Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Quản lý nhân lực tại công ty TNHH mạng tầm nhìn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.89 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------o0o-----------

NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN

QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY
TNHH MẠNG TẦM NHÌN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------o0o-----------

NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN

QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY
TNHH MẠNG TẦM NHÌN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. NGUYỄN THỊ THU HOÀI
XÁC NHẬN CỦA


XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

TS. NGUYỄN THỊ THU HOÀI

Hà Nội – 2016

GS. PHAN HUY ĐƢỜNG


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Quản lý nhân lực tại công ty TNHH
Mạng Tầm Nhìn Việt Nam” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn
của TS. Nguyễn Thị Thu Hoài. Các thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận văn
đều do tôi tự tiến hành thu thập, phân tích và nghiên cứu.
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực, chuẩn xác của nội dụng
luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

Nguyễn Thị Bích Liên

năm



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đƣợc công trình nghiên cứu này, tôi đã nhận đƣợc sự ủng hộ và
hỗ trợ từ thầy cô giáo, bạn bè, và các đồng nghiệp trong công ty TNHH Mạng Tầm
Nhìn Việt Nam. Cá nhân tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Tiến sỹ Nguyễn
Thị Thu Hoài, mặc dù rất hạn hẹp về thời gian nhƣng Cô đã dành nhiều công sức và
kinh nghiệm quý báu của mình, hƣớng dẫn tôi rất tận tình và chu đáo
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Sau đại học, Hội đồng xét duyệt
đề cƣơng, các giảng viên, các nhà khoa học trong và ngoài trƣờng đã truyền đạt kiến
thức và kinh nghiệm để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn Ban lãnh đạo, đồng nghiệp trong công ty TNHH Mạng Tầm Nhìn
Việt Nam cũng nhƣ bạn bè đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành
tốt việc học tập và nghiên cứu trong thời gian qua.
Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

Nguyễn Thị Bích Liên

năm


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ......................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. TÍNH CấP THIếT CủA Đề TÀI ...........................................................................1
2. MụC ĐÍCH VÀ NHIệM Vụ NGHIÊN CứU ........................................................2
2.1. Mục đích của đề tài .......................................................................................2

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................2
3. ĐốI TƢợNG VÀ PHạM VI NGHIÊN CứU .........................................................3
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: ..................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu: .....................................................................................3
4. ĐÓNG GÓP CủA LUậN VĂN ..............................................................................3
5. KếT CấU CủA LUậN VĂN ...................................................................................4
1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP ..5
1.1. TổNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CứU......................................................5
1.1.1. Công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài luận văn ...........5
1.1.2. Nhận xét chung về các công trình và khoảng trống cần nghiên cứu ......7
1.2. CƠ Sở LÝ LUậN Về QUảN LÝ NHÂN LựC TRONG CÁC DOANH NGHIệP
.....................................................................................................................................8
1.2.1. Khái niệm nhân lực ....................................................................................8
1.2.2. Khái niệm và vai trò của quản lý nhân lực . Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Sự cần thiết phải quản lý nhân lực của doanh nghiệp ... Error! Bookmark
not defined.
1.2.4. Mục tiêu và chức năng của quản lý nhân lực ...........Error! Bookmark not
defined.


1.2.5. Nội dung quản lý nhân lực trong doanh nghiệp .......Error! Bookmark not
defined.
1.2.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhân lực trong doanh nghiệp
....................................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.7. Tiêu chí đánh giá công tác quản lý nhân lực ............Error! Bookmark not
defined.
1.3. KINH NGHIệM QUảN LÝ NHÂN LựC TạI MộT Số DOANH NGHIệP
...................................................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhân lực tại công ty CPSX và XNK Long Đạt

....................................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhân lực tại Công ty TNHH Kẻ Gỗ .............. Error!
Bookmark not defined.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với công ty TNHH Mạng Tầm Nhìn ....... Error!
Bookmark not defined.
2 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... ERROR! BOOKMARK NOT
DEFINED.
2.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CứU .............. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
2.2. TÀI LIệU.............................................. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
2.2.1. Mục đích thu thập tài liệu: ........................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Nguồn tài liệu ............................................... Error! Bookmark not defined.
2.3. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CứU ĐƢợC ÁP DụNG:..................ERROR!
BOOKMARK NOT DEFINED.
2.3.1. Phƣơng pháp lôgic lịch sử ........................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Phƣơng pháp thống kê mô tả ....................... Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Phƣơng pháp phân tích-tổng hợp: .............. Error! Bookmark not defined.
2.3.4. Phƣơng pháp so sánh ................................... Error! Bookmark not defined.
3 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH
MẠNG TẦM NHÌN VIỆT NAM ............... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.


3.1. KHÁI QUÁT CHUNG Về CÔNG TY TNHH MạNG TầM NHÌN VIệT NAM
...................................................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ............. Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức quản lý của công ty ........ Error!
Bookmark not defined.
3.1.3. Thực trạng nhân lực tại công ty TNHH Mạng Tầm Nhìn Việt Nam
....................................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2. TÌNH HÌNH QUảN LÝ NHÂN LựC TạI CÔNG TY TNHH MạNG TầM
NHÌN VIệT NAM ........................................ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

3.2.1. Phân tích công việc, hoạch định và tuyển dụng nhân lực .............. Error!
Bookmark not defined.
3.2.2. Phân công công việc, sử dụng và duy trì nhân lực ...Error! Bookmark not
defined.
3.2.3. Đào tạo, phát triển nhân lực. ....................... Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện công việc .....Error! Bookmark not
defined.
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG Về CÔNG TÁC QUảN LÝ NHÂN LựC TạI CÔNG TY
TNHH MạNG TầM NHÌN VIệT NAM ...... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
3.3.1. Thành công đạt đƣợc trong công tác quản lý nhân lực của công ty
....................................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Một số hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý nhân lực của công ty
và nguyên nhân của những hạn chế ........................... Error! Bookmark not defined.
4 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH MẠNG TẦM NHÌN VIỆT NAM .......ERROR!
BOOKMARK NOT DEFINED.
4.1. BốI CảNH THựC Tế VÀ ĐịNH HƢớNG PHÁT TRIểN CủA CÔNG TY
...................................................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
4.1.1. Bối cảnh thực tế :.......................................... Error! Bookmark not defined.
4.1.2. Định hƣớng phát triển của công ty .............. Error! Bookmark not defined.


4.2. PHƢƠNG HƢớNG THựC HIệN QUảN LÝ HIệU QUả NHÂN LựC TạI
CÔNG TY TNHH MạNG TầM NHÌN VIệT NAM....... ERROR! BOOKMARK NOT
DEFINED.
4.3. CÁC GIảI PHÁP Đề XUấT NHằM HOÀN THIệN QUảN LÝ NHÂN LựC
TạI CÔNG TY TNHH MạNG TầM NHÌN VIệT NAM ERROR! BOOKMARK NOT
DEFINED.
4.3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện phân tích, hoạch định và tuyển dụng nhân
lực.................................................................................. Error! Bookmark not defined.

4.3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện phân công, sử dụng và duy trì nhân lực
....................................................................................... Error! Bookmark not defined.
4.3.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện đào tạo và phát triển nhân lực............ Error!
Bookmark not defined.
4.3.4. Giải pháp hoàn thiện kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện công việc
....................................................................................... Error! Bookmark not defined.
4.3.5. Nhóm giải pháp phụ trợ ............................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ................................................. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................9


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trƣờng đang trong quá trình mở cửa hội nhập
kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh muốn cạnh tranh và đứng
vững đƣợc đều tìm mọi cách nhằm đạt đƣợc mục tiêu bao trùm là giảm thiểu chi
phí kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào việc phân
bổ tối ƣu các nguồn lực đặc biệt là nhân lực để đạt đƣợc hiệu quả và năng suất cao
nhất.
Bên cạnh các nguồn lực cần thiết thì nhân lực đƣợc coi là một tài sản quan
trọng bắt buộc phải đƣợc doanh nghiệp duy trì và ổn định. Tuy nhiên nhân lực của
các doanh nghiệp hiện nay còn chƣa đạt về chất và lƣợng, chƣa đƣợc phân bổ và sử
dụng theo cơ cấu hợp lý khiến doanh nghiệp hoạt động thiếu hiệu quả và không
phát triển hơn đƣợc. Nguyên nhân chủ yếu là do yếu kém về công tác quản lý nhân
lực. Doanh nghiệp có tồn tại và phát triển đƣợc hay không phụ thuộc vào tính hiệu
quả của việc quản lý nhân lực, bao gồm quản lý không chỉ đội ngũ nhân lực mà
ngay cả quản lý chính bản thân ngƣời làm quản lý. Thêm vào đó, việc quản lý các
nguồn lực khác cũng sẽ không có hiệu quả nếu không quản lý tốt nhân lực của
doanh nghiệp. Do đó đây là một thách thức đối với quản lý doanh nghiệp nói
chung và việc quản lý nhân lực cần phải đƣợc chú trọng hơn nữa.

Là một doanh nghiệp tƣ nhân sản xuất và thƣơng mại tại Việt Nam, Công ty
TNHH Mạng Tầm Nhìn Việt Nam cũng đối mặt với thách thức chung nhƣ vậy. Kể
từ khi thành lập đến nay, trải qua năm năm hoạt động kinh doanh với nguồn vốn
ban đầu ít ỏi và nhân lực hạn chế cả về số lƣợng và chất lƣợng, doanh nghiệp đã dần
mở rộng quy mô hoạt động và đạt đƣợc một số thành công nhất định trong kinh
doanh. Việc mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh đồng nghĩa với việc phải tăng
thêm nhân lực cả về số lƣợng và chất lƣợng để bổ sung các vị trí công việc còn
thiếu và để đáp ứng nhu cầu cho các lĩnh vực kinh doanh mới. Yêu cầu cấp thiết đặt
ra về quản lý nhân lực là phải tuyển dụng thêm nhân lực và phải có đƣợc đội ngũ
nhân viên có trình độ cao, phù hợp, phải sắp xếp, bố trí nhân lực hợp lý đồng thời

1


phải có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ cho nhân lực để họ có đủ
các điều kiện cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Tuy nhiên, bộ máy càng to thì càng cồng kềnh, khó quản lý và việc quản lý nhân
lực tại công ty chƣa hiệu quả. Thực tiễn quản lý nhân lực của công ty đã bộc lộ
những hạn chế nhƣ: còn yếu trong khâu tuyển dụng và thẩm định năng lực nhân
viên, chƣa tạo đƣợc động lực và phát huy tối đa tiềm năng của nhân viên, chƣa đánh
giá đúng năng lực thực hiện công việc của nhân viên và còn khó khăn trong việc
duy trì và ổn định đội ngũ nhân lực…Về lâu dài, những hạn chế này nếu không
đƣợc khắc phục sẽ gây ra việc giảm thiểu lớn về nhân lực do sự rời đi của những
nhân viên tài năng và tận tụy, làm giảm không chỉ năng lực cạnh tranh mà còn cả
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ những lý do phân tích trên, đề tài:
“Quản lý nhân lực tại công ty TNHH Mạng Tầm Nhìn Việt Nam” đƣợc tác giả
chọn làm luận văn tốt nghiệp.
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài:
Công ty TNHH Mạng Tầm Nhìn Việt Nam đã thực hiện việc quản lý nhân lực
nhƣ thế nào và công ty cần làm gì để có thể hoàn thiện việc quản lý nhân lực trong

bối cảnh mới?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích của đề tài
Phát hiện thực trạng công tác quản lý nhân lực tại công ty TNHH Mạng Tầm
Nhìn việt Nam từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc quản lý nhân
lực tại Công ty.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nhân lực của doanh nghiệp, quản lý nhân lực
trong doanh nghiệp.
Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhân lực tại Công ty TNHH Mạng
Tầm Nhìn Việt Nam trong những năm qua (giai đoạn 2010-2015) để làm rõ những
mặt hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý nhân lực của công ty, nguyên nhân
của những hạn chế đó.

2


Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại Công
ty TNHH Mạng Tầm Nhìn Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Công tác quản lý nhân lực tại công ty TNHH Mạng Tầm Nhìn Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Công ty TNHH Mạng Tầm Nhìn Việt Nam.
Phạm vi thời gian: Từ năm 2010 đến 2015, đây là thời gian từ lúc Công ty
TNHH Mạng Tầm Nhìn Việt Nam bắt đầu đƣợc thành lập và đi vào hoạt động kinh
doanh tại Việt Nam.
4. Đóng góp của luận văn
So với các công trình đã nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhân
lực trong doanh nghiệp thì đề tài này không bị trùng lắp. Kết quả nghiên cứu của đề

tài có những điểm đóng góp mới là:
Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý nhân lực của doanh nghiệp và tổng kết kinh
nghiệm thực tiễn về quản lý nhân lực tại một số doanh nghiệp để tạo cái nhìn tổng
quát về quản lý nhân lực, và định hƣớng cụ thể về nhân lực cho doanh nghiệp trong
thời gian tới.
Phân tích và đánh giá thực trạng việc quản lý nhân lực tại Công ty TNHH
Tầm Nhìn Việt Nam trên cơ sở lý luận về quản lý nhân lực, xác định những bất cập
còn tồn tại trong quá trình quản lý nhân lực, xác định nguyên nhân tồn tại những bất
cập đó. Từ đó giúp doanh nghiệp có cái nhìn khách quan và toàn diện hơn về việc
quản lý nhân lực, những mặt nào đƣợc sẽ phát huy và đồng thời cũng khắc phục các
bất cập còn tồn tại.
Đƣa ra các giải pháp thiết yếu để hoàn thiện việc quản lý nhân lực tại Công ty
Trách Nhiệm Hữu Hạn Mạng Tầm Nhìn Việt Nam nhằm duy trì và ổn định đội ngũ
nhân lực có năng lực, có trình độ để tạo chỗ đứng vững chắc cho doanh nghiệp hoạt
động kinh doanh.

3


5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, những nội dung
chính của luận văn đƣợc thể hiện theo kết cầu gồm bốn chƣơng:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về
quản lý nhân lực tại doanh nghiệp
Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng quản lý nhân lực tại Công ty TNHH Mạng Tầm Nhìn
Việt Nam
Chương 4: Giải pháp nhằm hoàn thiện việc quản lý nhân lực tại Công ty
TNHH Mạng Tầm Nhìn Việt Nam


4


1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài luận văn
Quản lý nhân lực không phải là vấn đề mới mẻ đối với các doanh nghiệp ở
Việt Nam hiện nay. Quản lý nhân lực vẫn luôn là bài toán làm đau đầu các nhà quản
lý. Doanh nghiệp nào cũng chung một mục tiêu là làm thế nào để quản lý nhân lực
hiệu quả để phát triển tối đa hoạt động kinh doanh. Đã có rất nhiều các công trình
nghiên cứu, các bài viết về thực trạng quản lý nhân lực của rất nhiều tổ chức, doanh
nghiệp khác nhau. Có thể kể ra một số nghiên cứu và luận văn về nhân lực và quản
lý nhân lực có liên quan tới hƣớng nghiên cứu của luận văn nhƣ sau:
Đề tài KX.05.11 “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” thuộc
chƣơng trình KH-CN cấp nhà nƣớc KX-05 “Phát triển văn hóa, con ngƣời và nguồn
nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” do Viện Nghiên Cứu Con
Ngƣời làm cơ quan chủ quản do PGS.TS Phạm Thành Nghị làm chủ nhiệm đề tài
năm 2005. Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và đánh giá thực tiễn quản lý và sử
dụng nhân lực trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý. Đề tài đã tổng kết các mô
hình quản lý nguồn nhân lực theo các nội dung nhƣ thành tố quá trình, tính chất các
mối quan hệ trong tổ chức và vai trò của yếu tố con ngƣời trong tổ chức đồng thời
chỉ ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng nguồn nhân lực bao gồm
giải pháp quản lý và sử dụng nguồn nhân lực hành chính nhà nƣớc, giải pháp nâng
cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực khu vực sự nghiệp và các giải pháp
quản lý và sử dụng nguồn nhân lực cấp doanh nghiệp.[14]
Luận án tiến sỹ kinh tế: “Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ
và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế” của tác giả Lê Thị Mỹ Linh,

trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2009 giúp phát triển nguồn nhân lực trong
doanh nghiệp nhỏ và vừa giúp các nhà nghiên cứu trong nƣớc, các chuyên gia hiểu

5


rõ hơn những khó khăn của các doanh nghiệp này trong việc phát triển nhân lực và
đƣa ra các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là trong quá trình hội nhập
kinh tế.[12]
Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh: “Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực
tại Viễn thông Bắc Giang” của tác giả Dƣơng Đại Lâm, Học viện công nghệ Bƣu
chính Viễn thông năm 2012 nghiên cứu, tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận của
công tác quản trị nhân lực trong doanh nghiệp, phân tích đánh giá thực trạng công
tác quản trị nhân lực tại Viễn thông Bắc Giang từ đó đề xuất giải pháp cụ thể để
hoàn thiện công tác quản trị nhân lực, tuy nhiên luận văn chú trọng đến giải pháp
chủ yếu về công tác tuyển dụng, sắp xếp và chế độ đãi ngộ cho ngƣời lao động.[11]
Luận văn thạc sỹ khoa học quản lý: “Quản lý nhân lực tại công ty TNHH
Trần Trung” của tác giả Vũ Văn Duẩn, trƣờng Đại học kinh tế quốc dân năm 2013,
luận văn này đã khái quát một số vấn đề lý luận về công tác quản lý nhân lực của
doanh nghiệp, dựa trên các vấn đề đó luận bàn và đánh giá thực trạng quản lý nhân
lực tại công ty TNHH Trần Trung và đề xuất các giải pháp hoàn thiện, nâng cao
năng lực quản lý nhân lực của công ty.[3]
Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế : “Quản lý nhân lực tại công ty Cokyvina”
của tác giả Nguyễn Thị Thu Phƣơng, trƣờng Đại học kinh tế-Đại học quốc gia Hà
Nội năm 2014, nội dung luận văn làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý
nhân lực trong doanh nghiệp, phân tích, đánh giá công tác quản lý nhân lực tại
Cokyvina, phát hiện những hạn chế, bất cập còn tồn tại trong công tác quản lý nhân
lực tại công ty này và đƣa ra một số giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý nhân lực tại
Cokyvina 2015 đến 2020.[15]
Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh: “Phát triển nguồn nhân lực tại công ty

cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu quảng Nam (Forexco Quảng Nam)” của tác giả Văn
Quý Đức, Đại học Đà Nẵng năm 2015, luận văn hệ thống hóa vấn đề lý luận liên
quan đến phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp, phân tích, đánh giá
thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại công ty Forexco Quảng Nam từ đó đề xuất
giải pháp để phát triển nguồn nhân lực của công ty trong thời gian tới.[7]

6


Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh: “Quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần
truyền thông-Xây dựng HJC3” của tác giả Đào Thị Hoa, Trƣờng đại học Kinh tế,
Đại học quốc gia Hà Nội năm 2015, luận văn này chỉ ra những vấn đề còn tồn tại
trong quản trị nhân lực của công ty Cổ phần truyền thông –Xây dựng HJC3 và trên
cơ sở đó đƣa ra những giải pháp góp phần nâng cao hơn nữa quản trị nhân lực tại
công ty trong giai đoạn tới.[9]
Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế : “Quản lý nguồn nhân lực tại công ty
TNHH MTV Thí nghiệm điện Miền Bắc” của tác giả Trần Xuân Tuấn, Trƣờng đại
học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội năm 2015, nội dung của luận văn này tác giả
làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý nguồn nhân lực trong doanh
nghiệp, phân tích, đánh giá công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty TNHH
MTV thí nghiệm điện Miền Bắc, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty.[20]
Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế : ”Quản lý nhân lực tại trung tâm nghiên cứu
phát triển thiết bị mạng viễn thông Vietel ” của tác giả Trần Nguyễn Dũng, trƣờng
Đại học kinh tế- Đại học quốc gia Hà Nội năm 2015, luận văn đã vận dụng lý luận
về quản lý nhân lực trong doanh nghiệp để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý
nhân lực tại trung tâm nghiên cứu phát triển thiết bị mạng viễn thông Vietel (VT
core) từ 2013-2014 và đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này tại
trung tâm 2015-2020.[5 ]
1.1.2. Nhận xét chung về các công trình và khoảng trống cần nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu nêu trên có đóng góp ý nghĩa về mặt khoa học và
thực tiễn, đã đề cập khá rõ và đầy đủ những vấn đề lý luận cũng nhƣ thực tiễn về
hoạt động quản lý nhân lực tại các doanh nghiệp. Các tác giả đều đi đến nhận thức
chung về vai trò và vị trí quan trọng của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp cũng
nhƣ sự cần thiết phải thực hiện hiệu quả công tác quản lý nguồn nhân lực. Các công
trình đều đề xuất ra những giải pháp cụ thể để thực hiện hiệu quả công tác quản lý
nguồn nhân lực. Tuy nhiên mỗi một doanh nghiệp quản lý nhân lực của mình theo
quan điểm, nguyên tắc và phƣơng thức của riêng họ. Do đặc thù về loại hình kinh

7


doanh, về tổ chức của doanh nghiệp mà có những vấn đề gặp phải khác nhau hoàn
toàn, hoặc cùng một vấn đề nhƣng có thể giải quyết hoàn toàn và triệt để ở doanh
nghiệp này nhƣng lại thất bại khi áp dụng vào doanh nghiệp khác. Bởi vậy dù có thể
áp dụng chung khung lý thuyết nhƣng vận dụng thực tiễn quản lý nhân lực sẽ không
giống nhau ở những tổ chức, doanh nghiệp khác nhau. Nhà quản lý doanh nghiệp có
thể có kế hoạch quản lý tốt nhân lực của doanh nghiệp mình nhƣng chƣa chắc áp
dụng vào có thể quản lý tốt nhân lực của doanh nghiệp khác. Sự thành công của
quản lý nhân lực của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào cách thức quản lý, kỹ năng
và trình độ tổ chức quản lý của các nhà quản lý. Không có một giải pháp chung nào
có thể giải quyết vấn đề quản lý nhân lực cho tất cả các doanh nghiệp.
Luận văn nghiên cứu việc quản lý nhân lực trong doanh nghiệp cụ thể mang
tính đặc thù riêng là công ty TNHH Mạng Tầm Nhìn Việt Nam, loại hình kinh
doanh có thể một số phần giống các doanh nghiệp này, một số phần giống doanh
nghiệp khác. Tuy vậy, tự bản thân nhân lực trong công ty với tƣ duy, trình độ văn
hóa, xã hội, trình độ chuyên môn khác nhau làm cho nhân lực của công ty trở nên
đa dạng và làm cho nó trở nên khác với nhân lực của doanh nghiệp khác. Hiện nay
do quy mô và cơ cấu tổ chức nhân lực của từng doanh nghiệp có những đặc thù
riêng và thay đổi theo các giai đoạn phát triển nên hầu nhƣ không có doanh nghiệp

nào có cách thức quản lý nhân lực giống nhau, ngay cả khi cùng hoạt động trong
một ngành, một lĩnh vực. Việc quản lý nhân lực ở công ty TNHH Mạng Tầm Nhìn
Việt Nam vì thế cũng không thể giống với quản lý nhân lực ở những công ty khác.
Cho tới nay chƣa có công trình nghiên cứu chính thức nào đƣợc công bố liên quan
đến quản lý nhân lực ở công ty TNHH Mạng Tầm Nhìn Việt Nam. Do đó, đề tài
nghiên cứu này sẽ là cơ sở cho công ty vận dụng trong thực tiễn để hoàn thiện việc
quản lý nhân lực tại đơn vị mình, hƣớng tới thực hiện mục tiêu chung là phát triển
bền vững.
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhân lực trong các doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm nhân lực

8


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Chƣơng trình phát triển dự án Mê Kông (MPDF), 2002. Chủ đề: Quản trị
nguồn Nhân lực trong các Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ. Tựa sách: Thu hút, tìm
kiếm và lựa chọn nguồn nhân lực. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản trẻ.

2.

Công ty TNHH Mạng Tầm Nhìn Việt Nam, 2010-2015. Báo cáo nhân lực
tổng hợp. Phòng tổ chức hành chính.

3.

Vũ Văn Duẩn, 2013. Quản lý nhân lực tại công ty TNHH Trần Trung. Luận
văn thạc sỹ khoa học quản lý. Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân.


4.

Trần Kim Dung, 2015. Quản trị nguồn nhân lực (tái bản lần thứ 8). Hồ Chí
Minh: Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.

5.

Trần Nguyễn Dũng, 2015. Quản lý nhân lực tại trung tâm nghiên cứu phát
triển thiết bị mạng viễn thông Vietel. Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế. Trƣờng
Đại học kinh tế- Đại học quốc gia Hà Nội.

6.

Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, 2004. Giáo trình quản trị nhân
lực(Tái bản). Trƣờng đại học kinh tế quốc dân. Khoa kinh tế lao động và dân số.
Bộ môn quản trị nhân lực. Hà Nội: Nhà xuất bản lao động-xã hội.

7.

Văn Quý Đức, 2015. Phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần lâm đặc
sản xuất khẩu quảng Nam (Forexco Quảng Nam). Luận văn thạc sỹ quản trị
kinh doanh. Trƣờng đại học Đà Nẵng.

8.

George T.Milkovich và John W.Boudreau, 1997. Quản trị nguồn nhân lực.
Dịch từ tiếng Anh. Ngƣời dịch Vũ Trọng Hùng, 2005. Hà Nội: Nhà xuất bản
thống kê.


9.

Đào Thị Hoa, 2015. Quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần truyền thông-Xây
dựng HJC3. Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh. Trƣờng đại học Kinh tế-Đại
học quốc gia Hà Nội .

10. Hà Văn Hội, 2007. Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp (tập 1). Hà nội: Nhà
xuất bản Bƣu điện.

9


11. Dƣơng Đại Lâm, 2012. Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Viễn thông
Bắc Giang. Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh. Học viện công nghệ Bƣu
chính Viễn thông.
12. Lê Thị Mỹ Linh, 2009. Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế. Luận án tiến sỹ kinh tế.
Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân.
13. Bùi Văn Nhơn, 2006. Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội. Hà Nội:
Nhà xuất bản tƣ pháp.
14. Phạm Thành Nghị, 2005. Đề tài KX.05.11:Nghiên cứu và đề xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa thuộc chƣơng trình KH-CN cấp nhà nƣớc KX-05
“Phát triển văn hóa, con ngƣời và nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa”. Viện Nghiên Cứu Con Ngƣời.
15.

Nguyễn Thị Thu Phƣơng, 2014. “Quản lý nhân lực tại Cokyvina”. Luận văn
thạc sỹ quản lý kinh tế. Trƣờng Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội.


16. Robert Heller, 2007. Cẩm nang quản lý hiệu quả-Phân công hiệu quả. Dịch từ
tiếng Anh. Biên dịch Dƣơng Trí Hiển và Hoàng Thái Phƣơng. Hồ Chí Minh:
Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
17. Phạm Đức Thành, 1998. Giáo trình quản trị nhân lực. Trƣờng Đại học kinh tế
quốc dân. Bộ môn quản trị nhân lực. Hà nội: Nhà xuất bản thống kê Hà Nội.
18. Nguyễn Hữu Thân, 2003. Quản trị nhân sự (tái bản lần 6). Hà Nội: Nhà xuất
bản thống kê.
19. Nguyễn Tấn Thịnh, 2008. Giáo trình quản lý nhân lực trong doanh nghiệp.
Trƣờng đại học bách khoa Hà Nội. Khoa kinh tế và quản lý. Hà Nội: Nhà xuất
bản khoa học và kỹ thuật.
20. Trần Xuân Tuấn, 2015. Quản lý nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV Thí
nghiệm điện Miền Bắc. Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế. Trƣờng đại học Kinh
tế - Đại học quốc gia Hà Nội.

10



×