấp toàn bộ các tài liệu số của TV
TQBB
-

Modul Opac của phần mềm Virtua: Cung cấp toàn bộ dữ liệu thư mục của TVTQB,
cũng như thông tin về tài khoản bạn đọc.

-

Cổng thông tin sử dụng 2 ngôn ngữ để truy cập là tiếng việt và tiếng anh

-

Theo kết quả điều tra, 30% NDT cho rằng CTT của trung tâm rất thân thiện và dễ sử
dụng, 33% NDT cho rằng CTT của trung tâm thân thiện và dễ sử dụng, 29% NDT cho
rằng CTT của trung tâm tương đối thân thiện và dễ sử dụng, tuy nhiên vẫn còn 18%
NDT cho rằng CTT của trung tâm không thân thiện và khó sử dụng.

Nội dung của cổng thông tin
CSDL nội sinh bao gồm CSDL thư mục gồm hơn 300.000 biểu ghi là sách báo
tạp chí và và CSDL toàn văn dựa trên phần mềm Dspace bao gồm hơn 500 luận văn,
luận án, bài giảng điện tử, sách điện tử,…
CSDL ngoại nhập trên CTT bao gồm CSDL PROQUEST CENTRAL. Trong
đó Proquest là một Bộ CSDL trực tuyến với 11 CSDL bao gồm hầu hết các lĩnh vực.
Proquest cho phép truy cập tới hơn 13.000 tạp chí (với 8.000 tạp chí toàn văn) và 3000
báo cáo về lĩnh vực công nghiệp, 45.000 bài mô tả sơ lược về thương mại, 30.000 luận
văn, luận án toàn văn. Với các tạp chí, báo cáo, luận văn và luận án trên đã tạo nên một
bộ sưu tập tạp chí và các ấn phẩm định kỳ cơ bản hoàn chỉnh về tất cả các lĩnh vực với
các thông tin cần thiết.
Nhìn vào bảng đánh giá trên, có thể thấy NDT chủ yếu quan tâm đến những
nhóm thông tin sau đây: thông tin về sử dụng thư viện và hỗ trợ, tra cứu và hướng
dẫn tra cứu, thông báo tài liệu mới, giới thiệu các nguồn tài liệu có trong thư viện.
Ngược lại, phần lớn NDT cho rằng những thông tin về sự kiện, tin tức diễn ra trong
và ngoài thư viện; thông tin, hình ảnh về thư viện là không cần thiết lắm và không
cần thiết.
Phần lớn NDT đánh giá nội dung CTT của thư viện tương đối đầy đủ, chính
xác và cập nhật. Khi chúng tôi phỏng vấn cán bộ phụ trách nội dung CTT của trung
tâm thì được biết những thông tin được liên kết và tích hợp với 1 só CTT khác. CTT
thư viện Tạ Quang Bửu chưa tích hợp những thông tin của các đơn vị có cùng những

15


chuyên ngành đào tạo để làm phong phú nội dung cho CTT đồng thời tiết kiệm thời
gian và công sức cho cán bộ phụ trách nội dung cho CTT. Tuy nhiên, CTT không có
thông tin về đội ngũ cán bộ & Cơ sở vật chất và vốn tài liệu trong mục giới thiệu do
vậy NDT chưa có cái nhìn tổng quan về nguồn lực thông tin của thư viện để có định
hướng tìm tin rõ ràng phục vụ nhu cầu tin của bản thân.

Kỹ thuật và công nghệ của cổng thông tin
Cồng thông tin do Thư viện TQB tự xây dựng, tự duy trì bảo dưỡng không phải
mất phí. Máy chủ và đường truyền Internet nhà trường trả tiền mua, thư viện không
phải mua chỉ là đơn vị thụ hưởng.
Trung tâm cung cấp chức năng tìm kiếm đơn CSDL và đa CSDL. CTT cung cấp
cho NDT giao diện tìm kiếm trên giao diện CTT và trên từng CSDL của trung tâm. Với
từng giao diện tìm kiếm đưa ra cho NDT nhiều tiêu chí tìm kiếm khác nhau như tác giả,
từ khóa, chủ đề,... hoặc kết hợp tác tiêu chí tìm kiếm theo toán tử Boolean, nhiều CSDL
hoặc bộ sưu tập giúp NDT tra cứu theo vần chữ cái tên chủ đề, tên tài liệu hoặc tác
giả,...CTT được xây dựng dựa trên mã nguồn mở MSSQL, PHP, NILUX, tương thích
công nghệ: RSS, Linux, Bảo mật, Kiểm soát…
CTT có khả năng tương thích với những trình duyệt
Tính đến thời điểm tháng 5/2015, CTT đã có 2040017 lượt NDT truy cập,
Về tốc độ phản hồi của CTT, yếu tố này được NDT đánh giá thể hiện dưới biểu
đồ sau:
Tốc độ tìm kiếm của CTT thư viện Tạ Quang Bửu. 70% NDT đánh giá CTT có
tốc độ tìm kiếm nhanh, chỉ có 5% NDT đánh giá tốc độ tra cứu của CTT chậm và rất
chậm. Thực tế cho thấy trong quá trình sử dụng CTT không thể không tránh khỏi
những khó khăn, những lỗi kỹ thuật liên quan đến việc tra cứu, về nguồn tin thư viện,
việc sử dụng những CSDL của thư viện,…
2.2.2. Khai thác cổng thông tin của Thư viện Tạ Quang Bửu
2.2.2.1. Hướng dẫn sử dụng thư viện trực tuyến
Thứ nhất, mục “Hướng dẫn sử dụng thư viện” nằm trong mục „Trợ giúp” trên
Menu của CTT được NDT rất quan tâm

16


Liên quan đến những nội dung trên, CTT cung cấp những tài liệu hướng dẫn sử
dụng thư viện được thể hiện dưới nhiều hình thức phong phú.

2.2.2.2. Tra cứu/ tìm kiếm thông tin, tài liệu
NDT tìm kiếm thông tin trong CSDL của thư viện ĐH Bách khoa Hà nội bằng
cách sử dụng mục liên kết Tra cứu tại trang Web thư viện. Trong đó bao gồm:


OPAC: CSDL thư mục tổng hợp (Sách, từ điển, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ .v.v.)



Báo: Danh mục báo của Thư viện ĐH Bách khoa Hà nội.



Tạp chí: CSDL thư mục tạp chí Tiếng Việt và tiếng nước ngoài.



Luận án, Luận văn: CSDL thư mục Luận văn Thạc sĩ và Luận án Tiến sĩ của Trường
ĐHBK Hà nội.



Tài liệu hội nghị, hội thảo: Các tài liệu báo cáo hội nghị khoa học, hội thảo của Trường
ĐHBK Hà nội.



Tài liệu đa phương tiện: bao gồm các loại băng đĩa từ, băng Cassette...




Tài liệu điện tử: Các tạp chí kỹ thuật fulltext hiện có tại Thư viện ĐHBK Hà nội.



CSDL trực tuyến: Tra cứu online các CSDL thư mục và fulltext các tài liệu khoa học kỹ
thuật, khoa học xã hội, .v.v.

Trong OPAC có nhiều cách tìm kiếm khác nhau: Tìm nhanh, tìm lướt, tìm theo từ khóa,
chủ đề, tìm nâng cao,... Tùy theo mục đích tìm kiếm mà bạn đọc có thể chọn cách tìm kiếm phù
hợp.
CSDL điện tử trực tuyến, Cán bộ và sinh viên Trƣờng ĐHBK Hà Nội có thể sử dụng
và khai thác CSDL Proquest Central thông qua máy tính nối mạng Bknet của Trƣờng.
CSDL này cung cấp 2 hình thức tìm kiếm chính là tìm cơ bản và tìm nâng cao.
Với những hoạt động mà CTT cung cấp, tính đến thời điểm tháng 8 năm 2015 số lượt
truy cập CTT của thư viện Tạ Quang Bửu là 261260 lượt.
2.2.2.3. Tư vấn thông tin trực tuyến

17


Thư viện cung cấp những hình thức tư vấn hỗ trợ khác nhau như email, điện
thoại, tài liệu hướng dẫn,…
Với hình thức email, NDT có thể hỏi bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến việc sử
dụng sản phẩm, dịch vụ của thư viện.
Thông tin liên hệ với NDT là rất quan trọng, nếu NDT gặp những khó khăn
trong quá trình tra cứu, tìm kiếm thông tin sẽ liên hệ trực tiếp với cán bộ thư viện để
được giải đáp. Tại CTT của thư viện mục “Liên hệ” được đặt ở thanh ngang cuối cùng
trên CTT. CTT có cung cấp thông tin liên hệ chung của thư viện và từng phòng ban.
Tuy nhiên 02 thông tin thường xuyên phải xuất hiện ở vị trí dễ nhận biết trên CTT đó là

số điện thoại và email của thư viện, ở đây thư viện Tạ Quang Bửu chưa hiển thị thông
tin này một cách hiệu quả trên CTT. Nhưng Thư viện chưa cung cấp số hotline để tạo
điều kiện trợ giúp NDT một cách tối đa ngoài giờ làm việc hành chính.
Thư viện có đưa Danh sách cán bộ của thư viện lên CTT, cán bộ được biết đến
với những thông tin như họ tên, chức vụ, phòng ban, số điện thoại cơ quan, email. Điều
này giúp NDT có thể liên hệ trực tiếp với cán bộ thuộc những vấn đề quan tâm với cán
bộ phụ trách từng mảng công việc cụ thể.
Nhìn chung, CTT của thư viện chưa đáp ứng được khả năng tương tác hiệu quả
với NDT, thông tin hỗ trợ NDT phần lớn là thông tin một chiều từ phía thư viện, vì vậy
cần đa dạng hóa những hình thức tư vấn thông tin trực tuyến, ví dụ: cần cung cấp cho
NDT số điện thoại hotline để giải đáp bất cứ thắc mắc nào khi cần, CTT cần đưa thêm
mục chat với cán bộ, forum để NDT trao đổi những vấn đề họ quan tâm, hoặc tích hợp
facebook để tăng hiệu quả tương tác với NDT
2.3. Thực trạng cổng thông tin của Thƣ viện Đại học Ngoại Thƣơng Hà Nội
2.3.1.Qúa trình xây dựng cổng thông tin của Thư viện Đại học Ngoại Thương Hà
Nội
2.3.1.1. Quá trình tin học hóa và yêu cầu xây dựng cổng thông tin của Thư viện Đại học
Ngoại Thương Hà Nội
Với mục tiêu "Hiện đại hóa TTTT - TV " nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác thông tin, tư liệu phục vụ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của ĐH
Ngoại thương. Từ năm 2002 đến nay, bằng các dự án "Giáo dục Đại học" QIG A, B, C
và dự án "Đầu tư chiều sâu cho TTTT - TV " từ nguồn ngân sách của nhà trường, Dự án
“Thư viện số” tham gia Chương trình FTUTRIP Dự án GDĐH2, thư viện đã được đầu

18


tư nhiều trang thiết bị hiện đại, hệ thống mạng thông tin (mạng Lan, Internet), Phần
mềm quản lý thư viện điện tử, thư viện số để ứng dụng công nghệ thông tin vào các
hoạt động tác nghiệp của Thư viện. Đồng thời phục vụ bạn đọc tra cứu và khai thác

thông tin trực tuyến qua Công PORTAL.
Hoạt động xử lý thông tin tài liệu được áp dụng theo đúng chuẩn nghiệp vụ quốc
tế: áp dụng bảng Phân loại Dewey để phân loại tài liệu, biên mục tài liệu theo chuẩn
MARC21, dịch vụ tra cứu trực tuyến (PORTAL).
, Thư viện đã lắp đặt mạng cục bộ LAN kết nối giữa Thư viện và các phòng ban
trong Trường. Thư viện nghiên cứu chính sách thu phí hợp lý và bản quyền.
Từ năm 2003, thực hiện dự án “Đầu tư chiều sâu cho Trung tâm Thông tin Thư
viện”, Thư viện được trang bị phần mềm quản lý thư viện do Công ty máy tính truyền
thông CMC thiết lập: ILIB Version 3.6. Hiện nay phần mềm được nâng cấp thành ILIB
Version 4.0.
* Về kinh phí, Thư viện đầu tư kinh phí xây dựng thư viện điện tử, trong đó có
kinh phí cho việc xây dựng, duy trì và phát triển CTT, tuy nhiên, thư viện không có
kinh phí cho bài viết được đăng tải trên CTT
Tháng 6 năm 2011, sau khi hoàn thiện cổng thông tin, nhằm giới thiệu cổng
thông tin tới cán bộ, giảng viên và sinh viên của trường, thư viện viết báo cáo thông báo
tại các khoa, niêm yết ở các khoa, phòng, thông báo tại buổi họp giao ban, đồng thời
hướng dẫn sinh viên tra cứu vào đầu mỗi khóa, như tuần sinh hoạt công dân, kiến thức
và tra cứu thông tin…
Về chính sách kiểm duyệt bài viết được đăng tải trên CTT: Ban GĐ chỉ đạo nội
dung và kiểm duyệt, tin bài về thư viện hầu hết do Giám đốc Thư viện nghiên cứu và
viết bài. File tin kèm toàn văn.
CTT cũng đề cập định hướng phát triển của thư viện, đặc biệt là những vấn đề
liên quan đến CTT thư viện ĐHNT, những dự án, ngân sách của nhà trường, tài trợ của
các tổ chức quốc tế, nhà trường đã đưa ra định hướng phát triển thư viện cụ thể như sau:
- Tiếp tục đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT phát
triển thư viện theo mô hình thư viện số;
- Đa dạng hóa nguồn lực thông tin trên cơ sở số hóa tài liệu, tăng cường đầu tư sách
báo, CSDL online;

19



- Liên kết và chia sẻ nguồn lực thông tin giữa 3 cơ sở của ĐHNT và các cơ quan thông
tin khác;
- Mở rộng và phát triển các dịch thông tin trong thư viện: dịch vụ cung cấp thông tin từ
xa, cung cấp thông tin theo chuyên đề;
2.3.1.2. Kết quả xây dựng cổng thông tin Thư viện Đại học Ngoại Thương Hà Nội
Giao diện CTT
Sau quá trình xây dựng CTT của ĐHNTHN được truy cập dưới đường link sau:
/>Hiện tại CTT thư viện chỉ sử dụng một ngôn ngữ là tiếng việt
Cổng thông tin chưa có sitemap
Nội dung hiển thị của CTT được sắp xếp theo thứ tự trên thanh Menu như sau:
Giới thiệu
Tìm tài liệu
Tìm tài liệu số
Bộ sưu tập
Toàn văn
Sách mới
Favorite
Trong từng mục trên không hiển thị những đề mục lớn không có thông tin về đề
mục nhỏ hơn điều này gây khó khăn cho NDT trong việc xác định nội dung tổng quát
của CTT.
Theo đánh giá của NDT thư viện “Anh/ Chị đánh giá về giao diện của cổng thông tin
như thế nào?”, trên 55% NDT cho rằng CTT thân thiện, dễ sử dụng, tuy nhiên có
khoảng 20% NDT đánh giá giao diện CTT không thân thiện và khó sử dụng
Nội dung CTT,
Với sự cố gắng của cán bộ phụ trách CTT, thư viện đã xây dựng được nguồn tài
liệu điện tử tương đối lớn đáp ứng nhu cầu khai thác CTT của NDT tại đây.
CSDL nội sinh bao gồm:
- Cơ sở dữ liệu thư mục

Thư viện đã xây dựng được 5 CSDL (trên 22.000 biểu ghi thư mục) CSDL từ điển;
CSDL luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học; CSDL báo, tạp chí lưu.

20


- Cơ sở dữ liệu toàn văn (số hóa)
hiện tại Thư viện đã số hóa gần 6.000 đầu tài liệu, xây dựng được 4 Bộ sưu tập tài liệu
số, gồm đề tài các cấp, luận án tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp… (đưa ra
phục vụ bắt đầu từ tháng 7/2011).
02 CSDL ngoại nhập
* CSDL online Business & Company Resource Center (BCRC)
Hiện tại trung tâm link liên kết đến các CTT của 31 đơn vị là thư viện công cộng, thư
viện trường đại học, trong đó CTT hiển thị link liên kết của 11 đơn vị.
CTT thư viện đại học Ngoại thương chưa tích hợp những thông tin của các đơn vị liên
quan để làm phong phú nội dung cho CTT đồng thời tiết kiệm thời gian và công sức cho cán bộ
phụ trách nội dung cho CTT.
NDT quan tâm nhất đến những thông tin tra cứu và hướng dẫn tra cứu những tài nguyên
của thư viện, điều này thể hiện ở con số trên 75% NDT cho rằng nhóm thông tin này là rất cần
thiết. Bên cạnh đó, những nhóm thông tin như giới thiệu các nguồn tài liệu có trong thư viện,
thông tin về sử dụng thư viện và hỗ trợ, thông báo tài liệu mới cũng thu hút được phần lớn sự
quan tâm của NDT.
50% NDT đánh giá nội dung thông tin trên CTT thư viện ĐHNT đầy đủ, tuy nhiên vẫn
còn tỷ lệ cao 21% NDT đánh giá nội dung thông tin trên CTT trên là chưa đầy đủ. Điều này
cho thấy nội dung thông tin cung cấp trên CTT chưa thật sự thỏa mãn tối đa nhu cầu tin của
NDT.
Khi chúng tôi phỏng vấn cán bộ phụ trách nội dung CTT của trung tâm thì được biết
những thông tin được liên kết và tích hợp giữa CTT của thư viện ĐHNT với các CTT của đơn vị
khác được cập nhật rất thường xuyên và đầy đủ. Hiện tại trung tâm link liên kết đến các CTT của
31 đơn vị là thư viện công cộng, thư viện trường đại học, trong đó CTT hiển thị link liên kết của

11 đơn vị. CTT thư viện đại học Ngoại thương chưa tích hợp những thông tin của các đơn vị liên
quan để làm phong phú nội dung cho CTT đồng thời tiết kiệm thời gian và công sức cho cán bộ
phụ trách nội dung cho CTT.
Về tính chính xác của thông tin, NDT đánh giá cao về mức độ chính xác của nội dung
thông tin trên CTT, những bài viết được đăng tải trên CTT của thư viện ĐHNT đều được trích
dẫn nguồn tham khảo.

21


Về tính cập nhật của thông tin, phần lớn NDT đánh giá CTT có nội dung cập nhật kịp
thời. Tính cập nhật của thông tin còn thể hiện ở việc trả lời những yêu cầu, hỗ trợ NDT một cách
nhanh chóng và hiệu quả.
-

Tính đến thời điểm tháng 5/2015 CTT thu hút được 2040017 lượt NDT truy cập, ngoài ra
CTT còn cung cấp số liệu NDT truy cập theo tuần.

-

Trên CTT, tài liệu số là một nguồn tin của thư viện được phần lớn bạn đọc quan tâm sử
dụng, trên CTT hiển thị những tài liệu số được xem và download nhiều nhất, đây cũng là
một trong những thông tin quan trọng tạo điều kiện cho NDT đưa ra sự lựa chọn tài liệu
và thông tin nhanh chóng.

-

Nhược điểm lớn nhất của tra cứu tài liệu trên CTT của Thư viện ĐHNHT là chưa nêu rõ
mỗi một dịch vụ tra cứu giúp NDT tra cứu tài liệu gì, thuộc lĩnh vực nào, có bao nhiêu
biểu ghi trong dịch vụ tra cứu đó nhằm giúp cho NDT có định hướng rõ ràng trong việc

tra cứu tài liệu phục vụ mục đích của mình.

2.3.2. Khai thác cổng thông tin của Thư viện Đại học Ngoại Thương Hà Nội
2.3.2.1. Hướng dẫn sử dụng thư viện trực tuyến
NDT được cung cấp thông tin liên quan đến việc sử dụng thư viện với hai mục nội dung
trong mục “Giới thiệu” nằm bên trái CTT là “Nội quy thư viện” và “Quy định chung”.
Trong mục nội quy thư viện, NDT được cung cấp những thông tin liên quan đến Quy
định chung; Quy định phòng mượn; Quy định phòng đọc báo – tạp chí; Quy định phòng đọc tài
liệu nội sinh; …Quy định về việc xử lý các trường hợp vi phạm nội quy.
Tuy nhiên mục “Quy định chung” không có nội dung cung cấp cho NDT, hơn nữa mục
này nằm trong mục “Giới thiệu”, chúng tôi cho rằng không nên tạo thêm đề mục này trên CTT.
2.3.2.2. Tra cứu/ tìm kiếm thông tin, tài liệu
Thư viện cung cấp thêm dịch vụ tra cứu CSDL từ xa, đây là dịch vụ mở rộng và có thu
phí. “Tìm kiếm tài liệu” cho phép NDT tra cứu trong CSDL thư mục sách, luận văn, luận án,
khóa luận tốt nghiệp,…
Tại giao diện tra cứu, CTT hiển thị thông tin “hướng dẫn tra cứu” giúp cho NDT thuận
tiện trong việc tra cứu tài liệu vì thông tin hướng dẫn được trình bày rất khoa học, dễ tiếp cận và
thao tác trực tiếp, Ngoài ra để giới hạn kết quả tìm kiếm, NDT chọn loại CSDL trong ô “Tiêu
chí tìm kiếm” hoặc chọn kết quả tra cứu sắp xếp theo “nhan đề, tác giả, ngôn ngữ, năm xuất
bản” trong ô “Tùy chọn tìm kiếm”.

22


“Tìm kiếm tài liệu số” có giao diện giống với giao diện tìm kiếm tài liệu, chúng tôi tìm
kiếm với cụm từ khóa tương tự như “Tìm kiếm tài liệu” thì nhận được 11 bản ghi và không có
sự phân loại kết quả tìm kiếm theo những tiêu chí khác nhau.
“Bộ sưu tập” cung cấp những biểu ghi toàn văn những loại tài liệu sau: Đề tài nghiên cứu
khoa học, Luận án tiến sĩ, Luận văn thạc sĩ, Khóa luận tốt nghiệp. Tuy nhiên, không phải tài liệu
nào NDT cũng có quyền truy cập đến toàn văn tài liệu mà căn cứ vào sự phân quyền của quản

trị CTT thư viện ĐHNT. “Toàn văn” giúp NDT tra cứu tài liệu toàn văn dưới dạng file PDF, tuy
nhiên có sự phân quyền truy cập tới toàn văn của tài liệu.
Một hình thức khác được nhiều NDT sử dụng rất hiệu quả, đó là sử dụng tính năng liệt
kê những “Từ khóa thông dụng” ở bên phải giao diện CTT. Đây là những từ khóa được nhiều
người sử dụng nhất trong quá trình tìm kiếm tài liệu trên CTT.
Ngoài ra, những CSDL ngoại nhập cũng giúp NDT ĐHNT tiếp cận với nguồn tài
nguyên cập nhật, giá trị, đó là CSDL tạp chí điện tử Taylor & Francis và CSDL sách điện tử
MyiLibrary giúp NDT tiếp cận với nguồn tài liệu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn,
công nghệ, kinh tế,…Về CSDL tạp chí điện tử Taylor & Francis, CSDL này cung cấp 3 hình
thức tra cứu tài liệu, một là duyệt tìm theo vần chữ cái tên tài liệu và theo duyệt tìm theo chủ
đề tài liệu, thứ hai là tìm kiếm đơn giản, thứ ba là tìm kiếm nâng cao.
2.3.2.2. Tư vấn thông tin trực tuyến
Thư viện ĐHNT chỉ lựa chọn hai cách để tiếp cận và tương tác với NDT là đăng ký
thành viên và “Khảo sát ý kiến cán bộ, giảng viên và sinh viên về mức độ thư viện đáp ứng yêu
cầu sử dụng”.
“Thành viên” hiển thị phía bên trái giao diện CTT với ô tên truy cập và mật khẩu, CTT không
hiển thị thông tin liên lạc ở bất cứ đâu trên CTT điều này làm giảm hiệu quả tương tác với
NDT của thư viện vì trong quá trình tra cứu tài liệu, thông tin không thể không có những thắc
mắc, những ý kiến đóng góp để thư viện hoàn thiện hơn chất lượng phục vụ của đơn vị mình.
“Khảo sát ý kiến cán bộ, giảng viên và sinh viên về mức độ thư viện đáp ứng yêu cầu sử
dụng”. Thư viện truyền tải thông điệp khuyến khích và đề nghị NDT trả lời câu hỏi trong phiếu
điều tra với tinh thần trách nhiệm và xây dựng, góp phần xây dựng văn hóa chất lượng tại
trường ĐHNT. Phần nội dung khảo sát bao gồm 18 câu hỏi nhằm điều tra nhu cầu tin của NDT,
đây là được coi là một kênh thông tin phản hồi hữu ích làm cơ sở cho việc thư viện đáp ứng nhu
cầu tin của NDT trong hoạt động phục vụ NDT với phương thức truyền thống và hiện đại của
thư viện. Tuy nhiên, những câu hỏi trong phiếu điều tra nên đưa ra những câu hỏi liên quan đến

23



nhu cầu khai thác CTT nhằm giúp thư viện hoàn thiện hơn CTT đáp ứng nhu cầu sử dụng của
NDT. Trên CTT không có Forum nhằm trao đổi những vấn đề quan tâm của NDT, không có
thông tin liên hệ như số điện thoại của thư viện, email thư viện hoặc email, số điện thoại của
cán bộ phụ trách từng phòng phục vụ.
2.4. Đánh giá về hiệu quả hoạt động của cổng thông tin các thƣ viện trƣờng đại học
trên địa bàn Hà Nội
2.4.1. Về giao diện cổng thông tin
* Ưu điểm:
- Các giao diện tương thích với các trình duyệt và các thiết bị rất tốt
- CTT hiển thị nội dung song ngữ tiếng anh và tiếng việt trên CTT ĐHBKHN
- Cổng thông tin ĐHBKHN hiển thị sitemap giúp NDT có cái nhìn tổng quan và tìm kiếm dễ
dàng thông tin NDT cần
- Màu sắc CTT của các thư viện đảm bảo nhận diện thương hiệu tốt, phông chữ cỡ chữ hợp lý.
* Nhược điểm:
- Khoảng 15-20% NDT đánh giá giao diện CTT không thân thiện và khó sử dụng.
- CTT của một số đơn vị không có sitemap như trung tâm TT-TV ĐHQGHN, thư viện ĐHNT
- NDT phải thực hiện ít nhất từ 5 thao tác trở lên trên CTT mới tìm được thông tin, tài liệu họ
cần.
- CTT của các thư viện ĐHNT chỉ có một ngôn ngữ duy nhất là tiếng việt chưa xây dựng thêm
ngôn ngữ tiếng anh
2.4.2. Về nội dung cổng thông tin
* Ưu điểm:
- Nội dung CTT thư viện phong phú khối lượng tài nguyên lớn và đa dạng về hình thức cũng
như nội dung thể hiện
- Các thư viện đã đáp ứng khá đầy đủ nội dung thông tin phục vụ mục đích chính là học tập,
nghiên cứu.

24



* Nhược điểm:
- Phần lớn các CTT thư viện đưa quá nhiều thông tin, hình ảnh về thư viện cũng như tin tức
trong và ngoài thư viện trong khi NDT không thật sự quan tâm đến những thông tin này.
- Nhiều đề mục trên CTT nhưng chưa có nội dung
- Về mức độ đầy đủ, chính xác và cập nhật của nội dung thông tin trên CTT thì vẫn còn 1 tỷ lệ
tương đối lớn NDT cho rằng CTT đưa đáp ứng được nhu cầu tin của họ..
- Số lượng và chất lượng những bài viết cảm nhận sách, giới thiệu sách nhằm thu hút độc giả
chưa được chú trọng đúng mức.
2.4.3. Về kỹ thuật và công nghệ của cổng thông tin
* Ưu điểm:
- NDT của các đơn vị có thể truy cập từ xa “mọi lúc mọi nơi" tới những nguồn thông tin được
cung cấp trên CTT một cách nhanh chóng và dễ dàng mà không cần phải đến trực tiếp thư
viện.
- CTT cung cấp hoạt động tra cứu tài liệu của các thư viện với tính năng tìm kiếm hiệu quả
theo nhiều dấu hiệu tìm kiếm khác nhau.
- Tốc độ tìm kiếm nhanh, chính xác thỏa mãn mọi yêu cầu tìm tin chuyên nghiệp với CSDL
lớn hàng trăm nghìn đến hàng triệu biểu ghi.
- Hoạt động tham khảo thông tin trực tuyến với nhiều hình thức đa dạng và hoạt động hiệu quả,
tiêu biểu là Trung tâm TT-TV ĐHQGHN.
- CTT của các thư viện tương thích với tất cả các trình duyệt và thiết bị tốt.
- Tốc độ tìm kiếm tài liệu tương đối nhanh.
* Nhược điểm:
- Chưa tích hợp được toàn bộ các thông tin và tài liệu trên một giao diện cổng thông tin mà
hiện nay NDT tra cứu và tìm kiếm thông tin, tài liệu một cách đơn lẻ, chưa thực hiện được hình
thức đăng nhập một lần
Nguyên nhân
* Nguyên nhân khách quan,
- Do sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ hiện đại dẫn đến việc nắm bắt và áp dụng công
nghệ mới


25


×