Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Năng lực cạnh tranh của công ty thông tin di động ( VMS ) trong hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.06 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-------------------------

TRẦN THỊ HỒNG MINH

NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG (VMS)
TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội - 2009

MỤC LỤC

i


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .......................................................................... I
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... I
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 2
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ......................... 7
CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG.............................................................. 7
1.1 TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VÀ DOANH NGHIỆP VIỄN
THÔNG ................................................................................................................. 7
1.1.1. Dịch vụ viễn thông ............................................................................................. 7
1.1.2. Doanh nghiệp viễn thông ................................. Error! Bookmark not defined.

1.2


TỔNG QUAN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

.......................................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
1.2.1. Cạnh tranh ........................................................ Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Năng lực cạnh tranh ......................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ....... Error!
Bookmark not defined.
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông Error!
Bookmark not defined.
1.2.5. Các phƣơng pháp phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ....... Error!
Bookmark not defined.

1.3 KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH DOANH
NGHIỆP VIỄN THÔNG CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI .... ERROR!
BOOKMARK NOT DEFINED.
1.3.1. Kinh nghiệm về quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực viễn thông ................ Error!
Bookmark not defined.
1.3.2. Kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn
thông trên thế giới ...................................................... Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
THÔNG TIN DI ĐỘNG (VMS) TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
.......................................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

ii


2.1. TỔNG QUAN VỀ VMS VÀ CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRÊN THỊ
TRƢỜNG ......................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
2.1.1. Tổng quan về VMS .......................................... Error! Bookmark not defined.

2.1.2. Các đối thủ cạnh tranh của VMS trên thị trƣờng viễn thông di động Việt Nam
.................................................................................... Error! Bookmark not defined.

2.2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG
TRÊN THỊ TRƢỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAMERROR!

BOOKMARK

NOT DEFINED.
2.2.1. Thị phần ........................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Doanh thu ......................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Sản phẩm, dịch vụ ............................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Giá cƣớc ........................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.5. Chất lƣợng dịch vụ........................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.6. Kênh phân phối ................................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.7. Xúc tiến bán hàng ............................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.8. Nguồn nhân lực ................................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.9. Mạng lƣới phủ sóng, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệError! Bookmark not
defined.

2.3. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY THÔNG TIN
DI ĐỘNG TRÊN THỊ TRƢỜNG VIỄN THÔNG DI ĐỘNG VIỆT NAM
.......................................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA CÔNG TY VMS TRONGERROR!

BOOKMARK

NOT


DEFINED.
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ .... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
3.1 TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN CÁC DOANH
NGHIỆP VIỄN THÔNG DI ĐỘNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
.......................................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
3.1.1. Những thời cơ đối với Công ty ........................ Error! Bookmark not defined.

iii


3.1.2. Những thách thức đối với Công ty .................. Error! Bookmark not defined.

3.2 ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CÔNG TY THÔNG TIN DI
ĐỘNG .............................................. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG – VMSERROR!

BOOKMARK

NOT

DEFINED.
3.3.1. Giải pháp về phía Công ty ............................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Giải pháp về phía Nhà nƣớc ............................ Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN ...................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
PHỤ LỤC ......................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

iv



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Số hiệu

Tên bảng

Trang

bảng
Bảng 1.1

Phân loại các nguồn lực

20

Bảng 1.2

Khung đánh giá các năng lực cạnh tranh

28

Bảng 2.1.

Sản lƣợng thuê bao và thị phần của mạng MobiFone

40

Bảng 2.2


Doanh thu Công ty Viễn thông di động (2003 – 2008)

42

Bảng 2.3

Ma trận hình ảnh cạnh tranh 5 doanh nghiệp viễn thông di

66

động
Bảng 3.1

Các loại thẻ điện thoại trả trƣớc của MobiFone

77

Bảng 3.2

Điều chỉnh các loại thẻ trả trƣớc của MobiFone

77

DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu
hình

Tên hình


Trang

Hình 1.1

Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter

18

Hình 2.1

Thị phần thuê bao di động tại Việt Nam (12/2008)

37

Hình 2.2

Thị phần dịch vụ thông tin di động Việt Nam (2005- 2009)

40

Hình 2.3

So sánh doanh thu 3 mạng di động GSM

43

Hình 2.4

So sánh cƣớc gói thuê bao trả sau 5 mạng di động


46

Hình 3.1

Quá trình nghiên cứu thị trƣờng

74

Hình 3.2

Sơ đồ kênh phân phối mới của VMS

82

i


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Theo báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), năng lực
cạnh tranh của Việt Nam liên tục tụt hạng trong mấy năm trở lại đây, xếp hạng 64 (năm
2006), hạng 68 (năm 2007) và hạng 70 (năm 2008). Việc nâng cao năng lực cạnh tranh
quốc gia và năng lực cạnh tranh doanh nghiệp đang là vấn đề thực sự cấp thiết đƣợc đặt
ra trong thời điểm hiện nay. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản
Việt Nam xác định cần “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực”, “phát huy tính
chủ động của các cấp, các ngành và các doanh nghiệp;…nâng cao năng lực cạnh tranh

của các doanh nghiệp và nền kinh tế”.
Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra những cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp trong
nƣớc vƣơn ra thị trƣờng quốc tế, nhƣng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức lớn đối
với các doanh nghiệp nƣớc nhà khi môi trƣờng cạnh tranh trong nƣớc ngày càng trở lên
găy gắt và khốc liệt. Điều này tạo ra động lực, sức ép buộc các doanh nghiệp trong nƣớc
phải nhanh chóng cải tổ, đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình, nếu
không muốn bị mất dần thị trƣờng, thậm chí bị thua lỗ, phá sản.
Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực viễn thông cũng không nằm ngoài xu thế
chung đó. Thực tế là sự cạnh tranh trên thị trƣờng viễn thông di động đã và đang rất sôi
động, mạnh mẽ và sẽ ngày càng găy gắt, khốc liệt hơn khi các tập đoàn viễn thông quốc
tế tham gia thị trƣờng. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ viễn thông là một tất yếu khách quan và cũng là một đòi hỏi cấp thiết trong quá trình
phát triển nền kinh tế thị trƣờng mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới của Việt
Nam, nhất là khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thƣơng mại
thế giới WTO. Vì vậy, việc đánh giá đúng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình so
với các đối thủ cạnh tranh, để từ đó đề ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho
doanh nghiệp viễn thông là điều cần thiết, giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững và
cạnh tranh thành công trong hội nhập kinh tế quốc tế. Đặt trong yêu cầu đỏi hỏi đó, đề tài

2


luận văn “Năng lực cạnh tranh của Công ty Thông tin di động (VMS) trong hội nhập
kinh tế quốc tế” có ý nghĩa không chỉ về lý luận, mà còn có cả ý nghĩa thực tiễn.
2.

Tình hình nghiên cứu

Về mặt lý luận, điển hình có một số ấn phẩm nghiên cứu có giá trị về vấn đề cạnh
tranh, năng lực cạnh tranh nhƣ: (1) cuốn sách Bàn về cạnh tranh toàn cầu của Giáo sƣ

Bạch Thụ Cƣờng, Hội trƣởng Hội nghiên cứu các Tổ chức Thƣơng mại thế giới do NXB
Khoa học Xã hội Trung Quốc ấn hành năm 2000 và đƣợc NXB Thông tấn dịch và xuất
bản năm 2002. (2) Cạnh tranh kinh tế: lợi thế cạnh tranh quốc gia và chiến lược cạnh
tranh của công ty của PGS – TS. Trần Văn Tùng, NXB Thế giới, Hà Nội, 2004.
Về mặt thực tiễn, ngoài nƣớc, hiện nhiều tổ chức nghiên cứu trên thế giới nhƣ
Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Cơ quan Tình báo Kinh tế, Cơ quan Công nghệ Thông tin
Toàn cầu, Quỹ Di sản,… hàng năm đều có các nghiên cứu và báo cáo về năng lực cạnh
tranh toàn cầu, trong đó có đánh giá xếp loại năng lực cạnh tranh của các quốc gia theo
các tiêu chí và chỉ số cụ thể. Trong nƣớc, cụ thể vào các ngành, sản phẩm và doanh
nghiệp điển hình có 1 số ấn phẩm có giá trị nhƣ: (3) Nâng cao Năng lực cạnh tranh Quốc
gia của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ƣơng – Dự án VIE 01/025, NXB Giao
thông Vận tải, Hà Nội, 2003. (4) Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương
mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế của TS. Nguyễn Vĩnh Thanh, NXB Lao
động – Xã hội, Hà Nội, 2005. (5). Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam mở cửa về
dịch vụ thương mại của GS.TS. Nguyễn Thị Mơ, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2005.
(6) Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế của TS. Vũ Trọng Lâm, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006. (7) Các ngành dịch vụ
Việt Nam – năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế Quốc tế của PGS.TS.Nguyễn Hữu
Khải và ThS.Vũ Thị Hiền, NXB Thống kê, 2007.
Đối với vấn đề năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông, hiện có rất ít ấn
phẩm nghiên cứu chuyên sâu về nội dung này. Phục vụ thông tin chuyên khảo cho ngành
viễn thông hiện nay mới chỉ có một số ấn phẩm nghiên cứu, bài viết nhƣ bài Mô hình lựa
chọn chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông (3/2004); Một số
giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp Bưu chính
3


viễn thông (2/2005); Một số biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty
BCVT Việt Nam trong cung cấp dịch vụ Viễn thông (4/2005); Chiến lược cạnh tranh và
bí quyết thành công của một số Tập đoàn Kinh tế (9/2005); Sử dụng tốt công cụ cạnh

tranh - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn
thông (11/2005); Xây dựng Văn hoá doanh nghiệp - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh doanh nghiệp viễn thông (4/2006); Suy nghĩ về năng lực cạnh tranh của dịch vụ
viễn thông (5/2006) của GS.TS. Bùi Xuân Phong nghiên cứu.
3.

Mục đích nghiên cứu

Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, những đặc
điểm đặc trƣng nhất về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông.
Tìm hiểu một số kinh nghiệm quốc tế về các giải pháp nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh doanh nghiệp viễn thông trong bối cảnh hội nhập.
Đánh giá thực trạng cạnh tranh của Công ty thông tin di động (VMS) trong cung
cấp dịch vụ điện thoại di động.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
VMS trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh
tranh của Công ty Thông tin di động (VMS).
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi quy mô: Đề tài nghiên cứu thị trƣờng viễn thông di động Việt Nam đối với
5 doanh nghiệp lớn Vinaphone, Mobiphone, Viettel, S – Phone và EVN – Telecom trong
quá trình đánh giá, so sánh đối tƣợng nghiên cứu VMS với các đối thủ cạnh tranh trên thị
trƣờng.
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tình hình cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của
Công ty Thông tin di động trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, thời kỳ đánh dấu mốc
thị trƣờng viễn thông di động trong nƣớc mở cửa cho các doanh nghiệp khác ngoài Tổng
Công ty Bƣu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) tham gia kinh doanh trên thị trƣờng,
cũng là thời kỳ thị trƣờng viễn thông Việt Nam bắt đầu mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế
4



thực hiện theo cam kết Hiệp định Thƣơng mại Việt Mỹ (BTA) ký kết năm 2001 và chính
thức có hiệu lực mở cửa thị trƣờng viễn thông năm 2003.
Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung vào nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp viễn thông và cụ thể là của Công ty Thông tin di động VMS. Đánh giá năng lực
cạnh tranh thông qua các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh doanh nghiệp viễn thông,
trong đó chú trọng đến các tiêu chí gắn với chuyên ngành đào tạo về quản trị kinh doanh
nhƣ về sản phẩm, giá cả, nhân sự, phân phối, chăm sóc khách hàng. Các tiêu chí liên
quan đến tài chính, kỹ thuật, công nghệ đƣợc đề cập khái quát trong bức tranh tổng thể
chung các tiêu chí đánh giá đến năng lực cạnh tranh doanh nghiệp viễn thông.
5.

Phƣơng pháp nghiên cứu



Phương pháp thống kê.



Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp.



Phương pháp suy luận logic.



Phương pháp chuyên gia.




Điều tra, khảo sát.

6.

Dự kiến những đóng góp mới của luận văn

Hệ thống và làm rõ bản chất cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói
chung, doanh nghiệp viễn thông nói riêng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Bƣớc đầu tổng kết những bài học kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới trong
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông trong nƣớc.
Phân tích đánh giá thực trạng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của Công ty Thông
tin di động (VMS) so với các đối thủ cạnh tranh.
Nghiên cứu đề xuất hệ thống giải pháp cần thiết và có tính khả thi nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh cho Công ty Thông tin di động (VMS) để thích ứng và phát triển
trong hội nhập kinh tế quốc tế.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài đƣợc kết cấu
thành 03 chƣơng.

5


 Chương 1: Tổng quan về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông
 Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Thông tin di động
(VMS) trong hội nhập kinh tế quốc tế.
 Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty VMS
trong hội nhập kinh tế quốc tế.


6


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG
1.1 TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VÀ DOANH NGHIỆP VIỄN
THÔNG

1.1.1. Dịch vụ viễn thông
1.1.1.1. Khái niệm dịch vụ viễn thông
Viễn thông là ngành kinh tế kỹ thuật, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của
nền kinh tế quốc dân, có vai trò quan trọng trong đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội, góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an
ninh.
Viễn thông gồm [20, trang 13 - 14]: mạng viễn thông và dịch vụ viễn thông
a. Mạng viễn thông: Là tập hợp các thiết bị viễn thông đƣợc liên kết với nhau bằng
các đƣờng truyền dẫn. Mạng viễn thông bao gồm: Mạng viễn thông công cộng, mạng
viễn thông dùng riêng, mạng viễn thông chuyên dùng.
b. Dịch vụ viễn thông: Là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số hiệu, chữ viết, âm
thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết cuối của mạng viễn
thông.
Luật Viễn thông mới đƣợc Quốc hội khóa XII thông qua ngày 23/11/2009 cũng đƣa
ra định nghĩa: “Dịch vụ viễn thông” là dịch vụ gửi, truyền, nhận ký hiệu, tín hiệu, số liệu,
chữ viết, âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết cuối của
mạng viễn thông.
1.1.1.2. Phân loại dịch vụ viễn thông
Theo Pháp lệnh Bƣu chính Viễn thông, dịch vụ viễn thông bao gồm: Dịch vụ viễn
thông cơ bản; dịch vụ giá trị gia tăng; dịch vụ kết nối Internet; dịch vụ truy nhập Internet;
dịch vụ ứng dụng Internet trong bƣu chính, viễn thông.

a. Dịch vụ viễn thông cơ bản: Là dịch vụ truyền đƣa tức thời thông tin dƣới dạng ký
hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh thông qua mạng viễn thông hoặc
Internet mà không làm thay đổi loại hình hoặc nội dung thông tin đƣợc gửi và nhận qua
mạng.
7


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Bạch Thụ Cƣờng (2002), Bàn về cạnh tranh toàn cầu, NXB Thông tấn, Hà Nội.
2. Lê Đăng Doanh (2003), Năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh của sản
phẩm Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.
3. Nguyễn Đức Dỵ (2000), Từ điển Kinh tế Kinh doanh Anh - Việt, NXB Khoa học Kỹ
thuật, Hà Nội.
4. Lê Công Hoa (2000), “Cơ sở lý thuyết để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh
nghiệp trƣớc thách thức hội nhập WTO”, Tạp chí Công nghiệp, (số tháng 11/2006).
5. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình kinh tế học chính trị Mác
– Lênin, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Nguyễn Hữu Khải – Vũ Thị Hiền (2007), Các ngành dịch vụ Việt Nam – năng lực
cạnh tranh và hội nhập kinh tế Quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội.
7. Nguyễn thị Hƣơng Lan, (2006), Năng lực cạnh tranh của dịch vụ viễn thông Việt Nam,
luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội.
8. Vũ Trọng Lâm (2006), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Mơ (2005), Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam mở cửa về dịch vụ
thương mại, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.
10. Bùi Xuân Phong (2006), Quản trị kinh doanh viễn thông theo hướng hội nhập kinh tế
quốc tế, NXB Bƣu Điện, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Linh Phƣợng (2009), Giải pháp tài chính nhằm phát triển dịch vụ viễn

thông tại viễn thông Cần thơ - Hậu Giang, luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh,
Trƣờng Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
12. Nguyễn Xuân Sinh, (2005), Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, luận văn thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, Đại
học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

8


13. Trần Sửu (2006), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu
hoá, NXB Lao Động, Hà Nội.
14. Trần Văn Tùng (2004), Cạnh tranh kinh tế: lợi thế cạnh tranh quốc gia và chiến lược
cạnh tranh của công ty, NXB Thế giới, Hà Nội.
15. Nguyễn Thƣợng Thái (2007), Marketing Căn bản, Giáo trình Học viện Bƣu chính
Viễn thông, Hà Nội.
16. Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương
mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
17. Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội (2006). Tác động của hội nhập
kinh tế quốc tế đến tư duy và đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam, Nxb.Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
18. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ƣơng – Dự án VIE 01/025 (2003), Nâng cao
Năng lực cạnh tranh Quốc gia, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội.
19. Vụ Thƣơng mại dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ – UNDP (2004), Nghiên cứu chuyên
đề về chiến lược phát triển một số ngành dịch vụ Việt Nam: Viễn thông, Tài chính,
Vận tải biển, Vận tải hàng không, Du lịch và Ngân hàng, Hà Nội.
20. Pháp lệnh Bƣu chính - Viễn thông số 43/2002/ PL – UBTVQH10 đã đƣợc uỷ ban
thƣờng vụ Quốc hội khoá X thông qua ngày 25/02/2002 có hiệu lực từ ngày
01/10/2002.
21. Luật Viễn thông Luật số 41/2009/QH12 đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2009,

chính thức có hiệu lực ngày 01/07/2010.
22. Quyết định số 158/2001/QĐ- TTg ngày 18/10/2001 phê duyệt Chiến lƣợc phát triển
bƣu chính viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020.
23. Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ GATS, WTO.
24. Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA).
25. Từ điển Bách Khoa (1995), NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.
26. Từ điển Kinh tế kinh doanh Anh - Việt (1999), NXB Giáo dục, Hà Nội

9


TÀI LIỆU TIẾNG ANH
27. Micheal E. Porter (1980), “Competitive Strategy”, The Free Press.
28. Philip Kotler (2007), Bàn về Tiếp thị, NXB Trẻ.
29. Các Mác (1978), Mác – Ăng Ghen toàn tập, NXB Sự Thật, Hà Nội.
30. P.Samuelson (2000), Kinh tế học, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
31. Goode W (1997), Dictionary of Trade Policy, Center for International Economics
Studies, University of Adelaide.

CÁC TRANG WEB
32. />33.
34.
35.
36. />37. />38. />39. />40. />41. />
10



×