Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu ứng dụng phần mềm thư viện điện tử libol tại các thư viện trên địa bàn hà nộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.73 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------------

PHẠM THỊ YẾN

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
PHẦN MỀM THƢ VIỆN ĐIỆN TỬ LIBOL
TẠI CÁC THƢ VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thư viện
Mã số: 60 32 20
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN

Hà Nội, 2015

1


Công trình được hoàn thành tại Khoa Thông tin - Thư viện, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội.

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Phan Tân.

Phản biện 1:

TS. Tạ Bác Hưng

Phản biện 2:

PGS. TS. Nguyễn Thị Lan Thanh



Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại Khoa Thông
tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia
Hà Nội lúc 8h00 ngày 20 tháng 10 năm 2015.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Phòng tư liệu Khoa Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, ĐHQG Hà Nội.

2


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Libol là một sản phẩm đóng gói, hiện đang triển khai ứng dụng tại rất
nhiều các cơ quan thư viện trong toàn quốc. Mỗi cơ quan thông tin thư viện sẽ có
nhiều đặc điểm khác nhau, điều này đòi hỏi Libol phải tuỳ biến để phù hợp với
từng đặc thù của mỗi cơ quan và trên thực tế Libol đã đáp ứng được các yêu cầu
đó và khẳng định mình bởi hiệu quả hoạt động thư viện tại các cơ quan thông tin
thư viện ứng dụng. Tuy nhiên gần đây, có rất nhiều thông tin cho rằng Công ty
cổ phần công nghệ Tinh Vân đã ngừng phát triển sản phẩm Libol, phần mềm
Libol không còn hiệu quả trong hoạt động thông tin thư viện. Là một người hoạt
động trong lĩnh vực thông tin thư viện, trước những thông tin như trên, tác giả
không khỏi thắc mắc và đặt ra câu hỏi: Thực trạng phần mềm Libol đang triển
khai ứng dụng tại các thư viện hiện nay như thế nào, hiệu quả ra sao, giải pháp
nào giải quyết những vấn đề đó? Từ những vấn đề trên, tác giả quyết định chọn
đề tài luận văn của mình là “Nghiên cứu ứng dụng phần mềm thư viện điện tử
Libol tại các thư viện trên địa bàn Hà Nội”
2. Tình hình nghiên cứu

Thư viện điện tử, thư viện số là một trong nhưng vấn đề rất cấp thiết trong
hoạt động thông tin thư viện và được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tìm
hiểu về phần mềm thư viện điện tử đã có rất nhiều đề tài, bài viết của nhiều tác
giả trong và ngoài ngành thư viện. Tuy nhiên các tác giả chỉ nghiên cứu về phần
mềm Libol tại các đơn vị như trên, kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc
ứng dụng một số chức năng của phần mềm thư viện điện tử Libol tại một số đơn
vị thư viện, các trường đại học khác nhau đang sử dụng phần mềm Libol. Chính
vi vậy có thể khẳng định đề tài “Nghiên cứu ứng dụng phần mềm thư viện điện

3


tử Libol tại các thư viện trên địa bàn Hà Nội” là hoàn toàn mới, chưa có một
công trình nghiên cứu đề cập về nội dung này
3. Mục đích nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài sẽ trình bày về thực trạng ứng dụng phần mềm thư viện điện tử
Libol 6.0 tại các cơ quan thông tin thư viện trên địa bàn Hà Nội. Trên cơ sở đó,
đề tài đưa ra nhận xét, đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng phần mềm Libol tại các cơ quan này. Đồng thời đưa ra khuyến cáo đối
với các thư viện trong cả nước về việc sử dụng phần mềm Libol cũng như đối
với công ty cổ phần công nghệ Tinh Vân về việc nâng cấp phát triển và hoàn
thiện phần mềm Libol
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, Luận văn cần thực hiện một số
nhiệm vụ sau:
- Giới thiệu tổng quan các chức năng của phần mềm Libol 6.0 do
công ty cổ phần công nghệ Tinh Vân cung cấp
- Khảo sát thực trạng ứng dụng phần mềm Libol tại các cơ quan
thông tin thư viện trên điạ bàn Hà Nội sử dụng phần mềm Libol

- Đánh giá, nhận xét ưu điểm và nhược điểm về thực trạng ứng dụng
phần mềm Libol 6.0
- Đưa ra nguyên nhân về tình trạng đó đồng thời đề xuất giải pháp
nhằm khắc phục nguyên nhân và nâng cao hiệu quả ứng dụng phần
mềm Libol 6.0 tại các cơ quan thông tin thư viện
4. Giả thuyết nghiên cứu

4


Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng Phần mềm thư viện điện tử Libol tại các thư
viện trên địa bàn Hà Nội” thành công sẽ mang lại nhiều hiệu quả thiết thực sau:
Nắm được tình hình ứng dụng phần mềm thư viện điện tử Libol tại các thư viện
trên địa bàn Hà Nội
Các thư viện đang ứng dụng phần mềm thư viện điện tử Libol có thể thấy
được các ưu điểm và nhược điểm của mình khi ứng dụng phần mềm thư viện
điện tử Libol.
Các thư viện chưa ứng dụng phần mềm thư viện điện tử Libol có thể thấy
được các điểm mạnh, điểm yếu của phần mềm Libol để nghiên cứu việc ứng
dụng phần mềm Libol vào hoạt động của mình
Nhà sản xuất cung cấp phần mềm sẽ nhìn thấy được các điểm hạn chế của
sản phẩm Libol, từ đó sẽ có cơ sở để hoàn thiện và giải đáp các yêu cầu cũng
như các bài toán nghiệp vụ của các cơ quan thư viện trong quá trình ứng dụng
phần mềm Libol
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là việc ứng dụng phần mềm thư viện điện tử Libol
6.0 tại một số thư viện trên địa bàn Hà Nội
5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Thư viện Hà Nội

- Thư viện Văn phòng Quốc hội
- Trung tâm học liệu Bệnh viện Nhi Trung ương
- Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Học viện Công nghệ Bưu
chính viễn thông
- Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Học viện Kỹ thuật Quân sự

5


- Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Kinh tế quốc dân
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1 Phƣơng pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử, các quan điểm của Đảng, Nhà nước về thư viện và công tác thư
viện theo nguyên tắc khách quan, toàn diện, phát triển, lịch sử cụ thể và thực tiễn
6.2 Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp điều tra thực tế
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh, đánh giá
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
- Phương pháp quan sát
7. Ý nghĩa lý luận và ứng dụng nghiên cứu thực tiễn
7.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn sẽ làm phong phú hơn lý luận về phần mềm quản trị thư viện
điện tử và việc ứng dụng phần mềm thư viện điện tử trong hoạt động thông tin –
thư viện.
7.2 Ứng dụng nghiên cứu thực tế
Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ là cơ sở để các Thư viện nhìn nhận
lại hiệu quả ứng dụng phần mềm thư viện điện tử Libol: nắm bắt được nguyên

nhân, áp dụng các đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng phần
mềm thư viện điện tử trong hoạt động thư viện
Đồng thời kết quả của Luận văn cũng là cơ sở để Công ty cổ phần công
nghệ Tinh Vân nhìn nhận lại sản phẩm của mình từ đó đưa ra giải pháp nâng cấp

6


phần mềm, hoàn thiện tốt hơn về sản phẩm với các chức năng thiết thực phục vụ
cho hoạt động thông tin thư viện
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Giải pháp tác giả đưa ra trong luận văn sẽ giải quyết được thực trạng ứng
dụng phần mềm thư viện điện tử Libol tại các cơ quan thư viện trên địa bàn Hà
Nội góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ thư viện truyền thống sang
thư viện điện tử, thư viện số trong sự nghiệp phát triển thư viện.
Tác giả dự kiến bố cục của Luận văn có giới hạn 100 trang giấy A4 và có
bố cục gồm 3 chương:
Chương 1. Phần mềm thư viện điện tử Libol với việc tin học hóa hoạt
động thư viện các thư viện trên địa bàn Hà Nội
Chương 2. Thực trạng ứng dụng phần mềm Libol tại các cơ quan thông
tin thư viện trên địa bàn Hà Nội
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng phần mềm thư viện
điện tử Libol tại các cơ quan thư viện ở Hà Nội

7


CHƢƠNG 1. PHẦN MỀM THƢ VIỆN ĐIỆN TỬ LIBOL VỚI VIỆC TIN
HỌC HÓA HOẠT ĐỘNG THƢ VIỆN TẠI CÁC THƢ VIỆN
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

1.1 Cơ sở lý luận về phần mềm quản trị thƣ viện điện tử
1.1.1 Khái niệm thƣ viện điện tử
TVĐT là thư viện chỉ sử dụng các phương tiện điện tử trong thu thập, xử
lý, lưu trữ, tìm kiếm và phổ biến thông tin. Và như vậy, có thể hiểu một cách
nôm na rằng, TVĐT là một loại thư viện mà khi hoạt động thì việc phục vụ bạn
đọc thông qua hệ thống máy tính đã được nối mạng. Và tất nhiên là TVĐT được
xây dựng trên nền tảng của thư viện truyền thống nên nó phải tuân thủ những
tiêu chuẩn căn bản của thư viện, tuy nhiên sẽ có những điều chỉnh một số giá trị
cũ sao cho phù hợp với việc ứng dụng công nghệ mới.
1.1.2 Các tiêu chí đánh giá phần mềm thƣ viện điện tử
 Khái niệm về phần mềm thƣ viện điện tử
Phần mềm tư liệu: là phần mềm dùng để quản lý, lưu trữ và tìm kiếm tài
liệu đồng thời tạo ra các sản phẩm thông tin thư mục. Đối tượng quản lý của
phần mềm tư liệu là các tài liệu như sách, báo, tạp chí, bài trích, … CSDL được
tạo ra bởi phần mềm tư liệu là CSDL thư mục, đó chính là bộ máy tra cứu thông
tin tự động hóa. [6, tr. 105]
Phần mềm tích hợp quản trị thư viện và phần mềm quản lý bộ sưu tập có
chức năng quản lý thư viện điện tử. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phần
mềm thư viện điện tử của nhiều nhà cung cấp khác nhau. Có phần mềm đóng
gói chỉ cần vận dụng ngay vào hoạt động thư viện, có phần mềm mã nguồn mở
để các thư viện có thể tự chỉnh sửa phù hợp với thư viện mình… Với sự đa dạng
của phần mềm như vậy khiến cho việc lựa chọn áp dụng phần mềm trong hoạt

8


động thông tin thư viện của các cơ quan thư viện tương đối khó khăn. Đánh giá
và lựa chọn phần mềm cho thư viện điện tử (TVĐT) luôn là một vấn đề phức
tạp. Vấn đề này cần được giải quyết trên cơ sở kết hợp chặt chẽ phương pháp
tiếp cận hệ thống với nguyên tắc lịch sử-phát triển.

 Các tiêu chí đánh giá phần mềm thƣ viện điện tử
 Nhóm tiêu chí đối với các phân hệ chức năng
 Nhóm tiêu chí về các chuẩn nghiệp vụ TT-TV
 Nhóm tiêu chí về CNTT và truyền thông
1.2 Tổng quan về phần mềm thƣ viện điện tử Libol
1.2.1 Lịch sử ra đời và phát triển phần mềm thƣ viện điện tử Libol
- Năm 1997 ra mắt phiên bản đầu tiên 1.0
- Nnăm 1999: phiên bản 4.0
- Năm 2000: phiên bản 5.0
- Giai đoạn 2004: phiên bản 5.5.
- Năm 2006 chính là phiên bản 6.0..
1.2.2 Các tính năng chính của phần mềm thƣ viện điện tử Liol
- Đảm bảo tính hiện đại:
- Đảm bảo tính mở, dễ phát triển của hệ thống:
- Đảm bảo tính hiệu quả:
- Đảm bảo độ tin cậy cao:
- Đảm bảo tính an toàn, bảo mật:
- Khả năng tích hợp cao:
- Đảm bảo tính dễ sử dụng
1.2.3 Khái quát các thƣ viện đã sử dụng phần mềm thƣ viện điện tử Libol

9


Phần mềm Libol ngay từ khi xây dựng đã được sự tư vấn của nhiều
chuyên gia thư viện thông tin trong và ngoài nước cũng như việc khảo sát chi tiết
nghiệp vụ thực tế của nhiều thư viện trong nước, đến nay phần mềm Libol đã
được áp dụng thành công ở hơn 130 đơn vị khác hàng, trong đó có 73 trường đại
học, cao đẳng, trung học phổ thông, 04 thư viện công cộng, và gần 60 cơ quan
thông tin thư viện và các viện nghiên cứu…

1.2.4 Vai trò của việc ứng dụng phần mềm thƣ viện điện tử Libol với các
thƣ viện trên địa bàn Hà Nội
Tin học hóa tiến trình công việc: Các khâu nghiệp vụ trong hoạt động
thông tin thư sẽ được tự động hóa, giảm thiểu tối đa công sức của cán bộ thư
viện và tiền của của cơ quan thư viện.
Kế thừa dữ liệu: Phần mềm Libol cho phép người dùng có thể xuất dữ
liệu và nhập dữ liệu dựa trên chuẩn IZO 2709 về xuất nhập dữ liệu không phụ
thuộc vào CSDL đã có của thư viện như CDS/ISIS, khổ mẫu thư viện
UNIMARC, MARC21.
Cá nhân hóa hoạt động khai thác: Tạo môi trường khai thác tài liệu
thuận tiện cho bạn đọc, người dùng khai thác tài liệu độc lập mỗi cá nhân riêng
biệt dựa trên tài khoản, số thẻ riêng của từng bạn đọc.
Toàn cầu hóa kết nối liên thư viện: Phần mềm tuân thủ áp dụng các
chuẩn thư viện Quốc tế trên cơ sở cung cấp các tính năng đặc thù cho thư viện
Việt Nam đảm bảo sự liên thông giữa các thư viện trong và ngoài hệ thống.
Chuẩn hóa nghiệp vụ: Phần mềm được thiết kế đảm bảo các qui trình
nghiệp vụ của thư viện nói chung, tuân thủ các chuẩn nghiệp vụ thư viện, các
chuẩn liên thông và các chuẩn CNTT đảm bảo các khâu nghiệp vụ trong hoạt
động thông tin thư viện.

10


CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM THƢ VIỆN ĐIỆN
TỬ LIBOL TẠI CÁC CƠ QUAN THÔNG TIN THƢ VIỆN Ở HÀ NỘI
2.1 Hạ tầng công nghệ và nguồn kinh phí đầu tƣ
2.1.1 Hệ thống trang thiết bị
Hệ thống máy chủ: Máy chủ phục vụ cho việc lưu trữ ứng dụng phần
mềm thư viện điện tử, phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu và quản lý cơ sở dữ liệu.
Yêu cầu kỹ thuật của máy chỉ phải có tốc độ tính toán lớn, khả năng lưu trữ lớn.

Hệ thống máy trạm: Là máy tính phục vụ cho cán bộ nghiệp vụ thư viện
và phục vụ tra cứu của bạn đọc. Máy trạm là điểm truy nhập vào hệ thống thông
tin.
Các thiết bị chuyên dụng cho thƣ viện khác:
- Thiết bị đọc mã vạch: Dùng để đọc mã vạch in trên các nhãn đặc
biệt dán chặt vào tài liệu lưu thông và thẻ đọc của người mượn.
- Thiết bị gom dữ liệu di động: Mỗi đầu sách đều có mã số của sách
cũng được mã hóa dưới dạng mã vạch và gắn vào. Cho nên có thể
dùng thiết bị này để tìm kiếm sách.
- Máy in mã vạch chuyên dụng: Dùng để in mã vạch chuyên dụng để
dán mã vạch vào tài liệu
- Máy in thẻ bạn đọc: Dùng để in thẻ bạn đọc
- Máy in thường: Phục vụ in tài liệu
- Máy photocopy: Phục vụ việc sao chụp tài liệu
- Hệ thống cổng từ: Nhằm chống mất cắp trong thư viện. Bạn đọc ra/
vào thư viện phải đi qua Cổng từ này để kiểm tra.
- Hệ thống máy camera: Giám sát an ninh thư viện
2.1.2 Hệ thống mạng

11


100% thư viện của các đơn vị đã có kết nối mạng LAN, mạng Internet với
tốc độ đường truyền tốt. 20% thư viện còn lại đã có hệ thống mạng trong đơn vị
nhưng chưa có hệ thống mạng kết nối đến thư viện, đó là: Trung tâm Thông tin
thư viện – Học viện kỹ thuật quân sự, Thư viện Văn phòng Quốc hội.
Tốc độ đường truyền của các thư viện tương đối nhanh và ổn định. Tuy
nhiên có riêng Trung tâm thông tin thư viện trường Đai học kinh tế quốc dân,
đường truyền mạng không được nhanh do vậy việc tra cứu của bạn đọc cũng gặp
khó khăn. Trong đợt khảo sát thì 90% bạn đọc được khảo sát của trường đều có

đề xuất là cần phải cải thiện tốc độ tìm tin trên trang tra cứu OPAC
2.1.3 Nguồn kinh phí
Với các thư viện không được tự chủ về kinh phí như Trung tâm Thông tin
thư viện – Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, Học viện Kỹ thuật quân
sự và Đại học kinh tế quốc dân thì đều phụ thuộc vào nguồn ngân sách của nhà
trường hoặc nguồn khác cấp, tuy nhiên cả ba đơn vị vẫn luôn duy trì hoạt động
bảo trì cũng như nâng cấp phần mềm. Để có được kinh phí ngoài hỗ trợ, sự quan
tâm của lãnh đạo đến hoạt động thư viện là một việc rất thuận lợi trong hoạt
động của thư viện. Bởi chính các lãnh đạo là người tìm kiếm các dự án cũng như
xin kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của thư viện. Đây cũng là một trong những vấn
đề thuận lợi của ba đơn vị này khi ứng dụng phần mềm Libol.
Thư viện Hà Nội và Văn phòng Quốc hội cũng vẫn duy trì hoạt động bảo
trì phần mềm Libol hàng năm. Chỉ có riêng Thư viện Bảo tàng phụ nữ Việt Nam
là gặp khó khăn trong việc có kinh phí duy trì hoạt động của thư viện. Thư viện
ứng dụng phần mềm Libol từ những năm 2009. Trong suốt quá trình hoạt động
cũng gặp một số vấn đề, tuy nhiên do không có kinh phí nên không thể nâng cấp
phần mềm để hoạt động hiệu quả hơn. Phía Tinh Vân vẫn hỗ trợ thư viện khi gặp

12


sự cố nhưng nếu không có kinh phí để duy trì hoạt động bảo trì hay nâng cấp thì
cũng rất khó khăn cho cả phía thư viện và nhà cung cấp phần mềm là phía Tinh
Vân
2.2 Nguồn nhân lực tiếp cận phần mềm
2.2.1 Nhóm cán bộ quản lý thƣ viện
90% các thư viện đều có bộ phần quản lý hay chính là ban giám đốc điều
hành thư viện.
2.2.2 Nhóm cán bộ nghiệp vụ
Nhóm cán bộ nghiệp vụ chính là nhóm đối tượng sử dụng chi tiết đến các

tính năng của phần mềm Libol. Libol được xây dựng với 9 phân hệ đáp ứng đầy
đủ một quy trình nghiệp vụ thống nhất trong thư viện.
2.2.3 Nhóm bạn đọc sử dụng trang tra cứu mục lục trực tuyến OPAC
Bạn đọc chính là người sử dụng cuối cùng phần mềm Libol. Cán bộ thư
viện tiến hành bổ sung, biên mục tài liệu, xây dựng tài liệu thành các CSDL để
bạn đọc tra cứu trên trang OPAC. Phân hệ OPAC của phần mềm là cầu nối thư
viện với bạn đọc.
2.3 Công tác hỗ trợ ứng dụng phần mềm từ nhà cung cấp
2.3.1 Phƣơng thức hỗ trợ
Sau khi triển khai cài đặt phần mềm, hỗ trợ đào tạo và chuyển giao công
nghệ cho khách hàng xong, Tinh Vân cung cấp đầu mối liên hệ tiếp nhận các yêu
cầu của khách hàng là bộ phận Call Center (Bộ phận chăm sóc khách hàng). Mọi
yêu cầu thắc mắc của khách hàng sẽ chuyển về bộ phận này và được hỗ trợ theo
các biểu mẫu, biên bản Tinh Vân cung cấp.

13


2.3.2 Hiệu quả công việc hỗ trợ
Về quy trình hỗ trợ: Tinh Vân cung cấp quy trình hỗ trợ khách hàng rất
bài bản như trên nhưng trên thực tế thì việc tuân thủ quy trình trên không được
diễn ra như mong đợi ở cả hai phía.
Về thời hạn hỗ trợ: Theo như thực tế triển khai phần mềm mỗi thư viện
sẽ có 1, 2 năm bảo hành phần mềm (có những thư viện là vài năm).
Về chất lƣợng cán bộ kỹ thuật hỗ trợ: 100% các thư viện đều đánh giá
cao về năng lực cán bộ hỗ trợ của công ty Tinh Vân là năng lực tốt, có khả năng
định hướng tư vấn cho khách hàng.
2.4 Hiệu quả ứng dụng các tính năng của phần mềm
2.4.1 Nhóm chức năng nghiệp vụ thƣ viện
2.4.1.1 Phân hệ Bổ sung

Qua kết quả khảo sát cho thấy, tất cả các thư viện đều ứng dụng phân hệ
bổ sung vào hoạt động quản lý thư viện của đơn vị. Tuy nhiên vẫn có một số tính
năng của phân hệ bổ sung chưa được áp dụng và một số tính năng còn lỗi, chưa
phù hợp với một số thư viện.
2.4.1.2 Phân hệ Biên mục
Cơ sở dữ liệu thư mục là điều không thể thiếu của các thư viện khi ứng
dụng bất cứ một phần mềm quản lý thư viện nào. Với phần mềm Libol cũng vậy,
các thư viện có thể tạo ra các cơ sở dữ liệu thư mục về Sách, Báo tạp chí, Luận
án, luận văn, Bài trích, Môn học hoặc Đề tài nghiên cứu khoa học. Qua khảo sát
cho thấy tất cả các thư viện ứng dụng phần mềm Libol đều tiến hành sử dụng
tính năng này để quản lý thư mục các nguồn tài nguyên của thư viện.

14


2.4.1.3 Phân hệ Sƣu tập số
Có 4/6 thư viện hiện đang không sử dụng phân hệ Sưu tập số. Riêng Bảo
tàng Phụ nữ Việt Nam không sử dụng là do thời điểm ban đầu của dự án không
tiến hành mua phân hệ này trong hệ thống.
Còn Trung tâm thông tin thư viện - Học viện Công nghệ bưu chính viễn
thông và Đại học Hà Nội không sử dụng tính năng này là do cả 2 thư viện đều
đang sử dụng phần mềm quản lý thư viện số mã nguồn mở Dspace. So với tính
năng của phân hệ Sưu tập số trong phần mềm Libol thì phần mềm Dspace đáp
ứng hơn rất nhiều các yêu cầu của thư viện trong việc quản lý tài liệu số.
2.4.1.4 Phân hệ Ấn phẩm định kỳ
Phân hệ ÂPĐK cho phép các thư viện quản lý riêng, chi tiết từng tên Tạp
chí có trong thư viện. Với các thư viện có số lượng Báo tạp chí lớn thì tính năng
của phân hệ ÂPĐK là rất thiết thực. Trên thực tế có 3/6 thư viện tiến hành áp
dụng phân hệ ÂPĐK.
2.4.1.5 Phân hệ Quản trị hệ thống

Trên thực tế, phân hệ quản trị được 100% các thư viện sử dụng và khai
thác đầy đủ tất cả các tính năng có trong phân hệ này. Tuy nhiên với một số thư
viện có quy mô nhỏ và số lượng cán bộ hạn chế như Trung tâm thông tin thư
viện Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông thì phân hệ này chủ yếu do cán
bộ phụ trách nghiệp vụ quản lý và phân đầy đủ quyền cho 2 cán bộ còn lại để có
thể linh động trong mọi hoạt động của thư viện.
2.4.2 Nhóm chức năng phục vụ bạn đọc
2.4.2.1 Phân hệ OPAC

15


Bên cạnh các tính năng tìm kiếm đó thì trang OPAC còn hỗ trợ rất nhiều
tính năng khác phục vụ lợi ích cho bạn đọc, tuy nhiên theo kết quả khảo sát thì
100% bạn đọc của các thư viện đều không biết đến các tính năng đó.
2.4.2.2 Phân hệ Bạn đọc
 Tính năng phân hệ Bạn đọc
Quản lý thông tin của bạn đọc là rất cần thiết đối với các thư viện. Khi các
thư viện còn sử dụng công nghệ mã vạch vào hoạt động lưu thông tài liệu thì
việc lưu trữ thông tin của bạn đọc càng quan trọng hơn. Tất cả các thư viện đều
áp dụng phân hệ Bạn đọc tuy nhiên vẫn còn có một số tính năng chưa sử dụng
đến và một số tính năng khi dùng còn gặp nhiều khó khăn.
2.4.2.3 Phân hệ Mƣợn trả (Lƣu thông)
Với việc ứng dụng phần mềm thư viện điện tử cùng các thiết bị thư viện
hiện đại, mọi hoạt động của thư viện đã được tự động hóa. Hiệu quả tốt nhất của
việc tự động hóa này chính là hoạt động lưu thông tài liệu của thư viện. Thay vì
mượn trả tài liệu truyền thống như trước đây, hiện tại khi ứng dụng công nghệ
mã vạch vào hoạt động thư viện thì việc mượn trả đã được tự động hóa. Lưu
thông tài liệu và lưu thông bạn đọc trở lên nhanh chóng và hiệu quả hơn rất
nhiều. Chính vì hiệu quả đó nên các tính năng của phân hệ Lưu thông được các

thư viện sử dụng rộng rãi và đây cũng là các tính năng được sử dụng thường
xuyên nhất trong hệ thống phần mềm Libol.
2.4.2.4 Phân hệ Mƣợn liên thƣ viện
Trên thực tế thì 100% các thư viện tham gia vào khảo sát cũng như các
thư viện khác triển khai phần mềm Libol đều chưa tiến hành sử dụng phân hệ
này.

16


Thực tế không phải do tính năng của phần mềm không đáp ứng, nguyên
nhân là do phía các thư viện. Các thư viện chưa thể xây dựng được chính sách
chia sẻ nguồn tin với nhau nên việc mượn tài liệu liên thư viện rất khó khăn.
Trong tương lai, hy vọng rằng các thư viện sẽ phát huy được vấn đề chia
sẻ nguồn tin và phân hệ mượn liên thư viện của phần mềm Libol sẽ hỗ trợ tích
cực cho vấn đề mượn liên thư viện giữa các thư viện
2.5 Một số nhận xét về việc ứng dụng phần mềm Libol tại các thƣ viện
trên địa bàn Hà Nội
2.5.1 Ƣu điểm
- Hoàn thiện chu trình nghiệp vụ thư viện
- Giao diện phần mềm thân thiện, dễ sử dụng
- Nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện
- Nâng cao trình độ cán bộ thư viện
2.5.2 Các vấn đề tồn tại
Về phía phần mềm và Công ty Tinh Vân
- Tính năng còn chưa phù hợp.
- Các báo cáo đầu ra, thư viện không chủ động chỉnh sửa tùy biến được
mà phải nhờ đến sự tác động của Công ty Tinh Vân.
- Mức độ ổn định và tính thống nhất của phần mềm chưa cao. Trong quá
trình sử dụng phần mềm tại các thư viện vẫn có tình trạng xảy ra lỗi, gây ảnh

hướng đến hoạt động của thư viện.
- Kinh phí bảo trì phần mềm Công ty đưa ra còn quá cao so với mức đáp
ứng được của các thư viện.
Về phía các thư viện

17


Phần mềm Libol có rất nhiều tính năng hữu ích tuy nhiên vẫn chưa được
các Thư viện tiến hành sử dụng ví dụ như chức năng Đơn đặt của phân hệ Bổ
sung, chức năng tạo từ điển của phân hệ Biên mục hoặc phân hệ Mượn liên thư
viện,…
Nguồn lực, trình độ cán bộ của các thư viện về Công nghệ thông tin còn
hạn chế. Rất nhiều các tính năng của phần mềm như các báo cáo đầu ra, các mẫu
thẻ bạn đọc, mẫu phích phiếu,… Nếu cán bộ thư viện nắm bắt được công nghệ
thông tin thì có thể tự chủ động tác động mà không cần đến sự hỗ trợ của Công
ty Tinh Vân.
Hệ thống máy chủ của các thư viện vẫn thường xảy ra sự cố gây ảnh
hưởng đến hoạt động của phần mềm. Máy chủ không đủ dung lượng lưu trữ,
máy chủ thường thay đổi phải cài đặt lại phần mềm, ảnh hưởng đến hoạt động
của thư viện.
Bạn đọc tại các thư viện (Người dùng tin trực tiếp) chưa nắm bắt được đặc
điểm tìm tin của trang tra cứu mục lục trực tuyến OPAC
Kinh phí để duy trì hoạt động bảo hành, bảo trì phần mềm cũng như kinh
phí nâng cấp các tính năng của phần mềm tại các thư viện còn hạn hẹp
2.5.3 Một số nguyên nhân
Về kinh phí: Ngân sách của các đơn vị chi cho hoạt động thư viện còn hạn
hẹp. Cán thư viện lại chưa có kinh nghiệm cũng như cơ sở để tự tìm kiếm các
nguồn hỗ trợ từ bên ngoài như các tổ chức trong nước và nước ngoài.
Về nhân sự: Các thư viện vẫn còn thiếu nhân sự để giải quyết dứt điểm và

nhanh chóng các vấn đề của phần mềm khi ứng dụng trong hoạt động của thư
viện. Đồng thời thư viện chưa có cán bộ vững cả nghiệp vụ thư viện và tin học

18


để hỗ trợ cho các phòng ban trong hoạt động của thư viện khi ứng dụng phần
mềm Libol.
Về phần mềm và công ty Tinh Vân: Chưa có sự tương tác giữa đơn vị
cung cấp và đơn vị sử dụng là các thư viện.

19


CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG PHẦN
MỀM LIBOL TẠI CÁC THƢ VIỆN Ở HÀ NỘI
3.1 Nhóm giải pháp đối với các thƣ viện
3.1.1 Tăng cƣờng khai thác các chức năng của phần mềm
- Với những tính năng hiện tại các thư viện đang chưa sử dụng đến do
chưa có nhu cầu và sẽ tiến hành sử dụng trong thời gian tới thì cần phải đẩy
mạnh hơn nữa việc ứng dụng các tính năng này, một phần tận dụng được các
tính năng của phần mềm, một mặt việc quản lý tài liệu trong thư viện hay hoạt
động của thư viện cũng sẽ chuyên nghiệp hơn khi được quản lý tất cả các vấn đề
trên phần mềm.
- Với những tính năng của phần mềm mà các thư viện sẽ không dùng đến
thì ngay trong quá trình dự án tiến hành mua phần mềm, các thư viện cần phải
cân nhắc có nên mua các phân hệ đó hay không nếu như trên thực tế thư viện
không sử dụng đến các tính năng đó hoặc trong giai đoạn trước mắt chưa có nhu
cầu sử dụng đến các tính năng đó.
- Riêng với phân hệ Mượn liên thư viện ILL, 100% các thư viện ứng dụng

phần mềm Libol đều không sử dụng đến phân hệ này. Các thư viện cần đẩy
mạnh hơn vấn đề chia sẻ nguồn tin với nhau.
- Các thư viện cần phải giao nhiệm vụ đến từng bộ phận, cán bộ thư viện
phải tìm hiểu chi tiết đến các phân hệ của phần mềm để nắm bắt được các tính
năng của phần mềm, trên cơ sở đó ứng dụng các tính năng đó vào hoạt động thực
tế của thư viện
3.1.2 Nâng cao trình độ cán bộ
- Các thư viện cần phải có cán bộ phụ trách về công nghệ thông tin.

20


- Cần thay đổi lại cơ cấu, tổ chức lớp học nghiệp vụ phần mềm thư viện
điện tử.
- Với một số thư viện hiện đang có số lượng cán bộ nghiệp vụ tương đối ít
cần phải bổ sung thêm nhân lực.
3.1.3 Đào tạo ngƣời dùng tin
- Bên cạnh việc hướng dẫn cho bạn đọc biết về tổ chức và hoạt động của
thư viện, nội qui thư viện, nguồn lực thông tin hiện có của thư viện, sản phẩm
dịch vụ thông tin, các chính sách lưu thông tài liệu cũng như chính sách lưu
thông đối với từng nhóm bạn đọc, thì trong các khóa đào tạo người dùng tin, cán
bộ thư viện cần phải giới thiệu cho bạn đọc chi tiết về Bộ máy tra cứu trực tuyến
OPAC của thư viện, và giới thiệu các tính năng có lợi thế cho bạn đọc, giúp bạn
đọc tìm kiếm nhanh chóng tài liệu hoặc tiết kiệm được thời gian, chi phí cũng
như thấy được lợi thế của các tính năng mà trang OPAC mang lại.
- Tăng cường thêm dung lượng thời gian đào tạo người dùng tin là rất
quan trọng và cần thiết đối với Trung tâm thông tin thư viện – Học viện công
nghệ bưu chính viễn thông cũng như đối với các thư viện khác.
- Cần phải bố trí, tổ chức sao cho hợp lý với đặc thù của thư viện nhưng
vẫn cần phải có một khóa đào tạo người dùng tin hoặc hội nghị bạn đọc.

3.1.4 Đầu tƣ cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ
Ổn định hệ thống mạng
Cần phải xây dựng hệ thống mạng LAN, WAN, kết nối các thành phần
riêng rẽ như máy chủ, máy trạm và các thiết bị phụ trợ khác tạo thành một thể
thống nhất đồng bộ. Tránh những sự cố không hay xảy ra khi máy trạm không
kết nối được máy chủ cũng như máy chủ không thể đồng bộ dữ liệu từ máy trạm
về máy chủ.

21


Xây dựng hệ thống mạng Internet có tốc độ cao nhằm phục vụ nhu cầu
tìm kiếm, truy cập thông tin của bạn đọc mọi lúc mọi nơi và giúp cán bộ thư viện
có thể nhanh chóng, dễ dàng sao chép biểu ghi ở các CSDL của các thư viện
khác trong nước cũng như trên thế giới qua hệ thức Z39.50, phục vụ đắc lực cho
công tác biên mục, giảm chi phí và nỗ lực cho cán bộ thư viện.
Bảo trì tốt các thiết bị công nghệ thông tin
Về máy chủ: Cần đầu tư kinh phí và có chủ trương để có thể bảo trì các
thiết bị công nghệ thông tin thật tốt.
Về máy trạm và các thiết bị công nghệ khác: Đầu tư kinh phí mua mới
hoặc nâng cấp hệ thống máy trạm, thiết bị đã lỗi thời để sử dụng các thiết bị có
khả năng ổn định cao.
Tăng cường đầu tư các thiết bị an ninh: Một số thiết bị an ninh như Cổng
tử (bảo vệ an toàn cho tất cả các tài liệu của thư viện đã được dán từ); Camera
quan sát; đặc biệt là hệ thống RFID - Radio Frequency Identification (Nhận
dạng tần số sóng vô tuyến).
Đầu tư kinh phí để nâng cấp một số tính năng của phần mềm cũng
như duy trì việc bảo hành bảo trì phần mềm.
3.1.5 Điều chỉnh công tác tổ chức quản lý thƣ viện
Cần thiết phải có cán bộ công nghệ thông tin hay cán bộ phụ trách tin học

trong thư viện. Với các đơn vị đã có cán bộ phụ trách tin học thì cần phải nâng
cao trình độ của cán bộ để thư viện có thể chủ động trong công tác về các vấn đề
như báo cáo, mẫu biểu hay sự cố về mạng, đường truyền ảnh hưởng đến hoạt
động của thư viện.

22


Các thư viện cũng cần phải có các hoạt động phối hợp cùng đơn vị cung
cấp phần mềm điều chỉnh và hoàn thiện phần mềm, đáp ứng được nhu cầu thực
tiễn của từng thư viện.
Cần có kế hoạch cụ thể, chi tiết cho việc chia sẻ nguồn tin giữa các thư
viện về các vấn đề như mượn liên thư viện, hợp tác bổ sung, biên mục, phân
loại,… tận dụng được rất nhiều thời gian và chi phí
3.2 Nhóm giải pháp đối với Công ty Cổ phần công nghệ Tinh Vân
3.2.1 Nâng cấp phần mềm
- Hệ thống các báo cáo, mẫu biểu cần hướng dẫn lại chi tiết cho các thư
viện, để cán bộ tại các thư viện có thể tự chủ động thay đổi khi cần thiết mà
không cần phải nhờ đến sự tác động của đơn vị cung cấp phần mềm.
- Các sự cố, lỗi xảy ra trong hệ thống phần mềm cần phải khắc phục kịp
thời để không gián đoạn hoạt động của các thư viện
- Tích hợp với các cổng thông tin.
3.2.2 Chính sách hỗ trợ các thƣ viện
- Giảm kinh phí bảo trì phần
- Chủ động liên hệ với các thư viện
3.2.3 Tăng cƣờng hoạt động Marketing sản phẩm
Đẩy mạnh hơn việc quản bá sản phẩm và Marketing sản phẩm đến với các
thư viện. Cụ thể bằng một số hình thức như tham gia các hội thảo chuyên ngành,
hội thảo khoa học về lĩnh vực thông tin thư viện được tổ chức hàng năm do Hội
thư viện Việt Nam tổ chức cũng như các đơn vị thư viện khác tổ chức. Cần đẩy

mạnh việc giới thiệu các sản phẩm mới đến các thư viện để các thư viện có thể
nắm bắt được các tính năng mới của phần mềm

23


KẾT LUẬN
Với những kết quả khảo sát trong bài viết, tác giả có thể khẳng định lại về vai
trò của phần mềm Libol đối với các thư viện đã và đang ứng dụng phần mềm trong
hoạt động của mình. Trong quá trình sử dụng có thể vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể
đáp ứng được yêu cầu của thư viện nhưng phần nào đó đã làm thay đổi hoạt động
của thư viện. Và càng khẳng định hơn là Libol vẫn đang ngày càng phát triển,
nghiên cứu ra những phiên bản mới với các tính năng mới theo công nghệ mới đáp
ứng được các yêu cầu của các thư viện.
Những đổi mới trên các lĩnh vực hoạt động, trong đó việc đấy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ, chắc chắn trong tương lai Thư
viện sẽ ngày càng phát triển, có nhiều sản phẩm và dịch vụ thông tin chất lượng
cao, thỏa mãn nhu cầu của người dùng tin, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo
những chủ nhân tương lai của đất nước. Con người đang dần tiến đến một xã hội tri
thức vì thế hoạt động thông tin thư viện ngày càng được đẩy mạnh và chú trọng
hơn. Chính vì vậy, các thư viện ngày càng phát triển và đầu tư kinh phí cho việc
phát triển thư viện điện tử, thư viện số để đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong
thời kỳ bùng nổ thông tin ngày càng phức tạp và nhu cầu tin ngày càng đa dạng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Ngọc Anh (2008). Ngiên cứu nâng cao hiệu quả ứng dụng
phần mềm Libol 5.0 tại thư viện trường đại học Xây dựng
24



2. Nguyễn Thị Dinh (2011). Tìm hiểu ứng dụng phần mềm Libol trong thư
viện trường Đai học Thủy Lợi
3. Nguyễn Tiến Đức. Xây dựng thư viện điện tử và vấn đề số hoá tài liệu ở
Việt Nam. Tạp chí thông tin và tư liệu. 2005, số 2…
4. Tạ Bá Hưng (2005). Các tiêu chí đánh giá và lựa chọn phần mềm cho thư
viện điện tử ở Việt Nam. Tạp chí thông tin và tư liệu, số 2
5. Chu Vân Khánh (2006). Khảo sát việc ứng dụng hệ quản trị thư viện tích
hợp Libol 5.0 tại Trung tâm thông tin thư viện trường Đại học Quốc gia
Hà Nội : Luận văn ThS. Thông tin – Thư viện.- H. : ĐHVH
6. Cao Minh Kiểm (2000). Thư viện số: định nghĩa và vấn đề. Tạp chí thông
tin và tư liệu, số 3. tr. 5-11
7. Vũ Thị Ngọc Liên (2011). Tổng quan về tình hình phát triển thư viện số các
trường đại học Australia và Việt Nam. Tạp chí thư viện Việt Nam, số 1

8. Đặng Thị Mai (2008). Quá trình 20 năm tin học hóa và xây dựng thư viện
điện tử tại thư viện Quốc gia và hệ thống thư viện công cộng Việt Nam
1986-2006, xu hướng phát triển đến năm 2020. Tạp chí thông tin và tư
liệu, số 1
9. Phạm Thị Mai (2009). Nghiên cứu phát triển thư viện điện tử trong các
trường đại học trên bản địa Hà Nội hiện nay : Luận văn ThS. Thông tin:
60 32 20; Nghd. : PGS.TS. Nguyễn Hữu Hùng . - H. : ĐHKHXH& NV. 103 tr.
10. Nguyễn Hoàng Sơn (2011). Thư viện số: hai thập kỷ phát triển trên thế
giới, bài học kinh nghiệm và phát triển cho Việt Nam. Tạp chí thông tin và
tư liệu, số 2

25


×